You are on page 1of 35

THUỐC TẢ HẠ

MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của
thuốc tả hạ và những chú ý khi sử dụng các vị
thuốc này?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ
phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng
dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị
thuốc tả hạ đã học?
ĐỊNH NGHĨA
(Khái niệm)
Thuốc tả hạ còn gọi là thuốc xổ; là những thuốc
có tác dụng thông lợi đại tiện.
Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng,
đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng; mặt
khác do bản chất giữ nước của thuốc mà gây
hoạt tràng.
TÁC DỤNG CHUNG
- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón.
- Tả hoả giải độc: thông qua việc tả hạ để loại
trừ hoả độc, nhiệt độc còn lưu tích trong vị
tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể
được hoãn giải.
- Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo
táo bón.
- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG(CÁCH DÙNG)
• Cường độ của thuốc tả hạ có liên quan tới liều
lượng .
• Phối ngũ thuốc: Thuốc tả hạ phối hợp với
thuốc lý khí thì sức tả mạnh; nếu phối hợp với
cam thảo thì sức tả hoà hoãn hơn.
• Với liều lượng cần chú ý.
• Với những trường hợp người già dương khí
suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai phải thận
trọng.
PHÂN LOẠI
Dựa vào cường độ tác dụng để chia thành 2 loại
sau:
- Thuốc công hạ: gồm loại hàn hạ và nhiệt
hạ.
- Thuốc nhuận hạ
THUỐC HÀN HẠ
• Đặc điểm: vị đắng, tính hàn; thường quy vào
kinh đại tràng.
• Tác dụng chung: thông đại tiện, tả hoả, được
dùng trong các trường hợp thực nhiệt bí kết,
trong cơ thể thực nhiệt ngưng trệ.
• Triệu chứng: đại tiện bí táo, dẫn đến đau
bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi,
môi hồng đỏ, miệng khát, thích uống nước;
loại này được dùng khi chính khí chưa suy.
ĐẠI HOÀNG • Tên KH: Rheum
palmatum L. hoặc
Rheum officinale
Baillon. họ Rau răm-
Polygonaceae
• Tính vị : vị đắng ; tính
lạnh.
• Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị, đại tràng, can, tâm
bào.
• Công năng: Thanh
trường thông tiện, tả hoả
giải độc, trục ứ thông
kinh.
MANG TIÊU
Là thể kết tinh của sulfat
natri thiên nhiên -
Natrium Sulfuricum
Tính vị : vị mặn, đắng ;
tính lạnh.
Quy kinh: vào kinh vị,
đại tràng, tam tiêu.
Công năng: Thanh
trường thông tiện, hạ
hoả giải độc.
LÔ HỘI Tên KH: Aloe vera L.
hoặc Aloe ferox Mill.
họ Lô hội-
Asphodelaceae.
Tính vị : vị đắng ; tính
lạnh.
Quy kinh: vào kinh can,
vị, đại trường.
Công năng: Thanh can
nhiệt, thông tiện.
PHAN TẢ DIỆP • Tên KH: Phan tả diệp lá
hẹp- Cassia angustifolia
Vahl và phan tả diệp lá
nhọn- Cassia acutifolia
Delile. Họ Vang
Caesalpiniaceae
• Vị cay, đắng, tính đại
hàn. Quy kinh thận,
tâm bào.
• Công năng :Thanh
tràng thông tiện
THUỐC NHIỆT HẠ

• Đặc điểm: vị cay, tính nhiệt, quy kinh đại


trường
• Tác dụng: dùng cho các loại bí đại tiện do
thực hàn bên trong cơ thể hàn ngưng tích trệ,
nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.
BA ĐẬU CHẾ
Là hạt phơi khô của cây
Ba đậu - Croton tiglium
L. họ Thầu dầu -
Euphorbiaceae.
Tính vị : vị cay ; tính
nhiệt.
Quy kinh: vào kinh vị,
đại trường.
Công năng: Tả hàn tích,
trục đờm, hành thuỷ.
THUỐC NHUẬN HẠ

Tác dụng: Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có


khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống phân ra
ngoài.
Dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau
sinh, người già thể hư nhược, đồng thời dùng
cho những người thường xuyên bí đại tiện,
mang tính chất tập quán.
CÁCH DÙNG

Phối hợp thuốc:


- nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng
phối hợp với thuốc dưỡng âm;
- nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối
hợp với thuốc bổ huyết;
- nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp
theo thuốc hành khí.
VỪNG ĐEN
Dùng hạt lấy từ cây vừng - Sesamum indicum L.
họ Vừng - Pedaliaceae.
Tính vị : vị ngọt ; tính bình.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường.
Công năng: Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.
MẬT ONG

Là mật của mật ong gốc Á - Apis cerana


Fabricius hoặc mật của mật ong gốc Âu - Apis
mellifera Linnaeus. họ Ong mật - Apidae
Tính vị : vị ngọt ; tính bình
Quy kinh: vào kinh tâm, phế, vị, đại trường.
Công năng: Nhuận tràng, giải độc, giảm đau,
chữa ho.
CHÚT CHÍT Dùng lá và rễ cây chút
chít - Rumex wallichii
Meism. Họ Rau răm -
Polygonaceae
Tính vị : vị đắng nhẹ ;
tính hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị.
Công năng: Nhuận
tràng.
THUỐC TRỤC THỦY
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc trục
thuỷ, đặc điểm và những chú ý khi sử dụng ?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ
phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng
dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị
thuốc trục thuỷ đã học.
ĐẠI CƯƠNG
• Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc gây tả hạ rất
mạnh, sau khi dùng bệnh nhân có thể dẫn đến
đi tả, đi tiểu liên tục.
• Thuốc trục thuỷ có tính năng mạnh (đặc
điểm): vị đắng, tính hàn; đưa nước ra ngoài
qua đường đại tiện và tiểu tiện. Đa số các vị
thuốc có độc tính.
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
• Sức khỏe của bệnh nhân. Cấm dùng cho phụ
nữ có thai.
• Phối ngũ thuốc để tăng tác dụng điều trị và
giảm tác dụng phụ.
• Chú ý dùng đúng liều.
• Dùng đúng chỉ định và chống chỉ định.
• Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc.
• Chú ý bào chế để giảm độc tính.
KHIÊN NGƯU • Tên KH: Ipomoea
hederacea Jacq
(Pharbitis hederacea
Choisy). Họ Bìm bìm-
Convolvulaceae.
• Tính vị : vị đắng, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh
phế, thận, bàng quang.
• Công năng: trục thuỷ,
sát trùng.
ĐÌNH LỊCH TỬ
• Dùng hạt cây đình
lịch- họ Thập tự-
Cruciferae
• Tính vị : vị cay,
đắng, tính đại hàn.
• Quy kinh: vào kinh
phế, bàng quang.
• Công năng: Tả phế
hành thuỷ, trừ đàm
bình xuyễn
CAM TOẠI • Dùng rễ của cây cam
toại- Euphorbia kansui
Liou ined. Họ Thầu
dầu- Euphorbiaceae.
• Tính vị : vị đắng, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh tỳ,
phế, thận.
• Công năng: Trục thuỷ
tả hạ
ĐẠI KÍCH • Dùng rễ của cây hồng
nha đại kích Euphorbia
pekinensis Rupr. Họ
Thầu dầu
Euphorbiaceae
• Tính vị: vị đắng, tính
hàn, có độc.
• Quy kinh: can, thận,
tỳ.
• Công năng: trục thủy ,
tả hạ
NGUYÊN HOA • Tên thực vật: Daphne
genkwa Sieb et Zucc.
Họ Trầm Thymelaceae.
• Bộ phận dùng và chế
biến: nụ hoa hái vào
mùa xuân, phơi nắng,
nướng hoặc rán với
giấm.
• Tính vị quy kinh: vị
cay, đắng, tính nóng, có
độc. Quy kinh: Phế,
thận, đại tràng.
THƯƠNG LỤC • Tên thực vật: Phytolacca
esculenta Van Hout. Họ
Thương lục
Phytolaccaceae
• Bộ phận dùng: Rễ phơi
khô
• Tính vị quy kinh: Vị
đắng, tính hàn, có độc.
Quy kinh: tỳ, vị, đại tràng.
• Công năng, chủ trị:
Trục thuỷ hạ tả

You might also like