You are on page 1of 6

Trường Trung cấp tổng hợp TP.

HCM
Lớp: K2-YHCT
Họ và tên: Trần Công Trường
Năm sinh: 1972
Giới tính: Nam

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ MÔN ĐÔNG DƯỢC THỪA KẾ

THỜI GIAN LÀM BÀI TỪ NGÀY 13/11 ĐẾN 17H00 NGÀY 19/11/2021

 ĐỀ 03:
1. Trình bày các cách chọn Cúc hoa đạt chuẩn?
2. So sánh Sinh địa và Thục địa (bộ phận sử dụng cây, nhóm thuốc, công dụng chính,
đặc điểm vị thuốc)?
3. Trình bày các vị thuốc liên quan tới Dâu mà các anh/chị đã học (bộ phận sử dụng cây,
nhóm thuốc, công dụng chính, đặc điểm vị thuốc)?
4. So sánh Hoài sơn, Thiên hoa phấn, Cát căn, Bạch thược (bộ phận sử dụng cây, nhóm
thuốc, công dụng chính, đặc điểm vị thuốc)?
5. Phân tích đặc điểm của mật ong có nguồn gốc từ các loại hoa khác nhau và đánh giá
chất lượng của chúng? (4đ)
BÀI LÀM
1. Trình bày các cách chọn Cúc hoa đạt chuẩn:
- Chọn hoa vừa mới hé nở sẽ có hoạt chất tốt nhất
- Chọn hoa có màu sắc tươi tự nhiên, khi ngâm hoa vào trong nước không bị ra màu.
- Chọn hoa không bị héo úa, dập, bị sâu bọ
- Chọn hoa có mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu của hoa Cúc
2. So sánh Sinh địa và Thục địa:

Vị Sinh địa Thục địa


thuốc
Bộ Rễ của cây Địa hoàng Rễ củ đã chế biến theo
phận quy định của cây Địa
sử hoàng
dụng
cây:
Nhóm Thanh nhiệt lương huyết Bổ huyết
thuốc:
Công Điều trị khi nhiệt độc phạm Thuốc có tác dụng bổ
dụng dinh, huyết gây sốt cao, mặt huyết, dưỡng huyết
chính: đỏ, lưỡi đỏ sậm, nước tiểu đỏ,
mê sảng, hôn mê hoạc co giật,
có thể gây xuất huyết,…
Đặc Vị ngọt, tính hàn, quy vào Vị ngọt, tính ấm, quy vào
điểm kinh Tâm, Can, Thận kinh Tâm, Can, Thận
vị
thuốc:
3. Một số vị thuốc liên quan tới cây Dâu:
Gồm có Tang diệp (lá cây Dâu), Tang chi (cành non cây Dâu), Tang Thầm (quả chín
của cây dâu), Tang bạch bì (vỏ rễ cây Dâu), Tang ký sinh (tầm gởi trên cây Dâu),
Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây Dâu)
a. Tang diệp
Bộ phận sử dụng cây:
- Lá cây Dâu tằm.
Nhóm thuốc:
- Phát tán phong nhiệt.
Công dụng chính:
- Tán phong nhiệt, mát huyết, sáng mắt, làm thuốc sơ biểu giải nhiệt.
Đặc điểm vị thuốc:
- Vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh Can, Phế
b. Tang chi
Bộ phận sử dụng cây:
- Cành non của cây Dâu tằm.
Nhóm thuốc:
- Khử phong thấp.
Công dụng chính:
- Có tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm
đau.
Đặc điểm vị thuốc:
- Vị đắng nhạt, tính bình. Quy kinh Can, Phế
c. Tang thầm
Bộ phận sử dụng cây:
- Quả chín của cây Dâu tằm.
Nhóm thuốc:
- Bổ huyết.
Công dụng chính:
- Có tác dụng bổ gan, thận, huyết, trị tiểu đường, lao hạch.
Đặc điểm vị thuốc:
- Vị ngọt, chua, tính mát. Quy kinh Tâm, Can, Thận
d. Tang bạch bì
Bộ phận sử dụng cây:
- Vỏ rễ bỏ lớp vỏ ngoài của cây Dâu tằm.
Nhóm thuốc:
- Thanh phế chỉ khái.
Công dụng chính:
- Có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thủy, chữa ho, hạ suyễn, tiêu sưng, chữa
chứng ho lâu ngày, sốt cao, băng huyết, tăng huyết áp..
Đặc điểm vị thuốc:
- Vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Quy kinh Phế
e. Tang ký sinh
Bộ phận sử dụng cây:
- Tầm gửi trên cây Dâu tằm.
Nhóm thuốc:
- Phát tán phong thấp.
Công dụng chính:
- Giúp làm mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, an thai, lợi sữa, lợi tiểu.
Đặc điểm vị thuốc:
- Vị vị đắng, tính bình. Quy kinh Can, Thận
f. Tang phiêu tiêu
Bộ phận sử dụng cây:
- Tổ bọ ngựa trên cây Dâu tằm.
Nhóm thuốc:
- Cố tinh sáp niệu.
Công dụng chính:
- Ích thận, cố tinh, dùng với các bệnh thận hư, gây các chứng di tinh, tảo tiết.
Đặc điểm vị thuốc:
- Vị ngọt, mặn, tính bình. Quy kinh Can, Thận
4. So sánh Hoài sơn, Thiên hoa phấn, Cát căn, Bạch thược:

Vị Hoài sơn Thiên Cát căn Bạch


th hoa phấn thược
uố
c
Bộ Thân rễ cây Rễ bỏ vỏ Rễ củ cây Rễ cây
ph Hoài sơn, của cây Sắn dây Bạch
ận họ Củ nâu Qua lâu thược,
sử họ Mao
dụ lương
ng

y:
N Bổ khí Bổ âm Phát tán Bổ huyết
hó phong nhiệt
m
th
uố
c:
Cô Kiện Tỳ, bổ Sinh tân Tán nhiệt, Dưỡng
ng Phế, cố dịch, chỉ giải biểu, huyết,
dụ Thận, ích khát, tuyên độc nhu Can,
ng tinh nhuận táo thẩm thấu, hoãn
ch sinh tân trung,
ín dịch, chỉ chỉ
h: khát, giảm thống,
co giật, chỉ liễm âm,
tả thu hãn
Đặ - Vị ngọt, - Vị ngọt, - Vị ngọt, - Vị
c đắng, tính hơi đắng, cay, tính đắng,
đi ấm. tính hàn. mát. chua,
ể - Quy kinh - Quy - Quy kinh tính hơi
m Tỳ, Vị kinh Phế, Tỳ, Vị hàn.
vị Vị - Quy
th kinh
uố Can, Tỳ
c:
5. Phân tích đặc điểm của mật ong có nguồn gốc từ các loại hoa khác nhau và đánh
giá chất lượng của chúng

Hiện ở Việt Nam có rất nhiều loại mật ong tùy vào nguồn mật hoa mà ong thu về.
Thổ nhưỡng và khí hậu miền nhiệt đới đã nuôi dưỡng nhiều loài cây, hoa. Thông
thường mật ong được tạo nên từ các nguồn như hoa nhãn, hoa vải, cao su, chôm
chôm, cà phê,… mỗi loại mật ong sẽ có mùi vị, màu sắc, độ đậm đặc, công dụng khác
nhau.
Mật ong rừng là loại mật ong được thu hoạch từ tổ ong rừng của nhiều loại hoa khác
nhau trong tự nhiên gọi là mật ong đa hoa.
Mật ong nuôi là loại mật ong được thu hoạch từ một hay nhiều loại hoa khác nhau do
người nuôi di chuyển đàn ong đến vùng có hoa để chúng hút mật.
Mật ong nuôi có thể là mật ong đơn hoa hoặc đa hoa. Phổ biến là mật ong hoa bạc hà,
mật ong hoa cà phê, ong từ mật hoa chôm chôm, mật ong từ mật hoa nhãn,…
Mật ong hoa cà phê thường có màu vàng nhạt, độ ngọt ít, không gắt như mật ong
khác, độ đặc cao, rất ít thay đổi màu sắc và bị đóng đường. Mật ong hoa cà phê có vị
ngọt dịu dàng, thoảng nhẹ hoa thơm.
Mật ong hoa chôm chôm có màu hổ phách, độ ngọt rất cao, mùi vị hăng rất mạnh,
cuốn hút. Mật ong hoa chôm chôm có vị ngọt đậm đà, nồng đậm hương hoa.
Mật ong bạc hà có màu vàng xanh và trong, có mùi thơm đặc trưng của bạc hà, mật
ong không ngọt gắt mà dịu mát uống vào hết sức sảng khoái.
Mật ong hoa nhãn có mùi vị đặc trưng của hoa nhãn rất hấp dẫn, vị ngọt thanh, đầu
mùa có màu vàng cánh gián.
Về chất lượng giữa mật ong rừng: 
Mật ong rừng có thể được lấy từ nhiều loại hoa dại nên người thu hoạch không đảm
bảo được nguồn hoa và người dùng cũng không có cách nào kiểm tra được.
Về chất lượng mật ong nuôi: 
Có thể phối hợp nhiều loại mật ong nuôi đơn hoa thành mật ong nuôi đa hoa khiến giá
trị dinh dưỡng của mật ong nuôi đa hoa đôi khi còn vượt trội mật ong rừng đa hoa vì
rủi ro hoa dại, hoa độc của mật ong rừng.
Mỗi loài hoa sẽ cho loại mật ong có màu sắc, mùi vị, hương thơm đặc trưng riêng.
Chất lượng mật ong không đánh giá dựa trên nguồn mật hoa là mật ong đơn hoa hay
đa hoa. Nó phụ thuộc vào yếu tố thời điểm thu hoạch mật ong chín.
Tùy vào gu sở thích, nhu cầu mà bạn có thể chọn loại mật ong, nguồn mật ong đa hoa
hay đơn hoa khi thu hoạch chín đều có chất lượng cao như nhau, đảm bảo rõ nguồn
hoa lẫn nguồn gốc.

You might also like