You are on page 1of 40

BỘ MÔN PHƯƠNG TỄ

BÀI GIẢNG
PHƯƠNG THUỐC CỐ SÁP
MỤC TIÊU

➢ Phân loại được các phương thuốc cố sáp.

➢ Nhớ được thành phần, cách dùng, công dụng, chủ trị của mỗi phương thuốc.

➢ Giải thích được mỗi phương thuốc.

➢ Vận dụng được các phương thuốc cố sáp trong lâm sàng.
NỘI DUNG
➢ Phương thuốc cố sáp có tác dụng thu liễm cố sáp, dùng để chữa chứng
khí huyết tân dịch bị thoát hoặc thất tán.

➢ Có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các
nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra.

➢ Gốc của bệnh do chính khí hư và ngọn là khí huyết, tân dịch hoạt thoát,
thất tán.

➢ Trong điều trị cần phối hợp với thuốc ích khí vừa trị bản, vừa trị tiêu.
➢ Nếu thoát tán nặng thì phải “Cấp tắc trị tiêu” cố sáp trước rồi bổ hư bản
sau. Nếu nguyên khí đại suy, vong dương muốn thoát thì lại phải đại bổ
khí, hồi dương để cố thoát.

➢ Những vị thuốc thường dùng để cấu tạo nên các phương thuốc cố sáp
như Mẫu lệ, Long cốt, Kim anh, Khiếm thực, Liên nhục...
Cố biểu Vệ khí bất cố gây ra mồ hôi, hoặc
chỉ hãn âm hư nội nhiệt gây mồ hôi trộm

Liễm phế Phế khí hư nhược,


chỉ hãn ho nặng thì khí suyễn tự ra mồ hôi

Phương
Sáp tràng
thuốc cố thoát
Ỉa chảy, lỵ mạn tính do tỳ thận hư hàn
Cố sáp
Sáp tinh Di tinh, hoạt tinh do thận hư. Đái dầm, đái són,
chỉ di do thận khí không quản lý được bàng quang

Cố băng
Phụ nữ bị bạch đới (huyết bạch) thuộc thể tỳ hư
chỉ đới
Phần 1: Các phương thuốc Cố biểu chỉ hãn
1. Bài Ngọc bình phong tán
➢Thành phần: ➢Cách dùng:
Hoàng kỳ 360g Tán nhỏ, uống mỗi lần 8 - 12g, ngày
Bạch truật 240g uống 2 lần, cũng có thể dùng thang sắc
Phòng phong 80g uống, liều lượng theo tỷ lệ mà dùng cho
thích hợp.

➢Công dụng:
➢Chủ trị:
Ích khí, cố biểu liễm hãn.
Biểu hư, vệ dương bất cố: Tự hãn
nhiều, dễ cảm phải phong tà, sắc mặt
trắng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch phù
mà hư.
Ngọc bình phong tán

Hoàng kỳ 360g Bạch truật 240g Phòng phong 80g


❖Phân tích phương thuốc

➢Trong phương Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm có tác dụng ích khí, ngoài
thì cố biểu chỉ hãn, trong thì đại bổ tỳ phế là quân dược.

➢Bạch truật kiện tỳ ích khí, phối ngũ với Hoàng kỳ để kiện tỳ ích khí,
cố biểu liễm hãn.

➢Phòng phong giải biểu khu phong tà, hợp với Hoàng kỳ, Bạch truật
để ích khí tán tà.

➢Phòng phong lại thêm Hoàng kỳ thì đuổi được tà khí mà không hại đến
chính khí, Hoàng kỳ được thêm Phòng phong ắt cố biểu mà không lưu tà.

=> Ba vị phối hợp trong bổ có sơ, trong tán có bổ nên vừa dùng
trong trường hợp tự hãn vì vệ khí không kiên cố, vừa dùng trong trường
hợp tự hãn do biểu hư hoặc ngoại cảm vì khí hư.
➢ Gia giảm:
• Nếu ngoại cảm, biểu hư sợ gió, ra mồ hôi, mạch hoãn gia Quế chi
để giải cơ.
• Nếu mồ hôi ra nhiều gia thêm Mẫu lệ, Tang diệp, Ngũ vị tử, Ma
hoàng căn để tăng cường cố biểu, cầm mồ hôi.
• Nếu viêm mũi mạn tính hoặc do dị ứng gia Thương nhĩ tử, Bạch
chỉ để sơ phong khai khiếu.
➢ Ứng dụng lâm sàng: Viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, suy nhược
cơ thể ra nhiều mồ hôi.
Phần 2: Các phương thuốc Liễm phế chỉ hãn
1. Bài Cửu tiên tán
➢Cách dùng:
Nguyên là thuốc bột, hiện nay hay dùng
➢Thành phần:
dạng thuốc thang sắc với nước chia 2 lần
A giao12g
uống.
Anh túc xác (cù túc xác) 4g
Bối mẫu10g ➢Công dụng:
Cát cánh 4g Liễm phế chỉ khái,
Khoản đông hoa 10g ích khí dưỡng âm.
Ngũ vị tử 8g
Nhân sâm 10g
Ô mai 4g ➢Chủ trị:
Tang bạch bì 12g Ho lâu ngày không khỏi, khí suyễn, tự
hãn, mạch hư sác.
A giao12g Anh túc xác 4g Bối mẫu10g

Cát cánh 4g Khoản đông Ngũ vị tử 8g Nhân sâm 10g


hoa 10g

Ô mai 4g Tang bạch bì


12g
❖Phân tích phương thuốc

Quân Anh túc xác: Liễm phế chỉ khái

Thần Ngũ vị tử, ô mai: Liễm phế chỉ khái, tăng cường tác dụng của quân dược
Nhân sâm: Bổ ích phế khí.
A giao: Tư dưỡng phế âm

Khoản đông hoa: Giáng khí hóa đàm, chỉ khái bình suyễn.
Tang bạch bì, bối mẫu: Thanh nhiệt, hóa đàm chỉ khái.

Sứ Cát cánh: Chỉ khái hóa đàm, đưa thuốc thượng hành nhập phế.

Điểm phối ngũ chủ yếu:


- Anh túc xác phối ngũ với ô mai, ngũ vị tử tác dụng tương tu tăng tác dụng
liễm phế chỉ khái.
- Nhân sâm phối ngũ với a giao: nhân sâm bổ phế khí, a giao dưỡng phế âm,
khí âm cùng bổ, cả 2 phối hợp thu được tác dụng vừa bổ ích phế hư lại chỉ
khái suyễn.
❖ Ứng dụng phối ngũ chủ yếu

1. Phương thuốc này dùng để trị ho lâu ngày mà tổn cập tớiphếkhí
âm, thuộc phương liễm phế chỉ khái, nếu có ngoại tà gây ra khái
suyễn thì không thuộc phạm vi ứng dụng của phương tễ này.

2. Trong phương dùng anh túc xác liễm phế chỉ khái tác dụng tương
đối nổi bật, nhưng anh túc xác có độc tính, nên dùng lượng chỉ từ 6
đến 9 grammỗi lần, đến giai đoạn giữa của bệnh thì dừng, không
nên dùng kéo dài.
Phần 3: Các phương thuốc Sáp tràng cố thoát
1. Bài Chân nhân dưỡng tạng thang

➢Thành phần: ➢Cách dùng:


Anh túc xác 3,2g Tán bột, mỗi lần dùng 8g, cho vào nước sắc uống.
Bạch thược 8g
Bạch truật 8g
➢Công dụng:
Chích thảo 3,2g
Sáp trường cố thoát, ôn bổ tỳ thận.
Đẳng sâm 8g
Đương quy 4g
Kha tử bì 4g
Mộc hương 4g ➢Chủ trị:
Nhục đậu khấu 4g Tả lỵ hoạt thoát không ngừng, đau bụng, ăn kém,
Nhục quế 4g tinh thần mệt mỏi, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trì tế.
Anh túc xác 3,2g Bạch thược 8g Bạch truật 8g

Chích thảo Đẳng sâm 8g Đương quy 4g Kha tử bì 4g


3,2g

Mộc hương 4g Nhục đậu khấu Nhục quế 4g


4g
❖Phân tích phương thuốc
Quân Anh túc xác: Vị chua, sáp:Sở trường sáp trường chỉ tả
Thần Nhục đậu khấu, kha tử: Ôn trung noãn tỳ, sáp trường chỉ tả.
Tá Nhân sâm, bạch truật: Ích khí kiện tỳ.

Đương quy, bạch thược: Dưỡng huyết hòa huyết, trị lỵ chỉ thống.

Nhục quế: Ôn tỳ noãn thận, khư hàn chỉ thống.

Mộc hương: Lý khí tỉnh tỳ, bổ mà không trệ.


Sứ Chích cam thảo: Hợp với nhân sâm, bạch truật bổ trung ích khí, hợp với
bạch thược hoãn cấp chỉ thống, điều hòa các vị thuốc.
Điểm phối ngũ chủ yếu:
- Phối hợp dùng các vị thuốc bổ thận ôn tỳ (nhân sâm, bạch truật, nhục quế)
và các vị thuốc sáp trường chỉ tả (anh túc xác, nhục đậu khấu, kha tử), tiêu
bản kiêm cố, lấy chỉ tả trị tiêu làm chủ.
- Đương quy, bạch thược phối với mộc hương, vừa để bổ hư điều huyết, vừa
có thể hành khí chỉ thống, cùng điều khí huyết để trị phúc thống hạ lỵ.
❖ Ứng dụng phối ngũ chủ yếu

Trong phương dùng bạch thược vị chua để thu liễm, anh túc xác,
kha tử sáp để cố thoát, vị cam của nhân sâm, bạch truật, đương quy,
chích cam thảo để bổ hư; nhục quế, đậu khấu, mộc hương tính ôn để
dưỡng tạng. Toan sáp ôn bổ cùng dùng để trị chứng tỳ thận hư hàn,
tả lỵ hoạt thoát rất hợp lí. Nếu do thực tà gây ra tả lỵ thì không được
dùng phương thuốc này.
Phần 3: Các phương thuốc Sáp tràng cố thoát
2. Bài Tứ thần hoàn
➢Thành phần: ➢Công dụng:
Phá cố chỉ 120g Ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả.
Nhục đậu khấu 60g
Ngũ vị tử 60g
Ngô thù du 30g
➢Cách dùng: ➢Chủ trị:
Tán bột, Sinh khương 240g, Tỳ thận dương hư, ngũ canh tả, chán
Hồng táo 100 quả, nấu lấy nước, trộn ăn, đi ngoài sống phân, hoặc tiêu chảy
với bột làm hoàn to bằng hạt ngô lâu ngày không khỏi. Đau bụng, đau
đồng. Uống mỗi ngày 6 - 9g, uống lưng, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi,
lúc đói, hoặc trước ăn với nước trắng. chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng,
Có thể dùng thang sắc liều lượng mạch trầm trì vô lực.
theo tỷ lệ bài gốc mà chước giảm.
Phá cố chỉ 120g Nhục đậu khấu Ngũ vị tử 60g Ngô thù du 30g
60g
❖Phân tích phương thuốc

➢ Trong phương Phá cố chỉ vị cay đắng, tính ấm nóng, có tác dụng ôn
tỳ thận, bổ mệnh môn hoả, kiêm tán hàn tà là quân.
➢ Ngô thù du ôn tỳ vị, tán hàn thấp; Nhục đậu khấu ôn ấm tỳ thận,
sáp tràng chỉ tả; hai vị phối ngũ với Phá cố chỉ làm cho mệnh môn
hoả đầy đủ mà tỳ dương được kiện vận, là thần.
➢ Tá, sứ là Ngũ vị tử chua liễm, cố sáp; Sinh khương, Đại táo điều
bổ tỳ vị, giúp sự vận hoá. Tỳ thận ấm, đại trường bền chặt thì chứng
ngũ canh tả hết.
➢ Gia giảm:

• Nếu khí hư hạ hãm gây ỉa chảy lâu ngày, lòi dom gia Thăng ma,
Hoàng kỳ.

• Nếu lưng mỏi, chi lạnh nhiều gia Nhục quế, Phụ tử.

• Nếu bụng dưới đau gia Tiểu hồi hương, Mộc hương, Ô dược.

➢ Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm đại
tràng mạn tính, viêm ruột mạn tính, lao ruột.
Phần 4: Các phương thuốc Sáp tinh chỉ di
1. Bài Kim tỏa cố tinh hoàn
➢Thành phần: ➢Công dụng:
Sa uyển tật lê 80g Long cốt 40g Bổ thận sáp tinh.
Liên tu 80g Mẫu lệ 40g
Khiếm thực 80g

➢Cách dùng: ➢Chủ trị:


Tán bột, hồ bằng Liên nhục tán Thận hư, tinh suy tổn, di tinh, người
mịn và làm thành viên hoàn, uống mệt mỏi, vô lực, chân tay dã rời, lưng
với nước muối nhạt, ngày 1 - 2 lần, mỏi tai ù, tinh thần uể oải, lưỡi nhạt,
mỗi lần 9g. Có thể dùng dạng thang rêu trắng, mạch tế nhược.
với liều thích hợp.
Sa uyển tật lê Liên tu 80g Khiếm thực Long cốt 40g Mẫu lệ
80g 80g 40g

❖Phân tích phương thuốc

➢ Trong phương Sa uyển tật lê bổ thận sáp tinh là quân.


➢ Liên nhục, Khiếm thực cố thận sáp tinh, ích khí ninh tâm là thần.
Quân thần phối hợp với nhau để bổ sự bất túc, tăng cường sức cố
thận sáp tinh.
➢ Long cốt, Mẫu lệ, Liên tu sáp tinh chỉ di, thu liễm cố thoát đều là
tá, sứ.
=> Các vị phối hợp nên bổ được thận mà cố được tinh.
➢ Gia giảm:

• Nếu thận dương hư gia thêm Bổ cốt chi để ôn bổ thận dương.

• Nếu mộng tinh, khó ngủ, trằn trọc, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác thiên thận
âm hư gia Quy bản, Nữ trinh tử hoặc gia thêm Lục vị hoàn để bổ thận
âm.

• Nếu hư nhiệt gia Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm, giáng hoả.

➢ Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng điều trị chứng suy nhược thần kinh
có biểu hiện hoạt tinh, mộng tinh, đái dầm ở trẻ em, chức năng tình dục
suy giảm, viêm tuyến tiền liệt mạn tính, phụ nữ khí hư bạch đới.
Phần 4: Các phương thuốc Sáp tinh chỉ di
2. Bài Tang phiêu tiêu tán
➢Thành phần: ➢Công dụng:
Tang phiêu tiêu 40g Phục thần 40g Bổ tâm thận, cố tinh sáp niệu.
Viễn trí 40g Đương quy 40g
Xương bồ 40g Quy bản 40g
Đẳng sâm 40g

➢Cách dùng: ➢Chủ trị:


Quy bản tẩm giấm nướng. Tất cả Phương thuốc chủ trị các
đem tán bột, dùng Đẳng sâm làm thang, chứng tiểu tiện nhiều lần, tiểu
uống mỗi lần 8 -12g trước lúc ngủ. Có đêm, đái dầm, tiểu són không
thể dùng làm thuốc thang tỷ lệ tuỳ theo kiềm chế được hoặc di tinh, mộng
tình hình bệnh mà gia giảm. tinh do tâm thận bất túc.
Tang phiêu tiêu 40g Phục thần 40g Viễn trí 40g

Đương quy Xương bồ 40g Quy bản 40g Đẳng sâm 40g
40g
❖Phân tích phương thuốc

➢ Phương này chủ trị tâm khí bất túc, thận hư không khí hoá
được bàng quang nên đái són, đái dắt.
➢ Trong phương Tang phiêu tiêu bổ thận ích tinh, sáp niệu
là quân.
➢ Long cốt sáp thận tinh mà an tâm thần, Quy bản điều bổ
tinh tuỷ, ích âm khí mà bổ tâm thận; Đương quy tư âm ích
huyết, Nhân sâm bổ khí; Phục thần, Viễn trí, Xương bồ có
tác dụng an thần, định chí, giao thông tâm thận đều là tá, sứ.
=> Các vị thuốc cùng dùng vừa bổ thận ích tinh, sáp tinh chỉ
di, vừa bổ tâm an thần, cùng nhau điều hoà cả tâm và thận,
nên có công dụng thu liễm tốt.
➢ Gia giảm:

• Trường hợp di niệu có thể gia Phúc bồn tử, Ích trí nhân.

• Nếu là di tinh, mạch hư nhược thì gia Sơn thù, Sa uyển tật lê.

➢ Ứng dụng lâm sàng: Phương thuốc được dùng có kết quả tốt với các
chứng tiểu đêm, đái dầm, hoạt tinh, mất ngủ hay quên, tim hồi hộp do
tâm thận bất giao, suy nhược thần kinh.
Phần 4: Các phương thuốc Sáp tinh chỉ di
3. Bài Thúc tuyền hoàn

Ô dược Ích trí nhân Sơn dược


➢Cách dùng:
Tất cả tán bột mịn làm hoàn mỗi lần uống 8g,
ngày 2 lần với nước sôi để nguội hoặc nước cơm.
➢Thành phần:
➢Công dụng:
Ô dược
Ôn thận khư hàn, thúc niệu chỉ di.
Ích trí nhân
Sơn dược
(Lượng bằng nhau) ➢Chủ trị:
Chứng Bàng quang hư hàn,
đi tiểu nhiều lần, di niệu, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
❖Phân tích phương thuốc

➢ Quân: Ích trí nhân - ôn bổ tỳ thận, cố sáp thúc niệu.

➢ Thần: Ô Dược - ôn thận tán hàn để thúc niệu

→ôn sáp cùng dùng, làm tăng tác dụng cố thận sáp
niệu

➢ Tá, sứ: Sơn dược - kiện tỳ ích thận, cố sáp tinh khí.
Phần 5: Các phương thuốc Cố băng chỉ đới
1. Bài Cố xung thang

➢Thành phần: ➢Cách dùng:


Bạch thược 24g Sắc, cho bột Ngũ bội tử vào sau, uống.
Bạch truật 30g
➢Công dụng:
Hoàng kỳ 18g
Ích khí kiện tỳ, cố xung nhiếp huyết.
Long cốt 24g
Mẫu lệ 24g
➢Chủ trị:
Ngũ bội tử 1,5g
Chứng băng lậu do tỳ hư khí nhược, xung nhâm
Ô tặc cốt 12g
bất cố, băng huyết hoặc kinh nguyệt quá nhiều, màu
Sơn thù du 24g
sắc nhạt chất loãng, lưng gối mỏi yếu, lưỡi nhạt, mạch
Thiến thảo 9g
vi nhược.
Tông lữ 6g
Bạch thược 24g Bạch truật 30g Hoàng kỳ 18g Long cốt 24g

Mẫu lệ 24g Ngũ bội tử 1,5g Ô tặc cốt 12g Sơn thù du 24g

Thiến thảo 9g Tông lữ 6g


❖Phân tích phương thuốc

➢ Quân: Bạch Truật, Hoàng kỳ - bổ khí kiện tỳ, để phục hồi chứng năng
thống nhiếp.

➢ Thần: Sơn thù nhục, Bạch thược – bố ích can thận, dưỡng huyết liễm
âm.

➢ Tá: Long cốt nung, mẫu lệ nung, tông lư thán, ngũ bội tử - thu liễm, chỉ
huyết; Hải phiêu tiêu – thu sáp chỉ huyết, còn có tác dụng hóa ứ;

➢ Thiến thảo (Cỏ xuyến) – phối hợp cùng với hải phiêu tiêu dể hóa ứ chỉ
huyết, đạt được tác dụng chỉ huyết là trị tiêu, cùng nhau cố băng chỉ
huyết.
Điểm phối ngũ chủ yếu:

1.Sự phối hợp của các vị thuốc kiện tỳ ích khí (Hoàng kỳ, bạch truật) và các
vị thuốc bổ thận cố xung ( sơn thù nhục, bạch thược) vừa có thể làm cho tỳ
kiên cố, vừa có thể kiện tỳ để nhiếp huyết, lại có thể cố xung để chỉ huyết.

2. Sự phối hợp giữa các vị thuốc chỉ huyết (tông lư thán, ngũ bội tử, hải
phiêu tiêu, thiếnthảo) với các vị thuốc thu sáp (long cốt nung, mẫu lệ nung),
vừa tăng tác dụng chỉ huyết, hơn nữa trong chỉ huyết còn có thể hóa ứ, dùng
chỉ huyết mà không gây lưu ứ.
❖ Ứng dụng phối ngũ chủ yếu

Phương thuốc bao gồm các chức năng bổ khí nhiếp huyết, dưỡng
huyết liễm âm, thu liễm chỉ huyết, hóa ứ chỉ huyết, thích hợp để
điều trị chứng băng huyết do khí hư, xung mạch mất cố. Nếu bệnh
nhân có kèm triệu chứng chi lạnh, ra mồ hôi, mạch vi muốn tuyệt,
đó là những triệu chứng nguy hiểm của dương thoát cần phải gia
thêm hoàng kỳ liều cao, phối hợp cùng Sâm phụ thang để ích khí
hồi dương cứu thoát.
✓So sánh phương thuốc cùng nhóm:
Cố xung thang Quy tỳ thang
Ngoài bổ khí kiện tỳ nhiếp huyết, còn có
sự phối hợp của Sơn thù nhục,bạch thược Chú trọng bổ khí kiện tỳ nhiếp huyết, phối
để cố xung dưỡng huyết; long cốt nung, hợp với các vị thuốc dưỡng huyết an thần,
mẫu lệ nung,tông lư thán,ngũ bội tử - thu để đạt được mục tiêu tâm tỳ đồng trị, khí
liễm chỉ huyết; hải phiêu tiêu, thiếnthảo – huyết cùng bổ. Nhưng vẫn chú trọng dùng
khứ ứ chỉ huyết.Điều trị lấy bố khí cố bổ khí để sinh huyết để hồi phục chức
xung làm bản, thu sáp hóa ứ chỉhuyết là năng sinh huyết thống huyết. Phương
tiêu, cùng nhau cố băng chỉ huyết. Dùng thuốc dùng để điều trị chứng tâm tỳ khí
để điều trị băng huyết do tỳ khí hư nhược, huyết lưỡng hư tâm quý, chính xung, mất
xung mạch bất cố, kinh nguyệt quánhiều, ngủ, hay quên, người mệt mỏi, ăn kém và
kèm theo có thể thấy lượng kinh nhiều sắc chứng băng lậu, tiện huyết do tỳ không
nhạt, chất kinhloãng, tâm quý, huyễn thống nhiếp huyết.
vựng, lưỡi nhạt, mạch vi nhược,..
Hai bài thuốc đều chú trọng dùng các vị thuốc bổ khí, sau đó mới đến dùng các vị
thuốc bổ huyết kiện tỳ, để hồi phục chứng năng thống nhiếp. Dùng để điều trị băng lậu,
kinh nguyệt quá nhiều, lưỡi nhạt mạch vi nhược do tỳ khí hư, khí không nhiếp huyết.
Phần 5: Các phương thuốc Cố băng chỉ đới
1. Bài Hoàn đới thang

➢Cách dùng:
➢Thành phần:
Sắc nước uống.
Bạch truật 40g
Sơn dược 40g
Bạch thược 12 - 20g ➢Công dụng:
Nhân sâm 8 - 12g Bổ tỳ sơ can, hóa thấp chỉ đới.
Thương truật 8 - 12g
Xa tiền tử 12g
➢Chủ trị:
Cam thảo 4g
Chứng đới hạ do tỳ hư can uất, thấp trọc hạ chú.
Sài hồ 6 - 8g
Khí hư trong loãng, sắc trắng không mùi, cơ thể mệt
Trần bì 4 - 6g
mỏi uể oải, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hoãn.
Hắc giới tuệ 4 - 6g
Bạch truật 40g Sơn dược 40g Bạch thược 12 Nhân sâm 8 -
- 20g 12g

Thương truật 8 Xa tiền tử 12g Cam thảo 4g Sài hồ 6 - 8g


- 12g

Trần bì 4 - 6g Hắc giới tuệ 4 -


6g
❖Phân tích phương thuốc
➢ Quân: Bạch truật, Sơn dược – chú trọng bổ tỳ khư thấp, cố thận thúc đới,
làm đới mạch có khả năng ước thúc.
➢ Thần: Nhân sâm – bổ khí kiện tỳ, trợ quân dược bổ tỳ
Thương truật – táo thấp vận tỳ, để tăng tác dụng khư thấp hóa trọc.
Xa tiền tử - thẩm lợi thấp trọc, làm thấp khứ thì khí hư sẽ cầm.
Bạch thược – nhu can lý tỳ, ức mộc phù thổ.
➢ Quân, thần phối hợp với nhau làm tăng thêm tác dụng bổ tỳ khư thấp, ức
mộc phù thổ.
➢ Tá: Trần bì – lý khí hóa thấp, làm cho phương thuốc bổ mà không trệ.
Sài hồ, Kinh giới sao đen: Tân tán điều đạt, phối ngũ với bạch truật để
thăng thanh giáng trọc, phối ngũ với bạch thược để sơ nhu kiêm thi, cương
nhu tương tế.
➢ Sứ: Cam thảo – điều hòa các vị thuốc.
Điểm phối ngũ chủ yếu:

1. Sự kết hợp giữa các vị thuốc bổ tỳ ích khí với các vị thuốc lợi thủy thẩm
thấp, làm cho tỳ được kiện vận thì thấp sẽ lui mà khí hưđược cầm.

2.Trong các vị thuốc sơ can phối hợp cùng các vị thuốc kiện tỳ để ức mộc
bồi thổ, điều hòa can tỳ, can tỳ được điều hòa ắt sẽ thăng thanh giáng trọc
mà trừ thấp chỉ đới.

=>Tổng quan toàn phương thuốc, trong bổ có tán, trong tiêu có bổ, bồi thổ
để chế mộc, khư thấp hóa trọc, làm cho tỳ khí kiện vận, can khí điều đạt,
thanh dương đượcthăng, trọc tâm đượcgiáng, khiến cho khí hư tự cầm.
❖ Ứng dụng phối ngũ chủ yếu

Phương thuốc trọng dụng bào chế thuốc: Bạch truật, sơn dược
dùng sao,nhằm tăng cường tính phương hương tỉnh tỳ của thuốc, lại
có tác dụng thu liễm để thu sáp chỉ đới. Kinh giới sao đen cũng là
để tăng tác dụng thu liễm chỉ đới, lại có thể vào huyết phận để khư
phong thắng thấp; bạch thược,xa tiền tử dùng sao với rượu, là để trừ
bỏ tính hàn lương của nó lại tác dụng nhu can lý tỳ, thẩm lợi thủy
thấp .
Thanks for listening!

You might also like