You are on page 1of 31

PHƯƠNG THUỐC

TẢ HẠ

TS.BS.Lê Bảo Lưu


MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, phân loại và chú ý khi sử
dụng của phương thuốc Tả hạ.
2. Phân tích được thành phần, công dụng, chỉ định,
chống chỉ định của các bài thuốc trong phương thuốc Tả
hạ.
3. Giải thích được cách gia giảm của các bài thuốc trong
phương thuốc Tả hạ.
Khái niệm

【Thành phần】Chủ yếu là các vị thuốc có tác dụng tẩy


sổ hoặc nhuận trường
【Công dụng】Thông đại tiện, trừ tích trệ ở Trường
Vị, trừ thực nhiệt, trục thủy ẩm - “Pháp Hạ”。
【Chủ trị】Chứng lý thực
Phân loại

1. Hàn hạ - Công hạ tích trệ, thanh trừ thực nhiệt


— Trị chứng lý nhiệt tích trệ
— Phương thuốc đại biểu: Đại thừa khí thang
2. Ôn hạ - Trừ hàn, thông tiện
— Trị chứng lý hàn tích trệ
— PT đại biểu: Ôn Tỳ thang, Đại hoàng phụ tử thang,
Tam vật bị cấp hoàn
3. Nhuận hạ - Nhuận táo hoạt trường, hoãn hạ thông tiện
— Trị chứng tiện bí do tổn thương tân dịch ở Trường
— PT đại biểu: Ma tử nhân hoàn, Ngũ nhân hoàn
4. Trục thủy - Công trục thủy ẩm, tiêu trừ thủy tích
— Trị thủy ẩm ứ tích (lý thực chứng)
— PT đại biểu: Thập táo thang
5. Công bổ kiêm thi - Tả hạ thông tiện, phù trợ chính khí
— Trị chứng lý thực tích trệ kèm chính hư
— PT đại biểu: Tăng dịch thừa khí thang,
Hoàng long thang
Chú ý khi sử dụng

1. Nếu biểu tà chưa giải, lý thực tích trệ đã thành, trị nên trị biểu
trước lý sau hoặc song giải biểu lý, không nên đơn độc sử dụng
pháp Hạ
2. Tuổi cao sức yếu, phụ nữ mới sinh mất máu, sau khi bệnh tổn
thương tân dịch, tuy có lý thực tích trệ, nhưng nên sử dụng công bổ
kiêm thi
3. Phụ nữ có thai, hoặc trong chu kỳ kinh, cẩn thận khi dùng pháp
Hạ, để tránh tổn thương thai nhi hoặc làm kinh nguyệt ra nhiều hơn
4. Phương pháp tả hạ dễ làm tổn thương Vị khí, nên khi đạt hiệu
quả là dừng ngay, không được lạm dụng
Đại thừa khí thang
《Thương hàn luận》

【Thành phần】

Đại hoàng (rửa rượu) 12g Hậu phác (bỏ vỏ, nướng) 24g

Chỉ thực (nướng) 12g Mang tiêu 09g

Đại
hoàng
【Cách dùng】

• Sắc Hậu phác, Chỉ thực trước, rồi cho Đại hoàng vào sau. Khi
được thuốc rồi, đổ ra bát hòa Mang tiêu vào rồi uống. Sau khi
đạt kết quả, ngừng ngay không uống thuốc nữa.

【Công dụng】
• Tuấn hạ nhiệt kết.
【Chỉ định】 Chứng Dương minh phủ thực

【Cơ chế】
Nhiệt tà kết hợp phân khô ở ruột – Tiện bí kết

Nhiệt kết Trường Vị Ngực bụng bĩ mãn,


Thương hàn
Khí cơ tắc trệ trướng đau cự án
Nội Hóa Nhiệt kết thương tân - Miệng khô, họng khát, rêu khô
truyền nhiệt

Phủ Vị Táo nhiệt trọc độc đi lên - hoặc phát nhiệt, nói nhảm
Nhiệt tích nội kết – Lưỡi đỏ, rêu vàng dày khô, mạch
trầm thực

* Đặc điểm: Táo + Thực + Bĩ + Mãn


【Chống chỉ định】 Phụ nữ có thai, người già.

Hậu phác
Phân tích bài thuốc

Quân: Đại hoàng (hậu hạ) – đắng, hàn tiết nhiệt, thanh trừ Trường Vị tích trệ
Thần: Mang tiêu – mặn, hàn tả nhiệt, nhuyễn kiên nhuận táo thông đại tiện
* Hoàng, Tiêu - vừa công vừa nhu, tăng lực thanh trừ nhiệt kết cùng trị
Táo, Thực
Tá:Chỉ thực - phá khí tán kết, tiêu tích trừ bĩ
Hậu phác - hành khí tán mãn
* Chỉ, Phác phối ngũ: trợ Hoàng, Tiêu để tiêu trừ tích trệ, công hạ nhiệt kết。

•Đặc điểm phối ngũ:


· Đặc điểm tác dụng của Đại hoàng
· Đại hoàng + Mang tiêu
· Tả hạ + Hành khí, tăng cường lực tả hạ
【Chống chỉ định】

Nếu sốt cao thêm Kim ngân hoa, Liên kiều để thấu tà thanh
nhiệt.
Nếu có thấp nhiệt thêm Hoàng liên, Hoàng bá để thanh nhiệt
trừ thấp
Ứng dụng

1. Đặc điểm biện chứng:


· Phương thuốc nổi tiếng với công dụng Thanh tả nhiệt kết, hành
khí đạo trệ, để trị Nhiệt kết Dương minh, khí cơ tắc trệ, dẫn đến đại
tiện bí kết
· Triệu chứng lâm sàng: đại tiện bí kết mà có “Táo, Thực, Bĩ , Mãn”
2. Phương thuốc còn chủ trị:
· Nhiệt tích tắc kết dẫn đến Quyết nhiệt, co giật hoặc điên cuồng
3. YHHĐ:
· Tắc ruột, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa cấp
thuộc thực nhiệt, tích trệ tắc kết.
4. Phụ phương
5. So sánh

Đại
hoàng
Ôn tỳ thang
《Bị cấp thiên kim yếu phương》

【Thành phần】
Đại hoàng 15g Nhân sâm 06g Cam thảo 06g
Can khương 09g Phụ tử chế 06g Đương quy 09g
Mang tiêu 06g

[Cách dùng]
06 vị sắc trước, cho Đại hoàng vào
sau cùng, chia 3 lần trong ngày, uống
nóng.
[Công dụng]
Ôn bổ Tỳ dương, trừ hàn thông tiện.

【Chỉ định】Chứng Tỳ dương bất túc, hàn tích tắc trệ

【Cơ chế】

Tỳ dương bất túc Mất chức năng dẫn truyền – Tiện kết, rêu trắng,
mạch trầm huyền
Hàn tà tích trệ, Khí cơ tắc trở - Đau bụng, đau quặn dưới rốn,
không ngừng xoa rốn
tắc trở ở Trường Dương khí không đến – Thích ôn (gặp ôn thì giảm),
tay chân không ấm
[Chú ý]
Tiện bí do âm hư hoặc nhiệt kết cần cẩn Thận khi sử dụng.
Phân tích bài thuốc

Quân: Phụ tử - Ôn tráng Tỳ dương


— Ôn tán hàn ngưng, để tuyên thông hàn tích
Đại hoàng – Thông tiện trừ tích
· Phụ, Hoàng phối ngũ, để Ôn chế Hàn, ôn Tỳ dương, hạ lãnh tích
Thần: Mang tiêu - Nhuyễn kiên, trợ Đại hoàng trừ tích
Can khương - Trợ Phụ tử ôn Tỳ dương để tán hàn ngưng
Tá: Đương quy - Dưỡng huyết, nhuận táo
Nhân sâm - Bổ Tỳ ích khí, tránh Đại hoàng tả hạ thương Tỳ
Sứ: Cam thảo - Điều hòa các vị thuốc
* Đặc điểm phối ngũ:
· Đặc điểm công dụng của Đại hoàng
· Phụ tử + Đại hoàng
Ứng dụng

1. Đặc điểm biện chứng: Tiện bí, đau bụng, tay chân không ấm, mạch
trầm huyền
2. Gia giảm:
+ Nếu có nôn mửa gia thêm Bán hạ, Sa nhân để hòa Vị giáng nghịch.
+ Nếu đau bụng gia thêm Nhục quế, Mộc hương để ôn trung chỉ
thống.
+ Nếu có hoàng đản gia Nhân trần, Chi tử để thanh nhiệt lợi đởm.
3. YHHĐ:
· Báng bụng do xơ gan, đau bụng do giun đũa, tắc môn vị thuộc Tỳ
dương hư, lãnh tích nội kết
Ma tử nhân hoàn《Thương hàn luận》

【Thành phần】

Ma tử nhân 20g Chỉ thực (nướng) 09g


Bạch thược 09g Hậu phác (nướng, bỏ vỏ) 09g
Mật ong Đại hoàng (bỏ vỏ) 12g
Hạnh nhân (bỏ đầu nhọn, nghiền nát) 10g
【Công dụng】Nhuận táo thông tiện

【Chỉ định】Chứng tiện bí do Vị trường táo nhiệt

[Cơ chế]

Vị có táo nhiệt, Tỳ tân bất túc ( Vị cường Tỳ nhược)

Rối loạn vận chuyển, phân bố Tân dịch

Tiện khô kết Tiểu nhiều

【Chú ý】Phụ nữ có thai cần cẩn Thận khi sử dụng.


Phân tích bài thuốc

Quân: Ma tử nhân - Tư Tỳ nhuận táo, hoạt trường thông tiện


Thần: Đại hoàng - Thông tiện tiết nhiệt
Hạnh nhân - Giáng Phế khí, nhuận trường
Bạch thược - Dưỡng âm trợ nhuận hạ
Tá: Chỉ thực hành khí phá kết tiêu trệ
Hậu phác
Sứ: Mật ong - Nhuận táo thông trường, điều hòa các vị thuốc
* Đặc điểm phối ngũ:
· Tiểu thừa khí thang + Ma, Hạnh, Thược, mật ong
Ứng dụng

1. Đặc điểm biện chứng:


· Tiện khô kết, ngực bụng bĩ trướng, lưỡi đỏ, rêu vàng khô
2. Gia giảm:
· Kiêm huyết hư + Thục địa, Đương quy
· Khí hư + Nhân sâm, Bạch truật, hoàng kỳ
· Tiện huyết + Hoa hòe
3. YHHĐ:
· Người hư nhược, tiện táo do trĩ, tiện táo ở người già, tiện
táo do thói quen thuộc Vị trường táo nhiệt, tân dịch bất túc
Thập táo thang《Thương hàn luận》

【Thành phần】

Nguyên hoa Cam toại Đại kích Đại táo 10 quả

Cam
toại
Chỉ định
【Chú ý】 Phương thuốc lực trục thủy mãnh liệt, chỉ
dùng tức thời, không được uống lâu. Không phối ngũ
với Cam thảo.
【Chống chỉ định】 Phụ nữ có thai,
[Cơ chế]
1. Chứng huyền ẩm
Bức Phế ở trên – Ho đàm dãi, thở ngắn, nặng thì nằm
không yên
Thủy ẩm nội đình, Ẩm đình sườn ngực đau lan xuống sườn, dưới tâm
Tà khí hưng thịnh Khí cơ tắc trệ nặng tức
Phạm Vị, Vị khí thượng nghịch – nôn khan
Lên nhiễu thanh dương - Đau đầu, hoa mắt
Thủy ẩm nội kết – Rêu trơn, mạch trầm huyền
2. Chứng phù thũng
· Phù toàn thân, nặng ở nửa thân dưới, bụng trướng mãn, tiểu tiện
không thông
Phân tích bài thuốc

* Quân: Cam toại - chuyên công trục thủy thấp đàm ẩm ở kinh mạch
Đại kích - chuyên tả thủy thấp đàm ẩm ở tạng phủ
Nguyên hoa - chuyên tiêu phục ẩm đàm tích ở ngực sườn
* Toại, Kích, Nguyên tương tu: sức Tả thủy trục ẩm mạnh, để trừ
tích tụ, tiêu thũng mãn.
* Tá, Sứ: Đại táo - Ích khí hộ Vị
— Hoãn hòa độc tính, tính mãnh liệt của các vị thuốc,
khiến Hạ không thương chính
* Đặc điểm phối ngũ: · Thuốc trục thủy + Đại táo
· Đặc điểm tác dụng phối ngũ của Đại táo
Ứng dụng

1. Đặc điểm biện chứng:


· Ho đờm dãi, đau lan xuống ngực sườn hoặc thủy thũng bụng
trướng, tiểu tiện không thông, mạch trầm huyền
2. YHHĐ:
· Viêm màng phổi, xơ gan, viêm thận mãn dẫn đến tràn dịch màng
phổi, cổ trướng hoặc phù toàn thân thuộc thủy ẩm nội kết, chính tà
đều thịnh
Hoàng long thang《Thương hàn lục thư》

【Thành phần】
Đại hoàng 09g Mang tiêu 06g Chỉ thực 09g
Hậu phác 09g Cam thảo 03g Đương quy 06g
Nhân sâm 09g Sinh khương 03 lát
Đại táo 03 quả Cát cánh 03g

[Cách dùng] Sắc uống, ngày chia 2


lần, uống nóng trước bữa ăn.
Nhân
[Công dụng]
sâm Tả nhiệt thông tiện, ích khí dưỡng huyết.
【Chỉ định】Chứng nhiệt kết Dương minh, khí huyết bất túc

[Cơ chế]
Nhiệt kết Trường vị Đại tiện bí kết, ngực bụng trướng mãn, sốt
Phủ khí không thông miệng khát, rêu vàng khô
Nhiệt kết bàng lưu – đi cầu toàn nước
Nhiệt tà thiêu đốt nói sảng, mê loạn, chi quyết,
Thần suy khí thoát mệt mỏi, thở ngắn, mạch hư

【Chống chỉ định】Phụ nữ có thai

Đại
hoàng
Phân tích bài thuốc

Quân: Đại hoàng - tả nhiệt thông tiện, tẩy rửa Trường vị


Thần: Mang tiêu - nhuyễn kiên tán kết, nhuận trường thông tiện
Tá: Chỉ thực, Hậu phác - hành khí tán kết, trừ tích trệ
Nhân sâm, Đương quy - Ích khí dưỡng huyết
Cát cánh – Tuyên Phế, lợi Đại trường
Tá, sứ: Sinh khương, Đại táo, Cam thảo - điều hòa các vị thuốc

* Đặc điểm phối ngũ:

· Thuốc Tả nhiệt thông tiện + Thuốc Ích khí dưỡng huyết, công bổ
kiêm thi
Ứng dụng

1. Đặc điểm biện chứng:


· Tiện bí kết hoặc đi cầu toàn nước, đau bụng cự án, sốt, miệng khát,
mệt mỏi, thở ngắn, rêu vàng khô, mạch hư sác
2. Gia giảm:
· Người già khí huyết hư bỏ Mang tiêu
· Mất nhiều tân dịch + Huyền sâm, Sinh địa
3. YHHĐ:
· Viêm não do virut, Thương hàn, Phó thương hàn thuộc Dương minh
phủ thực, kiêm khí huyết bất túc
4. So sánh: Đại thừa khí thang &Hoàng long thang
Cảm ơn!!!

You might also like