You are on page 1of 979

ĐÔNG DƯỢC

VŨ CAO ĐIỀN
YCOTRUYEN.COM - HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
STT Tên vị thuốc Bộ phận dùng Tính vị quy kinh Công năng riêng Nhóm
Cay, ngọt - Ấm
1 Quế chi Cành nhỏ Ôn kinh, thông dương
Phế, tâm, bàng quang
2 Gừng tươi Thân rễ Cay - Ấm - Phế, tỳ, vị, thận Ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc
3 Tía tô (tử tô) Hạt (tô tử) Cay – Ấm – Phế, tỳ Phát tán phong hàn, lý khí Phát tán
4 Kinh giới Lá, ngọn có hoa Cay – Ấm – Phế, can tán ứ chỉ huyết phong
5 Bạch chỉ Rễ Cay – Ấm – Phế, vị, đại tràng Chỉ thống, tiêu viêm hàn
Toàn thân bỏ rễ và Tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ,
6 Ma hoàng Cay – Ấm – Phế, bàng quang
đốt tiêu thũng
7 Tế tân Toàn thân cả rễ Cay – Ấm – Thận, phế, tâm Thông kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho
8 Cát căn Rễ Ngọt, cay – Lương – Tỳ, vị Sinh tân dịch chỉ khát
Toàn thân trên mặt
9 Bạc hà Cay – Mát – Phế, can Trừ phong giảm đau
đất
10 Tang diệp Lá Ngọt, đắng – Hàn – Phế, can, thận. Lương huyết, nhuận phế.
Đắng, cay – Hơi hàn – Phế, can,
11 Cúc hoa Hoa Giải độc, giáng áp. Phát tán
thận
phong
Đắng, cay – Hơi hàn – Can, phế,
12 Mạn kinh tử Quả chín Lợi niệu, thông kinh hoạt lạc. nhiệt
bàng quang.
Đắng - Hàn – Can, đởm, tâm bào,
13 Sài hồ (Bắc) Rễ Thư can, thăng dương.
tam tiêu
Thăng ma Ngọt, cay, hơi đắng – Hàn
14 Rễ Giải độc, thăng dương.
Phế, vị, đại tràng
Toàn thân trên mặt
15 Hy thiêm Đắng – Hàn – Can, thận. Lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc
đất
Cành dâu non
16 Tang chi Đắng – Bình – Phế, thận. Lợi gân cốt.
(<1cm)
17 Tang ký sinh Toàn thân Đắng – Bình – Can, thận Bổ thận, an thai.
Đắng, cay, hơi ngọt - Ấm.
18 Thiên niên kiện Rễ Bổ thận, mạnh gân cốt.
Can, thận
19 Thổ phục linh Thân rễ Ngọt, nhạt – Bình – Can, thận, vị. Lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.
Phát tán
Phát tán phong hàn, giải độc, giải
20 Ké đầu ngựa Quả chín Đắng, cay - Ấm – Phế, thận, tỳ. phong
dị ứng.
thấp
21 Ngũ gia bì Vỏ thân Cay - Ấm – Can, thận. Mạnh gân xương.
Cay, đắng - Ấm
22 Khương hoạt Rễ cây Phát tán phong hàn, giảm đau.
Bàng quang, can, thận.
Đắng, cay - Ấm.
23 Độc hoạt Rễ cây Phát tán phong hàn.
Bàng quang, can, thận.
24 Uy linh tiên Rễ cây Cay, mặn - Ấm – Bàng quang. Thông kinh hoạt lạc.
25 Mộc qua Quả chín Chua, chát - Ấm – Can, tỳ, thận. Trừ thấp.
26 Phòng phong Rễ Cay, ngọt - Ấm – Bàng quang, can. Phát tán giải biểu.
27 Thạch cao Ngọt, cay - Đại hàn – Phế, vị. Trừ phiền chỉ khát.
28 Chi tử Quả chín Đắng – Hàn – Can, phế, vị. Lương huyết, lợi niệu
Lá non hoặc búp
29 Trúc diệp Cay đạm – Hàn – Tâm, phế, vị. Trừ phiền. Thanh
tre
nhiệt tả
30 Hạ khô thảo Hoa và quả Đắng cay – Hàn – Can, đởm. Hoạt huyết, lợi niệu.
hỏa
Thảo quyết
31 Hạt Mặn – Bình – Can, thận. Bình can, nhuận tràng.
minh
32 Tri mẫu Thân rễ Đắng – Hàn – Phế, vị, thận Tư âm, nhuận trường
Ngọt, đắng – Hàn – Tâm, can, thận,
33 Sinh địa Thân rễ (củ) Giải độc, điều kinh, an thai.
tiểu trường
Ngọt – Hàn – Phế, can, thận, tam Thanh
34 Địa cốt bì Vỏ rễ Thanh phế, dưỡng âm nhiệt
tiêu
lương
35 Huyền sâm Rễ (củ) Đắng, mặn – Hàn – Phế, thận. Giải độc, nhiễn kiên
huyết
36 Bạch mao căn Thân rễ Ngọt – Hàn – Phế, vị Lợi niệu
37 Mẫu đơn bì Vỏ rễ Cay, đắng – Hàn – Tâm, can, thận Hoạt huyết
38 Kim ngân Nụ hoặc cành lá Ngọt – Hàn - Phế, vị, tâm, tỳ Táo thấp Thanh
39 Bồ công anh Lá Đắng, ngọt - Hàn - Can, vị Táo thấp, lợi niệu nhiệt giải
40 Xạ can Rễ Đắng - Hàn - Can, phế Lợi niệu độc

1
41 Sài đất Toàn thân Đắng - Mát - Can, phế, thận Thanh nhiệt giải độc
Cay - Hàn - Phế.
42 Ngư tinh thảo Toàn thân Táo thấp
Hơi có độc (làm phồng da)
43 Mỏ quạ Lá, rễ Chữa thương phần mềm.
Quả chín hoặc Đắng - Hàn - Đởm, đại tràng, tam
44 Liên kiều Táo thấp
xanh tiêu
45 Sâm đại hành Củ Ngọt, nhạt - Mát - Phế, can, thận Bổ huyết
Đắng - Hàn - Tâm, can, đởm, tiểu
46 Hoàng liên Rễ Giải độc
trường
Hạt khổ sâm ép hết
47 Nha đảm tử Chữa lị amip và chữa sốt rét
dầu
Đắng - Hơi hàn (bình) - Can, đởm,
48 Nhân trần Toàn thân Phát hãn, lợi tiểu
bàng quang
Thanh
49 Cỏ sữa lá to Toàn thân Đắng - Mát - Phế, đại trường Giải độc
nhiệt táo
50 Rau sam Toàn thân Chua - Hàn - Tâm, can, tỳ Giải độc, nhuận tràng
thấp
Khổ sâm
51 Lá Đắng - Hàn - Tâm, tỳ, thận Giải độc
(cho lá)
Đắng - Hàn - Tâm, phế, can, đởm,
52 Hoàng cầm Rễ Giải độc, an thai
đại tràng
Đắng - Hàn - Thận, bàng quang, đại
53 Hoàng bá Vỏ thân Giải độc, trừ phong thấp
trường
Lá sen
54 Lá Đắng - Bình - Can, tỳ, vị Thăng phát tỳ dương
(hà diệp)
Tây qua
55 Nước ép Ngọt - Hàn - Tâm, vị Sinh tân, lợi niệu Thanh
(dưa hấu)
nhiệt giải
Phát hãn giải biểu, lợi niệu, điều
56 Hương nhu Toàn cây Cay - Ôn - Phế, vị thử
hoà tỳ vị
57 Hoắc hương Toàn cây Cay - Ôn - Phế, vị Hành khí
58 Bạch biển đậu Hạt quả chín Ngọt - Ôn - Tỳ, vị Kiện tỳ, hoá thấp, sinh tân dịch
Thân rễ cạo sạch Ngọt, mặn - Hàn - Can, thận, bàng
59 Trạch tả Thanh thấp nhiệt.
vỏ quang.
Ngọt – Hàn - Can, thận, tiểu trường
60 Xa tiền Hạt chín Thanh phế, can nhiệt.
và bàng quang.
61 Y dĩ Nhân hạt Ngọt, nhạt - Hơi hàn - Tỳ, vị, phế Kiện tỳ hoá thấp.
62 Tỳ giải Thân rễ Đắng - Bình - Can, vị. Lợi thấp hoá trọc, giải độc .
Lợi thủy
63 Kim tiền thảo Thân trên mặt đất Hơi mặn – Bình - Can, đởm, thận. Lợi niệu thông lâm.
thẩm thấp
64 Thông thảo Lõi xốp Ngọt, nhạt – Hàn - Phế, vị Thanh thấp nhiệt, lợi sữa.
Đắng - Hàn - Tâm, phế, tiểu trường
65 Mộc thông Thân leo Thanh tâm hoả, trị thấp nhiệt.
và bàng quang
Ngọt, nhạt – Bình - Tâm, phế, thận,
66 Phục linh Nấm rễ cây thông Kiện tỳ và định tâm.
tỳ và vị.
67 Râu ngô Vòi và núm hoa Ngọt – Bình - Can, thận . Lợi niệu, lợi mật.
Đắng – Hàn - Phế, thận, bàng
68 Khiên ngưu Hạt cây bìm bìm Trục thuỷ, sát trùng.
quang Trục thủy
69 Cam toại Rễ cây cam toại Đắng – Hàn - Tỳ, phế, thận. Trục thuỷ tả hạ.
70 Can khương Rễ gừng khô Cay - Ôn - Tâm, phế, tỳ, vị Ôn trung trừ hàn.
71 Xuyên tiêu Quả hoặc hạt Cay - Ôn, có độc - Phế, tỳ, thận Trục thấp trợ hoả, tẩy giun.
72 Thảo quả Quả chín Cay - Ôn - Tỳ, vị Trừ đàm, chữa sốt rét
73 Ngải cứu Lá phơi khô Đắng - Ôn - Can, tỳ, thận Điều kinh an thai, cầm máu
74 Tiểu hồi Quả chín phơi khô Cay - Ôn - Can, thận, tỳ, vị Chỉ thống, kiện tỳ, khai vị Ôn trung
75 Đại hồi Quả chín phơi khô Cay - Ôn - Tỳ, vị, can, thận Ôn trung trừ hàn trừ hàn
76 Riềng Thân rễ Cay - Ôn - Tỳ vị Giảm đau, tiêu thực
Cay đắng - Ôn, hơi có độc - Tỳ vị,
77 Ngô thù du Quả chín Chỉ thống
can, thận
78 Đinh hương Nụ hoa Cay - Ôn - Phế, thận, tỳ, vị Phá khí giáng nghịch
Cay, ngọt - Đại nhiệt, có độc - 12 Hồi
79 Phụ tử Củ con chế Bổ thận dương, trừ phong hàn thấp
kinh dương
Vỏ thân cây > 5 Cay, ngọt - Đại nhiệt, hơi có độc Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích cứu
80 Quế nhục
tuổi Can, thận thích tiêu hoá nghịch
Cành có gai móc Bình can
81 Câu đằng Ngọt - Hàn - Can, tâm bào Giải độc
câu tức phong

2
Cả con khô bỏ đầu
82 Ngô công Cay - Ôn, có độc - Can Phá huyết, giải độc của rắn
đuôi
Toàn con hoặc
83 Toàn yết Mặn cay - Bình, có độc - Can Giải độc
đuôi
Con tằm bị bệnh
84 Cương tằm Cay mặn - Bình - Tâm, can, tỳ, phế Hoá đàm, tán kết
chết
Giải độc, tán phong nhiệt, tuyên
85 Thuyền thoái Xác lột con ve Mặn ngọt - Hàn - Can, phế
phế
86 Bạch tật lê Quả chín phơi khô Đắng - Ôn - Can, phế Hành huyết, giải độc
87 Thiên ma Rễ cây thiên ma Cay - Bình - Can Bình can trấn kinh
88 Táo nhân Hạt cây táo Ngọt - Bình - Tâm, can, tỳ, đởm Sinh tân chỉ hãn
Nhân hạt cây trắc
89 Bá tử nhân Ngọt - Bình - Tâm, tỳ Chỉ hãn, nhuận tràng
bách diệp
90 Viễn trí Rễ bỏ lõi Đắng, cay - Ấm - Tâm, thận Hoá đàm Dưỡng
91 Lạc tiên Toàn thân Ngọt, nhạt - Bình - Tâm, thận Dưỡng tâm an thần tâm an
92 Vông nem Lá Đắng - Bình - Can, thận An thần gây ngủ thần
93 Long nhãn Cùi quả nhãn Ngọt - Bình - Tâm, tỳ Dưỡng huyết, ích trí an thần
94 Tâm sen Chồi mầm Đắng - Hàn - Tâm, thận Chỉ huyết, sáp tinh
95 Ngải tượng Củ thái mỏng Đắng, hơi ngọt - Mát - Tâm, phế Trấn kinh an thần
Chu sa - thần Chủ yếu là HgS Yên hồn phách, định kinh giản,
96 Ngọt - Hơi hàn - Tâm Trọng
sa thiên nhiên giải độc
trấn an
Mặn, chát - Bình (hơi hàn) Tư âm, cố sáp, tiềm dương, an
97 Mẫu lệ Vỏ hầu thần
Can, đởm, thận thần, hoá đàm, nhiễn kiên
98 Trúc nhự Lớp vỏ giữa Ngọt - Hơi hàn - Phế, can, vị. Thanh vị cầm nôn.
99 Qua lâu Hạt Ngọt – Hàn - Phế, vị, đại trường. Nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.
100 Bối mẫu Tép dò khô Đắng – Hàn - Tâm, phế. Thanh táo nhuận phế, tán kết Hóa đàm
101 Bán hạ Thân rễ Cay - Ấm, có độc - Tỳ, vị. Tiêu viêm, tán kết. (Ôn hóa
Hạt chín cây cải hàn đàm
102 Bạch giới tử Cay - Ấm - Phế. Tiêu viêm, chỉ thống.
trắng + thanh
Cay, mặn - Ấm, ít độc - Phế và đại hóa nhiệt
103 Quả bồ kết Quả Trừ mủ, tán kết. đàm)
tràng
Tăng trí nhớ, tán phong, khoan
104 Thuỷ xương bồ Thân rễ Tân - Ôn - Tâm, can, tỳ.
trung khứ thấp, giải độc, sát trùng.
Bình suyễn, nhuận tràng, thông
105 Hạnh nhân Hạt quả mơ Đắng - Hơi ấm - Phế, đại trường.
tiện.
106 La bặc tử Hạt củ cải chín Cay, ngọt – Bình - Phế, tỳ, vị. Tiêu thực trừ trướng. Chỉ khái
107 Bách bộ Rễ phơi sấy khô Ngọt, đắng - Hơi ấm - Phế. Nhuận phế chỉ khái, sát trùng. (ôn phế
Ngọt, đắng, sáp - Bình, có độc. Phế, Bình xuyễn hoá đàm, thu sáp chỉ chỉ khái +
108 Bạch quả Hạt già phơi khô
vị. đới thanh phế
109 Cát cánh Rễ phơi sấy khô Đắng, cay - Hơi ấm - Phế. Ôn phế tán hàn, trừ đàm, trừ mủ. chỉ khái)
Rễ đã cạo lớp vỏ và bình
110 Tang bạch bì Ngọt – Hàn – Phế. Lợi thuỷ tiêu thũng
ngoài suyễn
111 Tỳ bà diệp Lá phơi sấy khô Đắng - Hơi hàn (bình) - Phế, vị. Giáng nghịch, trừ nôn.
112 Húng chanh
5 vị trong đó vị chua là chính - Ấm Cố biểu
113 Ngũ vị tử Quả chín Ích khí, sinh tân, bổ thận, an thần.
- Phế, tâm, thận. liễm hãn
114 Kim anh Quả chín Chua, chát – Bình - Tỳ, phế, thận. Cầm ỉa chảy.
Tổ bọ ngựa trên
115 Tang phiêu tiêu Ngọt, mặn – Bình - Can, thận. Cố tinh, sáp niệu.
cây dâu
Bổ tỳ, trừ thấp, ngừng tiêu chảy,
116 Khiếm thực Hạt quả chín Ngọt, chát – Bình - Tỳ, thận. Cố tinh
ngừng đới hạ.
sáp niệu
Màng mỏng quả
117 Liên nhục Ngọt, chát – Bình - Tâm, tỳ, thận. Bổ tỳ, dưỡng tâm an thần.
già (bỏ vỏ, tâm)
Quả chín phơi sấy
118 Sơn thù du Chua, chát - Ấm - Can, thận. Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.
khô
Chế phẩm từ quả
119 Ô mai Chua, chát - Ấm - Can, tỳ, phế. Chỉ ho, sinh tân, giảm đau.

Sáp
Quả chín phơi sấy Đắng, chua, sáp - Bình
120 Kha tử Liễm phế, thông lợi yết hầu. trường
khô Phế, đại trường.
chỉ tả
Tổ ấu trùng sâu Chua, chát, mặn - Bình Liễm hãn, chỉ huyết, liễm sang,
121 Ngũ bội tử
NBT khô Phế, thận, đại trường. giải độc.

3
122 Sơn tra Quả chín Chua, ngọt - Hơi ấm - Tỳ, vị, can. Tiêu thực tích, hành ứ, hoá đàm.
Màng trong mề gà Ngọt - Bình.
123 Kê nội kim Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.
phơi khô Tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.
124 Mạch nha Quả chín nảy mầm Mặn – Bình - Tỳ, vị. Tiêu thực hoá tích, làm mất sữa.
Tiêu hóa
Mầm hạt thóc tẻ đã
125 Cốc nha Ngọt - Ấm - Tỳ, vị. Tiêu thực hoá tích, khai vị.
phơi khô
Chế phẩm thuốc + Tiêu thực, hoà vị, hành khí, kiện
126 Thần khúc Cay, ngọt - Ấm - Tỳ, vị.
bột mỳ tỳ, phát biểu, hoà lý.
Đắng - Lạnh. Tả nhiệt thông trường, lương
127 Đại hoàng Thân rễ đã cạo vỏ
Tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào. huyết, giải độc, trục ứ thông kinh.
Thuốc
Thể kết tinh của Mặn, đắng - Lạnh. Thanh trường thông tiện, hạ hoả
128 Mang tiêu công hạ
sulfat natri TN Vị, đại tràng, tam tiêu. giải độc.
(hàn hạ)
Dịch cô đặc và sấy
129 Lô hội Đắng - Lạnh - Can, vị, đại trường. Thanh can nhiệt, thông tiện.
khô của lá
130 Ma nhân Hạt cây vừng Ngọt – Bình - Tỳ, vị, đại trường. Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.
Mật của mật ong Ngọt – Bình - Tâm, phế, vị, đại Nhuận tràng, giải độc, giảm đau, Thuốc
131 Mật ong
gốc Á trường. chữa ho. nhuận hạ
132 Chút chít Rễ, lá chút chít Đắng nhẹ - Hàn - Tỳ, vị. Nhuận tràng.
Thân rễ bỏ rễ con Cay, hơi đắng, hơi ngọt - Bình
133 Hương phụ Điều kinh, giảm đau.
và lông (hoặc ấm) - Can, tỳ, tam tiêu.
Quả gần chín bóc Thuốc
134 Sa nhân Cay - Ấm - Tỳ, vị, thận. Lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực.
vỏ hành khí
Vỏ một số cây họ giải uất
135 Trần bì Đắng, cay - Ấm - Phế, tỳ Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.
Cam
136 Mộc hương Rễ phơi sấy khô Cay, đắng - Ấm - Phế, can, tỳ. Chỉ thống, kiện tỳ.
Chỉ thực - Chỉ Quả non/Già đã
137 Đắng – Hàn - Tỳ, vị. Hoá đàm, tán bĩ. Thuốc
xác phơi khô
phá khí
Đắng, cay - Ấm
138 Hậu phác Vỏ cây hậu phác Táo thấp, tiêu đàm giáng
Tỳ, vị, phế, đại trường.
nghịch
139 Thị đế Tai hồng Đắng, chát – Bình - Tỳ, vị. Giáng nghịch, hạ khí.
140 Đan sâm Rễ phơi sấy khô Đắng - Hơi lạnh - Tâm, can. Điều kinh, thanh nhiệt
141 Xuyên khung Thân rễ phơi khô Cay - Ấm - Can, đởm, tâm bào. Hành khí, trừ phong, giảm đau.
Toàn thân trên mặt Cay, hơi đắng – Mát
142 Ích mẫu Điều kinh.
đất Can, tâm bào
143 Ngưu tất Rễ Đắng, chua – Bình - Can, thận. Bổ can thận, mạnh gân cốt. Thuốc
Đắng, ngọt – Bình - Tâm, can, đại Trừ đàm, nhuận tràng, thông đại hoạt
144 Đào nhân Nhân hạt quả đào
tràng. tiện. huyết
Vảy phơi khô của
145 Xuyên sơn giáp Mặn – Hàn - Can, vị. Thông kinh, tan ung nhọt, lợi sữa.
con tê tê
146 Hồng hoa Hoa phơi sấy khô Cay - Ấm - Tâm, can. Thông kinh, tán ứ, chỉ thống
147 Kê huyết đằng Thân leo Đắng, hơi ngọt - Ấm - Can, thận. Hoạt huyết, thông kinh lạc.
Hành khí, chỉ thống,
148 Nghệ vàng Thân rễ phơi khô Cay, đắng - Ấm - Tâm, can, tỳ.
Thông kinh, tiêu mủ, lên da non. Thuốc
149 Nga truật Thân rễ phơi khô Đắng, cay - Ấm - Can, tỳ Hành khí, chỉ thống, tiêu tích. phá huyết
150 Tô mộc Gỗ lõi Ngọt, mặn – Bình - Can, tỳ Phá huyết thông kinh.
151 Tam thất Rễ (củ) Ngọt đắng - Ấm - Can vị Chỉ thống
Tóc người đốt Đắng - Bình (hơi ấm) - Tâm can Thuốc
152 Huyết dư Hoạt huyết
thành than thận khứ ứ chỉ
Ngó sen (ngẫu Thân rễ cây hoa huyết
153 Đắng chát - Bình - Tâm can vị Khứ ứ chỉ huyết
tiết) sen
Đắng sáp - Hàn - Phế can đại Thuốc
154 Trắc bách diệp Cành Táo thấp, lợi tiểu
trường thanh
155 Hoè hoa Nụ hoa hòe Đắng - Hàn - Can đại trường Giải độc nhiệt chỉ
156 Cỏ nhọ nồi Toàn cây Ngọt chua - Mát – Can, thận Giải độc, bổ thận huyết
Mai con mực còn Chỉ huyết
157 Ô tặc cốt Mặn - Ấm - Can thận Cố sáp giải độc
nguyên vẹn do tỳ hư
158 ` Sa sâm Rễ nhiều cây Đắng ngọt - Hơi hàn - Phế Thanh phế, tả hoả, chỉ khát
Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, Thuốc bổ
159 Mạch môn Củ bỏ lõi Ngọt đắng - Hơi hàn - Phế, vị
sinh tân âm (tư
160 Thiên môn Củ bỏ lõi Ngọt đắng - Đại hàn - Phế, thận Thanh tâm nhiệt, giáng phế hoả âm)
161 Kỷ tử Quả chín đỏ Ngọt - Bình - Phế, can, thận Bổ can thận, nhuận phế

4
Ngọt mặn - Hàn - Tâm, thận, can,
162 Quy bản Yếm con rù đen Bổ huyết
tỳ
163 Miết giáp Mai con ba ba Mặn - Hàn - Can, tỳ, phế Phá ứ tán kết
Thân nhiều loại ph. Ngọt nhạt - Hơi hàn (Bình) - Phế,
164 Thạch hộc Ích vị, sinh tân
lan vị, thận
165 Ngọc trúc Thân rễ Ngọt - Hơi hàn - Phế vị Sinh tân, bổ khí huyết
Củ bóc ra từng
166 Bách hợp Đắng - Hơi hàn - Tâm, phế Nhuận phế, an thần, lợi tiểu
phiến
167 Bạch thược Củ (rễ), màu trắng Đắng chua - Hơi hàn - Can, tỳ, phế Nhuận can, chỉ thống, lợi tiểu
Sừng non của hươu
168 Lộc nhung Ngọt - Ấm - Tâm, can, thận Bổ tinh huyết
nai
Thân rễ gọt bỏ
169 Cẩu tích Đắng ngọt - Ôn - Can thận Trừ phong thấp
lông vàng
170 Ba kích Rễ, bỏ lõi Cay ngọt - Ôn - Thận Trừ phong thấp
171 Cốt toái bổ Thân rễ Đắng - Ôn - Can thận Hành huyết, chỉ thống
172 Tục đoạn Rễ Cay đắng - Ôn - Can thận Chỉ thống, an thai
Hạt khô, tẩm muối Cay, đắng - Đại ôn - Tỳ thận, tâm
173 Phá cố chỉ Kiện tỳ Thuốc bổ
sao bào
dương
Hạt của dây tơ
174 Thỏ ty tử Cay ngọt - Ôn (Bình) - Can thận Ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt
hồng xanh
175 Ích trí nhân Quả và hạt Cay - Ấm - Tâm, tỳ, thận Ôn tỳ
Cả con còn nguyên
176 Tắc kè Mặn - Ôn - Phế, thận Ích tinh trợ dương
vẹn đuôi
Nhục thung Thân cây có mang
177 Ngọt, chua mặn - Ôn - Thận Dưỡng âm sinh tân
dung vẩy
178 Đỗ trọng Vỏ thân Cay, ngọt - Ôn - Can thận An thai, hạ áp
179 Đẳng sâm Rễ cây đẳng sâm Ngọt - Bình - Phế, tỳ Sinh tân chỉ khát
180 Hoài sơn Củ xông sinh Ngọt - Bình - Tỳ, vị, phế, thận Dưỡng âm sinh tân
181 Bạch truật Củ sấy khô Đắng ngọt - Hơi ôn - Tỳ vị Chỉ hãn, an thai, lợi tiểu
Ngọt hơi đắng - Phế, tỳ.
Rễ củ của cây > 6
182 Nhân sâm Hồng sâm ôn, bạch sâm và tây Ích huyết sinh tân, định thần ích trí Thuốc bố
năm
dương sâm hàn khí (kiện
Rễ của cây 3 năm tỳ)
183 Hoàng kỳ Ngọt - Ôn - Phế, tỳ Cố biểu, lợi tiểu, thác sang
hoặc 6-7 năm
Rễ của cây cam
184 Cam thảo Ngọt - Bình - 12 kinh Nhuận phế, giải độc, điều vị
thảo
185 Đại táo Quả chín Ngọt - Bình (ôn) - Tỳ vị Sinh tân
186 Thục địa Sinh địa chế Ngọt - Ôn – Tâm, can, thận Dưỡng âm
Keo nấu từ da lừa Bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an
187 Minh giao Ngọt - Bình - Phế, can, thận
ngựa bò thai
Thuốc bố
188 Hà thủ ô đỏ Củ cây hà thủ ô đỏ Ngọt đắng chát - Ôn - Can thận Ích tinh huyết, bổ can thận
huyết
189 Tang thầm Quả dâu gần chín Ngọt chua - Hàn - Can thận Bổ can thận, bổ huyết trừ phong
190 Đương qui Rễ (củ) Ngọt cay - Ấm – Tâm, can, tỳ Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết

5
MÔN ĐÔNG DƯỢC

**********

Mục tiêu môn học:

Sau khi học xong Đông dược, học sinh phải :

1. Trình bày được các khái niệm cơ bản của Đông dược (thuốc cổ truyền): ĐN,
nguồn gốc, thu hái, bảo quản, tứ khí, ngũ vị, khuynh hướng tác dụng của thuốc, quy
kinh, bổ tả, tương tác thuốc, phân loại, cách dùng thuốc và nguyên tắc Kiêng kỵ.

2. Trình bày được Định nghĩa, đặc điểm, phân loại thuốc và tác dụng chung của
các loại thuốc đó

3. Trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng, chủ
trị và kiêng kị của các vị thuốc (190 vị thuốc)

4. Nhận biết được các vị thuốc trên: bằng cảm quan và bằng một số phương
pháp đơn giản khác

5. Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc y học cổ truyền an toàn - hiệu quả.

Nội dung:

I. Đại cương về thuốc cổ truyền

II. Các loại thuốc cổ truyền

(Tài liệu dành cho sinh viên Đại học)

6
CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG ĐÔNG DƯỢC

(Thuốc cổ truyền)

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được khái niệm tính năng dược vật.

2. Học sinh trình bày được sự quy kinh của Thuốc cổ truyền.

3. Học sinh trình bày được bảy trường hợp tương tác của Thuốc cổ truyền .

4. Học sinh trình bày được phân loại Thuốc cổ truyền.

5. Học sinh trình bày được nguyên tắc Kiêng kỵ của Thuốc cổ truyền.

Nội dung:

1. Định nghĩa:

Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc
được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ
một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng
chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khoẻ con người.

Một số khái niệm có liên quan đến thuốc cổ truyền:

- Thuốc cổ phương: là thuốc được sử dụng đúng như sách vở cổ (cũ) đã ghi về
số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của thuốc.

- Cổ phương gia giảm là thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị thuốc,
lượng từng vị, cách chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thày thuốc,
trong đó cổ phương vẫn là cơ bản (hạnh tâm ).

- Thuốc gia truyền: là những môn thuốc, bài thuốc trị một chứng bệnh nhất
định có hiệu quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu
truyền lâu đời trong gia đình.

- Tân phương: là thuốc có cấu trúc khác hoàn toàn với cổ phương về số vị
thuốc, lượng từng vị, dạng thuốc, cách dùng, chỉ định.

7
2. Tính năng dược vật:

Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất
thăng bằng về âm dương trong cơ thể

Tính năng của một vị thuốc bao gồm : khí, vị, thăng, giáng, phù, trầm và bổ
tả.

2. 1. Tứ khí

Thuốc cổ truyền có tứ khí (bốn khí), còn gọi là tứ tính, đó là hàn, lương, ôn,
nhiệt. Bốn loại tính chất này do sự phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc mà nhận
thấy.

Hàn, lương thuộc âm, những vị thuốc hàn, lương còn gọi là âm dược. Ôn,
nhiệt thuộc dương, những vị thuốc ôn, nhiệt còn gọi là dương dược. Ơ giữa mức
độ hàn lương, ôn nhiệt còn có tính bình. Tính của vị thuốc tồn tại một cách khách
quan và mang tính chất tương đối.

Những vị thuốc có tính hàn hoặc lương được dùng để điều trị những bệnh
thuộc chứng nhiệt. Ví dụ : Thạch cao có tính hàn vì thạch cao có tác dụng đối
với bệnh sốt cao; hoàng liên có tính hàn vì hoàng liên có tác dụng thanh tâm
hoả; miết giáp có tính hàn vì nó có tác dụng trừ nhiệt phục do thể âm hư ;
mạch môn có tính lương có tác dụng chữa ho do nhiệt; kim tiền thảo tính
lương chữa bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiệnvàng, đỏ, buốt, dắt. . .
Tóm lại thuốc có tính hàn lương, có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, lương huyết,
giải độc, lợi tiểu. . . Nói một cách khác chúng có tác dụng ức chế sự hưng
phấn quá mức của cơ năng toàn bộ hay cục bộ . Ví dụ ức chế trung khu điều
hoà nhiệt độ, ức chế hệ thống thần kinh , giảm trương lực hoặc nhu động ruột
. Về thành phần hoá học , các thuốc mang tính hàn lương , phần lớn trong
thành phần có các hợp chất glycozid, alcaloid, chất đắng...

Những vị thuốc có tính nhiệt (nóng) hoặc tính ôn (ấm) được dùng để điều trị
những bệnh thuộc chứng hàn . Ví dụ : quế nhục, phụ tử. . . có tính nhiệt vì chúng
có tác dụng với các bệnh chứng hàn, hàn nhập lý (quế nhục), thận hư hàn (phụ
tử). Ma hoàng, tía tô, kinh giới có tính ôn, chữa các bệnh mang triệu chứng hàn,
song mức độ thấp hơn (cảm mạo phong hàn) . Tóm lại, các thuốc có tính nhiệt

8
hoặc ôn, có tác dụng giải cảm hàn, phát hãn, thông kinh, thông mạch hoạt huyết,
giảm đau, hồi dương cứu nghịch. . .

Nói cách khác , nó có tác dụng hưng phấn đối với sự suy nhược của cơ
năng cục bộ hay toàn bộ, ví dụ chức năng tuần hoàn, tiêu hoá kém, chuyển
hoá cơ bản thấp, suy nhược cơ thể, suy nhược hô hấp hoặc khả năng tạo
huyết kém... Về thành phần hoá học, các vị thuốc mang tính nhiệt, ôn
phần lớn trong thành phần có các hợp chất tinh dầu (chứa nhân thơm), các
chất đường.

Các vị thuốc có tính bình trên thực tế chúng có tác dụng lợi thấp, lợi tiểu,
hạ khí, long đờm, bổ tỳ vị ; ví dụ: hoài sơn, cam thảo, bạch cương tằm, tỳ giải,
kim tiền thảo, râu ngô. . .

2. 2. Ngũ vị

Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: Cay (tân), chua (toan), đắng (khổ), ngọt
(cam), mặn (hàm). Ngoài ra, thực tế còn có vị nhạt (đạm) và vị chát. Mỗi dược
liệu được đặc trưng bởi một hoặc nhiều vị do cảm giác của lưỡi đem lại ; có thể
chỉ có một vị đắng như hoàng cầm, hoàng bá, xuyên tâm liên ; có thể có hai vị
vừa đắng vừa ngọt như địa cốt bì, thảo quyết minh ; hoặc vừa đắng lại vừa cay
như cát cánh ; hoặc vừa cay lại vừa mặn như tạo giác; hoặc cay và chua như ngư
tinh thảo . Cũng có khi có ba vị như tê giác : đắng, chua, mặn. Cá biệt có tới năm
vị như ngũ vị tử: chua, cay, đắng, mặn, ngọt.

2. 2. 1. Vị cay

Có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn, hành khí, hành huyết, giảm đau,
khai khiêú. Thường dùng vị cay trong các bệnh cảm mạo, các bệnh đầy bụng,
trướng bụng, đau bụng, dùng thuốc cay với tính chất khử hàn ôn trung chỉ thống:
chữa đau răng, đau buốt cơ nhục. . .

Trên thực tế có một ít vị thuốc thực chất khi nhấm không thấy vị cay, song do
có tác dụng phát hãn nên cũng được coi như có vị cay như vị cát căn

Về thành phần hoá học, vị cay chủ yếu là vị của tinh dầu trong dược liệu,
đôi khi là alcaloid ( trong ớt).

9
2. 2. 2. Vị ngọt

Có tác dụng hoà hoãn, giải co quắp của cơ nhục, tác dụng nhuận tràng, làm
cho cơ thể tỉnh táo và bồi bổ cơ thể. Ví dụ: mật ong, cam thảo, di đường, cam
giá. . .

Về thành phần hoá học, vị ngọt chủ yếu là do đường . Nhiều vị thuốc
khi dùng với tác dụng bổ còn tiến hành trích với mật ong để tăng vị ngọt. Ví
dụ : hoàng kỳ , đẳng sâm, cam thảo trích với mật ong để bổ tỳ, kiện vị...

2. 2. 3. Vị đắng

Có ở rất nhiều vị thuốc . Nói chung đắng có tác dụng tương đối mạnh . Mức
độ đắng của vị thuốc có thể từ đắng nhẹ như nhân sâm, tam thất; đến rất đắng
như xuyên tâm liên, long đởm thảo.

Vị đắng có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp ),
chống viêm nhiễm, sát khuẩn, chữa mụn nhọt hoặc rắn độc côn trùng cắn . Ngoài
ra vị đắng còn có tác dụng độc với cơ thể (đương nhiên còn phụ thuộc vào liều
lượng dùng). Các thuốc có tính độc thường có vị đắng . Các thuốc có vị đắng
dùng lâu thường gây táo cho cơ thể ; trước hết ảnh hưởng xấu tới thần kinh vị
giác làm cho ăn uống không biết ngon; kích thích lên niêm mạc dạ dày, ruột (đặc
biệt lúc đói) tạo ra cảm giác buồn nôn khó chịu . Nhiều vị thuốc sau khi chế biến
trở nên đắng như đởm nam tinh. Sau khi sao tồn tính hoặc sao cháy, vị thuốc
thường trở nên đắng nhẹ

Về mặt thành phần hoá học , vị đắng phần lớn là do các hợp chất
glycozid, alcaloid, còn các thành phần polyphenol flavonoid thường cho vị
đắng nhẹ.

2. 2. 4. Vị chua

Vị chua có tác dụng thu liễm (làm săn da), liễm hãn (giảm ra mồ hôi), cố sáp
(làm chắc chắn lại), chỉ ho, chỉ tả, sát khuẩn, chống thối . Một số thuốc có vị chua
như sơn tra, táo nhục, ô mai, ngũ vị tử. . .

Vị chua được quy vào kinh can đởm ; nhiều vị thuốc được tẩm với dấm để
dẫn thuốc vào kinh can

10
Vị chua trong vị thuốc là vị của các hợp chất acid hữu cơ: acid
ascorbic, acid oxalic, acid malic...

2. 2. 5. Vị mặn

Vị mặn có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm khối rắn ), có tác dụng nhuận hạ,
tiêu đờm, tán kết. Thường được sử dụng trong các bệnh loa lịch (bệnh tràng
nhạc), ung nhọt, bướu cổ. Vị mặn còn có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận.

Nhiều vị thuốc bản thân nó đã mang vị mặn như hải tảo, thạch quyết minh,
long cốt. . . Nhiều vị thuốc khi dùng phải tẩm trích với muối ăn để có thêm vị
mặn như đỗ trọng, hương phụ, trạch tả. . . Tuy nhiên đối với từng loại bệnh thận
cụ thể phải có cách trích muối sao cho phù hợp, để tránh tác dụng phụ sau khi
dùng.

2. 2. 6. Vị nhạt

Có tác dụng làm tăng tính thẩm thấp, tăng lợi thuỷ, lợi tiểu, có tác dụng thanh
lọc, thanh nhiệt. Thường dùng các vị thuốc có vị nhạt để chữa các bệnh phù
thũng, ung nhọt, nhiệt độc hoặc cơ thể bị viêm nhiễm, sốt cao hoặc chứng nhiệt
trong cơ thể, các trường hợp tiểu tiện bí dắt, nước tiểu vàng đỏ rất thích hợp với
loại vị này.

Những thuốc vị nhạt thường thể chất nhẹ, màu trắng như bạch mao căn, đăng
tâm thảo, thông thảo, bạch phục linh. . .

2. 2. 7. Vị chát

Khi nhấm vị thuốc có vị chát sẽ cho cảm giác se lưỡi ; cũng có tác dụng thu
liễm, cố sáp như vị chua . Tính chất sát khuẩn, chống thối rữa của vị chát mạnh
hơn vị chua. Ngoài ra còn có tác dụng kiện tỳ, sáp tinh . Thường dùng vị thuốc có
vị chát để điều trị các bệnh tiết tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt vỡ loét hoặc lâu liền
miệng. Ví dụ như thạch lựu bì, búp sim, búp ổi, liên nhục, khiếm thực.

2. 3. Quan hệ giữa khí và vị

Khí (tính) và vị của vị thuốc trên thực tế không thể tách rời nhau ; nó quan hệ
với nhau một cách hữu cơ . Ví dụ, các vị thuốc có tính hàn thường vị đắng, mặn. .
. thuốc có tính nhiệt thường có vị cay; thuốc có tính bình thường có vị nhạt, chát.
..
11
Chú ý, một số vị thuốc cho nhiều vị khác nhau, ví dụ sơn thù du vừa chát lại
vừa chua, long cốt vừa ngọt lại vừa chát, vì thế khi sắp xếp “vị “ của nó, ta ưu
tiên cho những vị sẽ cho công năng rõ hơn lên trên. Ví dụ: ngũ vị tử có 5 vị, song
vị chua được ưu tiên trước nhất, sơn thù du vị chát được xếp ưu tiên vì tác dụng
cố sáp của nó rõ hơn.

2. 3. 1. Các vị thuốc có tính và vị giống nhau

Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thì tác dụng của nó giống nhau hoặc
gần giống nhau. Ví dụ, hoàng bá, hoàng cầm đều có vị đắng tính hàn, chúng đều
có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, chống viêm, thoái nhiệt. Quế chi, bạch chỉ đều
có vị cay, tính ôn tác dụng của chúng là tán hàn, giải biểu, phát hãn, thông kinh
hoạt lạc, giảm đau.

Do đó trong những trường hợp cần thiết, ta có thể dùng chúng thay thế cho
nhau mà vẫn đạt được những hiệu quả mong muốn . Tuy nhiên trong những
trường hợp cụ thể cũng cần xem xét đến tác dụng đặc thù của từng vị thuốc. Ví
dụ: bạch chỉ tán hàn giải biểu, giảm đau, song còn có tác dụng bài nùng (làm hết
mủ); quế chi cũng có tác dụng giải biểu, tán hàn, song lại có tác dụng trục ứ
huyết thông kinh bế, trục thai chết lưu. . .

2. 3. 2. Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau

Các vị thuốc có cùng tính, nhưng khác vị, tác dụng cũng khác nhau. Ví dụ,
hoàng liên, sinh địa cùng tính hàn, nhưng hoàng liên vị đắng, sinh địa đắng nhẹ,
ngọt. Hoàng liên có tác dụng táo thấp ; sinh địa có tác dụng tư âm, lương huyết,
sinh tân, chỉ khát.

Các vị thuốc có cùng vị, nhưng khác tính, tác dụng cũng khác nhau. Ví dụ,
bạc hà vị cay, tính lương có tác dụng giải cảm nhiệt ; tô diệp vị cay, tính ôn có
tác dụng giải cảm hàn. Hoặc thạch cao vị cay, tính hàn tác dụng thanh nhiệt, hạ
hoả ; sa nhân vị cay, tính ôn tác dụng hành khí, giảm đau kiện tỳ, hoá thấp.

2. 3. 3. Các vị thuốc có tính và vị khác hẳn nhau

Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau, có tác dụng khác hẳn nhau. Ví dụ, quế
nhục vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có tác dụng khử hàn ôn trung. Hoàng liên vị

12
đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Ô mai vị chua, tính ấm, có tác dụng
thu liễm, chỉ ho, sinh tân, chỉ khát.

2. 3. 4. Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các
phương pháp chế của dược cổ truyền.

Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp
chế của dược cổ truyền và tác dụng của nó cũng thay đổi . Ví dụ, sinh địa vị
đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết . Sau khi chế biến thành thục
địa, tính trở nên ấm, vị trở nên ngọt, có tác dụng bổ huyết. Đỗ trọng vị ngọt, hơi
cay sau khi trích muối, đỗ trọng thêm vị mặn, tăng cường tác dụng bổ can thận.
Cam thảo vị ngọt tính bình, sau trích mật ong tính trở nên ấm hơn, tác dụng kiện
vị, chỉ ho tốt hơn.

2. 4. Khuynh hướng thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc

Thăng, giáng, phù, trầm chỉ 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc cổ truyền .
Cần nắm chắc các khuynh hướng tác dụng của chúng để phát huy hiệu quả điều
trị . Đa số trong các trường hợp khuynh hướng tác dụng của thuốc luôn ngược với
chiều của bệnh tật thì mới đạt kết quả tốt trong điều trị.

2. 4. 1. Thăng

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng lên thượng tiêu, sau khi uống
thuốc vào cơ thể, với mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng sa giáng (sa
dạ dày, trĩ, sa dạ con. . . ) để đưa các tạng phủ dó về vị trí nguyên thuỷ. Các vị
thuốc chủ thăng thường có tính chất kiện tỳ ích khí thăng dương khí như hoàng
kỳ, đẳng sâm, thăng ma, sài hồ.

2. 4. 2. Giáng

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng xuống hạ tiêu sau khi uống vào cơ
thể, với mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng đi lên thượng tiêu (thượng
nghịch) như bệnh hen suyễn khó thở, ho đờm, nôn mửa. . . Các vị thuốc chủ
giáng thường có tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn như ma hoàng, hạnh
nhân, cát cánh. . . (hạ phế khí nghịch), thị đế, bán hạ, phục long can. . . (hạ vị khí
nghịch).

2. 4. 3. Phù

13
Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng ra phía ngoài (phía biểu), với mục
đích để chữa các bệnh có xu hướng lấn sâu vào phía trong (phía lý) . Ví dụ các
bệnh cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt. Các vị thuốc chủ phù thường có
tính chất phát hãn, phát tán giải biểu, hạ nhiệt, chỉ thống. Đó là các vị thuốc tân
lương giải biểu như cát căn, bạc hà, tang diệp, cúc hoa. . . hoặc các vị thuốc tân
ôn giải biểu như quế chi, bạch chỉ, phòng phong, tế tân. . .

2. 4. 4. Trầm

Khuynh hướng của khí vị của thuốc đi vào phía trong (phía lý ) với mục đích
để chữa các bệnh có xu hướng phù nổi ra phía biểu như bệnh đạo hãn, tự hãn,
bệnh phù thũng, bệnh mụn nhọt, ban chẩn dị ứng, mẩn ngứa. Đó là các vị thuốc
thẩm thấp lợi niệu như kim tiền thảo, sa tiền tử, tỳ giải. . . hoặc thuốc tả hạ như
đại hoàng, mang tiêu, trầm hương, tô mộc. . . hoặc thuốc thanh nhiệt, giải độc
như liên kiều, kim ngân, bồ công anh.

Mỗi vị thuốc đều có khuynh hướng tác dụng của nó, song không cố định mà
có tính chất tương đối. Thông qua sao, tẩm, chế biến hoặc thông qua phối ngũ với
các vị thuốc khác có thể làm thay đổi hoặc giảm nhẹ khuynh hướng tác dụng của
nó. Ví dụ: hoàng liên bản chất có khuynh hướng giáng dùng để điều trị các bệnh
ở vùng trung tiêu, hạ tiêu như viêm ruột, lỵ. . . song khi sao với rượu, khuynh
hướng tác dụng của hoàng liên lại trở nên thăng, lúc này dùng để chữa chứng tâm
hoả dẫn đến loét mồm miệng, phồng rộp lưỡu. . . Sài hồ bản chất là thăng, khi sao
với dấm nó trở thành giáng. Bán hạ, tỳ bà diệp bản chất là trầm, sao với nước
gừng nó trở thành phù, có tác dụng phát tán. Sinh khương bản chất phù, thăng, có
tác dụng phát tán phong hàn, sau khi chế qua lửa (sao, nướng), tác dụng lại trầm
hướng vào trong.

Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến khí vị của vị thuốc như : ma
hoàng, quế chi vị cay, ngọt, tính ôn, nhiệt, có khuynh hướng thăng phù. Đại
hoàng, mang tiêu vị mặn, đắng, tính hàn lương có khuynh hướng trầm giáng.

Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến thể chất của vị thuốc. Các loại
hoa, lá có thể chất mỏng manh, nhẹ có khuynh hướng thăng, phù. Các loại
khoáng thạch, các loại có thể chất rắn chắc, nặng có khuynh hướng trầm, giáng.

14
Trong khi bào chế cần chú ý một số nguyên tắc sau: với các vị thuốc thăng,
phù không nên đun lâu và nên dùng lửa nhỏ; còn sắc vị trầm giáng có thể dùng
lửa to và thời gian đun lâu hơn cũng không ảnh hưởng tới dược tính của nó.

2. 5. Bổ tả

Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí.
Vì vậy bệnh tật có 2 mặt : hư và thực.

Nguyên tắc điều trị: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính của thuốc căn cứ yêu
cầu chữa bệnh còn chia thành hai loại: thuốc bổ và thuốc tả.

Trong khi vận dụng thuốc để điều trị bệnh, trước hết phải nắm được khí, vị
sau đó tiến lên phân loại thuốc bổ hay tả. Ví dụ: Hoàng liên vị đắng, tính hàn có
tác dụng thanh nhiệt táo thấp là thuốc tả; thiên môn vị ngọt, tính hàn chữa âm hư
gây sốt là thuốc bổ.

Trên thực tế lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh tật, chứng hư và chứng
thực thường lẫn lộn, đan xen nhau, hoặc bẩm tố là hư mắc thêm bệnh mới thì khi
dùng thuốc phải vận dụng bổ tả cho thích hợp (công bổ kiêm trị).

3. Sự quy kinh của các thuốc

3. 1. Định nghĩa

Sự quy nạp khí vị, tinh hoa (hoạt chất) của vị thuốc vào tạng, phủ, kinh mạch
nhất định, nói cách khác là sự quy nạp tác dụng của thuốc vào tạng phủ, kinh
mạch, được gọi là sự quy kinh.

Mỗi vị thuốc có thể quy vào một hay nhiều kinh khác nhau. Ví dụ: tang bạch
bì vào 1 kinh phế; đại hoàng quy tới 10 kinh; cam thảo quy 12 kinh. . . Dĩ nhiên
khi sắp xếp thứ tự thì ưu tiên những kinh mà nó có tác dụng nhất.

3. 2. Cơ sở của sự quy kinh thuốc y học cổ truyền

3. 2. 1. Dựa vào lý luận y học cổ truyền

Trên thực tế dựa vào thuyết ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc. Dựa vào màu sắc,
mùi vị của thuốc như thuốc có màu xanh, vị chua quy vào hành mộc (tạng can,
phủ đởm). Thuốc có màu đỏ, vị đắng vào hành hoả (tâm, tiểu trường). Thuốc có
màu vàng, vị ngọt quy vào hành thổ (tỳ, vị). Thuốc có màu trắng vị cay quy vào

15
hành kim (phế, đại tràng). Thuốc có màu đen, vị mặn quy vào hành thuỷ (thận,
bàng quang). Tuy nhiên sự quy kinh mang tính chất tương đối.

Trên cơ sở quan hệ kinh lạc và các tạng phủ để thể hiện sự quy kinh

Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan chặt chẽ giữa các đường kinh
để thể hiện sự quy kinh.

3. 2. 2. Dựa vào thực tiễn lâm sàng.

Người ta tổng kết sự tác dụng của thuốc với tạng phủ và kinh lạc nhất định.
Từ đó biết được sự quy kinh của thuốc.

3. 2. 3. Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc

Chế biến có thể làm tăng sự quy kinh của thuốc.

Đối với sự quy kinh của vị thuốc, để phát huy thêm khả năng quy nạp của
chúng vào những kinh cụ thể, có thể tiến hành chế biến chúng với các phụ liệu
nhất định, ví dụ như: đỗ trọng, hương phụ, trạch tả, trích với muối ăn để cho
chúng tăng nhập vào kinh thận; diên hồ sách tẩm dấm để tăng nhập vào kinh can;
xương bồ tẩm chu sa để tăng nhập vào kinh tâm; bạch truật, hoàng kỳ tẩm hoàng
thổ hoặc mật ong để tăng nhập vào kinh tỳ, vị . . . Cũng có thể đem sao (ở các
mức độ khác nhau)để vị thuốc có màu đen, để chúng tăng quy nạp vào thận, ví dụ
hà diệp, trắc bách diệp, hoa hoè sao cháy.

Trên thực tế lâm sàng thấy rằng, khi dùng thuốc đúng kinh mà chúng quy nạp
thì phát huy được tác dụng. Ví dụ: đau đầu, đau vùng trán và xương lông mày là
đau theo kinh dương minh vị và đại tràng, dùng bạch chỉ; nếu đau hai bên thái
dương hoặc đau nửa đầu (migren) là đau theo kinh thiếu dương đởm, dùng mạn
kinh tử; nếu đau vùng chẩm, vùng gáy là đau theo đường kinh bàng quang dùng
cát căn; đau chính đỉnh đầu là đau theo đường kinh can thì dùng cảo bản thì phát
huy được tác dụng điều trị.

Mặt khác mỗi vị thuốc có quy vào một kinh nhất định, cho nên khi sử dụng
cần quan tâm tới sự quy kinh của nó; điều đó còn có ý nghĩa khi ta tiến hành phối
hợp các vị thuốc với nhau trong một đơn thuốc. Ví dụ, những vị thuốc đóng vai
trò “quân” trong đơn, thường được quy vào kinh “chủ”, còn các vị thuốc đóng vai
trò “thần” hoặc quy kinh “chủ” hoặc quy kinh “khách”.

16
Đồng thời cần quan tâm đến mối liên hệ giữa sự quy kinhcủa vị thuốc tính
của vị thuốc với tính của bệnh tật. Ví dụ, khi nói đến các vị thuốc chữa ho ta có
thể dùng một số vị thuốc quy vào kinh phế như ma hoàng, hạnh nhân, mạch môn,
hoàng cầm. . . Nhưng nếu ho tính nhiệt thì ta dùng tiền hồ, tang bạch bì có tính
hàn; còn nếu ho do tính hàn thì ta dùng bách bộ, hạnh nhân vì hai vị này có tính
ấm. Nếu ho do tính thực (phế thực) thì dùng tang bạch bì, đình lịch tử vì chúng
đều quy kinh phế song lại có tính lợi tiểu (tả thận thuỷ) để bớt chứng thực ở phế .
Nếu ho do phế hư (ho lao, ho lâu ngày) dùng nhân sâm, đẳng sâm vì chúng đều
quy kinh phế, song lại mang tính chất bổ tỳ, kiện vị, ích khí.

Ngoài ra, cần chú ý rằng các vị thuốc có tính vị giống nhau, nhưng quy kinh
khác nhau thì tác dụng cũng khác nhau. Như hoàng liên, hoàng bá, hòang cầm,
chi tử đều vị đắng, tính hàn, chúng đều có tác dụng thanh nhiệt, nhưng hoàng liên
quy kinh tâm có tác dụng thanh tâm; hoàng bá quy kinh thận có tác dụng chữa
thận hoả; hoàng cầm quy kinh phế có tác dụng tả phế hoả, phế ung, phế có mủ;
chi tử quy kinh tam tiêu dùng trị tam tiêu hoả.

4. Bảy trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền

4. 1. Đơn hành (tác dụng của một vị thuốc)

Khi dùng riêng một vị thuốc cũng có thể phát huy được hiệu quả chữa bệnh
của nó. Ví dụ, dùng riêng nhân sâm (độc sâm thang) cũng có tác dụng bổ khí,
nhất là khi cơ thể ở trạng thái vô lực, thoát dương, mệt mỏi. . . Một vị tam thất
cũng có tác dụng chỉ huyết, bồi bổ cơ thể, nhất là đối với phụ nữ sau sinh đẻ. Một
vị kim ngân cũng có tác dụng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.

4. 2. Tương tu (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị giống nhau)

Hai vị thuốc có tính vị giống nhau khi phối hợp lại thì tác dụng điều trị tốt
hơn. Kim ngân phối hợp với liên kiều tăng sức thanh nhiệt, giải độc dùng tốt
trong các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Sinh địa với huyền sâm tăng tác
dụng lương huyết. Hoàng liên dùng cùng liên tâm tăng tác dụng thanh tâm hoả.
Đại hoàng dùng cùng mang tiêu tăng tác dụng tả hạ lên nhiều so với dùng riêng
từng vị.

4. 3. Tương sử (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị khác nhau)

17
Hai vị thuốc có tính vị khác nhau, khi dùng chung, tác dụng tăng lên. Ví dụ
liên kiều vị đắng tính hàn, ngô thù du vị cay tính ấm, khi dùng chung tác dụng
cầm nôn tăng lên. Đó chính là do chúng có khả năng hạn chế tiết dịch nước bọt
và dịch vị. Trên cơ sở đó có thể chữa chứng ợ chua của bệnh đau dạ dày.

4. 4. Tương uý (ức chế độc tính của nhau)

Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế độc tính của vị kia thì gọi là tương
uý. Ví dụ, bán hạ uý sinh khương, bán hạ dùng với sinh khương thì sinh khương
làm mất tính kích thích họng của bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ của bán
hạ như buồn nôn, lợm giọng. Có 18 vị uý nhau nếu dùng chung với nhau, đó là:
Lưu huỳnh uý phác tiêu, thuỷ ngân uý thạch tín, đinh hương uý uất kim, ba đậu
uý khiên ngưu, lang độc uý mật đà tăng, nha tiêu uý tam lăng, ô đầu uý tê giác,
nhân sâm uý ngũ linh chi, quế uý xích thạch chi.

4. 5. Tương sát (tiêu trừ độc tính của nhau)

Khi phối hợp, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia. Ví dụ,
phòng phong trừ độc thạch tín ; đậu xanh trừ độc ba đậu. Vì vậy vận dụng tương
sát để giải độc khi ngộ độc asen hoặc ba đậu. . .

4. 6. Tương ác (Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)

Khi hai vị thuốc dùng chung, vị naỳ kiềm chế tính năng của vị kia. Hoàng
cầm dùng với sinh khương: hoàng cầm vị đắng tính hàn, sinh khương vị cay tính
ấm, khi dùng chung tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính ấm của sinh
khương.

4. 7. Tương phản.

Hai vị thuốc được gọi là tương phản là khi dùng phối hợp chúng sẽ gây ra những
phản ứng không tốt cho cơ thể và sẽ gây thêm độc tính cho cơ thể.

YHCT có qui định 19 vị thuốc phản nhau, đó là:

Cam thảo phản cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải tảo.

Ô đầu phản bối mẫu, bán hạ, bạch cập, bạch liễm, qua lâu nhân.

Lệ lô phản các loại sâm (nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, sa sâm, khổ sâm), tế
tân, thược dược.

18
Tóm lại, khi tiến hành phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc cần lưu ý tới
bảy tình huống trên. Cần khai thác mặt tốt của chúng vào việc chữa bệnh và chế
biến thuốc; đồng thời hết sức tránh các trường hợp tương phản, tương ác. . . để
tránh các hậu quả khi dùng thuốc .

5. Phân loại thuốc cổ truyền

Có nhiều phương pháp phân loại thuốc y học cổ truyền

5.1. Phân loại theo tính chất ( trong đó lấy tính độc làm trung tâm)
Phương pháp này thường dựa vào tính chất và tác dụng của thuốc để
phân ra làm 3 loại, đó là :
- Loại thượng phẩm: là các thuốc có tác dụng bổ dưỡng cơ thể là chính
và không có độc tính.
- Loại trung phẩm:là các thuốc có tác dụng tăng lực, tác dụng chữa
bệnh và có ít độc.
- Loại hạ phẩm: là các thuốc có tác dụng chữa bệnh nặng song có độ
độc lớn.

5. 2. Phân loại theo tính vị

Dựa vào tính vị để phân loại thuốc, ví dụ:

- Thuốc tân ôn giải biểu

- Thuốc tân lương giải biểu

- Thuốc ôn trung trừ hàn

- Thuốc ôn bổ.

.....

5. 3. Phân loại theo tác dụng

- Thuốc phát tán phong hàn

- Thuốc phát tán phong nhiệt

- Thuốc phát tán phong thấp

- Thuốc thanh nhiệt

- Thuốc chỉ khái trừ đàm

19
.....

5. 4. Phân loại dựa vào tính vị và tác dụng của thuốc

Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay, dựa vào tính vị và tác dụng của các
vị thuốc để phân loại thuốc. Kết hợp hai loại hình này thì đông dược được chia
thành nhiều loại, ví dụ : thuốc giải biểu, thuốc thanh nhiệt, thuốc bổ. . . .

Tóm lại, có nhiều cách phân loại thuốc, song để tiện cho người học, giáo trình
này sẽ tiến hành phân loại theo phương pháp 4.

6. Các thành phần cấu tạo nên phương thuốc (bài thuốc)

Phương thuốc là kết quả cụ thể của lý pháp và sử dụng thuốc.

Nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh là phải có các vị thuốc
đảm nhận các vị trí QUÂN - THẦN - TÁ - SỨ.

- Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, hoặc
giải quyết các triệu chứng chính của hội chứng bệnh.

- Thần: một hay nhiều vị có tác dụng hỗ trợ vị thuốc Quân để giải quyết triệu
chứng chính, đồng thời vị Thần cũng có tác dụng giải quyết một khía cạnh nào đó
của bệnh. Có thể có nhiều nhóm Thần giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau.

- Tá: Một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết các triệu chứng phụ của
hội chứng bệnh. Có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, vị Tá còn có tác dụng hạn chế tính độc và tác dụng mãnh liệt của vị
Quân, hiệp đồng với vị Quân để tăng tác dụng điều trị.

- Sứ: Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một triệu
chứng phụ của bệnh, cũng có khi mang tính chất hoà hoãn sự mãnh liệt của
phương thuốc.

* Cách nhận dạng các thành phần trong phương thuốc


- Vị quân thường mang tên bài thuốc; thường có lượng lớn trong
phương; đôi khi lượng nhỏ nhưng tác dụng lại mạnh. Thông thường một
phương thuốc chỉ có một vị quân; tuy nhiên những phương lớn để giải quyết
những bệnh nan giải phải có hai vị quân.

20
- Vị thần thường nằm trong dãy phân loại của vị quân, song tác dụng
kém hơn; có khi ở trong dãy phân loại khác, nhưng có tác dụng tương tự vị
quân (tác dụng kém hơn).
- Vị tá nằm trong dãy phân loại khác; có tác dụng giải quyết triệu chứng
phụ nào đó của bệnh.
- Vị sứ: vị cam thảo thường đóng vai trò sứ trong phương thuốc. Nếu
không có cam thảo, thì tìm trong phương một vị nào đó có tác dụng tương
đối mạnh với một tạng phủ hoặc kinh lạc nào đó để dẫn thuốc vào kinh.
* Liều lượng thuốc trong phương thuốc
- Liều trung bình của từng vị trong phương là 6, 8,12g ( với thuốc không
độc).
- Với vị thuốc có độc thường liều thấp hơn; thường là 4-8g. Những vị có
độc mạnh (cà độc dược, mã tiền chế...) cần dùng liều chính xác và tuân theo
liều đã ghi trong dược điển Việt Nam.
- Đối với các lá, rễ tươi, khi dùng thì liều lượng có thể lớn hơn vài chục
gam .

* Đơn vị đo lường:

Một đồng cân tương đương 3g78; nay lấy chẵn lá 4g. Tuy nhiên, với các vị
thuốc độc, nếu trong phương ghi bằng đồng cân, thì phải cân theo số lượng thực
của đồng cân.

Một lạng (ta) theo đơn vị cũ là 37g8, cũng làm tròn là 40g với các thuốc không
có độc

Hiện nay, thường sử dụng gam (g), lạng (100g)

7. Cách sắc thuốc (môn bào chế)

8. Cách uống và kiêng kị

8. 1. Cách uống thuốc

- Bệnh cảm hàn, trúng hàn phong thấp cần uống lúc nóng; bệnh nhiệt (thuốc
thanh nhiệt) cần uống lúc nguội; các thuốc lý khí, nhuận hạ cần uống lúc ấm.

21
- Thường lấy bữa ăn làm điểm tính thời gian uống thuốc. Thường uống sau bữa
ăn từ 1h30' đến 2h. Tuy nhiên có một số thuốc cần uống lúc đói như thuốc tả hạ,
thuốc tiêu hoá.

8. 2. Kiêng kỵ

Để phát huy hiệu quả của thuốc khi uống thuốc cần kiêng các thức ăn mang
tính đối lập với chiều hướng tác dụng của thuốc. Ví dụ:

- Khi uống thuốc thanh nhiệt không nên ăn các thức ăn có tính kích thích như
vị cay nóng, như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó. . .

- Khi uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu thì không ăn các thức ăn
sống lạnh như rau sống, thịt trâu, thịt ba ba, cua, ốc, rau giền. . .

- Khi uống thuốc chữa dị ứng không nên ăn các thức ăn như tôm, cua biển,
nhộng, lòng trắng trứng. . .

Ngoài ra, một số vị thuốc kỵ các thức ăn như:

Kinh giới kỵ thịt gà, mật ong kỵ hành, thương nhĩ tử kỵ thịt ngựa, thịt lợn, bạc
hà kỵ ba ba, . . .

Khi uống thuốc thanh phế trừ đàm kiêng ăn chuối tiêu, khi uống thuốc thanh
nhiệt kiêng ăn trứng, khi uống các phương thuốc bổ kiêng ăn các loại rau mang
tính lợi tiểu như rau cải.

Nói chung khi uống thuốc y học cổ truyền theo kinh nghiệm nên kiêng đậu
xanh và rau cải vì bị giã thuốc.

Tuy nhiên không nên ăn uống kiêng khem quá khắt khe mà ảnh hưởng tới sức
khoẻ của người bệnh.

8. 3. Cấm kỵ khi có thai

- Loại cấm dùng:

Các vị thuốc có tác dụng trục thuỷ, công hạ, phá khí, phá huyết như: ba đậu (tả
hạ), khiên ngưu, đại kích, thương lục (trục thuỷ), tam thất (hoạt huyết), sạ hương
(phá khí), nga truật, thuỷ điệt, manh trùng (phá huyết). . .

- Loại thận trọng:

22
Các vị thuốc có tác dụng đại nhiệt, công hạ, phá khí, hoạt huyết như: bán hạ,
đại hoàng, chỉ thực, phụ tử, can khương, nhục quế…

23
CHƯƠNG II

THUỐC GIẢI BIỂU

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc giải biểu.

2. Học sinh trình bày được phân loại thuốc giải biểu, đặc điểm và tác dụng
của từng loại.

3. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc giải biểu trong điều
trị.

4. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc giải biểu đã
học.

Nội dung:

1. Định nghĩa:

Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường
mồ hôi; dùng để chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không cho xâm
nhập vào phần lý

Ngoại tà (nguyên nhân gây bệnh): Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt.

Đặc điểm : Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi )
giải biểu giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn sởi đậu mọc.

2. Phân loại và tác dụng

Dựa vào tác dụng chữa bệnh, người ta thường chia thuốc giải biểu thành các
loại sau:

- Thuốc phát tán phong hàn: đa số có vị cay, tính ấm, nên còn gọi là thuốc
tân ôn giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong hàn.

- Thuốc phát tán phong nhiệt: đa số có vị cay, tính mát, nên còn gọi là thuốc
tân lương giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt.

3. Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu:

24
- Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định; vì khí vị của
chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch. Khi tà đã giải thì ngừng. Khi
tà nhập lý thì chuyển sang dùng thuốc khử hàn; hoặc dùng cả hai loại gọi là biểu
lý song giải.

- Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông.

- Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các
thuốc dưỡng âm, bổ huyết, ích khí.

- Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích
hợp:

+Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo ho, nhiều đờm, khó thở, có thể phối
hợp với thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn.

+Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo tức ngực, đau đớn, có thể phối hợp với
thuốc hành khí; có thể phối hợp với thuốc an thần khi cảm thấy trong nười bồn
chồn, khó ngủ.

+Ngoài ra còn có thể phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt, thuốc trừ phong
thấp.

+ Có một số vị trong thuốc giải biểu có thể dùng chung cả cho hai loại cảm hàn
và cảm nhiệt như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô.

- Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió.

4. Thuốc phát tán phong hàn

Đặc điểm: vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế (điều này có quan hệ đến
phế chủ bì mao)

Công năng chung: Phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ thống do làm
thông dương khí, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy,
ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh.

Chú ý:

25
- Bệnh cảm mạo phong hàn có 2 loại: biểu thực không ra mồ hôi,
mạch phù khẩn dùng các loại thuốc như Ma hoàng, Tế tân; biểu hư có ra
mồ hôi, mạch phù nhược dùng các loại thuốc như Quế chi, Gừng.
- Một số vị thuốc có tính đặc hiệu cần phải nắm vững như : Ma
hoàng gây ra mồ hôi mạnh và có tác dụng chữa hen phế quản. Quế chi
trục thai chết lưu. Tế tân chữa đau răng. Bạch chỉ chữa đau đầu phần trán
và trừ mủ...

Các vị thuốc

Quế chi

Ramulus Cinnamomi

Là cành nhỏ của một số loài quế Cinnamomum sp. Ví dụ: quế Thanh hoá
Cinnamomum loureirii Nees, quế Trung quốc Cinnamomum cassia Blum, quế
Xrilanca Cinnamomum zeylanicum Blum. Họ Long não (Lauraceae).

Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt nam. Đông y coi quế là một
trong các vị thuốc quí, nhất là loại quế Thanh hóa .

Tính vị: vị cay, ngọt; tính ấm

Quy kinh: vào kinh phế, tâm, bàng quang.

Công năng: Phát hãn giải cơ, ôn kinh, thông dương.

Chủ trị:

- Giải biểu tán hàn: Chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, mà biểu thực không
ra mồ hôi có thể dùng bài“ ma hoàng thang”: ma hòang, quế chi, hạnh nhân,
cam thảo. Cảm mạo phong hàn mà có ra mồ hôi (biểu hư), có thể dùng bài “ quế
chi thang”: quế chi, cam thảo, thược dược, sinh khương, đại táo.

- Làm thông dương khí, khi dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ
thể bị ngưng đọng, gây phù nề; hoặc dùng trong chứng đàm ẩm, khí huyết lưu
thông kém.

- Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau
nhức khớp xương; có thể phối hợp với phòng phong, bạch chỉ.

26
- Hành huyết giảm đau: dùng trong các trường hợp bế kinh, thống kinh của
phụ nữ; chữa đau dạ dày, đau đại tràng co thắt do lạnh.

- Làm ấm thận hành thuỷ: dùng khi chức năng thận dương suy yếu, tiểu tiện
bí tức, hen suyễn.

Liều dùng: 4 - 20g/ngày

Cành quế làm ẩm, cắt ngắn, phơi âm can cho khô.

Kiêng kị: Những người có chứng thấp nhiệt, âm hư hoả vượng, đau bụng,
các chứng xuất huyết phụ nữ có thai không được dùng.

Ma hoàng

Herba Ephedrae

Ma hoàng dùng toàn cây, bỏ rễ và đốt của nhiều loại ma hoàng, ví dụ


Ephedra sinica Staff; Ephedra equisetina Bunge. Thuộc họ Ma hoàng -
Ephedraceae.

Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, bàng quang.

Công năng: Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Chủ trị:

- Giải cảm hàn do tác dụng phát hãn, hạ nhiệt. Ma hoàng thường được dùng
khi cảm hàn, có sốt, kèm theo rét run, đau đầu, ngạt mũi.

- Làm thông khí phế, bình suyễn: dùng khi cảm mạo phong hàn có kèm theo
ho, suyễn.

- Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm
thận cấp tính (phù do phong thuỷ)

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kị: Những người biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao (ho lao),
cao huyết áp không nên dùng.

Chú ý:

27
- Rễ ma hoàng vị ngọt, tính bình không độc, có tác dụng chỉ hãn, ngừng ra
mồ hôi, có thể phối hợp với các thuốc cố sáp, bổ tỳ để chữa bệnh vã mồ hôi, đặc
biệt là phụ nữ sau sinh. Ngoài ra rễ ma hoàng còn có tác dụng hạ huyết áp.

- Nếu ma hoàng đem trích mật ong thì sức phát hãn giảm đi, dùng tốt với
bệnh hen phế quản.

- Tác dụng dược lý của ma hoàng được nghiên cứu nhiều, sau đây là
một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng của y học cổ truyền:
Tinh dầu trong ma hoàng, chất - terpineol tác dụng làm ra mồ hôi, hạ
nhiệt. Chất ephedrin có tác dụng làm ra mồ hôi ở cơ địa sốt cao ( giải thích
tính phát hãn, giải cảm , hạ nhiệt của thuốc). Chất L- ephedrin ( alcaloid)
chiếm tới 85% trong ma hoàng có tác dụng giãn cơ trơn khí quản với nồng
độ rất thấp 1:5.10-6 (giải thích tác dụng chữa hen, bình suyễn của ma
hoàng). Cũng cần chú ý rằng 1: 10 –4, nó gây co thắt khí quản. Các thành
phần khác như ephedrin còn có tác dụng làm tim đập nhanh, tăng huyết áp,
hưng phấn thần kinh trung ương hoặc tuỷ sống.
- Tây y dùng ephedrin dưới dạng muối clohydrat hay sulfat, dùng riêng
hay phối hợp làm thuốc chữa ho hen, và nhỏ mũi chữa ngạt mũi.

Sinh khương (gừng tươi)

Rhizoma Zingiberis

Dùng thân rễ của cây gừng Zingiber officinale Rose. Họ Gừng –


Zingiberaceae

Gừng tươi là sinh khương

Gừng khô là can khương

Gừng qua bào chế là bào khương

Gừng sao cháy là thán khương.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, tỳ, vị, thận.

Công năng: Tán hàn giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc.

Chủ trị:

28
- Phát tán phong hàn, dùng chữa cảm mạo do phong hàn gây ra. Có thể dùng
riêng 4g sắc, uống nóng; hoặc phối hợp với bạch chỉ, kinh giới. . . Có thể dùng
để phòng cảm lạnh khi gặp mưa gió lạnh, dùng miếng gừng nhấm dần hoặc
uống một cốc nước gừng nóng với đường; hoặc dùng gừng tươi giã nát sát trên
da khi bị cảm lạnh.

- Làm ấm vị (ấm dạ dày), hết nôn lợm dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng,
đau bụng không tiêu, dùng gừng nướng một củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi
đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh.

- Hoá đờm chỉ ho (hết đờm, ngừng ho), chữa ho do lạnh dùng độc vị hoặc
phối hợp với các vị thuốc khác như tô tử, hạnh nhân. . .

- Lợi tiểu tiêu phù thũng, dùng vỏ gừng (bài ngũ bì ẩm: khương bì, tang
bạch bì, trần bì, phục linh bì, đại phúc bì).

- Giải độc và làm giảm độc tính của các vị thuốc bán hạ, nam tinh, phụ tử .
Giải độc, giải dị ứng khi ăn cua cá bị dị ứng.

- Gừng còn dùng để cứu gián tiếp trên các huyệt ; dùng làm thang trong một
số phương thuốc; làm mất mùi tanh hôi của gạc hươu nai, xương động vật khi
nấu cao.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: những người ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt thì không nên dùng.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý : nước gừng có tác dụng gây co mạnh , hưng
phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng
huyết áp, ức chế trung tâm nôn, sung huyết ở dạ dày, cầm máu nhẹ. Những
tác dụng đó giải thích phần nào những ứng dụng của gừng trong y học cổ
truyền.
- Tác dụng kháng khuẩn: gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn
Bacillus mycoides, Staphylo. aureus. Diệt Trichomonas.

Kinh giới

Herba Elsholtziae ciliatae

29
(Herba E. ciliatae)

Dùng lá tươi hoặc khô, ngọn có hoa (kinh giới tụê) của cây kinh giới -
Elsholtziae ciliatae (Thunh) Hyland. Họ hoa môi Lamiaceae.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế và can

Công năng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huýêt.

Chủ trị:

- Giải cảm làm ra mồ hôi: Chữa ngoại cảm phong hàn có thể phối hợp với
tía tô, bạch chỉ; chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể phối hợp với ngưu bàng tử,
bạc hà, liên kiều, cúc hoa.

- Giải độc, làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với cát căn, ngưu bàng, thuyền
thoái. Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao vàng sắc uống; hoặc sao lá kinh
giới với cám rồi sát nhẹ trên vùng da bị ngứa.

- Khứ ứ chỉ huyết: Kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện
ra máu, chảy máu cam. . . Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới
sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả điều
trị.

- Khứ phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng
phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch,
dùng hoa kinh giới 10g (khô), tán bột, rượu trắng 20ml mỗi lần uống 5g với
rượu tắng và nước . Hoặc dùng kinh giới tươi 100g, bạc hà tươi 100g, lấy nước
cốt của hai vị trên trộn đều, mỗi lần cho uống 2 thìa cà phê, uống dần hết trong
ngày. Phương pháp này còn dùng để chữa trúng thử.

- Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo; phối hợp với đại hoàng
lượng bằng nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện
thì giảm kinh giới đi 1/2, uống với nước ấm.

Liều dùng: 4 - 16g. Tươi có thể dùng đến 100g.

Kiêng kỵ : Những bệnh động kinh, sởi, đậu đã mọc, mụn nhọt đã vỡ thì
không nên dùng.

30
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi,
tăng tuần hoàn máu và da. Điều đó giải thích tính phát hãn, giải biểu của vị
thuốc.
- Tác dụng kháng khuẩn: Kinh giới có tác dụng ức chế sự sinh
trưởng của trực khuẩn lao. Tuy nhiên về mặt lâm sàng còn rất ít dùng để
điều trị lao. Theo Nguyễn Đức Minh , tinh dầu kinh giới có tác dụng diệt lỵ
amíp.

Tía tô

Folium Perillae

Gồm các vị: lá tía tô (tô diệp), cành tía tô (tô ngạch), hạt tía tô (tô tử) thu hái
từ cây tía tô Perilla frutescens (L. ) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, tỳ.

Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong hàn, dùng lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi. Có thể
phối hợp với các vị thuốc khác như tía tô, hương phụ, trần bì, cam thảo . Hoặc
dùng riêng tía tô cho vào cháo nóng mà ăn.

- Kiện vị, chỉ nôn: dùng khi tỳ vị bị ứ trệ, đầy trướng, ăn không tiêu, buồn
nôn, có thể phợp với khương bào.

- Khứ đờm chỉ ho: dùng khi ngoại cảm phong hàn mà ho có nhiều đờm, có
thể dùng tía tô, sinh khương, hạnh nhân, bán hạ. Trong trường hợp viêm khí
quản mãn tính có ho nhiều đờm có thể dùng phương tam tử thang: tô tử, lai
phục tử, đình lịch tử.

- Hành khí an thai, dùng khi can khí bị uất kết dẫn đến động thai; có thể phối
hợp với chư ma căn, ngải diệp và tô ngạch

- Giải độc cua cá, gây đau bụng, nôn mửa, dị ứng.

Liều dùng: 4 - 12 g

31
Kiêng kỵ: Những người biểu hư, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên
dùng.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: dịch chiết từ tô diệp làm tăng nhu động ruột, dạ
dày, giãn phế quản. Điều đó chứng minh cho công năng kiện vị, chỉ ho của
tía tô.
- Tác dụng kháng khuẩn: tía tô có tác dụng ức chế một số vi khuẩn
đường ruột như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng. Tinh dầu tía tô có tác
dụng diệt lỵ amip ( Nguyễn Đức Minh).
- Tô tử, vị cay, tính ấm quy kinh phế, có công năng bình suyễn trừ
đờm.
Phạm Xuân Sinh – Trần Thị Oanh thấy tô tử chứa 11,3% dầu béo,
flavonoid, tinh dầu có tác dụng trừ đờm, bình suyễn.

Hành

Herba Allii fistulosi

(Thông bạch)

Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành tỏi – Liliaceae.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế và vị

Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi. Có thể dùng riêng ăn với cháo
nóng; hoặc phối hợp với đậu xị, mỗi thứ 12 g.

- Kiện vị giảm đau: dùng khi đầy bụng, đau bụng, đại tiện lỏng, thường phối
hợp với can khương.

- Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng giã giập
rồi đắp ở vùng bàng quang.

- Chống viêm: hành giã nát trộn với mật ong đắp ngoài, chữa mụn nhọt khi
mới bị viêm.

32
Liều dùng: 4 - 40 g

Kiêng kỵ: Những người biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.

Không uống lẫn 2 vị hành và mật ong (tương kỵ)

Bạch chỉ

Radix Angelicae

Dùng rễ của cây Bạch chỉ Angelica dahurica Benth et Hook . Họ Hoa tán –
Apiaceae

Phân biệt với cây bạch chỉ nam (cây mát rừng) Millettia pulchra Kurz, họ
Cánh bướm - Papilionaceae.

Bạch chỉ là cây thuốc di thực, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt ở Việt
nam. Dùng rễ phơi sấy khô, khi dùng rửa sạch, ủ cho mềm, thái thành phiến
mỏng, phơi âm can, không sao tẩm.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng: Phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong hàn, biểu hiện đau đầu, chủ yếu là đau vùng trán và
đau nhức vùng xương lông mày, hốc mắt, chảy nước mắt. Có thể phối hợp bạch
chỉ, địa liền, cát căn, xuyên khung; hoặc bạch chỉ, xuyên khung, hương phụ.

- Trừ phong giảm đau: chữa phong thấp, đau răng, đau dây thần kinh ở mặt,
đau dạ dày, viêm mũi mãn tính.

- Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, có thể phối hợp với kim
ngân, bồ công anh.

- Hành huyết điều kinh, phối hợp với các thuốc điều kinh khác.

Liều dùng: 4 - 12 g

Kiêng kỵ: Âm hư hoả uất, nhiệt thịnh không nên dùng.

Tế tân

33
Herba Asari sieboldi

Dùng toàn cây cả rễ của cây Hán thành tế tân Asarum sieboldi và cây Bắc tế
tân Asarum heterotropoides F. Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag . Họ
Mộc hương - Aristolochiaceae

Tế tân hiện nay hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh thận, phế, tâm

Công năng: Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, tắc mũi. Chữa viêm xoang có thể phối
hợp với bạc hà, bạch chỉ, thương nhĩ tử.

- Khứ phong giảm đau: chữa đau đầu, đau răng, đau nhức khớp xương, đau
dây thần kinh do lạnh.

- Chữa ho, đờm nhiều, suyễn tức khó thở.

- Lở mồm, lở lưỡi có thể dùng tế tân, hoàng liên 2 vị bằng nhau, tán nhỏ bôi
vào miệng, lưỡi, ngậm. Đau răng, hôi miệng, ngậm tế tân.

Liều dùng: 1 - 4 g

Kiêng kỵ: thể âm hư hoả vượng, ho khan mà không có đờm không nên
dùng.

5. Thuốc phát tán phong nhiệt

Đặcđiểm: vị cay, tính mát, phần lớn qui kinh phế và can.

Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống.

Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng,
hạ sốt.

Vị thuốc:

Bạc hà

Herba Menthae

34
Dùng toàn thân trên mặt đất của cây bạc hà Việt nam Mentha arvensis L.
Họ Hoa môi - Lamiaceae.

Tính vị : vị cay, tính mát.

Quy kinh: vào kinh phế, can

Công năng: Phát tán phong nhiệt, trừ phong giảm đau.

Chủ trị:

- Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi, chữa sốt cao, đau đầu, phiền khát. Có thể
xông và uống, như bạc hà và thạch cao sống sắc uống.

- Chữa đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau.

- Chữa ho, ho có sốt.

- Làm cho sởi, đậu mọc .

- Dùng trong các bệnh ăn không tiêu, nôn lợm. ợ chua, đau bụng, đi tả; có
thể dùng lá 20g sắc uống trong ngày.

Liều dùng: 4 - 12g

Kiêng kỵ: Những người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi
nhiều không nên dùng . Không nên dùng bạc hà xông hoặc cho trẻ em uống.

Cát căn

Radix Pueraiae

Dùng rễ đã qua chế biến, phơi sấy khô của cây sắn dây Pueraria thomsonii
Benth. Họ đậu Fabaceae.

Tính vị : vị ngọt, cay, tính lương .

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Thăng dương khí tán nhiệt, sinh tân dịch chỉ khát.

Chủ trị:

- Chữa ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu; đặc biệt đau
vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy, hoặc cứng gáy, cổ gáy đau, khó quay cổ.

- Giải độc, làm mọc ban chẩn; dùng bài cát căn thang.

35
- Sinh tân chỉ khát trong các bệnh sốt cao gây phiền khát.

- Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ lâu ngày; cát căn sao vàng để giảm tính phát
hãn của vị thuốc.

- Thanh tâm nhiệt: dùng trong các chứng niêm mạc miệng, môi lở loét, mụn
nhọt, các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt, nước tiểu đục; có thể dùng bột sắn
dây với nước cốt rau má, hoặc cỏ nhọ nồi.

- Hạ huyết áp.

Liều dùng: 4 - 24g

Chú ý:

- Hoa cát căn vị ngọt, tính bình, dùng để giải độc rượu. Lá có tác dụng
chữa rắn cắn.

- Tác dụng dược lý: các isoflavonoid chiết từ cát căn daidzein
daidzin có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt.
Flavonoid toàn phần làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não. Điều đó
chứng minh tác dụng giảm đau đầu của cát căn. Đối với động mạch vành,
flavonoid có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản .
Trên lâm sàng ứng dụng kết quả này của dược lý để chữa các bệnh đau thắt
mạch vành tim cho kết quả. Hạ nhiệt đối với thỏ đã gây sốt thực
nghiệm. Ngoài ra daidzein có tác dụng giải các cơn co quắp do
acetylcholin gây ra. Ngoài ra cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần.

Tang diệp

Folium Mori albae

Dùng lá tươi hay khô của cây dâu tằm Morus alba L. Họ Dâu tằm
Moraceae.

Tính vị : vị ngọt, đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lương huyết, nhuận phế.

Chủ trị:

36
- Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu, ho khan; có thể dùng bài tang
cúc ẩm.

- Dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi lòng bàn
chân, bàn tay.

- Dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc, hoa
mắt, chảy nước mắt.

- Hạ huyết áp.

- Hạ đường huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Tang diệp có tác dụng làm hạ đường huyết, hạ
huyết áp trên động vật thí nghiệm.
- Tác dụng kháng khuẩn : Tang diệp có tác dụng ức chế trực khuẩn
thương hàn, tụ cầu khuẩn.

- Kinh nghiệm : lấy lá bánh tẻ, tước bỏ cuống và xơ gân . Lá non nấu
canh với tôm chà cho trẻ ăn chữa mồ hôi trộm.

Cúc hoa

Flos Chrysanthemi

Dùng hoa của cây cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L . và cây cúc hoa
trắng Chrysanthemum sinense Sabine. Họ Cúc - Asteraceae. Thông thường
dùng loại cúc hoa vàng.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, giáng áp.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong nhiệt, có biểu hiện sốt cao, đau đầu; dùng bài Tang
cúc ẩm.

- Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đau, đỏ.

37
- Bình can hạ huyết áp; có thể phối hợp cúc hoa, hoa hoè, hoa kim ngân,
đinh lăng (chè hạ áp).

- Giải độc chữa mụn nhọt, đinh độc; có thể dùng cúc hoa vàng, cam thảo.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người tỳ vị hư hàn, hoặc đau đầu do phong hàn không
nên dùng.

Chú ý:

- Sau khi thu hái cúc hoa cần được chế biến bằng cách sấy với diêm sinh
để giữ cho cánh hoa không bị rụng; tiện lợi cho quá trình bảo quản.

- Tác dụng dược lý: với liều cao cúc hoa có tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết
áp. Điều đó chứng minh phần nào cho tác dụng giải cảm hạ áp của vị
thuốc.
- Tác dụng kháng khuẩn: cúc hoa ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ
cầu, liên cầu, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn đại tràng, bạch hầu và virus cúm.

Mạn kinh tử

Fructus Viticis

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mạn kinh tử Vitex trifolia L. Họ Cỏ roi
ngựa Verbenaceae.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh can, phế, bàng quang.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị:

- Chữa cảm phong nhiệt, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (đặc biệt đau
nhức bên thái dương, đau nhức trong mắt )

- Thanh can sáng mắt, chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp; có thể phối hợp
với tang diệp.

- Trừ tê thấp co quắp, dùng trong các bệnh phong thấp, chân tay giá lạnh, co
rút.

38
- Làm hạ huyết áp; có thể phối hợp với cát căn, hoè hoa.

- Chữa phù thũng do viêm thận, phù dị ứng do tác dụng lợi niệu.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư mà đau đầu dùng phải thận trọng vì
thuốc có tính thăng tán.

Phù bình (bèo tấm tía)

Herba Spirodelae polyrrhizae

Dùng toàn thân bỏ rễ phơi sấy khô của cây bèo tấm tía - Spirodela
polyrrhiza. Họ Bèo tấm - Lemnaceae

Loại mặt trên hơi xanh, mặt dưới có màu tía thì tốt hơn . Thường dùng tươi,
không có chế biến gì, có khi phơi khô.

Tính vị : vị cay, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, phế.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, giải độc, giải dị ứng.

Chủ trị

- Chữa cảm mạo có sốt.

- Làm cho sởi mọc, dùng tốt với bệnh nhân sởi ở thời kỳ đầu, sởi khó mọc.

- Lợi tiểu tiêu phù thũng; có thể dùng phù bình đem đồ chín, phơi sấy khô,
tán bột (theo kinh nghiệm để lợi tiểu thì dùng bèo trắng) ; uống 4g với nước sôi
để nguội.

- Giải độc, trị mẩn ngứa, mụn nhọt có thể sao vàng sắc uống; hoặc lấy cây
tươi đun nước, xông vào chỗ ngứa.

- Bình suyễn.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người mồ hôi ra nhiều, thể hư không nên dùng.

Sài hồ

Radix Bupleuri

39
Dùng rễ cây sài hồ Bupleurum chinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae.

Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần, họ
Cúc - Asteraceae làm sài hồ nam, cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu.

Công năng: Thoái nhiệt (giảm sốt), thư can, thăng dương.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo nhưng bán biểu bán lý; có thể dùng bài tiểu sài hồ thang.

- Giải cảm nhiệt, dùng với bệnh nhân sốt do cảm mạo.

- Chữa sốt rét; có thể dùng sài hồ, thường sơn, thảo quả.

- Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra các chứng suy nhược thần kinh,
hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực sườn, bế kinh, thống kinh. . .

- Chữa loét dạ dày - tá tràng, ỉa chảy (đông y gọi là can tỳ bất giao hay can
khắc tỳ)

- Có tác dụng thăng dương để chữa các chứng sa giáng do khí hư sinh ra;
dùng bài bổ trung ích khí.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng, nôn lợm, ho đầu đau căng
không nên dùng.

Do có chất saponin có tính chất kích thích; vì thế khi dùng liều cao
có thể gây nôn lợm.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng hạ nhiệt, do đó trên lâm
sàng thường dùng tốt với các chứng sốt mà nhiệt độ thường chênh lệch
1C giữa sáng và chiều hoặc chứng hàn nhiệt vãng lai.
- Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng
của ký sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lỵ Sh. shiga.
- Khi dùng chữa sốt nói chung, sài hồ được tẩm với miết huyết (máu
ba ba ).
40
Thăng ma

Radix Cimicifugae

Dùng rễ cây thăng ma Cimicifuga foetida L. , C. dahurica (Turcz) Maxim .


Họ Mao lương Ranunculaceae.

Việt nam còn dùng rễ cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Họ Ôrô.

Tính vị : vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, thăng dương.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong nhiệt, làm ra mồ hôi.

- Giải độc chữa các chứng do vị nhiệt gây ra như loét miệng, sưng đau răng
lợi, đau họng, làm cho sởi mọc.

- Làm cho phần khí đi lên phía trên (thăng dương khí), dùng trong các
trường hợp trung khí bị hạ hãm, dẫn đến các chứng sa giáng; dùng bài bổ trung
ích khí.

- Thanh vị nhiệt, dùng trong các chứng nóng rát ở dạ dày.

Liều dùng: 4 - 8g/ ngày.

* *

41
CHƯƠNG III

THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc phát tán phong thấp.

2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc phát tán phong thấp
trong điều trị.

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc phát tán phong
thấp đã học.

Nội dung:

1. Định nghĩa

Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập
vào da, gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức; mà YHCT gọi là các chứng tý.

Nguyên nhân : phong thấp hàn và phong thấp nhiệt

Đặc điểm: các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy
những người âm hư, huyết hư khi sử dụng nên thận trọng.

2. Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp

- Cần chú ý phân biệt tính hàn, nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do
phong thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mãn tính, thoái hoá khớp), và do phong
thấp nhiệt (viêm khớp cấp có sưng nóng đỏ đau) có khác nhau.

- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán phong thấp cần phối ngũ:

+ Với thuốc hoạt huyết: để giảm sưng, đau và đến nơi cần chữa bệnh (trị phong
tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt)

+ Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ.

+ Với các thuốc bổ, vì theo lý luận trung y:

Phối hợp với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp, và tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp ra ngoài.

Phối hợp với thuốc bổ can huyết trong trường hợp teo cơ, cứng khớp vì can chủ
cân, nuôi dưỡng cân.
42
Phối hợp với thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt
tuỷ.

Nên phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như: quế chi, tế tân . . . vì
phong thấp ứ đọng ở gân, cơ, xương, kinh lạc.

- Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu .

3. Các vị thuốc

Hy thiêm

Herba Siegesbeckiae

Dùng toàn thân trên mặt đất lúc cây sắp ra hoa của cây hy thiêm -
Siegesbeckia orientalis L. Họ Cúc Asteraceae.

Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc

Chủ trị:

- Chữa các bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê mỏi,
đau lưng, đau thần kinh.

- Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.

- Bình can tiềm dương: chữa các chứng đau đầu, hoa mắt, huyết áp cao.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Chú ý:

- Khi dùng có thể tẩm rượu pha mật ong, rồi đồ chín, sau phơi sấy khô.

- Tác dụng dược lý: Có tác dụng hạ huyết áp

Tang chi

Ramulus Mori

Dùng cành dâu non (đường kính không quá 1cm) của cây dâu tằm Morus alba
L. Họ dâu tằm - Moraceae. Cành dâu sau khi thu hái, phơi qua cho mềm, sau đó
thái thành phiến mỏng, phơi sấy khô, khi dùng sao vàng hoặc tẩm rượu sao.

43
Tính vị : vị đắng, tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay co
rút tê dại.

- Chữa ho (có thể phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì)

- Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng (có thể
phối hợp kim tiền thảo, bạch mao căn)

- Hạ áp: có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày

Tang ký sinh

Ramulus Loranthi

Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus (L. ) Merr . Họ Tầm gửi -
Loranthaceae sống ký sinh trên cây dâu.

Tính vị : vị đắng, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến
đau lưng mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng, đau dây thần
kinh (dùng bài Độc hoạt ký sinh thang).

- Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu.
Dùng cho phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.

- Hạ áp: dùng với bệnh nhân cao huyết áp.

Liều dùng: 10 - 20g/ngày

Kiêng kỵ: Khi mắt có màng mộng thì không dùng.

44
Thiên niên kiện (sơn thục)

Rhizoma Homalomenae

Dùng thân rễ cây thiên niên kiện - Homalomena occulta (Lour. ) Schott. Họ
Ráy - Araceae.

Tính vị : vị đắng, cay, hơi ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn thấp tý đau nhức xương
khớp, cơ nhục, đặc biệt các khớp vai, cổ, gáy.

- Thông kinh hoạt lạc: dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau
dây thần kinh.

- Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy, trẻ con chậm biết đi.

- Kích thích tiêu hoá: dùng khi tỳ vị hư hàn ăn uống kho tiêu, đầy bụng.

- Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày

Kiêng kỵ : Không nên dùng cho người âm hư hoả vượng, người háo khát, táo
bón, đau đầu.

Chú ý:

- Vị thuốc có tác dụng trừ phong chỉ thống tương đối mạnh, nên có thể phối
hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp.

- Vị thuốc có mùi thơm mạnh, thường dùng cho vào thuốc ngâm rượu (với
lượng vừa phải), đặc biệt các thuốc có mùi vị tanh như rắn, tắc kè.

Thổ phục linh (củ khúc khắc, củ kim cang)

Rhizoma Smilacis

Dùng thân rễ phơi sấy khô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây
Smilax glabra Roxb. Họ khúc khắc - Smilacaceae

45
Tính vị : vị ngọt, nhạt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận, vị.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.

Chủ trị:

- Chữa đau nhức khớp xương.

- Giải độc thuỷ ngân.

- Trừ rôm sảy, mụn nhọt.

- Dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm cho ra
mồ hôi, chữa đau nhức khớp xương.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Dây đau xương (khoan cân đằng)

Caulis Tinosporae .

Dùng toàn cây tươi hoặc khô của các loại dây đau xương - Tinospora sinensis
Merr. (T. tomentosa Miers. , T. malabarica Miers. , Menispermum malabaricum
Lamk. ). Họ Tiết dê - Menispermaceae.

Tính vị : Đắng, mát.

Qui kinh: Can, tỳ.

Công năng: Khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết.

Chủ trị: Chữa phong thấp tê bại. Các khớp xương đau nhức. Ngã tổn thương,
ứ máu. Sốt rét kinh niên.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày. Có thể dùng sống hoặc sao vàng . Có thể dùng
ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, hoặc sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp ngoài.

Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử )

Fructus Xanthii

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây ké đầu ngựa - Xanthium Strumarium L.
Họ Cúc - Asteraceae. Ngoài ra còn dùng toàn thân trên mặt đất của cây ké đầu
ngựa.

46
Tính vị : vị đắng, cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, thận, tỳ.

Công năng: Phát tán phong hàn, phát tán phong thấp, giải độc, giải dị ứng.

Chủ trị:

- Khứ phong thấp giảm đau, dùng chữa đau khớp, đau dây thần kinh, chân tay
co quắp tê dại.

- Chữa cảm mạo phong hàn dẫn đến đau đầu.

- Giải dị ứng, ban chẩn, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng do lạnh.

- Chống viêm: chữa viêm xoang, viêm mũi mãn tính, chữa đau răng (sắc lấy
nước ngậm)

- Sát trùng chữa mụn nhọt, vết thương. . . nấu nước rửa.

- Tán kết : làm mềm các khối rắn, dùng với bệnh bướu cổ.

- Lợi niệu, chữa phù thũng.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày

Kiêng kỵ: Theo tài liệu cổ khi dùng ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt lợn, thịt
ngựa (khắp mình sẽ nổi quầng đỏ)

Nhức đầu do huyết hư không nên dùng

Ngũ gia bì

Cortex Schefflerae

1. Ngũ gia bì chân chim - Schefflera heptaphylla (L) Frodin - họ Nhân


sâm (còn gọi là họ Ngũ gia bì) - Araliaceae. Dùng vỏ thân, hiện được sử dụng ở
Việt nam.

Ngũ gia bì còn được dùng để chỉ một số loại sau:


2. Ngũ gia bì ( xuyên gia bì, thích gia bì , ngũ gia bì gai ) -
Acanthopanax aculeatus Seem. ; A. aculeatum Hook. ; A. trifoliatus
(L.) Merr. Họ Ngũ gia bì- Araliaceae
Dùng vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì; là loại cây nhỏ rất nhiều
gai, cao chừng 2-3m. Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét, phiến lá

47
hình bầu dục hay hơi thuôn dài , phía cuống hơi thót lại , đầu nhọn , mỏng ,
mép có răng cưa to , cuống lá dài từ 5-7cm . Hoa mọc khác gốc, thành hình
tán ở đầu cành . Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình
cầu, đường kính chừng 2,5mm, khi chín có màu đen.
3. Ngũ gia bì nhập của Trung quốc:
a) Bắc ngũ gia bì - dùng vỏ rễ của cây Periploca sepium Bunge .
Họ Thiên lý- Asclepiadaceae. Cây này chưa thấy ở VN.
b) Nam ngũ gia bì- dùng vỏ rễ của cây Acanthopanax gracilistylus
W.W.Smith. Họ Ngũ gia bì- Araliaceae. Cây này chưa thấy ở VN.
c) Hồng mao ngũ gia bì - dùng vỏ rễ của cây Acanthopanax giraldi
Harms. Họ Ngũ gia bì- Araliaceae.
Một số cây Acanthopanax khác cũng được dùng ở Trung Quốc,
trong đó có cây A. trifoliatus (L.) Merr, có ở Việt Nam.
4. Tại Việt Nam, ngoài các cây trên còn dùng với tên ngũ gia bì
các vị thuốc sau đây:
a). Vỏ cây chân chim Vitex heterophylla Roxb . Họ Cỏ roi ngựa -
Verbenaceae.
Dùng vỏ thân , cây cao chừng 25m cành hơi hình vuông . Lá kép
chân vịt gồm 3-5 lá chét , mặt trên trắng , mặt dưới hơi vàng , có những
hạch nhỏ , lá chét 2 bên nhỏ hơn lá chét ở giữa. Hoa vàng nhạt, môi dưới
trắng, mọc thành chuỳ ở đầu cành. Quả hạch, hình lê, màu đen xám, có đài
tồn tại.
b). Cây đùm đũm ( còn gọi đũm hương)- Rubus cochinchinensis Tratt.
Họ Hoa hồng- Rosaceae. Dùng lá và cành khô, trong phạm vi nhân dân.

Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương.

Chủ trị:

- Chữa các bệnh đau lưng gối, đau khớp, sưng khớp, gân co quắp.

- Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu vô lực, mệt mỏi.

48
- Kiện tỳ cố thận, dùng khi da thịt teo nhẽo, bại liệt, trẻ em chậm biết đi, chậm
mọc răng.

- Lợi tiểu, tiêu phù thũng.

- Giảm đau, dùng trong sang chấn gẫy xương.

- Giải độc, chữa mụn nhọt, sang lở.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng tăng sức dẻo dai, bền bỉ của
cơ bắp. Dịch chiết nước có tác dụng giảm thấp tính mẫn cảm của tia tử
ngoại trên da bình thường, tăng sức chịu đựng của mạch máu nhỏ dưới áp
suất thấp.
- Còn dùng vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim- Schefflera
octophylla Harms. có vị hơi cay, vào can, thận để trị đau lưng, nhức xương
thể phong hàn thấp, kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm. Ngoài ra còn dùng
vỏ cây Vitex quinata Wiliams.Họ Cỏ roi ngựa- Verbenaceae, để chữa
phong thấp và làm thuốc bổ.
- Theo Nguyễn thị Hiền viện YHCT các cây họ ngũ gia bì có tác
dụng làm chuyển dạng lympho bào rõ rệt để sản xuất thêm nhiều kháng thể
chống đỡ các nguyên nhân gây bệnh.

Khương hoạt

Radix Notopterygii

Dùng rễ của cây khương hoạt (còn gọi là xuyên khương) Notopterygium
incisum Ting ex H. T. Chang. Họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.

Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giảm đau.

Chủ trị:

- Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạo phong hàn, đau đầu, toàn thân đau mỏi.

49
- Trừ thấp chỉ thống: dùng để chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương cốt, đau
dây thần kinh, đau cơ do lạnh.

Liều dùng: 4 - 12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư, không do phong hàn thì không dùng vì vị
thuốc mang tính ôn táo dễ hao tổn tân dịch.

Chú ý: dùng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương cốt, thần kinh từ lưng
trở lên.

Độc hoạt

Radix Angelicae pubescentis

Dùng rễ của cây độc hoạt. Trên thực tế dùng rễ của nhiều loại độc hoạt như:
Angelica pubescentis Maxim (Hương độc hoạt); A. laxiflora Diels (Xuyên độc
hoạt). Họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị : vị đắng, cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.

Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể.

- Chỉ thống: chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, hay dùng cho các
chứng đau từ thắt lưng trở xuống.

- Chữa cảm mạo phong hàn.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư, hoả vượng, huyết hư không nên dùng.

Uy linh tiên

Radix Clematidis

Dùng rễ cây Uy linh tiên Clematis chinensis Osbeck. Họ Mao lương (còn gọi
là họ Hoàng liên) - Ranunculaceae. Hiện nay Uy linh tiên vẫn nhập từ Trung
Quốc.

50
Tính vị : vị cay, mặn, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang.

Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp giảm đau, chữa tê thấp khớp xương sưng đau, chân tay tê
dại, đau nhức trong xương, đau lưng, đau dây thần kinh.

- Chống viêm, chữa viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, đau răng, viêm mũi.

- Chữa chứng hoàng đản có phù thũng (phối hợp với mộc thông, nhân trần, chi
tử)

- Lợi tiểu tiêu phù, dùng trong trường hợp viêm khớp có phù nề.

- Dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào, lang ben.

Liều dùng: 4 - 12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư không nên dùng .

Chú ý:

- Uy linh tiên nam (còn gọi là Bạch hạc, kiến cò) - Rhinacanthus nasuta L.
Họ Ô rô - Acanthaceae; vị đắng, tính ấm, vào kinh can, phế, tỳ. Dùng rễ, chữa
thấp khớp, nhức mỏi gân xương, tiêu viêm và dùng ngoài chữa hắc lào và 1 số
bệnh ngoài da.

Mộc qua

Fructus Chaenomelis

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mộc qua Chaenomeles speciosa (Sweet. )
Nakai. Họ Hoa hồng - Rosaceae

Tính vị : vị chua, chát; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ, thận.

Công năng: Trừ thấp.

Chủ trị:

- Chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, chân tay đau nhức.

51
- Chữa phù nề do tỳ hư.

- Chữa ho lâu ngày.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Chú ý: Mộc qua thường được dùng phối hợp với xương hổ trong các đơn
thuốc chữa đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề.

Kiêng kỵ: Bí tiểu, trường vị tích nhiệt không nên dùng.

Phòng phong

Radix Ledebouriellae seseloidis

Dùng rễ của một số cây khác nhau như:

- Phòng phong hay thiên phòng phong-Ledebouriella seseloides Wolff.


Họ Hoa tán- Apiaceae ( Umbelliferae).
- Xuyên phòng phong- Lygusticum bachylobum Franch. Họ Hoa tán -
Apiaceae ( Umbelliferae).
- Lygusticumc seseloides Wolff. Họ Hoa tán- Apiaceae (Umbelliferae).
Ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, do đó phải chú ý kết quả điều trị
do nguồn gốc không thống nhất.

Tính vị : vị cay, ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang, can.

Công năng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong hàn xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho.

- Trừ phong thấp giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt
cơ, đau nửa đầu (phòng phong, bạch chỉ).

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng không có phong tà không nên


dùng.

Phòng phong tương sát với thạch tín (Phòng phong trừ độc thạch tín)

Mã tiền tử
52
Semen Strychni
Dùng hạt cây mã tiền (còn gọi là củ chi ) Strychnos nux- vomica L.
Họ Mã tiền- Loganiaceae.
Vị thuốc có độc, trước khi dùng uống phải qua chế biến đạt tiêu
chuẩn qui định.
Tính vị : vị đắng; tính ấm, có đại độc.
Quy kinh: vào kinh can, tỳ.
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt.
Chủ trị
- Trừ phong thấp, thông kinh, hoạt lạc,giảm đau trong các bệnh phong
thấp, đau khớp cấp hoặc mãn tính.
- Mạnh gân cốt, dùng trong các trường hợp gân và cơ tê đau, đau
thần kinh ngoại biên .
- Dùng ngoài chữa ghẻ và một số bệnh ngoài da (tán bột, trộn với dầu
vừng bôi).
- Tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ
tuỷ, tăng cường kiện và dinh dưỡng của cơ.
- Làm nguyên liệu để chiết xuất Strycnin
Liều dùng: 0,1-0,3g/ ngày.( Mã tiền chế)
Kiêng kỵ: Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
Chú ý:
- Những người mất ngủ, di mộng tinh không nên dùng. Dùng ngoài
theo dạng cồn xoa bóp.
- Tác dụng dược lý: với liều nhỏ, thuốc có tác dụng kích thích thần
kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra còn có tác dụng tăng huyết áp tăng
tiết dịch vị
- Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều loại cây khác nhau thuộc chi
strichnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn, và có chứa những
ancaloid có tác dụng mạnh chủ yếu là stricnin và bruxin. Có cây là cây
đứng, có cây là dây leo. Nhiều dây leo chưa xác định tên chính xác, thường
chỉ mới tạm xác định là Strichnos sp.

53
- Tên Strichnos chữ Hy lạp nghĩa là những cây có độc; nux nghĩa là
quả cứng; vomica nghĩa là gây nôn.
- Độc tính: Mã tiền rất độc. Khi bị ngộ độc thường ngáp, nước dãi chảy
nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, tứ chi cứng đờ, co giật
nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng. Sau 5' đến 5h chết vì
ngạt.
- Thuốc cao bà Giằng chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp, gồm có: Bột
mã tiền chế 50g, bột hương phụ tứ chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền
6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.
Rắn
Nhân dân ta thường dùng nhiều loại rắn khác nhau để làm thuốc, ví
dụ như: rắn hổ mang Naja-naja L., rắn cạp nong Bungarus fasciatus L.,
rắn cạp nia Bungarus candidus L., rắn ráo Zamenis mucosus L.
Những bộ phận thường dùng: thịt rắn, mật rắn, xác rắn, nọc rắn độc.
Tính vị : vị ngọt, mặn, có độc; tính ấm. ( thịt rắn)
Quy kinh: vào kinh can.
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải
độc.
Chủ trị
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau khớp
xương, đau nhức xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.
- Chỉ kinh, giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân
bất toại.
- Xác rắn (xà thoát): vị mặn, tính bình có tác dụng trừ phong giải độc,
như làm tan mộng mắt, chữa viêm họng, đau họng, chữa mụn nhọt, sang lở.
Liều dùng:8-16g/ ngày
Kiêng kỵ: cơ địa dị ứng không nên dùng.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
- Mật rắn có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt.
- Chú ý tránh nọc độc khi chế biến.
Hổ cốt ( xương hổ)

54
Os Tigris
Dùng xương hổ Panthera tigris L. Họ Mèo - Felidae.
Tính vị : vị mặn, cay ; tính hơi ấm.
Quy kinh: vào kinh can, thận.
Công năng: Khu phong, mạnh gân cốt, trấn kinh.
Chủ trị
- Chữa gân cốt đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, đau cột
sống, đau thần kinh liên sườn, bán thân bất toại.
- Bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, cơ thể suy nhược da dẻ xanh xao,
người vô lực.
Liều dùng:10-30g/ ngày, xương đã chế dạng bột.
Kiêng kỵ: Những người huyết hư hoả thịnh không nên dùng.
Chú ý: Có thể dùng dạng bột xương, ngâm rượu hoặc dạng cao.
*
* *

55
CHƯƠNG IV

THUỐC LỢI THUỶ THẨM THẤP

(thuốc lợi thấp, thuốc thẩm thấp, lợi tiểu)

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc lợi thuỷ thẩm thấp và đặc điểm của
nhóm thuốc này.

2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp trong
điều trị.

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác
dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc lợi thuỷ thẩm thấp
đã học.

Nội dung:

1. Định nghĩa: Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để
bài tiết thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài.

Đặc điểm: đa số các vị thuốc có vị nhạt tính, bình.

2. Tác dụng chung:

- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các
bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

- Lợi niệu trừ phù thũng: chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh như
viêm thận cấp, viêm thận mẫn, phù dị ứng, . . .

- Lợi niệu chữa vàng da (hòang đản).

- Lợi niệu trừ phong thấp: do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử
động khó khăn, sưng đau; thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.

- Lợi niệu cầm ỉa chảy: do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, xuống đại tràng
gây ỉa chảy mãn; tăng cường bài tiết thuỷ thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ cầm ỉa
chảy.

- Lợi niệu thanh nhiệt: hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng. . .

3. Những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp:

56
- Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấp được dùng để giải quyết triệu chứng, vì vậy
thường phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân, vi dụ:

Do nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiểu (do thấp nhiệt hạ tiêu) thì phải phối
hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp.

Vàng da do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật. . . phải phối hợp với
thuốc thanh nhiệt táo thấp.

Bệnh phong thấp gây đau nhức và cử động khó khăn, phải phối hợp với thuốc
trừ phong thấp. . .

- Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau phụ trách: tỳ chủ vận hoá, phế thông
điều thuỷ đạo, thận khí hoá bàng quang, vì vậy tuỳ theo vị trí bị trở ngại để phối
hợp thuốc.

Nếu do sự vận hoá của tỳ bị giảm sút gây phù thũng thì phải phối hợp với thuốc
kiện tỳ.

Nếu phế khí bị úng trệ do phong hàn gây chứng phong thuỷ thì phải dùng các vị
thuốc tuyên phế như ma hoàng.

Nếu do thận hư không khí hoá bàng quang, hoặc không ôn vận tỳ dương thì phải
dùng các vị thuốc trừ hàn như quế nhục, phụ tử và các vị thuốc bổ tỳ thận.

4. Các vị thuốc

Trạch tả (mã đề nước)

Rhizoma Alismatis

Dùng thân rễ đã cạo sạch vỏ ngoài của cây trạch tả - Alisma plantago aquatica
L. Họ Trạch tả - Alismataceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn ; tính hàn

Quy kinh: vào kinh can, thận, bàng quang.

Công năng: Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh thấp nhiệt.

Chủ trị

- Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh nhiệt: chữa tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái rắt, trị
phù thũng.

57
- Chữa ỉa chảy, chữa phù thũng do tỳ hư.

- Thanh thấp nhiệt ở can, dùng trong các bệnh đau đầu, nặng đầu, váng đầu,
hoa mắt.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ: Thận hoả hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng.

Chú ý:
- Trạch tả tác dụng lợi tiểu mạnh, lại có tính hàn, cho nên không có
chứng thấp nhiệt và thận hư hoạt tinh không nên dùng.
- Tác dụng dược lý: có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, lợi
tiểu, hạ thấp lượng urê và cholesterol trong máu. Phạm Xuân Sinh ,
Nguyễn Văn Đồng thấy rằng trạch tả có tác dụng hạ cholesterol ở chuột
thí nghiệm, trạch tả trích muối tác dụng tốt hơn trạch tả sống.
- Khi dùng thường trích muối, sao vàng.

Xa tiền tử (hạt mã đề)

Semen Plantaginis

Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây mã đề - Pantago major L. var. asiatica
Decaisne. Họ Mã đề - Plantaginaceae.

Tính vị : vị ngọt ; tính hàn

Quy kinh: vào kinh can, thận, tiểu trường và bàng quang.

Công năng: Lợi niệu, thanh phế, can nhiệt.

Chủ trị

- Thanh nhiệt, lợi thấp: dùng chữa các chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó khăn, đi
tiểu đau buốt, đái dắt, nước tiểu đỏ, đục, nóng và lượng rất ít, có thể tiểu ra máu.
Có thể dùng hạt mã đề tán bột, uống mỗi lần 8g.

- Chữa viêm thận cấp, viêm niệu đạo, viêm bàng quang cấp, sỏi niệu đạo.

- Thanh thấp nhiệt ở tỳ vị: chữa ỉa chảy, chữa lỵ. Có thể dùng xa tiền tử, hoa
hoè lượng ngang nhau, sao thơm mỗi lần uống 8g với nước ấm.

- Thanh phế hoá đàm: Trị phế nhiệt, sinh ho, ho có đàm.

58
- Thanh can sáng mắt: trị đau mắt đỏ, sưng mắt, hoa mắt.

- Hạ huyết áp.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Chú ý:
- Lá mã đề còn được dùng lợi niệu, viêm nhiễm đường niệu (giống
như hạt); lá giã nát đắp mụn nhọt.
- Tác dụng dược lý: hạt mã đề có tác dụng tăng cường bài tiết nước
tiểu, tăng bài tiết lượng acid uric, muối NaCl. Chất glycosid chiết từ hạt, có
tác dụng ức chế trung khu hô hấp,xúc tiến sự phân tiết ở niêm mạc đường
hô hấp(cho nên có tác dụng giảm ho trừ đờm). Ngoài ra mã đề còn có tác
dụng hạ huyết áp.
- Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ.
- Khi dùng thường sao cho hạt khô phồng.

Mộc thông

Caulis clematidis

Dùng thân leo của cây tiểu mộc thông - Clemantis armandi Franch hoặc cây Tú
cầu đằng - Clemantis montana Buch - Ham. ex DC. Họ Hoàng liên -
Ranunculaceae.

Tính vị : vị đắng ; tính hàn

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, tiểu trường và bàng quang

Công năng: Thanh tâm hoả, trị thấp nhiệt.

Chủ trị

- Chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn, phù thũng do thấp nhiệt.

- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt bế tắc, huyết mạch ứ trệ, mình mẩy
đau nhức, đau khớp, sữa tắc.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người tiểu tiện quá nhiều không được dùng

59
Chú ý : Mộc thông là vị thuốc ta vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai
thác trong nước . Nhưng ngay mộc thông của Trung Quốc cũng không
thống nhất . Người ta đã thống kê , phát hiện thấy hơn 10 loại cây khác
nhau, thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ : Mộc hương-
Aristolochiaceae, Mao lương- Ranunculaceae cho các vị thuốc mang tên
mộc thông. Tại Việt Nam cũng có mấy cây khai thác với tên mộc thông.
Khi sử dụng cần chú ý theo dõi.

Y dĩ nhân (hạt bo bo)

Semen Coicis

Dùng nhân hạt cây ý dĩ - Coix lachryma jobi L. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế.

Công năng: Kiện tỳ hoá thấp.

Chủ trị

- Lợi thuỷ: chữa các bệnh phù thũng, tiểu tiện khó khăn, đái buốt.

- Chữa các bệnh tỳ hư, tiêu hoá kém, tiết tả (ý dĩ sao vàng) - bài phì nhi cam
tích.

- Trừ phong thấp đau nhức .

- Thanh nhiệt độc, trừ mủ: chữa chứng phế hoá mủ, các vết thương có mủ.

Liều dùng: 8 - 40g/ngày.

Chú ý : Dùng với tính chất lợi thấp, lợi thuỷ thì sao hoặc không sao. Khi dùng
với tính chất kiện tỳ thì sao vàng.

Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn)

Medulla Junci effusi

Dùng ruột xốp phơi khô của cây cỏ bấc đèn - Juncus effusus L. . Họ Bấc -
Juncaceae.

Tính vị : vị ngọt, nhạt, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, tiểu trường.


60
Công năng: thanh nhiệt thẩm thấp, an thần.

Chủ trị

- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện ngắn đỏ. . .

- Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm phiền, miệng khô khát, mất ngủ.

- Chữa đau họng, ho do phế nhiệt.

- Cầm máu: do sốt cao gây chảy máu cam.

- Chữa nôn mửa do vị nhiệt (sốt)

Liều dùng: 2 - 3g/ ngày.

Kiêng kỵ: không dùng cho người tiểu nhiều, tiểu không cầm.

Chú ý: Dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Tỳ giải

Rhizoma Dioscoreae

Dùng thân rễ cây tỳ giải - Dioscorea tokoro Makino. Họ Củ mài -


Dioscoreaceae

Tính vị : vị đắng, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, vị.

Công năng: Lợi thấp hoá trọc, giải độc .

Chủ trị

- Chữa tiểu tiện đỏ, vàng, nước tiểu ít, đục, đi tiểu buốt, dắt.

- Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ; chữa chân tay đau nhức, đau khớp.

- Giải độc, chữa mụn nhọt.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : những người âm hư không có thấp nhiệt không dùng . Khi dùng có
thể ngâm với rượu, sau phơi khô, hoặc trích với nước muối.

Chú ý:

61
Ơ Việt Nam vẫn khai thác với tên tỳ giải một số cây thuộc họ Hành-
Alliaceae và họ Củ nâu- Dioscoreaceae nhưng chưa xác định tên khoa học
chắc chắn. Cây Dioscorea tokoro mọc ở các tỉnh Trung Quốc giáp giới
miền Bắc nước ta.

Kim tiền thảo

(cây vẩy rồng, mắt trâu, đồng tiền lông)

Herba Desmodii

Dùng phần trên mặt đất của cây kim tiền thảo - Desmodium styracifolium
(Osb) Merr. Họ Đậu - Fabaceae (Papilionaceae).

Tính vị : vị hơi mặn, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, thận.

Công năng: Lợi niệu thông lâm.

Chủ trị:

- Thẩm thấp lợi niệu: chữa viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, niệu đạo và bàng
quang có sỏi.

- Lợi mật, chữa sỏi mật (phối hợp với râu ngô, mã đề).

- Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt (phối hợp với kim ngân, sài đất).

Liều dùng: 10 - 40g/ ngày.

Đậu đỏ (Xích tiểu đậu)

Semen Phaseoli

Dùng hạt của cây đậu đỏ - Phaseolus angularis Wight . Họ Đậu - Fabaceae
(Papilionaceae).

Tính vị : vị ngọt, hơi chua, tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, tiểu trường.

Công năng: Lợi niệu, hoạt huyết và trừ mủ.

Chủ trị:

62
- Lợi niệu tiêu phù thũng: chữa tiểu tiện khó, đái buốt dắt, tiểu tiện ra máu, phù
thũng.

- Chữa lỵ ra máu.

- Giải độc tiêu mủ: chữa mụn nhọt, sưng đau (kết hợp uống và giã đắp nơi sưng
đau)

Liều dùng: 10 - 40g/ ngày.

Thông thảo (thông thoát)

Medulla Tetrapanacis

Dùng lõi xốp trắng của cây thông thảo - Tetrapanax papyriferus Hook. Họ
Nhân sâm - Araliaceae.

Tính vị : vị ngọt, nhạt, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị .

Công năng: Lợi niệu, thanh thấp nhiệt, lợi sữa.

Chủ trị:

- Lợi thấp, lợi niệu thông lâm: chữa phù do thấp nhiệt, nước tiểu ít, đỏ.

- Hành khí thông sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh sữa ít, tắc.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người không có thấp nhiệt không bí tiểu tiện không dùng.

Râu ngô

Stigmata Maydis

Là vòi và núm của hoa ngô - Zea mays L. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận .

Công năng: Lợi niệu, lợi mật.

Chủ trị:

63
- Lợi tiểu, tiêu phù thũng, trị tiểu tiện khó khăn, đái buốt, phù thũng, sỏi niệu
đạo.

- Lợi mật: dùng trong bệnh viêm gan, tắc mật, bài tiết mật của gan bị trở ngại.

Liều dùng: 12 - 24g/ ngày.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Râu ngô có tác dụng tăng lượng nước tiểu từ 3- 4
lần, làm tăng sự bài tiết của mật và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng
bilirubin trong máu cũng giảm; lượng prothrombin trong máu tăng lên và do
đó làm cho máu đông nhanh. Do đó trên lâm sàng còn dùng để cầm máu,
giảm đau trong bệnh gan mật.

Bạch phục linh (phục linh, bạch linh)

Poria

Là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông - Poria cocos Wolf. Họ Nấm lỗ -
Polyporaceae.

Nấm mọc bên cạnh hoặc đầu rễ gọi là bạch phục linh, mọc ở xung quanh rễ khi
đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần.

Tính vị : vị ngọt, nhạt, tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, thận, tỳ và vị.

Công năng: Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ và định tâm.

Chủ trị:

- Dùng trong các bệnh tiểu tiện bí, đái buốt, nước tiểu đỏ, đục, lượng nước tiểu
ít, người phù thũng.

- Dùng trong các bệnh của tạng tỳ bị hư nhược gây ỉa lỏng.

- Trị tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp. mất ngủ, hay quên.

Liều dùng: 12 - 16g/ ngày.

* *
64
CHƯƠNG V
THUỐC TRỤC THUỶ
Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc trục thuỷ, đặc điểm và những
chú ý khi sử dụng ?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính
năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc trục
thuỷ đã học.
Nội dung:
1. Đại cương:
Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc gây tả hạ rất mạnh, sau khi dùng bệnh
nhân có thể dẫn đến đi tả đi tiểu liên tục. Do đó thích hợp cho những trường
hợp phù nề nặng: phù thũng cổ chướng, ứ nước màng phổi, ứ nước màng tim.
Thuốc trục thuỷ có tính năng mạnh: vị đắng, tính hàn; đưa nước ra
ngoài qua đường đại tiện và tiểu tiện. Đa số các vị thuốc có độc tính. Một số
tài liệu xếp chương này vào chương thuốc tả hạ.
Khi dùng các vị thuốc này nên chú ý:
- Sức khoẻ của bệnh nhân, những người yếu không nên dùng.
- Phải có sự phối ngũ thích hợp để hoà hoãn tính năng của vị thuốc, hoặc
làm tăng tác dụng của vị thuốc đạt yêu cầu chữa bệnh.
- Chú ý liều dùng của thuốc
- Dùng đúng chỉ định và chống chỉ định của vị thuốc. Cấm dùng cho phụ
nữ có thai.
- Theo dõi chặt chẽ người bệnh sau khi dùng thuốc; xử lý kịp thời những tai
biến xảy ra.
- Chú ý bào chế làm giảm độc tính, giảm bớt tính mãnh liệt của vị thuốc.
2. Một số vị thuốc:
Khiên ngưu tử ( hắc sửu, bạch sửu)
Semen Pharbitidis
Dùng hạt của cây bìm bìm- Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea
Choisy). Họ Bìm bìm- Convolvulaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hàn.

65
Quy kinh: vào kinh phế, thận, bàng quang.
Công năng: trục thuỷ, sát trùng.
Chủ trị
- Trục thuỷ tả hạ: Dùng khi đại tiểu tiện bí kết, dùng dạng bột mịn,
4g/lần uống với nước sôi để nguội.
- Trục thuỷ trừ phù thũng: dùng trong trường hợp phù bụng, thực chứng;
có thể dùng trong bệnh viêm thận mạn tính,viêm gan mạn tính.
- Tẩy giun đũa.
Liều dùng:4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, những người tỳ hư không nên dùng.
Chú ý: khiên ngưu dùng sống: phơi khô, giã giập hoặc tán bột mịn thì
tác dụng mạnh; sao vàng tác dụng sẽ kém hơn.
Đình lịch tử
Dùng hạt cây đình lịch- họ Thập tự- Cruciferae
Tính vị : vị cay, đắng, tính đại hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, bàng quang.
Công năng: Tả phế hành thuỷ, trừ đàm bình xuyễn
Chủ trị
- Chữa khó thở do ứ nước màng phổi; bài Đình lịch đại táo tả phế
thang: đình lịch tử, đại táo
- Lợi niệu trừ phù thũng
Liều dùng:3-8g/ ngày.
Kiêng kỵ: Hen phế quản, tâm phế mãn, phù do thiếu dinh dưỡng,
bàng quang khí kém gây bí tiểu tiện không nên dùng.
Cam toại
Radix Euphorbiae kansui
Dùng rễ của cây cam toại- Euphorbia kansui Liou ined. Họ Thầu dầu-
Euphorbiaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ, phế, thận.
Công năng: Trục thuỷ tả hạ
Chủ trị:

66
- Dùng trong trường hợp phù bụng, lồng ngực tích nước, dẫn đến khó thở.
- Dùng trong trường hợp phù lại bí đại tiểu tiện thì phối hợp với khiên
ngưu, đại táo sắc uống
Liều dùng:1-2g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người không có phù, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai
cấm dùng.
Cam thảo phản cam toại.
Chú ý:
- Khi dùng có thể chế biến bằng cách nấu với đậu phụ hoặc nấu với
dấm để giảm độc tính.
- Cam toại có tác dụng kích thích ruột gây tả mạnh, sau khi chế với
dấm sức tả hạ có giảm đi. Các chất Kansuinin A, B có tác dụng giảm đau,
đồng thời cũng là chất có độc tính.
- ở Việt nam còn dùng rễ cây Niệt gió - Wikstroemia indica C.A. Mey.
Họ Trầm- Thymeleacea . Vị đắng, hơi cay, tính lạnh, có độc, mới chỉ dùng
trong phạm vi nhân dân.

*
* *

67
CHƯƠNG VI

THUỐC THANH NHIỆT

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải trình bày được:

1. Đại cương thuốc thanh nhiệt

2. Phân biệt được các loại thuốc thanh nhiệt, tác dụng, cách dùng của từng loại

3. Bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc
thanh nhiệt

Nội dung

1. Đại cương

1. 1 Định nghiã:

Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để chữa bệnh gây chứng
nhiệt trong người (lý thực nhiệt).

Nguyên nhân gây bệnh:

- Thực nhiệt:

Do hoả độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp.

Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục.

Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.

- Huyết nhiệt:

Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)

Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc
thần kinh, rối loạn thành mạch . Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát
của các bệnh nhiễm khuẩn.

1. 2 Phân loại: Dựa vào nguyên nhân, chia làm 5 loại:

- Thanh nhiệt tả hoả.

- Thanh nhiệt lương huyết.

- Thanh nhiệt giải độc .

68
- Thanh nhiệt táo thấp.

- Thuốc giải thử:

+ Thanh nhiệt giải thử.

+ Ôn tán thử thấp.

1. 3 Cách dùng:

- Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng
thì phải kết hợp “biểu lý song giải”.

- Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài.

- Phối ngũ:

Các vị thuốc TN có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc hành
khí, kiện tỳ (trần bì, bạch truật)

Các vị thuốc TN vị đắng tính hàn, gây khô táo, làm mất tân dịch, phải phối hợp
vớithuốc bổ âm sinh tân (thục, thược)

- Liều lượng:

Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp .

Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.

- Một số TTN uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng.

1. 4 Cấm kị:

Bệnh thuộc biểu.

Dương hư, chân hàn giả nhiệt.

Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng

2. Thuốc thanh nhiệt tả hoả (thuốc hạ sốt )

2. 1 Định nghĩa:

Thanh nhiệt tả hỏa: là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc
nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát
nước, lưỡi đỏ rêuvàng, mạch hồngsác.

2. 2 Tác dụng:
69
Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh,
vận mạch (ôn nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng)

Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.

2. 3. Cách dùng:

Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân (thanh nhiệt
giải độc, thanh nhiệt táo thấp)

Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.

2. 4. Kiêng kỵ : Tỳ vị hư hàn

2. 5. Các vị thuốc: Đa số có tính hàn, quy kinh phế vị.

Thạch cao. (Bạch hổ, băng thạch)

Gypsum Fibosum

Thành phần: chủ yếu là calci - sunfat ngậm nước (CaSO4. 2H2O)

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, cay, đại hàn - Phế vị.

Công năng chủ trị : Tả hoả, trừ phiền chỉ khát.

Dùng sống để uống: Chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt,

vị hoả gây nhức đầu, đau răng.

Dùng ngoài nung cho mất nước (CaSO4. ẵH2O): Chữa lở loét, eczema, vết
thương nhiều mủ. Tây y dùng bó bột.

Liều dùng : 12 - 80g/24h dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thuốc thang đã
sắc mà uống. Không dùng lửa sao, sấy trực tiếp, thạch cao bị mất nước khi uống sẽ
gây tắc ruột chết người. Rắc ngoài không kể liều lượng

Chi tử (dành dành).

Chi tử mọc ở núi gọi là sơn chi tử - Gardenia florida L = Gardenia jasminoides Ellis
Họ cà phê - Rubiaceae

Bộ phận dùng : Quả chín của cây dành dành

Tính vị quy kinh: tinh đắng - hàn - Can phế vị

Công năng chủ trị : Tả hoả, lương huyết, lợi niệu

70
- Dùng sống hoặc sao vàng để tả hoả: Sốt cao vật vã, hoàng đản, đau mắt đỏ do can
hoả (dùng lá tươi đắp mắt)

- Sao cháy để chỉ huyết: viêm dạ dày, chảy máu dạ dày (uống với nước gừng), sốt
cao chảy máu (nục huyết, tiện huyết, xuất huyết. . . )

Liều lượng cách dùng : 10 - 20g/24h sắc uống

Trúc diệp

Cây tre - Bambusa, cây vầu - Phyliostachys. họ lúa (Poaceae)

Bộ phận dùng: Lá non (tươi, khô) hoặc búp tre (trúc diệp quyển tâm)

Tính vị quy kinh: Tính cay đạm, hàn - Tâm, phế, vị

Công năng chủ trị: Tả hoả, trừ phiền.

- Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ.

- Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hoặc xông

Hạ khô thảo.

HKT bắc - TQ - Prunella vulgris L. họ Bạc hà - Lamiaceae.

HKT nam (cải trời, cải ma) - Blumea subcapitata DC. , họ Cúc - Asteraceae.

Bộ phận dùng :

HKT bắc: Dùng hoa và quả

HKT nam: Toàn cây, trị vẩy nến, lợi tiểu, viêm gan mãn

Tính vị quy kinh: tính đắng cay, hàn - Can đởm

Công năng chủ trị:

- Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu

- Hạ sốt, caoHA, viêm ganvirus, đau mắt kèm đau nửa đầu (thong manh)

- Rong huyết, chấn thương (đắp ngoài), lao hạch, giải dị ứng

- Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu

71
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống

Kiêng kỵ: Âm hư, ăn kém

Thảo quuyết minh (Hạt muồng, đậu ma)

Cassia fora họ Vang (caesalpiniaceae)

Bộ phận dùng: Hạt của cây Thảo quyết minh

Tính vị quy kinh: Mặn, bình - Can thận

Công năng chủ trị: Bình can, nhuận tràng.

- Sao vàng: Nhuận tràng, chữa táo bón

- Sao cháy: Bình can: chữa đau đầu, hoa mắt, mất ngủ do cao huyết áp, đau mắt đỏ
do can hoả và hạ sốt

- Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hãm uống

Tri mẫu - TQ

Anemarrhena asphodeloides Bge. họ Tri mẫu - Asphodelaceae

Bộ phận dùng Thân rễ

Tính vị quy kinh: tính đắng, hàn - Phế, vị, thận

Công năng chủ trị: Tả hoả, tư âm, nhuận trường

- Hạ sốt, khát nước (do sốt cao kéo dài, tiêu khát)

- Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

3. Thuốc thanh nhiệt lương huyết

3. 1 Định nghĩa :

Thanh nhiệt lương huyết: là những vị thuốc để chữa các chứng bệnh do huyết
nhiệt gây ra.

3. 2 Tác dụng:

72
- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh,
vận mạch (ôn nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê,
co giật hoặc chảy máu như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn (xuất huyết dưới
da). . .

- Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn) như
mụn nhọt, dị ứng, đau khớp, hen, viêm PQ mãn. . .

- Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh
nhiễm khuẩn (âm hư, còn dư nhiệt)

3. 3 Cách dùng :

- Là thuốc chữa triệu chứng phối hợp thuốc trị nguyên nhân như TN giải độc,
TN táo thấp .

- Để tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp thuốc khu phong.

- Để tăng tác dụng phối hợp thuốc bổ âm.

3. 4 Cấm kị : Tà còn ở khí phận, tỳ hư

3. 5 Các vị thuốc: Đa số có vị ngọt. Tinh hàn. Quy linh tâm, can, thận.

Đều sinh tân dịch.

Sinh địa (Địa hoàng )

Rehmannia glutinosa (Gaertn. ) Libosch họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, hàn - Tâm, can, thận, tiểu trường

Công năng chủ trị: Lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai.

- Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu.

- Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan.

- Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn (thai nhiệt)

- Chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch, khát nước do đái đường (Rehmanin
làm hạ đường huyết)

Liều dùng - cách dùng: 12 - 64g/24h sắc uống.

73
Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Huyền sâm (nguyên sâm, hắc sâm)

Scrophularia buergeriana Miq. , họ Hoa mõm chó - Scrophulariacea.

Bộ phận dùng: Rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Đắng, mặn, hàn - Phế, thận.

Công năng chủ trị: Lương huyết, giải độc, nhiễn kiên

- Chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân dịch

- Chữa sốt phát ban, viêm họng, mụn nhọt, tràng nhạc.

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống

Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Bạch mao căn (Rễ cỏ tranh)

Imperata cylindrica P. Beauv. , họ Lúa - Poaceae.

Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, vị

Công năng chủ trị: Lương huyết, lợi niệu

- Chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, chảy máu: chảy máu cam ho ra máu, tiểu tiện ra
máu

- Chữa viêm phế quản co thắt

- Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu, hoàng đản

Liều dùng - cách dùng: 10 - 40g/24h sắc uống hoặc hãm uống

Kiêng kỵ: Khi có thai

Mẫu đơn bì (Đơn bì, đan bì) - TQ

Paeonia suffruticosa Andr. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ của cây hoa mẫu đơn (Mộc thược dược, hoa vương, phấn đơn
bì)

Tính vị quy kinh: Cay, đắng, hàn - Tâm, can, thận

74
Công năng chủ trị: Lương huyết, hoạt huyết

- Dùng sống: Sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng đau do sang chấn

- Tẩm rượu sao: Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, một số bệnh sau sinh đẻ (hậu
sản)

- Sao cháy: Cầm máu khi chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu

Kiêng kỵ: Khi có thai

Địa cốt bì

Lycium chinense Mill. , họ Cà - Solanaceae


Bộ phận dùng : vỏ rễ cây kỷ tử

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, can, thận, tam tiêu

Công năng chủ trị: Lương huyết, thanh phế, dưỡng âm

- Sốt cao chảy máu: Thổ huyết, máu cam, ho ra máu, tiểu huyết. . .

- Ho do VPQ cấp và mãn

- Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

4 - Thuốc thanh nhiệt giải độc

4.1. Định nghĩa:

Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả
độc, nhiệt độc gây ra.

4.2. Tác dụng :

- Trị mụn nhọt, chốc lở, dị ứng. . .

- Trị ho do phế nhiệt (viêm đường hô hấp): viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm
phế quản, viêm thanh quản. . .

- Hạ sốt do nhiễm khuẩn

- Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú, chữa các vết thương. . .

4.3. Cách dùng:

75
1. Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt (háo), khi kê đơn số vị thuốc ít nhất
là 2 và nhiều nhất là 4

2. Phải phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng:

- Để chống viêm phối hợp thuốc hoạt huyết

- Để hạ sốt phối hợp thuốc tả hoả, nhuận tràng, lợi niệu

- Để simh tân, chống tái phát phối hợp thuốc lương huyết

4.4. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ

4.5. Các vị thuốc: Đa số có vị Đắng, tính hàn. Quy kinh can, phế, vị.

Đều gây táo (làm mất tân dịch)

Kim ngân (Nhẫn đông)

Lonicera japonica Thunb. , họ Kim ngân - Caprifoliaceae.

Bộ phận dùng: Nụ hoa (kim ngân hoa ), cành lá (kim ngân đằng)

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, vị, tâm, tỳ

Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp

- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, ho do phế nhiệt, hạ sốt

- Chữa lị trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt đái rắt

- Chữa đau khớp (dùng cành lá)

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g khô, 20 - 50g tươi/24h sắc uống

Bồ công anh

- Bồ công anh Việt Nam (cây diếp dại, rau bồ cóc, mũi mác)

Lactuca indica L. , họ Cúc - Asteraceae.

- Bồ công anh TQ

Taraxacum officinale Wigg. , họ Cúc - Asteraceae

- Chỉ thiên - Elephantopus scaber, họ Cúc - Asteraceae

Tuệ Tĩnh gọi rễ là tiền hồ nam, dùng để chữa ho

Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc khô

76
Tính vị quy kinh: Đắng, ngọt, hàn - Can, vị

Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp, lợi niệu

- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm mắt, tràng nhạc (phối hợp với hạ khô thảo), viêm vú (lá
tươi giã vắt nước uống, bã đắp nơi vú sưng đau)

- Trị đái buốt, đái rắt, phù do viêm đường tiết niệu

- Chữa đau dạ dày, ăn kém tiêu

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g khô, 50 - 100gtươi/24h sắc uống hoặc giã đắp

Xạ can (Rẻ quạt)

Belamcanda chinensis (L. ) DC. , họ Ladơn - Iridaceae.

Bộ phận dùng: Rễ, hơi có độc (gây bỏng niêm mạc)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Can, phế

Công năng chủ trị: Giải độc, lợi niệu

- Ho do phế nhiệt, hạ sốt, trị mụn nhọt, tràng nhạc, sưng vú, thống kinh

- Chữa phù, bí đại tiểu tiện

Liều dùng - cách dùng : 3 - 6g/24h sắc uống, bột

Sài đất (Cúc nháp, húng trám, cúc dại)

Wedelia chinensis (Osb. ) Merr. , họ Cúc - Asteraceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô, thường dùng tươi

Tính vị quy kinh: Đắng, mát - Can, phế, thận

Công năng chủ trị: Thanh nhiệt giải độc

Chữa mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, viêm cơ viêm khớp. . .

Liều dùng - cách dùng: 25 - 30g khô, 100g tươi/24h sắc uống, nấu nước tắm

Rấp cá (Diếp cá, ngư tinh thảo)

Houttuynia cordata Thunb. , họ Lá giấp - Saururaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Cay, hàn - Phế. Hơi có độc (làm phồng da)

77
Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp

- Trị mụn nhọt, áp xe phổi (phế ung), viêm mắt do trực khuẩn mủ xanh (lá tươi giã,
đắp mắt), trĩ chảy máu (uống và xôngrửa)

- Chữa đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20gkhô, 40 - 60gtươi/24h sắc uống, đắp, xông rửa

Liên kiều – TQ (Trúc căn, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan)

Forsythia suspensa Vahl. , họ Nhài - Oleaceae.

Bộ phận dùng: Quả chín (lão kiều), quả xanh (thanh kiều)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Đởm, đại tràng, tam tiêu

Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp

- Trị sốt cao, vật vã mê sảng, mụn nhọt, sưng vú, tràng nhạc, ổgà

- Trị đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo

Liều dùng - cách dùng: 10 - 30g/24h sắc uống hoặc rửa

Sâm đại hành (sâm cau, tỏi lào, tỏi đỏ)

Eleutherine subaphylla Gagnep. , họ La dơn - Iridaceae.

Bộ phận dùng: Củ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt, nhạt, mát - Phế, can, thận

Công năng chủ trị: Giải độc, bổ huyết

- Chữa các bệnh ngoài da: mụn nhọt, chốc lở, tràm nhiễm khuẩn, viêm da có mủ, tổ
đỉa vẩy nến. . .

- Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng cấp và mãn

- Chữa thiếu máu (huyết hư): da xanh, mệt mỏi

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12gkhô, 12 - 30gtươi/24h sắc, bột, viên, ngâm rượu

Mỏ quạ (Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch. )

Cudrania tricuspidata (Carr. ) Bur. , họ Dâu tằm - Moraceae.

Bộ phận dùng: Lá, rễ.

78
Thành phần học chính: Flavonoid.

Công dụng: Chữa thương phần mềm.

Liều dùng - cách dùng:

Lá tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương, băng lại, mỗi ngày rửa và thay
băng một lần. Rửa bằng nước lá Trầu không. Thường dùng kết hợp với một số vị thuốc
khác.

Rễ làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, phụ nữ bế kinh, ngày
dùng 10 - 30g rễ dưới dạng thuốc sắc.

5. Thuốc thanh nhiệt táo thấp

5.1. Định nghĩa:

Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốcdùng để chữa các chứng bệnh do thấp
nhiệt gây ra

5.2. Tác dụng

1 - Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm
loét cổ tử cung, viêmtinh hoàn. . .

2 - Nhiễm khuẩn tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm gan mật, lị trực khuẩn, lị amip. . .

3 - Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, ghẻ lở nhiễm khuẩn

(do thấp hoá nhiệt gọi là thấp chẩn)

4 - Trị viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị )

5.3. Cách dùng

1. Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất

2. Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng:

- Sốt cao phối hợp thuốc tả hoả, lương huyết. . .

- Xuất huyết, xung huyết phối hợp thuốc hoạt huyết, chỉ huyết

- Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí

3. Các thuốc TNTT có tác dụng giải độc, ngược lại các thuốc TNGĐ có tác dụng táo
thấp, gọi là kháng sinh đông y.

79
5.4. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn

5.5. Các vị thuốc: Đa số vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận.

Đều mất tân dịch

Hoàng cầm –TQ

Scutellaria baicalensis Georg. , họ Bạc hà - Lamiaceae.

Bộ phận dùng: Rễ

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, phế, can, đởm, đại tràng

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, an thai

- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản

- Ho do phế nhiệt: viêm phổi, viêm phế quản

- Hạ sốt khi sốt lúc nóng, lúc rét gọi là hàn nhiệt vãng lai (hoà giải thiếu dương)

- An thai khi sốt nhiễm khuẩn gây động thai

- Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ (do làm giãn mạch), không có tác dụng với
cơn tăng huyết áp đột biến

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Hoàng cầm ghét sinh khương

Hoàng liên

- Hoàng liên bắc - TQ: Hoàng liên chân gà Coptis teeta Wall. và một số loài Hoàng
liên khác Coptis sinensis Franch. , Coptis teetoides C. Y. Cheng. , họ Hoàng liên -
Ranunculaceae.

- Hoàng liên nam (hoàng đằng) Fibraurea tinctoria Lour. hay Fibraurea recisa
Pierre), họ Tiết dê – Menispermaceae, người ta còn dùng các loài Hoàng liên khác
như:

- Thổ Hoàng liên Thalictrum foliolosum DC. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae, công
dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn.

- Hoàng liên gai Berberis wallichiana DC. , họ Hoàng liên gai - Berberidaceae, dùng
thay Hoàng liên và chiết xuất berberin.

80
- Hoàng liên ô rô Mahonia bealei Carr. , họ Hoàng liên gai Berberidaceae, dùng thay
Hoàng liên, Hoàng bá.

Bộ phận dùng: Rễ của nhiều loài hoàng liên chân gà (hoàng liên bắc)

- Thân và rễ của cây hoàng liên gai, hoàng đằng, thổ hoàng liên (nam hoàng liên)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, can, đởm, tiểu trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc

- Chữa lị trực khuẩn, lị amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp (chứa berberin)

- Trị mụn nhọt, viêm mắt, viêm tai, viêm loét miệng lưỡi. . .

- Chữa sốt cao mê sảng, mất ngủ, nôn, chảy máu do sốt cao

- Giải ngộ độc ba đậu, khinh phấn (Hg2Cl2)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, chiết berberin

Kiêng kỵ: Tỳ hư, ỉa chảy do lên đậu không dùng

Phụ nữ có thai dùng thận trọng vì berberin gây co bóp tử cung làm xảy thai

Hoàng bá (Hoàng nghiệt)

- Hoàng bá bắc (Hoàng nghiệt) - TQ

Phellodendron chinense Schneid. , họ Cam - Rutaceae.

- Hoàng bá nam (núc nác, mộc hồ điệp)

Oroxylon indicum Vent. ), họ Chùm ớt - Bignoniaceae.

Bộ phận dùng: Vỏ thân hoàng bá bắc, nam.

- Hạt cây núc nác gọi là mộc hồ điệp chữa ho hen, viêm PQ

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Thận, bàng quang, đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, trừ phong thấp

- Chữa lị, ỉa chảy nhiễm khuẩn, trĩ (có berberin), hoàng đản

- Trị lâm lậu, xích bạch đới: viêm BQ, âm đạo, cổ tử cung. . .

- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, đắp vết thương. . .

- Chữa thấp khớp có sưng nóng đỏ đau

81
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột

Nhân trần

- Cây Nhân trần Andenosma caeruleum R. Br. , họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae.

- Cây Bồ bồ, còn gọi là Nhân trần bồ bồ Andenosma indianum (Lour. ) Merr. với công
dụng như Nhân trần.

Bộ phận dùng: Toàn cây khô, thu hái khi ra hoa

Tính vị quy kinh: Đắng, hơi hàn (bình) - Can, đởm, bàng quang

Công năng chủ trị: Táo thấp, phát hãn, lợi tiểu

- Chữa hoàng đản nhiễm khuẩn thể dương hoàng

- Chữa cảm phong nhiệt làm ra mồ hôi và lợi tiểu

- Dùng cho phụ nữ sau đẻ, giúp ăn ngon cơm, chóng hồi phục sức khoẻ

Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, hãm, nấu cao.

Khổ sâm cho lá

Tên khổ sâm chỉ các cây sau:

- Khổ sâm cho lá, còn gọi là khổ sâm nam

Croton tonkinensis Gagnep. , họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

- Khổ sâm cho rễ (dã hoè, khổ cốt), còn gọi là khổ sâm bắc - TQ

Sophora flavescentis Ait. , họ Đậu - Fabaceae.

- Khổ sâm cho hạt (xoan rừng, sầu đâu rừng, nha đảm tử)

Brucea javanica Merr, họThanh thất - Simaroubaceae.

dùng hạt đã ép hết dầu chữa lị amip và chữa sốt rét

Bộ phận dùng: Dùng lá của cây khổ sâm cho lá (khổ sâm nam)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc

- Chữa đau dạ dày, đầy bụng, tiêu hoá kém, lị trực khuẩn, hoàng đản, đái rắt, đái máu
do viêm bàng quang

82
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, tràm, lở ngứa. . .

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, nấu nước tắm

Cỏ sữa (cây có nhựa mủ trắng như sữa )

- Cỏ sữa to lá (thiên cẩm thảo)

Euphorbia hirta L. hay Euphorbia pilulifera L, họ Thầu dầu - Euphobiaceae.

- Cỏ sữa nhỏ lá (địa cẩm thảo, hồng liên thảo)

Euphorbia thymifolia Burm. , họ Thầu dầu - Euphobiaceae.

Bộ phận dùng: Toàn câycủa cây cỏ sữa to lá và cây cỏ sữa nhỏ lá

Tính vị quy kinh: Đắng, mát - Phế, đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc

- Dùng cỏ sữa nhỏ lá chữa lị trực khuẩn, phối hợp với rau sam, sao vàng hạ thổ, sắc
uống

- Dùng cỏ sữa to lá chữa loét giác mạc (giã, đắp mắt)

Liều dùng - cách dùng: 16 - 40gkhô, 50 - 100gtươi/24h sắc uống, đắp mắt

Rau sam (Mã xỉ hiện)

Portulaca oleracca L. , họ Rau sam - Portulacaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô, hay dùng tươi

Tính vị quy kinh: Chua, hàn - Tâm, can, tỳ

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, nhuận tràng

- Chữa lị trực khuẩn (phối hợp với cỏ sữa), tiểu tiện đục, khó khăn, khí hư bạch đới

- Trị mụn nhọt, đinh độc

- Chữa táo bón, tẩy giun sán

Liều dùng - cách dùng: : 50 - 100gtươi/24h sắc, giã vắt nước uống

Kiêng kỵ: Tỳ hư, có thai không dùng

Xuyên tâm liên (Khổ đởm thảo, công cộng)

Andrographis paniculata (Burm. f. ) Nees, họ Ô rô - Acanthaceae

83
Bộ phận dùng: Cành lá thu hái vào mùa hè

Rễ thu hái vào mùa thu đông

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Vị, phế, đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, kích thích tiêu hoá

- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp

- Chữa phế nhiệt sinh ho (viêm họng, phổi, phế quản)

- Đắp ngoài chữa rắn cắn

- Làm thuốc bổ đắng chữa mệt mỏi, kém ăn

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc, bột, viên, rượu

Mơ lông (mơ tam thể)

Paederia tomentosa L. , họ Cà phê - Rubiaceae.

Bộ phận dùng: Lá tươi

Tính vị quy kinh: Đắng, mát - Đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, nhuận tràng

- Chữa lị tực khuẩn, táo bón (hấp hoặc dán với trứng gà)

- Chữa viêm gan, xơ gan có báng (lá mơ, vọng cách, ô rô mỗi thứ một nắm, sắc uống)

Liều dùng - cách dùng: 30 - 50g tươi/24h sắc uống

Mức hoa trắng (Mộc hoa trắng, thừng mực lá to)

Holarrhena antidysenterica Wall, họ Trúc đào - Apocynaceae.

Bộ phận dùng: Vỏ thân và hạt

Tính vị quy kinh: Đắng, the, bình - Đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, chữa lị amip

Cây có Conesin là ancaloid có tácdụng đặc hiệu với lị amip mà không có tác dụng phụ
gây độc cho gan như emetin

Liều dùng - cách dùng: Vỏ thân: 10g/24h, hạt: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu.

Thường tán bột, uống liên tục 7 - 15ngày để bệnh khỏi trở thành mãn tính

84
6 - Thuốc giải thử

6.1. Định nghĩa:

Thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chưã các chứng bệnh do thử (nắng) gây ra

Thử hay kết hợp với nhiệt gây các chứng thử nhiệt

Thử còn kết hợp với thấp gây các chứng thử thấp.

Do đó chia thuốc giải thử thành 2 loại:

- Thuốc thanh nhiệt giải thử: Chữa các chứng thử nhiệt

- Thuốc ôn tán thử thấp: Chưã các chứng thử thấp

6.2. Tác dụng của từng loại:

. Thuốc thanh nhiệt giải thử

- Chữa sốt cao mùa hè (thương thử): Sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, thích uống
nước, nhức đầu chóng mặt, nước tiểu ít, ngắn, đỏ

- Trị say nắng (trúng thử): Nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê bất
tỉnh, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh

. Thuốc ôn tán thử thấp

- Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, hoặc tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau đầu,
không có mồ hôi

- Chữa rối loạn tiêu hoá mùa hè do ăn uống đồ lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực bụng
đầy tức, khát nước, ra mồ hôi, gọi là ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn

6.3. Các vị thuốc

a. Thanh nhiệt giải thử

Lá sen (Hà diệp)

Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn. , họ Sen - Nelumbonaceae.

Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc khô của cây hoa sen

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Can, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Thanh nhiệt giải thử, thăng phát tỳ dương

85
- Chữa sốt cao mùa hè, say nắng

- Chữa ỉa chảy do tỳ hư, ỉa chảy do thử thấp

- Cầm máu (saocháy): chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết. . .

- Chống béo phì (lá hãm uống hoặc tro lá sen uống có tác dụng làm giảm
cholesteron/huyết)

- An thần (có Nuciferin làm dịu, ức chế TKTƯ): phối hợp với lá vông chữa hồi hộp
mất ngủ

Liều dùng - cách dùng: 15 - 20g/24h sắc, hãm uống

Dưa hấu (Tây qua)

Bộ phận dùng: Nước ép quả dưa hấu

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Tâm, vị

Công năng chủ trị: Giải thử, sinh tân, lợi niệu

- Chữa say nắng, khát nước, chữa phù

- Say rượu

Liều dùng - cách dùng: 1/2 - 1quả/24h ép nước uống

Kiêng kỵ: Tỳ hư

b. Thuốc ôn tán thử thấp

Đa số có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, vị. Đều làm ra mồ hôi

Hương nhu

- Hương nhu trắng (é lớn lá)

Ocimum gratissimum L. , họ Bạc hà - Lamiaceae.

- Hương nhu tía (é tía).

Ocimum sanctum L. , họ Bạc hà - Lamiacea.

Bộ phận dùng: Toàn cây của cây hương nhu trắngvà tía

Tính vị quy kinh: Cay - Ôn - Phế, vị

Công năng chủ trị: giải thử, phát hãn giải biểu, lợiniệu, điều hoà tỳ vị

86
- Chữa cảm lạnh mùa hè, phối hợp với thuốc giải biểu chữa cảm phong hàn. Có thể
nói hương nhu dùng chữa cảm mạo 4 mùa

- Chữa ỉa chảy do lạnh (hoắc loạn)

- Chữa phù và làm thuốc trị hôi miệng (sắc lấy nước súc miệng)

Liều dùng - cách dùng: 3 - 8g/24h sắc uống, súc miệng

Kiêng kỵ: Âm hư, khí hư

Hoắc hương

Pogostemon cablin (Blanco) Berrth. ), họ Bạc hà - Lamiaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, vị

Công năng chủ trị: Hành khí, giải thử

- Chữa cảm lạnh mùa hè, trị hoắc loạn

- Chữa đau bụng chậm tiêu, rối loạn tiêu hoá do khí trệ

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, tán bột

Bạch biển đậu (Đậu ván trắng)

Lablab vulgaris Savi. , họ Đậu - Fabaceae.

Bộ phận dùng: Hạt, thu hái khi quả chín

Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn - Tỳ, vị

Công năng chủ trị: Kiện tỳ, hoá thấp, sinh tân dịch

- Chữa ỉa chảy mùa hè, ỉa chảy mãn do tỳ hư

- Làm bớt khát nước do đái đường (tiêu khát )

- Giải ngộ độc rượu, nhân ngôn (thạch tín - As2O3)

Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, tán b

Thanh hao hoa vàng (thanh cao)

Artemisia annua L. , họ Cúc - Asteraceae.

87
Không dùng cây thanh hao chổi xuể Baeckea frutescens L. , họ Sim - Myrtaceae,
dùng cành để cất tinh dầu, làm chổi quét nhà, hoặc câyThanh cao Artemisia carvifolia
Wall. = Artemisia apiacea Hance, họ Cúc - Asteraceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây thu hái khi đang ra hoa của cây thanh hao hoa vàng, hoa
trắng

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Can, thận

Công năng chủ trị: Thanh thử tịch uế, trừ âm phận phục nhiệt

- Chữa cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm

- Chữa cảm sốt, sốt rét, sốt không có mồ hôi, sốt do bệnh phổi thương hàn

- Chữa vàng da, ăn không ngon, chóng tiêu, mệt mỏi cơ thể và trí não

- Cầm máu: chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu

- Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa

Liều dùng - cách dùng: 6 - 20g/24h sắc uống

Hiện nay đã chiết được Artemisinin là một ancaloid có tác dụng diệt kí sinh trùng
sốt rét thể vô tính trong hồng cầu: Viên 0,25g

* Chữa sốt rét cấp do P. fanciparum và P. vivax. Uống 5 ngày liền theo công thức
sau: 42222 (ngày đầu 4v, các ngày sau 2v/24h)

* Phòng sốt rét, trước và sau khi ở vùng sốt rét. Uống 2v/l/tuần (1tuần trước và 4
tuần sau khi ở vùng sốt rét)

Kiêng kỵ: Tỳ hư không dùng

* *

88
CHƯƠNG VII

THUỐC HOÁ ĐÀM, CHỈ HO, BÌNH XUYỄN

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc hoá đàm, thuốc chỉ ho và
thuốc bình xuyễn ?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính
năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc hoá
đàm, thuốc chỉ ho và thuốc bình suyễn đã học.

Nội dung:

1. Đại cương:

Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết
hay làm giảm các triệu chứng ho, đàm và xuyễn.

Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh ra trong quá
trình hoạt động của lục phủ ngũ tạng; chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm.
Đàm ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.

Nếu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở
phế có liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó
khăn, dẫn đến khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn,
virus. Do đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ở phế; đặc biệt là
đối với ho suyễn.

2. Thuốc hoá đàm:


Thuốc hoá đàm có tác dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm,
làm cho đàm dễ khạc ra.
Thuốc hoá đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phế, còn được dùng cho các
bệnh phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong.
3. Phân loại:: Dựa vào tính năng của các vị thuốc, có thể chia thành 2 loại sau:
- Thuốc ôn hoá hàn đàm ( thuốc hoá đàm hàn): thường vị cay, tính ấm và
táo, dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm thấp.

89
- Thuốc thanh hoá nhiệt đàm ( thuốc hoá đàm nhiệt): tính hàn, dùng cho các
chứng đàm nhiệt.
3.1. Thuốc ôn hoá hàn đàm
Theo YHCT do tỳ dương hư không vận hoá được thuỷ thấp, ứ lại thành
đàm. Chất đàm thường dễ khạc, người mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng.
Hàn đàm ứ lại ở phế gây ho, hen suyễn; ứ lại ở kinh lạc gây đau nhức
khớp xương; ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê ẩm, nhưng đau không nhất định
ở chỗ nào.

Vị thuốc:

Bán hạ chế (Chóc chuột, ba chẽ)

Rhizoma Typhonii

Dùng thân rễ cây bán hạ Typhonium trilobatum Schott. (bán hạ nam). Họ Ráy -
Araceae

Tính vị : vị cay, tính ấm, có độc.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Ráo thấp hoá đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu viêm, tán kết.

Chủ trị:

- Dùng trong các chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm, viêm khí quản
mạn tính, hoặc kèm theo mất ngủ, hoa mắt, nhức đầu, váng đầu. (Bài Nhị trần
thang: bán hạ, phục linh, trần bì mỗi thứ 12g, cam thảo 10g)

- Chữa khí nghịch lên mà gây nôn, hoặc phụ nữ có thai nôn hoặc buồn nôn.

- Dùng ngoài trị rắn cắn, sưng đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người không có chứng táo, nhiệt không nên dùng.

Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

Bán hạ phản ô đầu, phụ tử.

Chú ý: Ngoài vị bán hạ Nam, trên thị trường còn có vị bán hạ Bắc - Pinellia
ternata (Thunb) Breit. Họ Ráy - Araceae.

90
Bán hạ dùng trong nhất thiết phải qua khâu chế biến; có nhiều phương pháp
chế biến, thường được chế với gừng (sinh khương).

Tác dụng dược lý: Bán hạ chưa qua chế biến sẽ làm chim bồ câu và
chuột lang nôn mạnh, chuột nhắt bị ho. Qua chế biến với gừng hoặc đem sắc
kéo dài> 12h, dịch bán hạ sẽ có tác dụng cầm nôn và chỉ ho.

Bạch giới tử (hạt cải trắng)

Semen Brassicae

Dùng hạt chín của cây cải trắng - Brassica alba Boisser hoặc Sinapis alba. Họ
cải - Brassicaceae

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế.

Công năng: Ôn phế trừ đàm, tiêu viêm, chỉ thống.

Chủ trị:

- Dùng chữa ho do đàm hàn ngưng đọng ở phế, hoặc hen suyễn, nhiều đàm,
ngực đau đầy trướng (Bài Tam tử thang: bạch giới tử, lai phục tử, tô tử mỗi thứ
12g).

- Hành khí giảm đau dùng khi khí trệ, đàm ứ đọng, đau khớp, đau nhức cơ
nhục.

- Tiêu ung nhọt, tán kết: chữa nhọt lúc mới viêm, bạch giới tử nghiền bột, hoà
với dấm và bôi vào chỗ nhọt mới mọc.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên
dùng.

Chú ý:
Phạm Xuân Sinh, Cao Văn Thu, Trần Thị Oanh thấy rằng trong Tam
tử thang có tác dụng chống ho, trừ đàm tốt, nếu bỏ bạch giới tử thì tác dụng đó
giảm đi.
Tạo giác ( quả bồ kết)
Fructus Glendischiae
91
Dùng quả cây bồ kết Gleditschia australis Hemsl. Họ Vang-
Caesalpiniaceae.
Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau:
- Quả bồ kết bỏ hạt ( tạo giác)
- Hạt bồ kết (tạo giác tử)- Semen Glendischiae: vị cay, tính ấm, không
độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt; liều 5-10g/ ngày, dạng
thuốc sắc.
- Gai bồ kết (tạo giác thích)- Spina Glendischiae: vị cay, tính ấm, không
độc, có tác dụng chữa ác sang tiêu ung độc, làm xuống sữa ; liều 5-10g/ ngày,
dạng thuốc sắc.
Tính vị : vị cay, mặn, tính ấm, ít độc.
Quy kinh: vào kinh phế và đại tràng
Công năng: Trừ đàm thông khiếu, trừ mủ, tán kết.
Chủ trị:
- Khử đàm chỉ ho: chữa đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy chướng,suyễn
tức, nôn ra đờm rãi.
- Thông khiếu, khai bế: dùng khi trúng phong cấm khẩu, điên giản, đàm
tắc lấy cổ họng, cổ họng sưng đau.
- Dùng ngoài trị mụn nhọt, rửa vết thương.
Liều dùng:4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không
nên dùng.
Phụ nữ có thai không được dùng.
3.2. Thuốc thanh hoá nhiệt đàm
Các thuốc hoá đàm nhiệt, đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các
bệnh ho suyễn tức, nôn ra đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản kinh
phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất
kết mà dẫn đến.

Vị thuốc:

Trúc nhự (tinh tre)

Caulis Bambusae in Taeniis

92
Dùng lớp vỏ giữa, sau khi đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở thân cây tre Bambusa sp.
Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, can, vị.

Công năng: Thanh phế lợi đàm, thanh vị cầm nôn.

Chủ trị:

- Chữa ho đàm nhiều do viêm phế quản, viêm phổi (hay dùng cùng với bán hạ,
trần bì)

- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.

- Cầm máu do sốt cao gây chay máu: chảy máu cam, nôn ra máu, rong huyết.

- An thai: do sốt cao gây động thai.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Khi dùng có thể dùng
sống hoặc tẩm nước gừng sao vàng và sắc uống.

Trúc lịch

Succus Bambusae

Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre tươi hoặc măng cành tre Bambusae
sp. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính đại hàn.

Quy kinh: vào tâm, vị.

Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.

Chủ trị:

- Chữa sốt cao, hôn mê co giật hoặc viêm phổi dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng
trúc lịch, nước gừng mỗi thứ 5 - 10ml, uống với nước sôi để nguội.

- Chữa sốt cao, bứt rứt khó chịu.

- Chữa sốt cao gây mất tân dịch gây phiền khát.

- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.


93
Liều dùng: 5 - 10ml/ ngày.

Kiêng kỵ: Nếu không có đàm nhiệt thì không được dùng.

Khi uống nên uống với nước gừng.

Thiên trúc hoàng (phấn nứa)

Concretio Silicea Bambusae

Là những cục bột màu trắng hoặc vàng đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa -
Bambusa sp. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: vào tâm, can.

Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, đuổi phong nhiệt.

Chủ trị:

- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng.

- Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm khò khè.

- Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.

Liều dùng: 3 - 6g/ ngày dạng thuốc sắc; 1 - 3g/ ngày dạng thuốc bột.

Kiêng kỵ: Những người không có đàm nhiệt không nên dùng.

Qua lâu nhân

Semen Trichosanthis

Dùng hạt phơi sấy khô của cây qua lâu Trichosanthes sp . Họ Bí -
Cucurbitaceae.

Hiện nay qua lâu nhân là hạt phơi sấy khô của nhiều loài Trichosanthes đều
thuộc họ Bí. Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu còn cho nhiều vị thuốc khác như:

- Qua lâu bì (vỏ quả) Pericarpium Trichosanthis: được dùng để chữa ho, thổ
huyết, sốt nóng, khát nước. Ngoài ra còn dùng chữa thuỷ thũng, hoàng đản.

- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (rễ cây) Radix Trichosanthis: Chữa sốt nóng,
hoàng đản, miệng khô, hơi ngắn.

Tính vị : vị ngọt, tính hàn.


94
Quy kinh: vào phế, vị, đại trường.

Công năng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.

Chủ trị:

- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm phế quản, giãn phế quản.

- Dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do đàm nhiều trong phế quản.

- Nhuận tràng thông đại tiện: dùng khi đại tràng táo kết.

- Tán kết tiêu ung thũng: dùng trong viêm hạch, bướu cổ, mụn nhọt.

- Chữa hoàng đản nhiễm trùng.

Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính, đờm
sắc trắng loãng.

Qua lâu phản ô đầu.

Chú thích:
Tác dụng dược lý: hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chống
ho, trừ đàm tốt. Thành phần dầu trong qua lâu nhân có tính chất nhuận tràng.

Bối mẫu

Người ta phân biệt ra 2 loại bối mẫu:

- Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae thunbergii): Là tép dò khô của cây triết bối
mẫu - Fritillaria thunbergii (Mig. ) - Fritillaria verticillata Willd. Var. thunbergii
(Mig. ) Bak, thuộc họ Hành - Alliaceae.

- Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirrlosac): Là tép dò khô của cây xuyên
bối mẫu - Fritillaria roylei Hook, hay bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don
- đều thuộc họ Hành - Alliaceae.

Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào tâm, phế.

Công năng: Thanh táo nhuận phế, hoá đàm, tán kết

Chủ trị:

95
- Chữa đờm ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính, khó
khạc.

- Chữa ho, lao hạch.

- Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sưng tấy.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Bối mẫu phản ô đầu.

4. . Thuốc chỉ khái ( chỉ ho)


Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là những vị thuốc làm hết hay
làm giảm triệu chứng ho.
Nguyên nhân ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy chữa ho phải lấy
chữa phế làm chính.
Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho thường có tác dụng
trừ đàm hay ngược lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.
Thuốc chỉ khái chia làm 2 loại: ôn phế chỉ khái và thanh phế chỉ khái.
4.1. Thuốc ôn phế chỉ khái:
Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng hàn, đàm hàn.
Nguyên nhân: do ngoại cảm phong hàn có kèm ho, ngạt mũi, khản
tiếng..., hoặc ho do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém, chứng
ho thường nặng khi trời lạnh.
Vị thuốc:

Bách bộ

Radix Stemonae tuberosae

Dùng rễ đã phơi sấy khô của cây Bách bộ - Stemona tuberosa Lour. họ Bách
bộ - Stemonaceae

Tính vị : vị ngọt, đắng, tính hơi ấm

Quy kinh: vào phế.

Công năng: Nhuận phế chỉ khái, sát trùng.

Chủ trị:

- Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, người già bị ho.

96
- Chữa viêm họng, ho nhiều.

- Bách bộ tẩm mật có tác dụng điều trị âm hư, lao thấu.

- Tẩy giun kim, diệt chấy rận, ghẻ lở. (Dùng ngoài)

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: alcaloid của bách bộ có khả năng giảm thấp sự hưng
phấn của trung khu hô hấp do đó có tác dụng trị ho. Phạm Thanh Kỳ và cộng
sự thấy rằng các alcaloid chiết suất từ bách bộ có tác dụng giảm ho, trừ đàm tốt
trên chuột thực nghiệm.
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết bách bộ có tác dụng kháng khuẩn
mạnh, đối với vi khuẩn lao hoàn toàn bị ức chế.
Hạt củ cải ( La bặc tử, Lai phục tử)
Semen Raphani sativi
Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây cải củ- Raphanus sativus L. họ Cải-
Brassicaceae.
Tính vị : vị cay, ngọt, tính bình.
Quy kinh: vào phế, tỳ, vị.
Công năng: Giáng khí hoá đàm, tiêu thực trừ trướng.
Chủ trị:
- Chữa hen suyễn, ho do lạnh, nhiều đàm.
- Chữa đầy bụng, do tiêu hoá kém thức ăn bị tích trệ, đại tiện bí kết, tiêu
chảy, kiết lỵ.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người khí hư không có thực tích, đàm trệ không nên
dùng.
Hạnh nhân ( khổ hạnh nhân)
Semen Armeniacae amarae
Dùng nhân hạt quả mơ- Prunus armeniaca L. Họ Hoa hồng- Rosaceae
Tính vị : vị đắng, tính hơi ấm.
Quy kinh: vào phế, đại trường.
Công năng: Giáng khí , chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện.

97
Chủ trị:
- Chữa ho hàn , đàm trắng , loãng.
- Chữa viêm khí quản , ho, khí quản suyễn tức, đàm nhiều.
- Nhuận tràng, chữa táo bón do tân dịch không đủ.
Liều dùng:4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người ỉa chảy không nên dùng.
Chú ý:
- Do có chất độc ( HCN) cho nên không dùng quá liều, không dùng cho
trẻ em.
- Khi phối hợp với các thuốc khác, sắc các thuốc khác gần được mới cho
hạnh nhân vào.

Cát cánh

Radix Platycodi grandiflori

Dùng rễ phơi sấy khô của cây cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq. ) A.
CD. Họ Hoa chuông - Campanulaceae.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi ấm.

Quy kinh: vào phế.

Công năng: ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm, trừ mủ.

Chủ trị:

- Tuyên phế do cảm phong hàn gây phế khí bị ngưng trệ thành các chứng ho,
ngạt mũi, khản tiếng, đau họng tức ngực.

- Chữa ho, long đàm.

- Chữa mụn nhọt làm mủ không vỡ, các vết thương ngoại khoa nhiễm trùng
(dùng ngoài)

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày

4.2. Thuốc thanh phế chỉ khái

Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng nhiệt, đàm nhiệt.

98
Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt
đỏ, miệng khát, đại tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.
Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi...
Vị thuốc:
Tiền hồ
Radix Peucedani
Dùng rễ phơi khô của cây Bạch hoa tiền hồ- Peucedanum
praeruptorum Dunn. ; hoặc cây Tử hoa tiền hồ- Peucedanum decursivum
Maxim. Họ Hoa tán- Apiaceae.
Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào phế, tỳ.
Công năng: Tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, dẫn đến đau đầu, sốt, ho.
- Chữa ho, đàm nhiều, suyễn, đàm vàng, đặc dính.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan, hoặc ho đàm
hàn, loãng.
Tang bạch bì ( vỏ rễ dâu)
Cortex Mori albae radicis
Dùng vỏ rễ đã cạo lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của cây dâu tằm-
Morus alba L. Họ Dâu tằm- Moraceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng
Chủ trị:
- Chữa ho, hen, đàm nhiều do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
- Lợi tiểu, trừ phù thũng, tiểu tiện khó khăn ( dùng bài Ngũ bì ẩm hoặc
tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g).
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Ho do phế hàn không nên dùng.
Chú ý:

99
- Dùng sống hoặc tẩm mật sao.
Tỳ bà diệp
Folium Eriobotryae japonicae
Dùng lá phơi hoặc sấy khô của cây Tỳ bà ( cây nhót tây, nhót Nhật
bản)- Eriobotrya japonica ( Thunb.) Lindl. Họ Hoa hồng- Rosaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hơi hàn ( bình).
Quy kinh: vào phế, vị.
Công năng: Thanh phế, chỉ ho, giáng nghịch, trừ nôn.
Chủ trị:
- Chữa ho do phế nhiệt, khó thở, tức ngực, đàm khó khạc.
- Chữa nôn , nấc do vị nhiệt.
- Chỉ khát, chữa nóng bứt rứt, miệng khát do nhiệt gây mất tân dịch.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Ho do hàn không nên dùng.
Chú ý: Khi dùng vị tỳ bà diệp phải chải sạch các lông mịn ở mặt lá.
Mướp
Herba Luffae
Dùng các bộ phận trên mặt đất của cây mướp- Luffa cylindrica L. như
thân mướp (ty qua đằng), lá mướp (ty qua diệp), xơ mướp (ty qua lạc). Họ Bí-
Cucurbitaceae.
Tính vị : vị hơi đắng, chua, tính mát. ( Lá và dây)
vị hơi ngọt, tính bình ( xơ).
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Thanh phế, chỉ khái, trừ đàm, giải độc.
Chủ trị:
- Thân và lá mướp chữa ho, đàm cấp hoặc mạn tính trong bệnh viêm phế
quản. Có thể dùng quả mướp non để chữa ho hen.
- Dùng thân mướp khô sao đen trị tắc, ngạt mũi khi viêm mũi (mỗi lần
uống 6g, ngày 3 lần).
- Giải độc chỉ huyết: lá tươi giã nát đắp vào chỗ viêm loét, sưng đau;
hoặc nghiền bột mịn để cầm máu bên ngoài.
- Thông kinh hoạt lạc: (dùng xơ mướp) sườn đau tức hoặc đau khớp.

100
Liều dùng: thân mướp 40-80g/ ngày.
lá mướp: 12-20g/ ngày.
xơ mướp: 8-12g/ ngày.
5. Thuốc bình xuyễn
Ma hoàng
( Xem phần thuốc tân ôn giải biểu)

Cà độc dược ( Mạn xà la hoa)


Flos cum folium Daturae
Dùng hoa và lá cây cà độc dược Datura metel L. Họ Cà Solanaceae có
loại cây hoa trắng hoặc loại cây cuống lá tím, hoa có đốm tím- hai loại này có
mọc ở miền núi và đồng bằng; hoặc cây Datura stramonium cùng họ , cây này
mọc ở vùng núi Mường khương- Lào cai ( có hạt màu đen hình thận)
Tính vị : vị cay, đắng, tính ấm.
Quy kinh: vào phế, can và vị.
Công năng: Bình xuyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.
Chủ trị:
- Ho xuyễn khò khè (hen phế quản). Dùng lá, hoa khô thái nhỏ thành sợi
(0,4g) cuốn lại như điếu thuốc lá và hút cắt được cơn hen (chỉ dùng cho người
lớn).
- Giảm đau: trị đau dạ dày, đau khớp; dùng liều 0,4g sắc uống hoặc dùng
12g sắc, xông và rửa chỗ khớp bị đau.
- Chữa rắn cắn: dùng quả tươi giã nát đắp vào chỗ rắn cắn. Ngoài ra dùng
đắp vào chỗ mụn nhọt hoặc chấn thương.
Liều dùng:0,2g/lần( bột lá). 0,6g/24h.Dùng liều lượng này cho cao
lỏng 1:1
Kiêng kỵ:
- Cồn lá khô 1/10, liều tối đa cho người lớn 2g/lần, 6g/24h; liều trung
bình cho người lớn 0,5g/lần, 2g/24h.
- Không dùng vị thuốc này cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.
Chú ý:
- Trong lá và hoa cà độc dược có chứa alcaloid atropin, scopolamin.

101
- Theo Ngô Vân Thu, Phạm Xuân Sinh alcaloid toàn phần của cà độc
dược có tác dụng làm giãn cơ trơn đường tiêu hoá và cơ trơn khí quản; do đó
mà có thể làm giảm nhu động ruột làm hết cơn đau dạ dày, và cắt cơn hen.
- Hai tác giả trên đã phân lập alcaloid atropin từ cà độc dược.
- Ơ Trung quốc còn dùng chế phẩm cà độc dược để gây tê trong phẫu
thuật.
Bạch quả
Semen Ginkgo
Dùng hạt già phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay cây Bạch quả- Ginkgo
biloba L. Họ Bạch quả Ginkgoaceae.
Tính vị : vị ngọt, đắng, sáp; tính bình, có độc.
Quy kinh: vào phế, vị.
Công năng: Bình xuyễn hoá đàm, thu sáp chỉ đới
Chủ trị:
- Chữa ho, hen suyễn; phối hợp với ma hoàng, hạnh nhân.
- Chữa tiểu tiện nhiều, tiểu tiện đục, đái dầm; chữa khí hư bạch đới ở
phụ nữ; có thể phối hợp với tỳ giải, xa tiền, chi tử.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Chú ý: Bạch quả sống có độc, cần phải qua chế biến.
Chế biến: thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài,
rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế: Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
Kiêng kỵ: Không dùng sống vì có độc.

* *

102
CHƯƠNG VIII

THUỐC CỐ SÁP

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc cố sáp? Đặc điểm của thuốc cố sáp?

2. Học sinh trình bày được tác dụng của các loại thuốc cố sáp và những chú ý
khi sử dụng ?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác
dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc cố sáp đã học?

Nội dung:

1. Đại cương

1. 1. Định nghĩa:

Thuốc cố sáp là các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp khi mồ hôi, máu, nước
tiểu, phân, khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài quá nhiều.

Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua.

1. 2. Phân loại: Căn cứ vào tác dụng của thuốc cố sáp, có thể chia thành các loại sau:

* Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)

* Thuốc cầm di tinh, di niệu (thuốc cố tinh sáp niệu)

* Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)

Ngoài ra thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết) sẽ được trình bày ở một chương riêng.

1. 3. Những chú ý khi sử dụng thuốc cố sáp

* Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dùng phải phối hợp với
các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản):

- Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí; mồ hôi trộm
(đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm.

- Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận

- ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ.

103
* Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng
quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại
trong cơ thể.

1. 4. Cấm kỵ

- Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra nhiều do nhiệt chứng.

- Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do thấp nhiệt.

- Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt.

2. Vị thuốc

2. 1. Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)

Dùng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý; đó là các
trường hợp đạo hãn (mồ hôi trộm), tự hãn (mồ hôi tự chảy ròng ròng).

Nguyên nhân do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong;
vì vậy khi dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, bổ khí và
bổ âm.

Chú ý nếu mồ hôi ra quá nhiều, không ngừng kèm các triệu chứng chân tay lạnh,
hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi
dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như phụ tử, quế nhục, nhân sâm. . .

Ngũ vị tử

Fructus Schisandrae

Dùng quả chín phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị bắc Schisandra chinensis
(Turcz. ) Baill. hoặc cây Hoa trung ngũ vị hay Ngũ vị Hoa nam Schisandra
sphenanthera Rehd. et Wils. Họ Ngũ vị Schisandraceae

Tính vị : 5 vị trong đó vị chua là chính; tính ấm.

Quy kinh: vào phế, tâm, thận.

Công năng: Cố biểu liễm hãn, ích khí, sinh tân, bổ thận, an thần.

Chủ trị

- Cố biểu liễm hãn: Chữa chứng ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm (có thể phối hợp
với kỷ tử, đẳng sâm, cẩu tích).

104
- Liễm phế chỉ ho: chữa ho do phế hư, hen suyễn do thận hư không nạp phế
khí.

- ích thận cố tinh: dùng khi thận hư gây di tinh, hoạt tinh, đái đục, tiểu nhiều.

- Cầm ỉa chảy do thận dương hư không ôn vận tỳ dương gây ỉa chảy, chân tay
lạnh, lưng gối mỏi, mạch nhược, phân lỏng, ỉa chảy lúc sáng sớm.

- Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch hư hao, miệng khô khát, nứt nẻ (phương
sinh mạch tán: đẳng sâm, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g)

Liều dùng: 1, 5 - 6g/ 24h, dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Kiêng kị: Đang cảm sốt cao, đang lên sởi, hoặc sốt phát ban không được dùng.

Chú ý:

- Dùng với bệnh ho do phế hư thì dùng sống, khi dùng để bổ thì tẩm với
mật ong rồi chưng chín mới nên dùng.

- Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, trung khu hô
hấp, có thể xúc tiến quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nâng cao thị giác, thính
giác và tăng tính mẫn cảm của cơ quan cảm thụ. Ngoài ra, còn có tác dụng
hưng phấn tử cung.

Long cốt - Os Draconis

(Xem phần thuốc an thần)

Mẫu lệ - Concha Ostreae

(Xem phần thuốc an thần)

2. 2. Thuốc cầm di tinh di niệu (thuốc cố tinh sáp niệu)

Thuốc cố tinh sáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trường
hợp di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương, hoặc chức năng sinh dục yếu kém,
do thận hư không tàng tinh.

Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái
nhiều lần, lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang.

Thuốc cố tinh sáp niệu dùng cho phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung,
nhâm yếu (can thận).

105
Vì vậy khi dùng thuốc cố tinh sáp niệu phải phối hợp với thuốc bổ thận.

Kim anh tử

Fructus Rosae laevigatae

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây Kim anh - Rosa laevigata Michx. Họ Hoa
hồng - Rosaceae.

Tính vị : vị chua, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào tỳ, phế, thận.

Công năng: Cố tinh, sáp niệu, cầm ỉa chảy.

Chủ trị:

- Chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư bạch đới do thận hư (có thể phối hợp kim anh
với ngũ vị tử sắc uống hoặc kim anh với khiếm thực - bài thuỷ lục nhị tiên đơn).

- Chữa tiểu tiện nhiều, đái xón, đái dầm do thận hư;đặc biệt đối với trẻ em.

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư hoặc lỵ lâu ngày không khỏi.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán.

Kiêng kị: Những người có thấp nhiệt, tiểu tiện bí không nên dùng.

Chú ý: Khi dùng thì ngâm mềm, bổ đôi loại bỏ hết hạt bên trong, phơi hoặc
sấy khô.

Tang phiêu tiêu

Vagina ovorum Mantidis

Dùng tổ bọ ngựa trên cây dâu - Morus alba L. Họ Dâu tằm - Moraceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Cố tinh, sáp niệu.

Chủ trị:

- Ích thận cố tinh: dùng cho bệnh nhân thận hư, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm,
liệt dương (có thể dùng 10 tổ, sao cháy xem cạnh, nghiền thành bột, trộn với đường

106
hoặc mẫu lệ bằng lượng, uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, uống liền 3
ngày).

- Chữa đái dầm, đái xón (có thể dùng tang phiêu tiêu phối hợp với ích trí nhân,
kim anh, cũng có thể dùng một tổ bọ ngựa nướng vàng, tán nhỏ, uống với rượu,
vào lúc đói, uống 2 - 3 lần trong ngày).

- Chữa ra mồ hôi trộm (có thể phối hợp với long cốt, mẫu lệ)

- Chữa khí hư bạch đới do thận hư.

- Chữa đái đục.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày, sao vàng.

Kiêng kị: Những người âm hư hoả vượng, thấp nhiệt bàng quang, tiểu tiện
ngắn đỏ không nên dùng.

Chú ý:

Khi dùng có thể hơ vàng trên củi thân cây liễu; với lượng lớn cần đem chưng
khoảng 1h để diệt trứng, tiện cho việc bảo quản.

Khiếm thực

Semen Euryales

Dùng hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực - Euryale ferox
Salisb. Họ Súng - Nymphaeceae.

Tính vị : vị ngọt, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, thận.

Công năng: ích thận, cố tinh, bổ tỳ, trừ thấp, ngừng tiêu chảy, ngừng đới hạ.

Chủ trị:

- Dùng trong trường hợp thận hư dẫn đến di tinh, hoạt tinh, mộng tinh, tiểu tiện
không cầm lại được, bạch đới (có thể dùng bài Thuỷ lục nhị tiên đơn).

- Kiện tỳ cầm ỉa chảy; đặc biệt với trẻ em tỳ hư, tiêu hoá không tốt, ỉa chảy
không ngừng (có thể dùng khiếm thực 12g, hoài sơn, phục linh, ý dĩ mỗi thứ 12g,
bạch truật 8g, trạch tả, thần khúc mỗi thứ 8g, cam thảo 4g).

Liều dùng: 12 - 20g/ngày.


107
Kiêng kị: Những người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.

Chú ý: Ở nước ta còn dùng củ súng để thay cho vị khiếm thực gọi là khiếm
thực nam; củ súng có vị đắng, chát, tính mát; cũng có tác dụng bổ tỳ, ích thận, cố
tinh; cũng dùng để chữa di mộng tinh (có thể dùng 1kg bột khiếm thực, 2kg kim
anh tử nấu thành cao, làm thành hoàn; mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần).

Liên nhục

Semen Nelumbinis

Dùng hạt sen bỏ vỏ bỏ tâm, còn màng mỏng của quả già đã phơi sấy khô của
cây sen - Nelumbo nucifera Gaertn. họ Sen - Nelumbonaceae.

Tính vị : vị ngọt, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, tỳ, thận.

Công năng: Bổ tỳ, bổ thận sáp tinh, dưỡng tâm an thần.

Chủ trị:

- Kiện tỳ, chỉ tả: dùng đối với bệnh tỳ hư dẫn đến tiết tả, lỵ lâu ngày không
khỏi.

- Ích thận cố tinh: chữa di tinh, khí hư bạch đới, đái đục do thận hư

- Chữa hồi hộp mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp tim đập mạnh, kém ăn, cơ
thể suy nhược.

Liều dùng: 12 - 20g/ngày.

Kiêng kị: thực nhiệt, táo bón không nên dùng.

Chú ý:

- Liên tu (tua sen= nhị phơi khô của hoa sen): vị ngọt, chát; tính ấm, vào tâm,
thận, có tác dụng thanh tâm, chữa nôn mửa, di tinh, khí hư bạch đới, đái buốt, đái
dắt. Liều dùng 4 - 12g/ ngày.

- Liên phòng (gương sen) vị đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tả tâm hoả, trừ
phiền táo, dùng trong bệnh tâm hoả, phiền táo, mất ngủ. Còn dùng để chữa kinh
nguyệt quá nhiều, đái ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng 6 - 12g/ ngày.

Sơn thù du

108
Fructus Corni

Dùng quả chín đã phơi sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du - Cornus officinalis
Sieb. et Zucc. họ Thù du - Cornaceae.

Tính vị : vị chua, chát ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.

Chủ trị:

- Chữa di tinh, liệt dương, tai ù, tai điếc, tiểu tiện nhiều, đau lưng, mỏi gối do
thận hư.

- Cố biểu liễm hãn: dùng sau khi mới ốm dậy biểu hư ra nhiều mồ hôi.

- Cố tinh chỉ huyết: dùng cho phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều,
dong huyết, băng huyết.

- Chữa ù tai, hoa mắt chóng mặt do can hư.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kị: Những trường hợp thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi không nên dùng.

2. 3. Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)

Loại thuốc này dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hoá,
hấp thu giảm sút hoặc bị ngộ độc thức ăn. . . dẫn đến tiêu chảy. Do ỉa chảy lâu
ngày, tỳ dương hạ hãm, tay chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng. Thuốc
cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị.

Ô mai

Fructus Armeniacae praeparatus

Là sản phẩm chế từ quả mơ của cây mơ - Prunus mume Sieb. et Zucc. Họ Hoa
hồng - Rosaceae. Ô mai là quả phơi khô gác bếp có màu đen, không phải quả mơ
đã chế muối.

Tính vị : vị chua, chát ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ, phế.

109
Công năng: Sáp trường chỉ tả, chỉ ho, sinh tân, giảm đau.

Chủ trị:

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư, hoặc do lỵ lâu ngày (thịt quả ô mai và hoa hoè, lượng
bằng nhau, sao qua cho dòn, tán nhỏ, uống với nước cơm).

- Chữa ho lâu ngày không giảm, viêm họng, đau họng (ô mai tẩm nước gừng,
tẩm cam thảo).

- Sinh tân chỉ khát do hư nhiệt, tân dịch giảm, cơ thể háo khát (ô mai, cát căn,
mạch môn, cam thảo, hoàng kỳ).

- Chữa đau bụng do giun đũa, hoặc nôn ra giun, giun chui ống mật (dùng ô mai
12g sắc uống; hoặc ô mai, binh lang, sử quân tử; hoặc dùng bài ô mai hoàn: ô mai
12g, hoàng liên, hoàng bá, can khương mỗi thứ 6g; phụ tử 12g, xuyên tiêu 6g, quế
chi 8g, tế tân 4g, đương qui, đẳng sâm 12g; dùng mật ong làm hoàn; mỗi ngày
uống 8g).

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kị: Bệnh cần phát tán không nên dùng.

Ngũ bội tử

Galla chinensis

Là tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử - Melaphis chinensis
(bell. ) Baker ký sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc - Rhus chinensis Muell.
Họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.

Tính vị : vị chua, chát, mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, thận, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm hãn, chỉ huyết, liễm sang, giải độc.

Chủ trị:

- Cầm ỉa chảy: chữa ỉa chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày.

- Cầm mồ hôi, chữa mồ hôi trộm (uống hoặc trộn thành dạng bột nhão đắp
vùng rốn).

- Cầm máu: đắp ngoài cầm máu vết thương, nôn ra máu, trĩ ra máu.

110
- Chữa hôi nách, bột ngũ bội và bột phèn phi cùng lượng, trộn đều sát vào nách.

- Chữa ho, chữa hôi miệng, chảy máu chân răng (sắc lấy nước ngậm).

- Dùng ngoài, nước sắc dùng để rửa các vết lở loét, mụn nhọt, trĩ, sa dạ con;
súc miệng chữa viêm niêm mạc miệng, viêm lợi răng.

Liều dùng: 3 - 6g/ngày. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Chú ý: Lượng tanin trong dược liệu >= 50% (theo Dược điển VNIII )

Kha tử

Fructus Terminaliae chebulae

Dùng quả chín phơi hay sấy khô của cây Kha tử - Terminalia chebula Retz. họ
Bàng - Combretaceae.

Tính vị : vị đắng, chua, sáp ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm phế, thông lợi yết hầu.

Chủ trị:

- Chữa tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, sa trực tràng.

- Phế hư ho, suyễn, ho lâu ngày không ngừng, yết hầu đau, tiếng khàn.

Liều dùng: 3 - 6g/ngày

* *

111
CHƯƠNG IX

THUỐC TIÊU HOÁ

(Thuốc tiêu đạo)

Mục tiêu:

2. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc tiêu hóa và những chú ý
khi sử dụng các vị thuốc này?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học ,bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác
dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc tiêu hoá đã học?

Nội dung:

1. Đại cương

1. 1. Tác dụng chung:

- Tiêu thực hoá tích: Loại thuốc này được dùng khi tiêu hoá không tốt, thức ăn bị
tích trệ trong dạ dày, ruột; gây bụng đầy trướng, ợ chua, buồn nôn, nấc, lợm giọng,
đau bụng, ỉa chảy.

- Khai vị nhập thực: Làm cho ăn ngon miệng.

1. 2. Chú ý khi sử dụng :

- Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trệ thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá
với các thuốc lý khí như chỉ thực, trần bì, hậu phác.

- Khi có tích trệ đầy trướng thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc tả hạ
như đại hoàng, mang tiêu.

- Khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với
các thuốc bổ khí kiện tỳ như bạch truật, đẳng sâm, hoài sơn.

2. Vị thuốc

Sơn tra (quả chua chát)

Fructus Mali

Dùng quả chín đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây chua chát - Malus
doumeri (Bois. A. Chev. ), họ Hoa hồng - Rosaceae.

112
Tính vị : vị chua, ngọt ; tính hơi ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, can.

Công năng: tiêu thực tích, hành ứ, hoá đàm.

Chủ trị:

- Tiêu thực hoá tích: dùng khi thức ăn là thịt, dầu mỡ, sữa bị tích trệ, bụng đầy
trướng, không tiêu.

- Khứ ứ thông kinh: dùng đối với ứ trệ, kinh bế lâu ngày, sau khi đẻ ứ huyết,
đau bụng (dùng 40g sơn tra sắc uống).

- Bình can hạ áp: dùng trong bệnh huyết áp cao, co thắt mạch vành.

Liều dùng: 8 - 20g/ngày.

Kiêng kị: những người tỳ vị hư nhược, không có tích trệ không nên dùng.

Chú ý: Ngoài vị sơn tra nói trên, còn có vị sơn tra bắc - Crataegus pinnatifida
Bge. var . major NE

Kê nội kim

Endothelium Corneum Gigeriae Galli

Dùng màng trong đã phơi hay sấy khô của mề con gà - Gallus gallus
domesticus Brisson. họ Chim trĩ - Phasianidae.

Tính vị : vị ngọt ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.

Công năng: Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.

Chủ trị:

- Tiêu thực hoá tích, kiện vị: Dùng khi ăn uống bị tích trệ, tiêu hoá không tốt,
bụng đầy trướng, buồn bực, bí tích, buồn nôn.

- Cầm ỉa chảy, do tỳ hư đi lỏng lâu ngày.

- Cố thận ích tinh: chữa di tinh, đái dầm.

- Chữa sỏi bàng quang, sỏi mật.

Liều dùng: 8 - 12g/ngày. Sao vàng tán bột mịn.


113
Kiêng kị: không có tích trệ không nên dùng.

Chú ý: Theo kinh nghiệm màng mề gà sau khi sao vàng tán bột min uống, tốt
hơn là dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, còn dùng ngoài sát vào mụn cơm, mụn cóc.

Mạch nha

Fructus Hordei germinatus

Dùng quả chín nảy mầm của cây lúa Đại mạch - Hordeum vulgare L. họ Lúa -
Poaceae.

Tính vị : vị mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực hoá tích, làm mất sữa.

Chủ trị

- Tiêu hoá thức ăn: do ăn nhiều miến, sữa, hoa quả gây đầy bụng. Dùng mạch
nha sao.

- Làm mất sữa: dùng mạch nha sao sắc uống (dùng cho phụ nữ muốn cai sữa)

Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Làm mất sữa 60g/ ngày.

Kiêng kị: Thuốc có tính chất làm mất sữa, cho nên phụ nữ có thai và trong
thời kỳ cho con bú không nên dùng.

Chú ý: (theo Dược điển VN III)

- Sinh mạch nha: có tác dụng kiện tỳ, hoà vị, thư can, thông sữa. Chữa tỳ hư,
kém ăn, sữa uất tích.

- Mạch nha sao: có tác dụng hành khí, tiêu thực, làm mất sữa. Chữa thực tích
không tiêu, bầu vú đau trướng.

- Tiêu mạch nha: có tác dụng tiêu thực hoá trệ. Chữa thực tích không tiêu,
thượng vị trướng đau.

(Mạch nha sao: mạch nha rang nhỏ lửa, sao đến vàng nâu lấy ra để nguội, sẩy sạch
bụi, tro vụn là được. Tiêu mạch nha: mạch nha cho vào nồi, đun to lửa, sao cho
vàng sém, lấy ra để nguội sẩy hết tro bụi là được. )
114
Cốc nha

Dùng mầm hạt thóc tẻ đã phơi khô của cây lúa - Oryza sativa L. họ Lúa -
Poaceae.

Tính vị : vị ngọt ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực hoá tích, khai vị.

Chủ trị

- Dùng khi ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, căng đau.

- Khai vị, làm cho ăn ngon miệng; dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn uống không
tiêu .

Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Dùng sống hay sao vàng.

Chú ý: Mạch nha, cốc nha đều có tác dụng kiện vị, tiêu thực, về hiệu quả đó
thì tương đương nhau. Nhưng mạch nha có tác dụng làm cho tiêu hoá tốt hơn; cốc
nha thì công năng dưỡng vị tốt hơn.

Thần khúc (lục thần khúc)

Massa medicata fermentata

Là chế phẩm được chế biến từ một số vị thuốc đông y phối hợp với bột mỳ hoặc
bột gạo, trộn đều, ủ kín cho lên mốc vàng rồi phơi khô thành bánh thuốc.

Công thức Lục thần khúc thường có: bột mỳ, bột hạnh nhân, bột xích tiểu đậu,
nước ép cây thanh hao, cây thương nhĩ, cây dã liệu (nghể) tươi. Trộn đều, ủ kín
cho lên mốc vàng, đem phơi khô. Thần khúc thường đóng thành bánh hoặc nắm
thành thỏi; thời gian chế biến, sản xuất thần khúc tốt nhất vào mùa hè. Số lượng vị
thuốc lúc đầu chỉ có 6 vị, sau tăng dần lên tới 30 - 50vị thuốc.

Tính vị : vị cay, ngọt ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực, hoà vị, hành khí, kiện tỳ, phát biểu, hoà lý.

Chủ trị

115
- Tiêu hoá thức ăn bị tích trệ, bụng đầy trướng, nôn, ỉa chảy (thần khúc uống
với nước sôi để nguội)

- Chữa bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng.

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư.

- Chữa cảm lạnh, cảm nắng.

- Lợi sữa.

Liều dùng: 10 - 20g/ngày. Dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường dùng phối
hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Do thuốc chế từ nhiều vị thuốc có nguồn gốc khác nhau nên trong thần
khúc có chứa nhiều men thuỷ phân tinh bột, tinh dầu và các men khác nhau. Do đó
có tác dụng kích thích tiêu hoá tốt, giúp cho ăn uống tốt.

* *

116
CHƯƠNG X

THUỐC TẢ HẠ

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc tả hạ và những chú ý khi sử
dụng các vị thuốc này?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác
dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc tả hạ đã học?

Nội dung:

1. Đại cương

Thuốc tả hạ còn gọi là thuốc xổ; là những thuốc có tác dụng thông lợi đại tiện.
Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại
tiện lỏng; mặt khác do bản chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng.

1. 1. Tác dụng chung:

- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón.

- Tả hoả giải độc: thông qua việc tả hạ để loại trừ hoả độc, nhiệt độc còn lưu tích
trong vị tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể được hoãn giải. Vì vậy mà thuốc
tả hạ được dùng để chữa chứng đau mắt đỏ, đau họng, đau lợi, mụn nhọt, chữa
chứng sốt cao gây vật vã mê sảng. . .

- Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo táo bón.

- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.

1. 2. Những chú ý khi dùng thuốc tả hạ:

- Cường độ của thuốc tả hạ có liên quan tới liều lượng: lượng nhỏ thì nhuận hạ,
lượng lớn thì công hạ.

- Phối ngũ thuốc: Thuốc tả hạ phối hợp với thuốc lý khí thì sức tả mạnh; nếu
phối hợp với cam thảo thì sức tả hoà hoãn hơn.

- Với liều lượng cần chú ý, nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến nôn, đau bụng, dùng
liên tục cũng ảnh hưởng đến tiêu hoá của vị tràng.

117
- Với những trường hợp người già dương khí suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có
thai không được dùng thuốc công hạ, nên dùng thuốc nhuận hạ .

1. 3. Phân loại: Dựa vào cường độ tác dụng để chia thành 2 loại sau:

- Thuốc công hạ: gồm loại hàn hạ và nhiệt hạ.

- Thuốc nhuận hạ

2. Vị thuốc

2. 1. Thuốc công hạ

2. 1. 1. Thuốc hàn hạ:

Các thuốc trong nhóm này phần lớn có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thông đại
tiện, tả hoả, được dùng trong các trường hợp thực nhiệt bí kết, trong cơ thể thực
nhiệt ngưng trệ, đại tiện bí táo, dẫn đến đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ
hôi, môi hồng đỏ, miệng khát, thích uống nước; loại này được dùng khi chính khí
chưa suy.

Đại hoàng (tướng quân)

Rhizoma Rhei

Dùng thân rễ đã cạo vỏ và phơi sấy khô của cây Đại hoàng - Rheum palmatum
L. hoặc Rheum officinale Baillon. họ Rau răm - Polygonaceae

Tính vị : vị đắng ; tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào.

Công năng: Tả nhiệt thông trường, lương huyết, giải độc, trục ứ thông kinh.

Chủ trị

- Thanh trường thông tiện: chữa sốt cao gây táo bón, thậm trí sốt cao, mê sảng,
phát cuồng (dùng bài Đại thừa khí thang )

- Tả hoả giải độc: chữa chứng chảy máu do sốt cao như nôn ra máu, chảy máu
cam, đại tiện ra máu. . . (để cầm máu dùng đại hoàng thán)

- Trục ứ thông kinh: chữa bế kinh, thống kinh, chấn thương ứ huyết sưng đau.

- Chữa chứng hoàng đản nhiễm trùng.

118
- Chữa mụn nhọt, lở loét mồm miệng (dùng thục đại hoàng)

Liều dùng: 4 - 6g/ ngày là liều nhuận tràng. 8 - 20g/ ngày là liều tẩy.
0, 1 - 0, 5g/ ngày là liều dùng cho trường hợp kém ăn.

Kiêng kỵ: Không có uất nhiệt tích đọng thì không nên dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng

Mang tiêu (phác tiêu, huyền minh phấn)

Mirabilita

Là thể kết tinh của sulfat natri thiên nhiên - Natrium Sulfuricum

Tính vị : vị mặn, đắng ; tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh vị, đại tràng, tam tiêu.

Công năng: Thanh trường thông tiện, hạ hoả giải độc.

Chủ trị

- Dùng khi vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết.

- Dùng trong trường hợp đau mắt đỏ, mồm miệng lở loét, mụn nhọt, đau họng.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không có thực nhiệt thì không nên dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng

Lô hội

Aloe

Dùng chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội - Aloe vera L. hoặc
Aloe ferox Mill. họ Lô hội - Asphodelaceae.

Tính vị : vị đắng ; tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh can, vị, đại trường.

Công năng: Thanh can nhiệt, thông tiện.

Chủ trị

119
- Thanh trường thông tiện: dùng khi vị trường thực nhiệt tân dịch không đủ dẫn
đến đại tiện bí táo, tâm phiền.

- Thanh can giáng hoả: dùng khi can đởm thực nhiệt mắt đỏ sưng đau, chóng
mặt đau đầu.

- Sát trùng: tẩy giun đũa (lô hội 4g, sử quân tử 20g tán bột uống 8g/ này lúc
đói).

- Giải độc, trị mụn nhọt, lở loét.

- Dùng giải độc ba đậu.

Liều dùng: 1 - 2g/ ngày. (dùng để tẩy)

Kiêng kỵ: Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng, phụ nữ có thai không được dùng.

2. 1. 2. Thuốc nhiệt hạ

Loại thuốc này dùng cho các loại bí đại tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn
ngưng tích trệ, nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.

Triệu chứng thường biểu hiện đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không khát,
thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều mà trong.

Ba đậu (ba nhân)

Fructus Crotonis

Là hạt phơi khô của cây Ba đậu - Croton tiglium L. họ Thầu dầu -
Euphorbiaceae.

Đông Y thường dùng Ba đậu chế, còn gọi là ba đậu sương; là hạt ba đậu sau khi
đã ép hết dầu đi rồi.

Tính vị : vị cay ; tính nhiệt.

Quy kinh: vào kinh vị, đại trường.

Công năng: Tả hàn tích, trục đờm, hành thuỷ.

Chủ trị

- Ôn tràng thông tiện: dùng khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do tỳ vận hoá
không tốt, đại tiện bí táo (dùng ba đậu sương, can khương, đại hoàng, lượng bằng
nhau, nghiền nhỏ, làm viên, mỗi lần uống 0, 5 - 1g)
120
- Trục thuỷ tiêu thũng: chữa phù do xơ gan cổ trướng.

- Chữa đờm nhiều, gây khó thở.

Liều dùng: 0, 02 - 0, 5g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ có thai không
nên dùng.

Chú ý: Kinh nghiệm chữa ngộ độc ba đậu, uống nước đậu xanh, đậu đen,
nước hoàng liên, lô hội để giải độc.

2. 2 Thuốc nhuận hạ

Tác dụng: Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc
tống phân ra ngoài.

Dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược,
đồng thời dùng cho những người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập
quán.

Phối hợp thuốc: nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với thuốc
dưỡng âm; nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc bổ huyết;
nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp theo thuốc hành khí.

Ma nhân (vừng đen)

Semen Sesami nigrum

Dùng hạt lấy từ cây vừng - Sesamum indicum L. họ Vừng - Pedaliaceae.

Tính vị : vị ngọt ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường.

Công năng: Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.

Chủ trị

- Bổ can thận, dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu, huyết hư, chức năng
thận kém, tóc bạc sớm (vừng đen, hà thủ ô đỏ lượng bằng nhau, tán min, làm
thành hòan).

- Nhuận tràng thông tiện: ngày dùng 40 - 60g.

- Lợi niệu, trừ phù thũng.


121
- Lợi sữa: vừng đen sao qua, cho phụ nữ sau sinh ít sữa ăn hàng ngày.

- Chữa nôn do sốt cao gây vị nhiệt.

Liều dùng: 12 - - 60gg/ ngày.

Chú ý: Theo kinh nghiệm trong dân gian người ta còn dùng nước sắc hoa và rễ
vừng để làm thuốc mọc tóc và làm cho tóc đen lâu.

Mật ong

Mel

Là mật của mật ong gốc Á - Apis cerana Fabricius hoặc mật của mật ong gốc
Âu - Apis mellifera Linnaeus. họ Ong mật - Apidae

Tính vị : vị ngọt ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, vị, đại trường.

Công năng: Nhuận tràng, giải độc, giảm đau, chữa ho.

Chủ trị

- Nhuận tràng chữa táo bón: 30ml mật ong pha với khoảng 100ml nước ấm,
uống buổi sáng trước khi ăn; hoặc 30ml mật ong, 8g phác tiêu pha với khoảng
100ml nước ấm, uống buổi sáng trước khi ăn; hoặc dùng từ 5 - 10ml mật ong để
thụt hậu môn chữa táo bón.

- Nhuận phế chỉ ho (hạnh nhân 12g, gừng 4 g, mật ong 10g )

- Giảm các cơn đau nội tạng như đau dạ dày (mật ong và cam thảo sắc uống).

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, vết thương, vết loét.

- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em.

- Thuốc bổ, dùng cho những người hư nhược.

- Mật ong còn dùng trong bào chế thuốc.

Liều dùng: 15 - 30g/ ngày.

Chú ý: - Mật ong dùng để nhuận tràng thì dùng mật tươi; mật dùng để chữa
ho thì dùng mật luyện.

- Mật ong kỵ hành

122
Chút chít (cây lưỡi bò)

Dùng lá và rễ cây chút chít - Rumex wallichii Meism. Họ Rau răm -


Polygonaceae

Tính vị : vị đắng nhẹ ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Nhuận tràng.

Chủ trị

- Nhuận tràng chữa táo bón, dùng khi ăn uống không tiêu, thức ăn bị tích trệ.

- Nhuận gan, lợi mật, chữa vàng da.

- Dùng ngoài chữa hắc lào, lang ben.

Liều dùng: 15 - 30g/ ngày. Lá tươi có thể dùng đến 80g.

* *

123
CHƯƠNG XI

THUỐC LÝ KHÍ

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được phân loại thuốc lý khí và tác dụng chung của từng
loại?

2. Học sinh trình bày được những đặc điểm và chú ý khi sử dụng các thuốc này?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác
dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc lý khí đã học?

Nội dung

1. Đại cương

1. 1. Định nghĩa: thuốc lý khí là các vị thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể.

Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làm
cho khoan khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm đau.

Nguyên nhân gây khí trệ có nhiều, nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân
chính sau:

- Khí hậu không điều hoà.

- Ăn uống không điều độ.

- Tình chí uất kết.

Đặc điểm của các vị thuốc lý khí: cay, ấm, thơm, ráo.

1. 2. Phân loại: dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:

- Thuốc hành khí giải uất.

- Thuốc phá khí giáng nghịch.

- Thuốc thông khí khai khiếu.

1. 3. Chú ý khi sử dụng

- Do các vị thuốc thường cay, ấm, thơm và ráo; nên nếu dùng nhiều hoặc kéo
dài có thể làm ảnh hưởng tới tân dịch;

124
- Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân như: có hàn ngưng khí trệ thì
phối hợp với thuốc ôn trung trừ hàn; khí uất hoá hoả thì phối hợp với thanh nhiệt tả
hoả; tỳ vị hư nhược thì phối hợp với kiện tỳ, ích khí. . .

- Những người khí hư, chân âm kém phải thận trọng khi dùng các thuốc hành
khí. Một số thuốc, thể âm hư hoả vượng không nên dùng.

- Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với thuốc
tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc. . .

2. Thuốc hành khí giải uất

Thường dùng để chữa các chứng:

- Khí trệ ở tỳ vị gây: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo
bón, mót rặn, đầy bụng. . .

- Can khí uất kết gây: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược
thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn
kém, đầy bụng chậm tiêu. . .

- Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đau nhức cơ nhục
do khí trệ. . .

Như vậy tác dụng chính của thuốc hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí
huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết.

Vị thuốc:

Hương phụ (củ gấu)

Rhizoma Cyperi

Dùng thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây hương phụ
vườn - Cyperus rotundus L. , hoặc cây hương phụ biển - Cyperus stoloniferus Retz.
họ Cói - Cyperaceae.

Tính vị : vị cay, hơi đắng, hơi ngọt ; tính bình (hoặc ấm).

Quy kinh: vào kinh can, tỳ, tam tiêu.

Công năng: Hành khí giải uất, điều kinh, giảm đau.

Chủ trị:

125
- Hành khí, giảm đau: chữa đau bụng, đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, sôi
bụng, tiết tả (phối hợp với cao lương khương).

- Hành khí giải uất: chữa chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí uất ức
do lo nghĩ tức giận.

- Điều kinh giải uất: chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, bế
kinh, thống kinh, bầu vú đau trướng (phối hợp với ích mẫu, bạch đồng nữ, ngải
cứu).

- Khai vị, tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn.

- Chữa cảm mạo phong hàn .

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

Chú ý: Hương phụ thường được tứ chế hoặc thất chế trước khi dùng.

Trần bì (vỏ quýt chín)

Pericarpium Citri

Trong thực tế trần bì là vỏ chín, phơi khô, được chế theo phương pháp cổ truyền
của một số cây họ Cam - Rutaceae, như quýt, cam giấy, cam đường.

Tính vị : vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, tỳ

Công năng: lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.

Chủ trị:

- Đau bụng do gặp lạnh khí trệ, gây đau bụng.

- Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, chậm tiêu.

- Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh.

- Hoá đàm, ráo thấp: chữa ho, đàm nhiều (Phương Nhị trần thang: trần bì, bán
hạ, phục linh, cam thảo)

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng.

126
Thanh bì (vỏ quýt xanh)

Pericarpium Citri reticulatae

Dùng vỏ quả còn xanh của cây quýt - Citrus reticulata Blanco. họ Cam -
Rutaceaea.

Tính vị : vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, đởm.

Công năng: phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm.

Chủ trị:

- Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây thần
kinh, sưng đau tuyến vú.

- Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn (phối hợp tiểu hồi,
sơn thù du, mộc hương)

- Chữa nôn mửa do vị khí nghịch.

- Kích thích tiêu hoá, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua, đầy bụng, ăn không
ngon.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Sa nhân

Fructus Amomi

Dùng quả gần chín đã bóc vỏ, phơi khô của cây Sa nhân - Amomum ovoideum
Pierre. và một số loài khác trong chi Amomum, họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị : vị cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.

Công năng: lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực.

Chủ trị:

- Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh.

- Chữa đau bụng, ỉa chảy do tỳ hư.

- Chữa đầy bụng, ăn không tiêu.


127
- An thai, chữa động thai do khí trệ.

- Dùng ngoài: ngâm rượu cùng với một số vị thuốc khác, để xoa bóp trừ phong
thấp, giảm đau xương, cơ bắp, đau thần kinh.

Liều dùng: 3 - 6g/ ngày.

Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt không nên dùng.

Mộc hương

Radix Sausureae lappae

Dùng rễ phơi sấy khô của cây Mộc hương (còn gọi là Vân mộc hương, Quảng
mộc hương) - Sausurea lappa Clarke. họ Cúc - Asteraceae.

Tính vị : vị cay, đắng ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, can, tỳ.

Công năng: hành khí, chỉ thống, kiện tỳ.

Chủ trị:

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực bụng đầy
chướng, đi ngoài phân lỏng (phối hợp với sa nhân, đại hồi).

- Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau bụng.

- Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Chú ý:

- Tác dụng dược lý: Mộc hương có tác dụng bình can giáng áp (phối hợp câu
đằng, hạ khô thảo)

- Trong nhân dân còn dùng vị nam mộc hương (vỏ rụt), họ Rutaceae, với tác
dụng tương tự mộc hương.

Ô dược
Radix Linderae
Dùng rễ khô của cây ô dược- Lindera aggregata (Sim.) Kosterm. họ
Long não- Lauraceae.
Tính vị : vị cay ; tính ấm.
128
Quy kinh: vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang.
Công năng: thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.
Chủ trị:
- Chữa các cơn đau do hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co
thắt, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh.
- Kích thích tiêu hoá: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng,
sôi bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.
- Chữa hen, khó thở, tức ngực.
- Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dầm do thận dương hư không khí hoá
được bàng quang.
- Chữa thống kinh, sán khí.
Liều dùng: 4-16g/ ngày.
Kiêng kỵ: khí hư, nội nhiệt không nên dùng.

3. Thuốc phá khí giáng nghịch

Tác dụng chung:

- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không thuận.

- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm vị.

- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục.

Vị thuốc:

Chỉ thực

Fructus Aurantii immaturus

Là quả non đã phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus aurantium L. Thực tế vị
chỉ thực còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Tính vị : vị đắng ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: phá khí tiêu tích, hoá đàm, tán bĩ.

Chủ trị:

- Chưã bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, tỳ hư ứ trệ, ăn uống không
tiêu, lỵ lâu ngày (chỉ thực nên sao vàng).
129
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng, đau ngực, đau co thắt
tử cung sau sinh.

- Hoá đàm: chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Chỉ xác

Fructus Aurantii

Là quả già đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus aurantium L.
Thực tế vị chỉ xác còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus, thuộc họ Cam -
Rutaceae.

Tính vị : vị chua ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị.

Công năng: phá khí hoá đàm, kiện vị tiêu thực.

Chủ trị:

- Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.

- Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng (phối
hợp với đại hoàng).

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều 1-3g/kg thể trọng (chó) có tác
dụng tăng huyết áp.

Hậu phác

Cortex Magnoliae

Dùng vỏ cây hậu phác - Magnolia officinalis Rehd et Wils. Họ Mộc lan -
Magnoliaceaea

Tính vị : vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế, đại trường.

130
Công năng: táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy trướng.

Chủ trị:

- Dùng khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn không tiêu (hậu phác, chỉ
thực, đại hoàng)

- Giáng khí bình xuyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực
trướng đầy, bứt rứt khó chịu

- Điều hoà đại tiện: chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc ỉa chảy.

- Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Khi dùng kiêng ăn đậu, không dùng với trạch tả, hàn thuỷ thạch, tiêu thạch.

Chú ý:

- Hậu phác có thể chế với nước gừng gọi là khương hậu phác.

- Trong nhân dân còn sử dụng vỏ cây vối rừng - Eugenia jambolana Lamk.
làm vị nam hậu phác. Công dụng giống hậu phác - chữa đầy bụng ăn không tiêu
chữa lỵ, ỉa chảy.

Đại phúc bì (vỏ quả cau)

Pericarpium Arecae catechi

Dùng vỏ quả phơi hay sấy khô của cây cau - Areca catechu L. họ Cau -
Arecaceae.

Tính vị : vị cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

Công năng: hành khí, lợi niệu.

Chủ trị:

- Kích thích tiêu hoá: chữa khí trệ gây đầy bụng, chậm tiêu.

- Lợi niệu, tiêu phù: chữa bụng báng, tiểu tiện không thông (ngũ bì ẩm).

- Cầm ỉa chảy.
131
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: những người thể hư, khí nhược dùng thận trọng

Chú ý:

- Chế biến: vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân, hái quả chưa chín, sau khi luộc,
làm khô, bổ đôi, bỏ vỏ xanh, lấy cùi gọi là đại phúc bì.

Vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, hái quả chín, sau khi luộc, làm khô, bóc lấy
cùi, đập cho xơ, phơi khô gọi là đại phúc mao.

- Alcaloid areconin chứa trong hạt cau gây tiết nước bọt, làm co nhỏ đồng
tử, làm tim đập chậm, có tác dụng độc với sán, tê bại các cơ của sán.

Thị đế (tai quả hồng)

Calyx Kaki

Dùng tai hồng (đài quả) của cây hồng - Diospyros kaki L. f. họ Thị -
Ebenaceae.

Tính vị : vị đắng, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: giáng nghịch, hạ khí.

Chủ trị:

- Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc; nếu do vị hàn thì phối hợp với
can khương, đinh hương; nếu do vị nhiệt thì phối hợp với trúc nhự, mộc hương.
Ngoài ra dùng tốt cho trường hợp nôn do thai nghén.

- Với trẻ sơ sinh bị nấc, chớ lâý thị đế mài với sữa cho uống.

- Quả hồng non ép lấy nước chữa cao huyết áp.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Trầm hương
Lignum Aquilariae resinatum
Dùng gỗ có nhựa của cây trầm hương (trầm gió)- Aquilaria agallocha
Roxb. hay cây Aquilaria crassna Pierre ex Lec. hoặc cây Bạch mộc hương-
Aquilaria sinensis ( Lour) Gilg. họ Trầm- Thymelaeceae.

132
Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.
Công năng: Hành khí, chỉ thống, ôn trung ngừng nôn, thu nạp khí,
bình suyễn.
Chủ trị: ngực bụng trướng tức đau, vị hàn, nấc, thận hư, khí nghịch
phát suyễn
Liều dùng: 1-4g/ ngày.Dùng thuốc sắc hoặc hoàn tán; dạng thuốc sắc
nên cho vào sau. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: những người khí hư, âm hư hoả vượng không nên dùng.
4. Thuốc thông khí khai khiếu (Thuốc phương hương khai khiếu)
Đặc điểm: Mùi thơm, vị cay, phát tán, trừ đàm, tác dụng kích thích, thông
các giác quan, khai khiếu trên cơ thể.
Tác dụng: Trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp, đồng thời trấn tâm (điều
hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết.
Cách dùng:
- Không dùng kéo dài (do tính chất phát tán, dễ gây tổn thương nguyên khí)
- Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa đàm, thuốc bình can
tức phong.
Vị thuốc:
Xương bồ
Tên KH: Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Solan.var.
macrospadiceus Yamanoto Contr.), và Thủy xương bồ (Acorus calamus
L.var. argustatus Bess.) họ Ráy (Araceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hoặc sấy khô.
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô.
Khi dùng ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cắt thành phiến dài 3-5cm,
dày 2-3mm, phơi khô. Có thể sao với cám gạọ tới khi có mùi thơm, màu hơi
vàng.
Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Tâm, can, tỳ.
Công năng: Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung
khứ thấp, giải độc, sát trùng.
Chủ trị:

133
- Chữa bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, trúng thử (có thể phối
hợp với tạo giác, băng phiến uống hoặc dạng bột mịn thổi vào mũi).
- Ninh tâm, an thần: dùng khi tâm quý (tim đập nhanh, loạn nhịp), tâm hồi
hộp, mất ngủ, buồn phiền (có thể dùng thủy xương bồ dưới dạng thuốc ngâm
rượu, có thể tẩm chu sa qua thủy phi).
- Thông phế khí, trừ ho, hóa đàm, bình suyễn (có thể phối hợp với bán hạ,
trần bì).
- Cố thận: Làm thận khí khai thông ra tai; dùng khi thận khí kém dẫn đến tai
điếc (có thể kết hợp với cẩu tích, ngũ vị tử, phá cố chỉ...).
- Hành khí giảm đau: Dùng khi bị cảm lạnh, đau bụng, đầy trướng (có thể
dùng thạch xương bồ, hương phụ, mộc hương); chữa đau dạ dày, viêm loét
dạ dày tá tràng (dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc phối hợp với bạch truật, cam
thảo).
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.
Liều dùng: 4-8g/ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thường phối hợp với các
vị thuốc khác.
Kiêng kị: Âm hư, hoạt tinh, ra mồ hôi không nên dùng.

Xạ hương
Là sản phẩm thu được từ túi xạ của con hươu đực trưởng thành Moschus
berezovski flerow M. sifanicus przewalski flerov. Họ Hươu Cervidae.
Tính vị, quy kinh: Cay, ấm. Tâm, tỳ.
Công năng, chủ trị:
- Khai khiếu tinh tỳ: Chữa trúng phong kinh giản, thần chí hôn mê, đờm rãi
tắc nút cổ họng (có thể phối hợp với băng phiến, thiềm tô, thần sa – lục thần
hoàn).
- Khứ ứ huyết, giảm đau: Chữa chấn thương, sưng đau, cơ nhục sưng tấy (có
thể phối hợp với tô mộc, kê huyết đằng, hồng hoa); chữa tiểu tiện ra máu, ra
sỏi (có thể phối hợp với ngưu tất, xạ hương).
- Chữa mắt có màng mộng, mờ mắt (xạ hương, băng phiến)
- Trừ mủ, tiêu ung nhọt.
- Trục thai sản (trục thai bị chết lưu) có thể dùng xạ hương, quế nhục.

134
Liều dùng: 0,04-0,2g/ngày.
Kiêng kị: Không dùng cho người âm hư thể nhược và phụ nữ có thai.

An tức hương (cánh kiến trắng)


Là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đề Styrax tonkinensis (Pierre) Craib.
Ex Hardw. Họ Bồ đề Styracaceae.
Lấy nhựa từ thân cây bị thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu rạch thân cây,
thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô.
Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, tính bình. Tâm, tỳ.
Công năng: Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Chủ trị: Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong
đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Liều dùng: 0,6-1,5g/ngày, thường dùng dạng hoàn tán.

Băng phiến
Là tinh thể kết tinh d-borneol, được chiết từ tinh dầu cây đại bi Blumea
balsamifera L. Họ Cúc Asteraceae.
Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, tính hơi hàn. Tâm, tỳ, phế.
Công năng, chủ trị:
- Khai khiếu tỉnh thần: Dùng khi hầu họng sưng đau, đau răng.
- Tiêu tán màng mộng: Chữa mắt đỏ đau, mắt có màng mộng.
Liều dùng: 0,2-0,4g/ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
(Borneol là một trong các thành phần của viên Thiên sứ Hộ tâm đan của
TQ).

* *

135
CHƯƠNG XII

THUỐC HÀNH HUYẾT

(Thuốc hoạt huyết)

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc hành huyết và những chú ý
khi sử dụng các thuốc này?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác
dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc hành huyết đã học?

Nội dung:

1. Đại cương:

Thuốc hành huyết là các vị thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch; dùng để
chữa những chứng bệnh do huyết ứ gây ra.

Một số nguyên nhân gây ra huyết ứ: do sang chấn, do viêm tắc gây đau đớn, do
huyết ứ đọng như bế kinh, sau khi sinh máu xấu đọng lại, do viêm nhiễm, . . .

Do tính chất của các vị thuốc có thể làm cho tác dụng hành huyết ở các mức độ
mạnh yếu khác nhau, nên có thể chia thuốc hành huyết thành 2 loại :

- Thuốc hoạt huyết: có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu; được dùng khi huyết
mạch lưu thông kém gây sưng đau.

- Thuốc phá huyết: có tác dụng hành huyết ở mức độ mạnh hơn; được dùng với
các bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt.

1. 1. Tác dụng chung

- Giảm các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ do xung huyết như: cơn đau dạ dày,
đau do viêm nhiễm, đau do sang chấn, thống kinh. . .

- Chống viêm: giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau (mụn nhọt, viêm tuyến
vú, viêm khớp cấp. . ).

- Chỉ huyết: dùng khi xuất huyết do xung huyết như trĩ chảy máu, tiểu tiện ra
máu do sỏi, . . .

136
- Đưa máu đi các nơi phát triển tuần hoàn bàng hệ: chữa viêm tắc động mạch,
teo cơ cứng khớp. . .

- Điều hoà kinh nguyệt, chữa bế kinh thống kinh, kinh nguyệt không đều. . .

- Một số có tác dụng giáng áp.

1. 2. Một số chú ý khi dùng thuốc hành huyết

- Phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân.

- Phối hợp với thuốc hành khí để tăng tác dụng của thuốc hành huyết.

- Không nên dùng thuốc hành huyết cho phụ nữ có thai, đặc biệt cấm dùng thuốc
phá huyết như tam lăng, nga truật, hồng hoa, tô mộc. . .

2. Vị thuốc

2. 1. Thuốc hoạt huyết

Đan sâm

Radix Salviae multiorrhizae

Dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm - Salvia multiorrhiza Bunge. họ
Hoa môi - Lamiaceae.

Tính vị : vị đắng; tính hơi lạnh.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

Công năng: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt

Chủ trị:

- Hoạt huyết, trục huyết ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh,
sau khi sinh huyết ứ đọng gây đau đớn.

- Chữa các triệu chứng sưng, đau do mụn nhọt, do sang chấn.

- Dưỡng tâm an thần: chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh; còn dùng
trong bệnh co thắt động mạch vành tim.

- Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận gây sốt cao, vật vã,
trằn trọc. . .

- Giải độc chữa mụn nhọt, sang lở.

137
- Bổ huyết: chữa thiếu máu (dùng đan sâm sống không qua chế biến)

Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng chung với lệ lô.

Xuyên khung (khung cùng)

Rhizoma Ligustici wallichii

Dùng thân rễ phơi sấy khô của cây Xuyên khung - Ligusticum wallichii Franch.
họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào.

Công năng: hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.

Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh.

- Chữa ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau nhức mình mẩy.

- Hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ gây đau tức ngực sườn, tình chí
uất kết.

- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau cơ do lạnh.

- Tiêu viêm chữa mụn nhọt.

- Bổ huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người âm hư hoả vượng, đàm nghịch, nôn không nên dùng.

Chú ý:
Tác dụng dược lý: nước sắc xuyên khung kéo dài giấc ngủ của chuột
khi dùng kèm với thuốc ngủ barbituric, đối kháng với cafein.

Ích mẫu

Herba Leonuri

Dùng toàn thân trên mặt đất khi cây chớm ra hoa, phơi hay sấy khô của cây ích
mẫu - Leonurus heterophyllus Sw. họ Hoa môi - Lamiaceae.
138
Hạt cây ích mẫu (sung uý tử) cũng được dùng làm thuốc.

Tính vị : vị cay, hơi đắng; tính mát.

Quy kinh: vào kinh can, tâm bào.

Công năng: hoạt huyết, điều kinh.

Chủ trị:

- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, sau
khi sinh ứ huyết gây đau bụng.

- Chữa mụn nhọt, chữa viêm tuyến vú.

- Giảm đau do chấn thương.

- Thanh can nhiệt, ích tinh: chữa đau mắt đỏ, sưng, cao huyết áp.

- Hạt ích mẫu vị cay, ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng
can làm sáng mắt, hạ áp.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, phụ nữ có thai
không nên dùng.

Ngưu tất

Radix Achyranthis bidentatae

Dùng rễ đã được chế biến và phơi sấy khô của cây ngưu tất - Achyranthes
bidentata Blume. họ Rau giền - Amaranthaceae.

Tính vị : vị đắng, chua; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: hoạt huyết điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt.

Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không
đều

139
- Thư cân, mạnh gân cốt: chữa đau khớp, đau thắt lưng, đầu gối đau mỏi (đặc
biệt với khớp chân, nếu thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, tục đoạn, cẩu
tích; nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá).

- Chữa chóng mặt do can dương nghịch lên (chứng huyết vựng)

- Lợi niệu thông lâm: chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, đục

- Giải độc chống viêm: chữa loét miệng, họng sưng đau.

- Giáng áp: dùng trong bệnh cao huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng.

Chú ý:

Trong nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước - A. aspera L. (gọi là ngưu tất nam),
chữa đau khớp, thông kinh, trị viêm amidan, đau họng.

Ngưu tất khi sao rượu, trích nước muối rồi chưng thì có tác dụng bổ.

Đào nhân

Semen Pruni

Dùng nhân hạt quả đào - Prunus persica Stokes. họ Hoa hồng - Rosaceae.

Tính vị : vị đắng, ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, đại tràng.

Công năng: hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện.

Chủ trị:

- Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, ứ huyết
sau sinh gây đau bụng.

- Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dịch khô ráo.

- Chữa ho đàm nhiều,

- Giảm đau, chống viêm do sang chấn.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

140
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng. Những người đại tiện lỏng không
nên dùng.

Xuyên sơn giáp (vảy tê tê)

Squama Manidis

Dùng vảy phơi khô của con tê tê (con trút) - Manis pentadactyla L. họ Tê tê -
Manidae.

Tính vị : vị mặn; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, vị.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tan ung nhọt, lợi sữa.

Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh.

- Thông, lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa .

- Giải độc chữa mụn nhọt.

- Chữa phong thấp đau nhức.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Hồng hoa

Flos Carthami

Dùng hoa phơi sấy khô của cây hồng hoa - Carthamus tinctorius L. họ Cúc -
Asteraceae.

Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống

Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ thành hòn cục;
dùng cho trường hợp sau khi sinh máu bị ứ đọng, bụng trướng, đau.

- Chữa các chấn thương sưng, đau, tụ máu.

141
- Chữa mụn nhọt sưng đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý:

- Nếu dùng hồng hoa với liều nhỏ có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết; liều lớn
có tác dụng phá huyết, khứ huyết ứ.

- Tác dụng dược lý: làm tăng co bóp tử cung của động vật thí nghiệm kể cả có
thai hay không có thai.

- Nước sắc hồng hoa có tác dụng hạ huyết áp.

Kê huyết đằng

Caulis Spatholobi

Dùng thân leo phơi sấy khô của cây Kê huyết đằng - Spatholobus suberectus
Dunn. họ Đậu - Fabaceae.

Tính vị : vị đắng, hơi ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc.

Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng.

- Dùng trong trường hợp huyết hư, da vàng.

- Mạnh gân cốt: chữa đau lưng, đau nhức khớp xương, chân tay tê bại.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.

Nhũ hương
Gummi resina Olibanum
Dùng chất gôm nhựa lấy từ cây nhũ hương- Boswellia carterii Birdw.
họ Trám- Burseraceae.
Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, trừ độc.
142
Chủ trị:
- Chữa đau bụng do khí huyết ngưng trệ, điều kinh, chữa đau bụng kinh
nguyệt.
- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, đau các dây thần kinh, đau do
chấn thương.
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt sưng đau, mụn đã vỡ
Liều dùng: 4-12g/ ngày. Dạng thuốc sắc, dạng hoàn tán. Dùng ngoài
tán bột mịn, bôi hoặc đắp.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

2. 2. Thuốc phá huyết

Khương hoàng (nghệ vàng)

Rhizoma Curcumae longae

Dùng thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi khô của cây nghệ - Curcuma
longa L. họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.

Công năng: hành khí, chỉ thống, phá huyết, thông kinh, tiêu mủ, lên da non.

Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ sau sinh để hoạt
huyết, làm sạch huyết ứ, chữa chứng huyết vậng.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: chữa đau dạ dày, ngực bụng đầy trướng đau tức,
đau thần kinh liên sườn.

- Chữa mụn nhọt sang lở.

- Chữa các chứng xung huyết do sang chấn (bị đòn, ngã tổn thương ứ huyết. . .
).

- Trị phong thấp, tay chân đau nhức.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nghệ tươi giã nhỏ vắt
lấy nước để bôi ung nhọt, các vết tấy lở loét ngoài da.

143
Kiêng kỵ: không có ứ trệ không nên dùng.

Chú ý: Rễ củ cây nghệ gọi là uất kim; có vị cay, đắng, tính lạnh, vào kinh
tâm, phế can. Có công năng hành huyết phá ứ, hành khí giải uất. Chỉ định: chữa
kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, cầm máu do xung huyết gây thoát
quản, chữa các cơn đau dạ dày do khí trệ, an thần do sốt cao gây mê sảng, vật vã.
Liều dùng 6 - 12g/ ngày, dùng sống.

Nga truật

(tam nại, nghệ đen, ngãi tím)

Rhizoma Curcumae zedoariae

Dùng thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Nga truật - Curcuma zedoaria
(Berg. ) Roscoe. họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị : vị đắng, cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích.

Chủ trị:

- Phá huyết hành khí: chữa bế kinh, thống kinh.

- Tiêu thực hoá tích trệ: dùng khi ăn uống không tiêu gây đau bụng, đầy bụng,
chướng hơi, ợ chua.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, thống kinh.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với
các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng. Cơ thể yếu không có tích trệ thì không
nên dùng.

Tô mộc (gỗ vang)

Lignum Sappan

Dùng gỗ lõi chẻ nhỏ rồi phơi sấy khô của cây Tô mộc (cây Vang) - Caesalpinia
sappan L. họ Vang Caesalpiniaceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn; tính bình.


144
Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: phá huyết thông kinh.

Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh

- Chữa xung huyết do sang chấn.

- Chữa lỵ, ỉa chảy.

Liều dùng: 3 - 9g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán hay cao lỏng.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng, huyết hư không ứ trệ không dùng.

Tam lăng
Dùng thân rễ cây Tam lăng- Scirpus yagara họ Cói - Cyperaceae.
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Quy kinh: vào kinh can, tỳ.
Công năng: Phá huyết, hành khí, tiêu tích.
Chủ trị: Chữa bế kinh, chữa các cơn đau nội tạng do khí trệ như đau dạ dày,
chữa đầy bụng đau bụng do ăn nhiều thịt, trứng, sữa.
Liều dùng: 6-12g/ ngày.

* *

145
CHƯƠNG XIII

THUỐC CHỈ HUYẾT

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc chỉ huyết

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của thuốc
chỉ huyết

I/Định nghĩa – Phân loại:

Thuốc chỉ huyết là những vị thuốc dùng để chữa các chứng chảy máu do nhiều
nguyên nhân khác nhau.

Dựa vào nguyên nhân chia 3 loại:

1 - Thuốc cầm máu do xung huyết gọi là thuốc khứ ứ chỉ huyết

2 - Thuốc cầm máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết
(lương huyết chỉ huyết)

3 - Thuốc cầm máu do tỳ hư không thống huyết

II/Tác dụng của từng loại

1. Khứ ứ chỉ huyết

- Chảy máu do sang chấn

- Chảy máu đường tiêu hoá: Chảu máu dạ dày, ruột, trĩ…

- Sỏi tiết niệu gây đái ra máu

- Ho ra máu, chảy máu cam

- Rong kinh, rong huyết

2. Thanh nhiệt chỉ huyết

- Ho ra máu do viêm phổi

- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu:

Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da…

- Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ

146
3. Tỳ hư không thống huyết

- Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài

- Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu cầu

III/Cách dùng:

1. Phải sao đen để chỉ huyết

2. Phối ngũ để tăng tác dụng:

- Thuốc khứ ứ chỉ huyết phối hợp hoạt huyết

- Thuốc Thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp Thanh nhiệt tả hoả, giải độc, lương huyết, táo
thấp, hoạt huyết để tiêu viêm

- Thuốc chỉ huyết do tỳ hư phối hợp kiện tỳ

Trường hợp chảy máu nhiều gây choáng, truỵ mạch phải dùng nhân sâm để cấp cứu

A - Thuốc khứ ứ chỉ huyết

Tam thất (Sâm tam thất, Kim bất hoán)

Panax notoginseng (Burk. ) F. H. Chen = Panax pseudo - ginseng Wall, họ Nhân sâm
(Araliaceae).

- Thổ tam thất (Tam thất giả): Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam. Gynura
pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour. , họ Cúc (Asteraceae)

- Tam thất nam: là thõn rễ cõy Stahlianthus thoreli Gagnep., họ Gừng


(Zingiberaceae).

- Khương tam thất (Tam thất gừng): là thân rễ của cây Kaempferia rotunda L. , họ
Gừng (Zingiberaceae). Được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc chữa đau xương, nôn
ra máu, rong kinh.

Bộ phận dùng: Rễ (củ). Loại 1: 5 - 6củ/100g.

Loại 2: 14 - 16 củ/100g

Loại 3: 22 - 24củ/100g

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, ấm - Can vị

Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết, chỉ thống

147
- Chữa ho ra máu, thổ huyết, lị ra máu, chảy máu dạ dày

- Chữa sang chấn tụ máu

- Chữa rong kinh, rong huyết, dùng cho phụ nữ sau đẻ (trục huyết ứ, sinh huyết mới)

- Giảm đau do sang chấn, mụn nhọt, đau dạ dày, đau do khí trệ, thống kinh, đau khớp

- Bồi bổ cơ thể không kém nhân sâm, dùng thay thế nhân sâm nên gọi là nhân sâm
tam thất hay sâm tam thất

- Bột rắc vết thương để cầm máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Bách thảo sương (Nhọ nồi)

Pulvis Fumi Carbonisatus

Bộ phận dùng: Chất mịn đen bám vào đáy nồi đun bằng rơm rạ, cỏ khô

Tính vị quy kinh: Cay, ấm - Phế vị đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết

- Đi ngoài ra máu (tả lị ra huyết): BTS hoà vào nước cháo nóng

- Chảy máu cam (thổi vào mũi), chảy máu chân răng (sát vào chân răng)

- Động thai ra máu: BTS hoà vào thuốc thang đã sắc

Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g/24h bột

Ngó sen (Ngẫu tiết)

Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ cây hoa sen

Tính vị quy kinh: Đắng chát, bình - Tâm can vị

Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam

- Đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao đen sắc uống

Bạch cập

148
Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilia striata (Thumb. ) Reichb. f., họ Lan
(Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Phế

Công năng – chủ trị:

- Chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét dạ dày – tá tràng, lị ra
máu, đau mắt đỏ

- Đắp ngoài trị mụn nhọt, bỏng lửa

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Huyết dư

Crinis carbonisatus

Bộ phận dùng: Tóc người rửa sạch, đốt tồn tính thành than

Tính vị quy kinh: Đắng, bình (hơi ấm) - Tâm can thận

Công năng chủ trị: Chỉ huyết, hoạt huyết

- Chữa thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, bí đái

- Nấu cao dán nhọt làm chóng lên da non

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột

Tông lư (bẹ móc)

Trachycarpus fortunei H. Wendl. Họ dừa (Palmae)

Bộ phận dùng: Cuống lá cây móc

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, bình - Phế can đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết

Chữa nôn ra máu, máu cam, lị ra máu, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc uống

Bồ hoàng (cỏ nến) - TQ

Typha orientalis presb; = Typha angustifolia L. Họ hương bồ (Typhaceae)

149
Bộ phận dùng: Phấn hoa đực của cây cỏ nến

Tính vị quy kinh: Cay, ấm (bình) - Tâm can

Công năng chủ trị: Hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi tiểu

- Dùng sống (hoạt huyết, lợitiểu, tiêu viêm): Dùng trị bế kinh, thống kinh, đau do chấn
thương, trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng, tiểu tiện khó khăn

- Sao đen (chỉ huyết): Trị thổ huyết, máu cam, ho ra máu, đái ra máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h . Sống để hoạt huyết, sao đen đế cầm máu

(có thể không cần sao đen vẫn cầm máu)

B - Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết

Các vị thuốc đa số tính Hàn, lương. Quy kinh phế, can, đại trường

Trắc bách diệp (Trắc bá)

Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae).

Bộ phận dùng:

- Cành lá gọi là trắc bách diệp

- Hạt gọi là bá tử nhân. Vị ngọt - Bình - Tâm thận. Dùng chữa mất ngủ, di tinh

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, hàn - Phế can đại trường

Công năng chủ trị: Lương huyết chỉ huyết, táo thấp, lợi tiểu

- Sao đen chỉ huyết chữa ho ra máu, chảy máu cam

- Dùng sống chữa khí hư bạch đới do thấp nhiệt, lợi tiểu (viêm tiết niệu và sinh dục)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

Hoè hoa

Stypnolobium japonicum (L. ) Schott = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng:

- Nụ hoa hoè gọi là hoè mễ

- Quả hoè gọi là hoè giác, dùng chữa đại tiện ra máu. không dùng khi có thai vì làm
sẩy thai

150
Tính vị quy kinh: Đắn, hàn - Can đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc

- Sao cháy (chỉ huyết): Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ
chảy máu, băng huyết

- Sao vàng (giải độc và hạ áp): Làm bền thành mạch (Rutin)chữa cao HA, trị mụn
nhọt, viêm họng, viêm mắt

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, hãm uống

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo, cỏ mực)

Eclipta alba Hassk. = Eclipta prostrata L. , họ Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt chua, mát – Can, thận

Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc, bổ thận

- Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh rong huyết, sốt xuất huyết
(vừa hạ sốt vừa cầm máu)

- Chữa ho viêm họng, mụn nhọt

- Làm mạnh gân cốt, đen râu tóc, răng lung lay

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, giã sống vắt nước uống, bã đắp và thái
dương, gan bàn chân hoặc buộc vào cổ tay

Hạt mào gà

- Cây mào gà trắng Celosia argentea L., họ Rau dền (Amaranthaceae)

- Cây mào gà đỏ Celosia cristata L., họ Rau dền (Amaranthaceae)

Bộ phận dùng:

- Hạt cây mào gà trắng gọi là thanh tương tử

- Hạt cây mào gà đỏ gọi là kê quan hoa

Tính vị quy kinh:

- Thanh tương tử: Đắng, hơi hàn - Can để tả hoả

151
- Kê quan hoa: Ngọt, mát – Can, đại trường để chỉ huyết

Công năng chủ trị: Thanh nhiệt chỉ huyết, tả can hoả

- Chữa xích bạch lị, trĩ chảy máu, thổ huyết, nục huyết, tử cung xuất huyết

- Khứ phong nhiệt, thanh can hoả, sáng mắt: chữa phong nhiệt làm đau mắt đỏ

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ:

- Người có đồng tử mở rộng không dùng thanh tương tử

- Người có tích trệ không dùng kê quan hoa

C - Thuốc cầm máu do tỳ hư

Ngải cứu

Agiao

Ô tặc cốt (Hải tặc, Hải phiêu tiêu)

Sepia esculenta Houle, họ Cỏ mực (Sepiidae).

Bộ phận dùng: Mai mực còn nguyên vẹn, trắng nhẹ, không vụn nát

Tính vị quy kinh: Mặn, ấm - Can thận

Công năng chủ trị: Chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc

- Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, rắc vết thương chảy
máu

- Chữa khí hư bạch đới, bế kinh

- Chữa đau mắt hột, mắt mờ, viêm tai giữa (tai chảy mủ)

- Chữa đau dạ dày

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột

Kiêng kỵ: Âm hư đa nhiệt không dùng

Quy bản

Chinemys reevesii Gray., họ Rựa (Testudinidae).

Bộ phận dùng: Yếm con rùa đen

152
Tính vị quy kinh: Ngọt mặn, hàn - Tâm, thận, can, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ thận âm, bổ huyết

- Chữa cao HA, nhức trong xương, âm hư hoả vượng, phiền khát

- Chữa di tinh, khí hư bạch đới, trẻ gầy yếu, chậm liền thóp

- Bổ huyết điều kinh: rong huyết, kinh trước kỳ, sốt rét dai dẳng

Liều dùng - cách dùng: 12 - 24g/24h sao với cát cho ròn, tán bột uống hoặc nấu cao,
uống 10 - 15g cao/24h

Miết giáp

Trionyx sinensis Wiegmann., họ Ba ba (Trionychidae).

Bộ phận dùng: Mai con ba ba

Tính vị quy kinh: Mặn, hàn - Can, tỳ, phế

Công năng chủ trị: Tư âm tiềm dương, phá ứ tán kết

- Trị kinh giản, nhức xương, triều nhiệt, cao HA

- Mụn nhọt, sang chấn, bế kinh, tích huyết sinh báng

Liều dùng - cách dùng: 10 - 30g/24h sao với cát sắc uống, tán bột, nấu cao

Kiêng kỵ: Tỳ hư, có thai

Ich trí nhân - TQ

Alpinia oxyphylla Miq., họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Quả và hạt của cây ích trí

Tính vị quy kinh: Cay, ấm - Tâm, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ấm thận, ôn tỳ

- Chữa di tinh, di niệu

- Cầm ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Thực hoả, hoả nghịch

153
CHƯƠNG XIV

THUỐC TRỪ HÀN

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc trừ hàn

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một
số vị thuốc trừ hàn

I/ Định nghĩa, phân loại:

Thuốc trừ hàn là những vị thuốc có tính ấm, nóng (ôn, nhiệt), để chữa các
chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể, do phần dương khí giảm sút (lý hư hàn) hoặc do
tà hàn trúng vào tạng phủ (trúng hàn).

Dương khí giảm gây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát dương

Do đó thuốc trừ hàn chia làm 2 loại:

- Ôn trung trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn

- Hồi dương cứu nhgịch: chữa chứng thoát dương

II/Tác dụng của từng loại

1. Ôn trung trừ hàn

- Chữa rối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy
mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực.

- Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn

- Kích thích tiêu hoá (làm gia vị ): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém

2. Hồi dương cứu nghịch

- Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu
ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi
dính, mạch vi muốn tuyệt

- Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh

154
III/Cách dùng:

- Dùng dạng thuốc khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ (3 - 6g/24h)

- Uống thuốc khi còn ấm. Kiêng mỡ, thức ăn tanh và lạnh

- Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng, với thuốc sinh
tân vì thuốc trừ hàn đều làm mất tân dịch

IV/Cấm kị:

- Chân nhiệt giả hàn: Truỵ mạch do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (thực nhiệt)

- Âm hư, tân dịch giảm, thiếu máu, ốm lâu ngày

V/Các vị thuốc:

Đa số vị cay, tính ôn, quy kinh tỳ, vị.

Đều làm mất tân dịch

A - Thuốc ôn trung trừ hàn (ôn lý trừ hàn)

Can khương (Gừng khô)

Zingiber officinale Rose. , họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây gừng

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tâm, phế, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn

- Chữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư - Bài lý trung thang

- Chữa đau bụng do lạnh - Bài đại kiến trung thang

- Tăng tác dụng của thuốc HDCN - Bài tứ nghịch thang

- Cầm máu (sao cháy) gọi là thán khương: Chữa ho ra máu kéo dài, người lạnh, đi
ngoài ra máu do tỳ hư.

- Chữa ho và nôn mửa do lạnh - Bài tiểu thanh long thang

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Ho do nhiệt

Thảo quả (Quả đò ho)

155
Amomum aromaticum Roxb. , họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi sấy khô, khi dùng bỏ vỏ lấy hạt

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị

Công năng chủ trị : Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rét

- Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh

- Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh

- Chữa ho, long đờm

- Chữa sôt rét do tỳ hư: Sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn (Bài thường
sơn triệt ngược)

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, viên

Ngải cứu (y thảo)

Artemisia vulgaris L. , họ Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp

Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu

* Lá khô:

- Chữa đau bụng do lạnh

- Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn gây
động thai

- Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư.
Ngải nhung làm mồi cứu

* Lá tươi

- Chữa cảm mạo: Sao nóng với rượu, gừng, đánh dọc sống lưng (đánh gió)

- Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm chút
muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau

- Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng

156
Liều dùng - cách dùng: 4 - 8gkhô 30 - 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài

Đại hồi (Bát giác hồi hương, Đại hồi hương)

Illicium verum Hook. f. , họ Hồi (Illiciaceae).

Tránh nhầm với hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thoms. ), quả có nhiều đại, mọc
toả theo hình nan hoa, đầu cong như chiếc liềm. Loại này không dùng làm thuốc vì
gây độc

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị, can, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn

- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh

- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá

- Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột, ngâm rượu xoa bóp

Nếu dùng liều cao gây ngộ độc: Run chân tay, xung huyết não và phổi, trạng
thái ngây có khi tới co giật như động kinh

Tiểu hồi (Hồi hương, tiểu hồi hương)

Foeniculum vulgare Mill. , họ Cần (Apiaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Can, thận, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị

- Chữa đau bụng do lạnh

- Chữa ăn không ngon, đầy bụng, chậm tiêu

- Chữa thoát vị bẹn (có nước ở màng tinh hoàn)do hàn trệ ở can kinh

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột

Riềng (Cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương)

Alpinia officinarum Hance. , họ Gừng (Zingiberaceae).

157
Đại cao lương khương (riềng nếp) (Alpinia galanga Willd. ). , củ to hơn, nhưng không
tốt bằng, phối hợp với huyết dư thán chữa ngộ độc thịt cóc. Quả gọi là hồng đậu khấu,
dùng như bạch đậu khấu

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi sấy khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực

- Chữa đau bụng do lạnh (đau dạ dày, viêm đại tràng)

- Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa

- Làm ăn ngon, chóngtiêu

- Nhai sống chữa đau răng

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắcloạn

Sả (Hương mao, sả chanh)

Cymbopogon sp. , họ Lúa (Poaceae).

Bộ phận dùng: Lá, củ, tinh dầu

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Phát hãn giải biểu, kích thích tiêu hoá

- Lá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu

- Củ thông tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu

- Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu

Liều dùng - cách dùng: 15 - 30g/24h lá, củ sắc, xông

Đinh hương (Cống đinh hương, đinh tử hương) - TQ

Syzygium aromaticum (L. ) Merill. et L. M. Perry = Eugenia caryophyllata Thunb. , họ


Sim (Myrtaceae).

Bộ phận dùng: Nụ hoa

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, thận, tỳ, vị

158
Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, phá khí giáng nghịch

- Chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt

- Bôi ngoài trị chàm, lở, nhai đinh hương để phòng bệnh (có dịch)

- Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng

Liều dùng - cách dùng: 1 - 4g/24h sắc, bột, hoàn, rượu xoa bóp.

Khi sắc thuốc được mới bỏ đinh hương vào

Kiêng kỵ: Kị lửa, không phải hư hàn không dùng

Ngô thù du (Ngô vu, thù du) - TQ

Evodia rutaecarpa (Juss. ) Benth. , họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô, phải thuỷ bào

Tính vị quy kinh: Cay đắng, ôn, hơi có độc - Tỳ vị, can, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, chỉ thống

- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, ăn không tiêu

- Chữa đau đầu, đau răng, đau mình mẩy, lưng gối yếu mềm

- Chữa cảm lạnh, lở ngứa

Liều dùng - cách dùng: 1 - 3g/24h bột, 4 - 6g/24h sắc

Kiêng kỵ: Không phải hàn thấp thì không dùng

Xuyên tiêu (hoa tiêu, thục tiêu, hạt sẻn, sưng, hoàng lực, lưỡng diện châm. . . )

Zanthoxylum sp. , họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: Quả (hoa tiêu hay thục tiêu), rễ gọi là hoàng lực

Tính vị quy kinh: Cay, ôn, có độc - Phế, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung tán hàn, trục thấp trợ hoả, tẩy giun

- Chữa bụng lạnh đau, thổ tả, kích thích tiêu hoá

- Tâỷ giun sán, đau nhức răng

- Rễ để chữa sốt làm ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, trị tê thấp

Liều dùng - cách dùng: Quả: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu. Rễ: 4 - 8g/24h sắc, rượu
159
B - Thuốc hồi dương cứu nghịch

Ô đầu - Phụ tử

Ô đầu - Phụ tử TQ (Xuyên ô, Thảo ô).

Ô đầu VN (Củ gấu tầu, củ ấu tầu)

Aconitum chinense=Aconitum carmichaeli=Aconitum fortunei Hemsl. , họ Hoàng liên


(Ranunculaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ

- Củ mẹ (Ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn
nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành

- Củ con (phụ tử), phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế.

Tuỳ cách chế ta có sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ Diêm
phụ (trị bán thân bất toại) - Hắc phụ (Hồi dương cứu nghịch) - Bạch phụ (trị ho trừ
đàm)

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc - 12kinh

Công năng chủ trị: Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp

- Chữa choáng, truỵ mạch - Bài tứ nghịch thang

- Chữa đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu

- Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư

- Trị cước khí thuỷ thũng (phù do thận dương hư )

- Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h hoặc100g/24h sắc uống.

Phối hợp với can khương, cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc

Kiêng kỵ: - Âm hư, có thai

- Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm

Quế nhục

Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số loài Quế khác Cinnamomum cassia


Blume, Cinnamomum zeylanicum Breyn. . . . , họ Long não (Lauraceae).
160
Bộ phận dùng: Vỏ thân của cây quế từ 5năm tuổi trở lên.

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi có độc – Can, thận

Công năng chủ trị: Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá

- Truỵ mạch do mất nước, mất máu

- Chữa di tinh, liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi

- Chữa phù do viêm thận mãn

- Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ

- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảydo lạnh

- Chữa đau mắt, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không vỡ

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Âm hư, có thai không dùng.

161
CHƯƠNG XV

THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương của thuốc BCTP

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một
số vị thuốc BCTP

I/Định nghĩa:

Thuốc bình can tức phong là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do
nội phong gây ra (can phong nội động).

Nguyên nhân sinh nội phong:

- Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật

- Do thận âm hư không nuôi dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả
vượng)gây nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. . .

- Do huyết hư nên can huyết cũng hư, làm chân tay run, co giật bán thân bất toại (liệt
nửa người do tai biến mạch máu não)

II/Tác dụng:

Chấn kinh, tiềm dương

1 - Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can hoả vượng, hay gặp ở bệnh cao huyết áp,
SNTK, rối loạn tiền mãn kinh. . .

2 - Chữa các chứng co giật do sốt cao, sản giật, động kinh (YHCT cho rằng đều do
thiếu tân dịch, huyết hư sinh ra)

3 - Chữa đau khớp, đau thần kinh (do can phong đi vào kinh lạc)

III/Cách dùng:

1. Chú ý tính hàn nhiệt của thuốc với tính hàn nhiệt của bệnh

2. Chứng âm hư, huyết hư mà dùng thuốc có tính ôn, nên thận trọng vì gây táo làm
mất thêm tân dịch

162
3. Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân

- Sốt cao co giật, phối hợp với thanh nhiệt tả hoả

- Âm hư, huyết hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết

- Mất ngủ, co giật động kinh, phối hợp với thuốc trọng trấn an thần

- Đau khớp, đau thần kinh, phối hợp với thuốc thông kinh hoạt lạc

IV/Kiêng kỵ: Hư chứng

V/Các vị thuốc

Hàn Bình Ôn

Câu đằng Bạch cương tằm Ngô công (Con rết)

Thuyền thoái Thiên ma Bạch tật lê

Toàn yết (Bọ cạp)

Câu đằng (Gai móc câu)

Uncaria sp. , họ Cà phê (Rubiaceae).

Bộ phận dùng: Cành có gai móc câu.

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Can, tâm bào

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc

- Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp

- Chữa sốt cao co giật, trẻ khóc đêm (khóc dạ đề)

- Chữa sốt phát ban, xích bạch đới, làm mọc các nốt ban chẩn như: sởi, thuỷ đậu. . .

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g/24h sắc uống. Khi thuốc gần được mới cho câu
đằng vào đun sôi 15phút là được. Sắc lâu sẽ mất tác dụng

Thuyền thoái (Thuyền thuế, thiền thuế, thuyền y)

163
Ve sầu đồng bằng Leptopsaltria tuberosa Sigr. hay Ve sầu núi Gaeana maculata
Drury, họ Ve sầu (Cicadidae).

Bộ phận dùng: Xác lột con ve sầu có 2 loại:

- Kim thuyền thoái: Xác ve có màu vàng là tốt nhất

- Thuyền hoa: Xác ve có mầm cỏ bên trong vì rơi xuống đất

Tính vị quy kinh: Mặn ngọt, hàn - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc, tán phong nhiệt, tuyên phế

- Chữa co giật do sốt cao, uốn ván, trẻ co kinh giản, khóc dạ đề

- Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu choáng váng

- Chữa ho cảm mất tiếng do viêm họng, viêm thanh quản

- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm tai giữa, viêm màng tiếp hợp, làm mọc các nốt ban
chẩn như: sởi, thuỷ đậu (dùng ngoài)

Liều dùng - cách dùng: 1 - 3g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ: Khi có thai

Bạch cương tằm

Bombyx mori L. , họ Tằm tơ (Bombycidae),

Bộ phận dùng: Con tằm bị bệnh do vi khuẩn Batrylis Bassiana chết cứng có sắc trắng
như vôi

Tính vị quy kinh: Cay mặn, bình - Tâm, can, tỳ, phế

Công năng chủ trị: Khứ phong, hoá đàm, tán kết

- Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt

- Chữa co giật, trẻ khóc đêm, hay giật mình, tai biến mạch não

- Chữa ho cảm mất tiếng (viêm TQ), ho lâu ngày (viêmPQ mãn)

- Chữa lao hạch, dùng ngoài chữa lở ngứa, dị ứng, sạm da do suy thượng thận (Protid
của bạch cương tằm kích thích hormon vỏ thượng thận)

- Bổ thận dương: chữa liệt dương, xích bạch đới, bănghuyết

164
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao cháy hoặc sao rượu vàng, sắc uống, tán bột

Kiêng kỵ: Huyết hư, không phải phong tà không dùng

Thiên ma - TQ

Gastrodia elata Bl. , họ Lan (Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Rễ của cây thiên ma

Tính vị quy kinh: Cay, bình - Can

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh

- Chữa co giật trẻ em. Cao huyết áp gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Liệt nửa người
do tai biến mạch máu não (bán thân bất toại)

- Chữa đau khớp, đau thần kinh

- Chữa ho và long đờm

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc uống

Toàn yết (Bọ cạp)

Buthus sp. , họ Bọ cạp (Buthidae).

Bộ phận dùng: Toàn con hoặc đuôi (yết vĩ).

Tính vị quy kinh: Mặn cay, bình, có độc - Can

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc

- Chữa trẻ con kinh giản, uốn ván, bị cảm méo mồm bán thân bất toại (Tai biến mạch
máu não)

- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau bụng do lạnh

- Chữa mụn nhọt, dị ứng, chảy mủ tai, trĩ, rắn cắn

Liều dùng - cách dùng: 3 - 4con/24h. 3 - 8đuôi/24h sắc, bột

Độc tính tập trung ở đuôi: Katsutoxin=Buthotoxin

Ngô công (Con rết, thiên long, bách túc trùng, bách cước)

Scolopendra morsitans L. , họ Ngô công (Scolopendridae).

165
Bộ phận dùng: Cả con khô, bỏ đầu đuôi, tẩm gừng, sao với gạo nếp ướt đến khi gạo
vàng là được, tán bột uống hoặc ngâm rượu

Tính vị quy kinh: Cay, ôn, có độc - Can

Công năng chủ trị: Bình can, phá huyết, giải độc của rắn

- Chữa trẻ con co giật, uốn ván, bán thân bất toại

- Truỵ thai, sang nhọt, lao hạch, rắn hoặc sâu trùng độc cắn (bôi)

Liều dùng - cách dùng: 2 - 6g/24h bột, ngâm rượu uống hoặc bôi ngoài

Kiêng kỵ: Khi có thai

Bạch tật lê (Thích tật lê, gai ma vương, gai trống)

Tribulus terrestris L. , họ Tật lê (Zygophyllaceae)

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô, sao cho cháy gai rồi sàng bỏ gai, giã nátvụn mà
dùng

Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can, tán phong, hành huyết, giải độc

- Chữa nhức đầu, hoa mắt do cao huyết áp

- Chữa ngực sườn đầy tức, sữa không xuống, kinh nguyệt không đều, thống kinh

- Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt docan hoả (viêm màng tiếp hợp cấp)

- Chữa lị, loét miệng (súc miệng), giải dị ứng, chảy máu cam

- Bổ thận : trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ: Huyết hư, khí yếu

* *

166
CHƯƠNG XVI

THUỐC AN THẦN

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc an thần

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một
số vị thuốc an thần

I/ Định nghĩa – Phân loại

Thuốc an thần là những vị thuốc có tác dụng chữa các chứng mất ngủ do nhiều nguyên
nhân:

1 - Do âm hư, huyết hư, tỳ hư, không nuôi dưỡng tâm, làm tâm không tàng thần gây
hồi hộp, mất ngủ

2 - Do thận âm hư không dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả vượng) làm
thần chí không ổn định, biểu hiện : Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phiền táo, cáu gắt. . .

Dựa vào 2 nguyên nhân trên, chia thuốc an thần làm 2loại:

- Dưỡng tâm an thần

- Trọng trấn an thần

167
II/ Đặc điểm - Tác dụng của từng loại

Dưỡng tâm an thần Trọng chấn an thần

Thảo mộc, tỷ trọng nhẹ Khoáng vật, động vật, tỷ trọng nặng

Tính vị quy kinh: Bình - Tâm can thận Tính vị quy kinh: Bình - Tâm can thận

Công năng chủ trị: Công năng chủ trị:

Dưỡng tâm, bổ can huyết Tiết giáng, trấn tĩnh, chữa các chứng đau

Chữa tâm huyết hư, can âm bất túc đầu hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu
gâymấtngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, gắt hoặc co giật, động kinh…
mồ hôi trộm…

III/ Cách dùng

1. Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân

- Do âm hư, huyết hư, tỳ hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết bổ tỳ

- Do can phong nội động, phối hợp vớithuốc bình can tức phong

- Do sốt cao gây trằn trọc, vật vã, mất ngủ, phối hợp với thuốc tả hoả. . .

2. Bào chế: Thuốc là khoáng vật, động vật cần đập nhỏ trước khi sắc, sắc kỹ cho ra hết
hoạt chất, không dùng kéo dài

IV/Kiêng kỵ:

- Thuốc dưỡng tâm an thần không dùng cho thực chứng

- Thuốc trọng trấn an thần không dùng cho hư chứng

V/Các vị thuốc

A - Dưỡng tâm an thần

Toan táo nhân (Táo nhân)

Zizyphus jujuba Lamk. , họ Táo ta (Rhamnaceae).

Bộ phận dùng: Nhân hạt cây táo, phơi sấy khô

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tâm, can, tỳ, đởm


168
Công năng chủ trị: Dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ hãn

- Sao cháy để dưỡng tâm an thần, chữa mât ngủ, hồi hộp, hay quên

- Dùng sống có tác dụng sinh tân, chỉ hãn, bổ can đởm, chữa hư phiền mất ngủ, tân
dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi

Liều dùng - cách dùng: 1 - 2g sống/24h . 6 - 12gsao cháy/24h sắc uống

Để trấn tĩnh và gây ngủ, liều2g = 15 - 20hạt sống thì có công hiệu. Nếudùng quá liều
sẽ bị ngộ độc gây mất tri giác, hôn mê.

Do đó dùng liều 6 - 12g/24h cần phải sao cháy để giảm độc

Kiêng kỵ: Thực tà, uất hoả không dùng

Lạc tiên (nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mạt)

Passiflora foetida L. , họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt, nhạt, bình - Tâm, thận

Công năng chủ trị: Dưỡng tâm an thần

- Dưỡng tâm an thần: Chữa mất ngủ, hồi hộp, di tinh

- Thanh can giảinhiệt: Chữa đau nửa đầu, đau mắt, mờ mắtdo can nhiệt

Liều dùng - cách dùng: 15 - 30g khô/24h sắc, nấu cao

Vông nem (Hải đồng, thích đồng)

Erythrina variegata L. , họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng: - Lá tươi, khô

- Vỏ thân gọi là hải đồng bì, thích đồng bì

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Can, thận

Công năng chủ trị:

* Lá: An thần gây ngủ (erythrin có ở lá và thân có tác dụngức chế TKTƯ, hạ huyết áp,
giảm nhiệt độ)

169
- Chữa mất ngủ, không dùng liều cao vì gây ngộ độc, khi đókhông gây ngủ mà làm
giãn cơ là chính, người bệnh có cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được

- Lá tươi hơ nóng đắp hậu môn chữa trĩ

- Lá tươi giã nát đắp vết thương chóng liền sẹo. Nếu đắp lâu quá có thể gây sẹo lồi

* Vỏ thân: An thần, trừ phong thấp

- Chữa mất ngủ

- Chữa lưng gối đau nhức, tê liệt

- Chữa sốt, lở ngứa, thổ tả, lị trực khuẩn, lị amip

- Thông tiểu, nhuận tràng

Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g lá khô/24h 20 - 30glá tươi/24h sắc, hãm, cao lỏng, chế
rượu, siro, nấu canh ăn

6 - 12g vỏthân/24h sắc, xoa bóp

Kiêng kỵ: Không có phong, hàn, thấp không dùng

Bình vôi (Ngải tượng, củ một)

Stephania glabra (Roxb. ) Miers. hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L -
tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).

Bộ phận dùng: Củ thái mỏng, phơi khô

Tính vị quy kinh: Đắng, hơi ngọt, mát - Tâm, phế

Công năng chủ trị: Trấn kinh an thần

- Chữa sốt, đau đầu, mất ngủ

- Chữa hen, nấc, đau tim (điều hoà hô hấp, tim)

- Chữa đau dạ dày, lị amip

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắcuống, rượu, hoặc chiết Rotundin

Rotundin ít độc, nhưng trong củ chứa ancaloid A tỷ lệ1/%o có độc, liều nhẹ thì an
thần, liều cao sẽ kích thích TKTƯ gây co giật và chết (giống Cocain)

Tâm sen (Liên tâm, liên tử tâm)

170
Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn. , họ Sen (Nelumbonaceae).

Bộ phận dùng: Chồi mầm lấy ở hạt sen

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, thận

Công năng chủ trị: Thanh tâm khứ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh

- Chữa tim hồi hộp, mất ngủ

- Trị thổ huyết, di mộng tinh

Liều dùng - cách dùng: 4 - 10g/24h sao vàng, sắc hoặc hãm uống

Viễn chí (Tiểu thảo, nam viễn chí) - TQ

Cây Viễn chí Xiberi Polygala sibirica L. hoặc Viễn chí lá nhỏ Polygala tenuiflorum
Willd. , họ Viễn chí (Polygalaceae).

Bộ phận dùng: Rễ bỏ lõi. Có thể tẩm cam thảo, mật ong hoặc nước đậu đen, sao vàng,
sắc uống

Tính vị quy kinh: Đắng, cay, ấm - Tâm, thận

Công năng chủ trị: Bổ tâm thận, an thần, hoá đàm

- Chữa suy ngược thần kinh gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên, mộng nhiều sợ hãi

- Chữa di tinh do thận dương hư

- Chữa ho, long đờm, hôn mê do xuât huyết não (do lạnh hoặc do can phong nội động,
đàm đi lên trên)

- Chữa mụn nhọt sưng đau, giải ngộ độc phụ tử

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu

Kiêng kỵ: Thực nhiệt không dùng

Bá tử nhân

Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L. , họ Trắc bách (Cupressaceae)

Bộ phận dùng: Nhân hạt cây trắc bách diệp

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tâm, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, định thần, chỉ hãn, nhuận tràng

171
- Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh gây ăn kém, ngủ ít, sút cân, thiếu máu

- Chữa ra nhiều mồ hôido âm hư, khí hư

- Chữa táo bón

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột, viên

Kiêng kỵ: Ỉa lỏng, nhiều đờm

Long nhãn (Lệ chi nô, á lệ chi)

Euphoria longan (Lour. ) Steud. , họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Bộ phận dùng: - Cùi quả nhãn gọi là long nhãn

- Hạt nhãn dùng ngoài chữa chốc lở, đứt tay

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tâm, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, ích trí an thần

- Chữa huyết hư sinh hay quên, mệt mỏi, cơ thể suy nhược

- Chữa mất ngủ, hồi hộp, hoảng sợ do SNTK

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, cao lỏng, rượu

Kiêng kỵ: Đầy bụng, có thai

B - Thuốc trọng trấn an thần

Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, hầu cửa sông, hà sông)

Ostrea sp., họ Mẫu lệ (Ostreidae).

Bộ phận dùng: Vỏ hầu, đem nung, tán bột, bột có màu xanh nhạtlà tốt. Bột có thể tẩm
dấm trị bệnh về can huyết (1kg bột/100ml dấm)

Tính vị quy kinh: Mặn, chát, bình (hơi hàn) - Can, đởm, thận

Công năng chủ trị: Tư âm, cố sáp, tiềm dương, an thần, hoá đàm, nhiễn kiên

- Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, phiền táo, mất ngủ do cao HA, tiền mãn kinh

- Chữa cốt nhiệt, đái dầm, di tinh, băng đới, băng huyết, mồ hôi trộm do âm hư

- Trị mụn nhọt, lao hạch, rắc ngoài làm vết thương chóng lành

- Lợi niệu chữa phù thũng, đau dạ dày do thừa acid

172
Liều dùng - cách dùng: 12 - 40g/24h nung, tán bột, viên hoặc đập nhỏ sắc uống

Kiêng kỵ: Hư hànkhông dùng (thận hư vô hoả, tinh lạnh tự xuất không dùng được)

Thạch quyết minh (Cửu khổng, ốc khổng, bào ngư)

Vỏ một số loài Bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotis
ginantea Reeve (Bàn đại bào), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào), họ Bào ngư
(Haliotidae).

Bộ phận dùng: Vỏ phơi khô, đem nung, còn nóng nhúng vào dấm loãng để dễ tán

Tính vị quy kinh: Mặn, bình - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can, tiềm dương

- Chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt do cao HA, SNTK

- Làm sáng mắt: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, thong manh, thị lực kém

- Trừ nhiệt, thông lâm: làm giảm sốt và lợi tiểu

- chữa đau dạ dày, cầm máu

Liều dùng - cách dùng:

15 - 30g/24h đập nhỏ sắc uống

3 - 6gbột/24h nung, tán bột, viên

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt không dùng

Chu sa - Thần sa (Châu sa, đơn sa) - TQ

Cinnabaris

Chu sa thuộc tỉnh Hồ nam - TQ, vùng này xưa kia gọi là Châu Thần nên có tên Thần
sa)

Thành phần: Chủ yếu là HgS thiên nhiên trị giang mai, giải độc, và HgSe có tác dụng
an thần chống co giật mạnh. Tỷ lệ HgSe trong thần sa gấp 10 lần trong chu sa . Do đó
tác dụng an thần của thần sa tốt hơn chu sa

Chu sa thường ở thể bột đỏ. Thần sa ở thể cục thành khối óng ánh, màuđỏ, nghiền
bằng tay, tay không bắt màu đỏ là tốt. Không mùi, vị nhạt, dễ vỡ vụn, tỷ trọng nặng

Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi hàn - Tâm

173
Công năng chủ trị: Yên hồn phách, định kinh giản, giải độc

- Chữa mất ngủ, ngủ mê, hay giật mình hoảng sợ, trẻ khóc đêm, co giật, động kinh

- Chữa di tinh

- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, trị mụn nhọt, giang mai mới phát

Liều dùng - cách dùng: 0, 04 - 1g/24h bột, viên, rắc ngoài

Chu sa dùng uống, nhất thiếtphải thuỷ phi, uống ở dạng bột, viên hoà vào thuốc thang
đã sắc, hoặc hấp với tim lợn mà ăn (dùng sống).

Không dùng lửa đốt hoặc sắc trực tiếp vì do sức nóng biến thành muối thuỷ ngân tan
nhiều gây ngộ độc chết người.

Không dùng kéo dàivì sẽ làm người bệnh thành si ngốc.

Vì vậy kê đơn có chu sa cần dặn gói riêng và sử dụng đúng cách

Kiêng kỵ: Không thực nhiệt không dùng

Tán bột, làm viên, uống 6g/24h

* *

174
CHƯƠNG XVII

THUỐC BỔ

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải trình bày được:

1. Đại cương thuốc bổ

2. Phân loại thuốc bổ, tác dụng, cách dùng, kiêng kị của từng loại

3. Bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc
bổ

I/Định nghĩa:

Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính khí
cơ thể do bẩm sinh, dinh dưỡng kém hoặc do hậu quả bệnh tật gây ra

II/ Phân loại:

Chính khí cơ thể gồm 4 mặt: âm, dương, khí, huyết, nên thuốc bổ chia làm 4
loại:

Thuốc bổ âm

Thuốc bổ dương

Thuốc bổ khí

175
Thuốc bổ huyết.

III/Cách dùng:

1 - Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị có hồi phục mới phát huy được
kết quả của thuốc bổ

2 - Liều lượng:

- Người có hư chứng lâu ngày, dùng thuốc bổ từ từ

(liều nhỏ: 6 - 12g/24h)

- Nếu âm dương khí huyết mất đột ngột, dùng liều mạnh 40g/24h

3 - Phối ngũ: Để tăng tác dụng thường phối hợp:

- Bổ khí phối hợp bổ huyết

- Bổ khí phối hợp hành khí

- Bổ huyết phối hợp hành huyết

- Thuốc bổ phối hợp thuốc chữa bệnh (công bổ kiêm trị)

4 - Sắc kỹ, lửa nhỏ cho ra hết hoạt chất

IV/Cấm kị :

1 - Dương hư, tỳ hư không dùng thuốc bổ âm, tính nê trệ. Khi cần thiết phải dùng cần
phối hợp với hành khí, kiện tỳ

2 - Âm hư không dùng thuốc bổ dương, vì làm mất thêm tân dịch

A - Thuốc bổ âm (tư âm)

I/Định nghĩa:

Thuốc bổ âm là các thuốc chữa chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể giảm
sút (âm hư), do tân dịch hao tổn, hư hoả bốc lên gây miệng khô họng đau, đi xuống
dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón)

Phần âm gồm: Phế, vị, thận và tân dịch. Khi hư nhược có triệu chứng sau:

- Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm. . .

- Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, vật vã trằn
trọc, táo bón, sốt nhẹ. . .
176
- Thận âm hư: Đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, lòng bàn tay
bàn chân nóng. . .

- Tân địch hao tổn: Da khô, lưỡi đỏ, rêu ít. . .

- Mạch tế sác

Âm hư thường có triệu chứng hư nhiệt, biểu hiện: Người gầy da khô nóng, lòng bàn
tay bàn chân nóng, có cảm giác nóng trong người (bốc hoả), sốt về chiều hoặc đêm,
đạo hãn, mất ngủ, di tinh di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác

II/Tác dụng:

1 - Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: Cao HA, mất ngủ, di tinh, đau lưng ù tai. .
.

2 - Chữa RLTK thực vật do lao: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, đạo
hãn. . . (lao phổi)

3 - Chữa RL chất tạo keo: Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp, nhức trong xương,
hâm hấp sốt, khát nước. . . (thận âm hư)

4 - Trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩndo hệ thần kinh chưa
phát triển hoàn chỉnh: viêm PQ mãn, viêm BQ mãn, hen. . .

5 - Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. YHCT cho rằng do thiếu tân dịch gây ra

III/Cách dùng

1. Dựa vào sự quy kinh mà chọn thuốc thích hợp với triệu chứng lâm sàng của người
bệnh

2. Phối ngũ:

- Phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ (T. bì, B. truật) tránh nê trệ

- Phối hợp với bổ khí, bổ huyết để tăng tác dụng

IV/Kiêng kỵ: Dương hư, tỳ hư

V/Các vị thuốc: Đa số có vị ngọt, tính hàn, sinh tân dịch.

Sa sâm

- Sa sâm bắc (Hải sa sâm, liêu sa sâm) Glehnia littoralis Fr. Schm., họ Cần
(Apiaceae).
177
- Nam sa sâm là rễ cây Adenophora verticillata Fisch. , họ Hoa chuông
(Campanulaceae), mọc ở các ruộng bỏ hoang. Trung Quốc dùng rễ cây này với tên
Nam sa sâm, Luân diệp sa sâm, Cát sâm.

- Sa sâm còn là rễ của một số cây như Launaea pinnatifida Cass. , Microrhynchus
sarmentosus DC. Prenanthes sarmentosa Willd. , họ Cúc (Asteraceae). Trong đó chủ
yếu là rễ của cây Launaea pinnatifida Cass. . Cây này mọc nhiều ở ven biển và một số
đảo ở nước ta, các thầy thuốc Đông y dùng thay Sa sâm Bắc.

Bộ phận dùng: Rễ của nhiều cây có họ thực vật khác nhau

Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, hơi hàn - Phế

Công năng chủ trị: Dưỡng âm, thanh phế, tả hoả, chỉ khát

- Chữa ho khan, ho lâu ngày do phế âm hư

- Chữa ho có sốt đờm vàng (ho do phế nhiệt)

- Chữa sốt cao, sốt kéo dài, miệng khô khát, tiện bí

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Ho thuộc hàn không dùng

Mạch môn (Mạch môn đông, lan tiên, tóc tiên)

Ophiopogon japonicus (Thunb. ) Ker. Gawl., họ Mạch môn (Haemodoraceae).

Bộ phận dùng: Củ, bỏ lõi

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, hơi hàn - Phế, vị

Công năng chủ trị: Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân

- Chữa ho lao, ho ra máu do phế âm hư

- Chữa sốt cao khát nước, sốt cao gây chảy máu, táo bón do âm hư

- Lợi tiểu, lợi sữa: trị phù thũng, đái buốt, đái rắt, tắc sữa thiếu sữa

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, rượu

Kiêng kỵ: Kị khổ sâm

Thiên môn (Dây tóc tiên)

Asparagus cochinchinensis Lour., họ Thiên môn đông (Asparagaceae).


178
Bộ phận dùng: Dùng củ, bỏ lõi

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, đại hàn - Phế, thận

Công năng chủ trị: Thanh tâm nhiệt, giáng phế hoả, sinh tân dịch

- Chữa phế ung hư lao (áp se phổi), ho ra máu, nôn ra máu

- Chữa sốt cao mất tân dịch gây khát nước, đau họng, bí đại tiểu tiện, khát do đái
đường

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu

Kiêng kỵ: Kị hùng hoàng, kiêng cá chép

Kỷ tử (Câu kỷ tử, khởi tử)

Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).

Bộ phận dùng:

- Quả chín đỏ là tốt

- Vỏ rễ gọi là địa cốt bì có tác dụng lương huyết, tả hoả, thanh phế, dưỡng âm. Trị ho
sốt, viêm phổi, viêm PQ, ho ra máu, đái máu

- Lá nấu canh thịt ăn trị ho sốt, nấu với bồ dục lợn chữa liệt dương di tinh

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Phế, can, thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, nhuận phế

- Di tinh, đau lưng mỏi gối, nhức xương, miệng khát do thận âm hư

- Chữa ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu do phế âm hư hoặc phế ung

- Chữa quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, ngâm rượu

Thạch hộc (Hoàng thảo, phong lan)

Dendrobium sp., họ Lan (Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Thân của nhiều loài phong lan.

- Loại có đốt phía dưới phình rộng ra, phía trên nhỏ dài gọi là thạch hộc.

- Loại có thân và đốt kích thước trên dưới đều nhau gọi là hoàng thảo.

179
- Loại có vỏ vàng ánh, dài nhỏ như cái tăm gọi là kim thoa thạch hộc là tốt nhất

Tính vị quy kinh: Ngọt nhạt, hơi hàn (Bình) - Phế, vị, thận

Công năng chủ trị: Dưỡng âm, ích vị, sinh tân

- Chữa sốt làm mất tân dịch gây miệng khô, họng đau, khát nước, bệnh khỏi rồi mà
người vẫn còn hư nhiệt (giai đoạn hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn)

- Do tân dịch không đủ mà không muốn ăn, nôn, mắt nhìn kém, khớp xương sưng
đau, mệt mỏi không có lực, giảm sinh lý

- Chữa táo bón do sốt cao, sốt kéo dài tân dịch giảm

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

Kiêng kỵ:

- Bệnh ôn nhiệt chưa hoá khô táo không dùng (hư chứng mà không nóngkhông dùng)

- Kị ba đậu

Ngọc trúc (Uy di) – TQ

Polygonatum odoratum All., họ Hoàng tinh (Convallariaceae).

Không nhầm với cây hoàng tinh (Polygonatum kingianum)

Bộ phận dùng: Thân rễ

Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi hàn - Phế vị

Công năng chủ trị: Dưỡng âm, sinh tân, bổ khí huyết

- Chữa âm hư phát sốt, phiền khát, mồ hôi trộm, vị hoả ăn nhiều mau đói

- Chữa ho sốt do viêm phổi, phế quản

- Thuốc bổ dùng khi suy nhược cơ thể, mồ hôi ra nhiều, di tinh, di niệu

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

Bách hợp (Tỏi rừng)

Lilium brownii var. colchesteri Wils., họ Loa kèn trắng (Liliaceae).

Bộ phận dùng: Củ bóc ra từng phiến gọi là tép dò

Tránh nhầm với cây hoa loa kèn đỏ (tỏi voi), uống củ sẽ gây nôn

180
Tính vị quy kinh: Đắng, hơi hàn - Tâm, phế

Công năng chủ trị: Nhuận phế, an thần, lợi tiểu

- Chữa ho lao, ho có đờm, viêm khí quản do phế nhiệt, phế hư

- Chữa hồi hộp, mất ngủ do sốt cao hay can hoả vượng

- Chữa phù thũng, bí đái, táo bón do thiếu tân dịch

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ: Trúng hàn (cảm lạnh)

Bạch thược (thược dược) - TQ

Paeonia lactiflora Pall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Bộ phận dùng: Củ (rễ), màu trắng gọi bạch thược

Tính vị quy kinh: Đắng chua, hơi hàn - Can, tỳ, phế

Công năng chủ trị: Bổ huyết, liễm âm, nhuận can, chỉ thống, lợi tiểu

- Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi

- Giảm đau: chữa tả lị đau bụng, đau lưng ngực, chân tay nhức mỏi. . .

- Tư âm giải biểu chữa người hư chứng bị cảm mạo, mồ hôi trộm

- Chữa tiểu tiện khó khăn, trị băng huyết (sao cháy)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

- Dùng sống để giảm đau, hư chứng mà cảm mạo

- Tẩm dấm, rượu sao để bổ huyết, điều kinh

- Sao cháy cạnh chữa băng huyết

Kiêng kỵ:

- Trúng hàn, đau bụng đi tả

- Bạch thược phản lê lô

B. Thuốc bổ dương (thuốc trợ dương)

I/Định nghĩa:

Thuốc bổ dương là các vị thuốc dùng để chữa các chứng dương hư.
181
Phần dương của cơ thể gồm có: Tâm, tỳ, thận.

- Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn: Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh ăn
không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực. Dùng thuốc ôn trung trừ hàn để chữa

- Thận dương hư biểu hiện: Liệt dương, di hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, di niệu, mạch
trầm tế. Dùng thuốc ôn thận hay bổ thận dương. Vậy thuốc bổ dương chính là thuốc ôn
bổ thận dương

II/Tác dụng

1 - Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm:

- Nam: Di hoạt tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh mạch trầm nhược

- Nữ: Kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh

- Người già lão suy: Đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần

- Chữa đái dầm thể hư hàn (không có âm hư nội nhiệt)

2 - Trẻ chậm phát dục: Chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ kém phát
triển

3 - Chữa hen mãn thể hư hàn do thận hư không nạp khí

4 - Chữa đau khớp, thoái khớp lâu ngày (thận chủ cốt)

III/Công dụng:

1. Không nhầm với thuốc trừ hàn

2. Phối ngũ:

- Đau xương khớp phối hợp thuốc trừ phong thấp

- Ngũ canh tả phối hợp thuốc trừ hàn

- Phù do viêm thận mãn phối hợp thuốc kiện tỳ

- Phối hợp thuốc sinh tân vì thuốc làm mất tân dịch

IV/Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt

V/Các vị thuốc: Vị đắng, cay. Tính ôn. Quy kinh can thận. Đều gây mất tân dịch

Cẩu tích (Lông culy, cẩu tồn mao)

182
Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L., họ Kim mao (Dicksoniaceae).

Bộ phận dùng:

- Thân rễ gọt bỏ lông vàng, thái mỏng, phơi khô

- Lông vàng để cầm máu

Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, trừ phong thấp

- Chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, có thai lưng người đều đau

- Chữa xích bạch đới, người già tiểu tiện nhiều lần

- Chữa bí đái (thất niếu), đái nhỏ giọt (lâm lô)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, ngâm rượu

Kiêng kỵ:

- Thận hư hữu nhiệt, tiểu đỏ vàng

- Kị hương phụ. Phối hợp với tỳ giải tăng tác dụng

Ba kích (Ruột gà)

Morinda officinalis How., họ Cà phê (Rubiaceae).

Bộ phận dùng: Rễ, bỏ lõi

Tính vị quy kinh: Cay ngọt, ôn - Thận

Công năng chủ trị: Bổ thận dương, trừ phong thấp

- Chữa liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều

- Chữa phong thấp, đau lưng mỏi gối

- Nước sắccó tác dụng hạ huyết áp, củ nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khoẻ

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắ, rượu, cao lỏng

Kiêng kỵ:

- Âm hư hoả vượng, táo bón không dùng

- Kị đan sâm

Bổ cốt toái (Tổ rồng, tắc kè đá)


183
Drynaria fortunei J. Sm., họ Dương xỉ (Polypodiaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ thận, lợi cốt, hành huyết, chỉ thống

- Chữa thận hư tai ù, răng đau rụng sớm, đau nhức xương

- Chữa chấn thương, bong gân sai khớp, gẫy xương (đắp)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, đắp, bột, rượu

Kiêng kỵ: Âmhư, huyết hư không dùng

Tục đoạn (Sâm nam, rễ kế)

Dipsacus japonicus Miq. và một số loài thuộc chi Dipsacus, họ Tục đoạn
(Dipsacaceae).

Không nhầm lẫn với vị thuốc Cát sâm là rễ củ của cây Milletia speciosa Champ. cũng
gọi là Sâm nam.

Bộ phận dùng: Rễ

Tính vị quy kinh: Cay đắng, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, chỉ thống, an thai

- Chữa đau lưng, di tinh do thận dương hư

- Chữa gẫy xương, đứt gân, đau do chấn thương

- Trị động thai, lợi sữa, băng huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng không dùng

Phá cố chỉ (Bổ cốt chỉ, hắc cốt tử, hạt đậu miêu) - TQ

Psoralea corylifolia L., họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng: Hạt khô, tẩm muối sao

Tính vị quy kinh: Cay, đắng, đại ôn - Tỳ thận, tâm bào

Công năng chủ trị: Bổ thận dương, kiện tỳ

184
- Chữa di tinh liệt dương, lưng gối lạnh đau, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư
bạch đới, truỵ thai

- Trị chứng ngũ canh tả do tỳ thận dương hư

- Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són (di niệu)

- Ngâm rượu bôi ngoài chữa bạch điến, chữa hủi, nhiễm khuẩn ngoài da (Tinh dầu
/phá cố chỉ có tác dụng kích thích bài tiết sắc tố đen, diệt vi khuẩn ngoài da)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ:

- Âm hư hoả động, đái máu, táo bón không dùng

- Kị cam thảo, kiêng ăn rau cải, tiết canh

- Phối hợp với hồ đào nhục làm tăng tác dụng

Thỏ ty tử - TQ

Cuscuta sinensis Lamk., họ Tơ hồng (Cuscutaceae).

Bộ phận dùng:

- Hạt của dây tơ hồng xanh mọc ký sinh trên cây sim hay tơ hồng vàng ký sinh trên
cây cúc tần, cây nhãn gọi thỏ ty tử

- Dây tơ hồng xanh, vàng gọi thỏ ty làm thuốc bổ, chữa di tinh, lở sài ở trẻ em

Tính vị quy kinh: Cay ngọt, ôn (Bình) - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt

- Chữa liệt dương di tinh, phụ nữ hay sảy thai đẻ non

- Trị ù tai, lưng đau gối mỏi, tiểu nhiều hay tiểu đục, mắt mờ giảm thị lực

- Trị chứng ngũ canh tả, ỉa chảy mãn do tỳ thận dương hư

- Trị sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Thận hoả dễ cường dương, táo bón không dùng

Tắc kè (Cáp giới, đại bích hổ)

185
Gekko gekko L. , họ Tắc kè (Gekkonidae).

Bộ phận dùng: Cả con còn nguyên vẹn cái đuôi. Không dùng con mất duôi hoặc chắp
đuôi. Khi dùng bỏ mắt (có độc), chặt 4 bàn chân, sấy khô tán bột hay ngâm rượu

Tính vị quy kinh: Mặn, ôn - Phế, thận

Công năng chủ trị: Bổ phế thận, ích tinh trợ dương

- Chữa liệt dương, di hoạt tinh, điều hoà kinh nguyệt

- Chữa ho có đờm, ho lâu ngày, ho ra máu mủ, hen xuyễn

- Chữa suy nhược cơ thể, đái đường

Liều dùng - cách dùng: 3 - 4gkhô/24h bột, rượu hoặc nấu cháo

Kiêng kỵ: Thực tà

Nhục thung dung - TQ

Cistanche deserticola Y. G. Ma (cây Thung dung); Cistanche ambigua G. Beck (Bge)


(cây Mễ nhục thung dung); Cistanche salsa (C. A. Mey. ) G. Bek. (cây Nhục thung
dung), họ Nhục thung dung (Orobanchaceae).

Bộ phận dùng: Thân cây có mang vẩy

Tính vị quy kinh: Ngọt, chua mặn - Ôn - Thận

Công năng chủ trị: Bổ thận tráng dương, dưỡng âm sinh tân

- Chữa liệt dương di tinh, lưng gối lạnh đau

- Phụ nữ băng đới, băng huyết, vô sinh

- Chữa khát nước, táo bón, đái rắt do âm hư

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, rượu

Kiêng kỵ: Tỳ hư ỉa chảy, thận hoả vượng mà di tinh

Đỗ trọng:

- Di thực Eucomia ulmoides Oliv., họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).

- Đỗ trọng nam (cây San hô) Tatropha multifida L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae),
cây Cao su Hevea brasilensis (H. B. K. ) Muell. - Arg., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae)...
186
Bộ phận dùng: Vỏ thân

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, an thai, hạ áp

- Dùng sống: Bổ can hạ áp

- Tẩm muối sao: Bổ thận chữa liệt dương, di tinh, tiểu nhiều, đau lưng, chân gối yếu
mềm

- Tẩm rượu sao: Trị phong thấp tê ngứa

- Sao đen : Trị động thai, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, rượu, cao lỏng

Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng không dùng

Lộc nhung

Cervus nippon Temminck (Con hươu), Cervus unicolor Cuv. (Con nai) họ Hươu
(Cervidae).

Bộ phận dùng:

- Sừng non của hươu nai - Lộc nhung (Mê nhung)

- Lộc giác (sừng già. , gạc): Vị mặn - ấm. Có tác dụng tán ứ, tiêu viêm. Dùng trị mụn
nhọt, viêm vú, tăng lượng sữa

- Lộc giác giao (cao ban long, Cao nấu từ gạc. ): Vị mặn ngọt - hơi ấm. Bổ dương, bổ
huyết, chữa di tinh, di niệu, mồ hôi trộm, an thai

Tính vị quy kinh: Ngọt, ấm - Tâm, can, thận

Công năng chủ trị: Bổ dương, bổ tinh huyết

- Liệt dương, di tinh, di niệu, đau nhức xương, trẻ chậm phát dục

- Hen mãn do thận hư không nạp khí

- Rong kinh, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 2 - 6g/24h bột, rượu

C - Thuốc bổ khí (thuốc kiện tỳ)

187
I/Định nghĩa:

Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư thường
gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau:

- Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao động
nặng

- Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt
nhẽo. . .

Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các
thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.

Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hoá đồ ăn. Do đó nếu tỳ hư thì khí hư.
Vậy các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ

II/Tác dụng:

1 - Chữa SNCT do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: Ăn ngủ kém, sút cân

2 - An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết

3 - Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong
huyết

4 - Kích thích tiêu hoá: Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại trang
mãn, viêm gan, viêm loét hành tá tràng. . .

5 - Chữa suy hô hấp: Ho lâu ngày, hen xuyễn, VPQ mãn, VCT do lạnh (phong thuỷ)

6 - Lợi niệu chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp: Phù suy dinh dưỡng,
phù do viêm thận mãn

7 - Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: Sa trực tràng, sa dạ con thoát vị bẹn. . .

III/Công dụng:

- Để tăng tác dụng phối hợp hành khí

- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và
là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng

IV/Kiêng kỵ: Thực tà

V/Các vị thuốc
188
Nhân sâm

- Sâm cao ly Panax ginseng C. A. Mey., họ Nhân sâm (Araliaceae).

- Sâm TQ (cat lâm)

- Sâm Ngọc linh. (VN) Panax vietnamensis Ha et Grushv., họ Nhân sâm (Araliaceae).

- Tây dương Sâm (Bắc Mỹ) Panax quin - quefolium L. họ Nhân sâm (Araliaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ thu hoạch ở cây 6 năm tuổi, loại tốt củ to đem chế hồng sâm,
loại kémchế bạch sâm.

Tính vị quy kinh: Ngọt hơi đắng - Phế, tỳ. Hồng sâm tính ôn, bạch sâm và tây dương
sâm tính hàn

Công năng chủ trị: Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần ích trí

- Chữa SNCT: mệt nhọc, ăn kém, sút cân. . .

- Chữa SNTK: hồi hộp mất ngủ, hoảng hốt sợ hãi. . . do huyết hư không dưỡng tâm

- Chữa phế hư sinh ho xuyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa

- Liều cao (40g) trị thoát dương

- Chữa đái đường, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ người, tăng tuổi thọ

Liều dùng - cách dùng: SNTK, SNCT: 4 - 12g/24. Thoát dương: 40g/24h

Thường dùng độc vị ngậm, hãm, đun cách thuỷ. Có thể tẩm gừng làm bớt sôi bụng ỉa
chảy

Kiêng kỵ: Phản Lê lô, ngũ linh chi. Ghét la bậc tử

Đảng sâm ( (Phòng đẳng sâm, rầy cáy, mần cáy)

- Đảng sâm nam. Campanumoea javanica Blume và một số cây thuộc chi
Campanumoea, họ Hoa chuông (Campanulaceae).

- Đảng sâm Trung Quốc (Bắc) là rễ một số loài thuộc chi Codonopsis, họ Hoa chuông
(Campanulaceae),

Bộ phận dùng: Rễ của cây đảng sâm bắc và đảng sâm nam

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Phế, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát
189
- Chữa tỳ hư ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi. Tác dụng gần như nhân sâm nhưng
thiên về bổ trung ích khí

- Chữa phế hư sinh ho, phiền khát

- Chữa viêm thượng thận, chân phù đau, nước tiểu có anbumin

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu. Có thể dùng liềucao 30 - 40g/24h
khi có anbumin niệu, sắc uống 7 - 14ngày

Kiêng kỵ: Như nhân sâm

Hoài sơn (Sơn dược, củ mài)

Dioscorea persimilis Prain et Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Discorea
như Củ cọc, Củ mỡ, tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu khẳngđịnh.

Bộ phận dùng: Củ xông sinh

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tỳ, vị, phế, thận

Công năng chủ trị: Bổ tỳ chỉ tả, dưỡng âm sinh tân

- Chữa tả lị lâu ngày, di tinh di niệu, khí hư bạch đới

- Chữa ho, hen mãn, ho lao

- Chữa khát nước do âm hư, do đái đường

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc bột rượu

Cam thảo

- Sinh cam thảo, Cam thảo bắc - TQ Glycyrrhiza uralensis Fisch., châu Âu thường
khai thác Cam thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L. , họ Đậu (Fabaceae),

- Cam thảo dây (Dây cườm cườm, Dây chi chi. )

Abrus precatorius L. , họ Đậu (Fabaceae). Lá, rễ chữa rắn cắn, hạt có độc giã đắp để
sát trùng

- Cam thảo nam (cam thảo đất, dã cam thảo) Scoparia dulcis L. , họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae). Toàn cây tươi hoặc khô chữa ho sốt, say sắn, giải độc cơ thể

190
- Cỏ ngọt (Cỏ đường, Cúc ngọt. ) Stevia rebaudiana (Bert. ) Hemsl. = Eupatorium
rebaudianum Bert. , họ Cúc (Asteraceae)

Vị rất ngọt không sinh năng lượng dùng cho người kiêng đường như béo phì, đái
đường. Làm ngọt thuốc cho dễ uống

Bộ phận dùng: Rễ của cây cam thảo bắc - TQ

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - 12 kinh

Công năng chủ trị: Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị

- Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho
viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử

- Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư mà ỉa
chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho

- Tây y dùng chữa VL DD - TT, suy thượng thận (addison)

Liều dùng - cách dùng: 2 - 12g/24h sắc, bột, viên, rượu, cao

Cam thảo có glycyrrhizin vị ngọt, tác dụng tương tự như cortizon gây giữ nước và
muối, dùng lâu sẽ phù, lúc đầu ở mặt, sau toàn thân. Để tránh phù phải có thời gian
nghỉ dùng thuốc

Kiêng kỵ:

- Tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức không dùng

- Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, hải tảo

Đại táo (Táo tầu, táo đen, táo đỏ) - TQ

Zizyphus sativa Mill., họ Táo (Rhamnacaeae).

Bộ phận dùng: Quả chín

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình (ôn) - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Bổ tỳ nhuận phế, sinh tân

- Chữa tỳ hư sinh tiết tả, phế hư sinh ho, miệng khô khát nước

- Điều vị: làm hoà hoãn các vị thuốc có tác dụng mạnh

- Hoà hoãn cơn đau: đau dạ dày, đau ngực sườn, mình mẩy. . .

191
Liều dùng - cách dùng: 5 - 10quả (8 - 12g)/24h sắc, rượu

Kiêng kỵ: Đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không dùng

Bạch truật (Triết truật, đông truật) - TQ

- Di thực Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).

- Bạch truật nam hay Truật nam. Vị thuốc này để nguyên còn gọi là Thổ tam thất.
Gynura pseudochina DC. , họ Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng:

- Củ sấy khô gọi là Hồng truật hay bạch truật

- Để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô gọi là sinh sái truật hay đông truật

- Tẩm hoàng thổ hay sao cám gọi là phù bì sao bạch truật

Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, hơi ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Kiện tỳ hoá thấp, chỉ hãn, an thai, lợi tiểu

- Chữa tỳ hư gây trướng mãn, tiết tả

- Chữa tự hãn, đạo hãn

- Chữa phù do viêm thận mãn hoặc phù suy dinh dưỡng

- Trị động thai, sảy thai, đẻ non

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu, cao

- Dùng sống trị thấp nhiệt

- Tẩm hoàng thổ sao có tác dụng bổ tỳ, trị nôn mửa, bụng trướng đau, an thai

- Sao cháy chỉ huyết, ấm trung tiêu

- Thường sao vàng cho bớt tinh dầu vì bạch truật gây táo (làm mất tân dịch)

Kiêng kỵ: Âm hư táo kết không dùng

Hoàng kỳ - TQ

- Hoàng kỳ bắc Astragalus membranaceus Bge. hoặc Hoàng kỳ Mông cổ Astragalus


mongholicus Bge., họ Đậu (Fabaceae).

- Hoàng kỳ nam (rễ cây Vú chó) Ficus heterophyllus L. họ Dâu tằm (Moraceae),

192
Bộ phận dùng: Rễ thu hoạch ở cây trồng 3 năm hoặc 6 - 7năm càng tốt.

Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn - Phế, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, thác sang

- Tẩm mật sao (trích kỳ): bổ tỳ thăng dương, chữa tỳ hư sinh ỉa lỏng, sa trực tràng, khí
huyết hư nhược

- Dùng sống: Chữa biểu hư ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, phù do viêm thận, suy dinh
dưỡng, bài nùng sinh cơ (chữa mụn nhọt lở loét nhiều mủ, lâu ngày không liền miệng),
trị tiêukhát (giảm đường huyết), huyết tý (tê dại chân tay)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu cao

Kiêng kỵ: Thực chứng, tích trệ không dùng

D - Thuốc bổ huyết

I/Định nghĩa:

Thuốc bổ huyết là những vị thuốc dùng chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh
ra (thiếu máu, bệnh phụ khoa như kinh nguyệt, thai sản vì huyết là cơ sở hoạt động của
sinh dục nữ)

II/Tác dụng:

1 - Chữa thiếu máu, mất máu, SNCT do thiếu dinh dưỡng, do lao động quá sức hoặc
sau khi ốm dậy, biểu hiện: Sắc mặt xanh vàng, da khô, ù tai, hoa mắt chóng mặt, hồi
hộp mất ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng chân móng tay nhợt, kinh nguyệt không
đều, mạch tế sác vô lực

2 - Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cơ cứng khớp (do huyết hư không nuôi dưỡng
cân)

3 - Chữa SNTK, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quên, giật mình sợ hãi (do huyết hư không
nuôi dưỡng tâm)

4 - Chữa bệnh phụ khoa: RLKN, rong kinh, thống kinh, sảy thai đẻ non, vô sinh. . .

5 - Chữa nhũn não, tai biến mạch não do huyết hư sinh phong

193
III/Cách dùng

1 - Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ âm và
ngược lại một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết. Vì vậy thường phối hợp bổ
huyết với bổ âm để tăng tác dụng

2 - Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí
và là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng

3 - Phối hợp bổ huyết với hành huyết để tăng tác dụng

IV/Kiêng kỵ: Tỳ hư

V/Các vị thuốc: Quy kinh: Tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch

Agiao (Cống giao, minh giao)

Dùng nước giếng huyện Đông A nấu keo da lừa gọi là Agiao.

Việt Nam dùng Minh giao là keo nấu từ da trâu, bò, ngựa, chất lượng kém hơn agiao

Bộ phận dùng: Keo nấu từ da lừa ngựa trâu bò

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Phế, can, thận

Công năng chủ trị: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai

- Chữa âm hư tâm phiền mất ngủ

- Chữa hư lao sinh ho, phế ung ho ra máu mủ

- Chữa kinh nguyệt không đều, sảy thai đẻ non

- Chữa chảy máu do tỳ hư không thống huyết: thổ huyết, máu cam lị ra máu, băng
huyết. . .

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h

- Dùng sống hoà vào thuốc thang đã sắc

- Sao bồ hoàng trị băng huyết

- Sao cáp phấn trị ho ra máu (sao với bột vỏ sò hay bột mẫu lệ)

Thục địa

Chế: Sinh địa đem chưng với rượu, gừng, sa nhân rồi phơi.

194
Làm 9 lần như thế gọi là cửu chưng cửu sái, được thục địa

Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn – Tâm, can, thận

Công năng chủ trị: Bổ huyết, dưỡng âm

- Chữa huyết hư thiếu máu, kn không đều, kinh ít nhạt màu

- Trị âm hư sinh ho suyễn, khát nước, vật vã ít ngủ, đái đường

- Chữaditinh di niệu, lưng gối yếu mềm, sáng tai mắt, đen râu tóc

Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, rượu, cao lỏng

- Phối hợp với Trần bì, Sa nhân, Gừng để tránh nê trệ

- Phối hợp với mạch môn thì đại bổ tinh huyết

Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Quy (Đương quy, Xuyên quy) - TQ

- TQ: Angelica sinensis (Oliv. ) Diels, họ Cần (Apiaceae).

- Di thực : Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc. ) Kitagawa, họ Cần (Apiaceae).

Bộ phận dùng: Rễ (củ)

- Cả rễ chính, rễ phụ gọi là toàn quy

- Rễ chính và cổ rễ gọi là quy đầu

- Rễ phụ lớn gọi là quy thân (quy thoái)

- Rễ phụ nhỏ gọi là quy vĩ

Tính vị quy kinh: Ngọt cay, ấm – Tâm, can, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết

- Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh (là đầu vị trong thuốc chữa bệnh
phụ nữ)

- Chữa thiếu máu, các bệnh thai tiền sản hậu

- Chữa chấn thương ứ huyết, chân tay đau nhức và lạnh, đau bụng

do ruột co bóp mạnh (làm dãn cơ trơn)

- Tẩm rượu sao trị táo bón, băng huyết

195
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ:

- Vị ngọt trệ nên tỳ vị hư hàn tiết tả không dùng

- Vị cay tán nên âm hư hoả thịnh kiêng dùng

Hà thủ ô đỏ (Dạ giao đằng, dạ hợp, măn đăng tua lình)

Hà thủ ô trắng (vú bò, dây sữa bò, mã liên an)

Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb. ) Haraldson = Polygonum multiflorum L., họ


Rau răm (Polygonaceae).

Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas Merr., họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Thường


dùng chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, lợi sữa, hoặc dùng như HTÔ đỏ

Bộ phận dùng: Củ của cây hà thủ ô đỏ, phải chế với đậu đen

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng chát, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Ích tinh huyết, bổ can thận

- Chữa SNCT, SNTK, thiếu máu, mất ngủ, bán thân bất toại

- Dùng cho phụ nữ sau đẻ, sốt rét kéo dài gây thiếu máu

- Chữa di tinh đới hạ, mạnh gân cốt, đen râu tóc

- Chữa táo bón, đi ngoài ra máu gây thiếu máu

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc bột rượu

Kiêng kỵ:

- Táo bón nhiều không dùng

- Kiêng hành, tỏi, tiết, cải củ, cá không vảy

- HTÔ kết hợp với Sinh địa làm tăng tác dụng, hỗ trợ cho nhau

Kê huyêt đằng (Dây máu gà, hồng đằng)

Kỷ tử

Bạch thược

Tang thầm

196
Morus alba L. , họ Dâu tằm (Moraceae).

Bộ phận dùng: Quả dâu gần chín

Tính vị quy kinh: Ngọt chua, hàn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, bổ huyết trừ phong

- Chữa huyết hư sinh phong: hoa mắt chóng mặt, ù tai mất ngủ, run chân tay, liệt nửa
người do nhũn não

- Chữa khát nướcdo sốt cao, tiêu khát, táo bón do thiếu tân dịch

- Bổ can thận chữa râu tóc bạc sớm, mắt có màng mộng

- Chữa phù thũng, lao hạch

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h cao lỏng, siro, dùng sống

Kiêng kỵ: Tỳ hư tiết tả không dùng

197
MỤC LỤC

Chương I – Đại cương Đông Dược .................................................................................. 2


1. Định nghĩa. .................................................................................................................. 2
2. Tính năng dược vật ..................................................................................................... 3
3. Quy kinh .................................................................................................................... 10
4. Bảy tương tác của thuốc cổ truyền ............................................................................ 12
5. Phân loại thuốc cổ truyền .......................................................................................... 14
6. Các thành phần cấu tạo phương thuốc ...................................................................... 15
7. Cách sắc thuốc .......................................................................................................... 16
8. Cách uống và kiêng kị .............................................................................................. 16
Chương II- Thuốc giải biểu ............................................................................................ 19
1. Định nghĩa .............................................................................................................. 19
2. Phân loại và tác dụng chung................................................................................... 19
3. Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu. ............................................................. 19
4. Thuốc phát tán phong hàn: Đặc điểm và tác dụng chung, các vị thuốc ................. 20
5. Thuốc phát tán phong nhiệt: Đặc điểm và tác dụng chung, các vị thuốc .............. 29
Chương III-Thuốc phát tán phong thấp ....................................................................... 37
1. Định nghĩa................................................................................................................ 37
2. Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp .............................................. 37
3. Các vị thuốc ............................................................................................................. 38
Chương IV- Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp ......................................................................... 51
1. Đại cương: Định nghĩa............................................................................................. 51
2. Tác dụng chung ........................................................................................................ 51
3. Những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp ..................................................... 51

198
4. Các vị thuốc ............................................................................................................ 52
Chương V- Thuốc trục thuỷ ........................................................................................... 60
1. Đại cương................................................................................................................. 60
2. Vị thuốc. .................................................................................................................. 60
Chương VI- Thuốc thanh nhiệt...................................................................................... 63
1. Đại cương: Định nghĩa, phân loại, cách dùng và cấm kị. ........................................ 63
2. Thuốc thanh nhiệt tả hoả: ........................................................................................ 64
2.1 - Định nghĩa, đặc điểm. ....................................................................................... 64
2.2 - Tác dụng chung ................................................................................................ 64
2.3 - Cách dùng ......................................................................................................... 65
2.4 - Kiêng kị ............................................................................................................ 65
2.5 – Các vị thuốc ..................................................................................................... 65
3. Thuốc thanh nhiệt lương huyết ................................................................................ 67
3.1 - Định nghĩa, đặc điểm ........................................................................................ 67
3.2 - Tác dụng chung ................................................................................................ 67
3.3 - Cách dùng ......................................................................................................... 68
3.4 - Kiêng kị ............................................................................................................ 68
3.5 - Vị thuốc ............................................................................................................ 68
4. Thuốc thanh nhiệt giải độc ..................................................................................... 70
4.1- Định nghĩa, đặc điểm ......................................................................................... 70
4.2 - Tác dụng .......................................................................................................... 70
4.3 - Cách dùng ......................................................................................................... 70
4.4 - Kiêng kị ............................................................................................................ 71
4.5 - Vị thuốc ............................................................................................................ 71
5. Thuốc thanh nhiệt táo thấp ...................................................................................... 74
5.1- Định nghĩa, đặc điểm ......................................................................................... 74
5.2 - Tác dụng .......................................................................................................... 74
5.3 - Cách dùng ......................................................................................................... 74
5.4 - Kiêng kị ............................................................................................................ 75
5.5 - Vị thuốc ............................................................................................................ 76
6. Thuốc giải thử .......................................................................................................... 80
- Định nghĩa, phân loại .............................................................................................. 80

199
- Tác dụng chung của từng loại ................................................................................. 80
- Vị thuốc thanh nhiệt giải thử .................................................................................. 80
- Vị thuốc ôn tán thử thấp ......................................................................................... 81
Chương VII- Thuốc hóa đàm, chỉ ho, bình xuyễn ....................................................... 84
1. Đại cương................................................................................................................. 84
2. Thuốc hóa đàm......................................................................................................... 84
3. Phân loại .................................................................................................................. 84
3.1. Thuốc ôn hóa hàn đàm ........................................................................................ 85
3.2. Thuốc thanh hóa nhiệt đàm................................................................................. 87
4. Thuốc chỉ khái (chỉ ho) ............................................................................................ 91
4.1. Thuốc ôn phế chỉ khái......................................................................................... 91
4.2. Thuốc thanh phế chỉ khái .................................................................................... 93
5. Thuốc bình xuyễn .................................................................................................... 96
Chương VIII- Thuốc cố sáp ............................................................................................ 98
1. Đại cương: định nghĩa, phân loại, chú ý và cấm kị khi dùng thuốc cố sáp. ............ 98
2. Vị thuốc.................................................................................................................... 99
2.1. Thuốc cầm mồ hôi .............................................................................................. 99
2.2. Thuốc cầm di tinh di niệu ................................................................................. 100
2.3. Thuốc cầm ỉa chảy ........................................................................................... 104
Chương IX- Thuốc tiêu hoá .......................................................................................... 107
1. Đại cương: tác dụng chung, chú ý khi dùng thuốc ................................................ 107
2. Vị thuốc: ............................................................................................................... 107
Chương X- Thuốc tả hạ ................................................................................................ 112
1. Đại cương ............................................................................................................. 112
1.1. Tác dụng chung ................................................................................................. 112
1.2. Chú ý khi dùng thuốc ....................................................................................... 112
1.3. Phân loại thuốc (dựa vào tác dụng và tính năng).............................................. 113
2. Vị thuốc.................................................................................................................. 113
2.1. Thuốc công hạ: ................................................................................................. 113
2.1.1. Thuốc hàn hạ ............................................................................................... 113
2.1.2. Thuốc nhiệt hạ. ............................................................................................ 115
2.2. Thuốc nhuận hạ. ................................................................................................ 116

200
Chương XI- Thuốc lý khí ........................................................................................... 119
1. Đại cương: ............................................................................................................ 119
1.1 - Định nghĩa ...................................................................................................... 119
1.2 - Phân loại (dựa vào tác dụng ) ......................................................................... 119
1.3 - Chú ý khi dùng thuốc...................................................................................... 119
2. Thuốc hành khí giải uất: ........................................................................................ 120
3. Thuốc phá khí giáng nghịch .................................................................................. 124
4. Thuốc thông khí khai khiếu ................................................................................... 126
Chương XII- Thuốc hành huyết ................................................................................ 128
1. Đại cương............................................................................................................... 128
1.1 - Tác dụng chung .............................................................................................. 128
1.2 – Một số chú ý khi dùng thuốc.......................................................................... 130
2. Vị thuốc.................................................................................................................. 130
2.1. Thuốc hoạt huyết .............................................................................................. 130
2.2. Thuốc phá huyết ............................................................................................. 136
Chương XIII- Thuốc chỉ huyết .................................................................................. 139
I. Định nghĩa - Phân loại ............................................................................................ 139
II. Tác dụng của từng loại .......................................................................................... 139
1. Thuốc khứ ứ chỉ huyết ........................................................................................ 139
2. Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết ................................................................................ 139
3. Thuốc tỳ hư không thống huyết .......................................................................... 140
III. Cách dùng ............................................................................................................. 140
A. Thuốc khứ ứ chỉ huyết ........................................................................................ 140
B. Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết................................................................................ 143
C. Thuốc cầm máu do tỳ hư .................................................................................... 145
Chương XIV- Thuốc trừ hàn ..................................................................................... 146
I. Định nghĩa, phân loại........................................................................................... 146
II. Tác dụng của từng loại ....................................................................................... 147
1. Ôn trung trừ hàn ................................................................................................ 147
2. Hồi dương cứu nghịch ...................................................................................... 147
III. Công dụng ......................................................................................................... 147
IV. Cấm kị ............................................................................................................... 148

201
V. Các vị thuốc........................................................................................................ 148
A - Các vị thuốc ôn trung trừ hàn ......................................................................... 148
B - Các vị thuốc hồi dương cứu nghịch ................................................................ 152
Chương XV- Thuốc bình can tức phong .................................................................. 155
I. Định nghĩa ........................................................................................................... 155
II. Tác dụng ............................................................................................................. 155
III. Cách dùng ......................................................................................................... 155
IV. Kiêng kị............................................................................................................. 156
V. Vị thuốc .............................................................................................................. 156
Chương XVI- Thuốc an thần..................................................................................... 160
I. Định nghĩa - Phân loại ......................................................................................... 160
II. Đặc điểm tác dụng của từng loại ........................................................................ 160
III. Cách dùng ......................................................................................................... 161
IV. Kiêng kị............................................................................................................ 161
V. Vị thuốc .............................................................................................................. 161
A - Vị thuốc dưỡng tâm an thần .......................................................................... 161
B - Vị thuốc trọng trấn an thần ........................................................................... 165
Chương XVII- Thuốc bổ ............................................................................................ 168
I. Định nghĩa ........................................................................................................... 168
II. Phân loại ............................................................................................................. 168
III. Cách dùng ......................................................................................................... 168
IV. Cấm kị ............................................................................................................... 169
A. Thuốc bổ âm ....................................................................................................... 169
I - Định nghĩa. ...................................................................................................... 169
II – Tác dụng ........................................................................................................ 169
III – Cách dùng .................................................................................................... 170
IV – Kiêng kỵ....................................................................................................... 170
V – Vị thuốc ......................................................................................................... 170
B. Thuốc bổ dương ................................................................................................. 174
I - Định nghĩa ....................................................................................................... 174
II – Tác dụng ........................................................................................................ 174
III – Công dụng .................................................................................................... 175

202
IV - Kiêng kị ........................................................................................................ 175
V - Vị thuốc.......................................................................................................... 175
C. Thuốc bổ khí ....................................................................................................... 180
I - Định nghĩa ....................................................................................................... 180
II - Tác dụng ........................................................................................................ 181
III – Công dụng .................................................................................................... 181
IV - Kiêng kị ........................................................................................................ 181
V - Các vị thuốc ................................................................................................... 181
D. Thuốc bổ huyết ................................................................................................... 186
I - Định nghĩa ....................................................................................................... 186
II - Tác dụng ........................................................................................................ 186
III – Cách dùng .................................................................................................... 186
IV – Kiêng kỵ....................................................................................................... 187
V - Các vị thuốc ................................................................................................... 187

203
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội

2. Bài giảng Y học cổ truyền – Nhà xuất bản Y học – 1994.

3. Bộ môn Dược học cổ truyền – Trường Đại học Dược Hà Nội

4. Dược học cổ truyền - Nhà xuất bản Y học – 2003.

5. Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Nhà xuất bản Y học –
2005.

6. Bộ Y tế – Dược điển Việt Nam – Lần xuất bản thứ 3 - Nhà xuất bản Y học –
2002.

7. Bộ Y tế – Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V - Hà nội – 2005

8. Nguyễn Viết Thân – Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi tập 1.

Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – 2003

9. Trương Việt Bình – Giáo trình Đông dược - Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt Nam – 2009

204
205
206
DƯỢC LIỆU CHỨA
ALCALOID
ThS. TRẦN THỊ THU HIỀN
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU – QUẢN LÝ DƯỢC
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
TÁC DỤNG TRÊN THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG
2
THUỐC PHIỆN
 TKH: Papaver somniferum
Papaveraceae (họ Thuốc

23/11/2012
phiện)
 BFD: nhựa, quả, hạt, lá
 TPHH chính: alcaloid (20

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


– 30%) morphin, codein,
papaverin, noscapin, …
 Tác dụng:
 Morphin: Giảm đau gây
nghiện, gây ngủ, giảm ho,
giảm nhu động ruột, giảm
tiết dịch tiêu hóa, …
 Codein: ít độc hơn morphin,
chữa ho tốt
 Papaverin: kích thích thần
kinh ngoại biên, giảm co thắt
cơ trơn 3
CÀ ĐỘC DƢỢC
 TKH: Datura metel
Solanaceae (họ Cà)

23/11/2012
 BFD: lá
 TPHH chính: Alcaloid

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


(scopolamin, hyoscyamin,
atropin)
 Tác dụng:
 Ức chế hệ cơ trơn và các
tuyến tiết
 Ức chế TKTW  gây mê,
chữa động kinh, chữa co
giật trong bệnh Parkinson
 Chữa ho, hen suyễn, giảm
đau, chống say sóng, say
tàu xe 4
BA GẠC
 TKH: Rauwolfia sp.
Apocynaceae (họ Trúc đào)

23/11/2012
 BFD: vỏ rễ và rễ
 TPHH chính: alcaloid

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


(0,8%): reserpin, serpentin,
ajmalin, …
 Tác dụng:
 Reserpin: hạ huyết áp, ức chế
TKTW gây an thần
 Ajmalin: làm mất nhịp tim
không đều  điều trị ngoại
tâm thu, tim nhanh loạn nhịp
 Raubasin: làm giảm sức cản ở
các động mạch nhỏ  tăng
cƣờng lƣợng máu cung cấp 5
cho các mô
MÃ TIỀN
 TKH: Strychnos nux-vomica
Loganiaceae (họ Mã tiền)

23/11/2012
 BFD: hạt
 TPHH chính: alcaloid (2 –
5%): strychnin (50%),
brucin,...

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 Tác dụng:
 Strychnin: chữa tê liệt dây
thần kinh, suy nhƣợc cơ bắp,
liệt dƣơng, giải độc thuốc ngủ
barbituric
 Mã tiền sống: dùng ngoài xoa
bóp chữa nhức mỏi tay chân
do thấp khớp, đau dây thần
kinh
 Mã tiền chế: chữa đau nhức,
sƣng khớp, tiêu hóa kém, suy
nhƣợc thần kinh, bại liệt, liệt
nửa ngƣời, … 6
HOÀNG NÀN
 TKH: Strychnos
wallichiana

23/11/2012
Loganiaceae (họ
Mã tiền)
 BFD: vỏ thân

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH
chính: strychnin
(2,37 – 2,43%),
brucin
 Tác dụng:
 Chữa thấp khớp, là
thuốc cƣờng
dƣơng
 Chữa chó dại cắn,
hủi, ghẻ và một số 7
bệnh ngoài da
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH
GIAO CẢM
8
MA HOÀNG
 TKH: Ephedra sinica
Ephedraceae (họ Ma

23/11/2012
hoàng)
 BFD: phần trên mặt đất

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: ephedrin

 Tác dụng:
 Giải cảm không có mồ
hôi, chữa ho, trừ đờm,
viêm khí quản, hen
xuyễn, lợi tiểu
 Chiết xuất ephedrin bào
chế thành viên nén làm
thuốc chữa hen hay dung
dịch nhỏ mũi. 9
CỰA KHỎA MẠCH (NẤM CỰA GÀ)
 TKH: Claviceps purpurea,
họ Nấm cựa gà -

23/11/2012
Clavicepitaceae
 BFD: hạch cây nấm sống ký
sinh trên lúa mạch đen hay

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


lúa mì
 TPHH chính: ergotasine,
ergotamine, ergocornine
 Tác dụng:
 Co thắt các cơ trơn mạch máu,
phế quản, trực tràng, bàng
quang và nhất là cơ tử cung
 Cầm máu, giảm viêm, tăng
huyết áp, ổn định nhịp tim
 Cầm máu khi băng huyết, ho
ra máu, nôn ra máu, đái ra
máu, chảy máu cam, trĩ chảy 10
máu, …
PILOCARPUS
 TKH: Pilocarpus sp.
Rutaceae (họ Cam)

23/11/2012
 BFD: lá
 TPHH chính: pilocarpin

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


(0,2 – 1%)
 Tác dụng: tác dụng giống
thần kinh đối giao cảm
 Tăng bài tiết các hạch mồ
hôi, nƣớc bọt
 Tăng hoạt động cơ trơn
 Làm giảm nhãn áp  dùng
trong bệnh glaucom

11
BENLADON
 TKH: Atropa
belladonna Solanaceae

23/11/2012
(họ Cà)
 BFD: lá, rễ, quả, hạt

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH
chính: hyoscyamin 
atropin, scopolamin
 Tác dụng: Làm liệt đối
giao cảm:
 làm giảm bài tiết nƣớc
bọt, mồ hôi, dịch vị;
 làm giảm sự co bóp
của dạ dày, ruột, phế
quản;
 làm giãn đồng tử; 12
 chống nôn
THUỐC LÁ
 TKH: Nicotiana tabacum
Solanaceae (họ Cà)

23/11/2012
 BFD: lá

 TPHH chính: nicotin

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 Tác dụng:
 Liều nhỏ nicotin: kích thích
TKTW và TK thực vật
 Liều cao gây liệt
 Ít đƣợc dùng làm thuốc cho
ngƣời
 Dân gian: đắp lên chỗ đứt
chân tay để cầm máu

13
Ô ĐẦU – PHỤ TỬ (GẤU TẦU, ẤU TẦU)
 TKH: Aconitum fortunei Ranunculaceae (họ Hoàng liên)
 BFD: củ mẹ (Ô đầu), củ con (Phụ tử)

23/11/2012
 TPHH chính: Alcaloid 0,5% - 0,7% (aconitin, aconin,
benzoylaconin)
Tác dụng: kích thích rồi làm tê liệt đối với TK cảm giác, kích

Dƣợc liệu chứa Alcaloid



thích TK vận động, rất độc
 Phụ tử sống: dùng ngoài xoa bóp khi đau nhức, mỏi chân tay, đau
khớp, bong gân. Thái nhỏ ngâm cồn bôi vào chỗ đau (không bôi vào
vết thƣơng hở, mắt mũi, cấm uống).
 Phụ tử chế:
 Diêm phụ: là phụ tử chế với magiê chlorid (đảm ba), muối ăn, nƣớc 
chữa chân tay co quắp, bán thân bất toại.
 Bạch phụ phiến: chế với magiê chlorid đến hết cay tê, xông diêm sinh, chủ
yếu làm thuốc trừ đờm.
 Hắc phụ: với magiê chlorid, đƣờng đỏ, dầu hạt cải đến hết cay tê, làm
thuốc bổ mệnh môn hoả, hồi dƣơng cứu nghịch  dùng trong TH trụy tim
mạch, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh
14
23/11/2012 Dƣợc liệu chứa Alcaloid
15
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
TÁC DỤNG GÂY TÊ TẠI CHỖ

16
COCA
 TKH: Erythroxylum coca
Erythroxylaceae (họ Coca)

23/11/2012
 BFD: lá

 TPHH chính: alcaloid chia làm

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


2 nhóm: hygrin, cuscohygrin và
pseudotropin, cocain, …
 Tác dụng:
 Sản xuất cocain HCl làm thuốc tê
tại chỗ trong nha khoa, tai mũi
họng.
 Làm nguyên liệu chế nƣớc giải
khát.
 Gây nghiện
17
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
TÁC DỤNG
DIỆT KÝ SINH TRÙNG
18
CANHKINA
 TKH: Cinchona sp.
Rubiaceae (họ Cà phê)

23/11/2012
 BFD: vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ
 TPHH chính: alcaloid (4 –
12%) (quinin, quinidin,

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


cinchonin, cincholidin...),
glucosid đắng, nhựa...
 Tác dụng:
 Quinin:
 Diệt KST sốt rét nhƣng không
ngăn ngừa đƣợc bệnh tái phát
 Ức chế trung tâm sinh nhiệt 
hạ sốt
 Quinidin:
 Tác dụng diệt KST và hạ nhiệt
kém quinin
 Làm giảm kích thích cơ trơn 19
 chữa bệnh loạn nhịp tim
23/11/2012 Dƣợc liệu chứa Alcaloid
20
THƢỜNG SƠN (HOÀNG THƢỜNG SƠN, ÁP NIỆU THẢO,
KÊ NIỆU THẢO)
 TKH: Dichroa febrifuga

23/11/2012
Hydrangeaceae =
Saxifragaceae (họ Thƣờng
sơn)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 BFD: lá, rễ

 TPHH chính: alcaloid


nhân quinazolin (dichroin,
febrifugin, isofebrifugin...)
 Tác dụng: tác dụng chữa
sốt rét mạnh hơn quinin

21
IPECA
 TKH: Cephaelis
ipecacuanha Rubiaceae

23/11/2012
(họ Cà phê)
 BFD: rễ

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: alcaloid (2 –
6%): emetin, cephelin
 Tác dụng:
 Kích thích niêm mạc và da,
liều nhỏ tăng phản xạ, kích
thích niêm mạc dạ dày, phế
quản, gây tiết dịch, long
đờm  thuốc long đờm
 Emetin: diệt KST lỵ 
chữa lỵ amip 22
MỰC HOA TRẮNG (MỘC HOA TRẮNG, THỪNG MỰC)
 TKH: Holarrhena
antidysenterica

23/11/2012
Apocynaceae (họ Trúc đào)
 BFD: vỏ thân, hạt

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: Alcaloid
(conessin, norconessin,
holarhenin...), hạt có nhiều
dầu béo
 Tác dụng: chữa lỵ amip

 Chế phẩm: Holamin

23
HOÀNG LIÊN
 TKH: Coptis teeta (Coptis
sp.) Ranunculaceae (họ

23/11/2012
Hoàng liên)
 BFD: thân rễ

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: Alcaloid
(7%), chủ yếu là berberin,
palmatin
 Tác dụng:
 Chữa lỵ, viêm ruột, ung
nhọt, lở ngứa, miệng lƣỡi
lở, thổ huyết, chảy máu
cam, trĩ.
 Dịch chiết Hoàng liên nhỏ
vào mắt chữa đau mắt đỏ 24
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
Hoàng liên Ô rô
Hoàng liên gai Thổ hoàng liên
Mahonia bealei,
Berberis wallichiana, Thalictrum foliolosum,
họ Hoàng liên gai –
họ Hoàng liên gai - họ Hoàng liên - Ranunculaceae
Berberidaceae
Berberidaceae
25
VÀNG ĐẮNG
 TKH: Coscinium
usitatum = Coscinium

23/11/2012
fenestratum, họ Tiết dê
(Menispermaceae)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 BFD: thân và rễ

 TPHH chính: berberin


(1,5 – 3%), palmatin
 Tác dụng:
 Hạ nhiệt, chữa sốt rét, lỵ, ỉa
chảy.
 Chiết xuất berberin làm
thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, đau
mắt.
26
HOÀNG BÁ
 TKH: Phellodendron
chinense Rutaceae (họ Cam)

23/11/2012
 BFD: vỏ thân, vỏ cành già đã
cạo bỏ lớp bần

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: berberin
(1,6%), palmatin,
phellodendrin, …
 Tác dụng:
 Kháng khuẩn, chữa tiêu chảy,
kiết lỵ, viêm đƣờng tiết niệu,
đau mắt, viêm tai,..
 Làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu
hóa kém, làm thuốc giun
 Chiết xuất berberin
27
HOÀNG ĐẰNG (NAM HOÀNG LIÊN)
 TKH: Fibraurea
tinctoria

23/11/2012
Menispermaceae (họ
Tiết dê)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 BFD: thân và rễ

 TPHH chính: palmatin

 Tác dụng:
 Làm giảm viêm, chữa
viêm ruột, viêm bàng
quang, viêm gan, đau
mắt, mụn nhọt, sốt nóng,
kiết lỵ, hồi hộp, mất
ngủ.
 Làm nguyên liệu chế 28
palmatin
23/11/2012 Dƣợc liệu chứa Alcaloid
29
CAU
 TKH: Areca catechu Arecaceae (họ Cau)
 BFD: hạt và vỏ quả

23/11/2012
 TPHH chính: Tanin (50%), dầu béo (10%),
alcaloid (3%)
 Tác dụng:

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 Hạt (Binh lang): Chữa sán (phối hợp hạt bí
ngô), giúp tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ, ngực
bụng chƣớng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cƣớc
khí sƣng đau
 Vỏ quả Cau già (Đại phúc bì): thuốc lợi tiểu,
chữa phù thũng toàn thân, nhất là bụng

30
LỰU
 TKH: Punica granatum
Punicaceae (họ Lựu)

23/11/2012
 BFD: vỏ rễ, vỏ thân, vỏ
quả (thạch lựu bì)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính:
 Vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành:
tanin, alcaloid
(pseudopelletierin,
isopelletierin)
 Vỏ quả: tanin, chất màu
 Tác dụng:
 Vỏ rễ, thân cành: Diệt sán.
 Vỏ quả: chữa lỵ, bạch đới,
kinh nguyệt quá nhiều,
ngậm súc miệng chữa viêm 31
amiđan.
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
TÁC DỤNG AN THẦN

32
BÌNH VÔI (NGẢI TƢỢNG)
 TKH: Stephania sp.
Menispermaceae (họ Tiết

23/11/2012
dê)
 BFD: gốc thân phình thành
củ

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: Rotundin =
L-tetrahydropalmatin
 Tác dụng:
 YHCT: thuốc trấn kinh, an
thần, chữa mất ngủ, sốt
nóng, nhức đầu, khó thở,
chữa đau dạ dày.
 YHHĐ: Dùng toàn cây, cao
hoặc alcaloid bào chế thành
dạng thuốc thích hợp để
33
làm thuốc an thần.
23/11/2012 Dƣợc liệu chứa Alcaloid
34
VÔNG NEM
 TKH: Erythrina orientalis
Fabaceae (họ Đậu)

23/11/2012
 BFD: lá, vỏ thân (hải đồng
bì)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: erythralin,
erysotrin, erysodin, …
 Tác dụng:
 An thần, chữa mất ngủ,
viêm ruột, ỉa chảy, lỵ,
phong thấp, viêm da lở
nƣớc
 Chữa trĩ độ 1, 2, tăng sinh

 Làm rau ăn 35
SEN
 TKH: Nelumbo nucifera
Nelumbonaceae (họ Sen)

23/11/2012
 BFD: lá (liên diệp), chồi mầm (liên
tâm), đài (liên phòng), quả (liên
nhục)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: alcaloid (nuciferin),
flavonoid, acid amin
 Tác dụng: an thần, hạ huyết áp nhẹ
 làm thuốc chữa mất ngủ

36
23/11/2012 Dƣợc liệu chứa Alcaloid
37
LẠC TIÊN
 TKH: Passilora foetida
Passifloraceae (họ Lạc tiên)

23/11/2012
 BFD: phần trên mặt đất
 TPHH chính: alcaloid
(harmin, harman)

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 Tác dụng: harman có tác
dụng an thần gây ngủ  Làm
thuốc ngủ, an thần, chữa suy
nhƣợc thần kinh, kinh nguyệt
sớm, đau bụng nhiệt

38
23/11/2012
Dƣợc liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
TÁC DỤNG KHÁC

39
TỎI ĐỘC
 TKH: Colchinum
autumnale Liliaceae (họ

23/11/2012
Hành)
 BFD: hạt chín

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


 TPHH chính: colchicin

 Tác dụng: làm thuốc điều


trị bệnh gout

40
ÍCH MẪU
 TKH: Leonurus heterophyllus
Lamiaceae (họ Bạc hà)

23/11/2012
 BFD: phần trên mặt đất

 TPHH chính: leonurin, rutin,

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


tanin, saponin, …
 Tác dụng:
 Ích mẫu thảo: tăng trƣơng lực cơ và
tăng co bóp cơ trơn tử cung  kinh
nguyệt không đều, bế kinh, rong
kinh, thống kinh, ứ máu tích tụ sau
khi đẻ, cao huyết áp
 An thần, kháng khuẩn, …
 Hạt Ích mẫu (Sung uý tử): Chữa phù
thũng, thiên đầu thống, thông tiểu 41
23/11/2012 Dƣợc liệu chứa Alcaloid
42
DỪA CẠN
 TKH: Catharanthus roseus =
Vinca rosea Apocynaceae (họ

23/11/2012
Trúc đào)
 BFD: lá
 TPHH chính: vinblastin,

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


vincristin, ajmalicin, …
 Tác dụng:
 Cao lỏng Dừa cạn có tác dụng
hạ huyết áp, an thần, gây ngủ.
 Viên Vinca chứa alcaloid toàn
phần của thân, lá làm thuốc
chữa bệnh tăng huyết áp.
 Rễ Dừa cạn làm nguyên liệu
chiết xuất ajmalicin.
 Vinblastin, vincristin dƣới
dạng muối sulfat để tiêm chữa
ung thƣ, đặc biệt là bệnh bạch 43
cầu.
BÁCH BỘ
 TKH: Stemona tuberosa
Stemonaceae (họ Bách bộ)

23/11/2012
 BFD: rễ củ

 TPHH chính: alcaloid

Dƣợc liệu chứa Alcaloid


(tuberostemonin, stemonin,
stemonidin), carbohydrat
 Tác dụng: Chữa ho, ghẻ lở,
chữa giun, diệt sâu bọ

44
21/11/2012
Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID

1 ThS. TRẦN THỊ THU HIỀN


BỘ MÔN DƯỢC LIỆU – QUẢN LÝ DƯỢC
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA
GLYCOSID TIM

2
LÁ TRÚC ĐÀO
 TKH: Nerium oleander
Apocynaceae (họ Trúc đào)

21/11/2012
 BFD: lá

 TPHH chính: glycosid tim 17

Dƣợc liệu chứa Glycosid


loại (0,5%)
 neriolin = oleandrin
 Tác dụng
 Làm chậm nhịp tim, kéo dài
thời kỳ tâm trƣơng, tác dụng
lên tim đến rất nhanh
 Thông tiểu, giảm hiện tƣợng
phù
 Chữa bệnh tim (suy tim, khó
thở, phù do bệnh tim) 3
LÁ TRÚC ĐÀO
 Kiểm nghiệm
Phƣơng pháp vi phẫu: làm

21/11/2012

tiêu bản lá Trúc đào
 Phƣơng pháp hóa học:

Dƣợc liệu chứa Glycosid


định tính glycosid tim
trong lá Trúc đào

4
HẠT THÔNG THIÊN
 TKH: Thevetia peruviana
Apocynaceae (họ Trúc đào)

21/11/2012
 BFD: hạt

 TPHH chính:

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 Dầu (50%)
 Glycosid tim: Thevetin A,B

 Tác dụng
 Cƣờng tim
 Kích thích cơ trơn bàng quang,
ruột  thông tiểu, liều cao gây
đi lỏng

5
SỪNG DÊ HOA VÀNG
 TKH: Strophanthus divaricatus
Apocynaceae (họ Trúc đào)

21/11/2012
 BFD: hạt

 TPHH chính:

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 Chất béo (37%)
 Glycosid tim (9 – 16%) 
D.strophanthin (Divasid – DĐTQ)
 Tác dụng
 Làm tăng co bóp tim, làm chậm và
điều hòa nhịp tim
 Chữa suy tim cấp và mãn

6
DƢƠNG ĐỊA HOÀNG
 TKH: Digitalis purpurea
(D.lanata) Scrophulariaceae (họ

21/11/2012
Hoa mõm chó)
 BFD: lá

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: glycosid tim nhóm
cardenolid (digitoxin, digoxin)
 Tác dụng
 Tác dụng chủ yếu trên tim, bộ máy
tuần hoàn và chức phận tiết niệu
 Điều trị suy tim, tăng tƣới máu cho
não, lợi niệu tiêu phù do suy tim

7
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN

8
CAM THẢO BẮC
 TKH: Glycyrrhiza uralensis
(G.glabra) Fabaceae (họ Đậu)

21/11/2012
 BFD: rễ, thân rễ

 TPHH chính: Saponin

Dƣợc liệu chứa Glycosid


(glycyrrhizin), flavonoid (liquiritin)
 Tác dụng
 YHCT: Cam thảo sống chữa cảm,
viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày.
Cam thảo chích chữa ỉa lỏng, kém ăn,
mệt mỏi.
 YHHĐ: Làm tá dƣợc thuốc viên

9
CAM THẢO DÂY (DÂY CƢỜM CƢỜM, DÂY CHI CHI)
 TKH: Abrus
precatorius

21/11/2012
Fabaceae (họ Đậu)
 BFD: phần trên

Dƣợc liệu chứa Glycosid


mặt đất
 TPHH chính: Chất
ngọt tƣơng tự
glycyrrhizin
 Tác dụng: Dùng
thay cảm thảo bắc
chữa cảm, ho

10
CAM THẢO ĐẤT (DÃ CAM THẢO, CAM THẢO NAM)
 TKH: Scoparia dulcis
Scrophulariaceae (họ Hoa

21/11/2012
mõm chó)
 BFD: phần trên mặt đất

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: Alcaloid
(amelin)
 Tác dụng: Có nơi dùng thay
Cam thảo bắc, chữa mụn
nhọt, cảm sốt, ho khan (dùng
tƣơi), ho có đờm (sao thơm)

11
VIỄN CHÍ
 TKH:
Viễn chí Xiberi (Polygala

21/11/2012

sibirica)
 Viễn chí lá nhỏ (Polygala

Dƣợc liệu chứa Glycosid


tenuiflorum)
họ Viễn chí (Polygalaceae)
 BFD: rễ bỏ lõi gỗ
 TPHH chính: Presegenin
(saponin triterpenoid thuộc
nhóm olean)
 Tác dụng: Chữa ho có
đờm, kém trí nhớ, suy
nhƣợc, lo âu, mất ngủ 12
CÁT CÁNH
 TKH: Platycodon grandiflorum, họ
Hoa chuông (Campanulaceae)

21/11/2012
 BFD: rễ đã cạo bỏ vỏ ngoài

 TPHH chính: saponin triterpenoid

Dƣợc liệu chứa Glycosid


thuộc nhóm olean
 Tác dụng: Chữa ho, ho có đờm hôi
tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực,
khó thở

13
BỒ KẾT
 TKH: Gleditschia fera
(G.australis, G.sinensis)

21/11/2012
Caesalpiniaceae (họ Vang)
 BFD: quả

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: boketosid,
australosid
 Tác dụng:
 làm thuốc tiêu đờm, gây nôn, thông
đại tiện và trung tiện, sát trùng
 Dùng trong công nghệ mỹ phẩm (làm
nƣớc gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa, …)

14
NGƢU TẤT
 TKH: Achyranthes bidentata, họ Rau
dền (Amaranthaceae)

21/11/2012
 BFD: rễ đã chế biến
 TPHH chính: Saponin triterpenoid
(thủy phân cho acid oleanolic),

Dƣợc liệu chứa Glycosid


hydratcarbon
 Tác dụng
 Dùng sống: trị cổ họng sƣng đau, ung
nhọt, chấn thƣơng tụ máu, bế kinh, đẻ
không ra nhau thai, ứ huyết, tiểu tiện ra
máu, viêm khớp.
 Tẩm rƣợu: trị đau lƣng, mỏi gối, chân
tay co quắp, tê bại.
 Chiết xuất Saponin làm thuốc hạ
cholesterol máu

15
CỎ XƢỚC (NGƢU TẤT NAM)
 TKH: Achyranthes aspera,
họ Rau dền (Amaranthaceae)

21/11/2012
 BFD: rễ

 TPHH chính: Saponin

Dƣợc liệu chứa Glycosid


triterpenoid (thủy phân cho
acid oleanolic), hydratcarbon
 Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu
viêm, lợi tiểu

16
RAU MÁ
 TKH: Centella asistica
Apiaceae (họ Cần)

21/11/2012
 BFD: toàn cây tƣơi hoặc
khô

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: asiaticosid
(saponin triterpenoid
nhóm ursan), tinh dầu,
alcaloid, flavonoid, chất
đắng...
 Tác dụng
 Giải nhiệt, giải độc, thông
tiểu.
 Chữa sốt, sởi, nôn ra máu,
chảy máu cam, lỵ, ỉa
chảy, táo bón, vàng da, 17
mụn nhọt...
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
 TKH: Schefflera
octophylla Araliaceae (họ

21/11/2012
Nhân sâm)
 BFD: vỏ thân

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: Saponin
nhóm ursan, olean, tanin,
tinh dầu
 Tác dụng: Chữa đau
lƣng, nhức xƣơng, tê bại
tay chân, phù thũng

18
NGŨ GIA BÌ

21/11/2012
Dƣợc liệu chứa Glycosid
Acanthopanax senticosus Acanthopanax trifoliatus Acanthopanax gracilistylus

19
NHÂN SÂM
 TKH: Panax ginseng Araliaceae
(họ Nhân sâm)

21/11/2012
 BFD: rễ củ đã chế biến

 TPHH chính: saponin triterpenoid

Dƣợc liệu chứa Glycosid


tetracyclic nhóm dammaran =
ginsenoid; đƣờng, tinh bột, vitamin
 Tác dụng
 Thuốc bổ, chữa bệnh thần kinh suy
nhƣợc, ăn ít, ho suyễn, nôn mửa, hồi
hộp, sợ hãi
 Không dùng khi đang đại tiện lỏng,
ngƣời khó ngủ không nên dùng vào
buổi chiều tối. Phản Lê lô, Ngũ linh
chi 20
NHÂN SÂM

21/11/2012
Dƣợc liệu chứa Glycosid
Nhân sâm Phú Yên 21
Nhân sâm Việt Nam (thổ hào sâm, sâm bố chính)
Panax vietnamensis Araliaceae Hibiscus sagittifolius Malvaceae
TAM THẤT (NHÂN SÂM TÂM THẤT, KIM BẤT HOÁN)
 TKH: Panax notoginseng = Panax
pseudo-ginseng Araliaceae (họ

21/11/2012
Nhân sâm)
 BFD: rễ

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: saponin triterpenoid,
đƣờng khử, acid amin, Fe, Ca
 Tác dụng:
 Thuốc bổ, cầm máu (chữa thổ huyết,
băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu
hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung
nhọt, sƣng do chấn thƣơng, thiếu máu
nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,
nhức đầu, ngủ ít.
 Kinh nghiệm dân gian Tam thất có
thể chữa đƣợc một số trƣờng hợp ung 22
thƣ (ung thƣ vú, ung thƣ máu...)
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
23
TAM THẤT
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
24
TAM THẤT
DƢỢC LIỆU TÊN TAM THẤT

21/11/2012
Dƣợc liệu chứa Glycosid
25
Tam thất gừng (Khƣơng tam thất)
Thổ tam thất (Bạch truật nam) Kaempferia rotunda Zingiberaceae
Gynura pseudochina Asteraceae
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA
FLAVONOID

26
HÒE HOA
 TKH: Sophora japonica =
Styphnolobium japonicum

21/11/2012
Fabaceae (họ Đậu)
 BFD: nụ (hòe mễ), quả (hòe

Dƣợc liệu chứa Glycosid


giác)
 TPHH chính: rutin (28%)
 Tác dụng
 Nụ hoa hoè sao đen: Chữa xuất
huyết, chảy máu cam, ho ra máu,
băng huyết.
 Nụ hoa sống chữa cao huyết áp,
đau mắt.
 Chiết xuất rutin, bào chế theo y
học hiện đại (viên rutin C).
 Quả hoè có công dụng gần nhƣ 27
hoa nhƣng có thể gây sẩy thai
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
28
HÒE HOA
KIỂM NGHIỆM HÒE HOA
 Cảm quan: Hoa chƣa nở dài 0,5-0,8 cm, rộng 0,2-0,3 cm.
Cánh hoa màu vàng nâu. Ðài hoa hình chuông màu vàng

21/11/2012
xám, dài bằng 1/2 hay 2/ 3 chiều dài của hoa. Phía trên đài
xẻ làm 5 răng nông

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 Hoá học: Bột dƣợc liệu, thêm ethanol. Ðun sôi trong 3
phút, để nguội, lọc  dùng làm các phản ứng
 ống 1: Thêm 5 giọt acid hydrocloric đậm đặc và ít bột magnesi,
dung dịch chuyển dần từ màu vàng nhạt sang màu hồng rồi tím
đỏ.
 ống 2: Thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 20%, xuất hiện
tủa vàng cam, tủa sẽ tan trong lƣợng dƣ thuốc thử.
 ống 3: Thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5%, dung dịch có
màu xanh rêu.
29
DIẾP CÁ (LÁ GIẤP, NGƢ TINH THẢO)
 TKH: Houttuynia cordata
Saururaceae (họ Lá giấp)

21/11/2012
 BFD: Toàn cây hoặc phần trên
mặt đất

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: Tinh dầu,
alcaloid, flavonoid (quercitrin,
isoquercitrin)
 Tác dụng:
 Chữa trĩ, lòi dom, đau mắt đỏ,
bí tiểu tiện, kinh nguyệt khó
khăn, không đều
 Kháng nhiều loại virus, kháng
viêm, thông tiểu, làm bền mao
30
mạch
RÂU MÈO (BÔNG BẠC)
 TKH: Orthosiphon
stamineus Lamiaceae

21/11/2012
(họ Bạc hà)
 BFD: phần trên mặt đất

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính:
Flavonoid, saponin,
coumarin, tinh dầu, chất
béo, tanin...
 Tác dụng: Thuốc lợi
tiểu mạnh, thông mật,
dùng trong bệnh sỏi
thận, sỏi túi mật, viêm
túi mật. 31
NÚC NÁC (HOÀNG BÁ NAM)
 TKH: Oroxylon indicum
Bignoniaceae (họ Chùm ớt)

21/11/2012
 BFD: vỏ thân

 TPHH chính: flavonoid

Dƣợc liệu chứa Glycosid


(baicalein, chrysin)
 Tác dụng:
 Chữa vàng da, mẩn ngứa, ban
sởi, viêm họng, ho, đau dạ dày.
 Trong dân gian dùng thay
Hoàng bá.

32
HOÀNG CẦM
 TKH: Scutellaria
baicalensis, họ Bạc hà

21/11/2012
(Lamiaceae)
 BFD: rễ

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: flavonoid
(baicalin, baicalein,
scutellarin, scutellarein),
tinh dầu
 Tác dụng: Chữa sốt,
viêm dạ dày và ruột cấp
tính, vàng da, động thai,
chữa chứng mất ngủ,
nhức đầu của bệnh tăng 33
huyết áp
KIM NGÂN (NHẪN ĐÔNG)
 TKH: Lonicera japonica
Caprifoliaceae (họ Kim

21/11/2012
ngân)
 BFD: hoa sắp nở (kim

Dƣợc liệu chứa Glycosid


ngân hoa), cành nhỏ và lá
(kim ngân cuộng)
 TPHH chính: flavonoid
(inosid, lonicerin),
saponin
 Tác dụng: Tiêu độc, hạ
nhiệt, chữa mụn nhọt,
mẩn ngứa
34
KIỂM NGHIỆM KIM NGÂN HOA
 Cảm quan:
Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 1 - 5 cm, đầu to, đƣờng

21/11/2012

kính khoảng 0,2 - 0,5 cm.
 Mặt ngoài màu vàng đến nâu, phủ đầy lông ngắn.

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 Phía dƣới ống tràng có 5 lá đài nhỏ, màu lục.
 Bóp mạnh đầu nụ sẽ lộ ra 5 nhị và 1 vòi nhụy.
 Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
 Hoa đã nở dài từ 2- 5 cm, tràng chia thành 2 môi cuộn ngƣợc
lại. Môi trên xẻ thành 4 thuỳ, môi dƣới nguyên.
 Nhị và vòi nhụy thƣờng thò ra ngoài tràng hoa.

35
KIỂM NGHIỆM KIM NGÂN HOA
 Soi bột: Bột màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Soi
kính hiển vi thấy:

21/11/2012
 Những mảnh biểu bì mang lông che chở (1,2).
 Mảnh cánh hoa mang tinh thể, mang các bó mạch xếp song song (4).
 Lông che chở đơn bào thành dày, nhẵn (5), lông tiết (6).

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 Nhiều hạt phấn tròn, kích thƣớc khoảng 0,07-0,08mm riêng lẻ hay tập
trung thành đám (7).
 Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (8), mảnh biểu bì mang lỗ khí.

36
ACTISO
 TKH: Cynara scolymus
Asteraceae (họ Cúc)

21/11/2012
 BFD: lá, hoa

 TPHH chính: Cynarin,

Dƣợc liệu chứa Glycosid


flavonoid (luteolin,
cynarosid), chất nhầy,
pectin...
 Tác dụng: Thông tiểu
tiện, thông mật, dùng cho
ngƣời yếu gan, thận, làm
hạ cholesterol, phòng
ngừa bệnh xơ vữa động
mạch. 37
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
38
ACTISO
XẠ CAN (RẺ QUẠT)
 TKH: Belamcanda
chinensis Iridaceae (họ La

21/11/2012
dơn)
 BFD: thân rễ

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: dẫn chất
isoflavonoid (belamcandin,
tectoridin...)
 Tác dụng:
 Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu
đờm.
 Chữa ho, ho gà, viêm họng,
khản tiếng, viêm amidan.
 Chữa sốt, thống kinh, bí đại
tiểu tiện, sƣng vú, tắc tia sữa,
đau nhức tai, rắn cắn. 39
TÔ MỘC (GỖ VANG)
 TKH: Caesalpinia sappan
Caesalpiniaceae (họ Vang)

21/11/2012
 BFD: gỗ bỏ vỏ chẻ thành
thanh nhỏ

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: Chất màu
đa phenol (sappanin,
brasilin), tanin, acid galic
 Tác dụng:
 Chữa lỵ ra máu, chảy máu
đƣờng ruột, ỉa chảy do
nhiễm trùng đƣờng ruột.
 Trị bế kinh, hậu sản ứ
huyết: Phối hợp hƣơng phụ,
40
ngải cứu.
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN

41
NGŨ BỘI TỬ
 TKH: Galla chinensis
 BFD: tổ đã phơi hay sấy

21/11/2012
khô của sâu
Schlechtendalia chinensis

Dƣợc liệu chứa Glycosid


ký sinh trên cây Muối
(Rhus sinensis), họ Đào
lộn hột (Anacardiaceae)
 TPHH chính: Tanin (50-
70%)
 Tác dụng:
 Làm thuốc săn da, chữa ỉa
lỏng, lỵ xuất huyết, nôn ra
máu, chảy máu cam, ra
nhiều mồ hôi, ho, lở loét.
 Là nguyên liệu chế tanin 42
KIỂM NGHIỆM NGŨ BỘI TỬ
 Cảm quan:

21/11/2012
 Hóa học:

Bột dƣợc liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, thêm 20ml
nƣớc cất, đun sôi trong 2 phút. Ðể nguội, lọc. Dịch lọc

Dƣợc liệu chứa Glycosid


đƣợc dùng để định tính.
 Ống 1: lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch FeCl3 5% (TT)
sẽ xuất hiện màu hoặc tủa màu xanh đen hoặc xanh nâu nhạt.
 Ống 2: lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt chì acetat 10% (TT) sẽ
xuất hiện tủa bông.
 Ống 3: lấy 2ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch gelatin 1% sẽ
xuất hiện tủa bông trắng.

43
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA
ANTHRANOID
44
PHAN TẢ DIỆP
 TKH: Cassia angustifolia
(C.acutifolia), họ Vang

21/11/2012
(Caesalpiniaceae)
 BFD: lá

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: anthranoid
2 – 3% (rhein, sennosid A
và B)
 Tác dụng:
 Liều thấp có tác dụng
nhuận tràng, liều cao có
tác dụng tẩy mạnh
 Phan tả diệp có trong
thành phần của một số trà
giảm béo. Dùng thận
trọng cho ngƣời có thai và 45
cho con bú
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
46
THẢO QUYẾT MINH (HẠT MUỒNG)
 TKH: Cassia tora
Caesalpiniaceae (họ

21/11/2012
Vang)
 BFD: hạt

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: anthranoid
(chrysophanol, rheum
emodin, …), dầu béo
 Tác dụng: Chữa đau mắt
đỏ, quáng gà, nhức đầu,
cao huyết áp, mất ngủ, táo
bón
 Chữa các chứng do can
hoả: sao vàng 47
 Chữa mất ngủ: sao đen
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
48
CỐT KHÍ MUỒNG
 TKH: Cassia occidentalis
Caesalpiniaceae

21/11/2012
 BFD: hạt (vọng giang nam),
thân, lá, rễ
TPHH chính: anthraquinon,

Dƣợc liệu chứa Glycosid



flavonoit và chất nhầy; còn có
một albumin độc
 Tác dụng:
 Hạt: nhuận, giúp tiêu hoá, chữa
táo bón mãn tính, chữa đau mắt.
 Thân và lá dùng ngoài trị rắn cắn
và sâu bọ đốt. Lá khô tán bột và
hãm uống trị sung huyết phổi.
Thân lá hãm uống hay sắc uống
trị nhiễm trùng đƣờng tiết niệu.
Dùng ngoài lấy thân, lá giã nát
đắp. 49
MUỒNG TRÂU
 TKH: Cassia alata
Caesalpiniaceae

21/11/2012
 BFD: lá, quả, thân

 TPHH chính: anthranoid

Dƣợc liệu chứa Glycosid


(chrysophanon, rhein,
emodin…)
 Tác dụng:
 Lá dùng để chữa hắc lào.
 Lá, quả, thân dùng làm
thuốc nhuận tràng

50
ĐẠI HOÀNG (TƢỚNG QUÂN)
 TKH: Rheum palmatum Polygonaceae
(họ Rau răm)

21/11/2012
 BFD: rễ và thân rễ
 TPHH chính: tanin, anthranoid (3-5%:
chrysophanon, emodin, rhein,
physcion…)

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 Tác dụng: những dẫn chất anthranoid
trong đại hoàng có tác dụng lên đại tràng,
làm giảm sự tái hấp thu nƣớc bằng cách
tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột.
 Ở liều nhỏ đại hoàng là thuốc bổ, giúp tiêu
hoá (0,05 – 0,1g), liều 0,1 – 0,15g làm thuốc
nhuận, liều cao hơn là thuốc xổ (1,0 – 4,g)
 Lƣu ý:
 dùng lâu thì có thể gây táo bón do
phần tanoid tích luỹ
 không bao giờ dùng dƣợc liệu tƣơi

 đại hoàng có chứa nhiều calci


oxalat nên không dùng lâu cho
ngƣời bị thạch kết 51
THỔ ĐẠI HOÀNG (CHÚT CHÍT)
 TKH: Rumex wallichii
Polygonaceae (họ Rau

21/11/2012
răm)
 BFD: rễ

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: anthranoid

 Tác dụng: thuốc nhuận


tràng và chữa hắc lào

52
CỐT KHÍ CỦ
 TKH: Polygonum cuspidatum
Polygonaceae (họ Rau răm)

21/11/2012
 BFD:

 TPHH chính: anthranoid (0,1 -

Dƣợc liệu chứa Glycosid


0,5%: chrysophanon, emodin,
physcion…)
 Tác dụng:
 tác dụng nhuận tẩy, có tác dụng
làm hạ đƣờng huyết và
cholesterol, có tác dụng kháng
khuẩn..
 YHCT dùng để chữa viêm gan,
vàng da, chữa tê thấp đau nhức
gân xƣơng. 53
HÀ THỦ Ô ĐỎ
 TKH: Polygonum
mutiflorum Polygonaceae

21/11/2012
 BFD: rễ củ

 TPHH chính: tanin, dẫn

Dƣợc liệu chứa Glycosid


chất của anthranoid
(chrysophanon, emodin,
physcion…)
 Tác dụng: thuốc bổ gan
thận, bổ máu, dùng cho
những ngƣời có râu tóc
bạc sớm, lƣng gối đau
mỏi, di tinh, đại tiện ra
huyết… 54
HÀ THỦ Ô TRẮNG (DÂY SỮA BÒ)
 TKH: Streptocaulon
juventas Asclepiadaceae

21/11/2012
(họ Thiên lý)
 BFD: rễ củ

Dƣợc liệu chứa Glycosid


 TPHH chính: tinh bột,
nhựa đắng, tanin
pyrogalic và một chất có
phản ứng alcaloid
 Tác dụng: thuốc bổ máu,
bổ can thận

55
BA KÍCH (DÂY RUỘT GÀ)
 TKH: Morinda officinalis
Rubiaceae (họ Cà phê)

21/11/2012
 BFD: rễ

 TPHH chính: Anthranoid,

Dƣợc liệu chứa Glycosid


đƣờng, nhựa, acid hữu cơ,
vitamin C
 Tác dụng:
 tác dụng tăng nhu động
ruột, làm giảm huyết áp.
 YHCT: thuốc bổ dƣơng
dùng cho nam giới khi
chức phận sinh dục bị suy
yếu, thuốc bổ gân cốt, bổ
trí não, chữa cao huyết áp. 56
LÔ HỘI (NHA ĐAM, LONG TU)
 TKH: Aloe vera var.
chinensis Asphodelaceae

21/11/2012
(họ Lô hội)
 BFD: dịch chảy ra từ lá

Dƣợc liệu chứa Glycosid


đƣợc cô đặc lại
 TPHH chính: anthranoid
(aloe emodin, barbaloin
chiếm 15 – 30%)
 Tác dụng: nhựa lô hội
 liều nhỏ là thuốc bổ tiêu
hoá, có tác dụng lợi mật
 liều trung bình có tác
dụng nhuận
57
 liều cao có tác dụng xổ
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
58
21/11/2012 Dƣợc liệu chứa Glycosid
DƯỢC LIỆU CHỨA
COUMARIN
59
BẠCH CHỈ
 TKH: Angelica dahurica
Apiaceae (họ Cần)

21/11/2012
 BFD: rễ

 TPHH chính: tinh dầu,

Dƣợc liệu chứa Glycosid


dẫn chất coumarin
 Tác dụng: Làm thuốc
giảm đau, nhức đầu phía
trán, chữa cảm, đau răng,
ngạt mũi, viêm mũi chảy
nƣớc hôi, khí hƣ, phong
thấp, đau do viêm dây
thần kinh.
60
BẠCH CHỈ NAM
 TKH: Milletia pulchra
Fabaceae (họ Đậu)

21/11/2012
 BFD: rễ củ

 Tác dụng: trị cam trẻ em

Dƣợc liệu chứa Glycosid


(uống), chữa lở sơn, cầm
máu, lên da non (dùng
ngoài)

61
SÀI ĐẤT (CÚC NHÁP, HÚNG TRÁM)
 TKH: Wedelia chinensis
Asteraceae (họ Cúc)

21/11/2012
 BFD: phần trên mặt đất

 TPHH chính: tinh dầu,

Dƣợc liệu chứa Glycosid


muối vô cơ, một dẫn chất
coumarin đƣợc biết đến là
wedelolacton
 Tác dụng:
 Tiêu độc, dùng trong
trƣờng hợp bị mụn nhọt
sƣng tấy, đinh độc, sƣng
vú, sốt phát ban.
 Còn dùng chữa viêm
62
họng, viêm phế quản mãn
tính và các loại viêm khác
NN N ON
P N

-
-

___________________________________________
Xem thêm tài liệu Đông Dược tại:
http://ycotruyen.com/@/forums/135-Y-...fixid=dongduoc

Xem thêm tài liệu Thực Vật Dược tại:


http://ycotruyen.com/@/forums/135-Y-...e?prefixid=TVD
___________________________________________

1. N ư ất 16. h ươ 31. N ư h hảo 45. Nha


2. â ằng 17. ì h ô 32. Thạch Cao 46. h ê Ma
3. ịa C ì 18. K N â oa 33. Tri Mẫu 47. ô Ne
4. Bạ h ường Tằm 19. ươ Nh 34. Bạch Bi ậu 48. â e
5. Huyề â 20. rú p 35. Qu Nh c 49. N ô hù
6. M c Qua 21. Thần Sa 36. L ê K ều 50. Viễ rí
7. o Y t 22. ại Hồi 37. Chi T 51. Khổ â
8. o á 23. o Lê 38. Bạch Tậ Lê 52. Thảo Quy t Minh
9. Ph T 24. o ầm 39. h ịa( a ịa 53. ất
10. Bạ h Mao ă 25. Bồ ô A h o ) 54. Hoắ ươ
11. Thảo Quả 26. Lo Nhã 40. X yê ê 55. Mẫu L
12. N ô ô 27. Nhâ rần 41. Mẫ ơ ì 56. ịa C ì
13. á Nhâ 28. â ạ h 42. a Khươ
14. Tiểu Hồi 29. Xạ Can 43. áo Nhâ
15. Lạ ê 30. Thuyề hoá 44. Lá e
HÌNH ẢNH CÁC VỊ THUỐC
BÀI THỰC TẬP ĐÔNG DƯỢC SỐ 3

1. Đan Sâm 20. La Bạc Tử


2. Tô Mộc 21. Trần Bì
3. Trúc Nhự 22. Hạnh Nhân
4. Kê Huyết Đằng 23. Xuyên Khung
5. Sơn Tra 24. Thủy Xương Bồ
6. Hậu Phác 25. Thị Đế
7. Qua Lâu Nhân 26. Tỳ Bà Diệp
8. Mộc Hương 27. Khương Hoàng
9. Ngũ Vị Tử 28. Kê Nội Kim
10. Ô Dược 29. Ngưu Tất
11. Ích Mẫu 30. Đào Nhân
12. Xuyên Bối Mẫu 31. Mạch Nha
13. Chỉ Thực 32. Thổ Bối Mẫu
14. Chỉ Xác 33. Cát Cánh
15. Bạch Quả 34. Nga Truật
16. Hồng Hoa 35. Bán Hạ
17. Bạch Giới Tử 36. Thần Khúc
18. Sa Nhân 37. Tang Bạch Bì
19. Bách Bộ 38. Hương Phụ

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN NHÓM 1 LỚP Y3C


ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT ĐỂ MÌNH CÓ THỂ HOÀN
THÀNH TÀI LIỆU NÀY !
NỘI DUNG NHẬN THỨC THUỐC
BÀI THỰC TẬP ĐÔNG DƯỢC SỐ 2

___________________________________________
Xem thêm tài liệu Đông Dược tại:
http://ycotruyen.com/@/forums/135-Y-...fixid=dongduoc

Xem thêm tài liệu Thực Vật Dược tại:


http://ycotruyen.com/@/forums/135-Y-...e?prefixid=TVD
___________________________________________

1. Sơn Thù Du 20. Sao Biển 39. Hà Thủ Ô Đỏ


2. Hòe Hoa 21. Đỗ Trọng 40. Nhân Sâm
3. Cốt Toái Bổ 22. Mang Tiêu 41. Bách Hợp
4. Pha Tả Diệp 23. Ngũ Bội Tử 42. Liên Nhục
5. Kim Anh 24. Phá Cố Chỉ 43. A Giao
6. Tam Thất 25. Thỏ Ty Tử 44. Kha Tử
7. Ô Mai 26. Huyết Dư 45. Thạch Hộc
8. Cẩu Tích 27. Cỏ Nhọ Nồi 46. Đẳng Sâm
9. Ngũ Vị Tử 28. Đại Táo 47. Tang Phiêu Tiêu
10. Ô Tặc Cốt 29. Miết Giáp 48. Tục Đoạn
11. Lô Hội 30. Mạch Môn 49. Trắc Bách Diệp
12. Ích Trí Nhân 31. Đương Quy 50. Khiếm Thực
13. Thiên Môn Đông 32. Hoài Sơn 51. Cá Ngựa
14. Hoàng Kỳ 33. Bạch Thược 52. Ngọc Trúc
15. Đại Hoàng 34. Thục Địa 53. Ma Nhân
16. Cam Thảo 35. Ba Kích 54. Ô Tặc Cốt
17. Nhục Thung Dung 36. Câu Kỳ Tử 55. Bạch Truật
18. Sa Sâm 37. Quy Bản
19. Mẫu Lệ 38. Lộc Nhung

XIN GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH NHẤT TỚI BẠN NGUYỄN THỊ
THÚY HẰNG CŨNG NHƯ TẬP THỂ NHÓM 1 – K6C ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN
TỐT NHẤT ĐỂ MÌNH HOÀN THÀNH BỘ TÀI LIỆU NÀY!

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN, CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP TỐT!
Mục tiêu
1- Dùng thuốc bổ trong những trƣờng hợp
nào? Tại sao phải chú ý đến tỳ vị ?
2- Phân loại ,cách dùng chung của thuốc bổ
3- Đặc điểm,tác dụng,cách dùng, kkị của từng
loại thuốc bổ
4- Học thuộc tên các vị thuốc của mỗi loại
(kèm tên khoa học)
THUỐC BỔ
ĐẠI CƢƠNG
I/ĐN: Chữa các chứng hƣ (trị tiêu) do nguyên nhân: bẩm
sinh, dinh dƣỡng kém, hậu quả của bệnh tật gây nên
II/PL: 4 loại (Bổ âm, bổ dƣơng, bổ khí, bổ huyết)
III/CD: - Chú ý tỳ vị
- Liều dùng: Bệnh mạn tính liều thấp, cấp tính liều cao
- Thời gian dùng: kéo dài > 1 tháng
- Phối ngũ: Công bổ kiêm trị, phối hợp các loại thuốc bổ
với nhau để tăng tác dụng
- Sắc kỹ, uống ấm, uống trƣớc khi ăn 1h
THUỐC BỔ ÂM
I/ĐN: Chữa các chứng âm hƣ (phế âm, vị âm, thận âm hƣ, tân
dịch giảm)
II/TD: - RLTK ức chế giảm: Mất ngủ, cao HA, di tinh, RL
tiền mãn kinh…
- RLTKTV do lao
- RL chất tạo keo: TK mãn, viêm khớp dạng thấp….
- Trẻ đái dầm, mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
III/CD: - Dựa vào QK để chọn thuốc phù hợp với bệnh
- Phối hợp với hành khí, kiện tỳ, bổ huyết
IV/KK: Dƣơng hƣ, tỳ hƣ
V/Các vị thuốc: Ngọt, hàn, QK phế vị thận, sinh tân dịch, gây
trệ
SA SÂM 砂 參
Sa sâm bắc
Glehnia littoralis - họ Cần (Apiaceae)

• Bộ phận dùng: rễ.


• Thành phần hoá học: Đƣờng,
tanin, chất béo.
• TVQK: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi
hàn,Vào kinh Phế.
• Tác dụng: dƣỡng âm, thanh Phế, tả
hoả, chỉ khát.
• Chủ trị: trị âm hƣ, Phế nhiệt ho
khan, sốt cao, kém tân dịch, miệng
lƣỡi khô, khát.
• Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 16g, dạng thuốc sắc.
• KKị: ho thuộc hàn thì không nên
dùng.
Nam sa sâm là rễ cây Adenophora verticillata =Adenophora tetraphylla
họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Trung Quốc dùng rễ cây này với tên Nam sa sâm, Luân diệp sa sâm, Cát sâm ,
Sa sâm lá vòng , Bào sa sâm

Adenophora tetraphylla Adenophora lilifolia


Sa sâm Việt Nam
Hải cúc, Sa sâm nam, Sâm Trƣờng sa,
Launaea sarmentosa; Launaea pinnatifida - Asteraceae

• Cây này mọc nhiều ở ven biển và


một số đảo ở nƣớc ta, các thầy
thuốc Đông y dùng thay Sa sâm
Bắc.
NGỌC TRÚC 玉 竹
Polygonatum odoratum - họ Hoàng tinh (Convallariaceae)

• Bộ phận dùng: thân rễ của cây ngọc trúc


• Thành phần hoá học chính: Đƣờng, chất nhầy.
• TVQK:vị ngọt, tính bình,vào các kinh phế và vị.
• TD: Tƣ âm, nhuận phế, dƣỡng vị, sinh tân
• Chủ trị :vị âm hƣ, chứng tiêu khát, chứng ho lao
phế táo ,da mặt đen sạm (uống lâu da trở nên tƣơi
nhuận), trúng phong nhiệt, táo kết, mồ hôi trộm,
phiền khát.
• Ngọc trúc có tác dụng khi cơ tim bị thiếu máu,
phòng ngừa tăng triglyceride và làm giảm lipid
máu giúp phòng chống xơ cứng động mạch. Bởi
vậy trên lâm sàng, ngọc trúc đã đƣợc bào chế
thành thuốc bổ dùng phòng ngừa bệnh tim mạch
rất tốt...
• Cách dùng, liều lƣợng:
• Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, hoàn tán, rƣợu
thuốc thƣờng dùng phối hợp với các vị thuốc
khác.
• Chú ý:
• Không nhầm cây Ngọc trúc với cây Hoàng tinh
HOÀNG TINH
Polygonatum sibiricum
Polygonatum cyrtonema(HT nhiều hoa)
họ Hoàng tinh (Convallariaceae)
HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Polygonatum kingianum - họ Hoàng tinh (Convallariaceae)
hoàng tinh lá mọc vòng, củ cơm nếp

• MÔ TẢ:
• Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân mang lá, cao 1-1,2m, lụi hàng năm vào mùa
đông. Thân rễ (còn gọi là củ) mập, màu trắng ngà, chia đốt. Lá hẹp, không
cuống, mọc vòng 5-10 lá. Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc
rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống mang 2 hoa. Quả mọng, hình trái xoan, khi chín
màu tím đen.
• MÙA HOA QUẢ:Hoa: Tháng 3-5. Quả: Tháng 6-8.
• PHÂN BỔ:
• Cây trên hốc đá, nhiều mùn, dƣới tán rừng ở vùng núi cao; thuộc các tỉnh: Lai
Châu, Lào Cai và Hà Giang.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi hoặc sấy khô. Ban
đêm thì đun, ngày đem phơi; làm nhƣ vậy 9 lần. Sản phẩm gọi là "thục hoàng
tinh".
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
• Thân rễ chứa chất nhầy, tinh bột, đƣờng.
• CÔNG DỤNG:
• Thuốc bổ dƣỡng, chữa phổi yếu, ho khan, khát nƣớc, khái huyết, đau lƣng,
đau khớp, suy nhƣợc cơ thể: ngày dùng 12-20g dạng thuốc viên, thuốc sắc
hoặc ngâm rƣợu uống. Thƣờng phối hợp với các vị thuốc khác.
• Chú ý: Là cây thuốc quí hiếm, cần bảo vệ ở Việt Nam; nghiên cứu trồng
thêm.
HOÀNG TINH HOA TRẮNG
Disporopsis longifolia Craib - Convallariaceae (Họ Hoàng tinh)
hoàng tinh lá mọc so le, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày)

• MÔ TẢ:
• Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, mọc ngang, gồm nhiều đốt,
mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân đứng, nhẵn, cao đến
gần 1m. Lá không cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan.
Hoa trắng, hình chuông, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín
màu tím đen.
• MÙA HOA QUẢ:
• Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-8.
• PHÂN BỔ:
• Cây mọc trên các hốc mùn đá, dƣới tán rừng; ở các tỉnh miền núi
phía bắc.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau đó
chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên
tục 9 lần.
• CÔNG DỤNG:
• Thân rễ đã chế đƣợc dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi,
kém ăn, đau lƣng, thấp khớp, khô cổ khát nƣớc. Mỗi ngày 12-20g
dạng thuốc sắc, tán bột hoặc ngâm rƣợu uống. Dùng riêng hoặc
phối hợp với ba kích, đảng sâm,...
• Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở
Việt Nam.
NGỌC TRÚC HOÀNG TINH
Disporopsis aspera - Convallariaceae (họ Hoàng tinh)

• MÔ TẢ:
• Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,2-0,5m; có thể lụi hàng năm vào mùa
đông. Thân rễ mọc ngang, có những đốt ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc
so le, gần nhƣ không cuống, dai, xanh sẫm. Hoa hình chuông, màu
trắng, mọc 2 cái trên một cuống chung ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi
chín màu tím đen.
• MÙA HOA QUẢ:
• Tháng 5-6.
• PHÂN BỔ:
• Mọc tự nhiên ở các hốc mùn đá, ỏ một vài địa phƣơng, thuộc vùng núi
cao. Cây cũng đƣợc trồng.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Thân rễ. Thu hái vào tháng 8,9 khi hoa đã kết quả. Phơi hoặc sấy khô.
• CÔNG DỤNG:
• Thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhƣợc, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ
hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nƣớc. Ngày 6-12g dạng
thuốc sắc, rƣợu thuốc, thuốc viên hoặc thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối
hợp với nhiều vị thuốc khác.
BÁCH HỢP 百 合
Lilium brownii - Liliaceae (họ Loa kèn trắng)
Tỏi rừng, Trùng tƣơng, Trung trùng hoa, Ma la, Quỷ toán

• BFD: Thân hành, khi cây bắt đầu khô héo đào về,
rửa sạch, tách riêng từng vẩy hoặc nhúng nƣớc sôi
5- 10 phút cho dễ tách, rồi phơi hay sấy khô.
• TPHH: chứa glucid, protid, lipid, vitamin C,
conchicein.
• TVQK:Vị ngọt, tính bình, không độc .Vào kinh
tâm, Phế
• Tác dụng: Dƣỡng âm, nhuận Phế, dƣỡng Tâm an
thần, khử đàm, chỉ ho
• Chủ trị: Ho, phế táo, phế nhiệt, ho ra máu, hồi
hộp, bức rức bồn chồn. Dƣ nhiệt chƣa dứt sau khi
sốt, tinh thần hốt hoảng.
• Liều dùng: Từ 6-18g.
• Kiêng Kỵ: Ho do phong hàn không dùng.
BẠCH THƢỢC 白 芍
THƢỢC DƢỢC
Paeonia lactiflora Pall - họ Hoàng liên (Ranunculaceae)

• BFD: Rễ phơi hay sấy khô


• Thành phần hoá học: Tinh bột, tanin, calci oxalat,
tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
• TVQK:Vị đắng, chua, tính hơi hàn Vào kinh Can,
Tỳ, Phế
• TD: Nhu Can, định thống, dƣỡng huyết, liễm
âm
• Trị đau ngực sƣờn, mồ hôi trộm, huyết hƣ, thai
nhiệt, kinh nguyệt không đều.
• Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng 6-12g dƣới
dạng thuốc sắc.
• Muốn ích âm, dƣỡng huyết, hoạt huyết, hành trệ, tƣ
nhuận Can Tỳ thì dùng Bạch Thƣợc. Muốn hoạt
huyết, hành trệ, tuyên thông, tiêu độc ung nhọt thì
dùng Xích Thƣợc. Bạch Thƣợc thiên về thanh bổ,
có thể trị đƣợc đau do huyết hƣ. Xích Thƣợc thiên
về hành ứ, có thể trị đƣợc đau do huyết kết tụ”
• Ghi chú: Cần phân biệt với cây hoa Thƣợc dƣợc
(Dahlia variabilis Desf.), họ Cúc (Asteraceae).
BẠCH THƢỢC 白 芍
THƢỢC DƢỢC
Paeonia lactiflora Pall - họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
Thƣợc dƣợc
Dahlia variabilis - họ Cúc (Asteraceae)

Trồng làm cảnh


MẠCH MÔN 麥 門
Ophiopogon japonicus - họ Mạch môn (Haemodoraceae)
tóc tiên, lan tiên, duyên giới thảo, xà thảo

BFD: Rễ củ của những cây trồng đƣợc hơn 2 năm. Rửa sạch,
cắt bỏ rễ nhỏ và hai đầu, tách bỏ lõi. Phơi hoặc sấy khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Rễ củ chứa chất nhầy, đƣờng
TVQK:Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn Vào kinh Tâm, Phế, Vị
• TD: Nhuận Phế, thanh tâm, dƣỡng vị, sinh tân
• chữa ho, lao phổi, ho ra máu, thổ huyết, sốt nóng âm ỉ về
chiều, chảy máu cam, đái ít, thiếu sữa, tắc tia sữa, táo bón:
• Liều dùng : Ngày 6-12g rễ củ dạng thuốc sắc, thuốc viên
hoặc sirô.
• KKị:Tỳ vị hƣ hàn, tiêu chảy hoặc có thấp kiêng dùng
• Mạch môn và Thiên môn đều có tác dụng dƣỡng âm, thanh
phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhƣng Mạch môn tính hàn tác dụng
tƣ âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn
thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính
rất hàn, nhiều nƣớc, tác dụng tƣ âm nhuận táo mạnh hơn
Mạch môn. Thiên môn thiên về tƣ thận, tráng thủy, thanh
phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt
THIÊN MÔN ĐÔNG 天 門 冬
Asparagus cochinchinensis - Asparagaceae (Họ Thiên môn)
THIÊN MÔN, tóc tiên leo, co sin sƣơng (Thái), sùa sú tùng (H‟mông),
mằn săm (Tày)

• BỘ PHẬN DÙNG:Rễ củ. Ngâm nƣớc hoặc đồ chín.


Phơi khô. Khi dùng, bỏ lõi, tẩm rƣợu, sấy khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Rễ củ chứa asparagin,
chất nhầy, tinh bột và đƣờng.
• TVQK: Vị ngọt, đắng, tính hàn Vào kinh Phế, thận
• TD: Thanh phế kim, giáng tâm hỏa, ích Thận,
• Chữa ho lâu ngày, ho ra máu, miệng khô, khát nhiều,
sốt, bí tiểu tiện, đại tiện táo bón , cốt chƣng, suy nhƣợc
thần kinh.
• Liều dùng : Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao, rƣợu
thuốc hoặc dạng Sirô. Thƣờng phối hợp với đảng sâm,
thục địa làm thuốc bổ.
• KKị: Phế không có hƣ hỏa mà lại có hàn đàm hoặc
đàm ẩm: cấm dùng
CÂU KỶ TỬ 枸 杞 子
Lycium chinense Mill - Solanaceae (Họ Cà)
CÂU KỶ, khủ khởi, khởi tử
• BỘ PHẬN DÙNG:
Quả hái quả chín đỏ,lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh
giữa trƣa, trời nóng làm quả kém phẩm chất , phơi trong
râm. Khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi nắng hay sấy
nhẹ đến khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Quả chứa calci, phosphor, sắt, ammoni sulfat, vitamin
C, acid nicotinic, caroten, acid amin (lysin, cholin,
betain), lipid, protid, acid cyanhydric. Vỏ rễ có saponin
1,07%, alcaloid 0,08%.
• TVQK: vị ngọt thơm, hơi chua, tính bình, vào kinh can
thận,
• TD: tƣ bổ can Thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận
Phế
 chữa thận hƣ, đau lƣng, mỏi gối, di mộng tinh, mắt
mờ, chóng mặt ,âm huyết hƣ tổn, chứng tiêu khát, hƣ
lao, khái thấu . Đặc biệt, ngƣời cao tuổi dùng kỷ tử rất
thích hợp với thể trạng đang suy yếu.
Vỏ rễ (địa cốt bì) chữa lao phổi, ho ra máu, mồ hôi
trộm, đái ra máu
• Liều dùng: Ngày 6- 12g, dạng thuốc sắc.
• KKị: Ngƣời nóng nhiều, yếu dạ, tiêu chảy, không đƣợc
dùng kỷ tử.
CÂU KỶ TỬ 枸 杞 子
Trung ninh câu kỉ, Cẩu kỉ ninh hạ
Lycium barbarum - Solanaceae
THẠCH HỘC 石 斛
Dendrobium nobile Lindl - Orchidaceae (Họ Lan)
kẹp thảo, hoàng thảo cẳng gà, kim thạch hộc, co vàng sào (Thái), cỏ
vàng, xè kẹp (Tày), phi điệp kép

Thuộc loại phong lan phụ sinh trên cây gỗ hay vách đá, cao
30-50cm. Thƣờng mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh
dọc, khi khô có màu vàng rơm. Lá mọc so le thành dãy đều ở
hai bên thân. Hoa to, màu hồng, mọc thành chùm 2-4 cái ở kẽ
lá. Quả nang, hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc.
Hạt nhiều.
Một số loài khác thuộc chi Dendrobium và Desmotricum
cũng đƣợc dùng nhƣ thạch hộc.
• BỘ PHẬN DÙNG:Toàn bộ phần thân (bỏ lá và rễ).Phơi
hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rƣợu, đồ chín, thái nhỏ.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
• Thân cây chứa chất nhầy, alcaloid dendrobin.
• TVQK: vị ngọt, nhạt, tính hàn.Vào kinh Phế,Vị Thận.
• Tác dụng: tƣ âm, trừ nhiệt, ích dạ dày, sinh tân dịch.
• Chủ trị: trị bệnh nhiệt hại đến tân dịch, miệng khô khát,
bệnh đỡ rồi mà còn hƣ nhiệt. sốt nóng, không muốn ăn, ra
mồ hôi trộm. Còn dùng để chữa liệt dƣơng, mắt nhìn kém,
đau khớp, nhƣợc cơ, đau lƣng, tay chân nhức mỏi.
• Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.sắc, viên, bột.
THẠCH HỘC 石 斛

Dendrobium sp.
NỮ TRINH TỬ 女 貞 子
Ligustrum lucidum – Oleaceae (họ Nhài)

• BFD: hạt của cây thuỷ lạp


• TVQK:Vị ngọt, đắng, tính bình (mát) QK
vị can thận
• Tác dụng: bổ Can và Thận, thanh nhiệt,
làm sáng mắt.
• Chủ trị: Trị lƣng, đầu gối mỏi yếu, răng
lung lay, làm đen râu tóc, sáng tai, sáng
mắt.
• Vị thuốc này màu đen vào Thận, tính bình
không táo, là vị thuốc bổ Thận thủy dƣỡng
Thận âm, bổ âm mà không gây nê trệ
• KKị: Hƣ hàn, già yếu, lạnh bụng gia thêm
thảo khấu, trần bì, bạch truật
• Liều dựng: 6-8g/24h sắc uống
NỮ TRINH TỬ 女 貞 子
Ligustrum lucidum – Oleaceae (họ Nhài)
QUY BẢN 龜 板
Quy giáp, Yếm rùa,
Rùa đen (Chinemys reevesii Gray.), họ Rùa (Testudinidae)

• BFD:Mai và yếm. Khi bắt đƣợc rùa, đập


chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch,
phơi khô gọi là „Huyết bản‟. Nếu bắt đƣợc
rùa, nấu chín rồi mới bóc lấy yếm, lọc bỏ hết
gân thịt thì gọi là „Thang bản‟.
• TPHH: Chất keo, lipid, muối calci.
• TVQK: Vị ngọt, mặn, tính hàn Vào thận,
Tâm, Can Tỳ
• Tác dụng, chủ trị: Bổ Thận âm, thu liễm hƣ
hỏa
• Chữa đau nhức xƣơng, di tinh, khí hƣ, bạch
đới, băng huyết, trẻ em gầy yếu.
• Liều dùng: Ngày dùng 12-24g dạng thuốc
sắc, viên hay bột (sao cát cho giòn, tán thành
bột).
• Nấu thành cao (Cao qui bản): ngày uống 10-
15g, chia làm 3 lần.
• KKị: Ngƣời hƣ nhƣợc mà không có hỏa thì
kiêng dùng
Miết giáp 鱉 甲
Miết xác, Cƣớc ngƣ giáp, Mai ba ba.
(Trionyx sinensis Wiegmann.) - họ Ba ba (Trionychidae)

• BFD: Mai ba ba ngâm nƣớc rồi rửa sạch những


gân thịt, phơi nắng và sƣơng 3 ngày, dùng sống
hoặc tẩm dấm nƣớng (hoặc sao) vàng dòn, hoặc
nấu thành cao để dùng
TPHH: Keratin, iod, vitamin D, muối khoáng.
• TVQK:Vị mặn, tính hàn Vào kinh Phế, Can,
Tỳ
• TD: Dƣỡng âm, tiềm dƣơng, nhuyễn kiên tán
kết
chữa đau nhức xƣơng, huyết áp cao, trẻ em co
giật, phụ nữ bế kinh, ung nhọt.
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 10-30g, dạng thuốc sắc, bột, cao.
• KKị :Ngƣời ăn không tiêu, đi lỏng, phụ nữ có
thai không dùng.
• Miết giáp có tác dụng tƣ âm, tiềm dƣơng, giống
nhƣ Quy bản. Hai vị thƣờng dùng chung. Tuy
nhiên, Miết giáp vào Can, Tỳ, chủ thông hành
huyết lạc, có tác dụng phá ứ, tán kết, trị các
chứng Can Tỳ thũng, kinh bế. Còn Quy bản vào
phần huyết của Tâm Thận, bổ huyết, chỉ huyết,
dùng trị huyết hƣ, thắt lƣng đau, băng lậu.
MẶC HẠN LIÊN 墨旱莲
Eclipta alba = Eclipta prostrata – Asteraceae (họ Cúc)
NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo

• BFD: Cả cây. Dùng tƣơi hay phơi, sấy khô.


Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.
• TPHH: Trong cây chứa alcaloid: ecliptin,
nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.
• TVQK: vị ngọt chua, tính mát, vào 2 kinh
Can, Thận.
• Tác dụng: bổ thận âm, khỏe gân xƣơng, làm
mát máu, cầm máu.
• Dùng chữa các chứng bệnh can thận kém, nôn
ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, đại tiểu
tiện ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết,
yếu răng, ngƣời sớm bị bạc tóc, chảy máu
dƣới da. Còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm
họng, bỏng, nấm da, tƣa lƣỡi.
• Liều dùng: 5 – 10g. Sắc uống. Dùng tƣơi thì
giã lấy nƣớc uống. Dùng ngoài da chữa mụn
nhọt, sƣng tấy, chảy máu, giã đắp lên chỗ đau
HỒ MA 胡 麻
Ma nhân, Hắc chi ma, Hạt vừng đen
Sesamum indicum L. họ Vừng (Pedaliaceae)

• BFD: Hạt già phơi khô của cây Vừng. Khi


dùng đồ thật chín kỹ phơi khô, rồi sao vàng.
• Thành phần hoá học: Dầu béo, protein
TVQK: Vị ngọt, Tính bình. Vào Phế, Tỳ,
Can, Thận.
• Tác dụng: Bổ ích can Thận, dƣỡng huyết
,khứ phong, nhuận táo.
• Chủ trị: Trị gầy yếu sau khi bệnh, chóng
mặt, váng đầu, đại tiện taó bón, phong thấp,
liệt nửa ngƣời.
• Liều lƣợng: 1-9g. thuốc sắc, hoàn tán.
• Kiêng kỵ: đại tiện lỏng cấm dùng.
THUỐC BỔ DƢƠNG
I/ĐN: Chữa chứng dƣơng hƣ, chính là bổ thận dƣơng
II/TD: - RLTK hƣng phấn giảm (liệt dƣơng di tinh, rối
loạn kinh nguyệt, lão suy, đái dầm thể hƣ hàn)
- Trẻ chậm phát dục
- Đau khớp, thoái khớp lâu ngày
- Hen mãn thể hƣ hàn
III/CD: - Không nhầm với thuốc trừ hàn
- Phối hợp với bổ khí, bổ âm, trừ hàn, trừ phong
thấp
IV/KK: Âm hƣ
V/Các vị thuốc: đắng, hàn, QK can thận, làm mất tân
dịch, gây táo
CẨU TÍCH 狗 脊
Cibotium barometz (= Dicksonia barometz) - Dicksoniaceae (Họ Cẩu tích)
culy, kim mao, co cút pá (Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng
(Dao)

• Là một Loại dƣơng xỉ; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ
lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài
tới hơn 2m; mặt dƣới có nhiều túi bào tử màu nâu
nhạt.
• BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ cạo hết lông vàng, rửa
sạch, thái phiến phơi hay sấy khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh bột,
Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố.
• TVQK: Vị đắng ngọt, tính ấm. Vào kinh Can, Thận.
• Tác dụng: Bổ Can Thận, mạnh lƣng gối, khƣ phong
thấp.
• Chủ trị: Trị đau mỏi thắt lƣng, đầu gối, đái dầm, đái
nhiều lần, bạch đới.
Lông vàng ở thân rễ dùng để đắp cầm máu vết thƣơng
• Liều dùng: Dùng từ 9 – 15g
BA KÍCH THIÊN 巴 戟 天
Morinda officinalis - Rubiaceae (Họ Cà phê)
BA KÍCH, dây ruột gà

• Dây leo bằng thân quấn; ngọn màu tím, có lông. Lá mọc đối, hình
thuôn dài, có lông; lá kèm hình ống, Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành
cụm ở kẽ lá. Quả tròn, khi chín màu đỏ.
• Tránh nhầm với cây ba kích lông (Morinda cochinchinensis DC.) và
cây mặt quỉ (M. villosa Hook.)
• BỘ PHẬN DÙNG:Rễ. rửa sạch, phơi hay sấy. Khi gần khô, đập dẹt,
bỏ lõi, rồi phơi, sấy tiếp đến khô hẳn.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Rễ chứa đƣờng, nhựa, acid hữu cơ,
vitamin C, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol
• TVQK:Vị ngọt, cay, hơi ấm Vào kinh Can và Thận
• TD:Bổ thận dƣơng, cƣờng cân cốt, khứ phong thấp
• chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dƣơng, kinh nguyệt chậm hoặc
bế kinh, phong thấp, huyết áp cao.
• Liều lƣợng: Ngày dùng 8- 16g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế
từ cao hoặc rƣợu thuốc.
• KKị:Không dùng khi rong kinh, kinh sớm.
• Ba kích có tác dụng giống với Dâm dƣơng hoắc, cũng có tác dụng
làm mạnh gân xƣơng, tán phong thấp. Nhƣng Ba kích vị cay kèm
ngọt, tính hoà hoãn hơn, tác dụng của nó chuyên về hạ tiêu, đa số
dùng trong trƣờng hợp lƣng đau, mỏi gối, cƣớc khí, còn tác dụng đối
với trị chứng dƣơng nuy thì không bằng Dâm dƣơng hoắc
CỐT TOÁI BỔ 骨 碎 補
Bổ cốt toái, Tổ phƣợng, Tổ rồng, Tổ điều, Tắc kè đá,
Hồ tôn khƣơng, Mao khƣơng, Tiên mao khƣơng, Hầu khƣơng.
Drynaria fortunei (= Polypodium forunei ) – Polypodiaceae (họ
Dƣơng xỉ)

• BFD:Thân rễ (thƣờng gọi là củ).


• TVQK:Vị đắng, tính ấm. Vào
kinh, Can, Thận.
• Tác dụng: Bổ Thận, cứng răng,
đồng thời có tác dụng hoạt huyết
hành ứ, chỉ huyết, chỉ thống.
• Chủ trị:
• Trị tổn thƣơng do gãy xƣơng, đau
nhức gân cốt lƣng, gối, Thận hƣ, ù
tai.
• Liều dùng: Dùng từ 9-15g.
TỤC ĐOẠN 續 斷
Dipsacus japonicus = Dipsacus asperoides - Dipsacaceae (họ Tục đoạn)
sơn cân thái, oa thái, rễ kế, đầu vù (H'mông)

• BPD: Rễ củ. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.


Khi dùng, tẩm rƣợu hoặc nƣớc muối, sao
vàng.
• TPHH: Alcaloid, tanin, đƣờng.
• TVQK: vị đắng, cay, tính hơi ôn. Vào kinh
Can, Thận.
• Tác dụng: bổ Can Thận, nối liền gân cốt,
thông huyết mạch.
• Chủ trị: trị đau lƣng, mỏi gân cốt, gẫy xƣơng,
đứt gân, bổ Can Thận, an thai, lợi sữa, trị mụn
nhọt.
• Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
THỎ TY TỬ 菟 絲 子
Thỏ ty - Dây tơ hồng
Cuscuta sinensis - họ Tơ hồng (Cuscutaceae)

• BFD: là hạt chín phơi khô của cây Thỏ ty - Dây tơ


hồng
• Thành phần hoá học: Chất nhày. Vitamin A,
Glycoside
• TVQK: Vị ngọt, cay, tính hơi ấm Vào kinh Can, Thận
• TD: Ôn thận, tráng dƣơng, bổ Can, minh mục
• Trị Thận dƣơng hƣ, lƣng đau, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu
ngày do Thận hƣ, mắt mờ do Can Thận suy
• Nƣớc sắc dùng ngoài trị mụn nhọt, sang lở ở trẻ em.
• Cách dùng, liều lƣợng:
• Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
• KKị:Thận hƣ, hỏa vƣợng, táo bón không dùng
• Thỏ ty tử là vị thuốc có tính mềm nhuận, nhiều chất
dịch, đặc, nhƣng không dính, giống nhƣ Bổ cốt chỉ,
dịch nhiều và đặc. Tuy nhiên Bổ cốt chỉ dịch đặc mà
nhƣ mỡ, khí vị lại cay, ôn, thích hợp với ngƣời Thận
dƣơng hƣ. Còn Thỏ ty tử dịch đặc mà giống nhƣ tinh,
vị ngọt, tính bình, thích hợp với ngƣời Can Thận hƣ, là
vị thuốc bổ, tƣ nhuận rất hay
BỔ CỐT CHỈ 補 骨 脂
Hạt đậu miêu, Phá cố chỉ, Hắc cố tử
Psoralea corylifolia L.- họ Đậu (Fabaceae)

• BFD: Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Phá cố


chỉ .Vì tính nó ráo nên không bao giờ dùng
sống có hại, dùng muối tẩm 1 đêm đem sao khô
• Thành phần hoá học : Dầu béo, coumarin.
• TVQK: Vị cay đắng, tính ấm, Vào kinh tỳ,
Thận, Tâm bào lạc.
• TD:Ôn thận tráng dƣơng cầm ỉa chảy
• Chủ trị: Thân hƣ, di tinh, tiêu chảy (trị ngũ
canh tả do Tỳ Thận dƣơng hƣ), đái dầm, đau
lƣng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hƣ.
• Hạt ngâm rƣợu dùng ngoài chữa bệnh bạch biến
(da bị trắng từng chỗ).
• Các nƣớc châu Âu thƣờng dùng để chiết xuất
coumarin làm thuốc trị các bệnh ngoài da nhƣ
nấm tóc
• Liều dùng: Dùng từ 3-9g.
• Kiêng kỵ: Âm hƣ hỏa vƣợng,
NHỤC THUNG DUNG 肉 蓯 蓉
Đại vân, Thốn vân, Mã túc, Mã chi
Cistanche salsa - họ Nhục thung dung (Orobanchaceae)
• BFD: Toàn thân cây có mang vẩy của một số cây
thuộc chi Cistanche nhƣ: Cistanche deserticola
(cây Thung dung); Cistanche ambigua (cây Mễ
nhục thung dung); Cistanche salsa. (cây Nhục
thung dung)
• Dƣợc liệu thu hoạch phơi khô trên đất cát gọi là
Điềm đại vân, loại ngâm muối 1 năm phơi khô gọi
là Diêm đại vân.
• Thành phần hoá học: Hydratcarbon, iridoid
glycosid, vitamin.
• TVQK:Vị ngọt, chua, mặn, tính ấm Vào kinh
Thận, Đại trƣờng
• TD: Bổ thận dƣơng, ích tinh huyết, nhuận trƣờng,
• Trị liệt dƣơng, vô sinh, táo bón .
• Cách dùng, liều lƣợng:
• Ngày dùng 8-12g dƣới dạng thuốc sắc, thuốc
hoàn, ngâm rƣợu.
• KKị : Tiêu lỏng, thận hoả, dƣơng sự dễ cƣơng mà
tinh không bền không dùng
• Chú ý :Nhục thung dung bổ mà không táo, bổ mà
không gấp, có ý nghĩa thung dung, tƣ nhuận mà
không trệ
Nhục thung dung 肉 蓯 蓉
Đại vân ,Thốn vân ,Mã túc, Mã chi
Cistanche salsa - họ Nhục thung dung (Orobanchaceae).

Nhục thung dung là một loài thực vật sống ký sinh vào rễ cây khác.
ĐỖ TRỌNG 杜 仲
Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc
EUCOMMIA ULMOIDES Oliv - EUCOMMIACEAE (hä ®ç träng)

• BỘ PHẬN DÙNG:
• Vỏ cây đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt
trong có màu đen. Phơi hoặc sấy khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
• Vỏ cây chứa gutta-percha, chất nhựa, glucosid aucubin, loganin,
lipid, protid, tinh dầu, acid chlorogenic.
• TVQK:Vị ngọt, hơi cay, tính ấm Vào kinh Can và Thận
• TD:Ôn thận, tráng dƣơng, mạnh gân cốt, an thai
• Trị đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động
thai ra huyết, cao huyết áp, thấp khớp, phù thũng, đi đái nhiều
lần.
• Liều lƣợng: Ngày 12-20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột, viên,
rượu thuốc (thường phối hợp với các vị thuốc khác).
• Đỗ trọng tính trầm mà giáng. Nếu do khí hƣ không thống huyết, mà lại
dùng Đỗ trọng sẽ làm cho khí hãm xuống không thăng lên đƣợc, gây ra
thoát huyết không cầm.
ĐỖ TRỌNG NAM
Cây san hô, Bạch phụ tử
Jatropha multifida – Euphorbiaceae (họ Thầu dầu)

Còn dùng cây cao su làm


đỗ trọng nam
Hevea brasilensis –
Euphorbiaceae (họ
Thầu dầu)
CÁP GIỚI 蛤 蚧
Tắc kè, cáp giải, đại bích hổ, cáp xà, thạch nha...
Gekko gekko L. - họ Tắc kè (Gekkonidae)

• BFD: Dùng cả con còn đủ đuôi


• TVQK: Vị mặn, tính bình, có độc ít, vào kinh
Phế, Thận.
• Tác dụng: Bổ Phế, bình suyễn, bổ Thận, tráng
dƣơng.
• Chủ trị: Trị suy nhƣợc lâu ngày, ho suyễn, ho
ra máu, tiểu tiện nhiều lần, suy nhƣợc thần
kinh, liệt dƣơng, di mộng tinh, suy giảm khả
năng tình dục...
• Liều dùng: Dùng từ 2g- 6g, bột, hoàn, rƣợu
thuốc
• Kiêng kỵ: Ho suyễn do ngoại tà phong hàn,
ngƣời có thực nhiệt cấm dùng.
LỘC NHUNG 鹿 茸 Cervus nippon Temmick - Con hƣơu
Mª nhung Cervus unicolor Cuy - Con nai,
họ Hƣơu (Cervidae)
• Léc nhung(mª nhung) là sừng non của con Hƣơu Nai.
• Lộc giác (g¹c) là sừng già.Lộc giác giao(Cao ban long ) là Cao
nấu từ gạc.
• Thành phần hoá học:Calci phosphat, calci carbonat, protid,
chất keo, chất nội tiết kích thích sinh trƣởng pantocrin
• TVQK:Vị ngọt, tính ôn Vào kinh Can, Thân, Tâm, Tâm bào
TD:bổ khí huyết, ích tinh tủy, cƣờng gân cốt ,ích dƣơng
• Trị hƣ lao, gầy ốm,huyết áp thấp, tinh thần mê muội,lƣng gối
đau, liệt dƣơng, hoạt tinh, tử cung hƣ lạnh, băng lậu, đái hạ ...
• - Lộc nhung: 4-12g, làm bột uống với nƣớc hay nƣớc gừng
• - Lộc giác: đốt thành than hoà dấm bôi vào nhọt độc, tán bột
uống chữa gân xƣơng đau nhức.
• - Cao ban long:Dùng chữa thiếu máu, chảy máu, rong kinh, ho
ra máu .Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,3-1g, có thể ngâm rƣợu.
• Nhiều bộ phận khác của Hƣơu, Nai cũng đƣợc dùng làm thuốc:
• - Hƣơu bao tử, Lộc thai (Embryo Cervi) ; Lộc vĩ (Cauda
Cervi) là đuôi Hƣơu, Nai sấy khô tán bột hoặc ngâm rƣợu làm
thuốc bổ.
• - Lộc cân (Ligamentum Cervi) - Gân ở chân con Hƣơu, Nai bổ
gân xƣơng, giúp cho các chỗ gẫy, đứt chóng lành.
• - Lộc huyết (Sanguis Cervi) - huyết Hƣơu, Nai phơi khô chữa
bệnh liệt dƣơng, trừ độc của thuốc hay thức ăn...
ÍCH TRÍ NHÂN 益 智 仁
Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử ,Trích Đinh Tử
Alpinia oxyphylla - họ Gừng (Zingiberaceae)
• BFD: Quả chín phơi khô của cây Ích trí
gäi lµ Ých trÝ nh©n.
• Thành phần hoá học chính: Tinh dầu,
saponin
• TVQK: vị cay, tính ôn Vào kinh Tỳ, Thận
• TD:Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố
tinh, súc niệu
• Chữa ỉa chảy, nôn mửa, đầy hơi, ngƣời già
hay đái đêm, đái đục, di tinh.
• Cách dùng, liều lƣợng:
• Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thƣờng
dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
• Ích trí nhân dùng với thuốc có vị thơm thì
vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ,
nấu với nƣớc muối thì vào Thận. Ích trí
nhân vị cay, là vị thuốc hành dƣơng, làm
cho âm lui. Ngƣời nào Tam tiêu và Mệnh
môn suy yếu thì nên dùng, ngƣời nào Tỳ
Vị hàn, chảy nƣớc dãi nhiều thì Ích trí
nhân làm cho ôn Tỳ Vị, vì vậy nó có thể
thu liễm đƣợc đờm dãi
SA UYỂN TỬ 沙 苑 子
Astragalus complanatus – Fabaceae (Họ Đậu)

• Bộ phận dùng: hạt chín.


• TVQK: vị ngọt, tính ấmVào kinh Can
và Thận.
• Tác dụng: bổ Can Thận và làm sáng
mắt.
• Chủ trị:
• - Trị Thận kém, biểu hiện nhƣ liệt
dƣơng, xuất tinh hoặc khí hƣ: Dùng Sa
uyển tử với Long cốt, Mẫu lệ và
Khiếm thực.
• - Mờ mắt do Can huyết hƣ. Dùng Sa
uyển tử với Thỏ ti tử, Cúc hoa, Câu kỷ
tử và Nữ trinh tử.
• Liều dùng: 10-20g.
• Bào chế: Thu vào cuối mùa thu hoặc
đầu đông, sau đó sao với muối.
• Kiêng kỵ: không dùng trong trƣờng
hợp âm hƣ hoả vƣợng cũng nhƣ nƣớc
tiểu ít.
DÂM DƢƠNG HOẮC 淫 羊 藿
Cƣơng tiền, tiên linh tỳ, Dƣơng giác phong, Tam chi cửu diệp
Epimedium macranthum - họ Hoàng liên gai (Berberidaceae)

• BFD: lá, rễ. Khi dùng, bỏ rìa lá, sao với mỡ dê


Thành phần hoá học: Flavonoid, saponin,
alcaloid, sterol, tannin, vitamin E.
• TVQK: Vị cay, ngọt, tính ấm Vào kinh Can,
Thận
• TD: Bổ Thận, tráng dƣơng, khứ phong, trừ thấp
• Trị liệt dƣơng, tiểu buốt, gân cơ co rút, liệt nửa
ngƣời, lƣng gối không có sức, phong thấp đau
nhức, tay chân tê dại
• Cách dùng, liều lƣợng:
Dùng 4-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán,
ngâm rƣợu.
• Kiêng kỵ: Do tính chất thuốc táo dễ làm tổn
thƣơng đến chân âm nên không sử dụng cho
những ngƣời âm hƣ hỏa vƣợng hay tính dục
mạnh.
• Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra ở một số
ngƣời nhƣ váng đầu, nôn, mồm khô, chảy máu
mũi...
DÂM DƢƠNG HOẮC
Epimedium grandiflorum, Epimedium sagittatum, Epimedium
pubescens, Epimedium brevicornum, Epimedium koreanum
HỒ ĐÀO 胡 桃
Juglans regia L. Họ Hồ đào (Juglandaceae)
Khƣơng đào, Hạch đào, Bá la tử, Hồ bạch, Ngô đào, Đƣờng thu tử, óc chó

• BFD: Nhân hạt gọi là Hồ đào nhân, thịt quả gọi là Hồ


đào nhục
• Vỏ quả gọi là Hồ đào xác hay Thanh long y trị lở
ngứa
• Màng ngăn cách trong nhân của hạt gọi là Hồ đào
thanh bì hay Phân tâm mộc trị di tinh
• TVQK: Ngọt, ấm vàoThận, phế, đại trƣờng
• TD: Bổ phế thận; Nhuận tràng.
Trị đau thắt lƣng do Thận hƣ, di tinh, liệt dƣơng, ho
lâu ngày và suyễn do Phế hƣ.Táo bón (Hồ đào nhân
phối hợp với Hoạt ma nhân và Nhục thung dung).
• KKị: âm hƣ hỏa vƣợng, ho do đàm nhiệt hoặc ỉa
chảy.
• Hồ đào bổ thận, thông não, có ích cho trí tuệ. bổ can
thận, mạnh lƣng gối, tƣ dƣỡng cƣờng tráng, bổ khí,
nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế, lợi tam tiêu,
ích mệnh môn. Chữa hƣ hàn hen suyễn, tăng sức
chống rét. Hồ đào đã đƣợc mệnh danh là quả cải lão
hoàn đồng, trƣờng xuân bất lão. Chú ý dùng hồ đào
dài ngày phải tăng liều. Ngày đầu một quả. Sau đó cứ
5 ngày thêm 1 quả nhƣng tối đa là 20 quả rồi bắt đầu
lại. Dùng nhƣ vậy sẽ ăn ngon ngủ tốt, đầu óc tỉnh táo
minh mẫn, da tƣơi nhuận, tóc đen mƣợt, huyết mạch
lƣu thông, tình dục sung mãn.
HẢI MÃ 海 馬
CÁ NGỰA, thuỷ mã
Hippocampus sp., Họ Hải long (Syngnathidae)
• Tính vị: Vị ngọt, hơi mặn. Tính ấm. VàoThận .
• Tác dụng: Tráng dƣơng, mạnh sinh lý.
• Chủ trị: chữa chứng mệt mỏi, suy nhƣợc cơ thể, viêm
nhiễm hoặc áp xe cổ họng, đờm dãi, hen suyễn, suy
giảm khả năng tinh dục, các bệnh về tim và hệ tuần
hoàn, thận, gan và trị chứng khó sinh ở phụ nữ.
• Liều dựng: 3g - 9g, dùng dạng bột hoặc viên.
• Cá ngựa chứa 5 gene kháng khối u, mở ra một hƣớng
mới trong nghiên cứu cơ chế khả năng chống ung thƣ
của cá ngựa
• Cá ngựa có chứa hàm lƣợng nguyên tố sắt cao, nên có
công dụng chống mệt mỏi, tái tạo hồng cầu
• Cá ngựa có chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin, là
chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ
miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng
kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cƣờng dƣơng
bằng cách tác động đến vùng điều khiển tinh dục của
tuyến yên trong não ngƣời.
• Cá ngựa có chứa hàm lƣợng cao Docosahexaenoic acid
(DHA) - vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, có tác
dụng tăng cƣờng sinh lý ở nam giới
HẢI CẨU THẬN 海 狗 腎
Thận hải cẩu, Thận chó bể, A từ bột tha, Cốt nột, Nột thú, Cốt nột tề
Callorhinus ursinus L = Otaria ursiuns Gray - họ Otariidae
Phoca vitulina L. (Phoca foetida) - họ Phocidae

• Phần dùng làm thuốc: Dƣơng vật và tinh


hoàn (Penis Et Testis Callorhini)
• Bào chế: Ngâm rƣợu một ngày, lấy giấy
bọc lại sao lên cho thơm tán dùng, hoặc bỏ
trong bình hũ bằng bạc lấy rƣợu nấu chín
rồi sao dòn với rƣợu.
• Tính vị: Vị mặn. Tính rất nóng.Vào Thận.
• Tác dụng: Ôn thận, tráng dƣơng, ích tinh.
• Chủ trị: Trị liệt dƣơng, tinh lạnh dễ di
tinh, mộng tinh, yếu mỏi thắt lƣng, gối
• Liều dùng: 2,4g - 9g.
• Kiêng kỵ: Âm hƣ hỏa vƣợng, dƣơng vật
dễ cƣơng cứng, ho lao, nóng âm ỉ trong
xƣơng cấm dùng.
• Bảo quản: Để nơi khô ráo, dễ bị sâu. Khi
bảo quản Hải cẩu thận bỏ chung nó với
Thục tiêu, Chƣơng não thì không bị hƣ
HOÀNG CẨU THẬN
Chó nhà
Canis familiaris -Canidae (Họ chó)

• Cẩu nhục: Thịt chó. Vị mặn


chua, tính nóng có tác dụng ôn
bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dƣơng là
vị thuốc cƣờng tráng dùng yên
ngũ tạng, nhẹ ngƣời, ích khí
• Hoàng cẩu thận hay cẩu thận
: Dƣơng vật và tinh hoàn chó
(Penis Et Testis Canis) dùng
thay Hải cẩu thận. Một bộ Hải
cẩu thận bằng ba bộ Hoàng cẩu
thận
• Cẩu bảo: Sỏi trong dạ dày chó
có bệnh. Vị ngọt mặn, tính
bình, có tác dụng hạ khí, giải
uất giả độc dùng trị nghẹn, nôn,
nấc, mụn nhọt
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO 冬 蟲 夏 草
Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng.
Cordyceps sinensis (Berk) Sacc., họ Nhục toà khuẩn (Hypocreaceae)

• Vị thuốc gồm nấm và sâu non


• Thành phần hoá học: Protein, acid hữu cơ...
• Tính vị: Vị ngọt, tính bình (hơi ấm).Vào
Phế, Thận.
• Tác dụng: Bổ phế, ích thận, hóa đờm, cầm
máu.
• Chủ trị: Trị ho do hƣ lao, ho ra máu, ra mồ
hôi nhiều, liệt dƣơng, đau mỏi lƣng gối, di
tinh, ngƣời ta cho nó bổ nhƣ Nhân sâm.
• Liều dùng: Ngày dùng 6-12g dùng dạng
rƣợu thuốc
• Kiêng kỵ: Chứng huyết và Phế có nhiệt thì
cấm dùng.
• Chú ý: Ở Việt Nam có sử dụng con sâu sống
trong thân cây Chít (Thysanoloena maxima
O. Kuntze), họ Lúa (Poaceae), với tên Đông
trùng hạ thảo.
TỬ HÀ SA 紫 河 车
Thai bàn, Nhân bào, Thai y
Placenta Hominis
• BFD: Tử hà sa là nhau thai của sản phụ không bệnh tật,
bỏ màng và cuống rốn, rửa sạch, luộc hay hấp chín, sấy
khô ở nhiệt độ thấp, tán bột
• TVQK:Vị ngọt, mặn, ôn. Qui kinh Phế Can Thận.
• TPHH: Trong Tử hà sa có nhiều loại kháng thể, những
thành phần liên quan đến cơ chế máu đông (trong đó có
yếu tố XIII là yếu tố ổn định fibrin), có nhiều loại
hocmon nhƣ hocmon bài tiết sữa prolactin, hocmon thúc
kích tố tuyến gíáp, hocmon dục sản ., nhiều loại enzym,
tiết tố sinh hồng cầu và polysaccharid.
• TD: Bổ tinh, dƣỡng huyết, ích khí.
• Chủ trị chứng tinh hƣ vô sinh (cả nam và nữ), hƣ lao,
suyễn, thiếu sữa.
• Liều: 1,5 - 4g tán mịn uống, ngày 2 - 3 lần. Có thể dùng
thuốc sắc, ngâm rƣợu, mật ong, chiết xuất thành thuốc
tiêm hoặc dùng chung với các loại thuốc khác làm thuốc
tán, thuốc hoàn. Dùng Nhau thai tƣơi sắc, mỗi lần 1/2 -
1 cái.
• KKị: Thanh thiếu niên không dùng nhau thai.
• Cuống nhau thai (Tề đới, Khảm khí). Tác dụng: Bổ
thận, nạp khí, liễm hãn, trị thận hƣ suyễn, mồ hôi trộm.
Mỗi lần uống 1 - 2 cuống, sắc uống hoặc bột 1,5 -
3g/lần, mỗi ngày 2 - 3 lần.
TỎA DƢƠNG 锁阳 (SuoYang)
Cynomorium songaricum – Cynomoriaceae (Họ Tỏa dƣơng)

BFD: Toả dƣơng (Herba Cynomorii) là thân


phơi khô của cây tỏa dƣơng Cynomorium
songaricum
TVQK: ngọt, ấm. Vào can, thận ,đại trƣờng.
Tác dụng: bổ thận dƣơng, ích thận tinh
nhuận tràng thông tiện.
Chỉ định:
- Điều trị chứng liệt dƣơng,đau lƣng mỏi gối,
không có thai do thận dƣơng hƣ, thƣờng
dùng cùng với ba kích, bổ cốt chi, thỏ ty tử.
- Điều trị đại trƣờng táo kết, tiểu tiện bí,
thƣờng dùng cùng với hắc ma nhân, đƣơng
qui.
Liều dùng: 10 - 15g/ngày.
Củ ngọc núi
Củ gió đất, cây cu chó, cây không lá, hoa đất, xà cô ký sinh hoàn,
Balanophora sp., họ Gió đất (Balanophoraceae)
• Đó không phải là nấm mà là một loại cây cỏ nạc
mềm, không có diệp lục, màu đỏ nâu sẫm, sống
ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu.
Thân thoái hóa thành củ nguyên hoặc phân
nhánh, có nhiều hình dạng khác nhau, sần sùi,
không có lá. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành
cụm dày, cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm, ở
gốc có một vài lá bắc, bao hoa xẻ thùy hẹp, cụm
hoa cái hình thoi, dài 2-3cm, không có bao hoa.
Mùa hoa: Tháng 10-2.
C©y mọc hoang ở rừng núi, chỗ đất ẩm.
Bộ phận dùng :cả cây, thu hái vào đúng mùa
hoa.
TD : toàn cây củ ngọc núi đƣợc dùng làm thuốc
bổ máu, kích thích ăn ngon, chóng lại sức, chữa
đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là cho phụ nữ
sau khi đẻ và những ngƣời mới ốm dậy.
Cách làm: Cả cây hái về, rửa sạch, thái mỏng,
sao qua rồi ngâm rƣợu trắng với tỷ lệ 1/5 trong
một tháng, càng lâu càng tốt. Rƣợu có màu đỏ
thẫm, vị hơi chát, đắng. Khi dùng thêm đƣờng
cho dễ uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén
nhỏ trƣớc bữa ăn.
TIÊN MAO 仙 茅
Cồ nốc lan, sâm cau, ngải cau
Curculigo orchioides – Hypoxidaceae (họ Sâm cau)

• BFD: rễ củ tiên mao


• TVQK: Vị cay hơi đắng, tính ấm, có độc, vào kinh thận
• Công năng ôn thận tráng dƣơng, cƣờng gân cốt, trừ hàn
thấp
• Chủ trị chứng dƣơng suy, lãnh tinh ,đái đục, bạch đới,
ngƣời già đái són lạnh dạ; thần kinh suy nhƣợc, phong
thấp, lƣng gối lạnh đau, vận động khó khăn .
• Liều: 10-15g.
• Kiêng kị âm hƣ hỏa vƣợng.
• Tiên mao chứa steroid thiên nhiên, có công năng kiểu
testosteron - một nội tiết tố sinh dục nam .Tiên mao làm
tăng cƣờng công năng miễn dịch, nâng cao năng lực
hoạt động của tuyến sinh dục nam, chống lão hóa, tăng
cƣờng khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện
thiếu dƣỡng khí, trấn tĩnh, chống co giật, kháng viêm,
chống huyết khối, chống nấm, kháng ung thƣ và nâng
cao khả năng chịu nóng của cơ thể; tăng cƣờng hoạt
động của tim, làm giãn mạch vành... Do vậy khi phối
hợp tiên mao với hải sâm thì thật là tuyệt.
HẢI SÂM 海 參
(Đỉa biển, Đỉa bể, Sâm bể)
Stichopus japonicus; Stichopus varienatus (hải sâm gai).
Holothuria martensii, H. atra (hải sâm đen), H. scabra (hải sâm trắng)
Stichopodidae (Họ Hải sâm lựu)
• BFD: Nguyên cả con rửa sạch phơi khô, sấy
giòn. Loại to mà dài, da không có gai là loại
kém. Loại có màu đen thịt dính, da có nhiều gai
là loại tốt và qúy.
• Thành phần hoá học: Protid, lipid...thành phần
chủ yếu là acginin và xystin.
• TVQK: Vị ngọt, mặn. Tính ấm, Không độc.
• TD: Bổ thận, ích tinh, tráng dƣơng, tƣ âm, giáng
hỏa.
• Chủ trị: Trị suy nhƣợc thần kinh, bổ thận, ích
tinh tủy, mạnh sinh lý, bổ âm giáng hỏa, tiêu đàm
dãi, chữa viêm phế quản, đi tiểu nhiều lần, nhuận
trƣờng
• Cách dùng, liều lƣợng:
Sấy khô, nghiền thành bột, uống với nƣớc nóng
hay rƣợu, ngày 3 lần mỗi lần 6-10g.
HỒ LÔ BA 胡 蘆 巴
Fenugreek, Khổ đậu, Hồ ba, Lô ba, Lô ba tử, cỏ cari, Phiên la bặc tử
Trigonella foenum-graecum , họ Đậu - Fabaceae

• BFD: Hạt khô hình góc dẹt, chính giữa 2


mặt có một rãnh cạn, hình dáng không
đồng đều, dài khoảng 3,2mm, màu vàng tro
hoặc vàng nhạt, trơn láng, chất cứng, có
mùi thơm đặc biệt. Hạt làm bột cary
• Bào chế: Rửa sạch ngâm rƣợu 1 đêm phơi
nắng sao nóng hoặc sao qua dùng
• Tính vị: Vị đắng. Tính ấm.Vào Can, Thận.
• Tác dụng: Ôn thận dƣơng, trục hàn thấp.
• Chủ trị: Trị Thận dƣơng hƣ lạnh, thoát vị,
sán khí, hàn thấp cƣớc khí.
• Liều dùng: 2 -4g.
• Kiêng kỵ: Âm hƣ hỏa vƣợng cấm dùng.
DƢƠNG KHỞI THẠCH 陽 起 石
Bạch thạch ,Thạch sanh, Ngũ tinh kim, Ngũ tinh âm hoa, Ngũ sắc phù dƣợc
Asbestos tremolite = Actinolite asbetus
Tremolit (Silicat Ca và Mg) hay Ca2Mg5Si8022 (OH)2

• Mô tả: Dƣơng khởi thạch là loại khoáng chất khối,


dạng nhƣ bó kim, màu trắng hoặc xám tro hoặc lục
nhạt, có màu lóng lánh nhƣ Thạch anh, mềm dễ bẻ,
bóp vụn có dạng sợi.
• Bào chế:
• - Khi dùng nung lửa xong bỏ vào nƣớc, ngƣng lại
thành màu trắng là tốt
• - Bọc đất nung cho đỏ lên rồi bỏ đất đi, xong bỏ vào
bát rƣợu, làm nhƣ thế 7 lần, tán bột xong thủy phi
phơi nắng dùng.
• Cách dùng: làm hoàn tán, không bỏ vào thuốc sắc.
• Tính vị: Vị mặn, tính ấm.Vào Thận kinh.
• Tác dụng: Ôn Thận, ích Phế.
• Chủ trị:
• Trị khí kết thành khối u trong bụng, tử cung hƣ
lạnh, liệt dƣơng.
• Liều lƣợng: 3 – 9g.
Tử thạch anh - Ametit (Zishiying)
ĐÁ FLUORIT (Fluoritea ametit); Plavik (Fluorit ở Nga)
Ngọc lục bảo Nam Phi hoặc giả ngọc lục bảo (Fluorit Châu Phi màu xanh lá cây)

• Đá Fluorite : xuất phát từ tiếng La Tinh Fluor - "Dòng


chảy", bởi khi cho thêm fluorit vào quặng nấu chảy sẽ làm
sỉ chảy ra ,dễ dàng loại bỏ chúng. Thời xƣa gọi khoáng vật
này là " hoa quặng " bởi vì chúng luôn ở bên cạnh quặng
đá quý.
TPHH : Fluorit là canxi florua (CaF2), đặc biệt phong
phú về mầu sắc: Hồng vàng ánh kim , xanh lá cây lục bảo ,
xanh biruza và tím . gặp ở dạng tinh đám , dạng đất , tinh
thể lập phƣơng , cát khai khối tám mặt hoàn chỉnh.
• Tính chất chữa bệnh : fluorit là loại đá huyền bí có khả
năng chống stress , trầm uất và giận giữ .Dùng chữa các
bệnh về não bộ và hệ tim mạch ,chống lại bệnh sơ cứng
lan tỏa và bệnh động kinh
• TVQK:Vị ngọt,tính ấm,vào tâm phế thận
• TD:Ấm thận, ôn phế,an thần
• Trị vô sinh do thận dƣơng hƣ,băng huyết,ho suyễn ,mất
ngủ ,tim hồi hộp, động kinh
Liều: 10-15g đập nhỏ hoặc nung
• Công dụng khác : Fluorit đƣợc sử dụng làm chất gây
chảy trong sản xuất thủy tinh và men , dùng trong luyện
kim . Thứ trong suốt để làm các loại thấu kính và lăng
kính cho các dụng cụ quang học. Hỗn hợp fluorit với axit
sunfuric gọi là axit flohydric đƣợc dùng dể vẽ hình lên
kính .
Tử thạch anh
Ametit (Zishiying)
CỬU TỬ 韭 子
HẸ
Allium odorum L. = Allium tuberosum Roxb. – Họ Hành (Aliaceae)

• BFD:Dùng hạt gọi là phi tử hay cửu


tử
• TVQK: vị cay, ấm vào tỳ thận
• TD: Bổ thận dƣơng chữa di tinh di
niệu
• Dùng lá, rễ gọi là cửu thái chữa ho,
kích thích tiêu hóa
• Liều: 20g/24h sắc uống
• KK: Âm hƣ hỏa vƣợng. Kị mật ong
DẦU CÓC (Hamayou)
Rana temporaria chensinensis – Ranidae (họ Ếch nhái)

• BFD: Noãn quản khô của ếch cái (ếch


nâu TQ)
• TVQK: vị ngọt, mặn, Bình, vào Phế,
thận.
• TD: Bổ thận, Dƣỡng âm, nhuận phế
Trị mất ngủ và đổ mồ hôi ban đêm ,ho
lao. Thể chất yếu sau khi bệnh tật
• Liều: 3 ~ 10g; sắc hoặc thuốc bột, ngâm
với nƣớc và hầm
• Thành phần hóa học: bao gồm cả
testosterone, progesterone, estradiol,
tryptophan, lysine, methionine, Leucin,
vitamin E, vitamin A, và các kim loại K,
Na, Mg và vv…
• TDDL: Tăng cƣờng chức năng miễn
dịch và khả năng chống căng thẳng, mệt
mỏi và chống lão hóa
GÂY DƢƠNG HỒNG
Pimpinella thellungiana = Pimpinella gustavohegiana - Apiaceae
(Họ Cần)

• BFD: toàn cây khô, rễ


• TVQK: vị cay, mùi thơm,
tính ấm, vào tâm can tỳ phế
thận
• TPHH: flavonoid
• Tác dụng:Ấm tỳ thận, hoạt
huyết, an thần, ôn phế
• TDDL:Benzofuran, đƣợc
phân lập từ rễ của Pimpinella
thellungiana có tác dụng hạ
huyết áp, tăng sức co bóp tim,
tăng chuyển hóa chất béo của
cơ thể trị gan nhiễm mỡ, tăng
sức đề kháng.Trị tim đập
nhanh, khó thở, HA cao, ho.
Liều dùng: 9-30g
Pimpinella saxifraga Pimpinella thellungiana
CÂY BÁ BỆNH
Bách bệnh, mật nhân, Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), tiếng Anh gọi là longjack…
Eurycoma longifolia - họ Thanh thất (Simaroubaceae)
BFD: Rễ, vỏ và quả
Thành phần: trong vỏ, rễ có các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…
TD: giúp tăng năng lƣợng hoạt động và sức bền cơ thể. Tăng cƣờng sinh lý, tăng cƣờng sức khỏe tình dục. Điều
hòa và làm ổn định huyết áp… Thuốc đƣợc sử dụng dƣới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nƣớc ở châu Á,
Tây Âu và Hoa Kỳ.
Vỏ rễ cây Bá bệnh có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say
• dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở… đặc biệt thuốc lại có khả năng làm tăng tiết testosterol làm phục dƣơng,
rƣợu,
nên còn đƣợc làm thuốc tăng cƣờng chức năng sinh lý cho nam giới.
CÂY BÁ BỆNH
Bách bệnh, mật nhân, Tongkat ali
Eurycoma longifolia - họ Thanh thất (Simaroubaceae)
• Rễ cây mật nhân có vị đắng, tính mát. Đem băm nhỏ
tẩm rƣợu, sao vàng sắc uống, hoặc tán bột để trị bệnh:
khí hƣ huyết kém (biểu hiện: ngƣời mỏi mệt, lƣời
hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi,
đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn,
khó thở), gân xƣơng yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn
mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn
hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rƣợu và tẩy
giun.
• Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn
uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lƣng, nhức
mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ.
• Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy.
• Lá thì dùng nấu nƣớc tắm trị ghẻ, lở ngứa.
• Liều: rễ hoặc vỏ thân ngày 8-16g.
Nếu ngâm rƣợu thì liều lƣợng nhƣ sau: 20g rễ mật
nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nƣớng vàng, ngâm
với 1 lít rƣợu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra
dùng đƣợc, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30
ml).
• Lƣu ý: phụ nữ đang mang thai thì không đƣợc dùng.
SAO BIỂN
Anthenea pentagonula - Lớp Sao biển (Asteroidea)

• Bộ phận dùng: Sao biển bắt về, mổ bỏ dạ dày, ruột,


rửa sạch, dùng tƣơi hoặc phơi, sấy khô.
• TVQK: vị mặn, ngọt, tính ấm,
• Tác dụng: nhƣ hải sâm, đƣợc dùng làm thuốc bồi
dƣỡng cơ thể cho những ngƣời yếu mệt, mới ốm
dậy, ngƣời cao tuổi hay đau mỏi, phụ nữ mới đẻ, trẻ
em chậm lớn.
• Cách dùng, liều lƣợng:
• Dạng dùng thông thƣờng là thịt tƣơi, 50-100g, nấu
chín ăn hàng ngày hoặc tán thành bột cho vào cháo
nóng ăn với liều 6-10g, ngày 3 lần.
• Có thể nƣớng sao biển, rồi ngâm rƣợu 35-400 với tỷ
lệ 1/5 trong 1-2 tháng (để lâu càng tốt). Ngày uống
hai lần trƣớc bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ.
• Ngƣời ta đã chiết đƣợc một chất kích thích miễn
dịch, có khả năng chống ung thƣ và các bệnh viêm
nhiễm. Một số nhà khoa học còn cho biết nhiều loài
sao biển có tính kháng sinh mạnh.
• Ở Trung Quốc, sao biển đƣợc dùng chữa bệnh bƣớu
cổ đơn thuần dƣới dạng thuốc sắc với liều 50g.
THUỐC BỔ KHÍ (KIỆN TỲ)
I/ĐN: Chữa chứng khí hƣ. Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính nên gọi
là thuốc kiện tỳ
II/TD: - SNCT
- An thần do tỳ hƣ không dƣỡng tâm huyết
- Cầm máu do tỳ hƣ không thống huyết
- RLTH do tỳ hƣ không vận hóa đồ ăn
- Lợi tiểu trừ phù do tỳ hƣ không vận hóa thủy thấp
- Bệnh do trƣơng lực cơ giảm
- Suy hô hấp
III/CD: Phối hợp với hành khí, bổ huyết
IV/KK: Thực tà
V/Các vị thuốc: QK phế tỳ
NHÂN SÂM 人 參
Đƣờng sâm, Hồng sâm, Sâm cao ly, Viên sâm
Panax ginseng C.A.Mey. - họ Nhân sâm (Araliaceae)

• BFD: củ
• Thành phần hoá học: Saponin triterpen,
vitamin, đƣờng, tinh bột.
• TVQK: ngọt, hàn(bạch sâm, tây dƣơng
sâm), ngọt ấm (hồng sâm). QK phế tỳ
• TD: Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh
tân, định thần ích trí
Chữa bệnh thần kinh suy nhƣợc, ăn ít, ho
suyễn, nôn mửa, hồi hộp, sợ hãi,truỵ
mạch
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 2-6g dạng thuốc sắc, thuốc
bột, cao lỏng, rƣợu thuốc.
• Chú ý:
Không dùng khi đang đại tiện lỏng, ngƣời
khó ngủ không nên dùng vào buổi chiều
tối. Phản lê lô, Ngũ linh chi.
TÂY DƢƠNG SÂM 西 洋 參
Panax quinquefolium L. - Araliaceae
• Bộ phận dùng: Rễ củ.
• Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn.
• Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế và Thận
• Tác dụng: Bổ khí và sinh tân; tƣ âm, thanh
nhiệt
• Chủ trị:
- Phế âm hƣ,hỏa bốc lên biểu hiện nhƣ hen,
ho có đờm máu: Dùng Tây dƣơng sâm với
Mạch đông, A giao, Tri mẫu và Xuyên bối
mẫu.
- Âm và khí hƣ yếu do bệnh do sốt gây ra,
biểu hiện nhƣ khát, bứt rứt, thở nông và
mạch yếu: Dùng Tây dƣơng sâm với Sinh
địa hoàng và Mạch đông.
• Bào chế: Lựa loại cây 3-6 năm, đào vào
mùa thu, phơi khô dƣới ánh nắng, sau đó
thái thành lát mỏng.
• Liều dùng: 3-6g.
• Chú ý: Vị này cần đƣợc sắc riêng, sau đó
phối hợp vào thuốc sắc của các vị khác.
• Kiêng kỵ: Không dùng cho ngƣời bị hàn và
thấp ở dạ dày.
SÂM NGỌC LINH
Củ ngải rọm con , Cây thuốc giấu
Panax vietnamensis – Araliaceae (Họ Nhân sâm)
Cây sâm chỉ mọc ở độ cao từ 1200 m trở lên. Cho tới nay chỉ có 2 tỉnh Kontum và
Quảng Nam là có cây sâm này mọc tập trung ở chân núi Ngọc Linh cao 2578 m, do đó
mà đƣợc đặt tên là sâm Ngọc Linh.
ĐẢNG SÂM 黨 參
Codonopsis javanica; C.pilosula; C.tangshen - Campanulaceae (Họ Hoa chuông)
ngân đằng, đùi gà, Liêu sâm, Phòng đảng, Sứ đầu sâm

• Dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ nạc, lá mọc đối,


hình tim, mép nguyên hay khía răng, có nhựa mủ trắng.
Hoa hình chuông, màu vàng ngà, họng có vân tím, mọc
riêng lẻ ở kẽ lá. Quả mọng, màu tím, nhiều hạt nhỏ.
• BPD: Rễ củ
• TPHH: đƣờng, chất béo, tinh dầu, glucosid scutellarin,
vết alcaloid.
• TVQK:Vị ngọt, tính bình; Vào kinh Tỳ, Phế
• TD: Bổ trung, ích khí, sinh tân, long đờm, lợi tiểu
Chữa cơ thể suy nhƣợc, thiếu máu, vàng da, kém tiêu
hoá, ỉa lỏng, ho, viêm thận nƣớc tiểu có albumin, phù
trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết:
• Liều dùng: Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, viên,
bột, rƣợu thuốc. Thƣờng phối hợp với các vị thuốc khác.
• KKị: Có thực tà cấm dùng
MINH ĐẢNG SÂM
Changium smyrnioides – Apiaceae (họ Cần)

• Tại Triết Giang (Trung Quốc) ngƣời ta hái


rễ về để nguyên vỏ phơi khô gọi là nam sa
sâm, cạo vỏ, đồ chín phơi khô gọi là minh
đảng sâm.
Cây thảo sống lâu năm, rễ phình thành củ
to, mọc sâu dƣới đất, thân cao chừng hơn
1m, phía trên phân nhánh. Từ rễ mọc ra
các lá có cuống dài, phía dƣới cuống phình
ra thành bẹ ôm lấy thân, lá kép 3 lần lông
chim, phiến lá cắt sâu hình mác. Lá phía
trên nhỏ hình vảy hoặc thành bẹ nhỏ.
Cụm hoa tán kép, tán nhỏ mang 10-15 hoa.
Tràng hoa màu trắng có gân tim, đài 5,
tràng 5, nhị 5, bầu hạ. Quả là quả bế đôi
hình tròn dẹt hay tròn.
Trong minh đảng sâm có một ít tinh dầu,
nhiều tinh bột, hoạt chất chƣa rõ.
Công dụng làm thuốc bổ, còn có tác dụng
tiêu độc, chữa mụn mủ. Thƣờng dùng
trong bệnh ho, nôn mửa.
THỔ CAO LY SÂM 土 膏 漓 參
Talicum patens - Portulacaceae (Họ Rau sam)
THỔ NHÂN SÂM, đông dƣơng sâm, mằn sâm đăm (Tày), cửa ly sinh (Thái)

• Cây cỏ, có rễ củ, sống nhiều năm, cao 30- 50 cm.


Thân và cành có khi màu đỏ tía, mọng nƣớc. Lá
phía gốc mọc so le, phía ngọn gần nhƣ mọc đối,
hình trứng. Phiến lá dày, gân lá mờ. Hoa nhỏ, màu
hồng mọc thành chùm kép ở đầu cành. Quả nhỏ,
màu đỏ nâu, hạt dẹt, màu đen nhánh.
• BPD: củ. Dùng củ trên 3 năm. Khi dùng ủ mềm,
thái mỏng, tẩm nƣớc gừng hoặc nƣớc đƣờng. Đồ
chín.
• TPHH: có nhiều tinh bột, chất nhầy.
• Tính vị: vị ngọt và đắng, tính hơi hàn.
• Tác dụng: bổ nguyên khí
• Chủ trị: Thuốc bổ, chữa suy nhƣợc thần kinh, ho,
đau dạ dày, lao phổi. Còn chữa ỉa chảy mất nƣớc.
Lá tƣơi nấu canh ăn làm dễ tiêu.
• Liều dùng: ngày 20-30g
SÂM BỐ CHÍNH,
Thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên.
Hibiscus sagittifolius Kurz. (Hibiscus apelmoschua L.; Abelmoschus sagittifolius) –
Malvaceae (họ Bông)

• MÔ TẢ: Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá mọc so
le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở
giữa thân và ngọn xẻ 5 thuỳ sâu. Hoa to, màu đỏ mọc riêng
lẻ ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5
mảnh. Hạt nhiều , màu nâu. Toàn cây có lông. Cây bá sâm
(Abelmoschus sagittifolius Kurz var. septentrionalis
Gagnep.), hoa màu vàng hay đỏ, cũng đƣợc dùng với tên
sâm bố chính.
• MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9.
• PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang, nay chủ yếu đƣợc trồng
ở nhiều nơi.
• BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái hái vào mùa thu, đông.
Rửa sạch, ngâm nƣớc gạo một đêm, đồ chín, phơi khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa tinh bột, chất nhầy.
• CÔNG DỤNG: Chữa cơ thể suy nhƣợc, ít ngủ, lao phổi,
kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai
dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều,
đau lƣng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hƣ. Ngày 10-
20g dạng thuốc sắc, bột hoặc ngâm rƣợu uống.
THÁI TỬ SÂM 太子参
Hài nhi sâm
Pseudostellaria heterophylla; Pseudostellaria raphonorrhiza - Caryophyllaceae
(Họ Cẩm chƣớng)

• BFD: Rễ phơi khô


• TPHH: Saponin, tinh bột,
fructoza.
• TVQK: Vị ngọt, hơi đắng, tính
bình (hàn). Qui kinh Tỳ phế.
• TD: Bổ khí sinh tân.
• Chủ trị: Tỳ hƣ, vị âm bất túc,
phế hƣ khái thấu, khí âm bất
túc, tân dịch tổn thƣơng, mồm
khát, hồi hộp, mất ngủ.
• Liều: 10 - 30g
ĐINH LĂNG
cây gỏi cá, nam dƣơng lâm, đinh lăng lá nhỏ.
Tieghemopanax fruticosus = Polyscias fruticosa = Nothopanax
fruticosus – Araliaceae (Họ Nhân sâm)

• Cây bụi, cao 0,5- 1,5m, cành dễ gãy. Lá kép 3 lần lông chim,
mọc so le, cuống lá có bẹ, mép khía răng. Hoa nhỏ, màu trắng
xám, tụ tập thành chùm tụ tán ở đầu cành. Quả hình cầu dẹt.
Toàn cây, nhất là lá có mùi thơm.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Rễ, thu hái vào mùa thu ở cây đã trồng từ 3 năm trở lên; thái lát
phơi hoặc sấy khô.
• Còn dùng lá có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho
ra máu, kiết lỵ
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Rễ chứa saponin triterpen.
• TVQK:vị ngọt, hơi đắng, tính mát
• Tác dụng: thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết gần giống nhƣ
nhân sâm.
Chữa cơ thể suy nhƣợc, tiêu hoá kém, sốt, nhức đầu, sƣng vú, ít sữa,
ho, ho ra máu, đái ít, thấp khớp, đau lƣng.
• Liều: Ngày 1- 6g rễ hoặc 30- 50 g thân cành dạng thuốc sắc
hoặc rƣợu thuốc.
Lá tƣơi (50- 100 g) nấu cháo ăn để lợi sữa, hoặc giã đắp trị vết
thƣơng, mụn nhọt.
HỒNG CẢNH THIÊN
Rhodiola rosea; Rhodiola euryphylla – Crassulaceae (Họ Thuốc bỏng)

• BFD: rễ rửa sạch, sấy khô


• TVQK: ngọt, lạnh.Vào phế tỳ
• TD: Bổ tỳ ,nhuận phế, hoạt huyết
Trị ho đờm nhớt, chấn thƣơng ứ máu .
Tăng sức làm việc, trƣờng thọ. Tăng sức đề kháng với bệnh tật, điều trị
mệt mỏi, suy nhƣợc, thiếu máu, liệt dƣơng, bệnh đƣờng tiêu hóa,
nhiễm trùng, rối loạn thần kinh chống lo âu căng thẳng, hay quên
LINH CHI 靈 枝
Nấm linh chi, Nấm Lim, Linh chi thảo, nấm Trƣờng thọ
Ganoderma lucidum - họ Nấm gỗ (Ganodermataceae)

• Bộ phận dùng : Quả thể nấm


• Thành phần hoá học: Acid amin, protein,
saponin, sterol.
• TVQK: Vị ngọt, tính bình. Vào kinh Tâm, Can,
Phế
• Công dụng: Dƣỡng Tâm, an thần, chỉ khái,
bình suyễn, bổ khí dƣỡng huyết
An thần, tăng trí nhớ, viêm khí quản mạn, ho lao,
viêm gan cấp và mãn tính, điều hoà huyết áp,
tăng Cholesterol, đau dạ dày, chán ăn, thấp
khớp, thống phong, tăng tuổi thọ.
• Cách dùng, liều lƣợng:
Mỗi ngày dùng 2-5g thái mỏng hoặc tán thành bột
sắc uống. Có thể dùng để nấu canh, súp, nấu với
thịt và một số vị thuốc bổ khác.
• Chú ý:
- Một số loài thuộc chi Ganoderma nhƣ Ganoderma
japonicum (Fr) Lloid., Ganoderma sinense
Zhao.Xu et Zhang,... đƣợc dùng với cùng công
dụng.
- Loài Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.cũng đƣợc
sử dụng với tên gọi "Cổ Linh chi", "Linh chi đa
niên".
CAM THẢO 甘 草
Cam thảo bắc, sinh cam thảo, quốc lão
Glycyrrhiza uralensis; G.glabra; G.glandulifera
Họ Cánh bƣớm (Papilionaceae) = Họ Đậu (Fabaceae)
• BFD: Rễ
• TVQK: Ngọt – Bình - 12 kinh
• CNCT: Kiện tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị
Chữa tỳ hƣ:Ăn kém, chậm tiêu, ỉa chảy mãn, viêm loét
dạ dày tá tràng
Chữa ho, hen xuyễn do phế khí hƣ
Chữa mụn nhọt, ho do viêm họng, VP, VPQ
Giảm độc các vị thuốc có độc (Phụ tử), hoà hoãn những
vị thuốc có tác dụng mãnh liệt (Đại hoàng), làm
thuốc ngọt dễ uống,và dẫn thuốc đến các tạng phủ
• Cách dùng, liều lƣợng: 6-12g sắc, bột, ngâm rƣợu
• KK: axit glycyrrhizic trong cam thảo có tác dụng
giữ nƣớc, dùng lâu gây phù. Do vậy tỳ vị thấp trệ
kiêng dùng. Nếu dùng kéo dài phải có thời gian
nghỉ dùng thuốc (uống 1 tháng nghỉ 1 tuần, rồi lại
uống tiếp), axit glycyrrhizic trong cam thảo làm
giảm testosterone chứng tỏ cam thảo không có lợi
cho khả năng tình dục của nam giới.
ABRUS PRECATORIUS L.
FABACEAE (HỌ CÁNH BƢỚM) = HỌ ĐẬU
CAM THẢO DÂY, cƣờm thảo đỏ, dây chi chi, dây cƣờm cƣờm, tƣơng tƣ đằng, cảm
sảo (Tày)
• MÔ TẢ:
• Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so
le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hinh trứng,
màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt.
• MÙA HOA QUẢ:
• Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10.
• PHÂN BỔ:
• Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Cũng đƣợc trồng.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tƣơi
hoặc phơi hoặc sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
• Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón
máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin.
• CÔNG DỤNG:
• Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng
trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, gió đắp ngoài,
sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ, trị vú sƣng đau, tắc tia sữa.
BĂNG ĐƢỜNG THẢO 冰 糖 草
Cam thảo nam, Cam thảo đất,Thổ Cam thảo, Dã cam thảo.
Scoparia dulcis L.- Scrophulariaceae (Họ Hoa mõm chó)

• Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn


cây.Thu hái vào mùa hè, thu. Rửa
sạch, cắt đoạn phơi khô cất dùng.
• Tính vị: Vị ngọt, tính mát.
• Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp.
• Chủ trị: Trị cảm mạo phát sốt, viêm
ruột, tiêu chảy, phù thũng hai chân,
tiểu không thông.
• Liều dùng: Dùng khô từ 15g đến 30g,
sắc uống. Bên ngoài dùng tƣơi nhai
nhỏ xát lên nơi nhọt độc.
ĐẠI TÁO 大 棗
Táo tàu
Zizyphus sativa Mill., họ Táo (Rhamnacaeae)

• BFD: Quả chín phơi khô


• TPHH: Carbohydrat, protid, chất béo,
vitamin C, chất khoáng.
• TVQK: Vị ngọt tính bình Vào kinh
Tỳ, Vị
• TD: Kiện Tỳ, nhuận phế, bổ huyết, an
thần, điều hòa các loại thuốc
Chữa lo âu, mất ngủ, tỳ vị hƣ nhƣợc.
nhuận phế làm giảm ho, sát đƣợc độc
của Phụ tử.
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 8-14g, sắc hoặc ngâm rƣợu
uống.
T¸o ®á
Zizyphus jujuba Rhamnaceae
SƠN DƢỢC 山 藥
Dioscorea persimilis Prain et Burkill - Dioscoreaceae (họ Củ mài)
CỦ MÀI, khoai mài, hoài sơn, Thự dự, Sơn vu

• Dây leo bằng thân quấn, nhẵn. Củ đơn độc hoặc hai, to và hơi dẹt, tròn
đầu giống nhƣ quả bầu, sâu trong đất. Thân thƣờng mang củ ngắn ở kẽ
lá gọi là dái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa
đơn tính khác gốc nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả có 3
cánh.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Củ. Thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông khi cây tàn lụi, rửa sạch, gọt
vỏ, ngâm nƣớc phèn chua 2-4 giờ cho bớt nhớt, xông diêm sinh 48giờ,
phơi khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC: glucid ,protid ,lipid ,chất nhầy ,dioscin,
dioscorin và acid amin.
• TVQK: Vị ngọt, tính bình Vào kinh Phế, Tỳ và Thận
• TD: Kiện Tỳ, bổ Phế, cố Thận, ích tinh
• Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa chảy và lỵ mạn tính, mồ
hôi trộm, di tinh, khi hƣ, đái đƣờng, đau lƣng, đi tiêu luôn, hoa mắt,
chóng mặt, hƣ lao
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày 10-25g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Đắp ngoài mụn nhọt.Củ ăn đƣợc
• KKị:Có thực tà, không dùng
Hình ảnh phân biệt hoài sơn với một số loài khác thuộc chi Dioscorea nhƣ Củ cọc,
Củ mỡ,... tác dụng của chúng so với Hoài sơn chƣa có tài liệu khẳng định..

Củ mài Củ mỡ

Củ cọc
BẠCH TRUẬT 白 朮
Atractylodes macrrocephala - Asteraceae (họ Cúc)
Ƣ tiềm truật, Dã ƣ truật, Đông truật

• Cây cỏ, cao 40 - 60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ nạc. Lá


mọc so le, mép khía răng; lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thùy; lá
gần cụm hoa, cuống ngắn, không chia thùy. Cụm hoa hình
đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông.
• Cây thổ tam thất (Gynura pinnatifida DC.) có khi đƣợc dùng
với tên bạch truật nam.
• BPD: Rễ củ. Thu hoạch khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch,
cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
• TPHH: tinh dầu, glucosid, inulin, vitamin A và muối kali
atractylat.
• TVQK: Vị đắng, ngọt, tính ấm Vào kinh Tỳ và Vị
• TD: Kiện Tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn, an thai
Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm
tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm
nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng lợi tiểu,
chữa ho, trị đái tháo đƣờng.
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.
HỒNG BỐI TAM THẤT 紅 背 三 七
Thổ tam thất, Bạch truật nam
Gynura segetum (Lour.) Merr. - Asteraceae (Họ Cúc)

• BFD: Toàn cây, có khi cùng củ xắt lát phơi khô


sao vàng thay Bạch truật.
• Tính vị: Vị nhạt, hơi chát. Tính bình.
• Tác dụng: Hoạt huyết thông kinh, khử phong
tiêu sƣng, cầm máu.
• Chủ trị: Chấn thƣơng do té ngã, sƣng đau do ứ
tích, đau nhức xƣơng do phong thấp, kiết lỵ ra
máu đỏ, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu
cam, kinh nguyệt không đều.
• Kiêng kỵ: ăn đồ sống lạnh và nƣớc tƣơng.
• Liều dùng: Dùng tƣơi 1-60g sắc uống. Bên
ngoài đắp, bằng cách giã nát tƣơi đắp nơi sƣng
tấy ứ tích, sƣng vú.
HOÀNG KỲ 黃 耆
Astragalus membranaceus; Astragalus mongholicus - họ Đậu
(Fabaceae)

• BFD: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ


(Astragalus membranaceus) hoặc Hoàng kỳ
Mông cổ (Astragalus mongholicus)
• Thành phần hoá học: Flavonoid, coumarin,
saponin, aminoacid.
• TVQK: Vị ngọt, tính ấm Vào kinh Phế và Tỳ
• TD: Dùng sống: Ích vệ, cố biểu, lợi thủy, tiêu
thủng, thác độc, sinh cơ. Dùng nƣớng: bổ trung
ích khí
Chữa đái đƣờng, đái đục, đái buốt, Trị mồ hôi tự
ra, mồ hôi trộm,lở loét, phù thũng, phong thấp, cơ
thể suy nhƣợc, ăn ít, trung khí hạ hãm, tiêu chảy
lâu ngày, thoát giang, tiêu ra máu, băng lậu,
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 6-12g, có thể tới 40-80g, dạng thuốc
sắc hoặc thuốc cao.
Trên lâm sàng cho thấy Hoàng kỳ với Đảng sâm
trị đạm niệu do Thận hƣ nhiễm mỡ. Nếu dùng
liều cao thuốc có tác dụng làm giảm đạm niệu.
Hoàng kỳ nam là rễ cây Vú chó,vó bß
Ficus heterophyllus - họ Dâu tằm (Moraceae)

• Dùng thay thế Hoàng kỳ


và còn dùng chữa ho,
phong thấp. Chữa phong
thấp: ngày dùng 15-20g
dƣới dạng thuốc sắc hay
ngâm rƣợu.
• Toàn cây Vú bò giã nát,
thêm rƣợu và ít muối, sao
nóng đắp lên nơi đau chữa
ngã bị ứ huyết, ngực bụng
đau nhức, hòn cục .
NGŨ DIỆP SÂM 五 葉 蔘
Giảo cổ lam, dây lõa hùng, trƣờng sinh thảo, Cam Trà vạn, Thất diệp
đởm, cỏ Thần kỳ, Sâm phƣơng nam
Gynostemma pentaphyllum – Cucurbitaceae (Họ Bí)
• BFD:Phần trên mặt đất phơi sấy khô
• TPHH: saponin Flavonoid nhiều acid amin tan trong
nƣớc, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lƣợng nhƣ
Zn, Fe, Se.
• TVQK:vị đắng ngọt, tính ôn
Tác dụng: Tiêu viêm, trừ ho, giải độc
• TDDL:Giảm cân , giảm mỡ máu và HA. Chống lão
hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh,
tăng khả năng làm việc. Tăng cƣờng hệ miễn dịch,
ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
Giúp dễ ngủ và giấc ngủ sâu, tăng cƣờng máu lên
não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở ngƣời già. Tăng
cƣờng chức năng giải độc của gan.
• Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng 4-10g sắc hoặc
hãm với nƣớc uống thay chè.
Ghi chú:
- Ngƣời ta còn dùng cây Cổ yếm lá bóng
(Gynostemma laxum Wall.) với cùng công dụng.
- Giảo cổ lam cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây
quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ
Nho - Vitaceae
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam 7 lá Giảo cổ lam 5 lá Giảo cổ lam 3 lá


Thất diệp đởm Ngũ diệp sâm Cổ yếm lá bóng
Gynostemma pubescen Gynostemma pentaphyllum Gynostemma laxum
Cây Cayratia japonica = Tetrastigma strumarium -Vitaceae
với tên gọi Ngũ Trảo, Vác Nhật, Dâu leo, Giác tía, Dây quai bị
rất hay nhầm với Giảo cổ lam
Sa thích, Cây hắc mai
Hippophae rhamnoides - Elaeagnaceae (họ Nhót)

• Cây hắc mai có ở Bắc Mỹ. Ở Hy Lạp cổ


đại nó dùng làm thức ăn cho ngựa,vì thế
tên Latin của cây: Hippophae rhamnoides
- "bóng ngựa".
• Dầu đƣợc ép từ trái cây và đƣợc sử dụng
trong điều trị các rối loạn tim. Nhà du hành
Nga đã sử dụng dầu của nó để bảo vệ
chống bỏng bức xạ trong không gian..
• TPHH: dầu chứa Vitamin E, Vitamin C,
beta-carotene, axít béo không bão hòa, axít
amin thiết yếu và flavonoids.
• Quả là loại trái cây bổ dƣỡng nhất. Cây
hắc mai biển đƣợc sử dụng trong điều trị
cảm lạnh và kiệt sức
Sa thích, Cây hắc mai
Hippophae rhamnoides - Elaeagnaceae (họ Nhót)
NGŨ GIA BÌ GAI
Thích ngũ gia, nhân sâm Siberia, Nga Sâm
Siberian Ginseng 刺五加 (ci wu jia)
Eleutherococcus senticosus = Acanthopanax senticosus - Araliaceae

• BFD: Vỏ rễ và vỏ thân. Thu hái


vào mùa xuân, thu, rửa sạch đất
cát, phơi khô.
• TPHH: Rễ chứa elentheroside A,
B, C, D, E, F, G và nhiều loại
đƣờng.
• Công dụng:
Chữa tỳ thận hƣ yếu, ngƣời gầy
mất sức, không muốn ăn, lƣng gối
đau mỏi, mất ngủ nằm mơ nhiều,
tăng sức đề kháng
• Cách dùng, liều lƣợng: Ngày 6-
12g, dạng thuốc sắc hoặc rƣợu
thuốc.
NGŨ GIA BÌ 五 加 皮
Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr - Araliaceae
(họ Ngũ gia bì = họ Nhân sâm)
NGŨ GIA BÌ GAI, ngũ gia bì hƣơng, xuyên gia bì, thích gia bì
• Cây bụi, có gai. Lá kép chân vịt, 3-5 lá chét, mọc so le, mép lá
khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa. Hoa nhỏ, màu trắng lục,
mọc thành tán phân nhánh ở đầu cành. Quả hình cầu hơi dẹt,
khi chín màu đen, gồm 2 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
• Các loài A. aculeatus Seem và A. gracilistylus W.W. Smith
cũng đƣợc dùng với tên là ngũ gia bì gai.
• BPD: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ cho thơm.
Phơi trong bóng râm chỗ thoáng gió tới khô.
• TPHH: chứa saponin triterpen, acid oleanolic.
• TVQK: Vị cay, đắng, tính ôn Vào kinh Can, Thận
• TD: Bổ trung, ích tinh, mạnh gân xƣơng
Chữa phong thấp, đau lƣng nhức xƣơng, liệt dƣơng. Còn có tác
dụng kích thích, bổ dƣỡng, làm tăng trí nhớ.
• Cách dùng, liều lƣợng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc rƣợu
thuốc.
Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
Araliaceae (họ Ngũ gia bì = họ Nhân sâm)
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM, cây đáng, lá lằng, mạy tảng (Tày), co tan (Thái),
tạng tó, xi tờ rốt (K‟ho), loong veng vuông (Ba Na)

• MÔ TẢ:
Cây gỗ, cao tới hơn 10m. Lá kép chân vịt, gồm 6- 8 lá chét,
mọc so le, cuống có bẹ. Vỏ thân và lá có mùi thơm. Cụm
hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu
trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.
• MÙA HOA QUẢ:
Hoa: Tháng 12-1; Quả: Tháng 2-5.
• PHÂN BỔ:
Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và hải đảo lớn.
• BỘ PHẬN DÙNG:
Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu. Ủ cho thơm, phơi
trong bóng râm,nơi thoáng gió tới khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Trong vỏ có saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid
oleanolic.
• CÔNG DỤNG:
Bổ, chống viêm, lợi tiểu; chữa phong thấp, đau lƣng, nhức
xƣơng, tê bại, trí nhớ kém, viêm, ngứa âm hộ, liệt dƣơng,
tiêu hoá kém, còi xƣơng trẻ em, phù thũng, bí tiểu tiện, lở
ngứa.
Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng 10- 20g vỏ thân hoặc 6- 12g
vỏ rễ dƣới dạng thuốc sắc hoặc rƣợu thuốc.
Lá non làm rau ăn, có tác dụng tiêu hoá tốt.
DI ĐƢỜNG 飴 糖
Đƣờng nha, Kẹo nha, Mạch nha, Kẹo mầm, Kẹo mạ
Saccharum granorum

• TVQK: Vị ngọt, tính ấm. Vào kinh


phế Tỳ.
• Tác dụng: Bổ trung ích khí, kiện Tỳ,
nhuận Phế. Giải độc Phụ tử và Thảo ô
đầu.
• Chủ trị: Đau bụng do trung hƣ, ho do
Phế táo.
• Liều lƣợng: 9-15g.
• Kiêng kỵ: Thấp nhiệt nội uất và đầy
bên trong ói ngƣợc cấm dùng.
• Cách dùng: Ăn, sắc với thuốc hoặc
khuấy vào thang thuốc đã sắc đƣợc rồi
uống. Dùng làm tá dƣợc để làm hoàn
tễ.
MËt ong, Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật.
Ong mật gốc Á (Apis cerana Fabricius)
Ong mật gốc Âu (Apis mellifera L. ),
họ Ong mật (Apidae)

• Tên khoa học: Mel


• Nguồn gốc:
Là mật của Ong mật gốc Á (ong nội) hay
Ong mật gốc Âu (ong ngoại)
• TPHH: Đƣờng đơn (Fructoza, Glucoza),
muối vô cơ, acid hữu cơ, men.
• TVQK: Ngọt, bình, vào tâm vị đại trƣờng
• Công dụng: Tăng sức đề kháng, chống
nhiễm trùng, nhuận tràng
Dùng làm thuốc bổ, điều trị loét dạ dày (làm
giảm độ acid của dịch vị), trị ho, viêm họng,
tƣa lƣỡi do nấm candida, các vết bỏng, trầy
da, trị táo bón...
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 10-50g, dùng riêng hay phối hợp
với các vị thuốc khác.
THUỐC BỔ HUYẾT
I/ĐN: Chữa các chứng huyết hƣ
II/TD: - Thiếu máu, mất máu
- SNTK, mất ngủ do huyết hƣ không dƣỡng tâm
- Đau khớp có teo cơ cứng khớp do huyết hƣ không
dƣỡng cân
- RLKN, sảy thai, đẻ non,vô sinh…
- Tai biến mạch não do huyết hƣ sinh phong
III/CD: - Bổ huyết có TD bổ âm và ngƣợc lại
- Phối hợp với bổ khí, hành huyết
IV/KK: tỳ hƣ
V/Các vị thuốc: QK tâm can thận, sinh tân dịch, gây trệ
THỤC ĐỊA
Chế từ sinh địa
TVQK: Ngọt, ấm, QK tâm can thận
TD: - Bổ huyết điều kinh
- Dƣỡng âm sinh tân
- Bổ can thận: Di tinh, di niệu, làm mạnh
gân cốt, đen râu tóc, sáng tai mắt
Liều: 6-12g
ĐƢƠNG QUY 當 歸
Angelica sinensis - Apiaceae (họ Cần)
Tần qui, can qui, Sơn kỳ, Bạch kỳ
• BỘ PHẬN DÙNG:Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở cây đã
trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy
nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô.
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa tinh dầu ,vitaminB12
• TVQK: Vị ngọt, cay, tính ấmVào kinh Can,Tâm và Tỳ
• TD: Bổ huyết, hòa huyết, điều kinh, chỉ thống, nhuận táo, hoạt
trƣờng
• Trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, bụng đau, băng lậu, huyết hƣ,
đầu đau, chóng mặt, phong thấp, táo bón, xích lỵ, ung thƣ, ghẻ lở, bị
té ngã tổn thƣơng
• Liều dùng: 6 - 20g.
• KKị: Đƣơng qui vị cay, có công dụng phát tán, ngƣời khí hƣ, hỏa
vƣợng không nên dùng. Vị ngọt thì ủng trệ, ngƣời Tỳ Vị hƣ hàn nên
kiêng. Chất nhuận thì tính hoạt, ngƣời bị tiêu chảy nên kiêng
• Đƣơng qui dùng đầu, dùng đuôi có chỗ khác biệt: tính của đầu thì đi
lên, cho nên chủ sinh huyết, tính của đuôi đi xuống cho nên chủ hành
huyết
• Đƣơng qui và Kê huyết đằng đều bổ âm, hoạt huyết, nhƣng Đƣơng
qui bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, còn Kê huyết đằng hoạt huyết
mạnh hơn
HÀ THỦ Ô 何 首 烏
Fallopia multiflora = Polygonum multiflorum - Polygonaceae (họ Rau răm)
HÀ THỦ Ô ĐỎ, dạ giao đằng, má ỏn, khua linh (Thỏi), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao)

• MÔ TẢ:
• Dây leo bằng thân quấn. Thân cành và cuống lá màu đỏ tím. Rễ củ to
nạc, màu đỏ nâu. Lá hình tim nhọn, mọc so le, bẹ chìa hình ống, mỏng.
Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ ở kẽ lá. Quả hình 3 cạnh, có cánh.
• BỘ PHẬN DÙNG:
• Củ. Khi dùng nấu với nƣớc đậu đen thái mỏng, phơi khô.
• Thành phần hóa học: các dẫn chất Oxymethylanthraquinone làm tăng
nhu động ruột. Nên Hà thủ ô sống tác dụng nhuận trƣờng mạnh hơn Hà
thủ ô chín
• TVQK:Vị đắng, ngọt, chát, tính ấm Vào kinh Can và Thận
• TD: Bổ huyết, cố tinh, dƣỡng can, nhuận trƣờng, trị sốt rét
• Trị di tinh, đới hạ, lƣng gối đau ê ẩm, râu tóc bạc sớm, gan viêm mãn
tính, suy nhƣợc thần kinh
• Liều dùng: 12g-40g.
• Bổ huyết nên dùng Chế thủ ô, thông tiện nên dùng Sinh thủ ô.
• Kiêng kỵ: Kỵ các loại huyết, cá có vảy, Tỏi, Hành, Cải, đồ sắt thép
HÀ THỦ Ô TRẮNG
Dây sừng bò, Cây vú bò, Cây sữa bò,
Streptocaulon juventas – Asclepiadaceae (họ Thiên lý)

• Dây leo bằng thân quấn. Thân màu nâu, có lông. Rễ củ


dài, nạc. Lá mọc đối, hình trứng ngƣợc, nhiều lông. Hoa
nhỏ, màu vàng nâu, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hai đại,
mọc choãi ra. Hạt nhỏ, có mào lông. Toàn cây có nhựa mủ
và có lông dày.
• BPD: Lá, Rễ củ nấu với nƣớc đậu đen
• TPHH: tinh bột, alcaloid trong rễ.
• TVQK: Vị ngọt đắng, Tính mát
• Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giải thử
• Chủ trị: Trị cảm mạo phát sốt (trúng thử), viêm ruột,
tiêu chảy, đau tức vùng tâm vị
Ứ huyết sƣng đau do chấn thƣơng, đau thắt lƣng đùi, chữa
thiếu máu, suy gan thận, ăn ngủ kém, ít sữa, thần kinh suy
nhƣợc, sốt rét mạn tính, kinh nguyệt không đều, khí hƣ
• Liều dùng ngày 12 - 20g dạng thuốc sắc, cao, rƣợu thuốc
CỔ DƢƠNG ĐẰNG 古 羊 藤
Lão nha thƣ (mỏ quạ già), mã liên an
Streptocaulon griffithii –Asclepiadaceae (Họ Thiên lý)

• Dùng rễ củ
• Mã liên an vị đắng hơi ngọt,
tính mát;
• Tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Nó đƣợc dùng chữa sốt rét, cảm
mạo phát sốt lúc nóng lúc lạnh,
tiêu chảy, lỵ, đau dạ dày, tiểu
tiện nhỏ giọt, tiểu đục
PHI LAI HẠC 飞来鹤
隔山消 Geshanxiao
Chi mỏ hạc, Khoai lang hoang dã, Hạc bay, Hà thủ ô trắng
Cynanchum auriculatum – Asclepiadaceae (họ Thiên lý)

• TQ lấy rễ làm giả HTÔ đỏ


• BFD: Rễ
• TVQK: Ngọt, đắng , bình,có độc ,vào
can ,tỳ vị
• TD:Tiêu thực,chỉ thống,lợi sữa
• Trị đau bụng đầy hơi khó tiêu, đau dạ
dày, trẻ em suy dinh dƣỡng, kiết lỵ; trị
rắn cắn, phụ nữ ít sữa
• Liều : 9-15g
• Chú ý: Quá liều ngộ độc gây buồn
nôn,tiết nƣớc bọt, nôn mửa, động kinh,
co giật dữ dội, nhịp tim chậm và chết
A GIAO 阿 膠
(Colla Asini) keo chế từ da lừa
Equus asinus L.- họ Ngựa (Equidae)
• Nƣớc ta phải nhập A giao từ Trung Quốc,
Mông cổ.
• VN dïng Minh giao là keo chế từ da trâu
(Bubalus bubalis L.), hoặc bò (Bos taurus
L.), họ Trâu bò (Bovidae).
• Thành phần hoá học chính:
Collagen, muối calci.
• TVQK:Vị nhạt tính bình .Vào 3 kinh Can,
Phế, Thận
• Công dụng: Tƣ âm, dƣỡng huyết, nhuận
phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai
Làm thuốc bổ, thuốc cầm máu khi băng
huyết, thổ huyết và chữa các chứng ra máu
(lỵ, ho, đi tiểu ra máu), động thai, kinh
nguyệt không đều, còn dùng làm thuốc an
thần.
• Cách dùng, liều lƣợng:
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hoặc
ngâm rƣợu uống.
LONG NHÃN NHỤC 龍 眼 肉
Euphoria longan (Lour.) Steud - Sapindaceae (Họ Bồ hòn)
NHÃN, Lệ chi nô, Á lệ chi mạy ngận, mác nhan (Tày)
• BPD: Cùi quả và hạt.Cùi quả chế biến phơi khô gọi là long
nhãn.
• TPHH: Cùi quả chứa đƣờng glucosa, saccharosa, vitamin A, B,
protid và chất béo. Hạt : Tinh bột, saponin, tanin, chất béo.
• TVQK: Vị ngọt, tính bình (ôn) Vào kinh Tâm, Tỳ
• TD: Bổ Tâm, Tỳ, dƣỡng huyết, an thần
Trị lo nghĩ quá mức, lao thƣơng Tâm Tỳ, hay quên, hồi
hộp, hƣ phiền , mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng
suy nhƣợc
Hạt tán bột dùng ngoài chữa chốc lở, chảy máu đứt tay
chân.
• Liều dùng: 6-12g/24h sắc uống
• KKị: Do nhãn ngọt thơm, ấm, nên đối với ngƣời đờm hỏa,nóng
trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải
kiêng.Khi có thai, phần lớn âm hỏa hƣ, có triệu chứng nóng
trong nhƣ táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lƣỡi khô và vàng, miệng
đắng, họng rát,nếu lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác
dụng bồi bổ, ngƣợc lại còn làm tăng nóng trong, động thai, ra
huyết đau bụng,dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời
kỳ đầu đến 7-8 tháng, càng phải kiêng
Nh·n rÊt trÖ, ngêi tú h kiªng dïng
TANG THẦM 桑 椹
Morus acidosa Griff – Moraceae (họ Dâu tằm)
TẰM, dâu cang (H‟mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao)

• BỘ PHẬN DÙNG:
• Quả hái khi chín
• Lá dùng tƣơi hoặc phơi khô. Chữa cảm, ho, mất ngủ
• vỏ rễ Chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xƣơng
• THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
• Lá chứa acid amin tự do ,protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ,tanin. Quả có
đƣờng, protid, tanin, vitamin C.
• Tính vị: vị ngọt, tính hàn.Vào kinh Tâm, Can và Thận.
• Tác dụng: tƣ âm, sinh huyết, tăng dịch và chống khát, nhuận trƣờng.
• Chủ trị:
• - Âm suy và thiếu máu nhƣ hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, mất ngủ,
bạc tóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.
• - Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đƣờng biểu hiện khát
thèm uống nƣớc, đái nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp tang thầm với mạch
đông, nữ trinh tử và thiên hoa phấn.
• - Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp tang thầm với hắc chi ma, hà thủ ô và
hỏạ ma nhân.
• Liều dùng: 10-15g.
• Kiêng kỵ: không dùng trong trƣờng hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém.
• Long nhãn nhục và Tang thầm đều bổ huyết. Tuy nhiên, Tang thầm có tác dụng
bổ huyết, tƣ âm. Thiên về tƣ bổ Can, Thận, tính của nó hay tức phong, lợi thủy.
Chữa Can, Thận âm huyết không đủ .Còn Long nhãn nhục, bổ huyết, ích khí,
thiên về bổ Tâm, Tỳ, an thần, dƣỡng huyết. Chữa Tâm khí huyết bất túc
ĐẠI HUYẾT ĐẰNG 大 血 藤
Huyết đằng, Hồng đằng, Ngũ hoa thất ,Dây Máu Ngƣời
Sargentodoxa cuneata – Sargentodoxaceae (họ Đại huyết đằng)

• Phân biệt: Cần phân biệt với cây Kê huyết đằng


(Milletia nitida)
• BFD: Thân dây.
• Tính vị: Vị đắng chát, tính ấm.
• Tác dụng: Khử phong thấp, thông kinh lạc, lý khí
hoạt huyết, tiêu sƣng tán kết, kháng khuẩn tiêu
viêm.
• Chủ trị: Trị đau nhức gân xƣơng do phong thấp,
đau mỏi tứ chi, tay chân tê rút. Phù thủng. Huyết
hƣ chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, rong kinh.
Chấn thƣơng do té ngã, bị đánh đập. Viêm ruột
thừa giai đoạn đầu. Trẻ con cam tích, giun đũa,
giun kim.
• Liều dùng: Dùng khô mỗi lần 15g - 30g, có khi
tới 60g. Sắc hoặc ngâm rƣợu tán bột.
• Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.
Kê huyết đằng
Milletia nitida - Fabaceae
KÊ HUYẾT ĐẰNG 雞 血 藤
Đại huyết đằng, Huyết phong, Huyết long đằng, Huyết đằng, Dây máu ngƣời
Milletia reticulata – Fabaceae (họ Đậu)
• BFD: Dây
• TFHH: Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa
• TVQK: Vị hơi đắng, ngọt, sáp, tính bình ôn Vào kinh Can,
Thận
• TD: Hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, hoạt lạc
• Chủ trị: Trị lƣng đau, gối đau, té ngã tổn thƣơng, tay chân tê,
kinh nguyệt không đều
• Liều dùng : 12 - 20g.
• Kiêng kỵ : Ngƣời huyết không hƣ, thiên về huyết ứ, khí trệ :
không dùng
• Trị khí huyết suy kém, đại bổ khí huyết : Kê huyết đằng nấu
đặc thành cao, hòa với rƣợu uống Không uống đƣợc rƣợu thì
hòa với nƣớc sôi uống “Vị thuốc này là một trong các vị thuốc
thuộc loài dây ( đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết.
Khi chặt đứt đoạn dây, nƣớc cốt chảy ra đỏ nhƣ máu, lấy nƣớc
đó nấu thành cao gọi là Kê Huyết Đằng Giao, sức bổ huyết
mạnh hơn hoạt huyết
• Bổ huyết hoạt huyết có Đƣơng quy, Đan sâm, Kê huyết đằng.
Đƣơng quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng là thuốc khí
trong huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, hơn nữa,
Đƣơng quy tính ôn, thích hợp với ngƣời phần huyết thiên về
hàn. Đan sâm thì khứ ứ mạnh hơn bổ huyết, tính hàn, hợp với
ngƣời phần huyết thiên về ôn. Kê huyết đằng có thể hoạt
huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết bất túc trong
kinh lạc
KÊ HUYẾT ĐẰNG 雞 血 藤
Milletia reticulata – Fabaceae (họ Đậu)
Chử, Chử thực tử, Chử đào thụ
Dƣớng, ró, cốc, cấu, dâu giấy, dó
Broussonetia papyrifera = Morus papyrifera – Moraceae (họ Dâu tằm)

• BFD: quả
• TVQK: Vị ngọt, tính hàn, vào tâm tỳ
• TD: Bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt,
lợi tiểu
Trị thuỷ thũng, mắt mờ, phối hợp Bạch
linh, Đại phúc bì
• Liều : 6-12g sắc
• KKị : Tỳ thận dƣơng hƣ
• Cây cho lá xông khi bị cảm và nhuận
tràng cho TE. Vỏ thân chữa lị, cầm
máu. Vỏ còn dùng làm giấy, bện thừng.
Nhựa mủ dùng đắp lên vết rắn cắn, côn
trùng đốt
THUỐC CHỈ HUYẾT
TRẦN THỊ THU HIỀN
BM DƢỢC LIỆU – VATM
MỤC TIÊU

26 December 2012
 Tác dụng, cách dùng chung của thuốc chỉ huyết
 Đặc điểm, tác dụng, cách dùng của từng loại thuốc
chỉ huyết

Thuốc Chỉ huyết


 Học thuộc tên các vị thuốc của mỗi loại (kèm tên
khoa học)

2
ĐẠI CƢƠNG

26 December 2012
I. Đ/n: Thuốc chỉ huyết = thuốc chữa các chứng
chảy máu  θ triệu chứng
II. Phân loại:

Thuốc Chỉ huyết


dựa vào tác dụng  3 loại
 Thuốc khứ ứ chỉ huyết: do xung huyết (huyết ứ)

 Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết (thuốc lương huyết


chỉ huyết): do viêm nhiễm (huyết nhiệt)
 Thuốc kiện tỳ chỉ huyết: do tỳ hư không thống
nhiếp huyết

3
ĐẠI CƢƠNG

26 December 2012
III. Tác dụng chung: chỉ huyết (cầm máu) khi
 Chảy máu trong

 Dùng ngoài: vết thương nhỏ  bột để rắc hoặc đắp

Thuốc Chỉ huyết


* TD của từng loại
 Thuốc khứ ứ chỉ huyết (do xung huyết)  θ chảy máu
do sang chấn, khái huyết, nục huyết, đại tiểu tiện ra
huyết…
 Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết (do viêm nhiễm)  θ
viêm phổi gây ho ra máu, sốt cao chảy máu, chảy máu
cam do cơ địa
 Thuốc kiện tỳ chỉ huyết  θ rong kinh, rong huyết,
đại tiện ra huyết kéo dài, trị tan huyết giảm tiểu cầu 4
ĐẠI CƢƠNG

26 December 2012
IV. Cách dùng:
 Sao đen hoặc sao tồn tính

 Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân

Thuốc Chỉ huyết


 Huyết ứ  + thuốc hoạt huyết
 Huyết nhiệt  + thuốc thanh nhiệt lương huyết (+
thuốc thanh nhiệt giải độc)
 Tỳ hư  + thuốc kiện tỳ = thuốc bổ khí

 Căn cứ tạng bị xuất huyết  chọn vị thuốc quy


kinh phù hợp
 Chảy máu nhiều gây choáng, trụy mạch  dùng
Nhân sâm cấp cứu 5
THUỐC KHỨ Ứ
CHỈ HUYẾT
-Vị đắng, tính ôn (bình)  tâm, can, thận
-Trị huyết ứ gây chảy máu

-Phối hợp với thuốc hoạt huyết


TAM THẤT (SÂM TAM THẤT, KIM BẤT HOÁN, GIẢ NHÂN SÂM, THỔ SÂM)

26 December 2012
 BPD: rễ (củ) cây Tam thất
TKH: Panax notoginseng = Panax pseudo-ginseng,
họ Nhân sâm – Araliaceae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: saponin, acid amin; các chất vô cơ: Fe, Ca

 TVQK: ngọt, đắng - ấm  can, vị

 CN-CT: khứ ứ chỉ huyết, chỉ thống


 Chỉ huyết  sao đen
 Hoạt huyết  dùng sống (tán bột, thái phiến sắc uống)
 Bổ huyết  sâm tam thất
 Chỉ thống  giảm đau
 Dùng ngoài  rắc bột 7
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
8
TAM THẤT
Tam thất gừng (tam thất nam, Khương tam thất)
Stahlianthus thorelii – Zingiberaceae (họ Gừng)

26 December 2012
 Vị cay, hơi đắng, tính ấm
 Tác dụng tán ứ tiêu thũng, hoạt huyết chỉ huyết, hành khí chỉ thống

Thuốc Chỉ huyết


9
Khương tam thất (Tam thất gừng)
Kaempferia rotunda, họ Gừng (Zingiberaceae)

26 December 2012
 Được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc chữa
đau xương, nôn ra máu, rong kinh.

Thuốc Chỉ huyết


10
HỒNG BỐI TAM THẤT Thổ tam thất, Bạch truật nam (giả tam thất )
Gynura segetum (Lour) Merr. - Asteraceae (họ Cúc)

26 December 2012
 BFD: Toàn cây, có khi cùng củ xắt lát phơi khô sao vàng thay Bạch
truật.
 Tính vị: Vị nhạt, hơi chát. Tính bình.
 Tác dụng: Hoạt huyết thông kinh, khử phong tiêu sưng, cầm máu.

Thuốc Chỉ huyết


11
BÁCH THẢO SƢƠNG

26 December 2012
 BPD: chất mịn đen bám vào đáy nồi khi đun bằng
rơm rạ, cỏ khô
 TPHH: carbon

Thuốc Chỉ huyết


 TVQK: cay – ấm  phế, vị,

đại trường
 CN-CT: chỉ huyết
 Đi ngoài ra máu (tả lỵ ra huyết)  hòa vào nước cháo
nóng
 Chảy máu cam (nục huyết)  thổi vào mũi; chảy máu
chân răng  sát vào chân răng
 Động thai ra máu  hòa vào thuốc thang đã sắc (kèm
12
Tô ngạnh, Trữ ma căn)
NGẪU TIẾT (NGÓ SEN)

26 December 2012
 BPD: thân rễ cây hoa sen
TKH: Nelumbo nucifera = Nelumbium speciosum,
họ Sen – Nelumbonaceae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: acid amin, vitamin C, tanin

 TVQK: đắng chát – bình/hàn  tâm, can, vị

 CN-CT: khứ ứ chỉ huyết  sao đen sắc uống


 Chữa khái huyết, thổ huyết, nục huyết
 Chữa đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết

13
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
14
NGÓ SEN
BẠCH CẬP

26 December 2012
 BPD: thân rễ (củ) cây Bạch cập
TKH: Bletilla hyacinthina = Bletilia striata, họ Lan
– Orchidaceae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: chất nhầy

 TVQK: đắng – bình  phế

 CN-CT: khứ ứ chỉ huyết, bổ phế sinh cơ


 Trị ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét
dạ dày tá tràng ( tán bột), lỵ ra máu, đau mắt đỏ
 Trị ho lao, tổn thương phổi
 Dùng ngoài trị mụn nhọt, bỏng lửa
 KK: kỵ Ô đầu – Phụ tử 15
26 December 2012
 Đại, Nguyên, Cam, Tảo đã dùng
Chớ thêm Cam thảo phản thùng không đâu
Còn như đã có Ô đầu

Thuốc Chỉ huyết


Bán, Bối, Liễm, Cập, Qua lâu miễn vào
Lê lô, Tế, Thược phản nhau
Cùng Sâm các loại phải mau tách rời

16
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
17
BẠCH CẬP
BỒ HOÀNG (CỎ NẾN)
 BPD:phấn hoa đực của cây Cỏ nến

26 December 2012
TKH: Typha orientalis = Typha angustifolia, họ
Hương bồ - Typhaceae
 TPHH: flavonoid

Thuốc Chỉ huyết


 TVQK: cay – ấm (bình)  tâm, can
 CN-CT: hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi tiểu
 Dùng sống  hoạt huyết, tiêu viêm, lợi tiểu
 Trị bế kinh, thống kinh, đau do chấn thương
 Trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng

 Trị tiểu tiện khó khăn

 Sao đen  chỉ huyết: trị thổ huyết, nục huyết, khái
huyết, tiện huyết
 Dùng tại chỗ cầm máu 18
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
19
BỒ HOÀNG
THUỐC THANH NHIỆT
CHỈ HUYẾT
-Vị đắng/ngọt, tính hàn/lƣơng tâm, can, thận
-Trị huyết nhiệt vong hành (sốt cao gây chảy máu)

-Phối hợp với thuốc thanh nhiệt, bổ âm


TRẮC BÁCH DIỆP

26 December 2012
 BPD: cành lá non của cây Trắc bách (Trắc bá)
TKH: Biota orientalis = Thuja orientalis, họ Trắc
bách – Cupressaceae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: Tinh dầu, nhựa, vitamin C, glycosid tim

 TVQK: đắng, chát – hàn  phế, can, đại trường

 CN-CT: lương huyết chỉ huyết, táo thấp, lợi tiểu


 Sao đen  chỉ huyết: chữa ho ra máu, chảy máu cam
 Dùng sống  táo thấp, lợi tiểu: chữa khí hư bạch đới
do thấp nhiệt, lợi tiểu (viêm tiết niệu, sinh dục)

21
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
22
TRẮC BÁCH DIỆP
HÕE HOA

26 December 2012
 BPD: nụ hoa của cây Hòe
TKH: Styphnolobium japonicum = Sophora
japonica, họ Đậu – Fabaceae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: flavonoid (rutin)

 TVQK: đắng – hàn  can, đại trường

 CN-CT: chỉ huyết, giải độc, hạ áp


 Sao cháy  chỉ huyết: chữa ho ra máu, thổ huyết, máu
cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ chảy máu, băng huyết
 Sao vàng  giải độc, hạ áp: làm vững bền thành mạch
(rutin), chữa cao huyết áp, trị mụn nhọt, viêm họng,
viêm mắt
23
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
24
HÕE HOA
CỎ NHỌ NỒI (HẠN LIÊN THẢO, CỎ MỰC)
 BPD: toàn cây cỏ nhọ nồi

26 December 2012
TKH: Eclipta alba = Eclipta prostrata, họ Cúc –
Asteraceae
 TPHH: Coumarin, alcaloid, tanin

Thuốc Chỉ huyết


 TVQK: ngọt, chua – mát  can, thận
 CN-CT: chỉ huyết, giải độc, bổ thận
 Dùng sống  thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt chỉ
huyết; giải độc
 Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh rong
huyết, sốt xuất huyết (vừa hạ sốt, vừa cầm máu)
 Chữa ho viêm họng, mụn nhọt

 Chưng chín  bổ thận: làm mạnh gân cốt, đen râu tóc,
chắc răng (phối hợp Hà thủ ô đỏ) 25
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
26
CỎ NHỌ NỒI
HẠT MÀO GÀ

26 December 2012
 BPD: hạt cây hoa mào gà trắng hoặc đỏ
TKH: Celosia argentea, họ Rau dền – Amaranthaceae
Celosia cristata Amaranthaceae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: thanh tương tử - acid nicotinic, kali nitrat

kê đầu – dầu béo, tinh bột, vitamin PP,


nitrat, kali
 TVQK:
 Thanh tương tử: đắng – hơi hàn  can: tả hỏa
 Kê đầu: ngọt – mát  can: chỉ huyết
 CN-CT: thanh nhiệt chỉ huyết, tả can hỏa
27
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
28
HOA MÀO GÀ
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
29
THANH TƢƠNG TỬ
THUỐC KIỆN TỲ
CHỈ HUYẾT
-Vị đắng, tính ôn  tỳ, vị, thận
-Trị xuất huyết do tỳ vị hƣ hàn (tỳ hƣ không thống nhiếp
huyết)
-Phối hợp thuốc kiện tỳ
-Nếu chảy máu nhiều gây trụy mạch  dùng Nhân sâm
cấp cứu
Ô TẶC CỐT (HẢI TẶC, HẢI PHIÊU TIÊU)

26 December 2012
 BPD: mai của con mực còn nguyên vẹn, trắng
nhẹ, không vụn nát
TKH: Sepia esculenta, họ Cá mực - Sepiidae

Thuốc Chỉ huyết


 TPHH: các muối calci (calci carbonat, calci
phosphat), acid hữu cơ, natri chlorid, chất keo
 TVQK: mặn - ấm  can, thận

 CN-CT: chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc


 Dùng trong: đập nhỏ sắc, tán bột chiêu uống  tác
dụng cắt cơn đau dạ dày nhanh; chữa thổ huyết, nục
huyết, băng huyết, tiện huyết
 Thổi vào mũi  cầm máu khi chảy máu cam
31
 Rắc ngoài  cầm máu ở vết thương chảy máu
26 December 2012 Thuốc Chỉ huyết
32
Ô TẶC CỐT
THUỐC CỐ SÁP
MỤC TIÊU

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc cố


sáp? Đặc điểm của thuốc cố sáp?
2. Học sinh trình bày được tác dụng của các loại
thuốc cố sáp và những chú ý khi sử dụng ?
3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ
phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng
dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị
thuốc cố sáp đã học?
ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM
• Thuốc thu liễm là các vị thuốc có tác dụng thu
liễm cố sáp khi mồ hôi , máu, nước tiểu, phân,
khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài
quá nhiều.

• Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua, khuynh


hướng trầm.
PHÂN LOẠI
Căn cứ vào tác dụng của thuốc cố sáp, có thể
chia thành các loại sau:
* Thuốc cố biểu liễm hãn (thuốc cầm mồ
hôi, thuốc liễm hãn)
* Thuốc cố tinh sáp niệu, giảm bạch đới
(thuốc cầm di tinh di niệu, thuốc cố tinh sáp
niệu)
* Thuốc liễm phế sáp trường (thuốc cầm ỉa
chảy, thuốc sáp trường chỉ tả)
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG(CÁCH DÙNG)

* Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị


tiêu), khi dùng phải phối hợp với các thuốc
điều trị nguyên nhân (trị bản):
* Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư
chứng, vì vậy không nên dùng quá sớm khi
ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm,
tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.
CẤM KỴ

- Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra


nhiều do nhiệt chứng.
- Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do
thấp nhiệt.
- Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái
buốt, đái ra máu do thấp nhiệt.
THUỐC LIỄM HÃN

- Dùng trong các trường hợp đạo hãn (mồ hôi


trộm), tự hãn (mồ hôi tự chảy ròng ròng).
- Thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc
bổ dương, bổ khí và bổ âm.
- Một số vị thuốc:
Ma hoàng căn, phù tiểu mạch, tiểu mạch, ngũ
vị tử, long cốt- long sỉ, mẫu lệ…
MA HOÀNG CĂN
• Tên KH: Ephedra
sinica Stapf. và E.
Intermedia .họ Ma
hoàng Ephedraceae
• Tính vị quy kinh: vị
ngọt, tính bình (ôn),
quy kinh Phế.
• Công năng: Chỉ hãn
(cầm mồ hôi).
PHÙ TIỂU MẠCH

• Tên thực vật:


Triticum aestivum
• Vị ngọt, tính mát,
quy kinh tâm.
• Công năng: bổ khí,
thanh nhiệt, cầm mồ
hôi.
NGŨ VỊ TỬ • Tên KH: Schisandra
sp . Họ Ngũ vị
Schisandraceae
• Tính vị : 5 vị trong đó
vị chua, mặn; tính ấm.
• Quy kinh: vào phế,
thận.
• Công năng: Cố biểu
liễm hãn, ích khí, sinh
tân, bổ thận, an thần.
THUỐC CẦM DI TINH DI NIỆU
Tác dụng chung: Thuốc cố tinh sáp niệu dùng
trong những trường hợp sau:
• di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương,
hoặc chức năng sinh dục yếu kém, do thận hư
không tàng tinh.
• tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần, lượng
nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế
được bàng quang.
Tiếp
Tác dụng chung ( tiếp)
• phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung,
nhâm yếu (can thận).
Vì vậy khi dùng thuốc cố tinh sáp niệu phải phối
hợp với thuốc bổ thận.
1 số vị thuốc
Kim anh, tang phiêu tiêu, khiếm thực, liên nhục,
sơn thù du…
KIM ANH TỬ Tên KH: Rosa
laevigata Michx.
Họ Hoa hồng-
Rosaceae.
Tính vị : vị chua,
ngọt, chát ; tính
bình.
• Quy kinh: vào phế,
thận, bàng quang
Công năng: Cố
tinh , sáp niệu, cầm
ỉa chảy.
TANG PHIÊU TIÊU • Dùng tổ bọ ngựa
Tenodera sinesis
Saussure. Họ Bọ
ngựa Mantidae, trên
cây dâu.
• Tính vị : vị ngọt,
mặn ; tính bình (ôn)
• Quy kinh: vào kinh
can, thận.
• Công năng: ích
thận, cố tinh , sáp
niệu.
KHIẾM THỰC
- Khiếm thực bắc Euryale
ferox Salisb. Họ Súng-
Nymphaeceae.
- Khiếm thực nam
(Nymphaea stellata Willd
- Vị ngọt, chát; tính bình;
quy kinh tỳ, thận.
- Công năng: ích thận, cố
tinh, bổ tỳ, trừ thấp,
ngừng tiêu chảy, ngừng
đới hạ.
SƠN THÙ DU • Tên KH: Cornus
officinalis Sieb. et
Zucc. họ Thù du-
Cornaceae.
• Tính vị : vị chua,
chát ; tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
can, thận.
• Công năng: Bổ can
thận, cố tinh, sáp
niệu.
LIÊN NHỤC Dùng hạt sen bỏ vỏ bỏ
tâm, của cây sen -
Nelumbo nucifera
Gaertn. họ Sen -
Nelumbonaceae.
Tính vị : vị ngọt, chát ;
tính bình.
Quy kinh: vào kinh tâm,
tỳ, thận.
Công năng: Bổ tỳ, bổ
thận sáp tinh, dưỡng
tâm an thần.
PHÚC BỒN TỬ • Tên KH: Rubus
chingii (Trung
quốc), họ Hoa
hồng Rosaceae.
• Vị ngọt, chua-
tính ấm- quy kinh
can, thận.
• Công năng: ích
thận, cố tinh
THUỐC SÁP TRƯỜNG CHỈ TẢ

• Loại thuốc này dùng trong các trường hợp tỳ


vị hư nhược, công năng tiêu hoá, hấp thu giảm
sút hoặc bị ngộ độc thức ăn. . . dẫn đến tiêu
chảy.
• Thuốc cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc
kiện tỳ để điều trị.
MỘT SỐ VỊ THUỐC

Một số vị thuốc:
Ngũ vị tử, ô mai, ngũ bội tử, kha tử, anh túc
xác, thạch lựu bì, nhục đậu khấu.
Là sản phẩm chế từ quả mơ
Ô MAI
của cây mơ - Prunus
mume Sieb. et Zucc. Họ
Hoa hồng - Rosaceae.
Tính vị : vị chua, chát; tính
ấm.
Quy kinh: vào kinh can,
tỳ, phế.
Công năng: Sáp trường
chỉ tả, chỉ ho, sinh tân,
giảm đau.
NGŨ BỘI TỬ tổ đã phơi hay sấy khô của
ấu trùng sâu Ngũ bội tử-
Melaphis chinensis (bell.)
Baker
Tính vị : vị chua, chát, mặn;
tính bình.
Quy kinh: vào kinh phế,
thận, đại trường.
Công năng: Sáp trường chỉ
tả, chỉ huyết, liễm sang,
giải độc, liễm phế.
KHA TỬ • Terminalia chebula
Retz. họ Bàng-
Combretaceae.
• Tính vị : vị đắng,
chua, sáp ; tính bình.
• Quy kinh: vào kinh
phế, đại trường.
• Công năng: Sáp
trường chỉ tả, liễm phế,
thông lợi yết hầu.
ANH TÚC XÁC • Tên thực vật:
Papaver somniferum
L. Họ Thuốc phiện
Papaveraceae.
• Thành phần hoá
học: Chứa nhiều
ancaloid như
morphin, nacotin,
codein, papaverin.
• Tác dụng: dùng chữa
các bệnh ho lâu ngày,
ho gà, đi tả.
NHỤC ĐẬU KHẤU • Tên thực vật:
Myristica fragans
Houtt. Họ Nhục
đậu khấu
Myriticaceae
• Vị cay, tính ấm,
quy kinh tỳ, vị, đại
tràng.
• Công năng: Ôn
trung, hành khí, sáp
trường, chỉ tả.
THUỐC GIẢI BIỂU
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc giải
biểu.
2. Học sinh trình bày được phân loại thuốc giải biểu,
đặc điểm và tác dụng của từng loại.
3. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng
thuốc giải biểu trong điều trị.
4. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc
giải biểu đã học.
ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊNH NGHĨA
Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa
ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi; dùng để
chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh
không cho xâm nhập vào phần lý
ĐẶC ĐIỂM:
Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán , phát
hãn (làm ra mồ hôi ) giải biểu giảm đau đầu,
thúc đẩy ban chẩn sởi đậu mọc.
Khuynh hướng: phù
PHÂN LOẠI
Dựa vào tác dụng chữa bệnh, người ta thường
chia thuốc giải biểu thành các loại sau:
- Thuốc phát tán phong hàn: đa số có vị cay,
tính ấm, nên còn gọi là thuốc tân ôn giải biểu.
Loại này dùng để chữa cảm mạo phong hàn.
- Thuốc phát tán phong nhiệt: đa số có vị cay,
tính mát, nên còn gọi là thuốc tân lương giải
biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong
nhiệt.
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG (CÁCH DÙNG)
• Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số
lượng nhất định
• Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông.
• Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng
lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng âm,
bổ huyết, ích khí.
• Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ
thể mà phối hợp cho thích hợp.
• Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng
và tránh gió
THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN

• Đặcđiểm: vị cay, tính ấm, phần lớn quy kinh


phế (điều này có quan hệ đến phế chủ bì mao)
• Công năng chung: Phát tán phong hàn, phát
hãn, giải biểu, chỉ thống do làm thông dương
khí, thông kinh hoạt lạc.
• Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ
lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy
nước mũi, ho hen do lạnh.
QUẾ CHI • Tên KH:
Cinnamomum sp. Họ
Long não (Lauraceae).
• Tính vị: vị cay, ngọt;
tính ấm
• Quy kinh: vào kinh
phế , tâm , bàng quang.
• Công năng: Phát hãn
giải cơ, ôn kinh , thông
dương.
MA HOÀNG
• Tên KH: Ephedra sp.
họ Ma hoàng
Ephedraceae
• Tính vị: vị cay, hơi
đắng; tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
phế, bàng quang.
• Công năng: Phát hãn,
tán hàn, tuyên phế, bình
suyễn, lợi thuỷ, tiêu
thũng.
SINH KHƯƠNG • Tên KH: Zingiber
officinale Rose. Họ
Gừng Zingiberaceae
• Tính vị : vị cay, tính
ấm.
• Quy kinh: vào kinh
phế , tỳ , vị, thận.
• Công năng: Tán hàn
giải biểu, ôn trung
cầm nôn, chỉ ho, giải
độc.
KINH GIỚI • Tên KH: Elsholtziae
ciliatae(Thunh) Hyland.
Họ Bạc hà (Hoa môi)
Lamiaceae.
• Tính vị : vị cay, hơi
đắng, tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
phế và can
• Công năng: Giải biểu,
khu phong, chỉ ngứa,
tuyên độc thấu chản
TÍA TÔ • TênKH:Perilla
frutescens (L.) Britt. Họ
Bạc hà (Hoa môi)
Lamiaceae.
• BPD: lá tía tô ( tô diệp),
cành tía tô ( tô ngạch),
hạt tía tô ( tô tử)
• Lá tía tô ( tô diệp)
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế ,
tỳ.
Công năng: Phát tán
phong hàn, lý khí.
BẠCH CHỈ • Tên KH:
Angelica dahurica Benth
et Hook . Họ Hoa tán
Apiaceae.
• Tính vị : vị cay, tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh phế ,
vị , đại tràng.
• Công năng: Phát tán
phong hàn, chỉ thống, tiêu
viêm.
TẾ TÂN • Tên KH: Asarum SP, Họ
Mộc hương –
Aristolochiaceae
• Tính vị : vị cay, tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
thận, phế, tâm
• Công năng: Phát tán
phong hàn, thông kinh
hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho
KHƯƠNG HOẠT • Tên KH: Notopterygium
SP, Họ Hoa tán-
Apiaceae.
• Tính vị : vị cay, đắng;
tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
bàng quang, can, thận.
• Công năng: Phát tán
phong hàn, trừ phong
thấp, giảm đau.
HƯƠNG NHU
• Tên KH: cây hương nhu
trắng (Ocimum gratissimum
L.) và cây hương nhu tía
(Ocimum tenuiflorum L.),
họ Bạc hà Lamiaceae.
• Tính vị: Cay, Ôn
• Quy kinh: Phế vị
• Công năng: Phát hãn, thanh
thử, tán thấp hành thuỷ
CẢO BẢN • Tên KH: Bắc cảo bản
(hương cảo bản) Ligusticum
jeholense, họ Hoa tán
Apiaceae. – Tây khung cảo
bản Ligusticum sinese, họ
Hoa tán Apiaceae
• Tính vị quy kinh : Cay, ôn.
• Chủ trị: Là thuốc khu
phong, ráo thấp, chữa nhức
đầu, sưng đau nhức, dùng
ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ
lở.
(thuốc nhập của Trung quốc)
THƯƠNG NHĨ TỬ
• Tên KH: Xanthium
strumarium L. , họ Cúc
Asteraceae.
• Tính vi quy kinh:
Cay, đắng, ôn. Vào
kinh Phế, thận, tỳ.
• Công năng: Trừ
phong thấp, tiêu độc,
tán phong thông khiếu.
TÂN DI
• Tên KH: Magnolia
liliflora , họ Mộc lan
Magnoliaceae
• Tính vị quy kinh:
cay, ấm, vào kinh
phế, vị
• Công năng: trừ
phong, tán hàn,
thông khiếu
HỒ TUY
• Tên KH:
Coriandrum
sativum. Họ Hoa tán
Apiaceae.
• Tính vị quy kinh:
Cay, ấm; vào kinh
Phế, vị
• Công năng: phát
tán, khu phong, kiện
vị tiêu thực.
THUỐC PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

Đặcđiểm: vị cay, tính mát, phần lớn qui kinh


phế và can.
Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải
biểu nhiệt, chỉ thống.
Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau
đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng, hạ sốt.
BẠC HÀ • Tên KH: cây bạc hà
Việt nam Mentha
arvensis L. Họ Hoa
môi- Lamiaceae.
• Tính vị : vị cay, tính
mát.
• Quy kinh: vào kinh
phế, can
• Công năng: Phát tán
phong nhiệt, trừ
phong giảm đau.
CÁT CĂN • Tên KH: Pueraria
thomsonii Benth. Họ
đậu Fabaceae.
• Tính vị : vị ngọt, cay,
tính lương .
• Quy kinh: vào kinh
tỳ, vị.
• Công năng: Thăng
dương khí tán nhiệt,
sinh tân dịch chỉ khát.
TANG DIỆP
• Tên KH: Morus alba L. Họ Dâu tằm Moraceae.
• Tính vị : vị ngọt, đắng, tính hàn.
• Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.
• Công năng: Phát tán phong nhiệt, lương huyết,
nhuận phế.
CÚC HOA
• Tên KH: cây cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L
. và cây cúc hoa trắng Chrysanthemum sinense Sabine.
Họ Cúc- Asteraceae
• Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.
• Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.
• Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, giáng áp.
MẠN KINH TỬ
• Tên KH: Vitex trifolia
L. Họ Cỏ roi ngựa
Verbenaceae.
• Tính vị : vị đắng, cay,
tính hơi hàn.
• Quy kinh: vào kinh
can, phế, bàng quang.
• Công năng: Phát tán
phong nhiệt, lợi niệu,
thông kinh hoạt lạc.
PHÙ BÌNH • Tên KH: cây bèo tấm
tía- Spirodela
polyrrhiza. Họ Bèo tấm-
Lemnaceae
• Tính vị : vị cay, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh can,
phế.
• Công năng: Phát tán
phong nhiệt, lợi niệu, giải
độc , giải dị ứng.
SÀI HỒ • Tên KH: Bupleurum
chinense DC. Họ Hoa tán
Apiaceae
• Tính vị : vị đắng, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh can,
đởm, tâm bào, tam tiêu.
• Công năng: Thoái nhiệt
(giảm sốt), thư can, thăng
dương.
THĂNG MA • Tên KH: Cimicifuga
foetida L. ,
C.dahurica(Turcz)
Maxim . Họ Mao
lương Ranunculaceae.
• Tính vị : vị ngọt, cay,
hơi đắng, tính hàn.
• Quy kinh: vào kinh
phế, vị, đại tràng.
• Công năng: Phát tán
phong nhiệt, giải độc,
thăng dương.
NGƯU BÀNG TỬ • Tên KH: Arctium
lappa L. họ Cúc
Asteraceae
• Tính vị quy kinh: vị
đắng, tính hàn , qui
kinh Phế, vị.
• Công năng: Giải
cảm nhiệt, giải độc,
làm cho sởi mọc,
nhuận tràng.
THUỐC HÓA ĐÀM, CHỈ HO,
BÌNH XUYỄN
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc hoá
đàm, thuốc chỉ ho và thuốc bình xuyễn?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc
hoá đàm, thuốc chỉ ho và thuốc bình suyễn đã
học.
ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOAI
ĐN: Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn là các vị
thuốc có tác dụng làm hết hay làm giảm các
triệu chứng ho, đàm và xuyễn.
PL: Căn cứ vào tác dụng chữa bệnh của thuốc,
có thể chia thành 3 loại:
- Thuốc hoá đàm
- Thuốc chỉ khái
- Thuốc bình xuyễn
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG (CÁCH DÙNG)

- Kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân


- Kết hợp thuốc điều trị các triệu chứng kèm
theo.
- Chú ý bào chế: hạt giã dập; lá có lông-
làm sạch.
- Khi dùng các thuốc chỉ khái trừ đàm thường
chán ăn
THUỐC HÓA ĐÀM
1. Định nghĩa: Thuốc hoá đàm có tác
dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm,
trừ đàm, làm cho đàm dễ khạc ra.
2. Khái niệm “ Đàm”:
PHÂN LOẠI THUỐC HÓA ĐÀM

Dựa vào tính năng của các vị thuốc, có thể chia


thành 2 loại sau:
- Thuốc ôn hoá hàn đàm ( thuốc hoá đàm hàn):
- Thuốc thanh hoá nhiệt đàm ( thuốc hoá đàm
nhiệt):
THUỐC ÔN HÓA HÀN ĐÀM
• Đặc điểm: Thường vị cay, tính ấm và táo,
dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm thấp.
• Tác dụng: chữa các chứng do
- Hàn đàm ứ lại ở phế gây ho, hen suyễn;
- Hàn đàm ứ lại ở kinh lạc gây đau nhức khớp
xương;
- Hàn đàm ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê
ẩm, nhưng đau không nhất định ở chỗ nào.
BÁN HẠ CHẾ Tên KH:
- Bán hạ TQ: Pinellia ternata
(Thunb.) Breit. Họ Ráy
Araceae.
- Bán hạ VN: Typhonium
trilobatum Schott. Họ Ráy-
Araceae
Tính ,vị , quy kinh : vị cay,
tính ấm, có độc. vào kinh
tỳ, vị.
Công năng: Ráo thấp hoá
đàm, giáng nghịch cầm nôn,
tiêu viêm, tán kết.
BẠCH GIỚI TỬ
• Tên KH: Brassica alba
Boisser hoặc Sinapis
alba L. Họ cải-
Brassicaceae
• Tính vị, quy kinh: vị
cay, tính ấm,vào kinh
phế.
• Công năng: Ôn phế trừ
đàm, thông kinh lạc chỉ
thống.
QUẢ BỒ KẾT • Tên KH: Gleditschia
australis Hemsl.
(Gleditschia sinensis
Lamk., Mimosa fera
Lour) Họ Vang-
Caesalpiniaceae.
• Tính vị, QK : vị cay,
mặn, tính ấm, ít
độc,vào kinh phế và
đại tràng
• Công năng: Trừ đàm
thông khiếu, trừ mủ,
tán kết.
THUỐC THANH HÓA NHIỆT ĐÀM
• Đặc điểm: Thường có tính hàn, dùng cho các
chứng đàm nhiệt.
• Tác dụng: chữa các bệnh ho suyễn tức, nôn
ra đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản
kinh phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan
niệm đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất kết mà
dẫn đến.
TRÚC NHỰ, TRÚC LICH, THIÊN TRÚC
HOÀNG
• Trúc nhự:
Dùng lớp vỏ giữa, sau khi
đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở
thân cây tre Bambusa sp.
Họ Lúa - Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hơi
hàn.
Quy kinh: vào kinh phế,
can, vị.
Công năng: Thanh phế lợi
đàm, thanh vị cầm nôn.
Trúc lịch, thiên trúc hoàng
• Trúc lịch: Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các
ống tre tươi hoặc măng cành tre Bambusae sp. Họ
Lúa - Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính đại hàn.Quy kinh: vào tâm, vị.
Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ
phiền.
• Thiên trúc hoàng: Là những cục bột màu trắng
hoặc vàng đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa -
Bambusa sp. Họ Lúa - Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào tâm, can.
Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần,
đuổi phong nhiệt.
QUA LÂU NHÂN

• Tên KH: Trichosanthes


kirilowii Maxim Họ Bí-
Cucurbitaceae.
• Tính vị : vị ngọt, đắng-
tính hàn. Quy kinh: vào
phế, vị, đại trường.
• Công năng: nhuận phế,
hoá đàm, nhuận tràng.
BỐI MẪU
• Xuyên BM, Triết BM
• Tên KH: Fritillaria
sp. họ Loa kèn
Liliaceae.
• Tính vị quy kinh: vị
đắng, ngọt, hơi hàn.
Quy kinh Phế, tâm.
• Công năng : nhuận
phế, hoá đàm, chỉ
khái, tán kêt
THUỐC CHỈ KHÁI
• Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là
những vị thuốc làm hết hay làm giảm triệu
chứng ho.
• Phân loại: căn cứ vào tính năng để chia thành
2 loại:
- Thuốc ôn phế chỉ khái
- Thuốc thanh phế chỉ khái
THUỐC ÔN PHẾ CHỈ KHÁI

• Đặc điểm: tính ấm, quy kinh phế


• Tác dụng: chữa ho hàn, đàm hàn.
• Chỉ định:
- Ho do ngoại cảm phong hàn
- Ho do dương khí kém
BÁCH BỘ
Dùng rễ đã phơi sấy khô
của cây Bách bộ -
Stemona tuberosa
Lour. họ Bách bộ -
Stemonaceae
Tính vị : vị ngọt, đắng,
tính hơi ấm
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Nhuận phế
chỉ khái, sát trùng.
Tên khác: la bặc tử, lai HẠT CỦ CẢI
phúc tử
hạt chín phơi sấy khô của
cây cải củ- Raphanus
sativus L. họ Cải-
Brassicaceae.
Tính vị : vị cay, ngọt, tính
bình.
Quy kinh: vào phế, tỳ, vị.
Công năng: Giáng khí
hoá đàm, tiêu thực trừ
trướng.
HẠNH NHÂN
Dùng nhân hạt quả mơ-
Prunus armeniaca L.
Họ Hoa hồng-
Rosaceae
Tính vị : vị đắng, tính
hơi ấm. Quy kinh:
vào phế, đại trường.
Công năng: Giáng khí ,
chỉ khái, bình suyễn,
nhuận tràng, thông
tiện.
CÁT CÁNH
Dùng rễ phơi sấy khô của
cây cát cánh Platycodon
grandiflorum (Jacq. ) A.
CD. Họ Hoa chuông
Campanulaceae.
Tính vị : vị đắng, cay, tính
hơi ấm.
Quy kinh: vào phế.
Công năng: ôn phế tán
hàn, chỉ khái, trừ đàm,
trừ mủ.
THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI

• Thuốc thường có tính hàn, quy kinh phế


• Tác dụng: Thuốc dùng để chữa ho nhiệt, đàm
nhiệt.
• Chỉ định :
- Ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
- Ho do âm hư
TIỀN HỒ
Dùng rễ phơi khô của cây
tiền hồ- Peucedanum
sp. Họ Hoa tán-
Apiaceae.
Tính vị : vị đắng, cay,
tính hơi hàn.
Quy kinh: vào phế, tỳ.
Công năng: Tán phong,
thanh nhiệt, giáng khí,
trừ đàm
TANG BẠCH BÌ
• Dùng vỏ rễ đã cạo lớp
vỏ ngoài, phơi hay sấy
khô của cây dâu tằm-
Morus alba L. Họ Dâu
tằm- Moraceae.
Tính vị : vị ngọt, tính
hàn.
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Thanh phế,
bình suyễn, lợi thuỷ
tiêu thũng
TỲ BÀ DIỆP Dùng lá phơi hoặc sấy khô
của cây Tỳ bà ( cây nhót
tây, nhót Nhật bản)-
Eriobotrya japonica (
Thunb.) Lindl. Họ Hoa
hồng- Rosaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hơi
hàn ( bình).
Quy kinh: vào phế, vị.
Công năng: Thanh phế, chỉ
ho, giáng nghịch, trừ nôn.
MƯỚP
Dùng các bộ phận trên
mặt đất của cây mướp-
Luffa cylindrica L. Họ
Bí- Cucurbitaceae.
Tính vị : vị hơi đắng,
chua, tính mát. ( Lá và
dây). Vị hơi ngọt, tính
bình ( xơ).
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Thanh phế,
chỉ khái, trừ đàm, giải
độc.
THUỐC BÌNH XUYỄN

- Có tác dụng giảm triệu chứng ho, xuyễn


tức, khó thở, đàm.
- Quy kinh : Phế
- 1 số vị thuốc: ma hoàng, cà độc dược,
bạch quả, địa long…
CÀ ĐỘC DƯỢC
Dùng hoa và lá cây cà
độc dược Datura sp.
Họ Cà Solanaceae
Tính vị : vị cay, đắng,
tính ấm.
Quy kinh: vào phế, can
và vị.
Công năng: Bình xuyễn,
chỉ khái, giải co cứng,
chỉ thống.
BẠCH QUẢ
• Dùng hạt của cây
Ngân hạnh hay cây
Bạch quả- Ginkgo
biloba L. Họ Bạch quả
Ginkgoaceae.
Tính vị : vị ngọt, đắng,
sáp; tính bình, có độc.
Quy kinh: vào phế, vị.
Công năng: Bình xuyễn
hoá đàm, thu sáp chỉ
đới
THUỐC LỢI THỦY THẤM
THẤP
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày đƣợc thế nào là thuốc lợi thuỷ
thẩm thấp và đặc điểm của nhóm thuốc này.
2. Học sinh trình bày đƣợc những chú ý khi dùng
(cách dùng) thuốc lợi thuỷ thẩm thấp trong điều
trị.
3. Học sinh trình bày đƣợc tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc lợi
thuỷ thẩm thấp đã học.
Định nghĩa- đặc điểm
• Định nghĩa: Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là
những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết
thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài.

• Đặc điểm: đa số các vị thuốc có vị nhạt tính,


bình.
TÁC DỤNG CHUNG

• Lợi niệu thông lâm.


• Lợi niệu trừ phù thũng.
• Lợi niệu chữa vàng da (hòang đản).
• Lợi niệu trừ phong thấp.
• Lợi niệu cầm ỉa chảy.
• Lợi niệu thanh nhiệt.
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG (CÁCH DÙNG)
• Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấp đƣợc dùng
để giải quyết triệu chứng, vì vậy thƣờng
phối hợp với các thuốc điều trị nguyên
nhân, vi dụ:
• Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau
phụ trách: tỳ chủ vận hoá, phế thông điều
thuỷ đạo, thận khí hoá bàng quang, vì vậy
tuỳ theo vị trí bị trở ngại để phối hợp
thuốc.
TRẠCH TẢ
Alisma plantago aquatica L. Họ Trạch tả-
Alismataceae.
Tính vị : vị ngọt, mặn ; tính hàn
Quy kinh: vào kinh can, thận, bàng quang.
Công năng: Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh thấp nhiệt.
XA TIỀN TỬ • Tên KH: Pantago
major L. var. asiatica
Decaisne. Họ Mã đề-
Plantaginaceae.
• Tính vị : vị ngọt ; tính
hàn
• Quy kinh: vào kinh
can, thận, tiểu trƣờng
và bàng quang.
• Công năng: Lợi niệu,
thanh phế, can nhiệt.
MỘC THÔNG • Tên KH: Clemantis
armandi Franch. Họ
Hoàng liên-
Ranunculaceae.
• Tính vị : vị đắng ; tính
hàn
• Quy kinh: vào kinh
tâm, phế, tiểu trƣờng và
bàng quang
• Công năng: Thanh
tâm hoả, trị thấp nhiệt.
Y DĨ
Dùng nhân hạt cây ý dĩ-
Coix lachryma jobi L.
Họ Lúa- Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, nhạt,
tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị, phế.
Công năng: Kiện tỳ hoá
thấp.
ĐĂNG TÂM THẢO
• Dùng ruột xốp phơi khô
của cây cỏ bấc đèn-
Juncus effusus L.. Họ
Bấc- Juncaceae.
• Tính vị : vị ngọt, nhạt,
tính hàn.
• Quy kinh: vào kinh
tâm, phế, tiểu trƣờng.
• Công năng: thanh nhiệt
thẩm thấp, an thần.
TỲ GIẢI
• Dùng thân rễ cây tỳ giải-
Dioscorea tokoro
Makino. Họ Củ mài-
Dioscoreaceae
• Tính vị : vị đắng, tính
bình.
• Quy kinh: vào kinh
can, vị.
• Công năng: Lợi thấp
hoá trọc, giải độc .
KIM TIỀN THẢO
Dùng phần trên mặt đất
của cây kim tiền thảo-
Desmodium
styracifolium (Osb)
Merr. Họ Đậu-Fabaceae
Tính vị : vị hơi mặn, tính
bình.
Quy kinh: vào kinh can,
đởm, thận.
Công năng: Lợi niệu
thông lâm.
ĐẬU ĐỎ
Tên KH: Phaseolus
angularis Wight . Họ
Đậu- Fabaceae
Tính vị : vị ngọt, hơi
chua, tính bình.
Quy kinh: vào kinh
tâm, tiểu trƣờng.
Công năng: Lợi niệu,
hoạt huyết và trừ mủ
Dùng lõi xốp trắng của THÔNG THẢO
cây thông thảo -
Tetrapanax papyriferus
Hook. Họ Nhân sâm -
Araliaceae.
Tính vị : vị ngọt, nhạt,
tính hàn.
Quy kinh: vào kinh phế,
vị .
Công năng: Lợi niệu,
thanh thấp nhiệt, lợi
sữa.
BẠCH PHỤC LINH
Tên KH: Poria cocos
Wolf. Họ Nấm lỗ-
Polyporaceae
Tính vị : vị ngọt, nhạt,
tính bình.
Quy kinh: vào kinh tâm,
phế, thận, tỳ và vị.
Công năng: Lợi thuỷ,
thẩm thấp, kiện tỳ hoà
trung và định tâm an
thần.
THUỐC HÓA THẤP
(THUỐC PHƢƠNG HƢƠNG HÓA THẤP)
1. Đặc điểm: Đa số có mùi thơm, tính ấm;
thƣờng quy kinh tỳ, vị.

2. Tác dụng chung: - Trừ thấp tà ở tỳ, vị.


- kiện tỳ, hoà vị.
3. Chú ý khi sử dụng: Thuốc hoá thấp
thƣờng hay phối hợp với các thuốc:
- Thuốc kiện tỳ nếu tỳ vị hƣ nhƣợc.
- Thuốc lý khí nếu chứng thấp gây trở
ngại dẫn đến khí trệ và để tăng hiệu quả
điều trị.
4. Vị thuốc: Hoắc hƣơng, Mần tƣới, Sa
nhân, Bạch đậu khấu, Thảo đậu khấu,
Thảo quả, Hậu phác, Đại phúc bì, Mộc
hƣơng, Thƣơng truật.
HOẮC HƯƠNG
Tên KH: Pogostemon
cablin Blanco, họ
Bạc hà Lamiaceae.
Tính hơi ấm (vi ôn),
vị cay, đắng.
Quy kinh tỳ,vị, đại
tràng.
Công năng: Giải thử,
hoá thấp, chỉ nôn.
MẦN TƯỚI Tên KH: Eupatorium
fortunei, họ Cúc
Asteraceae. ỏ Việt Nam
dùngEupatorium
staechadosmum Hance.
họ Cúc Asteraceae.
Vị hơi đắng, ngọt, tính bình
(ấm). Quy kinh can, tỳ,
phế, thận.
Công năng: tả hỏa, giải
độc, giải thử, tiêu thực
SA NHÂN Tên KH: Amomum
villosum Lour. và một số
loài khác trong chi
Amomum, họ Gừng-
Zingiberaceae.
Tính vị : vị cay ; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị,
thận.
Công năng: lý khí, hoá
thấp, ôn tỳ, tiêu thực và
an thai
HẬU PHÁC Tên KH: vỏ cây hậu
phác- Magnolia
officinalis Rehd et
Wils. Họ Mộc lan-
Magnoliaceaea
Tính vị : vị đắng, cay;
tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị, phế, đại trƣờng.
Công năng: táo thấp,
tiêu đàm, hạ khí, trừ
đầy trƣớng.
THUỐC LÝ KHÍ
MỤC TIÊU

1. Học sinh trình bày được phân loại thuốc lý khí


và tác dụng chung của từng loại?
2. Học sinh trình bày được những đặc điểm và
chú ý khi sử dụng các thuốc này?
3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc
lý khí đã học?
ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM
 Định nghĩa: thuốc lý khí là các vị thuốc
điều hoà phần khí tron g cơ thể.
Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác
dụng làm cho khí huyết lƣu thông, làm cho
khoan khoái lồng ngực ( khoan xung), giải
uất, giảm đau.
 Đặc điểm của các vị thuốc lý khí: cay, ấm,
thơm, ráo.
PHÂN LOẠI

Căn cứ vào tác dụng chữa bệnh để chia


thuốc lý khí thành các loại sau:
- Thuốc hành khí giải uất.
- Thuốc phá khí giáng nghịch.
- Thuốc thông khí khai khiếu
THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT
 Đặc điểm: vị cay, đa số tính ấm, thơm,
ráo
 Tác dụng chung:Thường dùng để chữa
các chứng:
- Khí trệ ở tỳ vị gây: .....
- Can khí uất kết gây: ....
- Ngoài ra chữa 1 số triệu chứng khác:...
HƢƠNG PHỤ
 TÊN KHÁC: Củ gấu, Cỏ cú

 TÊN KH : Cyperus rotundus


L., họ Cói Cyperaceae

 BPD : thân rễ

 TPHH: tinh dầu, flavonoid,


các acid phenol, alcaloid,
saponin, chất đắng, pectin,
tinh bột và nhiều nguyên tố
vi lượng.
TRẦN BÌ

 TÊN KHÁC: vỏ quýt


chín

 Tên KH: họ Cam


Rutaceae

 BPD: Vỏ chín phơi sấy


khô
SA NHÂN

 TÊN KHÁC: sa nhân trắng, dƣơng


xuân sa.

 TÊN KH: Amomum villosum Lour.,


họ Gừng Zingiberaceae

 BPD: hạt lấy từ quả gần chín,


phơi khô.

 TPHH: Tinh dầu 2-2,5% (chủ yếu


là borneol, camphor), nhựa, chất
béo.
MỘC HƢƠNG

 TÊN KHÁC:Vân mộc hƣơng,


Quảng mộc hƣơng

 TÊN KH:Sausurea lappa


Clarke. họ Cúc - Asteraceae

 BPD: Rễ phơi sấy khô

 TPHH:
Ô dƣợc
 TÊN KHÁC:Ô dƣớc nam, dầu
đắng

 TÊN KH:Lindera myrrha


(Lour.) Merr.,
họ Long não Lauraceae

 BPD: Rễ phơi sấy khô

 TPHH:Rễ có chứa các alcaloid


khung aporphin. Ngoài ra còn
chứa borneol…
LỆ CHI HẠCH
 Tên KH: Lichi
chinensis Sonn. , họ Bồ
hòn Sapindaceae
 Tính vị : vị đắng, ngọt,
chát, tính ấm.
 Quy kinh: Can, thận.
 Công năng: Hành khí,
giảm đau, kiện vị, chỉ
nôn.
LỤC NGẠC MAI
Tên thực vật: Prumus
 images.jpg mume (Sieb.) Zieb et
Zucc. Họ Hoa hồng
Rosaceae
Vị cay, chua, tính ôn, vào
kinh can và vị.
Công năng: Hành khí ở
can, giảm ứ trệ và điều
khí ở vị.
THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH
 Đặc điểm: ngoài đặc điểm chung, thuốc phá khí
giáng nghịch còn có khuynh hƣớng giáng.
 Tác dụng chung:
- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế
khí không thuận.
- Chữa nôn, nấc, ợ , trớ, trƣớng bụng, đầy hơi do
can khí phạm vị.
- Chữa khí huyết lƣu thông khó khăn, thƣờng bị
tích lại thành khối cục.
CHỈ THỰC- CHỈ XÁC

 TÊN KHÁC: Trấp, Trót

 TÊN KH: Citrus hystrix DC., họ Cam Rutaceae

 BPD: chỉ thực= quả non


chỉ xác= quả gần chín, vỏ ngoài còn xanh.

 TPHH: chỉ tinh dầu, alcaloid, glucosid, saponin


Hậu phác

 TÊN KHÁC:

 TÊN KH: Magnolia


officinalis Rehd. Et
Wils.
Họ Ngọc lan
Magnoliaceae

 BPD: Vỏ thân, vỏ rễ

 TPHH: magnolol, …,
tinh dầu
HẬU PHÁC NAM
 TÊN KHÁC : quế
rừng, hậu phác nam

 TÊN KH:
Cinnamomum liangii
Allen.
Họ Long não
Lauraceae

 BPD: Vỏ thân, vỏ rễ

 TPHH: Tinh dầu


CAU
TÊN KH: Areca catechu L., họ Cau Arecaceae
BPD: hạt (binh lang); vỏ quả (đại phúc bì
THỊ ĐẾ

 TÊN KHÁC:tai quả hồng

 TÊN KH:Diospyros kaki L. f.


họ Thị - Ebenaceae.
 BPD: đài quả

 TPHH:
TRẦM HƢƠNG
 TÊN KHÁC:Trầm dó, Dó
bầu, Kỳ nam

 TÊN KH:Aquilaria crassna


Pierre ex Lecomte. ,họ Trầm
Thymelacaceae

 BPD:Gỗ lõi đã hóa trầm

 TPHH:13%tinh dầu.
THUỐC THÔNG KHÍ KHAI KHIẾU
(thuốc phương hương khai khiếu)
 Đặc điểm: thơm, cay, phát tán, trừ đàm, kích
thích, thông các giác quan, khai khiếu trên cơ
thể.

 Tác dụng chung: trừ đàm thanh phế để khai


thông hô hấp; đồng thời trấn tâm (điều hòa
nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết.
XƯƠNG BỒ
TÊN KH:Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland.var. macrospadiceus
Yamamoto Contr.), và Thủy xương bồ (Acorus calamus L. var. angustatus Bess.) họ
Ráy (Araceae).
TPHH:Thân rễ có chứa tinh dầu
AN TỨC HƯƠNG
TÊN KHÁC: Cánh kiến trắng
Là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đề Styrax tonkinensis
(Pierre) Craib. Ex Hardw. Họ Bồ đề Styracaceae.
BĂNG PHIẾN
Là tinh thể kết tinh d-borneol, được chiết ra từ tinh dầu
cây đại bi Blumea balsamifera L. họ Cúc Asteraceae
THUỐC PHÁT TÁN PHONG
THẤP
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày được định nghĩa, đặc điểm
của thuốc phát tán phong thấp.
2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng
(cách dùng) thuốc phát tán phong thấp trong
điều trị.
3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc
phát tán phong thấp đã học.
ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM
• Định nghĩa: Thuốc phát tán phong thấp là
thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập
vào da, gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức;
mà YHCT gọi là các chứng tý.

• Đặc điểm: các vị thuốc trừ phong thấp đều


tương đối ráo và nóng.
Các vị thuốc thường quy vào can, thận.
CHÚ Ý KHI DÙNG THUỐC(CÁCH DÙNG)

• Cần chú ý phân biệt tính hàn, nhiệt của vị


thuốc để chữa các chứng bệnh do phong thấp
hàn và do phong thấp nhiệt.
• Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán
phong thấp cần phối ngũ.
• Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu .
CÁC VỊ THUỐC
• Các vị thuốc có tính ấm, nóng: thiên niên
kiện, ké đầu ngựa, ngũ gia bì, khương hoạt,
độc hoạt, uy linh tiên, mộc qua, phòng phong,
rắn, hổ cốt.
• Các vị thuốc có tính hàn, lƣơng: hy thiêm,
dây đau xương, mã tiền.
• Các vị thuốc có tính bình: tang chi, tang ký
sinh, thổ phục linh.
HY THIÊM THẢO • Dùng toàn thân trên
mặt đất lúc cây sắp ra
hoa của cây hy thiêm
- Siegesbeckia
orientalis L. Họ Cúc
Asteraceae.
• Tính vị : vị đắng, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh
can, thận.
• Công năng: Trừ
phong thấp, lợi gân
cốt, thanh nhiệt, giải
độc
TANG CHI • Dùng cành dâu non
(đường kính không
quá 1cm) của cây dâu
tằm Morus alba L. Họ
dâu tằm - Moraceae.
• Tính vị : vị đắng, tính
bình.
• Quy kinh: vào kinh
phế, thận.
Công năng: Trừ
phong thấp, lợi gân
cốt.
TANG KÝ SINH • Tên KH: Dùng toàn thân
cây tầm gửi Loranthus
parasiticus (L.) Merr . Họ
Tầm gửi - Loranthaceae
sống ký sinh trên cây dâu
• Tính vị : vị đắng, tính
bình.
• Quy kinh: vào kinh can,
thận
• Công năng: Thông kinh
hoạt lạc, bổ thận, an thai.
THIÊN NIÊN KIỆN • Tên KH:
Homalomena occulta
(Lour.) Schott. Họ
Ráy- Araceae.
• Tính vị : vị đắng,
cay, hơi ngọt; tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
can, thận
• Công năng: Trừ
phong thấp, bổ thận,
mạnh gân cốt.
THỔ PHỤC LINH • Tên KH: Smilax sp
(trong đó có cây
Smilax glabra Roxb.)
Họ khúc khắc-
Smilacaceae
• Tính vị : vị ngọt,
nhạt; tính bình.
• Quy kinh: vào kinh
can, thận, vị.
• Công năng: Trừ
phong thấp, lợi gân
cốt, giải độc thuỷ
ngân.
DÂY ĐAU XƢƠNG
• Tên KH: Tinospora
sinensis Merr.Họ Tiết
dê- Menispermaceae.
• Tính vị : Đắng, mát.
• Qui kinh: can, tỳ.
• Công năng: Khu
phong, thư cân, thanh
nhiệt, hoạt huyết.
KÉ ĐẦU NGỰA • Tên KH: Xanthium
Strumarium L. Họ Cúc-
Asteraceae.
• Tính vị : vị đắng, cay;
tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
phế, thận, tỳ.
• Công năng: Phát tán
phong hàn, phát tán
phong thấp, giải độc,
giải dị ứng.
NGŨ GIA BÌ • Tên KH: Schefflera
heptaphylla (L)
Frodin- họ Nhân sâm
Araliaceae.
• Tính vị : vị cay; tính
ấm.
• Quy kinh: vào kinh
can, thận.
• Công năng: Trừ
phong thấp, mạnh gân
xương.
KHƢƠNG HOẠT • Dùng rễ của cây khương
hoạt (còn gọi là xuyên
khương) Notopterygium
incisum Ting ex H. T.
Chang. Họ Hoa tán-
Apiaceae.
• Tính vị : vị cay, đắng;
tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
bàng quang, can, thận.
• Công năng: Phát tán
phong hàn, trừ phong
thấp, giảm đau.
ĐỘC HOẠT

• rễ của nhiều loại độc hoạt như: Angelica sp. Họ


Hoa tán-Apiaceae.
• Tính vị : vị đắng, cay, tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.
• Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.
UY LINH TIÊN
• Dùng rễ cây Uy linh tiên
Clematis chinensis
Osbeck. Họ Mao lương
Ranunculaceae.
• Tính vị : vị cay, mặn, tính
ấm.
• Quy kinh: vào kinh bàng
quang.
• Công năng: Trừ phong
thấp, thông kinh hoạt lạc.
NAM UY LINH TIÊN
• Uy linh tiên nam (còn gọi
là Bạch hạc, kiến cò) -
Rhinacanthus nasuta L.
Họ Ô rô - Acanthaceae;
• vị đắng, tính ấm, vào
kinh can, phế, tỳ. Dùng
rễ, chữa thấp khớp, nhức
mỏi gân xương, tiêu viêm
và dùng ngoài chữa hắc
lào và 1 số
MỘC QUA • Tên KH:
Chaenomeles
speciosa (Sweet.)
Nakai. Họ Hoa hồng-
Rosaceae
• Tính vị : vị chua,
chát; tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
can, tỳ, thận.
• Công năng: bình can,
thư cân, hoà vị, hoá
thấp
PHÒNG PHONG
• Tính vị : vị cay,
ngọt; tính ấm.
• Quy kinh: vào kinh
bàng quang,can.
• Công năng: Phát tán
giải biểu, trừ phong
thấp.
MÃ TIỀN • Tên thực vật:
Strychnos nux- vomica
L. Họ Mã tiền
Loganiaceae.
• Tính vị quy kinh: vị
đắng- tính hàn- quy
kinh can, tỳ.
• Công năng: Thông
kinh hoạt lạc, giảm
đau, mạnh gân cốt, tán
kết tiêu sưng.
RẮN
• Một số loài rắn hay dùng để làm thuốc: rắn hổ mang
Naja-naja L., rắn cạp nong Bungarus fasciatus L.,
rắn cạp nia Bungarus candidus L., rắn ráo Zamenis
mucosus L.
• Những bộ phận thường dùng: thịt rắn, mật rắn, xác
rắn, nọc rắn độc.
• Tính vị : vị ngọt, mặn, có độc; tính ấm. ( thịt rắn)
• Quy kinh: vào kinh can.
• Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ
phong giải độc.
HỔ CỐT (XƢƠNG HỔ)

• Dùng xương hổ Panthera tigris L. Họ


Mèo - Felidae.
• Tính vị : vị mặn, cay ; tính hơi ấm.
• Quy kinh: vào kinh can, thận.
• Công năng: Khu phong, mạnh gân cốt,
trấn kinh.
THUỐC TẢ HẠ
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày đƣợc tác dụng chung của
thuốc tả hạ và những chú ý khi sử dụng các vị
thuốc này?
2. Học sinh trình bày đƣợc tên khoa học, bộ
phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng
dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị
thuốc tả hạ đã học?
ĐỊNH NGHĨA
(Khái niệm)
Thuốc tả hạ còn gọi là thuốc xổ; là những thuốc
có tác dụng thông lợi đại tiện.
Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng,
đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng; mặt
khác do bản chất giữ nƣớc của thuốc mà gây
hoạt tràng.
TÁC DỤNG CHUNG
- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón.
- Tả hoả giải độc: thông qua việc tả hạ để loại
trừ hoả độc, nhiệt độc còn lƣu tích trong vị
tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể đƣợc
hoãn giải.
- Chữa phù thũng do nƣớc bị giữ lại kèm theo
táo bón.
- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG(CÁCH DÙNG)
• Cƣờng độ của thuốc tả hạ có liên quan tới liều
lƣợng .
• Phối ngũ thuốc: Thuốc tả hạ phối hợp với
thuốc lý khí thì sức tả mạnh; nếu phối hợp với
cam thảo thì sức tả hoà hoãn hơn.
• Với liều lƣợng cần chú ý.
• Với những trƣờng hợp ngƣời già dƣơng khí
suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai phải thận
trọng.
PHÂN LOẠI
Dựa vào cƣờng độ tác dụng để chia thành 2 loại
sau:
- Thuốc công hạ: gồm loại hàn hạ và nhiệt
hạ.
- Thuốc nhuận hạ
THUỐC HÀN HẠ
• Đặc điểm: vị đắng, tính hàn; thƣờng quy vào
kinh đại tràng.
• Tác dụng chung: thông đại tiện, tả hoả, đƣợc
dùng trong các trƣờng hợp thực nhiệt bí kết,
trong cơ thể thực nhiệt ngƣng trệ.
• Triệu chứng: đại tiện bí táo, dẫn đến đau bụng,
sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi, môi hồng
đỏ, miệng khát, thích uống nƣớc; loại này
đƣợc dùng khi chính khí chƣa suy.
ĐẠI HOÀNG • Tên KH: Rheum
palmatum L. hoặc
Rheum officinale
Baillon. họ Rau răm-
Polygonaceae
• Tính vị : vị đắng ; tính
lạnh.
• Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị, đại tràng, can, tâm
bào.
• Công năng: Thanh
trƣờng thông tiện, tả hoả
giải độc, trục ứ thông
kinh.
MANG TIÊU
Là thể kết tinh của sulfat
natri thiên nhiên -
Natrium Sulfuricum
Tính vị : vị mặn, đắng ;
tính lạnh.
Quy kinh: vào kinh vị,
đại tràng, tam tiêu.
Công năng: Thanh
trƣờng thông tiện, hạ
hoả giải độc.
LÔ HỘI • Tên KH: Aloe vera L.
hoặc Aloe ferox Mill.
họ Lô hội-
Asphodelaceae.
• Tính vị : vị đắng ;
tính lạnh.
• Quy kinh: vào kinh
can, vị, đại trường.
• Công năng: Thanh
can nhiệt, thông tiện.
PHAN TẢ DIỆP • Tên KH: Phan tả diệp lá
hẹp- Cassia angustifolia
Vahl và phan tả diệp lá
nhọn- Cassia acutifolia
Delile. Họ Vang
Caesalpiniaceae
• Vị cay, đắng, tính đại
hàn. Quy kinh thận, tâm
bào.
• Công năng :Thanh
tràng thông tiện
THUỐC NHIỆT HẠ

• Đặc điểm: vị cay, tính nhiệt, quy kinh đại


trƣờng
• Tác dụng: dùng cho các loại bí đại tiện do
thực hàn bên trong cơ thể hàn ngƣng tích trệ,
nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.
BA ĐẬU CHẾ Là hạt phơi khô của cây
Ba đậu - Croton tiglium
L. họ Thầu dầu -
Euphorbiaceae.
Tính vị : vị cay ; tính
nhiệt.
Quy kinh: vào kinh vị,
đại trƣờng.
Công năng: Tả hàn tích,
trục đờm, hành thuỷ.
THUỐC NHUẬN HẠ

Tác dụng: Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có


khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống phân ra
ngoài.
Dùng cho những ngƣời mới ốm dậy, phụ nữ sau
sinh, ngƣời già thể hƣ nhƣợc, đồng thời dùng
cho những ngƣời thƣờng xuyên bí đại tiện,
mang tính chất tập quán.
CÁCH DÙNG

Phối hợp thuốc:


- nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng
phối hợp với thuốc dƣỡng âm;
- nếu kèm theo chứng huyết hƣ thì dùng phối
hợp với thuốc bổ huyết;
- nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp
theo thuốc hành khí.
VỪNG ĐEN
Dùng hạt lấy từ cây vừng - Sesamum indicum L.
họ Vừng - Pedaliaceae.
Tính vị : vị ngọt ; tính bình.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trƣờng.
Công năng: Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.
MẬT ONG

Là mật của mật ong gốc Á - Apis cerana


Fabricius hoặc mật của mật ong gốc Âu - Apis
mellifera Linnaeus. họ Ong mật - Apidae
Tính vị : vị ngọt ; tính bình
Quy kinh: vào kinh tâm, phế, vị, đại trƣờng.
Công năng: Nhuận tràng, giải độc, giảm đau,
chữa ho.
CHÚT CHÍT Dùng lá và rễ cây chút
chít - Rumex
wallichii Meism. Họ
Rau răm -
Polygonaceae
Tính vị : vị đắng nhẹ ;
tính hàn.
Quy kinh: vào kinh
tỳ, vị.
Công năng: Nhuận
tràng.
THUỐC TRỤC THỦY
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày đƣợc thế nào là thuốc trục
thuỷ, đặc điểm và những chú ý khi sử dụng ?
2. Học sinh trình bày đƣợc tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc
trục thuỷ đã học.
ĐẠI CƢƠNG
• Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc gây tả hạ rất
mạnh, sau khi dùng bệnh nhân có thể dẫn đến
đi tả, đi tiểu liên tục.
• Thuốc trục thuỷ có tính năng mạnh (đặc
điểm): vị đắng, tính hàn; đƣa nƣớc ra ngoài
qua đƣờng đại tiện và tiểu tiện. Đa số các vị
thuốc có độc tính.
KHIÊN NGƯU • Tên KH: Ipomoea
hederacea Jacq
(Pharbitis hederacea
Choisy). Họ Bìm bìm-
Convolvulaceae.
• Tính vị : vị đắng, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh
phế, thận, bàng
quang.
• Công năng: trục
thuỷ, sát trùng.
ĐÌNH LỊCH TỬ
• Dùng hạt cây đình
lịch- họ Thập tự-
Cruciferae
• Tính vị : vị cay,
đắng, tính đại hàn.
• Quy kinh: vào kinh
phế, bàng quang.
• Công năng: Tả phế
hành thuỷ, trừ đàm
bình xuyễn
CAM TOẠI • Dùng rễ của cây cam
toại- Euphorbia kansui
Liou ined. Họ Thầu
dầu- Euphorbiaceae.
• Tính vị : vị đắng, tính
hàn.
• Quy kinh: vào kinh tỳ,
phế, thận.
• Công năng: Trục thuỷ
tả hạ
ĐẠI KÍCH • Dùng rễ của cây hồng
nha đại kích Euphorbia
pekinensis Rupr. Họ
Thầu dầu
Euphorbiaceae
• Tính vị: vị đắng, tính
hàn, có độc.
• Quy kinh: can, thận,
tỳ.
• Công năng: trục thủy ,
tả hạ
NGUYÊN HOA • Tên thực vật: Daphne
genkwa Sieb et Zucc.
Họ Trầm Thymelaceae.
• Bộ phận dùng và chế
biến: nụ hoa hái vào
mùa xuân, phơi nắng,
nƣớng hoặc rán với
giấm.
• Tính vị quy kinh: vị
cay, đắng, tính nóng, có
độc. Quy kinh: Phế,
thận, đại tràng.
THƯƠNG LỤC • Tên thực vật: Phytolacca
esculenta Van Hout. Họ
Thƣơng lục
Phytolaccaceae
• Bộ phận dùng: Rễ phơi
khô
• Tính vị quy kinh: Vị
đắng, tính hàn, có độc.
Quy kinh: tỳ, vị, đại
tràng.
• Công năng, chủ trị:
Trục thuỷ hạ tả
THUỐC THANH NHIỆT

ThS. TRẦN THỊ THU HIỀN


BM DƯỢC LIỆU – QUẢN LÝ DƯỢC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
 Trình bày được định nghĩa, phân loại, cách dùng
và cấm kỵ chung khi dùng các thuốc thuốc thanh
nhiệt
 Phân biệt được các loại thuốc thanh nhiệt, trình
bày được tác dụng, cách dùng của từng loại
 Trình bày được bộ phận dùng, tính, vị, quy kinh,
công năng chủ trị và kiêng kỵ (nếu có) của một
số vị thuốc thanh nhiệt

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 2


I. ĐỊNH NGHĨA
 Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để
chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người (lý thực nhiệt) do
nhiều nguyên nhân gây ra:
1. Thực nhiệt
 Do hoả độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp
 Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục
 Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.
2. Huyết nhiệt
 Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)
 Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch,
nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch (biến chứng trong giai
đoạn toàn phát của các bệnh nhiễm khuẩn)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 3


II. PHÂN LOẠI
Dựa vào nguyên nhân 5 loại
 Thuốc thanh nhiệt tả hoả (TNTH)

 Thuốc thanh nhiệt lương huyết (TNLH)

 Thuốc thanh nhiệt giải độc (TNGĐ)

 Thuốc thanh nhiệt táo thấp (TNTT)

 Thuốc giải thử:


 Thuốc thanh nhiệt giải thử
 Thuốc ôn tán thử thấp

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 4


III. CÁCH DÙNG
 Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý, nếu bệnh thuộc bán biểu
bán lý  “biểu lý song giải”.
 Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài
 Phối ngũ
 Các thuốc vị ngọt tính hàn  nê trệ + thuốc hành khí, kiện tỳ
(Trần bì, Bạch truật)
 Các thuốc vị đắng tính hàn  khô táo, mất tân dịch  + thuốc
bổ âm sinh tân (Thục, Thược)
 Liều lượng
 Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp
 Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.
 Một số thuốc uống dễ nôn  thêm gừng/uống nóng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 5


IV. CẤM KỴ
 Bệnh thuộc biểu
 Dương hư, chân hàn giả nhiệt
 Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 6


A. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA
I. ĐỊNH NGHĨA
Thuốc TNTH = thuốc có tác dụng hạ hỏa (hạ thân
nhiệt)  chữa các chứng bệnh do hoả độc nhiệt độc
phạm vào phần khí (hay kinh dương minh) gây sốt
cao, vật vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng,
mạch hồng sác  THUỐC HẠ SỐT
II. TÁC DỤNG
 Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có
biến chứng thần kinh, vận mạch
 Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 7


A. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA
III. CÁCH DÙNG
 Thuốc chữa triệu chứng  + thuốc trị nguyên nhân
(TNGĐ, TNTT) hoặc thuốc an thần, bình can tắt
phong.
 Hư chứng  + thuốc bổ (âm hư hỏa vượng  +
thuốc bổ âm)
IV. KIÊNG KỴ: tỳ vị hư hàn
V. CÁC VỊ THUỐC: Đa số có tính hàn, quy kinh:
phế, vị

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 8


THẠCH CAO (Băng hổ, Băng thạch)
 BPD: thạch cao sống
 TPHH: chủ yếu là calci sulfat (CaSO4.2H2O)
 TVQK: ngọt, cay – đại hàn  phế, vị
 CNCT: thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền chỉ khát
 Thanh nhiệt giáng hỏa (dùng sống để uống): dùng khi phần khí bị thực
nhiệt, sốt cao ra nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, miệng khát, mạch hồng đại.
 Thanh phế nhiệt: dùng khi ho do phế nhiệt, phế viêm, viêm khí quản, viêm
họng
 Giải độc, chống viêm: dùng khi khí huyết bị nhiệt thiêu đốt, cơ thể phát
ban); còn dùng trong bệnh vị hỏa gây đau răng, đau đầu.
 Thu liễm sinh cơ: dùng khi bề mặt vết thương hoặc mụn nhọt bị lở loét,
eczema, vết thương nhiều mủ (dùng dạng nung cho mất nước
CaSO4.1/2H2O) hoặc dùng phối hợp các vị thuốc dùng ngoài khác.
 Tây y dùng thạch cao để bó bột.
 LD, CD: 12 - 80g/24h dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thuốc
thang đã sắc mà uống, rắc ngoài không kể liều lượng
 KK: người yếu dạ dày, yếu tim, mạch vi tế, dương hư thì không dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 9


THẠCH CAO

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 10


CHI TỬ (dành dành)
 BPD: quả chín phơi khô bóc vỏ của cây Dành dành
TKH: Gardenia florida (= G.jasminoides), họ Cà phê – Rubiaceae
 TPHH: glycosid có phần genin là dẫn chất diterpen có màu vàng
 TVQK: đắng – hàn  can, phế, vị
 CNCT: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, lợi niệu
 Thanh nhiệt giáng hỏa, thanh tâm nhiệt trừ phiền (dùng sống hoặc sao
vàng): dùng khi tâm phiền bất an, mất ngủ do tâm hỏa; hoặc sốt cao dẫn đến
điên cuồng, mê sảng
 Thanh lợi thấp nhiệt: dùng trong bệnh can đởm thấp nhiệt (viêm gan, viêm
túi mật)
 Chỉ huyết (sao cháy): dùng khi huyết nhiệt dẫn đến thổ huyết, nục huyết, đại
tiểu tiện ra huyết; viêm dạ dày, chảy máu dạ dày (uống với nước gừng).
 Giải độc: dùng trong các bệnh mụn nhọt
 LD, CD: 10 – 20g sắc uống, thanh nhiệt dùng sống hoặc sao vàng, cầm
máu sao đen
 KK: tỳ hư, đại tiện lỏng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 11


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 12
TRÚC DIỆP
 BPD: lá non (tươi, khô) của cây Tre
hay cây Vầu; hoặc búp tre (trúc diệp
quyển tâm)
TKH: Bambusa sp. = Phyllostachys sp.,
họ Lúa – Poaceae
 TVQK: cay, nhạt – hàn  tâm, phế,
vị
 CNCT: thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền
an thần
 Chữa sốt cao, vật vã, mê sảng, khát
nước, trằn trọc, mất ngủ
 Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng,
viêm phế quản
 An thần khi sốt cao vật vã
 Chữa nôn do sốt cao (vị nhiệt)
 LD, CD: 10 – 20g/24h sắc uống
hoặc xông

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 13


HẠ KHÔ THẢO
 BPD:
 Hạ khô thảo bắc: bông quả (gồm hoa và quả) đã phơi sấy khô của cây Hạ khô thảo
TKH: Prunella vulgaris, họ Bạc hà – Lamiaceae
 Hạ khô thảo nam (cải trời, cải ma): toàn cây  trị vảy nến, lợi tiểu, trị viêm gan mãn
TKH: Blumea subcapitata, họ Cúc – Asteraceae
 TPHH: Alcaloid, saponin
 TVQK: đắng, cay – hàn  can, đởm
 CNCT: Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu
 Thanh can hỏa: dùng khi can nhiệt dẫn đến sốt cao hoặc đau mắt đỏ, đau con ngươi,
nước mắt chảy ròng ra ngoài, đau mắt kèm theo đau nửa đầu (thong manh); còn dùng
trong bệnh viêm gan cấp tính
 Giải độc tiêu viêm, giải dị ứng: dùng trong các trường hợp vú có nhọt; giải nhiệt độc
ở tử cung, âm đạo.
 Tán uất kết, tiêu ứ tích: dùng trong các bệnh tràng nhạc, bướu cổ; bệnh lao phổi.
 Lợi niệu, tiêu phù thũng: dùng trong bệnh tê thấp dẫn đến phù nề, đái buốt, đái rắt,
đái ra máu.
 Hạ áp: dùng để chữa cao huyết áp
 LD, CD: 10 – 20g/24h sắc uống
 KK: những người âm hư, vị yếu (ăn kém) không có uất kết không dùng.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 14


HẠ KHÔ THẢO

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 15


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 16
HẠ KHÔ THẢO NAM

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 17


THẢO QUYẾT MINH (hạt muồng)
 BPD: hạt phơi khô của cây Thảo quyết minh (cây muồng)
TKH: Cassia tora, họ Vang – Caesalpiniaceae
 TPHH: anthranoid, dầu béo
 TVQK: mặn – bình  can, thận
 CNCT: bình can, nhuận tràng
 Thanh can hỏa, giải uất nhiệt của kinh can (sao cháy): dùng chữa đau mắt
đỏ, mắt sợ ánh sáng, nhiều nước mắt, làm sáng mắt khi bị mờ, dùng trong
bệnh can hỏa dẫn đến đau đầu.
 Hạ áp: dùng đối với bệnh cao huyết áp
 An thần: dùng khi tinh thần căng thẳng dẫn đến mất ngủ
 Nhuận tràng thông tiện (sao vàng): dùng trong bệnh đại tràng táo kết, đặc
biệt bệnh táo mang tính chất tập quán, có thể dùng dưới dạng bột, dạng chè
hãm uống hàng ngày. Ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, lợi mật giúp cho
tiêu hóa được tốt.
 Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào.
 LD, CD: 10 – 20g/24h sắc uống, hãm uống
 KK: những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mạn tính không dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 18


THẢO QUYẾT MINH

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 19


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 20
TRI MẪU
 BPD: thân rễ sau khi đã bỏ hết lớp vỏ mỏng, thái mỏng, vát, sao vàng
của cây Tri mẫu
TKH: Anemarrhena asphodeloides, họ Tri mẫu – Asphodelaceae
 TPHH: saponin (asphonin)
 TVQK: đắng – hàn  tỳ, vị, thận
 CNCT: thanh nhiệt giáng hỏa, tư âm, nhuận tràng
 Thanh nhiệt giáng hỏa: dùng khi sốt cao phiền khát, vật vã, mê sảng.
 Tư âm thoái chưng: dùng trong chứng âm hư hỏa vượng hay chứng cốt
chưng trào nhiệt; tràn dịch màng phổi; dùng trong bệnh lao phế, ho ra máu.
 Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch bị hư hao, vị táo miệng khát, táo bón do
mất nước
 LD, CD: 6 – 12g/24h sắc uống
 KK:
 Tri mẫu vừa dùng thanh thực nhiệt vừa thanh hư nhiệt.
 Không dùng cho người tỳ hư phân nát hoặc cơ địa biểu chứng chưa được
giải.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 21


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 22
B. THUỐC THANH NHIỆT LƢƠNG HUYẾT
I. ĐỊNH NGHĨA
Thuốc TNLH = vị thuốc để chữa các chứng bệnh do
huyết nhiệt gây ra
II. TÁC DỤNG
 Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến
chứng đến thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm vào phần
dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật
hoặc chảy máu như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban
chẩn (xuất huyết dưới da)...
 Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng
nhiễm khuẩn) như mụn nhọt, dị ứng, đau khớp, hen, viêm
phế quản mãn...
 Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ
hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn (âm hư, còn dư nhiệt)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 23


B. THUỐC THANH NHIỆT LƢƠNG HUYẾT

III. CÁCH DÙNG


 Thuốc chữa triệu chứng  + thuốc trị nguyên
nhân (thuốc TNGĐ, TNTT)
 Để tránh tái phát, khi dùng để chữa dị ứng  +
thuốc khu phong.
 Để tăng tác dụng  + thuốc bổ âm.

IV. CẤM KỴ: Tà còn ở khí phận, tỳ hư


V. CÁC VỊ THUỐC: Đa số có vị ngọt – hàn 
Tâm, can, thận, đều sinh tân dịch

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 24


SINH ĐỊA (địa hoàng)
 BPD: dùng rễ của cây Sinh địa hoàng
TKH: Rehmannia glutinosa, họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
 TPHH: iridoid glycosid, acid amin, caroten

 TVQK: ngọt, đắng – hàn  tâm, can, thận, tiểu trường

 CNCT: thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm sinh tân dịch, chỉ khát, giải
độc, điều kinh, an thai
 Thanh nhiệt lương huyết: dùng đối với bệnh tà nhiệt nhập vào phần
dinh, biểu hiện sốt cao, miệng khát, lưỡi đỏ tâm phiền
 Dưỡng âm sinh tân dịch: thuốc bản chất có nhiều dịch nhuận có thể
dưỡng âm. Vị ngọt, tính hàn có thể sinh tân dịch, cho nên có thể dưỡng
âm, nhuận táo kết  chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch.
 Chỉ khát: sinh địa còn dùng để điều trị bệnh đái tháo đường có hiệu quả
(chất Rehmanin làm hạ đường huyết).
 Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan.

 Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn (thai nhiệt)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 25


SINH ĐỊA (địa hoàng)
 LD, CD: 12 – 64g/24h, sắc uống
 KK:
 Kỵ đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc.
 Thuốc có nhiều dịch, bản chất là trệ nhờn  người tỳ hư, bụng
đầy, đại tiện lỏng và dương hư, nhiều đờm thấp nhiệt đều không
dùng.
 Cần phân biệt 3 loại:
 Địa hoàng: là rễ tươi chưa qua chế biến, vị ngọt tính hàn lớn hơn
nên thường dùng để thanh nhiệt lương huyết.
 Can địa hoàng: là rễ đã qua sấy, đã khô, có vị ngọt, tính hàn nên
dùng dưỡng âm, sinh tân dịch, hạ đường huyết.
 Thục địa: là rễ qua chưng với phụ liệu như sa nhân, gừng, rượu,...
vị ngọt, tính ấm có tác dụng bổ huyết, tư âm

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 26


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 27
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 28
HUYỀN SÂM (nguyên sâm, hắc sâm)
 BPD: dùng rễ (củ) phơi khô của cây Huyền sâm
TKH: Scrophularia buergeriana, họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
 TPHH: dẫn chất iridoid glycosid, phytosterol, alcaloid, đường, muối khoáng
 TVQK: đắng, mặn – hàn  phế, thận
 CNCT: thanh nhiệt giáng hỏa, thanh nhiệt lương huyết, giải độc, nhuyễn kiên
 Thanh nhiệt giáng hỏa: dùng khi nhiệt độc đã nhập vào phần dinh huyết dẫn
đến sốt cao mê sảng, hoặc sốt quá hóa cuồng
 Thanh nhiệt lương huyết: chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân
dịch
 Giải độc chống viêm: dùng đối với bệnh sốt phát ban chẩn, hoặc viêm họng,
viêm tai, đau mắt đỏ, mụn nhọt, vảy nến
 Tán kết, nhuyễn kiên, làm mềm các u, khối rắn: dùng trong bệnh đờm kết
hạch như bệnh loa lịch (tràng nhạc, lao hạch).
 Bổ thận, sinh tân dưỡng huyết: có tác dụng tư thận âm, dùng để tráng thủy,
chế hỏa, thường dùng với các thuốc bổ âm khác.
 Chỉ khát: trị chứng tiêu khát (đái tháo đường)

 LD, CD: 10 – 20g/24h, sắc uống


 KK: Tương tự Sinh địa

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 29


HUYỀN SÂM

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 30


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 31
BẠCH MAO CĂN (Rễ cỏ tranh)
 BPD: dùng thân rễ tươi hoặc khô của cây Cỏ tranh
TKH: Imperata cylindrica, họ Lúa – Poaceae
 TPHH: Glucose, fructose, acid hữu cơ, muối khoáng

 TVQK: ngọt – hàn  phế, vị

 CNCT: thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu


 Lương huyết chỉ huyết: dùng trong các trường hợp tiểu tiện ra máu, thổ
huyết, máu cam, ho ra máu
 Lợi niệu tiêu phù nề: dùng trong bệnh viêm thận cấp, tiểu tiện khó khăn,
đái dắt, đái buốt, bệnh hoàng đản thấp nhiệt
 Thanh phế chỉ ho

 Trừ phục nhiệt (nhiệt độc có trong cơ thể), tiêu huyết ứ, dùng trong các
trường hợp nội nhiệt sinh phiền khát, phế nhiệt sinh ho, suyễn tức, khó
thở, ngực đầy trướng, bí tích, vị nhiệt sinh nôn lợm.
 LD, CD: 10 – 40g/24h sắc uống hoặc hãm uống.

 KK: PNCT, người ở thể hư hàn không có thực nhiệt không nên dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 32


CỎ TRANH

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 33


MẪU ĐƠN BÌ (đơn bì, đan bì)
 BPD: Vỏ rễ của cây hoa Mẫu đơn (Mộc thược dược, Hoa vương, Phấn
hoa bì)
TKH: Paeonia suffruticosa, họ Hoàng liên – Ranunculaceae
 TPHH: glycosid, alcaloid, saponin

 TVQK: cay, đắng – hàn  tâm, can, thận

 CNCT: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết


 Thanh nhiệt lương huyết (sao cháy): thuốc có vị đắng, tính lạnh nên có
thể nhập vào phần huyết, có tác dụng thanh huyết nhiệt, dùng với các
chứng chảy máu (thổ huyết, chảy máu cam, ban chẩn, đại tiện ra máu)
 Khi sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng do sang chấn thì
dùng sống.
 Thanh can nhiệt: khi kinh can bị nhiệt, xuất hiện kinh nguyệt không
đều, đau bụng kinh, một số bệnh sau sinh đẻ (hậu sản), đau đầu, hoa
mắt, sườn đau tức, lưỡng quyền hồng (thường phải tẩm rượu sao)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 34


MẪU ĐƠN BÌ (đơn bì, đan bì)
 Hoạt huyết, khứ ứ: dùng trong các trường hợp bế kinh, tích huyết,
chấn thương sưng tím đau nhức, cơ cân; đau nhọt trong ruột (lúc
chưa thành mủ)
 Giải độc: dùng trong các bệnh mụn nhọt, sưng đau do nhiệt độc
thịnh
 Làm ra mồ hôi, dưỡng âm thanh nhiệt, nuôi dưỡng thận âm.
 Hạ huyết áp: dùng trong các bệnh cao huyết áp, bệnh xơ cứng
động mạch, động mạch đáy mắt xơ cứng teo thoái, cao huyết áp
do gan (do kinh can uất hỏa)
 LD, CD: 8 – 16g/24h
 KK: vị thuốc có tác dụng thông kinh, hoạt huyết 
không dùng cho người có kinh nguyệt nhiều, PNCT âm
hư ra nhiều mồ hôi

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 35


MẪU ĐƠN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 36


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 37
ĐỊA CỐT BÌ
 BPD: vỏ rễ phơi khô của cây Khủ khởi (cây Khởi tử)
TKH: Lycium sinensis, họ Cà – Solanaceae
 TPHH: chất thơm, saponin, alcaloid
 TVQK: ngọt – hàn  phế, can, thận, tam tiêu
 CNCT: Thanh nhiệt lương huyết, thanh phế nhiệt, dưỡng âm
 Thanh nhiệt lương huyết: dùng trong các trường hợp sốt cao chảy máu, thổ
huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu huyết, ...
 Thanh phế nhiệt, chỉ ho: dùng đối với bệnh ho do phế nhiệt hoặc phế nhiệt
gây suyễn tức, ho do viêm phế quản cấp và mãn, có thể thanh được nhiệt ở
phế, nhiệt được trừ thì khí phế trong sạch, ho suyễn tự hết
 Dưỡng thận, bổ tỳ, thư can, trừ hư nhiệt: dùng trong các trường hợp thận
thủy bất túc, do đó mà có tác dụng mạnh gân cốt; còn dùng trong chứng âm
hư hỏa vượng.
 Hạ nhiệt chỉ thống: dùng đối với bệnh hư lao, âm hư có mồ hôi, lúc nóng,
lúc lạnh, đau nhức trong xương (cốt chưng), đầu nóng hoặc sốt lâu không
giảm
 LD, CD: 6 – 12g/24h sắc uống
 KK: người có biểu chứng chưa được giải thì không nên dùng.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 38


KHỞI TỬ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 39


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 40
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 41
HƢƠNG GIA BÌ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 42


TÊ GIÁC
 BPD: dùng sừng của các con Tê giác
TKH: Rhinoceros desmarest hay R.bicornis, họ Tê giác – Rhinocerotidae
 TVQK: đắng, chua, mặn – hàn  tâm, can, vị, thận
 CNCT: thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết
 Thanh nhiệt lương huyết: thuốc có vị mặn, tính hàn có thể nhập vào phần
huyết để thanh trừ huyết nhiệt, dùng đối với bệnh nhiệt đã nhập vào phần
dinh, phần huyết, hỏa thịnh thiêu đốt, gây cuồng nhiệt, nói mê sảng
 Thanh nhiệt giải độc: dùng khi bị rắn độc cắn.
 Chỉ huyết: thuốc có tác dụng làm mát máu, thanh nhiệt lương huyết, dùng
khi thổ huyết, nục huyết, phát ban, xuất huyết dưới da
 Tráng thận thủy và thanh tâm hỏa: làm cho tâm thận tương giao, âm dương
cân bằng, tâm thần thanh thản, tốt cho người tâm phiền, bồn chồn mất ngủ.
 LD, CD: 2 – 50g, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc mài với nước cho
uống. Khi sốt cao có thể mài lấy dịch thuốc mà bôi vào thái dương hoặc
trán.
 KK: người không có thực nhiệt không nên dùng, PNCT dùng thận
trọng. Khi dùng cần kiêng muối ăn.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 43


TÊ GIÁC

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 44


XÍCH THƢỢC
 BPD: dùng rễ cây Xích thược
TKH: Paeonia veichii (hoặc P.lactiflora), họ Hoàng liên – Ranunculaceae
 TPHH: Tinh bột, chất nhày, tanin, nhựa, acid benzoic
 TVQK: đắng – hơi hàn  can, tỳ
 CNCT: Thanh nhiệt lương huyết, điều kinh, thanh can nhiệt, hoạt huyết
khư ứ, giải độc
 Thanh nhiệt lương huyết: dùng với bệnh huyết nhiệt, thổ huyết, chảy máu
cam
 Điều kinh: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt
 Thanh can nhiệt: dùng với các bệnh đau mắt đỏ, sưng tấy
 Hoạt huyết khứ ứ: thuốc có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, giảm đau, dùng thích
hợp với chứng đau bụng khi có kinh do huyết ứ, kinh bế tắc; ngã chấn
thương gây ứ huyết bầm tím, sưng đau
 Giải độc: dùng để điều trị các bệnh mụn nhọt, sưng đau
 LD, CD: 6 – 12g/24h sắc uống
 KK: thuốc có tác dụng thông kinh hoạt huyết  người kinh nguyệt
nhiều, không có ứ trệ thì không nên dùng.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 45


XÍCH THƢỢC

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 46


C. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
I. ĐỊNH NGHĨA
 Thuốc TNGĐ = thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do
hoả độc, nhiệt độc gây ra.
 Nhiệt độc trong cơ thể do hai nguyên nhân dẫn đến:
 Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của tạng, phủ
quá yếu, không đủ sức thanh thải chất độc trong quá trình chuyển
hóa sinh ra và ngưng tích lại, tạo điều kiện phát sinh ra mụn nhọt,
sang lở, mẩn ngứa, dị ứng (dị ứng nội sinh).
 Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến tích độc cho cơ thể như côn
trùng rắn rết cắn; hoặc hơi của hóa chất, cây cỏ; hoặc ăn phải các
thức ăn độc, hay thức ăn mang tính chất dị ứng, ...

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 47


C. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
II. TÁC DỤNG
 Trị mụn nhọt, chốc lở, dị ứng ...

 Trị ho do phế nhiệt (viêm đường hô hấp): viêm


họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,
viêm thanh quản ...
 Hạ sốt do nhiễm khuẩn

 Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú,
chữa các vết thương...

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 48


C. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
III. CÁCH DÙNG
 Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt (háo), khi
kê đơn số vị thuốc ít nhất là 2, và nhiều nhất là 4
 Phải phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng:
 Để chống viêm  + thuốc hoạt huyết
 Để hạ sốt  + thuốc tả hoả, nhuận tràng, lợi niệu
 Để sinh tân, chống tái phát  + thuốc lương huyết
 Chỉ dùng khi cơ thể bị nhiễm độc, có thể dùng với tính
chất dự phòng, giúp cho cơ thể tăng khả năng loại độc
trước một hoàn cảnh nào đó.
 Không nhất thiết phải dùng theo mùa, song mùa dùng
thuốc TNGĐ nhiều nhất là mùa xuân và mùa hè.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 49


C. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
IV. KIÊNG KỴ: Tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ
V. CÁC VỊ THUỐC: Đa số có vị Đắng - Hàn 
Can, phế, vị
Đều gây táo (làm mất tân dịch)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 50


KIM NGÂN HOA (nhẫn đông hoa)
 BPD: dùng nụ hoa (kim ngân hoa), cành lá (kim ngân đằng) phơi khô
của cây Kim ngân
TKH: Lonicera japonica, họ Kim ngân – Caprifoliaceae
 TPHH: Flavonoid (inosid, lonicerin), saponin
 TVQK: ngọt, đắng – hàn  phế, vị, tâm, tỳ
 CNCT: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp
 Thanh nhiệt giải độc: do thuốc có tính hàn có thể thanh nhiệt, vị ngọt hơi
đắng có thể giải độc; được dùng trong các trường hợp nhiệt độc sinh mụn
nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa.
 Thanh thấp nhiệt ở vị tràng, lương huyết chỉ huyết (sao vàng sém cạnh)
dùng chữa lỵ trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt đái rắt
 Thanh giải biểu nhiệt: thuốc có thể chất nhẹ, tính chất tuyên tán, có thể dùng
trong các trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt sơ khởi (bệnh nóng ở
thời kỳ đầu)
 Giải độc sát khuẩn: dùng trong bệnh sưng đau của hầu họng, viêm amidan,
đao mắt đỏ,
 LD, CD: 12 – 16g khô, 20 – 50g tươi/24h (hoa) sắc uống
 KK: người ở thể hư hàn, mụn nhọt đã có mủ vỡ loét không nên dùng
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 51
KIM NGÂN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 52


KIM NGÂN HOA

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 53


Những mảnh biểu bì mang lông che chở (1,2).
Mảnh cánh hoa mang tinh thể, mang các bó mạch xếp song song (4).
Lông che chở đơn bào thành dày, nhẵn (5), lông tiết (6).
Nhiều hạt phấn tròn, kích thước khoảng 0,07-0,08mm riêng lẻ hay tập trung
thành đám (7).
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (8), mảnh biểu bì mang lỗ khí.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 54


BỒ CÔNG ANH (rau diếp dại)
 BPD: dùng bộ phận trên mặt đất của cây Bồ công anh VN (cây diếp dại, rau bồ cóc, mũi
mác) hoặc Bồ công anh TQ
TKH: Bồ công anh Việt Nam: Lactuca indica, họ Cúc – Asteraceae
Bồ công anh Trung Quốc: Taraxacum officinale, họ Cúc – Asteraceae
 TPHH: flavonoid, chất nhựa
 TVQK: đắng, ngọt – hàn  can, vị
 CNCT: thanh nhiệt giải độc, táo thấp, lợi niệu
 Thanh can nhiệt: dùng đối với bệnh đau mắt đỏ
 Giải độc tiêu viêm: dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt là nhọt
vú, nhọt trong ruột, dùng để trị bệnh viêm ruột thừa cấp tính, tiêu viêm trừ
mủ trong các trường hợp viêm tai, viêm đường tiết niệu (trị đái buốt, đái rắt,
phù do viêm đường tiết niệu), viêm gan virus, viêm dạ dày cấp, giải độc khi
rắn cắn.
 Lợi sữa, giảm đau: dùng đối với phụ nữ sau khi đẻ bị tắc tia sữa dẫn đến
sưng tuyến vú, đau đớn (dùng lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp nơi
vú sưng đau).
 Kiện vị chỉ nôn: dùng để kích thích tiêu hóa trong các trường hợp tiêu hóa
bất chấn, ăn không ngon miệng, đầy trướng bụng do khí tích ở vị tràng.
 LD, CD: 10 – 20g khô, 50 – 100g tươi/24h, sắc uống hoặc giã đắp
 KK: người có ung nhọt thuộc thể hư hàn thì không nên dùng.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 55


BỒ CÔNG ANH VN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 56


BỒ CÔNG ANH

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 57


BỒ CÔNG ANH TQ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 58


XẠ CAN (rẻ quạt)
 BPD: dùng thân rễ phơi khô của cây Xạ can (hơi có độc, gây bỏng
niêm mạc)
TKH: Belamcanda chinensis, họ La dơn – Iridaceae
 TPHH: Một số dẫn chất isoflavonoid (belamcandin, tectoridin...)
 TVQK: đắng, cay – hàn (có độc)  can, phế
 CNCT: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu
 Thanh nhiệt giải độc: chữa hầu họng sưng đau, thích hợp với chứng đờm
nhiệt thịnh gây ra đau họng, trị viêm họng cấp tính, viêm họng hạt, viêm
họng mạn tính.
 Chữa ung độc, mụn nhọt, đặc biệt nhọt ở vú hoặc sưng vú.
 Giáng khí phế, hóa đờm, bình suyễn: dùng trong các bệnh ho với tính nhiệt,
đờm nhiều mà đặc, hoặc khó thở do co thắt khí quản.
 Thông kinh hoạt lạc: dùng trong các trường hợp bế kinh dẫn đến bụng và
sườn căng tức, đầy trướng
 Lợi đại tiểu tiện: dùng trong các trường hợp đại tiểu tiện bí kết
 LD, CD: 3 – 6g/24h, sắc uống, bột
 KK: tỳ vị hư hàn không nên dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 59


XẠ CAN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 60


XẠ CAN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 61


SÀI ĐẤT (cúc nháp, húng trám, cúc dại)
 BPD: Toàn cây tươi hoặc khô, thường dùng tươi
của cây Sài đất
TKH: Wedelia chinensis, họ Cúc – Asteraceae
 TPHH: coumarin, flavonoid

 TVQK: đắng – mát  can, phế, thận

 CNCT: Thanh nhiệt giải độc


Chữa mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, viêm vú, viêm mắt,
viêm cơ viêm khớp...
 LD, CD: 25 – 30g khô, 100g tươi/24h sắc uống,
nấu nước tắm

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 62


SÀI ĐẤT

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 63


SÀI ĐẤT

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 64


RẤP CÁ (diếp cá, ngƣ tinh thảo)
 BPD: dùng bộ phận trên mặt đất của cây Diếp cá
TKH: Houttuynia cordata, họ Lá giấp – Saururaceae
 TPHH: tinh dầu, alcaloid, flavonoid
 TVQK: cay, chua – hàn (hơi có độc do làm phồng da)  phế, đại
tràng, bàng quang
 CNCT: thanh nhiệt giải độc, táo thấp, thanh can sáng mắt
 Thanh nhiệt giải độc, tiêu ung thũng: phế nhiệt, phế ung, phế có mủ (viêm
phổi, áp xe phổi), viêm khí quản, lao, ho ra máu; chữa mụn nhọt, tắc tia sữa.
 Thanh nhiệt giáng hỏa: sốt cao do viêm họng, hoặc các nguyên nhân khác,
hoặc sốt rét.
 Thanh thấp nhiệt đại tràng: tiết tả lỵ, thoát giang (lòi dom, trĩ chảy máu:
uống và giã nát lá đắp vào hoặc xông rửa).
 Thanh thấp nhiệt bàng quang: viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu dẫn đến
bí tiểu tiện
 Thanh can sáng mắt: đau mắt đỏ, mắt có nhiều dử, mắt bị viêm nhiễm, đặc
biệt là viêm nhiễm do trực khuẩn mủ xanh (dùng lá tươi uống và đắp ngoài).
 LD, CD: 10 – 20g khô, 40 – 60g tươi/24h sắc uống, đắp, xông rửa

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 65


RẤP CÁ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 66


LIÊN KIỀU (Trúc căn, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan)
 BPD: dùng quả chín phơi khô bỏ hạt (lão kiều), quả xanh
(thanh kiều) của cây Liên kiều
TKH: Forsythia suspensa, họ Nhài – Oleaceae
 TPHH: saponin, alcaloid
 TVQK: đắng – hàn  đởm, đại tràng, tam tiêu
 CNCT: thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt
 Thanh nhiệt giải độc, tán kết: dùng điều trị các bệnh mụn nhọt,
sưng đau, tràng nhạc (bệnh loa lịch)
 Thanh nhiệt giải biểu nhiệt: thuốc có tác dụng trị ngoại cảm
phong nhiệt, thường dùng ở thời kỳ đầu có sốt cao, sợ gió.
 Thanh thấp nhiệt bàng quang: trị đái buốt, đái rắt do viêm bàng
quang, niệu đạo.
 LD, CD: 10 – 30g/24h sắc uống hoặc rửa
 KK: không dùng khi ung nhọt đã vỡ mủ, loét

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 67


LIÊN KIỀU

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 68


LIÊN KIỀU

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 69


SÂM ĐẠI HÀNH (sâm cau, tỏi lào, tỏi đỏ)
 BPD: củ (thân hành) tươi hoặc khô của cây Sâm đại hành
TKH: Eleutherine subaphylla, họ La dơn (Iridaceae)
 TPHH: dẫn chất naphtoquinon (eleutherin, isoeleutherin,
eleutherol)
 TVQK: ngọt, nhạt – mát  phế, can, thận

 CNCT: Giải độc, bổ huyết


 Chữa các bệnh ngoài da: mụn nhọt, chốc lở, chàm nhiễm khuẩn,
viêm da có mủ, tổ đỉa vẩy nến...
 Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng cấp và mãn
 Chữa thiếu máu (huyết hư): da xanh, mệt mỏi
 LD, CD: 4 – 12g khô, 12 – 30g tươi/24h sắc, bột, viên,
ngâm rượu

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 70


SÂM ĐẠI HÀNH

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 71


SÂM ĐẠI HÀNH

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 72


MỎ QUẠ (Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch)
 BPD: lá, rễ của cây Mỏ quạ
TKH: Cudrania tricuspidata, họ Dâu tằm (Moraceae)
 TPHH: Flavonoid

 CNCT: Chữa thương phần mềm

 LD, CD:
 Lá tươi rửa sạch, gió nhỏ đắp vào vết thương, băng lại, mỗi ngày
rửa và thay băng một lần. Rửa bằng nước lá Trầu không. Thường
dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.
 Rễ làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa ứ tích lâu năm,
phụ nữ bế kinh, ngày dùng 10 – 30g rễ dưới dạng thuốc sắc.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 73


MỎ QUẠ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 74


D. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
I. ĐỊNH NGHĨA
 Thuốc TNTT = thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do
thấp nhiệt gây ra, có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm
khô ráo những ẩm thấp trong cơ thể.
 Bệnh thấp trong cơ thể được hình thành do ngưng đọng
phần nước trong quá trình chuyển hóa. Phần nước đó lại
được nhiệt độc trong cơ thể nung nấu là môi trường phát
sinh của bệnh thấp nhiệt.
 Bệnh thấp nhiệt thường xảy ra ở một số tạng phủ nhất
định như can đởm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang
thấp nhiệt, ...

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 75


D. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
II. TÁC DỤNG
 Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận,
viêm bàng quang, niệu đạo, viêm loét cổ tử cung,
viêm tinh hoàn ...
 Chữa nhiễm khuẩn tiêu hoá: đau dạ dày, viêm gan
mật, lỵ trực khuẩn, lỵ amip...
 Bệnh ngoài da bội nhiễm: chàm, ghẻ lở nhiễm
khuẩn (do thấp hoá nhiệt gọi là thấp chẩn).
 Trị viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị).

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 76


D. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
III. CÁCH DÙNG
 Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất: vị đắng, tính
hàn  không dùng trong thời gian dài, liều cao (làm ảnh
hưởng đến việc tiêu hóa hấp thu của cơ thể  ảnh hưởng
đến chức năng ích khí của tỳ, người mệt mỏi kém ăn)
 Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng:
 Sốt cao  + thuốc tả hoả, lương huyết...
 Xuất huyết, xung huyết  + thuốc hoạt huyết, chỉ huyết
 Co thắt gây mót rặn, đái rắt  + thuốc hành khí
 Các thuốc TNTT có tác dụng giải độc, ngược lại các
thuốc TNGĐ có tác dụng táo thấp đều được gọi là kháng
sinh đông y

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 77


D. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
IV. KIÊNG KỴ: tỳ vị hư hàn
V. CÁC VỊ THUỐC:
Đa số vị Đắng – Hàn  Tâm, can, tỳ, phế, thận
Đều gây mất tân dịch

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 78


HOÀNG CẦM
 BPD: rễ phơi khô của cây Hoàng cầm
TKH: Scutellaria baicalensis, họ Bạc hà – Lamiaceae
 TPHH: các flavonoid (baicalin, scutellarin), tinh dầu
 TVQK: đắng – hàn  tâm, phế, can, đởm, đại tràng
 CNCT: thanh thấp nhiệt, giải độc, lương huyết an thai
 Thanh thấp nhiệt, trừ hỏa độc ở tạng phế: dùng trong các
bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi... gây sốt cao; hoặc
trường hợp hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt, lúc rét), trị ho do
phế nhiệt (viêm phổi, viêm phế quản).
 Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ (do làm giãn
mạch), không có tác dụng với cơn tăng huyết áp đột biến.
 Lương huyết an thai: dùng trong các trường hợp sốt
nhiễm khuẩn gây động thai chảy máu

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 79


HOÀNG CẦM
 Trừ thấp nhiệt ở vị tràng: dùng trong các bệnh
tả, lỵ trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng
đản
 Chỉ huyết: dùng trong bệnh thổ huyết, chảy
máu cam, đại tiểu tiện ra máu hoặc bí tiểu tiện,
băng huyết.
 Thanh can nhiệt: dùng chữa đau mắt đỏ.
 LD, CD: 6 – 12g/24h dạng thuốc sắc, thuốc
bột, ngâm rượu
 KK: Hoàng cầm ghét Sinh khương
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 80
HOÀNG CẦM

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 81


HOÀNG CẦM

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 82


HOÀNG LIÊN
 BPD: dùng thân rễ của các cây Hoàng liên
 TPHH: alcaloid (7%), chủ yếu là berberin
 TVQK: đắng – hàn  tâm, can, đởm, tiểu trường
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp, giải độc
 Thanh nhiệt táo thấp: thuốc có vị rất đắng có khả năng
ráo thấp, tính hàn có thể thanh nhiệt dẫn đến tiết tả lỵ,
lỵ ra máu (kể cả lỵ trực trùng và lỵ amip), viêm ruột
 Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm hỏa thịnh dẫn đến
chứng tâm hồi hộp, loạn nhịp, người bồn chồn, buồn
bực, mất ngủ, niêm mạc miệng, lưỡi bị lở, phồng dộp

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 83


HOÀNG LIÊN
 Thanh can sáng mắt: dùng điều trị các chứng bệnh do can hỏa
gây ra đau mắt đỏ, sưng phù, nước mắt chảy dòng do can đởm
thấp nhiệt
 Chỉ huyết: dùng đối với các trường hợp huyết nhiệt dẫn đến chảy
máu cam, nôn ra máu
 Giải độc hạ hỏa: thuốc có khả năng giải độc mạnh, dùng đối với
chứng nhiệt độc như ung nhọt độc bên trong, tà nhiệt thiêu đốt,
sốt cao chóng mặt, nói mê sảng phát cuồng
 Giải độc ba đậu, khinh phấn (Hg2Cl2).
 LD, CD: 6 – 12g/24h dạng sắc, bột hoặc để chiết berberin
 KK:
 Tỳ hư, ỉa chảy do lên đậu không dùng.
 PNCT dùng thận trọng (berberin gây co bóp tử cung mạnh có thể
làm sảy thai)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 84


HOÀNG LIÊN CHÂN GÀ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 85


HOÀNG LIÊN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 86


HOÀNG LIÊN
 Hoàng liên bắc – TQ: Hoàng liên chân gà (Coptis teeta
Wall.) và một số loài Hoàng liên khác (Coptis sinensis
Franch., Coptis teetoides C.Y.Cheng.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae)
 Hoàng liên nam (hoàng đằng): (Fibraurea tinctoria Lour.
hay Fibraurea recisa Pierre), họ Tiết dê (Menispermaceae)
 Thổ Hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae), công dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn
 Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC.), họ Hoàng
liên gai (Berberidaceae), dùng thay Hoàng liên và chiết
xuất berberin
 Hoàng liên ô rô (Mahonia bealei Carr.), họ Hoàng liên gai
(Berberidaceae), dùng thay Hoàng liên, Hoàng bá

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 87


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 88
HOÀNG BÁ (hoàng nghiệt)
 BPD: dùng vỏ thân, vỏ cành già đã cạo bỏ lớp bần, phơi khô của cây Hoàng bá
Hoàng bá bắc (hoàng nghiệt) – TQ: Phellodendron chinense Schneid., họ Cam
–Rutaceae
Hoàng bá nam (núc nác, mộc hồ điệp): Oroxylon indicum Vent., họ Chùm ớt –
Bignoniaceae. Hạt cây núc nác gọi là Mộc hồ điệp chữa ho hen, viêm phế quản.
 TPHH: alcaloid, chủ yếu là berberin
 TVQK: đắng – hàn  thận, bàng quang, đại trường
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp, giải độc, trừ phong thấp
 Thanh nhiệt táo thấp: dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt
 bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện ngắn đỏ hoặc buốt dắt;
 xích bạch đới (viêm bàng quang, âm đạo, cổ tử cung);
 hoàng đản thấp nhiệt (viêm gan, viêm mật);
 thấp nhiệt ở vị tràng gây tiết tả lỵ, đại tiện ra máu mủ;
 thấp nhiệt ngưng đọng ở chân gây sưng gối, sưng khớp, chân mỏi, đau nhức
 Giải độc tiêu viêm: dùng khi cơ thể bị thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt, đắp vết
thương. Ngoài việc dùng uống có thể nấu nước để rửa.
 LD, CD: 6 – 12g/24h dạng thuốc sắc, bột
 KK: tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, vị yếu, ăn uống không tiêu không nên dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 89


HOÀNG BÁ

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 90


27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 91
NÚC NÁC

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 92


NHÂN TRẦN
 BPD: dùng bộ phận trên mặt đất phơi khô, thu hái khi khi ra hoa của
cây Nhân trần hoặc cây Bồ bồ
Cây Nhân trần: Andenosma caeruleum R.Br., họ Hoa mõm chó –
Scrophulariaceae
Cây Bồ bồ (Nhân trần bồ bồ): Andenosma indianum (Lour.) Merr.
 TPHH: tinh dầu, flavonoid
 TVQK: đắng – hơi hàn (bình)  can, đởm, bàng quang
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp, phát hãn, lợi tiểu
 Thanh nhiệt táo thấp: thanh thấp nhiệt can đởm, dùng trong bệnh viêm gan
vàng da, viêm túi mật, sốt cao, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ.
 Phát tán, giải biểu nhiệt: dùng trong bệnh vừa nóng vừa rét, đau đầu, mũi
ngạt, chảy nước mũi, lợi tiểu
 Thông kinh hoạt lạc: dùng trong bệnh kinh nguyệt không đều, hoặc khi có
kinh dẫn đến đau bụng, dùng cho phụ nữ sau đẻ, giúp ăn ngon cơm, chóng
hồi phục sức khỏe.
 Sáp niệu: dùng trong bệnh nước tiểu đục trắng, tiểu tiện không cầm, không
nín được
 LD, CD: 8 – 12g/24h dạng sắc, hãm, nấu cao
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 93
NHÂN TRẦN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 94


KHỔ SÂM CHO LÁ
 BPD: dùng lá của cây khổ sâm
cho lá (khổ sâm nam)
TKH: Croton tonkinensis Gagnep.,
họ Thầu dầu – Euphorbiaceae
 TPHH: flavonoid, alcaloid
 TVQK: đắng – hàn  tâm, tỳ,
thận
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp,
giải độc
 Chữa đau dạ dày, đầy bụng, tiêu
hoá kém, lị trực khuẩn, hoàng
đản, đái rắt, đái máu do viêm bàng
quang
 Chữa mụn nhọt, dị ứng, chàm, lở
ngứa...
 LD, CD: 6 – 12g/24h dạng sắc
uống, nấu nước tắm

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 95


KHỔ SÂM

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 96


CỎ SỮA
 BPD: Toàn cây của cây Cỏ sữa to lá và cây Cỏ sữa nhỏ lá
 Cỏ sữa to lá (thiên cẩm thảo): Euphorbia hirta L. hay Euphorbia
pilulifera L., họ Thầu dầu – Euphobiaceae
 Cỏ sữa nhỏ lá (địa cẩm thảo, hồng liên thảo): Euphorbia
thymifolia Burm., họ Thầu dầu – Euphobiaceae
 TPHH: Nhựa mủ trắng, β-sitosterol, alcaloid
 TVQK: đắng – mát  phế, đại trường
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp, giải độc
 Dùng cỏ sữa nhỏ lá chữa lị trực khuẩn, phối hợp với Rau sam,
sao vàng hạ thổ, sắc uống
 Dùng cỏ sữa to lá chữa loét giác mạc (giã, đắp mắt)
 LD, CD: 16 – 40g khô, 50 – 100g tươi/24h sắc uống, đắp
mắt

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 97


CỎ SỮA

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 98


RAU SAM (mã xỉ hiện)
 BPD: Toàn cây tươi hoặc khô của cây Rau sam, hay dùng tươi
TKH: Portulaca oleracca L., họ Rau sam – Portulacaceae
 TPHH: Vitamin A,C, tanin, saponin và men urease
 TVQK: chua – hàn  tâm, can, tỳ
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp, giải độc, nhuận tràng
 Thanh nhiệt táo thấp = thanh trường chỉ lỵ: dùng để chữa bệnh lỵ, viêm đại tràng; trị
tiểu tiện đục, khó khăn, khí hư bạch đới.
 Giải độc chống viêm: dùng để trị mụn nhọt sưng đau, viêm da, đặc biệt da bị lở ngứa
có mủ, có thể lấy dịch tươi bôi vào chỗ viêm hoặc ngứa do nước ăn chân.
 Thanh phế, chỉ ho: dùng trong các bệnh phế như lao, áp xe phổi, ho gà.
 Chỉ huyết: dùng trong các chứng xuất huyết, xuất huyết tử cung, khi đẻ ra nhiều
máu, ...
 Chỉ hãn cố biểu: dùng đối với phụ nữ sau khi đẻ mà thường ra mồ hôi nhiều, dùng
dịch tươi uống. ;Rau sam tươi giã nát đắp vào huyệt nội quan để chữa sốt rét.
 Nhuận tràng: chữa táo bón, giun sán.
 LD, CD: 8 – 16g khô, 50 – 100g tươi/24h dạng sắc, giã vắt nước uống.
 KK: Tỳ hư, có thai không dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 99


RAU SAM

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 100


XUYÊN TÂM LIÊN (Khổ đởm thảo, công cộng)
 BPD: dùng cành lá thu hái vào mùa hè trước khi cây ra hoa, rễ thu hái
vào mùa thu đông của cây Xuyên tâm liên
TKH: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, họ Ô rô – Acanthaceae
 TPHH: Glycosid đắng (andrographiolide)
 TVQK: rất đắng – hàn  vị, phế, đại trường
 CNCT: thanh nhiệt táo thấp, giải độc, kích thích tiêu hóa
 Thanh nhiệt táo thấp, sơ can, tiết nhiệt: dùng trong bệnh can đởm thấp nhiệt,
viêm gan virus
 Thanh nhiệt giải độc: dùng trong các bệnh mụn nhọt ung thũng, đinh độc,
rắn độc cắn
 Thanh trường chỉ lỵ: dùng khi viêm ruột, lỵ
 Thanh phế, chỉ khái, lợi hầu họng: dùng trong các bệnh viêm họng, viêm
amidan, ngoài ra còn được dùng trong các bệnh ho lao, ho gà, viêm đường
tiết niệu.
 Làm thuốc bổ đắng chữa mệt mỏi, kém ăn.
 LD, CD: 10 – 20g/24h dạng thuốc sắc, bột, viên, rượu thuốc
 Chú ý: Vị thuốc rất đắng  không dùng thời gian dài

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 101


XUYÊN TÂM LIÊN

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 102


MƠ LÔNG (mơ tam thể)
 BPD: lá tươi của cây Mơ
lông
TKH: Paederia tomentosa L.,
họ Cà phê – Rubiaceae
 TPHH: tinh dầu, alcaloid
 TVQK: đắng – mát  đại
trường
 CNCT: thanh nhiệt táo
thấp, nhuận tràng
 Chữa lỵ trực khuẩn, táo bón
(hấp hoặc rán với trứng gà)
 Chữa viêm gan, xơ gan có
báng
 LD, CD: 30 – 50g lá
tươi/24h, sắc uống
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 103
MỨC HOA TRẮNG (Mộc hoa trắng, thừng mực lá to)

 BPD: vỏ thân và hạt của cây Mức hoa trắng


TKH: Holarrhena antidysenterica Wall., họ Trúc đào –
Apocynaceae
 TPHH: Alcaloid (conesin, norconesin, holarhenin...),
trong hạt có nhiều dầu béo
 TVQK: đắng – bình  đại trường

 CNCT: thanh nhiệt táo thấp (chữa lỵ amip): trong cây có


Conessin là alcaloid có tác dụng đặc hiệu với lỵ amip mà
không có tác dụng gây độc cho gan như emetin.
 LD, CD: vỏ thân: 10/24h; hạt 3 – 6g/24h dạng thuốc sắc,
bột, rượu; thường tán thành bột, uống liên tục 7 – 15 ngày
để bệnh khỏi thành mãn tính.

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 104


MỨC HOA TRẮNG

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 105


E. THUỐC GIẢI THỬ
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI
 Thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chữa
các chứng bệnh do thử (nắng) gây ra.
 Thử hay kết hợp với nhiệt gây các chứng thử
nhiệt. Thử còn kết hợp với thấp gây các chứng
thử thấp.
 2 loại:
 Thuốc thanh nhiệt giải thử: chữa các chứng thử nhiệt
 Thuốc ôn tán thử thấp: chữa các chứng thử thấp (đa số
có vị Cay – ôn  Phế, vị; đều làm ra mồ hôi)

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 106


E. THUỐC GIẢI THỬ
II. TÁC DỤNG
1. Thuốc thanh nhiệt giải thử
 Chữa sốt cao mùa hè (thương thử): Sốt cao, tự ra mồ hôi,
phiền khát, thích uống nước, nhức đầu chóng mặt, nước tiểu ít,
ngắn, đỏ
 Trị say nắng (trúng thử): Nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì
đột nhiên hôn mê bất tỉnh, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân
tay quyết lạnh
2. Thuốc ôn tán thử thấp
 Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, hoặc tắm lạnh gây
sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi.
 Chữa rối loạn tiêu hoá mùa hè do ăn uống đồ lạnh, gây nôn
mửa, ỉa chảy, ngực bụng đầy tức, khát nước, ra mồ hôi, gọi là
ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn.
27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 107
LÁ SEN (hà diệp)
 BPD: lá tươi hoặc khô của cây Sen
TKH: Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen –
Nelumbonaceae
 TPHH: Alcaloid, flavonoid, acid amin

 TVQK: đắng – bình  can, tỳ, vị

 CNCT: thanh nhiệt giải thử, thăng phát tỳ dương, khứ ứ chỉ huyết
 Thanh nhiệt giải thử: chữa sốt cao mùa hè, say nắng, chữa ỉa chảy do tỳ
hư, ỉa chảy do thử thấp.
 Cầm máu (sao cháy): chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh,
rong huyết
 Chống béo phì (lá hãm uống hoặc tro lá sen uống có tác dụng làm giảm
cholesterol huyết).
 An thần (có Nuciferin làm dịu, ức chế thần kinh trung ương): phối hợp
với lá vông chữa hồi hộp mất ngủ.
 LD, CD: 15 – 20g/24h sắc, hãm uống

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 108


DƢA HẤU (tây qua)
 BPD: Nước ép từ ruột quả và vỏ quả Dưa hấu
TKH: Citrullus vulgaris, họ Bí – Cucurbitaceae
 TPHH: vitamin A, C, caroten, lycopin, đường mannitol và acid hữu cơ

 TVQK: ngọt, nhạt – hàn  tâm, vị

 CNCT: thanh nhiệt giải thử, sinh tân, lợi niệu


 Thanh nhiệt giải thử: dùng khi thương thử, ra nhiều mồ hôi, tâm phiền,
miệng khát (dịch tươi)
 Thanh nhiệt lợi niệu: dùng trong các bệnh thấp nhiệt, hoàng đản, bụng
trướng.
 Sinh tân: thành phần chứa nhiều vitamin A, C, caroten, lycopin, đường
mannitol và acid hữu cơ giúp cho việc bổ sung lượng tân dịch bị hao
tổn.
 Dùng trị say rượu.

 LD, CD: 40 – 100g/24h hoặc ½ - 1 quả/24h ép nước uống

 KK: không dùng cho thể tỳ vị hư hàn và bệnh hàn thấp

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 109


HƢƠNG NHU
 BPD: Toàn cây của cây hương nhu trắng và tía
Hương nhu trắng (é lớn lá): Ocimum gratissimum L., họ Bạc hà –
Lamiaceae
Hương nhu tía (é tía): Ocimum sanctum L., họ Bạc hà – Lamiaceae
 TPHH: tinh dầu, chủ yếu là eugenol

 TVQK: cay – ôn  phế, vị

 CNCT: thanh nhiệt giải thử, phát hãn giải biểu, lợi niệu, điều hòa tỳ vị

 Chữa cảm lạnh mùa hè, phối hợp với thuốc giải biểu chữa cảm
phong hàn. Có thể nói Hương nhu dùng chữa cảm mạo 4 mùa.
 Chữa ỉa chảy do lạnh (hoắc loạn)

 Chữa phù và làm thuốc trị hôi miệng (sắc lấy nước súc miệng)

 LD, CD: 3 – 8g/24h sắc uống, súc miệng

 KK: Âm hư, khí hư

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 110


HƢƠNG NHU

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 111


HOẮC HƢƠNG
 BPD: toàn cây khô của cây
Hoắc hương
TKH: Pogostemon cablin
(Blanco) Berrth., họ Bạc hà –
Lamiaceae
 TPHH: tinh dầu (ít nhất
1,2%)
 TVQK: cay – ôn  phế, vị
 CNCT: hành khí, giải thử
 Chữa cảm lạnh mùa hè, trị hoắc
loạn
 Chữa đau bụng chậm tiêu, rối
loạn tiêu hoá do khí trệ
 LD, CD: 6 – 12g/24h sắc
uống, tán bột

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 112


HOẮC HƢƠNG

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 113


BẠCH BIỂN ĐẬU (Đậu ván trắng)
 BPD: hạt thu hái khi quả chín của
cây Đậu ván trắng
TKH: Lablab vulgaris Savi., họ Đậu –
Fabaceae
 TPHH: Carbohydrat (57%),
protein (21%), lipid (2%), calci,
sắt, vitamin B, vitamin C...
 TVQK: ngọt – ôn  tỳ, vị
 CNCT: kiện tỳ, hóa thấp, sinh tân
dịch
 Chữa ỉa chảy mùa hè, ỉa chảy mãn do
tỳ hư
 Làm bớt khát nước do đái đường
(tiêu khát)
 Giải ngộ độc rượu, nhân ngôn (thạch
tín – As2O3)
 LD, CD: 8 – 16g/24h sắc, tán bột

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 114


THANH HAO HOA VÀNG
 BPD: Toàn cây thu hái khi đang ra hoa
của cây thanh hao hoa vàng, hoa trắng
TKH: Artemisia annua L., họ Cúc –
Asteraceae
 TPHH: Hợp chất sesquiterpenlacton,
tinh dầu (artemisinin = nguyên liệu bán
tổng hợp artesunat  điều trị sốt rét)
 TVQK: đắng – hàn  can, thận
 CNCT: Thanh thử tịch uế, trừ âm phận
phục nhiệt
 Chữa cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm
 Chữa cảm sốt, sốt rét, sốt không có mồ
hôi, sốt do bệnh phổi thương hàn
 Chữa vàng da, ăn không ngon, chóng
tiêu, mệt mỏi cơ thể và trí não
 Cầm máu: chữa chảy máu cam, đại tiện
ra máu
 Dùng ngoài trị mụn nhọt ,lở ngứa
 LD, CD: 6 – 20g/24h sắc uống
 KK: tỳ hư không dùng

27 December 2012 Thuốc Thanh nhiệt 115


THUỐC TIÊU HÓA
MỤC TIÊU
1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của
thuốc tiêu hóa và những chú ý khi sử dụng các
vị thuốc này?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận
dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc
tiêu hoá đã học?
TÁC DỤNG CHUNG
• Tiêu thực hoá tích: Loại thuốc này được dùng
khi tiêu hoá không tốt, thức ăn bị tích trệ trong
dạ dày, ruột; gây bụng đầy trướng, ợ chua,
buồn nôn, nấc, lợm giọng, đau bụng, ỉa chảy.

• Khai vị nhập thực: Làm cho ăn ngon miệng.


CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG (CÁCH DÙNG)
- Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trệ
thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc
lý khí .
- Khi có tích trệ đầy trướng thì phải phối hợp
thuốc tiêu hoá với các thuốc tả hạ .
- Khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì
phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc bổ
khí kiện tỳ .
SƠN TRA Tên KH: Sơn tra Trung Quốc
Crataegus pinnatifida
Bge.var.major NE. Họ Hoa
hồng Rosaceae
cây chua chát - Malus
doumeri (Bois. A. Chev.),
họ Hoa hồng- Rosaceae.
Tính vị : vị chua, ngọt ; tính
hơi ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị ,
can.
Công năng: tiêu thực tích,
hành ứ, hoá đàm.
MẠCH NHA
• Tên thực vật: Hordeum
vulgare L. họ Lúa-
Poaceae.
• Tính vị : vị mặn ; tính
bình.
• Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị.
• Công năng: tiêu thực
hoá tích, làm mất sữa.
Dùng màng trong đã phơi KÊ NỘI KIM
hay sấy khô của mề con
gà - Gallus gallus
domesticus Brisson. họ
Chim trĩ - Phasianidae.
Tính vị : vị ngọt ; tính
bình.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị,
tiểu trường, bàng quang.
Công năng: Kiện vị, tiêu
thực, sáp tinh.
Dùng mầm hạt thóc tẻ CỐC NHA
đã phơi khô của cây
lúa - Oryza sativa L.
họ Lúa - Poaceae.
Tính vị : vị ngọt ; tính
ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ,
vị.
Công năng: tiêu thực
hoá tích, khai vị.
Là chế phẩm được chế biến
THẦN KHÚC
từ một số vị thuốc đông y
phối hợp với bột mỳ hoặc
bột gạo, trộn đều, ủ kín cho
lên mốc vàng rồi phơi khô
thành bánh thuốc.
Tính vị : vị cay, ngọt ; tính
ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.
Công năng: tiêu thực, hoà vị,
hành khí, kiện tỳ, phát biểu,
hoà lý.
MƠ LÔNG • Tên thực vật: Paederia
scandens ( mơ lông TQ),
P. Tomentosa L. (mơ lông
Việt Nam); đều thuộc họ
Cà phê Rubiaceae.
• Vị chua tính bình
• Công năng: trừ phong
hoạt huyết, chỉ thống giải
độc, tiêu thực đạo trệ, trừ
thấp tiêu thũng.
LAI PHỤC TỬ
• Tên thực vật:
Raphanus sativus L.
Họ Cải Brassicaceae
• Tính vị quy kinh: vị
cay, ngọt, tính bình,
quy kinh: phế, tỳ, vị.
• Công năng: tiêu thực
trừ trướng, giáng khí
hoá đờm.
THUỐC KHỬ TRÙNG
(Thuốc trừ giun sán)
Chú ý khi sử dụng:
- Nếu bệnh lâu ngày thì nên dùng kèm thuốc tiêu
đạo; nếu tỳ, vị hư nhược thì phối hợp với thuốc
kiện tỳ; nếu thiếu máu dùng kèm với thuốc bổ
huyết.
- Với phụ nữ có thai, người già dùng thận trọng.
- Khi sốt cao hoặc bụng đau nhiều không nên dùng.
- Thuốc trừ giun tốt nhất là uống vào lúc đói; khi
dùng nên nghỉ ngơi, không ăn các thức ăn sống,
lạnh, khó tiêu.
SỬ QUÂN TỬ
• Tên thực vật:
Quisqualis indica L.
Họ Bàng
Combretaceae
• Tính vị quy kinh: vị
ngọt, tính ấm, quy
kinh tỳ, vị.
• Công năng: khử trùng
tiêu tích, kiện tỳ
KHỔ LUYỆN TỬ
- Tên thực vật: Melia
azedarach L. ; Melia
toosendan Sieb. Et
Zucc. Họ Xoan
Meliaceae.
- Tínhvị quy kinh: Vị
đắng- tính hàn- quy
kinh: tỳ, vị, can. Có
độc.
- Công năng: Diệt ký
sinh trùng.
BINH LANG
• Tên thực vật: Areca
catechu L. Họ Cau
Arecaceae.
• Tính vị quy kinh: vị
cay, đắng, tính ấm,
quy kinh vị, đại tràng.
• Công năng: khử trùng
tiêu tích, chữa sốt rét,
lợi niệu tiêu phù, hành
khí thông tiện
HẠT BÍ NGÔ
• Tên thực vật:
Cucurbita moschata
Duch. Hoặc Cucurbita
pepo L. đều thuộc họ
Bí Cucurbitaceae
• Dùng theo kinh
nghiệm dân gian để
tẩy sán. Có thể dùng
độc vị hạt bí ngô, có
thể dùng phối hợp với
hạt cau.
THẠCH LỰU BÌ
• Tên thực vật: Punica
granatum L. Họ Lựu
Punicaceae
• Dùng vỏ thân, vỏ cành,
vỏ rễ, vỏ quả phơi sấy
khô của cây lựu (vỏ
thân và rễ lựu có độc,
dùng phải cẩn thận).
• Tính vị quy kinh: vị
chua, chát- tính bình-
quy kinh vị, đại tràng.
HẠC THẢO NHA

• Dùng nụ hoa của cây Agrimonia


pilosa Ledeb. Họ Hoa hồng
Rosaceae.
• Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính
mát, quy kinh can, đại tràng, tiểu
tràng.
• Công năng: diệt ký sinh trùng,
nhuận tràng.
THUỐC TRỪ HÀN

TRẦN THỊ THU HIỀN


BM DƯỢC LIỆU – QUẢN LÝ DƯỢC

26 December 2012 1
MỤC TIÊU
 Trình bày được đặc điểm giống nhau của các
thuốc trừ hàn: đặc điểm tính, vị, quy kinh; công
năng; cách dùng; kiêng kỵ
 Phân loại được các thuốc trừ hàn
 Trình bày được bộ phận dùng làm thuốc, tính vị,
quy kinh, tác dụng, chỉ định, và kiêng kỵ (nếu
có) của những vị thuốc trừ hàn được học

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 2


1. Định nghĩa
 Thuốc trừ hàn là những thuốc tính ấm và nóng,
dùng để chữa các chứng bệnh gây ra lạnh trong
cơ thể do phần dương khí bị giảm sút.
 Phần dương khí trong cơ thể giảm sút gây các
chứng bệnh:
 Trung khí hay tỳ vị bị lạnh gây các chứng rối loạn tiêu
hóa: đầy bụng, chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, đau
bụng,…
 Mất nước, mất máu, mất mồ hôi nhiều gây chứng thoát
dương hay vong dương: choáng, trụy mạch,…

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 3


* Các bệnh thuộc hàn
 Ngoại hàn (thực chứng)
 Biểu hàn (biểu thực hàn)
 điều trị bằng các thuốc phát tán phong hàn (bệnh nhẹ = thương
hàn)
 Lý hàn (lý thực hàn = hàn trúng vào phủ tạng = trúng hàn), khi

hàn trúng vào tạng tỳ gây tỳ dương hư không kiện vận, chức năng
tỳ rối loạn. Biểu hiện: rối loạn tiêu hóa (đầy chướng, chậm tiêu,
trệ, đau bụng, khí nghịch gây nôn, tiêu chảy do lạnh gây mất
nước = cảm lạnh mùa hè)
 điều trị bằng thuốc ôn tán thử thấp (phương hương hóa thấp)
 Nội hàn: sinh tỳ dương hư mất kiện vận (tỳ vị lạnh = hư
hàn)  điều trị bằng các thuốc trừ hàn.

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 4


2. Đặc điểm các thuốc trừ hàn
 TVQK:
 Vị: cay, thơm (tân, hương)
 Tính: ôn, nhiệt (ấm, nóng)
 Quy kinh: tỳ, vị
 Công năng: ôn vận tỳ dương; kích thích tiêu hóa
(làm gia vị)

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 5


2. Đặc điểm các thuốc trừ hàn
 Chủ trị:
 Điều trị ăn kém, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, ỉa
chảy kéo dài nhưng không khát, rối loạn tiêu hóa, đi
ngoài sống phân (tương ứng với đau dạ dày, viêm đại
tràng mãn thể hàn trong Tây y)
 Chữa choáng và trụy mạch do mất nước, mất máu, mồ
hôi, điện giải (chứng thoát dƣơng hay vong dương):
sắc mặt trắng xanh; người lạnh, chân tay lạnh; nước
tiểu trong dài; mất ngủ hồi hộp; vã mồ hôi rất nhiều,
mồ hôi dính; mạch nhỏ yếu, lúc được lúc không (mạch
vi muốn tuyệt).

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 6


2. Đặc điểm các thuốc trừ hàn
 Cách dùng:
 Liều dùng: liều thấp (3 – 6g/24h)
 Dạng dùng: dạng khô (để càng lâu càng tốt) hoặc tán
bột
 Sắc lâu
 Uống ấm, kiêng mỡ, tanh, lạnh
 Thời gian dùng ngắn: chỉ là thuốc chữa triệu chứng
 KK: không dùng cho những bệnh thuộc nhiệt
 Phối ngũ:
 + thuốc hành khí kiện tỳ  tăng tác dụng;
 + thuốc sinh tân dịch

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 7


3. Phân loại thuốc trừ hàn
Căn cứ vào định nghĩa và tác dụng  2 loại:
 Thuốc Ôn lý trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn.

 Thuốc Hồi dương cứu nghịch: chữa chứng thoát


dương, trụy mạch.

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 8


Thuốc ôn lý trừ hàn
 Hàn sinh ra bên trong cơ thể
 sự thăng giáng của tỳ vị bị thất thường

 công năng vận hóa bị giảm sút

 gây chứng tỳ vị hư hàn (đầy bụng, nôn mửa, ỉa


chảy, bụng đau, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng,
mạch trầm trì, chân tay lạnh)
 Các vị thuốc ôn lý trừ hàn làm khí cơ thông
xướng, tán hàn, kèm theo tác dụng kích thích tiêu
hóa.

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 9


CAN KHƢƠNG (gừng khô)
 BPD: thân rễ phơi khô của
cây Gừng
TKH: Zingiber officinale, họ
Gừng – Zingiberaceae
 TVQK: cay, ấm  tâm,
phế, tỳ, vị
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
chỉ thống, giúp tác dụng
hồi dương cứu nghịch,
cầm máu, trừ đàm
 KK: ho do phế nhiệt

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 10


THẢO QUẢ (quả đò ho)
 BPD: quả chín phơi, sấy
khô của cây Thảo quả, khi
dùng bỏ vỏ lấy hạt
TKH: Amomum aromaticum,
họ Gừng – Zingiberaceae
 TVQK: tân, ôn  tỳ, vị

 CNCT: ôn trung trừ hàn,


trừ đàm, chữa sốt rét do tỳ
hư, kiện tỳ vị tiêu thực
 KK: người không có hàn
thấp thực tà không nên
dùng
 Chú ý: gia vị trong chè kho
(đỗ xanh lạnh), phở bò
26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 11
NGẢI CỨU (y thảo)
 BPD: lá phơi khô, càng
để lâu càng tốt của cây
Ngải cứu
TKH: Artemisia vulgaris,
họ Cúc – Asteraceae
 TVQK: đắng, ấm  can,
tỳ, thận
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
điều kinh, an thai, cầm
máu
 Ngoài ra còn dùng tươi

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 12


ĐẠI HỒI (Bát giác hồi hƣơng, Đại hồi hƣơng)
 BPD: quả chín phơi, sấy
khô của cây Đại hồi
TKH: Illicium verum, họ
Hồi – Illiciaceae
 TVQK: cay, ngọt, thơm;
ấm  tỳ, vị
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
kích thích tiêu hóa, giảm
đau, hoạt huyết, khứ
phong thấp

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 13


TIỂU HỒI HƢƠNG
 BPD: quả chín phơi, sấy
khô của cây Tiểu hồi
TKH: Foeniculum vulgare,
họ Cần – Apiaceae
 TVQK: tân, ôn (cay,
ấm)  can, thận, tỳ, vị
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
chỉ thống, hành khí, kiện
tỳ, khai vị

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 14


RIỀNG (Cao lƣơng khƣơng)
 BPD: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Riềng
TKH: Alpinia officinarum, họ Gừng –
Zingiberaceae
 TVQK: tân, ôn  tỳ, vị
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
giảm đau, tiêu thực
Khô
 Ôn trung trừ hàn
Tươi
 Điều trị cảm mạo
phong hàn
 Dùng làm gia vị giúp
ăn ngon, chóng tiêu.
 Điều trị sâu răng

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 15


SẢ (hƣơng mao, sả chanh)
 BPD: lá, củ, tinh dầu
của cây Sả
TKH: Cymbopogon sp.,
họ Lúa – Poaceae
 TVQK: tân, ôn  tỳ,
vị
 CNCT: phát hãn giải
biểu, kích thích tiêu
hóa

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 16


ĐINH HƢƠNG (đinh tử hƣơng)
 BPD: nụ hoa của cây Đinh
hương
TKH: Syzygium aromaticum
(L.) Merill. et. L.M. Perry
= Eugenia caryophyllata
Thumb., họ Sim –
Myrtaceae
 TVQK: tân, ôn  phế, tỳ,
vị, thận
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
phá khí giáng nghịch, giảm
đau răng, làm thơm miệng
 Kiêng kỵ: kỵ lửa, không
phải hư hàn không dùng.

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 17


NGÔ THÙ DU (Ngô vu, thù du)
 BPD: quả chín phơi, sấy khô
phải thủy bào của cây Ngô
thù du
TKH: Evodia rutaecarpa, họ
Cam – Rutaceae
 TVQK: cay, đắng; rất nóng
 can, thận, tỳ, vị
 CNCT: ôn trung trừ hàn,
giáng nghịch chỉ nôn, chỉ
thống, chữa cảm lạnh, lở
ngứa
 Kiêng kỵ: người không phải
hàn thấp thì không dùng.

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 18


XUYÊN TIÊU (Hoa tiêu, thục tiêu, hạt sẻn,
sƣng, hoàng lực, lƣỡng diện châm)
 BPD: quả; rễ
(hoàng lực)
TKH: Zanthoxylum
indicum (hay
Zanthoxylum sp.),
họ Cam – Rutaceae
 TVQK: cay, ấm,
có độc  phế, tỳ,
thận
 CNCT: ôn trung
trừ hàn, trục thấp
trợ hỏa, tẩy giun

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 19


Thuốc hồi dƣơng cứu nghịch
 Do mất nước, mất máu, mất mồ hôi nhiều  hiện
tượng thoát dương hay vong dương, choáng, trụy
mạch (sắc mặt xanh nhợt, tay chân lạnh, mạch
nhỏ yếu)
 Tác dụng:
 Hồi dương cứu nghịch
 Chữa cơn đau nội tạng và nôn mửa do lạnh.
 Không được dùng thuốc này chữa nhầm chứng
trụy mạch do nhiễm trùng, những người âm hư,
tân dịch hao tổn.
26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 20
PHỤ TỬ CHẾ
 BPD: rễ củ
 Củ mẹ (ô đầu)
 Củ con (phụ tử)
TKH: Aconitum fortunei, họ Hoàng liên – Ranunculaceae
 TVQK: cay, ngọt; đại nhiệt  12 kinh
 CNCT: hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn
thấp
 LD, CD: 4 – 12g/24h sắc uống
Phối hợp: Can khương  tăng hiệu lực
Cam thảo  giảm độc tính
Khi dùng cần sắc kỹ, sắc lâu để tránh ngộ độc.
 Kiêng kỵ: Âm hư, phụ nữ có thai.
Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 21


Ô ĐẦU

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 22


26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 23
QUẾ NHỤC
 BPD: vỏ thân, vỏ cành cây Quế từ 5 tuổi trở lên
TKH: Cinnamomum obtusifolium (C.cassia), họ Long não –
Lauraceae
 TVQK: vị cay, ngọt; tính đại nhiệt, hơi độc  can, thận

 CNCT: bổ mệnh môn hỏa, trợ dương cứu nghịch, ấm


thận hành thủy, khứ hàn giảm đau, thông kinh hoạt lạc,
kiện tỳ, kích thích tiêu hóa
 LD, CD: 3 – 6g/ 24h sắc, bột, rượu

 Kiêng kỵ: âm hư, PNCT không dùng; dùng lâu, liều cao
có thể gây nhức đầu, táo bón.

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 24


QUẾ

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 25


Câu hỏi
 Đặc điểm giống nhau của các thuốc trừ hàn
 Đặc điểm: tính, vị, quy kinh
 Công năng (chẩn đoán theo bát cương), chủ trị
 Cách dùng: liều dùng, thời gian, dạng dùng, cách uống, kiêng
thức ăn gì
 Kiêng kỵ
 Tên các loại thuốc trừ hàn; đặc điểm khác nhau giữa các
loại
 Tên các vị thuốc của từng loại  Trình bày bộ phận
dùng, tính, vị, quy kinh, công năng chủ trị và kiêng kỵ
(nếu có) của các vị thuốc trừ hàn được học?

26 December 2012 Thuốc Trừ hàn 26

You might also like