You are on page 1of 30

Rối loạn chuyển hóa

lipid máu
Đại cương theo YHHĐ
Rối loạn chuyển hóa lipid máu (gọi tắt là Rối loạn
lipid máu – RLLM) là tình trạng mất cân bằng giữa
các thành phần lipoprotein trong máu và là yếu tố
nguy cơ của nhiều bệnh ở người cao tuổi, nhất là
Xơ vữa động mạch, Tăng huyết áp, Đái tháo đường.
Có thể gây biến chứng nguy hiểm như đột quỵ,
NMCT…
Đại cương theo YHHĐ
Chẩn đoán RLLM khi kết quả xét nghiệm lipoprotein lúc đói:
Tăng Cholesterol huyết tương:
 Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl)
 Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5,2 đến 6,2 mmol/l
(200 – 239 mg/dl)
 Tăng cholesterol máu khi >6,2 mmol/l (>240 mg/dl)
Đại cương theo YHHĐ
Chẩn đoán RLLM khi kết quả xét nghiệm lipoprotein lúc đói:
Tăng TG (Triglycerid) trong máu:
 Bình thường: TG máu <2,26 mmol/l (<200 mg/dl).
 Tăng giới hạn: TG từ 2,26-4,5 mmol/l (200-400 mg/dl).
 Tăng TG: TG từ 4,5–11,3mmol/l (400-1000mg/dl).
 Rất tăng: TG máu > 11,3 mmol/l (> 1000 mg/dl)
Đại cương theo YHHĐ
Chẩn đoán RLLM khi kết quả xét nghiệm lipoprotein lúc đói:
Giảm HDL-C (High Density Lipoprotein Cholesterol):
 HDL-C là 1 Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Khác
với LDL-C, nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa
động mạch.
 Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/l.
 Khi HDL-C máu < 0,9 mmol/l (<35mg/dl) là giảm.
Đại cương theo YHHĐ
Chẩn đoán RLLM khi kết quả xét nghiệm lipoprotein lúc đói:
Tăng LDL–C (Low Density Lipoprotein Cholesterol):
 Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/l (<130 mg/dl).
 Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl).
 Tăng nhiều khi: > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl).
Đại cương theo YHHĐ
Chẩn đoán RLLM khi kết quả xét nghiệm lipoprotein
lúc đói:
Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp:
Khi Cholesterol > 6,2 mmol/l

TG trong khoảng 2,26 – 4,5 mmol/l.
Đại cương theo YHCT
RLLM thuộc các chứng Đàm trọc, Đàm ứ
Nguyên nhân theo YHCT
Bẩm sinh bất thường:
Ít vận động, bản tạng âm hư, không tàng trữ được
“cao” (mỡ) làm mỡ hòa tan vận chuyển vào máu.
Ít vận động, ngồi nhiều → khí cơ bất thông → tân dịch
phân bố trở ngại → chuyển hóa, vận hóa mỡ ↓
Ba mẹ béo phì, khi trưởng thành cơ thể béo trệ,
dương khí bất túc → chuyển hóa, vận hóa mỡ ↓.
Nguyên nhân theo YHCT
Ẩm thực bất tiết, Tỳ Vị thất điều:
Ăn uống không điều độ, nhiều cay, nhiều rượu → tổn
thương Tỳ Vị → Tỳ thất kiện vận → sinh Thấp → tích
tụ hóa Đàm
Ăn nhiều chất béo, ngọt → mỡ vào cơ thể quá nhiều
→ vận chuyển và phân bố rối loạn
Nguyên nhân theo YHCT
Tình chí nội thương:
Can Đởm bất lợi, ưu tư lo lắng, tinh thần căng thẳng,
→ Can uất Tỳ hư, sơ tiết không điều đạt → Tỳ thất
kiện vận hoặc Uất hỏa tổn thương âm → hun đốt tân
dịch thành Đàm
Nguyên nhân theo YHCT
Thận hư:
Người già tuổi cao, lao động quá sức → Nguyên khí
hao tổn → Tạng phủ đều suy nhất là Thận.
Thận âm bất túc → “Cao” (mỡ) không trữ được mà
thấm vào máu.
Thận dương bất túc → Tỳ mất ôn ấm → Tỳ thất kiện
vận
Đặc điểm biện chứng

Đặc điểm cơ chế bệnh sinh:


RLLM phần nhiều là bản hư và tiêu thực.
Bản hư thường là Tỳ Thận hao tổn.
Tiêu thực chủ yếu là Đàm trọc và Huyết ứ.
Đặc điểm biện chứng

Quá trình phát triển bệnh gồm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1:
Rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận → ảnh
hưởng đến chuyển hóa các chất tinh vi →
thấp trọc nội sinh
Đặc điểm biện chứng

Quá trình phát triển bệnh gồm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 2:
Tạng phủ bị tổn thương → đàm thấp nội
thịnh → thấp uất hóa nhiệt. Trong giai đoạn
này là đàm trọc uất hỏa
Đặc điểm biện chứng

Quá trình phát triển bệnh gồm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 3:
Bệnh trình cùng phát triển → đàm ứ hỗ kết →
hao khí, thương âm → Âm dương thất hòa →
càng nghiêm trọng, xuất hiện biến chứng
Nguyên tắc điều trị
Bản chất và cơ chế bệnh thuốc “bản hư
tiêu thực”
→ Nguyên tắc: Tiêu bản kiêm trị
- Trị bản: Ích Thận bổ Tỳ
- Trị tiêu: khứ đàm trừ thấp, thanh nhiệt
thông hạ, hoạt huyết hóa ứ
Phân chứng luận trị
1. Đàm thấp nội trở:
Triệu chứng: cơ thể béo phì, đau đầu, đau tức
ngực, trướng bụng, buồn nôn hoặc nôn khan,
miệng khô không khát, chân tay gầy, người và tứ
chi nặng nề, lưỡi bệu, rêu trắng trơn, mạch hoạt.
Trị pháp: Kiện Tỳ hóa đàm trừ thấp.
Phân chứng luận trị
1. Đàm thấp nội trở:
Bài thuốc: Nhị trần thang
Trần bì Bán hạ chế Phục linh Cam thảo
Châm cứu:
Châm tả: Nội quan, Phong long, Trung quản, Giải khê
Châm bổ: Túc tam lý, Tỳ du
Phân chứng luận trị
2. Đàm nhiệt phủ thực:
Triệu chứng: đầu căng nặng, tính cáu gắt, mặt đỏ,
mắt đỏ, miệng đắng, ngực tức, bứt rứt khó chịu,
bụng trướng, đại tiện táo bón, lưỡi hồng, rêu vàng
nhờn, mạch hoạt hữu lực.
Trị pháp: Thanh nhiệt, hóa đàm, thông phủ.
Phân chứng luận trị
2. Đàm nhiệt phủ thực :
Bài thuốc: Tiểu hãm hung thang phối hợp Tăng dịch
thừa khí thang
Hoàng liên Bán hạ chế Qua lâu nhân Sinh địa
Huyền sâm Mạch môn Đại hoàng Mang tiêu
Thảo quyết minh
Phân chứng luận trị
2. Đàm nhiệt phủ thực :
Châm cứu:
Châm tả: Phế du, Xích trạch, Phong long, Đại trường
du, Hợp cốc, Khúc trì
Phân chứng luận trị
3. Tỳ Thận dương hư:
Triệu chứng: mặt phù, lưng và gối đau, sợ lạnh,
mệt mỏi, bụng lạnh, tiêu lỏng, tiểu đêm, lưỡi bệu
nhợt, rìa lưỡi có dấu hằn răng, rêu trắng dày, mạch
trầm trì.
Trị pháp: Ôn bổ Tỳ Thận.
Phân chứng luận trị
3. Tỳ Thận dương hư:
Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn
Phụ tử chế Nhân sâm Bạch truật
Can khương Cam thảo
Châm cứu:
Châm bổ: Tỳ du, Trung quản, Chương môn, Thần
khuyết, Túc tam lý, Mệnh môn, Quan nguyên
Phân chứng luận trị
4. Can Thận âm hư:
Triệu chứng: đau lưng mỏi gối, bứt rứt khó chịu, đau
đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm,
miệng khô và khát, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Trị pháp: Tư dưỡng Can Thận.
Phân chứng luận trị
4. Can Thận âm hư:
Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng hoàn
Thục địa Trạch tả Hoài sơn Đan bì
Sơn thù Bạch linh Kỷ tử Cúc hoa
Châm cứu:
Châm bổ: Can du, Thận du, Tam âm giao, Dương lăng
tuyền
Phân chứng luận trị
5. Đàm trệ huyết ứ:
Triệu chứng: người béo và tứ chi nặng nề, tê mỏi,
thỉnh thoảng đau thắt ngực, đau đầu, chóng mặt,
lưỡi ám tím hoặc có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi dày
nhờn, mạch huyền hoạt hoặc sáp.
Trị pháp: Lý khí hóa đàm, hoạt huyết hóa ứ.
Phân chứng luận trị
5. Đàm trệ huyết ứ:
Bài thuốc: Qua lâu giới bạch bán hạ thang phối hợp
Đào hồng tứ vật thang
Qua lâu Giới bạch Bán hạ chế
Thục địa Quy vĩ Xích thược
Xuyên khung Đào nhân Hồng hoa
Phân chứng luận trị
6. Can uất Tỳ hư:
Triệu chứng: đau tức mạn sườn, đau không cố định,
đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tính cáu gắt, ăn kém,
mệt mỏi, tiêu lỏng nát, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt,
lưỡi nhợt, rêu mỏng nhờn, mạch huyền.
Trị pháp: Sơ Can giải uất, Kiện Tỳ dưỡng huyết.
Phân chứng luận trị
6. Can uất Tỳ hư :
 Bài thuốc: Tiêu dao tán
Đương quy Bạch thược Bạch truật
Cam thảo Bạch linh Sài hồ
 Châm cứu:
Châm tả: Thái xung, Chương môn, Trung quản, Huyết hải
Châm bổ: Can du, Tỳ du, Túc tam lý

You might also like