You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

THẠCH ĐỞM
(Sỏi đường mật)

TS. BÙI TIẾN HƯNG


MỤC TIÊU
Trình bày được đại cương, nguyên nhân, cơ chế
1 sinh bệnh Sỏi mật theo YHHĐ và YHCT

Trình bày được triệu chứng và chẩn đoán bệnh


2
Sỏi mật theo YHHĐ và YHCT

Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

4 Hướng dẫn phòng tránh sỏi mật tái phát


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hanh Đệ (2013), Sỏi đường mật,Chẩn đoán và
điều trị các bệnh Ngoại khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr.
406-407
2. Zhang Pei Zan, Chen Hui Zhen (Hà Sơn dịch) (2005),
Bệnh sỏi mật, Đởm thạch chứng, Phòng và chữa bệnh
tiêu hóa, NXB Hà Nội, tr. 268, 522
3. Viện Đông Y (1984), Châm cứu học, NXB Y học
ĐẠI CƯƠNG VỀ SỎI MẬT
- Sỏi mật là bệnh thường gặp/hệ thống đường mật
- Sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi trong gan
- Loại sỏi: sỏi cholesterol (túi mật),
sỏi sắc tố mật (ống mật)
- TC: đau quặn hạ sườn, rối loạn tiêu hóa, hoàng
đản, cảm nhiễm
- Biến chứng: viêm túi mật cấp, VTM hoại tử,
Nhiễm trùng đường mật, tắc mật,...
ĐẠI CƯƠNG VỀ SỎI MẬT
- TQ, VN: hay gặp ở phụ nữ
- Tỉ lệ mắc bệnh: 7-12% ở TQ
ở VN sỏi túi mật 50% (trong Sỏi đường mật)
- Liên quan đến chế độ ăn uống, mức sống, tập
quán sinh hoạt, điều trị bệnh liên quan: tẩy giun,
RLLP, GCOM,...
- YHCT: Thạch đởm, Hiếp thống, Hoàng đản
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
- YHHĐ:
+ thay đổi thành phần hóa học và vật lý dịch mật
(Cholesterol trầm lắng, là yếu tố nhân)
+ yếu tố cản trở (đình trệ dịch mật)
+ yếu tố cảm nhiễm (kết tụ Calci)
* Tỉ lệ thành phần dịch mật mất cân bằng:
- Muối mật: 50-70%
- Mỡ phospho: 25-30%
- Cholesterol và sắc tố mật: 3-5% (Cholesterol tăng cao,
vượt quá độ hòa tan muối mật, gây lắng đọng và kết sỏi)
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
* Cảm nhiễm:
- Vi khuẩn: dịch mật acid hóa, bilirubin bilirubin
không kết hợp, không hòa tan + Calci
- Viêm và cản trở đường mật: hàm lượng Ca tăng cao.
- Viêm cấp tính: TB thượng bì bong rơi
- Giun đũa chui vào ống mật: hạt nhân hình thành sỏi.
- Giun đưa vi khuẩn đường ruột vào ống mật: sinh ra
glucocid aldehit đường glucose β + bilirubin
bilirubin không kết hợp
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
* Tắc nghẽn hệ thống ống mật:
- Nguyên nhân: sỏi, viêm, dị dạng đường mật, … cản trở
dịch mật ứ đọng dịch mật viêm và kết sỏi.
- Viêm và cản trở đường mật: hàm lượng Ca tăng cao.
- Viêm cấp tính: TB thượng bì bong rơi
- Giun đũa chui vào ống mật: hạt nhân hình thành sỏi.
- Giun đưa vi khuẩn đường ruột vào ống mật: sinh ra
glucocid aldehit đường glucose β + bilirubin
bilirubin không kết hợp
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
* Hòa tan máu:
- Lượng lớn HC bị phá vỡ Bilirubin không kết hợp tăng
+ Ca sỏi Ca bilirubin.
* Bản thân túi mật:
- Khi bị viêm cấp tính hấp thụ acid dịch mật và dịch nhầy.
- Túi mật co nhỏ đình trệ dịch mật sỏi.
* Rối loạn cơ năng thần kinh thực vật:
- Gây co thắt túi mật nước mật ngưng lại, sau khi lọc,
thành phần thay đổi dễ trầm tích kết sỏi
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
- YHCT:
* Tinh thần bất ổn, can uất khí trệ:
- Căng thẳng, ức chế kéo dài → tổn thương Can → Can
mất điều hòa , khí không thông → ảnh hưởng đến sự phân
bố và bài tiết dịch mật → dịch mật tắc nghẽn, sinh nhiệt bên
trong, lâu ngày → sỏi.
* Ăn uống bất điều, đàm thấp khốn tỳ:
- Ăn uống nhiều, nhiều chất béo, chất đường, uống
rượu quá độ, suy nghĩ quá mức, mệt mỏi thái quá; sống
ở nơi ẩm thấp, lội nước dầm mưa → tổn thương Tỳ, Vị
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
YHCT:
* Ăn uống bất điều, đàm thấp khốn tỳ: (tiếp)
- Tỳ mất kiện vận → thủy thấp bất hóa → tích thấp thành
đốm → cản trở ở Can, Can không bài tiết, đởm dịch không
thông → sinh bệnh
- Thấp uất hóa nhiệt, thấp nhiệt tương tác → tắc nghẽn → đởm
dịch tích tụ → kết sỏi
* Ngoại tà nội xâm, hàn ôn thất điều:
- Lục dâm chi tà, đặc biệt ngoại cảm thấp nhiệt → Tỳ Vị Can
Đởm → khí không thông + nhiệt chưng cất, thiêu đốt đởm dịch
lâu ngày → kết sỏi
NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH
YHCT:
* Trùng tích:
- Giun đũa (đường ruột) → đường mật → ảnh hưởng
sự “trung thanh”, “thông giáng” của đởm → trở ngại
khí cơ của đởm → đởm dịch ứ đọng, lâu ngày → kết
sỏi.
* Huyết ứ gây cản trở:
- Can khí uất kết, khí cơ không thông → huyết ứ gây trở
ngại Can Đởm → khí không thông + nhiệt chưng cất,
thiêu đốt đởm dịch lâu ngày → kết sỏi
2 Trình bày được triệu chứng và chẩn đoán bệnh
Sỏi mật theo YHHĐ và YHCT
YHHĐ:
Sỏi ống mật chủ: 3 dấu hiệu từng đợt
* Đau: xuất hiện đầu tiên, đau vùng gan, lan lên vai phải
* Sốt: xuất hiện sau đau, sốt từng cơn, có rét run
* Vàng da: xuất hiện sau cùng, sốt từng cơn, có rét run
+ Ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc màu
+ Củng mạc mắt vàng
+ Gan to, túi mật căng
Sỏi túi mật: ít triệu chứng (đau HSP, thượng vị)
Trình bày được triệu chứng và chẩn đoán bệnh
2 Sỏi mật theo YHHĐ và YHCT

* Xét nghiệm: BC tăng cao, Máu lắng tăng cao,


Bilirubin trực tiếp và phosphatase kiềm cao
* Siêu âm: hình đậm âm kèm bóng cản trong ÔMC, toàn bộ
đường mật giãn
* Chụp cắt lớp và MRI: rõ nét
* Chụp đường mật-tụy ngược dòng qua nội soi:
chẩn đoán và lấy sỏi
* Chụp đường mật qua da: biến chứng
Trình bày được triệu chứng và chẩn đoán bệnh
2
Sỏi mật theo YHHĐ và YHCT
* Biến chứng:
- Viêm phúc mạc mật: do hoại tử túi mật
- Viêm tụy cấp: sỏi kẹt cơ Oddi
- Áp xe đường mật: ứ trệ, nhiễm trùng
- Chảy máu đường mật: nặng, tử vong cao
- Viêm thận cấp
- Choáng nhiễm trùng
* Xử trí:
- Kháng sinh, điều chỉnh nước, điện giải; Lấy sỏi OMC,
trong gan
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

3.1. Can uất khí trệ:


- Biểu hiện LS: Bụng trên P hoặc dưới xương ức hơi
đau, âm ỉ, từng cơn, có thể đau quặn, lan lên vai, sau
lưng, bụng trướng
Có thể sốt nhẹ, dễ mệt mỏi, họng khô, miệng đắng,
không muốn ăn, buồn nôn và bí đại tiểu tiện. Lưỡi màu
hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch
huyền
- Pháp điều trị: Sơ can lý khí, lợi đởm bài thạch
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

3.1. Can uất khí trệ: Bài “Lợi đởm bài thạch thang”
Vị thuốc Liều lượng Phân tích
Sài hồ 12 Sơ can lý khí, trợ tỳ vị thông giáng
Chỉ xác 15
Uất kim 15
Xuyên luyện tử 15 Sơ can lý khí giảm đau
Mộc hương 12 Hành khí, trừ mãn, giảm đau
Thanh bì 08
Kim tiền thảo 30 Lợi mật bài thạch
Nhân trần 15
Kê nội kim 15 Tiêu tan ứ đọng hóa sỏi
Bạch thược 15 Nhuận gan, hoãn cấp, chỉ thống
Cam thảo 08
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

3.2. Can đởm thấp nhiệt thịnh:


- Biểu hiện LS: Sườn P hoặc bụng trên đau, đợt
cấp đau quặn, kéo dài liên tục, lan sang vai P.
Bụng trướng căng, người nóng, miệng khát hoặc
sợ lạnh, sốt, buồn nôn, nôn, mắt vàng, thân vàng.
Lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng nhầy hoặc vàng nhầy. M
huyền hoạt.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp hóa thạch
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

Bài “Thanh đởm hóa thạch thang” (BV Quảng Đông)


Vị thuốc Liều lượng Phân tích
Kê cốt thảo 30 Thanh nhiệt giải độc
Dành dành 10
Bồ công anh 30
Nhân trần 15 Thanh nhiệt lợi đởm hóa thạch
Kim tiền thảo 30
Mộc hương 12 Hành khí, bài thạch giảm đau
Đại hoàng 09
Ngưu tất 15 Dẫn dược hạ hành, giúp bài sỏi
Thanh nhiệt lợi thấp hóa thạch
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

3.3. Độc nhiệt nội uẩn:


- Biểu hiện LS: Rùng mình, sốt cao, đau sườn P và
bụng, hoàng đản nặng hơn, nước tiểu đỏ, bí đại tiện.
Thần trí hôn mê, ít nói, thở gấp.
Toàn thân lạnh. Lưỡi đỏ thẫm hoặc tím, khô, rêu lưỡi
nhày hoặc xám đen không có rêu lưỡi, mạch huyền
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, thông lý công hạ
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

Bài “Đại thừa khí thang” hợp Nhân trần khao thang gia giảm
Vị thuốc Liều lượng Phân tích
Đại hoàng 10 Thông lý công hạ
Mang tiêu 08
Hậu phác 15 Hành khí dẫn trệ tự thông hạ
Chỉ thực 15
Binh lang 15
Nhân trần 10 Thanh Can lợi đởm
Dành dành 10
Kim ngân hoa 15 Thanh nhiệt giải độc
Bồ công anh 30
Thanh bì 06 Lý khí hóa trệ
Trần bì 06
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

3.4. Can âm bất túc:


- Biểu hiện LS: Hai bên sườn đau ê ẩm, đau
đầu, chóng mặt, mắt và miệng khô, tai ù, bực tức,
ít ngủ, hay mơ.
Lưỡi hồng, hoặc rêu sáng, mạch huyền.
- Pháp điều trị: Dưỡng âm nhu can, lợi đởm
Trình bày được cách điều trị các thể lâm sàng
3
của Sỏi mật theo YHCT

Bài “Dưỡng âm lợi đởm bài thạch thang”


Vị thuốc Liều lượng Phân tích
Sinh địa 30 Dưỡng âm nhu can
Mạch môn 15
Bạch thược 15
Ô mai 10 Toan can lợi đởm
Cam thảo 06
Đại hoàng 10 Thanh nhiệt thông hạ, lợi đởm
Nhân trần 15
Sơn tra 15 Hóa trệ tiêu thạch
Kê nội kim 15
Chỉ thực 15 Hành khí trừ trướng
Binh lang 15
4 Hướng dẫn phòng tránh sỏi mật tái phát

• Hạn chế ăn thực phẩm giàu Cholesterol (lòng đỏ trứng gà, phủ
tạng động vật như tim, gan, óc...).
1 tuần không nên ăn quá 3 quả trứng và không quá 1 quả tim.
• Tăng vận động cho đường mật để tăng tống sỏi: Sữa, gói thuốc
bột MgSO4, rau quả. Tối thiểu 500g rau một ngày.
• Tăng thêm liều thuốc vận động cho cơ thể, làm tăng nhu động
mật, làm giảm sự ứ trệ: đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh. Sáng
vận động 30 phút, chiều vận động 30 phút.
• Duy trì đủ 3 bữa/ngày dù có vội.

You might also like