You are on page 1of 3

CÁCH HỌC DƯỢC LÝ ĐÔNG Y (Phần 1)

Đông y khó nhất là lâm sàng, trong lâm sàng khó nhất là dược lý. Nên mấy em đủ
trí thông minh, có thể học Y lí trong hai ba năm, nhưng ra trị bệnh sống chết là
nằm ở dược lý lâm sàng, phép gia giảm không những đúng vị thuốc, mà phải đúng
liều lượng nữa. Gần đây có nhiều em nhắn tin anh hỏi cách học, thậm chí có anh
đồng nghiệp đã mở phòng khám cũng hỏi em học dược lý sách nào. Nên anh chia
sẽ mấy đứa cách học dược lý.
1️⃣ Học theo đông y
Tức là Tính, vị, quy kinh và chức năng. Nhưng phải học hết tất cả các xuất xứ chứ
không đơn giản là học mỗi Thần Nông Bản Thảo Kinh. Rồi học cách phối với vị
thuốc khác như thế nào.
▪︎Ví dụ: Hậu phác
Cay nên tán được thấp mãn khối ứ, đắng nên hạ khí táo được thấp sát được trùng
trừ được đầy trướng, ấm nên ôn trung đuổi được phong hàn, khí hành mà huyết ứ
tự tan, tiêu cơm mới cũ, bồi thành ruột, hành mà không tụ, lợi tiểu tiện. Tan khí
lạnh nước ẩm tụ làm bụng ruột sôi kêu, làm ấm vị trị phúc thống nôn chua tiêu
chảy. Kiện tỳ, hóa được thấp nên giải được đàm, trợ được phế, lợi được hầu nên
trừ được ho, khai được mũi. Khí ấm vào đến Can hành khí, vị đắng thanh Tâm
hành huyết nên trị chứng huyết tý cơ nhục tê dại, huyết chạy được mà bì mao
không tê dại vậy. Giun là do thấp hóa ra, vị đắng thì táo thấp, có thể sát trùng, cho
nên khử được.
+ Chỉ thực, Đại hoàng, thì tả thực mãn
+Thương truật, Trần bì thì trừ thấp mãn
+ Nhân sâm, Bạch truật trị hư mãn
+ Bán hạ, Đởm tinh táo thấp thanh đàm
+ Bạch truật, Cam thảo hòa trung kiện vị
+ Chỉ xác, La bạc tử hạ khí thông trường
+Tía tô, Tiền hồ phát tán phong hàn
+ Sơn tra, Chỉ thực sơ khí tiêu thực
+ Ngô thù, Nhục quế hành thấp, táo âm
2️⃣ Học phân biệt, so sánh, TỰ PHÂN TÍCH
▪︎Ví dụ: THƯƠNG TRUẬT
Vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm
Công dụng: Kiện vị, trừ thấp, phát hãn, trừ phong thấp: Nhiều sách viết kiện tỳ,
nhưng anh thấy kiện vị mới đúng, vì "Vị lấy giáng làm hòa". Trừ thấp, phong thấp,
lại phát hãn, nghĩa là nó rút ẩm thấp trong tỳ vị vào máu, và vận hành ẩm thấp này
di chuyển trong máu, vì di chuyển nên mới phát hãn và lợi tiểu. Còn Bạch truật: Vị
ngọt nên bổ tỳ vị, ngọt nên tính giữ là chủ yếu chứ không chạy như Thương truật
nên an được thai (đặc biệt nếu sao hoàng thổ vàng lên); Tính ấm nên làm ấm ruột
dạ dày, hơi đắng nên táo được thấp vì "tỳ thích ấm, ghét thấp" nên tăng tác dụng bổ
tỳ, tỳ chủ cơ nhục, lại Ích khí nên bổ được Phế, mà Phế chủ bì mao nên Tỳ Phế
khỏe thì giáng tiếp bền chặt cơ nhục mà cầm mồ hôi.
3️⃣ Học các y gia nhận xét, TỰ RÚT RA.
▪︎Ví dụ: BÁN HẠ
Hoạt như con lăn, lăn từ đường đi vào của thức ăn đến đường ra đại tiện, tiểu tiện.
Nên nếu bộ máy tiêu hóa là động cơ thì vị bán hạ như là chất bôi trơn:
- Giúp Dạ dày trơn mà giáng, giáng mà không tiết khí gây thương tổn như Chỉ
thực, Hậu phác
- Giúp ruột trơn mà thức ăn đi xuống ko tích trệ, vì không tích trệ nên thông suốt
được đại tiện
- Ngoài ra vị cay nên tán và trục khí ấm thấp ở ruột và dạ dày ra ngoài theo phân
và vào máu, từ máu lại đẩy ẩm thấp này xuống thậ
3️⃣ Học các y gia nhận xét, TỰ RÚT RA.
▪︎Ví dụ: BÁN HẠ
Hoạt như con lăn, lăn từ đường đi vào của thức ăn đến đường ra đại tiện, tiểu tiện.
Nên nếu bộ máy tiêu hóa là động cơ thì vị bán hạ như là chất bôi trơn:
- Giúp Dạ dày trơn mà giáng, giáng mà không tiết khí gây thương tổn như Chỉ
thực, Hậu phác
- Giúp ruột trơn mà thức ăn đi xuống ko tích trệ, vì không tích trệ nên thông suốt
được đại tiện
- Ngoài ra vị cay nên tán và trục khí ấm thấp ở ruột và dạ dày ra ngoài theo phân
và vào máu, từ máu lại đẩy ẩm thấp này xuống thận mà lợi tiểu
- Vì thải ẩm thấp, nên bệnh đàm dùng Trần bì để khai thông trệ khí tuyên phế
giáng đàm, vị bán hạ thì thải hết toàn bổ ẩm thấp dưới trường vị ra ngoài. Kết quả
ngọn ở phế gốc ở tỳ cùng trị mà hết đàm.
- Thậm chí Thánh y Trương Trọng Cảnh còn dùng Bán hạ để chữa chứng "thận
táo". Các em nghe shock đúng ko? Thận táo phải Thục địa, Hà thủ ô chứ? Tại sao
dùng Bán hạ? Là vì Bán hạ dẫn ẩm thấp từ trường vị xuống thận, tức điều chỗ dư
đến chỗ thiếu nên chữa được bệnh thận táo là thế.

Khi Y lý đã vững, dược lý lâm sàng đã thấu thì trị bệnh cốt ở khai chỗ tắt nghẽn,
điều chỗ dư đến chỗ thiếu thì bệnh sẽ hết chứ không cần bổ.
4️⃣ Học theo nguyên cứu Y học hiện đại
Xu hướng Y học tương lai, là Y học kết hợp Đông y và Tây y. Điều này là tất yếu,
hiện đã áp dụng rất nhiều và khá thành công. Nên vấn đề là ở việc biết lấy cái ưu
điểm, kết hợp mà phù hợp thì trong tương lai sẽ ổn. Vì bản chất Đông y, hay Tây y
đều vì mục đích chăm lo sức khỏe con người cả.
5️⃣ Học tác động theo phương.
Điều này là do kinh nghiệm của Thầy thuốc. Nhưng phải vững hết nền tảng Y lí và
tất cả các vấn đề trên. Khi chưa vững thì nên tuân thủ đi theo phương theo sách rồi
sau đó sẽ biến đổi dần dần theo cái của mình. Nhưng cẩn thận ở Tính, Vị, Quy kinh
khi phối ngũ.
ĐÔI LỜI CHIA SẼ CHO AI YÊU THÍCH ĐÔNG Y

You might also like