You are on page 1of 104

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
- - -- - -

BÀI TẬP DỰ ÁN

TÊN DỰ ÁN: LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY
SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG CÔNG SUẤT 20 TRIỆU LÍT/NĂM

GVHD: PHAN THẾ DUY


SVTH: NHÓM 02
1. Hồ Thị Như Quỳnh MSSV: 2005191504
2. Lê Nguyễn Bảo Trân MSSV: 2005191524
3. Hồ Kim Loan MSSV: 2005191144
4. Lê Thị Thu Minh MSSV: 2005190330
5. Lê Thị Cẩm Hằng MSSV: 2005190178

Tp. Hồ chí minh, tháng 10 năm 2021

0
MỤC LỤC

Nội dung 1 : Sự cần thiết phải đầu tư dự án là:......................................................................0


Nội dung 2 : Phương án sản phẩm của dự án:........................................................................3
Nội dung 3: Phương án vùng nguyên liệu:.............................................................................6
Nội dung4 : Địa điểm xây dựng công trình:...........................................................................7
Nội dung 5 : Phương án công nghệ của sản phẩm:...............................................................14
Nội dung 6: Phương án lựa chọn dây chuyền thiết bị...........................................................35
Nội dung 7: Dự kiến các hạng mục công trình và nhu cầu diện tích xây dựng.....................38
Nội dung 8: Nhu cầu sử dụng đất. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư..............47
Nội dung 9: Dự kiến vốn đầu tư và giải pháp huy động.......................................................49
Nội dung 10: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường:................................................52
Nội dung 11: Giải pháp kiến trúc, xây dựng.........................................................................60
Nội dung 12: Giải pháp kỹ thuật hạ tầng và phòng chống cháy nổ......................................65
Nội dung 13: Tiến hành thực hiện dự án:.............................................................................70
Nội dung 14: Tổ chức sản xuất vận hành khai thác dự án....................................................71
Nội dung 15 : Phương án thị trường.....................................................................................77
Nội dung 16: Phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án:.............................84
Nội dung 17. Kết luận-Kiến nghị:......................................................................................100

1
Nội dung 1 : Sự cần thiết phải đầu tư dự án là:
 Phải cung cấp thông tin: “Nhu cầu sử dụng sản phẩm mà dự án sẽ sản xuất lớn hơn
khả năng cung cấp”. Thí dụ:
• Sản xuất sữa tươi tiệt trùng với sản lượng 40 triệu lít / năm.
• Dùng trực tiếp hàng ngày của người dân 27 -28 lít sữa/ người /năm.
• Liệt kê công suất các nhà máy sữa tiệt trùng sản xuất được bao nhiêu tấn/năm.
Công ty Vinamilk sản xuất 800 triệu lít/ năm.
Công ty TH Truemilk sản xuất 500 triệu lít/ năm.
• Liệt kê các nguồn nhập khẩu và xuất khẩu.
Nhập khẩu: Năm 2015, New Zealand vẫn là quốc gia cung cấp sữa chính cho Việt Nam với
tỷ trọng 24% (tương đương 216,3 triệu USD), tiếp đến là Mỹ với tỷ trọng 14,6% (tương
đương 131 triệu USD). Các thị trường cung cấp lượng sữa lớn khác cho Việt Nam là
Singapore, Thái Lan, Đức, Ai Len, Úc, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản… Tuy nhiên, kim ngạch
nhập khẩu sữa của Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh, đạt 3,6 tỷ USD vào năm 2045.

Xuất khẩu: Ngành sữa Việt Nam trong những năm qua đã liên tục phát triển và phát
triển theo đúng hướng. Từ chỗ phải nhập khẩu hoàn toàn, đến nay Việt Nam đã có thể
xuất khẩu sữa tới hơn 40 thị trường nước ngoài. Việt Nam cũng là một trong số ít các
quốc gia tại Châu Á có xuất khẩu sữa. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sữa hàng năm
của Việt Nam nhìn chung còn ở mức thấp, chỉ đạt trên dưới 100 triệu USD. Năm 2014,
Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm sữa trị giá hơn 92,8 triệu US, thấp hơn con số
115,5 triệu USD của năm trước đó, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010, trong đó

0
Vinamilk chiếm đa số tới 90%. Điều này minh chứng rằng sản phẩm sữa trong nước sản
xuất đang dần chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam và có nhiều cơ hội
vươn tầm ra thị trường sữa thế giới.

• Tính nhu cầu trung bình đầu người Việt nam dùng 25 lít sữa / người /năm.
• Thống kê lượng sữa tươi tiệt trùng các nước trong khu vực (chủ yếu là khối Asean) sản
xuất được và bình quân đầu người/năm.
Ngành sữa thế giới chủ yếu tập trung ở các nước phát triển như Mỹ, New Zealand, Úc…
và các sản phẩm thường được xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Động lực thúc
đẩy sự phát triển của ngành sữa đến từ Trung Quốc và Châu Âu (tốc độ phát triển lên tới
20%/ năm). 
• So sánh trung bình đầu người theo nhu cầu tiêu thụ sữa tươi tiệt trùng với các nước
trong khu vực để xem là “ta thấp hơn họ như thế nào?”
Thủ tướng chính phủ và Bộ NN&PTNT đã đưa ra chiến lược phát triển ngành chăn nuôi
đến năm 2020, trong đó chỉ tiêu phát triển đàn bò sữa lên đến 500.000 con và đàn bò thịt
đạt 12,5 triệu con còn sản lượng sữa phấn đấu đạt 1.000.000 tấn/ năm. Trên thực tế, sản
lượng sữa của cả nước hiện nay chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Song, nhu cầu sữa vẫn sẽ là mặt hàng khan hiếm tại Việt Nam trong các năm tới, nhu
cầu sẽ tiếp tục tăng và vượt quá khả năng cung ứng trong nước. Từ thực tiễn nêu trên,
việc đầu tư chăn nuôi bò sữa và xây dựng nhà máy chế biến sữa tiệt trùng ở xã An
Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết. Vừa có thể hỗ trợ, tiêu thụ các

1
sản phẩm của bà con nơi đây vừa thúc đẩy được quá trình phát triển của ngành công
nghiệp chế biến sữa.
Sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, nó chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, các
vitamin và khoáng chất, canxi cần thiết cho cơ thể người, và chúng ở dạng cân đối và dễ
hấp thụ bởi cơ thể, có thể nói sữa là một thực phẩm tốt hơn bất kỳ thực phẩm nào.Vì vậy
để có cuộc sống chất lượng cao, hàng ngày mỗi chúng ta đều phải dùng sữa để cung cấp
năng lượng và các vitamin khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Sữa tươi hiện nay đang trong quá trình phát triển ở Việt Nam ta, cho nên việc thiết lập
nhà máy sữa là cần thiết nhất bới vì chúng ta không thể uống được sữa tươi nguyên chất
từ trang trại nuôi bò, mà cần phải việc thông qua chế biến. Có thể sữa từ trang trại sẽ
không đảm bảo được chất lượng về thành phần, độ an toàn cũng như các tiêu chí cảm
quan khác,... Thế nên, nhóm đã chọn sản phẩm sữa tươi tiệt trùng bởi vì sữa chúng ta
cần phải theo công nghệ chế biến phù hợp đảm bảo được các vấn đề nêu trên và không
chỉ chúng ta đáp ứng được nhu cầu sử dụng sản phẩm trong nước và có thể đưa ra được
nước ngoài thì việc bảo quản sữa tươi là cái chủ yếu nhất.

2
Nội dung 2 : Phương án sản phẩm của dự án:
 Nhà máy sẽ sản xuất những loại sản phẩm: sữa tươi tiệt trùng, sữa cô đặc có đường.
sữa chua yoghurt.
Các chỉ tiêu cảm quan của sữa đặc có đường

Tên chỉ tiêu Đặc trưng của sữa đặc có đường


1.Màu sắc - Màu tự nhiên của sữa đặc có đường
từ vàng kem nhạt đến vàng kem
đậm.
- Màu đặc trưng của sản phẩm đối
với sữa có bổ sung phụ liệu

2.Mùi, vị - Thơm, ngọt đặc trưng của sản


phẩm.
- Không mùi vị lạ.
3.Trạng thái - Mịn, đồng nhất, không bị vón cục,
không lắng đường.

Các chỉ tiêu lý – hóa của sữa đặc có đường.

Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu


1.Hàm lượng chất khô, % khối 71,0
lượng, không nhỏ hơn

2.Hàm lượng chất béo, % khối 6,5


lượng, không nhỏ hơn
3.Hàm lượng Sacaroza, % khối 43
lượng, không nhỏ hơn

4.Độ acid, ⁰T, không nhỏ hơn 50,0

5.Tạp chất không tan trong nước, 5,0


mg/kg, không lớn hơn

Hàm lượng kim loại nặng của sữa đặc có đường.

3
Tên chỉ tiêu Mức tối đa
1.Asen, mg/kg 0,5

2.Chì, mg/kg 0,5


3.Cadimi, mg/kg 1,0

4.Thủy ngân, mg/kg 0,05

Các chỉ tiêu vi sinh vật của sữa đặc có đường.

Tên chỉ tiêu Mức cho phép

1.Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số 10⁴


khuẩn lạc trong 1g sản phẩm
2.Nhóm coliform, số vi khuẩn trong 10
1g sản phẩm

3.E.coli, số vi khuẩn trong 1g sản 0


phẩm
4.Salmonella, số vi khuẩn trong 25g 0
sản phẩm

5.Staphylococcus aureus, số vi khuẩn 0


trong 1g sản phẩm
6.Nấm men và nấm mốc, số khuẩn 10
lạc trong 1g sản phẩm

 Khối lượng dự kiến bao nhiêu sản phẩm trong 1 năm.


 Sữa tươi tiệt trùng: 20 triệu lít/ năm.
 Sữa cô đặc có đường: 10 triệu hộp/ năm.
 Sữa chua Yoghurt: 10 triệu lít/ năm.
 Mức chất lượng của sản phẩm: theo tiêu chuẩn của TCVN 7028:2002 – Sữa tươi
tiệt trùng.

4
 Giá trị dinh dưỡng: sữa tươi tiệt trùng cung cấp các khoáng chất và các vitamin cần
thiết cho cơ thể như: Vitamin B12, B2, D, canxi, phốt pho
 Cách bảo quản: bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Sau khi mở hộp, đậy kín và bảo
quản lạnh (6oC – 8oC), sử dụng hết trong vòng 3 ngày.
 Cách sử dụng: Lắc đều trước khi uống và ngon hơn khi uống lạnh.
 Sản phẩm của nhà máy đáp ứng cho phân khúc nào của thị trường: Sản phẩm đáp
ứng mọi đối tượng trong xã hội bao gồm: người già, trẻ em, người trưởng thành.
 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhà máy với các sản phẩm cùng loại (hoặc tương
tự) đang lưu thông trên thị trường: Công ty sẽ cạnh tranh với nhều nhãn hiệu lớn như
Vinamilk, TH Truemilk. Là một công ty mới về ản xuất sữa tươi tiệt trùng chung ta
cần phải tạo lòng tin cho người tiêu dùng về sản phẩm mà công ty chúng ta đang sản
xuất bằng cách làm ra một sản phẩm mới vừa ngon vừa chất lượng và giá cả hợp lí
phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Ngoài ra, chúng ta cần quảng báo trên các
phương tiện truyền thông để mọi người biết và sử dụng sản phẩm của công ty chúng
ta.

5
Nội dung 3: Phương án vùng nguyên liệu:
Tổng lượng nguyên liệu chính ước tính cần thiết cho hoạt động trong 1 năm của nhà
máy sản xuất sữa tiệt trùng là 50 triệu lít/ năm.
 Dự kiến khai thác nguyên liệu ở những vùng:
 Vùng nguyên liệu: Đầu tư cho các trang trại bò sữa ở Đồng Nai, công ty còn chủ động
xây dựng vùng nguyên liệu ở Củ Chi, Cần Thơ, Tây Ninh, Long An, Sóc Trăng, Lâm
Đồng... và hình thành các trạm thu mua, kiểm duyệt chất lượng đầu vào tại các vùng nguyên
liệu.
 Kê khai sơ bộ: diện tích, năng suất, sản lượng thu hoạch của các vùng đó tại thời
điểm lập dự án
 Diện tích: 1000 m2
 Năng suất: 50 triệu lít/ năm
 Sản lượng thu hoạch: 60 triệu lít/ năm
 Khả năng tăng năng suất khi tác động đồng bộ các mặt lên vùng nguyên liệu. Năng
suất tăng đòi hỏi nguồn nguyên liệu cả sữa tươi cũng phỉa tăng. Vì vậy chúng ta cần
đầu tư thêm cho các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Sau đó, thu mua các sữa tươi từ
các hộ gia đình đó về chế biến để tăng giá trị dinh dưỡng và sản lượng sữa tươi tiệt
trùng cũng tăng lên.
 Phương án cụ thể để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định:
 Để có được thành công này, ngay từ khi thành lập, công ty đã liên kết với các hộ, các
trang trại, phát triển đàn bò theo quy mô và tiêu chuẩn của công ty. Ngoài đầu tư cho các
trang trại bò sữa ở Đồng Nai, công ty còn chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ở Củ Chi
(TP.Hồ Chí Minh), Long An, Sóc Trăng, Lâm Đồng... và hình thành các trạm thu mua, kiểm
duyệt chất lượng đầu vào tại các vùng nguyên liệu.
 Nguồn nguyên liệu: dù chúng ta có nguồn sữa tươi còn hạn chế, nhưng việc
nhập sữa bột nguyên liệu là rất thuận lợi: dễ nhập do cơ chế thị trường, phương
tiện giao thông thuuận tiện. Việc bảo quản sữa bột cũng đơn giản và có thể kéo dài
2 – 3 năm và sử dụng thuận tiện, chất lượng ổn định. Điạ điểm nhập là: Mỹ,
Newzeland chuyên cung cấp sữa bột có chất lượng cao, ổn định và giá cả hợp lý.
 Chi phí kiến tạo đồng ruộng, chuồng trại: 100 triệu

6
 Chi phí hệ thống tưới tiêu: 50 triệu
 Chi phí xây dựng trung tâm sản xuất cây, con giống: 150 triệu
 Đầu tư cho khoa học công nghệ:  Dây chuyền thiết bị đồng bộ và công nghệ
tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát
triển như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sỹ.… với dây chuyền sản xuất
khép kín tự động và bán tự động. Các Công ty đã đầu tư chương trình điều
khiển tự động vào dây chuyền công nghệ nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông
số công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định và đạt các chỉ tiêu
như mong muốn.
 Chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực: 250 triệu. Đào tạo nguồn nhân lực có
chuyên môn sâu và có đạo đức nghề nghiệp.
 Các khoản chi phí khác: 100 triệu
Nội dung4 : Địa điểm xây dựng công trình:

Vị trí 1 Vị trí 2

Nhà máy dự kiến đặt tại khu công nghiệp - Nằm trong khu quy hoạch cây
An Phước, xã An Phước, huyện Long xanh, dịch vụ - KCN Nhơn Trạch
Thành, tỉnh Đồng Nai. 1, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai,
Xã An Phước nằm ở phía Tây của huyện xung quanh là khu dân cư hiện
Long Thành, cách thành phố Biên Hòa hữu sầm uất.
khoảng 23 km theo Quốc lộ 51 và Quốc lộ - Cách Tp. Biên Hòa: 30Km; Tp.
15, có ranh giới như sau: Hồ Chí Minh: 30km theo hướng
- Phía Bắc: Giáp xã Tam Phước. Phà Cát Lái; 50km Theo hướng
Vị trí khảo - Phía Tây: Giáp xã Tam An. Quốc Lộ 51; TT hành chính
sát - Phía Nam: Giáp thị trấn Long Thành. huyện Nhơn Trạch: 05km; Cách
- Phía Đông: Giáp xã Long Đức và huyện TT xã Hiệp Phước (sắp lên thị
Trảng Bom. trấn),
Nằm trong khu quy hoạch của tỉnh Đồng huyện Nhơn Trạch: 500m
Nai, có khả năng nhà máy hoạt động lâu
dài. Nhà máy được đặt trong khu công
nghiệp gần các nhà máy khác có khả năng

7
cung cấp nguyên liệu → giảm chi phí vận
chuyển.

- Điện được lấy từ nguồn dây cao thế 35 - Từ điện lưới quốc gia qua trạm
kv của khu công nghiệp, qua trạm biến áp biến áp công suất 103 MVA,
Nguồn điện của nhà máy chuyển về 220/380 V. Để chuyển về nhà máy sử dụng với
đảm bảo ổn định ta có thể có đầu tư thêm công suất 380V/3F điện 3 pha.
máy phát điện dự phòng.

- Nước trong nhà máy thực phẩm là rất - Dự án hệ thống cấp nước Nhơn
quan trọng , và tùy từng mục đích sử dụng Trạch giai đoạn 1 (gọi tắt là Dự
mà yêu cầu cấp nước khác nhau và có xử án cấp nước Nhơn Trạch 1) là
lý sao cho phù hợp. Các chỉ số về VSV một trong những dự án đầu tư
phải tuân thủ theo yêu cầu sản suất của nằm trong Quy hoạch cấp nước
Nguồn nhà máy (Nhà máy có giếng khoan và có đô thị tỉnh Đồng Nai phù hợp với
nước trạm xử lý nước). tình hình phát triển kinh tế – xã
- Nguồn nước cung cấp được đảm bảo cho hội địa phương và vùng kinh tế
nhu cầu sản xuất và sản xuất của các nhà trọng điểm phía Nam. Cty TNHH
máy. Công ty TINH MTV Cấp nước Đồng MTV Cấp nước Nai đã được
Nai công suất 10.000 m3/ ngày, đêm. UBND Tỉnh Đồng Nai giao tổ
chức thực hiện đầu tư Dự án. Hệ
thống cấp nước Nhơn Trạch (giai
đoạn 1) công suất 100.000
m3/ngày bằng nguồn vốn vay
ODA của Nhật Bản và vốn đối
ứng trong nước với tổng mức đầu
tư đã được điều chỉnh là 2.008 tỷ
đồng. Đủ nguồn cung cấp cho
Biên hòa và vùng lân cận.
- Để đáp ứng đủ nhu cầu nhà

8
máy cần khỏang 10.000 m3/ngày.

- Điạ điểm nhà máy nằm trên Địa điểm, vị trí nhà máy:
khu đất bằng phẳng rộng trên 10 ha - Xây dựng trên mặt phẳng rộng,
cách trung tâm Thành phố Hồ Chí không gồ ghề, không gần các khu
Minh 47 km. Độ dốc của đất là 1%, công nghiệp có chất thải nặng nề
Mực nước ngầm thấp, cường độ hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm.
chiụ lực của đất 1÷ 2 kg/cm 3 thuận - Dự kiến nhà máy cần khoảng
lợi cho việc xây dựng nhà máy 15ha đất để xây dựng.
công nghiệp. - Điều kiện tự
- Điều kiện tự nhiên: nhiên:
 Khí hậu: Nhà máy nằm trong  Khí hậu: Nhà máy
vùng nhiệt đới gió mùa cận xích nằm trong vùng nhiệt đới
đạo gió mùa cận xích đạo
 Nhiệt độ không khí: Nhiệt  Nhiệt độ không khí:
độ trung bình năm từ 25,7 - 26,7 độ Nhiệt độ trung bình năm từ
C 25,7 - 26,7 độ C
Mặt bằng  Nhiệt đô trung bình mùa khô  Nhiệt đô trung bình
vị trí từ 25,4 - 26,7 độ C mùa khô từ 25,4 - 26,7 độ
 Nhiệt độ trung bình mùa C
mưa từ 26 - 26,8oC  Nhiệt độ trung bình
 Độ ẩm tương đối cao, trung mùa mưa từ 26 - 26,8oC
bình từ 80 - 82 %  Độ ẩm tương đối
 Bức xạ mặt trời: Bức xạ tổng cao, trung bình từ 80 - 82
cộng trung bình năm khoảng 110 – %
120 kcal/cm2  Bức xạ mặt trời:
 Tổng lượng nước bốc hơi Bức xạ tổng cộng trung
trung bình năm từ 1140 – 1450 mm, bình năm khoảng 110 –
chiếm tới 60 - 75% lượng mưa năm 120 kcal/cm2

9
 Gió và hướng gió: chịu sự  Tổng lượng nước
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bốc hơi trung bình năm từ
và gió mùa Tây Nam 1140 – 1450 mm, chiếm
 Tốc độ gió trung bình từ 1,5 tới 60 - 75% lượng mưa
– 3 m/s năm
 Gió và hướng gió:
chịu sự ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc và gió mùa
Tây Nam
 Tốc độ gió trung
bình từ 1,5 – 3 m/s

Vùng nguyên liệu nằm ngay tại xã, nằm Hiện nay Đồng Nai có khoảng
gần xí nghiệp bò sữa An Phước (doanh 1.500 con bò sữa, nuôi tập trung
nghiệp nhà nước nuôi bò sữa) và các hộ ở nông dân các xã: An Phước,
chăn nuôi bò sữa với số lượng lên đến gần Tam Phước, Lộc An thuộc huyện
1600 con nói riêng và của cả huyện Long Long Thành; các phường Trảng
Thành nói chung đạt đến số lượng gần Dài, Tân Phong, Tân Mai, Thống
Vùng 3000 con. Số lượng nguyên liệu lớn, đủ Nhất thuộc thành phố Biên Hòa;
nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy hoạt động liên tục. xã Bắc Sơn thuộc huyện Thống
Việc vận chuyển sữa bò về nhà máy rất Nhất. Việc đặt nhà máy giữa
nhanh và thuận tiện để chế biến sữa tươi trung tâm các xã như vậy cũng
tiệt trùng, tránh được sự hư hỏng hay được xem là điều kiện thuận lợi
nhiễm các vi sinh vật do để lâu ngoài cho việc vận chuyển sữa bò về
không khí và đặc biệt là giảm chi phí vận nhà máy để chế biến sữa tươi tiệt
chuyển. trùng, tránh được sự hư hỏng hay
nhiễm các vi sinh vật do để lâu
ngoài không khí.

10
- Đối với chất thải rắn - Đối với chất thải rắn
+ Có dụng cụ chứa đựng phù hợp, đặt ở vị + Có dụng cụ chứa đựng phù hợp,
trí thuận tiện. đặt ở vị trí thuận tiện.
+ Các dụng cụ chứa phế liệu phải ghi nhãn + Các dụng cụ chứa phế liệu phải
phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu. ghi nhãn phân biệt với dụng cụ
- Đối với nước thải sản xuất chứa nguyên liệu.
+ Bố trí cách biệt với khu sản xuất. - Đối với nước thải sản xuất
+ Công suất và công nghệ xử lý phù hợp + Bố trí cách biệt với khu sản
với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của xuất.
Vùng đổ cơ sở sản xuất để đảm bảo nước thải sau + Công suất và công nghệ xử lý
nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi phù hợp với lưu lượng thải tại
(sau xử lý) trường. công suất đỉnh của cơ sở sản xuất
+ Không thải trực tiếp nước thải chưa xử để đảm bảo nước thải sau xử lý
lý ra môi trường xung quanh, rãnh thoát đạt tiêu chuẩn quy định về môi
nước trong khu vực đảm bảo chảy từ nơi trường.
sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát + Không thải trực tiếp nước thải
hết nước trong điều kiện ngừng dòng chảy. chưa xử lý ra môi trường xung
+ Hố ga có nắp đậy, khu vực chế biến phải quanh, rãnh thoát nước trong khu
thực hiện vệ sinh cống rãnh hố ga sau vực đảm bảo chảy từ nơi sạch đến
mooic ngày sản xuất, định kỳ khai thông nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát
cống rãnh, hố ga. hết nước trong điều kiện ngừng
+ Khí thải phải xử lý trước khi thải ra dòng chảy.
ngoài tránh ảnh hưởng đến các khu vực + Hố ga có nắp đậy, khu vực chế
sản xuất khác. biến phải thực hiện vệ sinh cống
- Đối với chất thải nguy hiểm: Thu gom, rãnh hố ga sau mooic ngày sản
lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo xuất, định kỳ khai thông cống
quy định hiện hành. rãnh, hố ga.
+ Khí thải phải xử lý trước khi
thải ra ngoài tránh ảnh hưởng đến
các khu vực sản xuất khác.

11
- Đối với chất thải nguy hiểm:
Thu gom, lưu trữ, vận chuyển và
xử lý riêng theo quy định hiện
hành.

- Đường nội bộ trong khu công nghiệp trải Giao thông đi lại thuận tiện, gần
thảm bê tông nhựa nóng và thiết kế theo các trục đường lớn như: Quốc lộ
tiêu chuẩn Việt Nam, tải trọng H30, có 51; Đường Cao tốc Tp. HCM -
chiều rộng từ 20m đến 40m, đáp ứng nhu Long Thành - Dầu Giây…
cầu vận chuyển xe container trọng tải lớn.
Tất cả các khu vực trong khu công nghiệp
đều được liên kết với hệ thống đường giao
thông nội bộ, đảm bảo việc lưu thông nội
Mạng lưới bộ dễ dàng.
giao thông - Là khu công nghiệp nằm trong khu vực
đầu mối giao thông vận tải của khu vực
trọng điểm phía Nam nước ta. Nhờ đó việc
đi lại giao thương giữa các khu vực trọng
điểm lân cận vô cùng dễ dàng và thuận
tiện.

12
13
Nội dung 5 : Phương án công nghệ của sản phẩm:
5.1 Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng
5.1.1 Sơ đồ công nghệ :

Chất ổn Sữa bột Vitamin, hương


Nước Đường Bơ liệu, chất màu
định gầy

Phối trộn

Lọc lần 1

Gia nhiệt 1

Đồng hóa 1

Thanh trùng
14

Làm lạnh
Tạm chứa (vô trùng)

5.1.2 Thuyết minh quy trình :


Sữa tươi
1. Nguyên liệu: Gồm có Sữa bột tiệt
gầy,trùng
dầu bơ, đường, nước. Trước khi đem đi phối trộn
Làm lạnh ủ chín
nguyên liệu được vệ sinh bao bì và nhân viên QA kiểm tra chất lượng và lấy đúng đủ số
lượng cần sử dụng theo công thức phối chế.
2. Phối trộn – TCH - Lọc.
 Nguyên liệu phối trộn gồm có: nước, sữa bột gầy, dầu bơ đường, chất ổn định. Được
đem đi phối trộn theo công thức phối chế, nước dùng để pha sữa ở 45 ÷50 0C để hòa
tan sữa bột
 Tiếp đó được tiêu chuẩn hóa đảm bảo độ khô là 15,2%, hàm lượng chất béo là 3,2 %
 Lọc loại bỏ tạp chất
3. Đồng hóa lần 1
- Quá trình đồng hóa làm đồng nhất các thành phần có trong dịch sữa, làm nhỏ các cầu
mỡ, tránh hiện tượng nổi cầu mỡ, tách lớp.
- Quá trình đồng hóa thực hiện ở 55 ÷ 650C, máy đồng hóa 2 cấp ở áp suất 200 bar.
4. Thanh trùng - Làm lạnh.

15
 Mục đích của qúa trình thanh trùng nhằm tiêu diệt các VSV, enzym gây hư hỏng có
trong sữa. Ngoài ra còn có tác dụng ổn định pr của dịch sữa.
 Quá trình thanh trùng thực hiện ở 750C trong 5 phút.
 Sữa sau thanh trùng được làm lạnh xuống 4 ÷ 6 0C có tác dụng hạn chế sự giảm chất
lượng sữa trong qúa trình ủ hoàn nguyên tiếp theo.
5. Ủ hoàn nguyên.
 Mục đích là ổn định tính chất của sữa, để sữa trở lại trạng thái như sữa tự nhiên (Pr
trương nở, hòa tan triệt để hơn, các muối trở lại trạng thái cân bằng).
 Quá trình được thực hiện trong tank có vỏ cách nhiệt ở nhiệt độ 4 ÷ 60C trong 6 ÷ 12 h.
 Công đoạn này nhất thiết phải có trong sản xuất sữa tiệt trùng từ sữa bột , nhằm thu
được các tính chất giống như sữa tươi tiệt trùng, kết thúc giai đoạn này kiểm tra độ
khô của sữa, có thể tiến hành tiêu chuẩn hóa.
6. Gia nhiệt lần 2.
- Sau ủ hoàn nguyên sữa được ggia nhiệt lên đến khoảng 55 ÷ 65 0C là nhiệt độ thích hợp
để thực hiện qúa trình đồng hóa lần 2, sử dụng nhiệt hoàn lại ở thiết bị tiệt trùng. để
gia nhiệt sữa.
7. Đồng hóa lần 2.
- Thực hiện đồng hóa lần 2 ở nhiệt độ 55 ÷ 650C, P = 200 bar.
8. Tiệt trùng.
- Nhằm tiêu diệt triệt để các VSV, bào tử có trong sữa nhưng vẫn đảm bẩo chất lượng
sữa.
- Thực hiện tiệt trùng ở 135 ÷ 1450C trong thời gian 3 ÷ 20 s.
- Sữa sau tiệt trùng được làm lạnh xuống 15 ÷ 20 0C và chứa vào thùng tạm chứa vô
trùng.
9. Rót hộp – Bao gói
- Sữa từ bồn chứa vô trùng được đưa tới các máy rót, thực hiện rót vô trùng bằng máy
rót vô trùng tự động: Máy có bộ phận tiệt trùng giấy trước khi gập hộp tự động.
- Giấy làm bao bì là vô trùng, được thiết kế gồm 6 lớp có khả năng chống ẩm từ bên
ngoài, tạo độ bền cứng, ngăn oxygen và mùi.
- Sản phẩm từ máy rót qua băng chuyền ra bàn làm việc công nhân và được xếp 4 hộp
hoặc 6 hộp tạo thành 1 block và được xếp vào thùng theo quy cách 48 hộp / thùng.

16
- Các thùng được xếp lên pallet, mỗi pallet là 60, 80, 90 hoặc 100 thùng tùy loại bao bì,
thể tích hộp…Để trong quá trình bảo quản ở kho không gây méo mó sản phẩm.
- Các pallet được xếp kho một thời gian để kiểm tra chất lượng rồi mới xuất ra thị
trường.
10. Bảo quản.
 Sản phẩm được bảo quản nơi thoáng mát, ở nhiệt độ thường.
 Thời gian bảo quản được 6 ÷ 8 tháng.
5.1.3 Tính sản phẩm sữa tiệt trùng có đường.
Kế hoạch sản suất.
 Một năm sản xuất 300 ngày.
 Một tháng trung bình sản xuất 25 ngày
 Một ngày sản xuất 3 ca
 Một ca sản xuất 8 giờ.
 Năng suất : 67.000 lít /ngày = 67.000 kg/ ngày
 22.33333333 lít /ca
 20.100.000 lít /năm

Tiêu chuẩn cho thành phẩm.


 Chất khô không mỡ của sữa: 9,5%
 Chất béo: 3,5%
 Đường saccaroza 4%
 Chất ổn định: 0,7%
 Nước 83%

Lượng các thành phần có trong 67.000 kg/ngày.


 Chất khô không mỡ của sữa:
67.000 x 9,5% = 6.365 kg/ngày.
 Chất béo:
67.000 x 3,5% = 2.345 kg/ngày.
 Đường saccaroza

17
67.000 x 4% = 2.680 kg/ngày.
 Chất ổn định:
67.000 x 0,7% = 469 kg/ngày
Lượng nguyên liệu cần dùng khi chưa tính đến tiêu hao:
 Sữa bột gầy: Độ ẩm 3,5%
 Hàm lượng chất béo 1 %
 Độ hòa tan 99%
6.365 x 100/96,5 = 6.595,85 kg/ngày
 Vì độ hòa tan là 99% nên cần dùng 1 lượng sữa bột gầy là:
6.595,85 x 100/99 = 6.662,47 kg/ngày
 Lượng chất béo do sữa bột gầy cung cấp:
6.365 x 1% = 63.65 kg/ngày
 Lượng chất béo do dầu bơ cung cấp:
2.345 – 63,65 = 2.281,35 kg/ngày.
 Lượng dầu bơ: hàm lượng chất béo 99%:
2.281,35 x 100/99 = 2.304,39 kg/ngày
 Lượng đường saccaroza: Độ tinh khiết 99,7%:
2.680 x 100/99,7 = 2.688,06 kg/ngày.
Nếu hao hụt nguyên liệu là 1% so với lượng nguyên liệu ban đầu thì lượng các
nguyên liệu cần dùng cho 1 ngày sản xuất thực tế là:
- Lượng sữa bột gầy: 6.662,47 x 100/99 = 6.729,77 kg/ngày
- Lượng dầu bơ: 2.304,39 x 100/99 = 2.327,67 kg/ngày
- Lượng đường saccaroza: 2.688,06 x 100/99 = 2.715,21 kg/ngày
- Lượng nước dùng pha sữa: 67.000 x 83% = 55.610 kg/ngày
Sữa tiệt trùng được rót vào bao bì giấy thể tích 200 ml/hộp.
 Vậy số hộp cần sử dụng trong 1 ngày là:
67.000 / 0,2 = 335.000 hộp/ngày.
 Số hộp cần trong 1 ca sản suất là:
335.000 / 3 = 111.666,67 hộp/ca
 Số hộp trong 1 năm cần dung với hao phí trong sản suất là 1%:
x 300 x (100/99) = 111.666.666,7 hộp/năm
18
- Xếp thùng cattong theo quy cách là 48 hộp / thùng. Vậy số thùng cần:
 Trong 1 ngày cần số thùng là:
335.048 = 6.979,17 thùng/ngày
 Số thùng trong 1 ca là:
6.979,17 /3 = 2.326,39 thùng/ca
 Số thùng trong năm với hao phí là 1% là:
6.979,17 x 300 x ( 100/99) = 2.114.900,00 thùng/năm.

19
5.2 Công nghệ sản xuất sữa dặc có đường:
5.2.1 Sơ đồ công nghệ

Nước Sữa bột Vitamin, hương


Đường Bơ
(42-450C) gầy liệu, chất màu

Phối trộn - TCH

Lọc
Gia nhiệt

Đồng hóa

Làm nguội

Cô đặc

Làm lạnh kết tinh Bổ sung mầm kết tinh

Tạm chứa, kiểm tra

Rót hộp Hộp Sắt

Ghép nắp

Tạm chứa ( Vô trùng)

Hoàn thiện

Sữa đặc có
đường

20
5.2.2 Thuyết minh quy trình :
1. Nguyên liệu : Gồm có Sữa bột gầy, dầu bơ, đường, nước. Trước khi đem đi phối trộn
nguyên liệu được vệ sinh bao bì và nhân viên QA kiểm tra chất lượng và lấy đúng đủ số
lượng cần sử dụng theo công thức phối chế
2. Phối trộn – TCH .
- Nguyên liệu sau khi đã được kiểm tra và cân đủ lượng sữa, nước có nhiệt độ 45 ÷
500C, đem đi phối trộn thu được dịch sữa tiếp đó đem đi tiêu chuẩn hóa để đạt độ khô 71%
và hàm lượng chất béo 8,5%
+Tỷ lệ phối trộn (%) của các nguyên liệu trong sản xuất sữa cô đặc có đường:
Nguyên liệu Tỷ lệ phối trộn (%)
Sữa bột gầy 20,8
Đường 42,5
Bơ nấu chảy 8,7
Nước 28 – 30

- Tiêu chuẩn hóa có thể bằng cách trộn dầu bơ với sữa bột gầy cũng có thể TCH bằng
máy li tâm tiêu chuẩn hóa tự động.
Vì sản xuất sữa đặc từ sữa bột gầy pha lại có bổ sung dầu bơ, nên khâu phối trộn cực kỳ
quan trọng. Các nguyên liệu phải được phối trộn theo đúng trình tự nhất và đảm bảo đúng tỷ
lệ để đạt yêu cầu công nghệ.
Đầu tiên nước được định lượng theo tính toán cho mỗi mẻ phối trộn, và được gia nhiệt lên
đến 42 ÷ 450C. Ở nhiệt độ này sữa bột hoà tan tốt nhất . Nước sau khi gia nhiệt được bơm
vào bồn phối trộn.
Sữa bột gầy đựng trong các bao, đổ ra sang để loại bỏ tạp chất, các cục vón. Lượng sữa
đủ cho 1 mẻ phối trộn, nhờ hệ thống nén thổi khí vào bồn phối trộn ở áp suất khoảng 0,6
bar. Trước khi sữa vào bồn phối trộn thì qua 1 chi tiết chữ T ở đó sữa gặp nước đã gia nhiệt,
Sữa và nước được trộn lẫn với nhau và được đẩy vào bồn phối trộn. Thời gian trộn sữa bột
khoảng 35 ÷ 40 phút. Sau đó nâng nhiệt độ sữa lên đến 55 ÷ 65 0C, rồi trộn đường vào dịch
sữa. Đường RE cũng được tính toán hợp lý, đưa vào sàng tách tạp chất sau đó dùng máy nén
thổi khí thổi đường trực tiếp vào bồn phối trộn, thời gian đổ đường là 20 ÷ 45 phút. Sữa ,
bột, đường hòa tan đều vào trong nước.Ở giai đoạn này đường thu nhiệt nên cần cấp thêm
nhiệt để dịch sữa đạt được khoảng 600C. Qúa trình cấp thêm nhiệt này được điều chỉnh tự

21
động bằng van điện từ điều chỉnh lượng hơi nước cấp vào. Cuối cùng là qúa trình trộn bơ
vào dịch sữa. Bơ được đun nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 60 ÷ 70 0C và được bơm vào bồn
phối trộn. Tỷ lệ phối trộn chất béo cũng phải được tính toán . Song song qúa trình trộn bơ có
thể bổ sung thêm vitamin, các loại vitamin tan trong chất béo như VTM A, D, E được trộn
vào trong dầu bơ còn cácm loại VTM khác có thể đổ trực tiếp vào dịch sữa sau đó trộn đều
khoảng 10 ÷ 15 phút.
Sau phối trộn độ khô của dịch sữa phải đạt độ khô 71%. Sau đó dịch sữa được bơm qua
bồn trung gian để giải phóng bồn trộn đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục.Tại đây dịch
sữa được kiểm tra nhiệt độ, độ hòa tan của các nguyên liệu, độ khô.
Yêu cầu kĩ thuật:
- Thời gian phối trộn không qúa dài, thường không qúa 2 h cho 1 mẻ.
- Nhiệt độ phối trộn phải đảm bảo 42÷ 650C.
- Nhiệt độ dầu bơ không cao qúa.
- Khi dịch sữa không ngập cánh khuấy không bật cánh khuấy để khuấy trộn.
- Hệ thống phối trộn phải được vệ sinh sạch trước và sau mỗi ca làm việc bằng sô đa, hơi
nóng, nước sạch.
3. Qúa trình lọc:
Sau khi tiêu chuẩn hóa, dịch sữa được bơm qua bộ lọc trước khi vào thiết bị thanh
trùng. Lọc nhằm mục đích loại bỏ tạp chất vật lý có lẫn trong nguyên liệu tránh ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm và tránh làm hỏng thiết bị. Nhiệt độ dịch sữa đi vào thiết bị lọc
phải đảm bảo khoảng 600C. Trước khi vào thiết bị đồng hóa dịch sữa cần gia nhiệt đến 60
÷ 850C. Sử dụng bơm píttong để bơm dịch sữa từ thiết bị này sang thiết bị khác.
4. Đồng hóa - Thanh trùng.
0C
- Sau khi lọc được đưa tới thiết bị thanh trùng, gia nhiệt đến 60 ÷ 85 . Để tiết kiệm
hơi và nước, ta thực hiện gia nhiệt dịch sữa ở ngăn hoàn nhiệt của thiết bị thanh trùng
nhằm tận dụng nhiệt của dịch sữa đã thanh trùng, và được đồng hóa ở P =150 bar với mục
đích phá vỡ cấu trúc các hạt cầu mỡ, phân bố đều các thành phần trong dịch sữa cho trạng
thái đồng nhất, tránh hiện tượng phân lớp, tách chất béo trong thời gian bảo quản, tránh hiện
tượng các cầu mỡ liên kết với nhau nổi lên bề mặt, tiếp xúc không khí sẽ bị oxy hóa gây ôi
khét cho sản phẩm.

22
Thanh trùng là giai đoạn quan trọng do sản phẩm được sử dụng trực tiếp vì vậy chế độ
thanh trùng rất nghiêm ngặt: thanh trùng ở 950C trong thời gian 300 giây tiêu diệt hết vi sinh
vật gây bệnh và vi sinh vật chịu nhiệt, phá huỷ các enzym gây hư hỏng sữa đồng thời ổn
định các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái sản phẩm.
Thanh trùng còn nhằm mục đích tạo nhiệt độ cần thiết để khi đưa vào nồi cô đặc sữa có thể
bốc hơi ngay, tránh sự trênh lệch nhiệt độ cao trong nồi cô chân không
- Sau khi thanh trùng sữa được chứa vào bồn trung gian, trước khi đưa vào cô đặc sữa
được làm nguội tới nhiệt độ cô đặc 480C.
Cô đặc.
+ Làm giảm lượng nước tăng lượng chất khô để đạt 74 % chất khô.
+ Sử dụng cô đặc ở áp suất chân không vì cô đặc áp suất thường thì sản phẩm luôn tiếp xúc
không khí nên dễ bị nhiễm và ở nhiệt độ cao làm sản phẩm bị biến tính.
+ Chọn cô đặc nhiều nồi để tiết kiệm hơi thứ tuy nhiên nếu càng nhiều nồi thì nhiệt độ nồi
đầu càng cao làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm vì vậy chỉ dùng 3 nồi
+ Từ bồn trung gian dịch sữa được bơm sang thiết bị cô đặc – làm lạnh bốc hơi nhanh., thiết
bị gồm tháp cô đặc chân không 3 tầng và tháp ngưng tụ.
+ Bổ sung mầm kết tinh là quan trọng và cần thiết để sản phẩm có trạng thái đồng nhất, khi
ăn không có cảm giác “ sạo đường ”.
+ Do áp suất hơi thứ ở các nồi giảm dần nên nhiệt độ sôi cũng giảm dần, cuối tầng 2 thì
nhiệt độ sôi của dịch sữa chỉ còn 28 ÷ 30 0C. khi này bổ sung mầm kết tinh lactoza vào và
trộn đều với toàn bộ dịch sữa trước khi chảy xuống tầng cô cuối cùng.
+ Ở tầng cuối cùng nhiệt độ dịch sữa chỉ là 20 ÷ 22 0C. đường lactoza chuyển từ trạng thái
bão hòa sang qúa bão hòa. độ nhớt sản phẩm tăng 3 ÷ 4 lần.
+ Trong qúa trình cô đặc có thể bổ sung thêm Vitamin , muối khóang vào dịch sữa. Nhưng
để đảm bảo an toàn thực phẩm thì bổ sung ngay từ khi phối trộn nguyên liệu.
5. Làm lạnh kết tinh Lactoza.
 Đường lactoza.: chiếm vị trí hàng đầu trong Gluxit của sữa. Trong sữa tươi hàm lượng
lactoza là 50 g/ 1lít sữa tươi. Tỷ lệ lactoza tự do / lactoza liên kết là 3/1, độ ngọt của lactoza
kém saccaroza 30 lần, độ hòa tan trong nước của lactoza cũng kém hơn.
 Do khả năng hòa tan thấp, 1 phần lactoza cần 6 phần nước mà trong sữa cô đặc tỷ lệ
nước/ lactoza = 2, do đó một phần lactoza sẽ kết tinh. Trong qúa trình cô đặc sữa, lactoza

23
chuyển sang trạng thái bão hòa, sau đó nhờ làm lạnh, lactoza chuyển sang qúa bão hòa, khi
đóα- lactoza bắt đầu kết tinh. Sự giảm α- lactoza phá vỡ cân bằng và 1 phần β- lactoza
chuyển thành α- lactoza, rồi α- lactoza lại tiếp tục kết tinh.
 Qúa trình tạo thành tinh thể đường lactoza gồm 2 giai đoạn: tạo mầm tinh thể và phát
triển các tinh thể đó.
- Sự tạo mầm kết tinh phụ thuộc vào tốc độ tạo thành nó và cường độ trao đổi phân tử
giữa dung dịch qúa lạnh và mầm kết tinh.
- Tốc độ phát triển của các tinh thể bằng tốc độ khuếch tán.
Làm lạnh kết tinh là khâu quan trọng quyết định chất lượng thành phẩm. Có hai hướng
kết tinh:
- Kết tinh tự nhiên: nghĩa là nó tạo 1 số trung tâm kết tinh, từ đó các phân tử đường
lactoza bám vào các trung tâm này và phát triển lớn dần lên. Làm các hạt có kích thước to,
tạo trạng thái nhám sạn.
- Kết tinh nhân tạo: Tạo ra nhiều trung tâm kết tinh, để tạo ra hàng loạt mầm kết tinh thì
người ta bổ sung mầm lactoza có kích thước : 2 ÷ 3 μm. Nhiệt độ thích hợp để bổ sung
mầm là 25 ÷ 350C, lượng mầm kết tinh bổ sung 0,01 ÷ 0,02% so với sản phẩm
 Chuẩn bị mầm kết tinh.
Mầm là đường lactoza nghiền mịn (2 ÷ 3μm ) hoặc ở dạng dung dịch (1 ml có chừng
400.000 tinh thể lactoza 2,2 μm ).
Tỷ lệ mầm là 0,02%, các nhân càng nhỏ, càng nhiều thì càng hiệu quả.
Do lượng bổ sung mầm vào là rất nhỏ so với dịch sữa nên cho vào trực tiếp thì quá
trình kết tinh nhân tạo là không đồng đều . Để đảm bảo đồng đều và cho hiệu suất kết tinh
cao ta trộn bột lactoza với 1 lượng nhỏ dịch sữa đã bão hòa theo tỷ lệ 2 kg bột lactoza cho
100 kg dịch sữa đã bão hòa, rắc bột từ từ trong 5 ÷ 10 phút, khuấy tiếp trong 15 ÷ 20 phút.
Sau đó dịch lactoza thu được qua bơm điều chỉnh lưu lượng được bơm trực tiếp vào đường
ống dẫn dịch sữa xuống tầng cuối cùng của tháp cô đặc để tiến hành qúa trình kết tinh.
Nhiệt độ dịch sữa ở tầng thứ 2 là 28 ÷ 30 0C nên việc bổ sung mầm kết tinh ở giữa đường
ống chuyển từ tầng giữa xuống tầng cuối là hợp lý, các phân tử đường lactoza qúa bão hòa
sẽ kết tinh tạo tinh thể tốt nhất.
6. Tạm chứa chờ rót - kiểm tra chất lượng.

24
Sau khi cô đặc đạt độ khô yêu cầu và làm lạnh kết tinh các tin thể lactoza xong thì dịch sữa
cô đặc được đưa tới các thùng tạm chứa chờ rót. Các thùng này có cánh khuấy, khuấy trộn
trong 30 phút sau đó để yên cho ổn định sản phẩm trong 30 phút rồi lấy mẫu kiểm tra chất
lượng và rót hộp.
7. Rót hộp – ghép mí.
+ Sữa cô đặc được đóng hộp số 7 ( Thể tích 400 ml, trọng lượng tịnh 397 g). Qúa trình rót
thực hiện bằng máy rót có cơ cấu đong thể tích , rót trong phòng rót vô trùng
+ Qúa trình rót sữa được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Hộp sẳt tây, trước khi rót
phải qua công đoạn: rửa ở 80 ÷ 90 0C trong 38 s, qua hơi nóng trong 22 s và sấy không khí
nóng 1200C trong 1 phút. Nắp hộp cũng được tiệt trùng bằng hơi nóng.
+ Sau khi rót hộp, được đưa đến máy ghép nắp tự động có hút chân không.
8. Hoàn thiện sản phẩm.
Sau khi ghép mí sản phẩm đem lau sạch, dasb nhãn, in ngày sản xuất và hạn sản dụng. Đóng
thùng, mỗi thùng xếp 2 lớp, mỗi lớp 24 hộp vậy 1 thùng có 48 hộp. Các thùng được xếp lên
các palet 48 thùng/palet, rồi dùng xe nâng để di chuyển các palet vào kho để ở điều kiện
thường trước khi xuất xưởng thoáng mát, sạch sẽ.
5.2.3 Tính sản phẩm sữa cô đặc có đường.
Kế hoạch sản xuất:
 Một năm sản xuất 300 ngày.
 Một tháng trung bình sản xuất 25 ngày.
 Một ngày sản xuất 3 ca
 Một ca sản xuất 8 giờ.
 Năng suất: 34.000 lít /ngày = 34.000 kg/ngày
11.33333333 lít/ca
10.200.000 lít/năm
Tiêu chuẩn cho thành phẩm.
 Đường saccaroza: 43,5%
 Chất béo: 9%
 Chất khô không mỡ: 21,5%
 Tổng lượng chất khô: 74%

25
 Nước : 26%
Tính nhu cầu nguyên liệu.
 Năng suất 34.000kg/ngày.
 Lượng nguyên liệu trong 34.000 kg/ngày sữa đặc có đường thành phẩm:
 Đường saccaroza:
34.000 x 43,5% = 14.790 kg/ngày
 Chất béo:
34.000 x 9% = 3.060 kg/ngày
 Chất khô không mỡ:
34.000 x 21,5% = 7.310 kg/ngày
 Đường lactoza dùng để làm mầm tinh thể là 0,02 %.
34.000 x 0.02% = 6.8 kg/ngày
Lượng các nguyên liệu cần dùng khi chưa tính đến tiêu hao là:
 Đường saccaroza: độ tinh khiết 99,7%
14.790 x 100/99,7 = 14.834.503,5 kg/ngày
 Sữa bột gầy:
 Độ ẩm: : 3,5%
 Hàm lượng chất béo: 1 %
 Độ hòa tan: : 99%
7.310 x 100/96,5 = 7.575.129,53 kg/ngày
 Vì độ hòa tan 99% nên cần phải dùng 1 lượng sữa bột gầy là:
7.575.129,53 x 100/ 99 = 7.651.645,99 kg/ngày
 Lượng chất béo do sữa bột gầy cung cấp là:
7.575.129,53 x 1% = 75.751.295,3 kg/ngày
 Lượng chất béo do dầu bơ cung cấp:
3.060 – 75.751.295,3 = 2.984.248,71 kg/ngày
 Dầu bơ: hàm lượng chất béo 99%:
2.984.248,71 x 100/99 = 3.014.392,64 kg/ngày
 Lượng lactoza:
6.8 x 100/99 = 6.868.686,87 kg/ngày

26
Nếu hao hụt nguyên liệu là 1% so với lượng nguyên liệu ban đầu thì lượng các
nguyên liệu cần dùng cho 1 ngày sản xuất thực tế là:
 Lượng saccaroza: 14.834.503,5 x 100/99 = 14.984.374 kg/ngày
 Lượng chất khô: 7.575.129,53 x 100/99 = 7.651.645,99 kg/ngày
 Lượng dầu bơ: 3.014.392,64 x 100/99 = 3.044.841,05 kg/ngày
 Lượng lactoza: 6.868.686,87 x 100/99 = 6.938.067,55 kg/ngày
 Lượng nước dùng pha sữa: 34.000 x 26% = 8.840 kg/ngày
Sữa chua có đường được rót vào bao bì giấy có thể tích là 500 ml/hộp
- Vậy số hộp cần sử dụng trong 1 ngày:
34.000 / 0.5 = 68.000 hộp/ngày
- Số hộp cần trong 1 ca sản xuất:
68.000 / 3 = 22.666.66,7 hộp/ca
- Số hộp trên một năm cần dùng với hao phí trong sản xuất là 1%:
68.000 x 300 x (100/99) = 20.606.060,6 hộp/năm
- Xếp thùng carton theo quy cách 24 hộp/thùng. Vậy số thùng cần:
+ Trong 1 ngày cần số thùng là:
68.000 / 24 = 2.833.333,3 thùng/ngày
+ Số thùng trong 1 ca là:
2.833.333,3 / 3 = 944.444,444 thùng/ca
+ Số thùng trong một năm với hao phí là 1%
2.833.333,3 x 300 x (100/99) = 858.585,858 thùng/năm.

27
5.3 Công nghệ sản xuất sữa chua đặc có đường :
5.3.1 Sơ đồ công nghệ :

Nước Chất ổn Sữa bột Vitamin, ương


Đường Bơ
(42-45) định gầy liệu, chất màu

Phối trộn

Lọc

Gia nhiệt

Đồng hóa 1

Thanh trùng 1

Làm lạnh

Ủ hoàn nguyên

Gia nhiệt 2

Đồng hóa 2

Thanh trùng 2

Làm nguội
28
Trộn men giống Men giống

Lên men

Làm lạnh

Rót hộp - Dán nắp

Làm lạnh ủ chín

Bảo quản lạnh

Sữa chua đặc


có đường

29
5.3.2 Thuyết minh quy trình:
1. Nguyên liệu: Gồm có Sữa bột gầy, dầu bơ, đường, nước. Trước khi đem đi phối trộn
nguyên liệu được vệ sinh bao bì và nhân viên QA kiểm tra chất lượng và lấy đúng đủ số
lượng cần sử dụng theo công thức phối chế.
2. Phối trộn – TCH - Lọc.
 Nguyên liệu phối trộn gồm có: nước, sữa bột gầy, dầu bơ đường, chất ổn định. Được
đem đi phối trộn theo công thức phối chế, nước dùng để pha sữa ở 45 ÷50 0C để hòa
tan sữa bột
 Tiếp đó được tiêu chuẩn hóa đảm bảo độ khô là 15,2%, hàm lượng chất béo là 3,2 %
 Lọc loại bỏ tạp chất
3. Đồng hóa lần 1
 Qúa trình đồng hóa làm đồng nhất các thành phần có trong dịch sữa, làm nhỏ các cầu
mỡ, tránh hiện tượng nổi cầu mỡ, tách lớp.
 Qúa trình đồng hóa thực hiện ở 55 ÷ 650C, máy đồng hóa 2 cấp ở áp suất 200 bar.
4. Thanh trùng - Làm lạnh.
 Mục đích của qúa trình thanh trùng nhằm tiêu diệt các VSV, enzym gây hư hỏng có
trong sữa. Ngoài ra còn có tác dụng ổn định pr của dịch sữa.
 Qúa trình thanh trùng thực hiện ở 750C trong 5 phút.
 Sữa sau thanh trùng được làm lạnh xuống 4 ÷ 6 0C có tác dụng hạn chế sự giảm chất
lượng sữa trong qúa trình ủ hoàn nguyên tiếp theo.
5. Ủ hoàn nguyên.
 Mục đích là ổn định tính chất của sữa, để sữa trở lại trạng thái như sữa tự nhiên (Pr
trương nở, hòa tan triệt để hơn, các muối trở lại trạng thái cân bằng).
 Qúa trình được thực hiện trong tank có vỏ cách nhiệt ở nhiệt độ 4 ÷ 60C trong 6 ÷ 12 h.
 Công đoạn này nhất thiết phải có trong sản xuất sữa tiệt trùng từ sữa bột , nhằm thu
được các tính chất giống như sữa tươi tiệt trùng, kết thúc giai đoạn này kiểm tra độ
khô của sữa, có thể tiến hành tiêu chuẩn hóa.
6. Gia nhiệt lần 2.

30
 Sau ủ hoàn nguyên sữa được ggia nhiệt lên đến khoảng 55 ÷ 65 0C là nhiệt độ thích
hợp để thực hiện qúa trình đồng hóa lần 2, sử dụng nhiệt hoàn lại ở thiết bị tiệt trùng.
để gia nhiệt sữa.
7. Đồng hóa lần 2.
 Thực hiện đồng hóa lần 2 ở nhiệt độ 55 ÷ 650C, P = 200 bar.
8. Tiệt trùng.
 Nhằm tiêu diệt triệt để các VSV, bào tử có trong sữa nhưng vẫn đảm bẩo chất lượng
sữa.
 Thực hiện tiệt trùng ở 135 ÷ 1450C trong thời gian 3 ÷ 20 s.
 Sữa sau tiệt trùng được làm lạnh xuống 15 ÷ 20 0C và chứa vào thùng tạm chứa vô
trùng.
 Từ công đoạn phối trộn đến đồng hóa lần 2 giống như trong sản xuất sữa tiệt trùng.
9. Thanh trùng lần 2.
 Để đảm bảo cho qúa trình lên mem không nhiễm tạp khuẩn, đảm bảo vê sinh an toàn
cho sản phẩm ta thực hiện thanh trùng dịch sữa ở 92 ÷ 95 0C, trong thời gian 5 phút
nhằm tiêu diệt triệt để các vsv và enzym.
 Sau khi thanh trùng xong, làm nguội dịch sữa đến 420C tạo điều kiện thuận lợi cho qúa
trình lên men.
 Dịch sữa được bơm qua bộ lọc đến thiết bị đồng hóa .Đây là khâu quan trọng để làm
đồng đều các thành phần cuả dịch sữa, tạo cho sản phẩm đồng nhất, quện sữa mịn
không tách whey.
 Chế độ đồng hóa ở 65 ÷ 800C.
 Thanh trùng. Sau khi đồng hóa dịch sữa được đưa đến máy thanh trùng nhằm tiêu dịêt
hết vi sinh vật tránh bị nhiễm từ không khí tạo độ an toàn cho sản phẩm. Hơn nữa
thanh trùng cũng làm tăng khả năng hydrat hóa casein vì vậy sản phẩm ít bị tách
nước.
10. Làm nguội
 Dịch sữa sau khi thanh trùng được làm nguội đến nhiệt độ lên men ( 42 ÷ 44 0C ) và
chứa trong các bồn lên men.
 Nhiệt độ lên men phụ thuộc chủng lên men, với tỷ lệ bao nhiêu.

31
11. Lên men.
- Tạo điều kiện thích hợp cho chủng ( Nhiệt độ lên men, thời gian lên men, loại chủng
với tỉ lệ thích hợp.)
 Chủng vi sinh vật: Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất
lượng của chủng vi sinh vật sử dụng.Chúng ta lựa chọn hỗn hợp 2 chủng: Lactobacilus
bulgaricus và streptococcus thermophilus, và tốt nhất với tỷ lệ 1 :1. Nhiệt độ lên men thích
hợp là : 42 ÷ 430C.
 Phương pháp cấy chủng vi sinh vật: Có 2 phương pháp cấy chủng
+ Phương pháp 1: Cấy trực tiếp chủng VSV vào bồn lên men
Ưu điểm: Tránh được sự nhiễm tạp
Nhược điểm: Chủng VSV sử dụng ở dạng bột nên hoạt tính sinh học
thấp lên thời gian lên men dài, chất lượng không đảm bảo.
+ Phương pháp 2: Cấy nhiều lần: hoạt hóa để tăng họat tính, rút ngắn
thời gian lên men ( có thể làm đông tụ sữa trong 2 ÷3giờ ).
Nhưng Phương pháp này dễ bị nhiễm

Hiện nay một số nhà máy sữa chọn phương pháp 1: cho thẳng chủng bột vào và lên men
trong 6 giờ. Đến khi pH dịch sữa đạt : pH =4,5 thì dừnglên men. Bơm dịch sữa chua qua bộ
làm lạnh ( <100C ). Đưa tới bồn đệm chờ rót, thời gian trữ lạnh là 6 h.
Nhưng ở đồ án này em chọn phương pháp 2 và tiến hành hoạt hóa men trong phòng thí
nghiệm để tránh nhiễm.
 Bản chất của qúa trình lên men và đông tụ sữa: Lên men là giai đoạn quan trọng nhất
trong qúa trình sản xuất sữa chua, đó là qúa trình lên men lactic. Vì vậy nhóm vi khuẩn
lactic là nhóm men quan trọng nhất. Giai đoạn đầu, dưới tác dụng cuả lactoza đường lactose
bị thuỷ phân tạo glucoza và galactoza. Tiếp đó qua nhiều phản ứng trung gian các đường
này chuyển thành axit Pyruvic. Axit pyruvic bị khử cho axit lactic.
 Trong qúa trình lên men, axit lactic tạo thành làm giảm pH của sữa. Khi pH = 4,5 ÷
4,6 là điểm đẳng điện của protein sữa làm casein bị đông tụ. Các casein tồn tại dạng caseinat
canxi phân bố đều trong dịch sữa. Sự có mặt của axit lactic gây ra phản ứng tạo axit caseinic
không hòa tan, nhờ đó sữa từ dạng lỏng chuyển thành trạng thái đông tụ.

32
12. Rót hộp.
 Sữa sau khi lên men và làm lạnh nhanh, Từ bồn đệm sữa chua được đưa đến máy rót
ở phòng rót vô trùng, bao bì được tiệt trùng nhờ gia nhiệt lên đến nhiệt độ 165 0C,
màng PE sẽ mền ra trước khi đưa vào bộ phận định hình, hộp đựng hình vuông, khối
lượng: 120g / hộp, mỗi vỉ có 4 hộp, nhờ bộ phận thổi không khí nén vào khuôn định
hình dưới áp lực 3÷ 4 kg/cm2. Sau đó sữa được rót vào các hộp nhờ cơ cấu đong thể
tích (110 ml), tiếp đó hộp sữa được chuyển đến bộ phận ghép nắp bằng màng nhôm,
màng nhôm được tiệt trùng bằng tia cực tím, sau khi dán nắp xong được chuyển đến
bộ phận cắt mí và cắt dời 4 hộp/vỉ.

13. Làm lạnh và ủ chín.


 Sau khi rót hộp, sữa chua được đưa đến phòng lạnh để làm lạnh và ủ chin ít nhất là 6
h. Đây là giai đoạn quan trọng để tạo mùi vị, trạng thái cần thiết cho sản phẩm. Quá
trình thực hiện ở 4 ÷ 60C. Chỉ sau qúa trình này mới thu được sản phẩm sữa chua
thành phẩm.
14. Bảo quản lạnh:
 Sữa chua phải được bảo quản lạnh từ 4 ÷ 6 0C trong thời gian bảo quản được là 45
ngày.
5.3.3 Tính sản phẩm sữa chua ăn có đường.
Kế hoạch sản xuất:
 Một năm sản xuất 300 ngày.
 Một tháng trung bình sản xuất 25 ngày.
 Một ngày sản xuất 3 ca
 Một ca sản xuất 8 giờ.
 Năng suất: 34.000 lít /ngày = 34.000 kg/ngày
11.33333333 lít/ca
10.200.000 lít/năm
Tiêu chuẩn cho thành phẩm.
 Chất khô không mỡ của sữa là: 9,5%
 Chất béo: 3,5%.

33
 Đường saccaroza: 12%
 Bột whey: 0,95%
 Chất ổn định: 0,7%
 Các chất bổ sung: Vitamin, hương liệu, chất màu.
 Men: 0,003%
Tính nhu cầu nguyên liệu.
 Năng xuất 34.000kg/ngày.
 Lượng nguyên liệu trong 34.000 kg/ngày sữa chua thành phẩm:
 Chất khô không mỡ của sữa:
34.000 x 9,5% = 3.230 kg/ngày
 Chất béo:
34.000 x 3,5% = 1.190 kg/ngày
 Đường saccaroza:
34.000 x 12% = 4.080 kg/ngày
 Bột whey:
34.000 x 0,95% = 323 kg/ngày
 Chất ổn định:
34.000 x 0,7% = 238 kg/ngày
Lượng các nguyên liệu cần dùng khi chưa tính đến tiêu hao là:
 Sữa bột gầy: Độ ẩm: 3,5%
 Hàm lượng chất béo: 1 %
 Độ hòa tan: 99%
3.230 x 100/96,5 = 3.347,1 kg/ngày
 Vì độ hòa tan 99% nên cần phải dùng 1 lượng sữa bột gầy là:
3.347,1 x 100/ 99 = 3.380,9 kg/ngày
 Lượng chất béo do sữa bột gầy cung cấp là:
3.347,1 x 1% = 33,471 kg/ngày
 Lượng chất béo do dầu bơ cung cấp:
1.190 – 33,471 = 1.156,529 kg/ngày
 Dầu bơ: hàm lượng chất béo 99%:

34
1.156,529 x 100/99 = 1.168,2 kg/ngày
 Bột whey:
323 x 100/96,5 = 334,71 kg/ngày
 Đường saccaroza: Độ tinh khiết 99,7%:
4.080 x 100/99,7 = 4.092,27 kg/ngày.
Nếu hao hụt nguyên liệu là 1% so với lượng nguyên liệu ban đầu thì lượng các
nguyên liệu cần dùng cho 1 ngày sản xuất thực tế là:
 Lượng sữa bột gầy: 3.380,9 x 100/99 = 3.415,05 kg/ngày
 Lượng dầu bơ: 1.168,2 x 100/99 = 1.18 kg/ngày
 Lượng whey: 334,71 x 100/99 = 338,09 kg/ngày
 Lượng đường saccaroza: 4.092,27 x 100/99 = 4.133,6 kg/ngày
Sữa chua có đường được rót vào bao bì nhựa có thể tích là 100 ml/hộp
 Vậy số hộp cần sử dụng trong 1 ngày:
34.000 / 0.1 = 340.000 hộp/ngày
 Số hộp cần trong 1 ca sản xuất:
340.000 / 3 = 113.333,33 hộp/ca
 Số hộp trên một năm cần dùng với hao phí trong sản xuất là 1%:
340.000 x 300 x (100/99) = 103.030.3 hộp/năm
Xếp thùng carton theo quy cách 24 hộp/thùng. Vậy số thùng cần:
 Trong 1 ngày cần số thùng là:
340.000 / 24 = 14.166,67 thùng/ngày
 Số thùng trong 1 ca là:
14.166,67 / 3 = 4.722,2 thùng/ca
 Số thùng trong một năm với hao phí là 1%
14.166,67 x 300 x (100/99) = 4.292,930,3 thùng/năm.

35
Nội dung 6: Phương án lựa chọn dây chuyền thiết bị.

S số Đơn Thành
T lư giá tiền
Tên thiết bị
T ợn (x (x 106
g 106) đ)
Thiết bị chung cho 3 dây chuyền
1 Thiết bị đổ sữa bột và đường 1 485 485
2 Thiết bị phối trộn 2 600 1.200
3 Thiết bị gia nhiệt 2 800 1.600
4 Thiết bị lọc 2 60 120
5 Bơm ly tâm 15 20 300
6 Bơm răng khía 9 20 180
7 Bơm rôto 9 20 180
8 Nồi hơi 2 500 1.000
9 Máy nén 2 1.50 3000
1 Máy dãn nhãn đóng thùng 1 0 1200
0 Thiết bị CIP 2 1.20 3.000
1 Các thiêt bị phụ khác: Van, 0 700
1 đường ống Inox… 1.50
1 Máy phát điện 1 0 1.000
2 Hệ thống xử lý nước 1 700 1.000
Hệ thống phòng cháy 1 300
1 Xe nâng 3 1.00 900
3 Các thiết bị văn phòng 0 500
1 Máy biến thế 1 1.00 2.000
4 0
1 300
5 300
1 500
6 2.00

36
1 0
7
1
8

Thiết bị cho dây chuyền sữa cô đặc


8 Bồn trung gian I 1 1.00 1.000
9 Thiết bị đồng hóa 2 0 3.000
1 thiết bị thanh trùng 2 1.50 2.400
0 Bồn trung gian II 1 0 1.000
1 Thiết bị cô đặc 2 1.20 4.000
1 Bồn cấy lactoza 2 0 1.400
1 Bồn tàng trữ 4 1.00 2.400
2 Thiết bị rót hộp 3 0 4.800
1 Thiết bị cắt miếng và dập nắp 1 2.00 150
3 Thiết bị cắt miếng và uốn lon 1 0 200
1 Thiết bị hàn điểm 1 700 100
4 Thiết bị ghép đáy hộp 1 600 100
1 1.60
5 0
1 150
6 200
1 100
7 100
1
8
1
9

Thiết bị cho dây chuyền sản xuất sữa chua yoghurt

37
2 Bồn trung gian I 1 600 600
0 Bồn ủ hoàn nguyên 1 600 600
2 Bồn chuẩn bị men giống 1 100 100
1 Bồn lên men 2 500 1.000
2 Thiết bị đồng hóa 1 1.20 1.200
2 Thiết bị thanh trùng 2 0 1.800
2 Thiết bị làm lạnh 1 900 900
3 Bồn tạm chứa 2 900 1.200
2 Thiết bị rót hộp 3 600 6.000
4 2.00
2 0
5
2
6
2
7
2
8

Thiết bị cho dây chuyền sản xuất sữa tiệt trùng

38
2 Bồn trung gian I 1 1.00 1.000
9 Bồn ủ hoàn nguyên 1 0 1.000
3 Thiết bị đồng hóa 3 1.00 3.600
0 Thiết bị thanh trùng 2 0 2.400
3 Thiết bị tiệt trùng 1 1.20 1.500
1 Thiết bị làm lạnh 1 0 900
3 Bồn tạm chứa 2 1.20 2000
2 Bồn alsafe 1 0 3.000
3 Máy rót vô trùng 4 1.50 34.000
3 0
3 900
4 1000
3 3.00
5 0
3 8500
6
3
7
Tổng 76.685

39
Nội dung 7: Dự kiến các hạng mục công trình và nhu cầu diện tích
xây dựng.
Dự kiến các hạng mục công trình.
Ước tính nhu cầu diện tích xây dựng.
1. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy.
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy.
Để đánh giá lựa chọn phương án thiết kế tổng mặt bằng nhà máy ta dựa vào 1 số chỉ tiêu
kinh tế kĩ thuật, trong đó có 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số xây dựng và hệ số sử
dụng tính toán trên cơ sở sau:
+ Diện tích toàn nhà máy (ha) F
+ Diện tích chiếm đất của nhà và công trình A
+ Diện tích kho , bãi lộ thiên (nền bê tông) B
+ Diện tích chiếm đất của đường sắt, bộ, mặt bằng hệ thống ống kĩ thuật, hè rãnh thoát
nước C
• Hệ số xây dựng: Kxd = 100 x (A +B) / F
• Hệ số sử dụng: Ksd = 100 x (A + B +C) / F
Với nhà máy thực phẩm: Kxd = 20 – 35%
Ksd = 50 – 70 %
2. Tổ chức giao thông và mạng lưới kĩ thuật.
a. Phân luồng giao thông bên trong nhà máy.
Là 1 biện pháp có tính nguyên tắc cần được tôn trọng khi thiết kế mặt bằng chung nhằm
đạt được sự hợp lý tối đa trong sản xuất, quản lý sử dụng và an toàn lao động.
Do đặc điểm của giao thông trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp thường được
phân chia thành 2 luồng chuyển động chính.
+ Luồng hàng: Được định hình do sự vận chuyển của nguyên liệu bán thành phẩm ,
thành phẩm. Chúng được chia thành 2 luồng : luồng ra và luồng vào.
+ Luồng người được hình thành do sự chuyển động của cán bộ công nhân trên khu đất
nhà máy.
+ Luồng người, luồng hàng nên tổ chức rõ rang, ngắn gọn không trùng lặp, chồng chéo
ảnh hưởng đến nhau.

40
+ Luồng hàng, luồng người nên độc lập với nhau hạn chế cắt nhau trên mặt phẳng
ngang. Nếu cắt nhau nên thiết kế cầu hoặc đường ngầm tuynen.
b. Các loại đường sử dụng trong nhà máy.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh sản xuất của nhà máy phụ thuộc hệ thống
giao thông - cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Việc tiết kiệm mỗi tấn hàng hóa vận chuyển đồng
nghĩa với hiệu quả kinh tế, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh
tế. Vậy chọn phương án tổ chức giao thông là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng khi
thiết kế quy hoạch mặt bằng chung của nhà máy.
Căn cứ vào điều kiện giao thông bên ngoài nhà máy và đặc điểm công nghệ sản xuất và
khối lượng vận chuyển của nhà máy mà quyết định phương án tổ chức giao thông.
• Tổ chức hệ thống đường vận chuyển ô tô và đi lại.
Giao thông vận chuyển ô tô là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy
lớn, nhỏ với chức năng vận chuyển chính hoặc chung chuyển giữa các nhà sản xuất, kho
tàng phía trong và phía ngoài nhà máy.
Việc lưạ chọn giải pháp quy hoạch hệ thống đường ô tô trong nhà máy căn cứ vào dây
chuyền sản xuất, khối lượng vận chuyển, đặc điểm khu đất mạng lưới giao thông phía
ngoài để lựa chọn giải pháp quy hoạch cho hợp lý.
Chiều rộng của lòng đường tuỳ thuộc vào cấp đường( phụ thuộc vào khối lượng vận
chuyển trong nhà máy)
+ Ở đây sử dụng đường cấp III ( lượng hàng hóa vận chuyển < 60 tấn/h)
+ Số lượng xe chạy trên tuyến < 15 chiếc.
+ Tốc độ tối đa < 40 km/h
+ Số làn 1 làn
Chiều rộng đường ô tô phụ thuộc xe:
+ Bề rộng xe 2,50 m vậy 3 ÷ 3,5 m
+ Bề rộng xe 2,75 m vậy 4 m
+ Bề rộng xe 3 m thì 4 m
+ Bán kính vòng nhỏ nhất 12 m
+ Tầm nhìn ô tô theo chiều chuyển động 70 m
+ Độ dốc imax 35%
+ Tại các điểm bốc dỡ hàng cần tổ chức bãi,

41
+ Bãi đỗ xe con, xe máy, xe đạp của công nhân thường bố trí phía trong nhà máy
3. Tính toán các hạng mục công trình.
3.1. Phân xưởng sản xuất chính.
Phân xưởng sản xuất chính bao gồm :
• Ba dây chuyền sản xuất:
+ Sữa cô đặc có đường.
+ Sữa chua yoghurt.
+ Sữa tiệt trùng có đường.
• Ngoài ra còn bố trí 1 số phòng sau:
+ Phòng vệ sinh, thay quần áo.
Số công nhân đông nhất trong 1 ca là 50 người. Theo quy chuẩn cứ 20 công nhân cho 1
phòng vệ sinh 3m2 , 12 công nhân cho 1 phòng tắm, thay quần áo 3m2 như vậy cần
phòng vệ sinh 12m2, phòng tắm 12m2 . Tổng diện tích 24m2. Tính cả hành lang, lối đi
chọn kích thước (6 x 9 x 4,8) m.
+ Phòng KCS có kích thước: (4 x 10 x 4) m.
+ Phòng điều hành sản xuất: (4 x 10 x 4) m.
Tất cả khu vực trên + Khu vực sản xuất + 20 % đường giao thông. Chọn nhà sản xuất có
kích thước (30 x 48 x 9,9) m = 1.440 m2.
• Phân xưởng sản xuất lon: Diện tích 189m2, kích thước: (21 x 9 x 6) m
• Bộ phận bao gói: Diện tích 315m2, kích thước (21 x 15 x 9,9) m
• Phòng rót sữa cô đặc có đường: kích thước (7 x 6 x 6) m.
• Phòng rót sữa chua đặc có đường: kích thước (6x 5 x 6 ) m.
• Phòng rót sữa tiệt trùng có đường: kích thước (9 x 6 x 6) m.
3.2. Kho nguyên liệu.
Kho chứa các nguyên liệu cho sản xuất và chứa các vật liệu bao bì.
Khối lượng các thành phần cho sản xuất cả 3 sản phẩm trong 1 ngày là:
+ Đường: 49.221,2 kg
+ Các thành phần khác: 43.407,2 kg
Nguyên liệu sản xuất sữa bao gồm: Sữa đựng trong bao bì giấy nhiều lớp, nhôm, PE…
để tránh bụi ẩm, đường đựng trong bao bì kín bao dứa có màng PE tránh bụi, giữ ẩm tốt,
đựng trong phi sắt…

42
Vì nguyên liệu có thể bảo quản được lâu, nên thiết kế kho để dự trữ trong 10 ngày sản
xuất đối với đường và 20 ngày đối với các thành phần còn lại
Tổng lượng nguyên liệu cần dự trữ là:
 49.221,2 x 10 + 43.407,2 x 20 = 1.360.356 kg

= 1.360,356 tấn
Trung bình 1 tấn nguyên liệu chiếm 2m3 , nguyên liệu xếp cao 3m, nên kho yêu cầu khô
ráo, thoáng mát
Diện tích kho: S = (1.360,356 x 2) /3 = 907 m2
Số thùng cattông trong 1 ngày cho 3 sản phẩm: 15.154,66 thùng/ngày.
Dự trữ thùng cattông trong 5 ngày vơi khối lượng trung bình 1 thùng là 0,5kg. Chỉ tiêu
xếp thùng 0,8 m2/tấn.
Vậy diện tích chứa thùng là : 5 x 15.154,66 x 0,5 x 10 -3 x 0,8 = 30 m2.
Chọn diện tích để bao bì sản phẩm là cuộn giấy và ống hút là 30 m2.
Lấy hệ số sử dụng diện tích kho là 0,7 (tính đến lối đi lại).
Tổng diện tích của kho là: (907+30+30 ) /0,7 = 1.381 m2
Chọn kích thước của kho là (54 x 30 x 6) m
3.3. Kho thành phẩm.
Kho thành phẩm dùng để chứa sản phẩm sữa đặc có đường và sữa tiệt trùng sản xuất
trong 5 ngày, các hộp sữa đặc có đường được xếp vào thùng cattông sau đó xếp chồng
lên cao 4 m, 3.000 hộp/1 m2 . Vậy diện tích chiếm chỗ trong 7 ngày của sữa đặc là:
(250.000 x 5 ) / 3.000 = 417 m2.
- Sữa tiệt trùng trong 1 ngày lượng thành phẩm là 80.000 kg = 76.481,84 lít/ngày . Tiêu
chuẩn xếp kho 1m2 chứa 400 lít. Vậy diện tích chiếm chỗ trong 5 ngày của sữa tiệt trùng
là (76.481,84 x 5) /400 = 956 m2.
- Hệ số xếp kho là 0,7.
- Vậy diện tích kho sản phẩm cần dùng là: (417 + 956)/0,7 = 1960 m2
- Chọn kích thước kho là: (65 x 30 x 6) m vậy diện tích là 1950 m2
3.4. Phân xưởng sản xuất lon.
Phân xưởng sản xuất vỏ hộp cho dây chuyền sữa cô đặc bao gồm tất cả các khâu từ cán,
cắt, dập nắp, uốn thân, ghép đáy rồi vận chuyển lon đến bộ phận rót bằng băng tải.

43
Số hộp cho 1 ngày sản xuất là 250.000 hộp/ngày.
Do hộp sắt tây dễ bị gỉ nên chỉ dự trữ lon trong 2 ngày sẩn xuất.
Số hộp cần trong 2 ngày sản xuất là: 250.000 x 2 = 500.000 hộp
Quy chuẩn là 3.500 hộp/m2 kho
Diện tích cần cho chứa vỏ hộp là:500.000 / 3.500 =142,86 m
Ngoài ra còn cần diện tích để đặt các thiết bị dùng cho cắt dập nắp, cắt uốn hàn thân lon,
ghép đáy, các băng tải vận chuyển, diện tích để chứa các tấm sắt nguyên liệu… Mặt
khác ở phân xưởng này các tác động cơ học gây tiếng ồn rất lớn do đó cần không gian
rộng.
Chọn kích thước phân xưởng sản xuất vỏ hộp là (21 x 9 x 6) m
3.5. Phân xưởng cơ điện.
Phân xưởng có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hỏng hóc của thiết bị , mấy
móc, gia công chế tạo các thiết bị thuộc về lĩnh vực cơ khí…
Chọn kích thước phân xưởng (12 x 8 x 4,2) m, diện tích phân xưởng là 96 m2.
3.6. Kho hóa chất
Chứa các hóa chất phục vụ cho việc vệ sinh, rửa thiết bị, máy móc nhà xưởng.
Diện tích là 60 m2
Kích thước là (10 x 6 x 4,2) m.
3.7. Kho nhiên liệu.
Dùng chứa xăng dầu cung cấp cho lò hơi và ô tô, dầu nhớt cho máy móc thiết bị.
Kích thước là (6 x 6 x 4,2) m.
Diện tích là 36 m2.
3.8. Phòng lò hơi.
Diện tích 1 nồi hơi 3,2 m đặt cách nhau 1,5 m, cách tường 1,5 m.
Chọn diện tích phòng hơi là 60 m2.
3.9. Phân xưởng máy lạnh.
Đặt các máy lạnh để cung cấp lạnh cho kho lạnh và cho sản xuất.
Yêu cầu phân xưởng máy lạnh phải thoáng mát.
Diện tích phân xưởng 36 m2
Kích thước (6 x 6 x 6) m
3.10. Trạm biến áp và máy phát điện.

44
Chức năng là hạ áp từ lưới điện thành phố xuống điện áp sử dụng của các thiết bị , máy
móc.Phát điện cung cấp trong những trường hợp bị mất điện.
Kích thước ( 6 x 12 x 6) m.
Diện tích 72 m2.
3.11. Trạm cung cấp nước.
Thể tích của bể nước ngầm dùng chứa nước phải đủ cho sản xuất trong 2 ngày và thêm
vớI lượng nước dự trữ cho chữa cháy là = 5.738 m3. Vậy thể tích của bể phải lớn hơn.
Chọn kích thước bể là:(50 x 25 x 5) m.Chiều cao phần nổi lên trên mặt đất là 2 m.
Thể tích của bể là : 6.250 m3.
Trạm bơm kích thước là: 12 x 6 x 4,2 m.
Tháp nước kích thước là: 3 x 3 x 15 m. Bên trên tháp nước có đặt 1 bình inox chứa nước
3.12. Bãi chứa rác.
Diện tích 120 m2.
Kích thước là (12 x 10) m.
3.13. Trạm xử lý nước thải.
Để xử lý nước thải của nhà máy trước khi thải ra hệ thống nước thải chung công cộng.
Kích thước là: (24 x 10 x 4 ) m.
Diện tích là 240 m2.
3.14. Nhà hành chính.
Nơi làm việc của nhân viên bao gồm ban nhân sự phòng giám đốc, phó giám đốc, phòng
hành chính, kế toán, kế hoạch – cung ứng.
Tính theo tiêu chuẩn. Cán bộ thường 3,5 m2 / người, có 16 người
Giám đốc, phó giám đốc 18 m2 / người, có 3 người.
Diện tích tính theo số cán bộ như sau:
( 3,5 x 16 ) + ( 18 x 3 ) = 110 m2.
Hành chính thêm các phòng sau:
- Phòng y tế 60 m2.
- Phòng khách 30 m2.
- Phòng vệ sinh 20m2.
Tổng diện tích S = 110 + 60 + 30 + 20 = 220 m2.
Diện tích đường giao thông 20 % tổng diện tích của nhà hành chính = 44m2.

45
Chọn nhà hành chính có diện tích 288 m2.
Chọn nhà hành chính 2 tầng có kích thước ( 16 x 9 x 4)m.
3.15.Nhà ăn, hội trường.
Nhà ăn và hội trường cùng 1 khu, tầng 1 là nhà ăn, tầng 2 là hội trường.
Tính theo quy chuẩn sau:
Diện tích nhà ăn 2,5 x ( 1/2 số công nhân + 60% - 100% nhân viên hành chính).
Diện tích hội trường 1,7 x ( tổng số công nhân + cán bộ kỹ thuật).
Tổng số công nhân là 50 người. Cán bộ hành chính là 16 người
Diện tích nhà ăn là 122,5 m2.
Diện tích hội trường là 144 m2.
Chọn nhà 2 tầng ( 16 x 9 x 4), S = 288 m2 mỗi tầng 144 m2.
3.16. Nhà để xe đạp, xe máy.
Trong 1 ca sản xuất tổng số người bao gồm công nhân và nhân viên hành chính , các bộ
phận khác khoảng 100 người. Tính theo quy chuẩn 2 m2/ xe máy, 1 m2/ xe đạp. Khoảng
50% xe máy và 50% xe đạp.
Tổng diện tích tối thiểu 50 x 2 + 50 x 1 = 150 m2.
Chọn kích thước (27 x 6 x 4,2 )m.
Diện tích nhà xe là: 162 m2.
3.17. Gara ô tô.
Kích thước là 36 x 9 x 4,5 m.
Diện tích là 324 m2.
3.18. Nhà bảo vệ.
Diện tích là 24 m2 .
Kích thước là 6 x 4 m.
3.19. Kho vật tư kỹ thuật.
Cung cấp thiết bị, phụ tùng cho máy móc.
Diện tích 60 m2, kích thước ( 10 x 6 x 3,6)m.
3.20. Nhà giới thiệu sản phẩm: Trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của nhà
máy.
Diện tích là 63 m2.
Kích thước là ( 9 x 7 x 3,6) m.

46
3.21. Kho lạnh sữa chua yoghurt.
Diện tích là 250 m2
Kích thước là ( 25 x 10 x 4)
Bảng tổng kết các hạng mục công trình.
S Hạng mục công trình Diện tích(m2) Kích thước Số
T tầng
T
1 Nhà sản xuất chính 1.620 30 x 54 x 9,9 1
2 Kho nguyên liệu 1.620 54 x 30 x 6 1
3 Kho thành phẩm 1980 66 x 30 x 6 1
4 Nhà sản xuất lon 189 12 x 9 x 6 1
5 P/X Cơ điện 96 12 x 8 x 4,2 1
6 Kho hóa chất 60 10 x 6 x 4,2 1
7 Kho nhiên liệu 36 6 x 6 x 4,2 1
8 Phòng lò hơi 60 10 x 6 x 4,2 1
9 Phòng máy lạnh 36 6x6x6 1
1 Trạm biến áp 72 6 x 12 x 6 1
0
1 Trạm bơm 72 12 x 6 x 4,2 1
1
1 Bãi rác 120 12 x 10 1
2
1 Trạm xử lý nước thải 240 24 x 10 x 4 1
3
1 Nhà hành chính 144 16 x 9 x 4 2
4
1 Nhà ăn, hội trường 144 16 x 9 x 4 2
5
1 Nhà xe đạp, xe máy 162 27 x 6 x 4,2 1
6
1 Gara ô tô 324 36 x 9 x 4,2 1
7
1 Nhà bảo vệ 24 6x4 1
8
1 Kho vật tư 60 10 x 6 x 3,6 1
9
2 Nhà giới thiệu S/P 63 9 x 7 x 3,6 1

47
0
2 Kho lạnh sữa chua 250 25 x 10 x 4 1
1

Bản vẽ thiết kế nhà máy:

48
Nội dung 8: Nhu cầu sử dụng đất. Phương án giải phóng mặt bằng
và tái định cư.
Khu công nghiệp An Phước – Đồng Nai nằm ở xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai là khu công nghiệp nằm trong đầu mối giao thông vận tải của khu vực trọng
điểm của phía Nam nước ta. Nhờ đó việc đi lại giữ các khu vực trọng điểm lân cận vô
cùng dễ dàng.
Khu công nghiệp An Phước – Đồng Nai dự đoán sẽ là khu công nghiệp được nhiều nhà
đầu tư nước ngoài tin tưởng với lĩnh vực các ngành công nghiệp.
Ước tính sử dụng đất:
Tổng diện tích toàn công trình 10.000
- Hệ số sử dụng đất = = = 0.667 ≈ 66,7%
Diện tích lôđất 15.000
- Mật độ xây dựng:
+ Diện tích tổng sẽ xây dựng là: 10.000m2.
+ Diện tích nhà máy: 7000m2.
+ Cây xanh chiếm: 900m2.
+ Giao thông (nội bộ): 600m2.
+ Khu kỹ thuật: 250m2.
+ Văn phòng hành chính: 250m2.
+ Sân trước: 1000m2.
7000
 Mật độ xây dựng = x 100 = 70% tương ứng 7000m2  chiều cao công
1000
trình trên mặt đất ≤ 10m
Sân trước: 10% tương ứng 1000m2.
Khu cây xanh 9% tương ứng 900m2.
Giao thông (nội bộ) 6% tương ứng 600m2.
Khu kỹ thuật 2.5% tương ứng 250m2.
Văn phòng hành chính 2.5% tương ứng 250m2.
Dự kiến phương án đền bù, giải phóng mặt bằng
Bồi thường về đất dựa trên nguyên tắc (Điều 74 Luật Đất đai 2013):
- Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường (được quy
định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013)

49
+ Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu
không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp
tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
+ Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của
pháp luật.
- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại: các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm
một phần hoặc toàn bộ các chi phí:
+ Chi phí san lấp mặt bằng.
+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm
thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản
xuất kinh doanh.
+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
- Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:
+ Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất
còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế
tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
+ Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Nếu xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp thì không cần phải đền bù hoặc giải
phóng mặt bằng do trong khu công nghiệp đã được đền bù trước bởi các nhà đầu tư.

50
Nội dung 9: Dự kiến vốn đầu tư và giải pháp huy động

Dự kiến vốn đầu tư


Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:
V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP
= 48.923,8 x 106 + 76.685 x 106 + 0 + 20 x 106 + 1,5 x 106 + 253, 1017 x 109 +
759,7606 x 109
= 101.3 x 109
Trong đó:
– V: tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;
– GXD: chi phí xây dựng;
– GTB: chi phí thiết bị;
– GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
– GQLDA: chi phí quản lý dự án;
– GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
– GK: chi phí khác;
– GDP: chi phí dự phòng.
Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:
GXDCT = (∑QXDj x Zj + GQXDK) x (1 + TGTGT-XD)
= ( 48.923,8 x 106 x 1.412,9 x 1011 + 60% ) x (1 + 10%) = 121.659 x 1011
Trong đó:
– QXDj: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của
công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1¸m);
– Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j
của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoặc giá xây dựng
tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước). Trường hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy đủ thì chi phí xây dựng
công trình, hạng mục công trình.
– GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của
công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng

51
các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính
của công trình, hạng mục công trình.
– Tùy theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các
công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình.
– TGTGT_XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.
Xác định chi phí thiết bị
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử
dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án:
– Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số
lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá
một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của dự án
(GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.
– Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công
nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án
có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.
– Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của
dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất
chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và
được xác định theo công thức hoặc dự tính theo theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản
xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của
công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối
lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo
công thức:
GDP = GDP1 + GDP2
= 129.408,315 x 109 + 270 x 1011
= 271.294,08 x 109
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác định theo công
thức sau:
GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps

52
= 48.923,8 x 106 + 76.685 x 106 + 0 + 20 x 106 + 1,5 x 106 + 253, 1017 x 109) x
759,7606 x 106
= 129.408,315 x 109
Trong đó:
– Kps: hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%.
Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối
lượng công việc phát sinh Kps = 5%.
Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian
thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời
gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây
dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
GDP2 = (Vt – LVayt) {[1 + (IXDCTbq )] t – 1}
= (20 x 109 - 10%) {[1 + (8.352,76 x 109 x 5%] 4 – 1}
= 270 x 1011
Trong đó:
– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm).
– t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1¸T).
– Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
– LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
– IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây
dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính
toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên
liệu và vật liệu xây dựng);
: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so
với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.
Phương án về vốn và lộ trình huy động vốn
(1) Nguồn huy động vốn
- Từ vốn sẵn có.
- Từ phát hành cổ phiếu.
- Bằng tín dụng ngân hàng.
- Bằng phát hành trái phiếu.

53
- Bằng tín dụng thương mại
(2) Kế hoạch huy động vốn bằng cách tìm nguồn huy động trên thị trường kinh tế.
Tiến độ thực hiện dự án
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, trình tự đầu tư xây dựng được quy
định cụ thể như sau:
- “Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả
thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây
dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất
(nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập,
thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công
trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết
hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng,
thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao
công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc
cần thiết khác.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các
công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng”.
Việc kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng được quy định
tại Mục 3 Chương III của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, Khoản 1 Điều 38 Nghị định này quy định:
“Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và
công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định”.
* Theo dự kiến cần khoảng 3 năm để xây dựng nhà máy:
- Giai đoạn 1: cần 6 tháng để chuẩn bị.
- Giai đoạn 2: cần khoảng 6 tháng để tiến hành.
- Giai đoạn 3: cần 2 năm để kết thúc toàn bộ xây dựng.

54
Nội dung 10: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường:

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần làm cho kinh tế nước ta phát triển
hơn so với trước đây. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài khiến cho nhiều khu công nghiệp được hình thành. Tuy nhiên,
chưa có sự quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền, môi trường quanh khu công nghiệp bị ô
nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động xả thải của bản thân doanh nghiệp.
Ô nhiễm môi trường, không khí, thường chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ,
do khu công nghiệp này đang xử dụng công nghệ cũ, lạc hậu hay chưa xây dựng hệ
thống xử lý khí thải ra môi trường. Trong khi các khu công nghiệp mới do được đầu tư
công nghệ hiện đại, nên hệ thống xử lý nước thải ra môi trường được đảm bảo hơn. Tuy
nhiên, tất cả do ý thức con người mà tình trạng ô nhiễm không có xu hướng giảm. Ô
nhiễm không khí tại các khu công nghiệp chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu
hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Vì vậy chung ta cần thực hiện việc rà soát, đánh giá tổng thể về tác động môi trường
của việc phát triển các khu công nghiệp hiện nay, từ đó xem xét việc điều chỉnh quy
hoạch phát triển các khu công nghiệp cho phù hợp.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường nhằm nhận dạng, dự báo các tác động tới môi trường
có thể xảy ra từ các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; kiên quyết không
phê duyệt đối với những dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu có nguy cơ cao gây tác
động xấu tới môi trường.
Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi
trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển, nhất là ở khâu
thẩm định, kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm bảo đảm
các dự án trước khi đi vào hoạt động được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp
bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ cho phép xây dựng các nhà máy, dự án trong khu công
nghiệp sau khi đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật về xử lý rác thải. 

Tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao năng lực trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ
môi trường cho các cơ quan quản lý tại địa phương; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường khu công nghiệp cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công

55
nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong khu công nghiệp. Quan trọng
nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi
trường quanh khu vực, mọi người cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình để thực
hiện cho đúng theo quy định, bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm.

Căn cứ pháp lí:


- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Quy định về quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTMvà kế
hoạch BVMT được ban hành ngày 14/02/2015 và có hiệu lực 01/04/2015.
- Thông tư 27/2015/TT- BTNMT, Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, Kế hoạch
BVMT hướng dẫn về việc thực hiện nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày
15/07/2015.
1. Đánh giá dự báo các tác động trong giai động chuẩn bị dự án
1.1 Tác động đến môi trường không khí
Trong quá trình xây dựng, tại khu vực xung quanh dự án chất lượng không khí sẽ bị
ảnh hưởng do các phương tiện vận tải, thi công, công tác đào đắp đất, công tác vận tải,
vận chuyển nguyên vật liệu gây ra. Chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khói, khí
thải từ thiết bị máy móc xây dựng.
Trong quá trình xây dựng, các hoạt động thi công chính sau sẽ phát sinh bụi ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường không khí: bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ và vận
chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá, ...), đất cát từ quá
trình đào kênh lấy nước, kênh thải nước, ... sẽ phát sinh ra bụi. Ngoài ra khi đến địa điểm
tập kết, việc đổ vật liệu xây dựng từ trên xe xuống cũng sẽ gây bụi ảnh hưởng đến công
nhân thi công và môi trường xung quanh. Khí thải hoạt động của các phương tiện máy
móc thi công sẽ phát sinh các loại khí thải vào môi trường không khí như: khói hàn có
chứa bụi, CO, SO2, NO2,… khói thải của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới có
chứa bụi, CO, hydrocacbon, SO2, NO2, ... .Các phương tiện thi công chủ yếu là máy đào
3m3, ô tô tự đổ 10 tấn, . - Trong quá trình xây dựng, dự án có thể sử dụng máy phát điện
dự phòng nên đây cũng có thể là nguồn gây ra ô nhiễm không khí. Các khí ô nhiễm như
sau: SO2, NO2, CO, bụi, VOC, …
1.2 Tác động do tiếng ồn và rung
Trong thời gian xây dựng dự án, ô nhiễm tiếng ồn có thể xảy ra do:

56
- Do đặc thù của công tác thi công xây dựng cảng than cần phải gia cố móng cọc rất
chắc nên một lượng lớn các cọc được ép hoặc đóng xuống sông. Tiếng ồn và chấn động
của các thiết bị này khá cao (110dB).
- Các thiết bị, máy móc thi công (xe ủi, máy trộn bê tông, máy đóng móng cọc, máy
xúc, máy nén khí v.v...).
- Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị.
1.3 Tác động đến môi trường nước
Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình thi công của dự án chủ yếu là nước thải
sinh hoạt của công nhân xây dựng. Khu vực dự án hiện tại chưa có hệ thống thoát nước.
Do đó, hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được thực hiện ngay đầu
giai đoạn xây dựng để tránh việc nước thải không được xử lý ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường đất, nước ngầm, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, sức
khỏe con người trong khu vực dự án.
1.4. Tác động do phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng bao gồm:
- Chất thải rắn xây dựng: bao gồm các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải, rơi vãi
như sắt, thép vụn, gạch, đá, xi măng... Lượng chất thải này ước tính khoảng 500 kg/ngày.
Chất thải này không thải ra môi trường mà sẽ được tái sử dụng để san lấp mặt bằng
(gạch, đá, xà bần,...) hoặc tái sử dụng, bán phế liệu (sắt, thép...) nên tác động của chất
thải xây dựng là không đáng kể.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Sự tập trung một lực lượng lao động với số lượng lớn trong
một thời gian dài sẽ phát sinh rác thải sinh hoạt.
- Trong quá trình thi công phá vỡ, phát quang, giải tỏa mặt bằng sẽ có một lượng lớn
chất thải rắn như: gạch, bê tông, đất đá,…(nếu là giải tỏa mặt bằng nhà dân), cây cối và
rễ cây (phát quang mặt bằng).

1.5. Tác động do phát sinh chất thải nguy hại (cháy, nổ,…)
Chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là dầu nhớt sinh ra từ máy móc,
thiết bị và phương tiện thi công và phương tiện vận chuyển, có khả năng gây cháy nổ, ô
nhiễm nguồn nước, đất. Dự án sẽ hợp đồng với Đơn vị chuyên về vận chuyển, xử lý chất
thải nguy hại (có giấy phép hoạt động). Định kỳ hàng tháng, Đơn vị chuyên môn này sẽ

57
đến vận chuyển và xử lý toàn bộ chất thải nguy hại sinh ra tại công trường. Quá trình thu
gom, phân loại, lưu trữ và vận chuyển chất thải nguy hại tuân theo đúng quy định của
quy chế quản lý chất thải nguy hại hạn chế tác động của nó đối với môi trường và sức
khỏe.
1.6 Tác động đến môi trường sinh thái
Quá trình xây dựng các hạng mục của dự án sẽ phát sinh bụi và khí thải ảnh hưởng
đến quá trình quang hợp của thực vật xung quanh khu vực. Nước mưa chảy tràn qua khu
vực đào đắp, chứa chất thải, dầu mỡ cũng sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt, ảnh hưởng
đên môi trường sinh thái khu vực.
1.7 Tác động đến cảnh quan khu vực
Việc xây dựng dự án sẽ làm thay đổi một phần cảnh quan tự nhiên trong khu vực,
đồng thời việc đào đắp, việc thải bỏ rác thải xây dựng, đất đá sẽ tạo nên cảnh quang ngổn
ngang nếu không được thu dọn. Khu vực xây dựng dự án không nằm liền kề hoặc gần
các khu vực cần được bảo vệ, khu du lịch. Đối với các khu vực bị chiếm dụng tạm thời
trong thời gian thi công, sau khi kết thúc các hoạt động xây dựng sẽ được phục hồi lại
như hiện trạng ban đầu. Do đó, đây là tác động không thể tránh khỏi nhưng có thể giảm
thiểu.
2. Tác dộng trong quá trình vận hành
2.1. Tác động đến môi trường không khí

Khí thải phát sinh từ 3 lò hơi dùng dầu FO,  khi thải một lượng lớn ra ngoài môi
trường sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là
người già, trẻ em và những người bị bệnh về đường hô hấp. Các hạt bụi đất, cát có kích
thước lớn, nặng nên ít có khả năng đi vào phế năng phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Nhưng khi nồng độ bụi đất, cát cao sẽ gây cản trở tầm nhìn của con người, làm
giảm tuổi thọ hoạt động của các công trình công cộng, giảm đi độ trong lành của bầu khí
quyển. Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10µm có thể đi vào tận phế nang gây viêm
thành phế quản, hạt nhỏ hơn 2,5µm có thể đi vào tận màng phổi và đọng lại trong đó gây
viêm phổi. Nếu nồng độ cao và kéo dài có thể dẫn đến ung thư phổi.

Đối với thực vật: các loài thực vâ ̣t nhạy cảm với khí SO 2 là rêu và địa y. Khí SO2 khi
thâm nhập vào các mô của cây sẽ kết hợp với nước để tạo thành axit sunfuro H 2SO3 gây

58
tổn thương đến màng tế bào và làm giảm đi khả năng quang hợp của cây. Cây sẽ có
những biểu hiện: chậm lớn, vàng úa lá rồi chết. Bụi còn có những ảnh hưởng đến hệ sinh
thái, mùa màng: khi bụi lắng đọng trên lá cây, nếu không có nước mưa rửa sạch thì sẽ
ngăn cản quá trình quang hợp và trao đổi chất làm cây cối chậm phát triển. Điều này làm
cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề và làm tổn thất mùa màng.

2.2 Tác động của nước thải đến môi trường

Nước thải của nhà máy chế biến sữa nói chung là sự pha loãng của sữa và các sản
phẩm từ sữa do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ được phép của thiết
bị công nghệ, cùng với các hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như
các dụng cụ lưu trữ,... Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất sữa, ta thấy nước thải chung
của nhà máy chế biến sữa bao gồm:

- Nước thải sản xuất:

+ Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.

+ Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường
ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói,...

+ Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động.

+ Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.

+ Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá
trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.

+ Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh.

+ Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ.

- Nước thải sinh hoạt.

 Thành phần, tính chất của nước thải ngành chế biến sữa:

59
- Nếu loại trừ nước thải sinh hoạt, thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản
xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD). Vì vậy, các
chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo. Sữa tươi
nguyên chất có giá trị BOD cao (khoảng 100.000 mg/l), cho nên những dung dịch sữa
pha loãng cũng có ảnh hưởng ô nhiễm rõ rệt. Những thành phần chính tham gia vào
BOD của nước thải chế biến sữa là lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.

- Bản chất của chất thải sinh ra bởi các quá trình khác nhau của nhà máy chế biến sữa
nói chung hoàn toàn giống nhau, đều phản ánh sự ảnh hưởng lấn át của sữa. Tuy nhiên
các quá trình khác nhau làm ảnh hưởng đến thành phần chi tiết. Vì vậy, thành phần và
lưu lượng nước thải của mỗi nhà máy tùy thuộc vào các quá trình thực hiện, điều kiện và
công nghệ sản xuất. Muốn xác định chính xác thành phần nước thải của mỗi nhà máy,
chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế.

- Nhìn chung, nước thải chế biến sữa ban đầu là trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng có
khuynh hướng trở nên acid hoàn toàn một cách nhanh chóng do sự thiếu hụt của oxy tạo
điều kiện lên men của lactose thành acid lactic, khi đó pH giảm và có khả năng gây ra sự
kết tủa casein.

- Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ
lửng. Vì vậy, chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật, gây nên sự thiếu
hụt oxy nghiêm trọng do được vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ rất nhanh.
Ngoài ra sữa cũng chứa cả Nitơ và Photpho, là thức ăn tốt cho thực vật có thể dẫn đến
hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.

2.3 Tác động gây ôn nhiễm tiếng ồn


Trong quá trình vận hành nhà máy, sẽ có thể gấy ra ô nhiễm tiếng ồn từ các thiết bị máy
móc, gây ảnh hưởng một phần đến công nhân trong nhà máy. Nhưng chỉ một phần nhỏ chịu
ảnh hưởng, vì đa phần các trang thiết bị hiện đại và có bảo hộ cho người lao động nên việc ô
nhiễm ồn trong quá trình sản xuất đối với người tham gia sản xuất là không đáng ngại. Đối
với khu dân cư xung quanh nhà máy, với việc tính toán kĩ lưỡng ở diện tích xây dựng và mức
độ cách âm thì việc gây ô nhiễm tiếng ồn với khu dân cư dường như là không có.
2.4 Tác động của chất thải rắn đến môi trường

60
 Các loại chất thải rắn thì gồm có rác thải sinh hoạt (khoảng 6 tấn/tháng), rác thải
công nghiệp (bao bì giấy, bao bì nhựa, phế liệu thiếc, pallet nhựa hư hỏng, thùng phuy,
giấy…) và chất thải nguy hại (khoảng 200kg/tháng) gồm dầu nhớt bôi trơn, chai lọ chứa
hóa chất phòng thí nghiệm, bao bì dính hóa chất, bình ắc quy hỏng, giẻ lau dính dầu,
băng mực, hộp mực thải bỏ, bóng đèn huỳnh quang, bùn thải…
3. Tác động dến môi trường kinh tế - xã hội
Quá trình xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến kinh tế xã hội khu vực do sự tập trung của
một lượng lớn công nhân xây dựng. Việc tập trung công nhân xây dựng có thể phát sinh các
tác động về xã hội. Công tác xây dựng cũng sẽ cần huy động một số lượng lớn nguồn lao
động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm cho một phần lao động nhàn rỗi tại địa phương,
tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khu vực phát triển. Tuy nhiên,
ngoài tác động tích cực, việc tập trung lao động để xây dựng dự án còn dẫn đến một số tác
động tiêu cực về vấn đề xã hội như: sự di dân tự do ồ ạt đến từ một số khu vực khác, tăng
khả năng phát sinh các vấn đề về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội. Ngoài ra, việc lưu trú dài
ngày tại địa phương dễ dẫn đến khả năng xảy ra các xung đột giữa công nhân lao động và
người dân địa phương. Đây là loại mâu thuẫn xã hội khó có thể tránh khỏi nhưng có thể
giảm thiểu đến mức thấp nhất. Việc tập trung lực lượng lao động lớn tại công trường nếu
tình trạng vệ sinh cũng như việc quản lý, xử lý chất thải, nước thải không đảm bảo có thể
dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đặt biệt có thể phát sinh dịch bệnh trong khu vực, tăng áp lực
đối với hệ thống y tế của địa phương. Việc thực hiện dự án góp phần tạo công ăn việc làm
và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho một số gia đình nâng cao mức
sống thông qua việc phát triển một số ngành dịch vụ phục vụ cuộc sống và vui chơi giải trí.

61
Nội dung 11: Giải pháp kiến trúc, xây dựng
Khái niệm về công trình xây dựng: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi
sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước
và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng
và các công trình khác.
Giải pháp xây dựng công trình:
* Phân chia khu đất về phương diện chức năng.
a. Khái niệm chung.
Đây là biện pháp có tính định hướng ban đầu để có thể đi đến giải pháp quy hoạch tổng mặt
bằng nhà máy hợp lý. Thực chất của biện pháp này là phân chia các bộ phận chức năng của
nhà máy thành các nhóm theo đặc điểm sản xuất, khối lượng và đặc điểm vận chuyển hàng
hóa, đặc điểm phân bố nhân lực, đặc điểm về các yêu cầu vệ sinh công nghiệp cũng như các
đặc thù sự cố của các công đoạn sản xuất. Những nhóm chức năng này được bố trí trên các
khu đất của nhà máy trong mối quan hệ của công nghệ sản xuất cũng như các yêu cầu về
quy phạm sự cố và vệ sinh công nghiệp.
Trên cơ sở nguyên lý ta đưa ra các biện pháp phân chia khu đất xây dựng nhà máy
thành các vùng chức năng.
b. Nguyên tắc phân vùng.
Tùy theo đặc thù sản xuất của các nhà máy mà người thiết kế sẽ vận dụng nguyên tắc phân
vùng vho hợp lý. Trong thực tiễn thiết kế biện pháp phân chia khu đất thành các vùng theo
đặc điểm sử dụng là phổ biến nhấ. Biện pháp này phân chia khu đất nhà máy thành 4 vùng
chính.
 Vùng trước nhà máy.
Nơi bố trí các nhà hành chính quản lý, phục vụ sinh họat, cổng ra vào, gara ô tô, nhà để
xe… Đối với nhà máy có quy mô nhỏ hoặc mức độ hợp khối lớn, vùng trước nhà máy dành
diện tích cho bãi đỗ xe ô tô, xe đạp, xe máy, cổng bảo vệ, bảng tin vầ cây xanh cảnh quan.
Diện tích vùng này tuỳ theo đặc điểm sản xuất, quy mô của nhà máy, có diện tích từ 4 ÷
20% diện tích nhà máy.
 Vùng sản xuất.

62
Nơi bố trí các nhà và công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của nhà máy như :
các phân xưởng sản xuất chính , phụ , sản xuất phụ trợ… tuỳ theo đặc điểm sản xuất và quy
mô của nhà máy chiếm từ: 22 ÷ 52%diện tích nhà máy. Đây là vùng quan trọng nhất của
nhà máy nên khi bố trí cần lưu ý:
- Khu đất được ưu tiên về địa hình, địa chất cũng như về hướng.
- Các nhà sản xuất chính, phụ, sản xuất phụ trợ có nhiều công nhân nên bố trí gần cổng
hoặc gần trục giao thông chính của nhà máy và đặc biệt ưu tiên về hướng.
- Các phân xưởng trong qúa trình sản xuất gây ra những tác động xấu như tiếng ồn lớn,
lượng bụi, nhiệt thải ra nhiều hoặc dễ có sự cố ( cháy , nổ hay rò rỉ hóa chất) nên đặt ở
cuối hướng gió và tuân thủ chặt chẽ theo quy phạm an toàn vệ sinh công nghiệp.
 Vùng các công trình phụ.
Đặt các nhà và công trình cung cấp năng lượng bao gồm các công trình cung cấp điện,
hơi, nước, xử lý nước thải và các công trình bảo quản kỹ thuật khác. Tuỳ theo mức độ công
nghệ yêu cầu mà có diện tích từ 14 ÷ 28%.
Một số điểm cần lưu ý khi bố trí:
- Hạn chế tối đa chiều dài của hệ thống cung cấp kĩ thuật bằng cách bố trí hợp lý giữa nơi
cung cấp và nơi tiêu thụ năng lượng ( khai thác tối đa hệ thống trên không và ngầm ở dưới
mặt đất)
- Tận dụng các khu đất không lợi về hướng hoặc giao thông để bố trí các công trình phụ.
- Các công trình có nhiều bụi, hoặc chất thải bất lợi đều phải đặt cuối hướng gió chủ đạo
 Vùng kho tàng và phục vụ giao thông.
Trên đó bố trí các hệ thống kho tàng, bến bãi các cầu bốc dỡ hàng hóa, sân ga nhà máy…
tùy theo đặc điểm sản xuất và quy mô nhà máy chiếm từ 23 ÷ 37%. Khi thiết kế cần lưu ý 1
số điểm sau:
- Cho bố trí các công trình trên vùng đất không ưu tiên về hướng, nhưng phải phù hợp với
các nơi tập kết nguyên liệu và sản phẩm nhà máy, để thuận tiện cho việc nhập xuất hàng
của nhà máy.
- Trong nhiều trường hợp, do đặc điểm và yêu cầu của dây chuyền công nghệ hệ thống kho
tàng có thể bố trí gắn liền trực tiếp với bộ phận sản xuất.Vì vậy có thể bố trí 1 phần hệ thống
kho tàng nằm ngay trong khu vực sản xuất.
c. Ưu nhược điểm của nguyên tắc phân vùng.

63
 Ưu điểm:
- Dễ quản lý theo ngành, theo các phân xưởng, theo các công đoạn của dây chuyền sản
xuất của nhà máy.
- Thích hợp vơí các nhà máy có những phân xưởng, những công đoạn có các đặc điểm
và điều kiện sản xuất khác nhau.
- Đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, dễ dàng xử lý các bộ phận phát sinh
các điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất như bụi, khí độc, cháy, nổ.
- Dễ bố trí hệ thống giao thông bên trong nhà máy
- Thuận lợi trong qúa trình phát triển mở rộng của nhà máy.
- Phù hợp với đặc điểm khí hậu xây dựng cuả nước ta.
 Nhược điểm.
- Dây chuyền sản xuất phải kéo dài.
- Hệ thống đường ống kĩ thuật và mạng lưới giao thông tăng
- Hệ số xây dựng, hệ số sử dụng thấp.
Biện pháp hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng.
a. Mục đích.
- Để đạt được hiệu qủa cao trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tự động hóa
sản xuiất phù hợp với xu hướng phát triển trong công tác thiêt kế công nghiệp trên thế
giới và Việt Nam. Trong giai đọan hiện nay.
- Cùng với việc tiết kiệm chi phí xây dựng là 1 trong những phương châm quan trọng
của chủ đầu tư và người thiết kế. Để đạt được điều trên phải sử dụng biện pháp hợp
khối và nâng cao mật độ xây dựng qua việc bố trí nhà và các công trình trên khu đất.
b. Nguyên tắc hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng.
Cần lưu ý khi sử dụng nguyên tắc này là:
- Các phân xưởng sản xuất, các công trình kĩ thuật có đặc điểm sản xuất giống nhau
hoặc không ảnh hưởng tới nhau trong qúa trình tổ chức và vận hành sản xuất.
- Đặc điểm vệ sinh công nghiệp giống nhau, tương tự hoặc ít ảnh hưởng đến nhau
trong qúa trình sản xuất.
- Không có những công đoạn sản xuất gây ô nhiễm độc hại hoặc có sự cố công nghiệp
ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Các điều kiện vi khí hậu và điều kiện chiếu sang tương tự nhau.

64
- Đặc điểm điạ chất của khu đất cho phép, các yêu cầu của sản xuất không ảnh hưởng
lẫn nhau, các phương thức tổ chức giao thông chiều đứng đơn giản có thể áp dụng giải
pháp nâng tầng.
c. Hợp khối các công trình có nhiều ưu nhược điểm sau:
 Ưu điểm.:
- Số lượng các công trình giảm, thuận lợi cho quy hoạch mặt bằng chung.
- Tiết kiệm đất xây dựng 10 ÷ 30 %.
- Rút ngắn mạng lưới giao thông vận chuyển 20 ÷ 25 %
- Giảm giá thành xây dựng 10 ÷ 18 %
- Rút ngắn thời gian xây dựng 20 ÷ 25%.
- Năng suất lao động tăng 20 ÷ 25 %.
 Nhược điểm:
- Không phù hợp với các xưởng, các công đoạn sản xuất có các đặc điểm tính chất sản
xuất khác nhau
- Điều kiện thông thoáng , chiếu sang tự nhiên kém.
- Gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thoát nước mái.
- Trong điều kiện điạ hình, điạ chất không thuận lợi sẽ rất tốn kém cho chi phí san nền
và gia cố móng.
Bởi vậy, khi thiết kế phải xem xét kỹ các điều kiện của giải pháp hợp khối các công trình để
lựa chọn biện pháp thiết kế.
- Nâng cao mật độ xây dựng: để tiết kiệm diện tích đất xây dựng 1 cách tối đa khi thiết kế
mặt bằng chung nhà máy ngoài giải pháp hợp khối phải chú ý các biện pháp sau:
+ Tính toán hợp lý các hạng mục công trình. Trên cơ sở của yêu cầu dây chuyền sản xuất.
+ Lựa chọn hình dạng của nhà và công trình gọn gàng phù hợp với hình dạng của khu đất,
để hạn chế được các khu đất không sử dụng được gây lãng phí đất.
+Bố trí khoảng cách các công trình hợp lý đảm bảo quy phạm và phòng hỏa cách ly theo
điều kiện vệ sinh công nghiệp đảm bảo các mở rộng của nhà máy.
Trong qúa trình nghiên cứu thiết kế quy hoạch mặt bằng nhà máy cần lưu ý đến các
yếu tố phát triển, mở rộng của nhà máy trong tương lai trong các trường hợp sau:
+ Nâng cao công suất của nhà máy
+ Mở rộng sản suất sản phẩm mới.

65
+ Thay thế các máy móc thiết bị mới
Trong xây dựng mở rộng nhà máy cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Trong qúa trình xây dựng mới mở rộng nhà máy không được ảnh hưởng đến các công
trình hiện có.
+ Không phá vỡ không gian kiến trúc đã có mà phải tăng thêm khả năng thẩm mỹ hoàn
chỉnh không gian dự kiến.
+ Tuyệt đối không ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất hiện có.
+ Dự kiến các vị trí khu đất có thể phát triển khi mở rộng không ảnh hưởng đến dây chuyền
sản xuất và hệ thống giao thông của nhà máy.

66
Nội dung 12: Giải pháp kỹ thuật hạ tầng và phòng chống cháy nổ
* Một số giải pháp kỹ thuật hạ tầng:
1. Vệ sinh cá nhân.
Yêu cầu vệ sinh đối với tất cả các nhà máy thực phẩm, các công nhân làm việc ở
đây không có bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm. Trước khi vào sản xuất công nhân phải
thay quần áo đồng phục và bảo hộ lao động mũ, ủng, găng tay dành riêng cho sản xuất
mà không được đi ra ngoài với trang phục của nhà máy.
2. Thông gió cho nhà máy.
Do thời gian sử dụng nhiều nhiệt, chất đốt như dầu phải thải nhiều khí, do máy
móc hoạt động, do bụi kéo theo các phương tiện vận chuyển, nên khi thiết kế xây dựng
phải tính toán phần thông gió hợp lý tạo môi trường xanh sạch đẹp, không ảnh hưởng
đến sức khoẻ của công nhân.
Có 2 phương pháp thông gió:
 Thông gió tự nhiên: nhờ gió tự nhiên bên ngoài thổi vào vì vậy chiều cao nhà, hướng
nhà phải hợp lý.
 Thông gió nhân tạo: dung hệ thống quạt gió bố trí tại những khu vực nóng bức, ngột
ngạt. Quạt phải để đúng hướng và có đường vào, đường ra để thoát không khí.
3. Chiếu sáng.
- Ngoài chiếu sáng nhân tạo bằng đèn còn có thể lợi dụng chiếu sáng tự nhiên. Thường dùng
ánh sáng đèn dây tóc vì ánh sáng này có thể diệt khuẩn.
- Tránh bức xạ chiếu trực tiếp vào nhà.
4. Cấp thoát nước.
a. Cấp nước.
Nước phục vụ cho sản xuất dùng để chế biến sản phẩm, rửa thiết bị, rửa bao bì, sử
dụng cho nồi hơi, sinh hoạt… Nước dùng trong toàn bộ nhà máy được lấy từ hệ thống
giếng khoan, qua lọc, xử lý và chứa trong bể nước ngầm, bể được xây bằng bê tông cốt
thép chìm trong lòng đất.
Nước dùng trực tiếp cho sản xuất: bao gồm nước dùng cho chế biến, tác nhân
lạnh, nồi hơi, rửa thiết bị.
Nước dùng cho sinh hoạt: Mức tiêu thụ trung bình 0,025 m3/người/ca. Trong 1 ca
có 50 người vậy lượng nước dung cho sinh hoạt là:

67
50 x 0,025 = 1,25 m3/ca = 0,2 m3/h.
Nước dùng để rửa máy, thiết bị , nhà xưởng. Chỉ tiêu tiêu hao là 1,5 m3/h.
+ Trong phân xưởng, đường ống bố trí theo đường khép kín. Nước dùng cho việc cứu hỏa
lấy trên đường ống dẫn chính có van đóng mở. Việc phòng cháy là hết sức cần thiết ở mọi
nơi vì thiệt hại do nó gây ra là hết sức lớn. Để phòng chống cháy nổ nhà máy phải bố trí hệ
thống cứu hỏa, lượng nước tối thiểu cho việc chữa cháy là 5 lít/ giây cho mỗi vòi.
+ Đường kính ống nước để chữa cháy bên ngoài không dưới 100mm. Ống dẫn nước có thể
làm bằng gang hoặc thép đường kính từ 80 đến 150 mm.
+ Xung quanh các phân xưởng phải bố trí các van cứu hỏa, lượng nước cứu hỏa cần phải
được đảm bảo cung cấp liên tục 3 h liền, lưu lượng nước tối thiểu từ 5 đến 15 lít/ giây. Chọn
10lít/giây:
Vậy lượng nước cứu hỏa cần cho 1 ca là:
g = (3 x 3600 x10) / 1000 = 108 ( m3/h ).
Lượng nước dùng cho toàn bộ nhà máy có thể kể đến hệ thống sử dụng không đều là:
G = 1,5 x (6 + 0,2 + 1,5 +108) = 173,55 (m3/h ).
+ Tính đường kính ống dẫn nước.
4q
D=
√ ∏ ¿ V ×3600 Với: q = 175,88 (m3/h);
V = 1,6 m3/s
4×175 ,88
D=
√ 3 ,14×1,6×3600
=0 , 19
(m)
→ Chọn ống có đường kính  = 200 (mm)
b. Thoát nước.
Cùng với việc cấp nước cho qúa trình sản xuất, việc thoát nước thải do sản xuất
và sinh hoạt là vấn đề cần quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,
đến vệ sinh nhà xưởng, cảnh quan môi trường.
Nước thải của nhà máy được chia làm 2 loại:
+ Nước thải sạch: Nước phục vụ cho các công đoạn làm nguội gián tiếp, ở 1 số thiết bị, giàn
ngưng. Nước này theo đường ống ra ngoài và có thể dùng lại vào các mục đích khác mà
không yêu cầu cao.

68
+ Nước thải không sạch: bao gồm nước từ khu vệ sinh trong sinh hoạt, nước rửa máy móc
thiết bị…Nước này thường chứa các loại đất, cát, dầu mỡ, chất hữu cơ… là môi trường tốt
cho các loại vi sinh vật phát triển, loại này không tái sử dụng được.
Hai loại nước thải trên cần có hệ thống thoát nước riêng.Tùy mức nhiễm bẩn mà
ta tập trung khi xử lý chúng trước khi thải ra ngoài để tránh ô nhiễm môi trường.
Thiết kế hệ thống cống ngầm đưa nước về trạm xử lý nước thải, sau đó mới thải
ra ngoài. Hệ thống cống ngầm đặt dưới các phân xưởng sản xuất. Cống dẫn nước thải có
độ dốc từ 0,006 đến 0,008 m/m. Ở những nơi nối với ống chung hoặc chỗ vòng phải có
hố ga.
Các ống dẫn nước thải bên trong thường làm bằng ống gang, đường kính ống dẫn từ
50 đến 100 mm. Đường dẫn nước thải đi ra theo 1 phía theo chiều ngang của nhà.
Tính lượng nước thải.
+ Nước do sản xuất.
q1 = n.M
Trong đó:
n: là định mức nước thải cho 1 tấn nguyên liệu (n= 0,5 tấn/giờ)
M: Lượng nguyên liệu sản xuất trong 1 ca, M = 66,4 tấn/ca
q1 = 0,5 x 66,4 = 33,20833 m3/h.
+ Nước thải do sinh hoạt.
q2 = (a1 . n1 + a2 . n2)/1000
Trong đó:
a1: Định mức nước thải do sinh hoạt, a1 = 8 lít/người/ca
n1: Số công nhân làm việc trong 1 ca, n1 = 50 người
a2: Định mức nước thải cho tắm rửa, a2 =60 lít/người/ca
n2: Số người tắm trong 1 ca, n2 = 50 người/ca
Thay số : q2 = (8 x 50 + 60 x 50) / 1000 = 2,5 m3/ca = 0,3m3/h
Tổng lượng nước thải trong 1 h:
q = q1+ q2 = 33,2 + 0,3 = 33,5 m3/h
Đường kính ống dẫn nước thải:
4×q
D=
√ ∏ ¿ v×3600 Trong đó v= 2 m3/ s

69
4×33 ,5
D=
√ 3 ,14×0,2×3600
=0 ,24
(m)
Chọn ống dẫn nước thải có đường kính 25 cm.

* Giải pháp phòng chống cháy nổ trong nhà máy:


Nguyên nhân đầu tiên gây nên cháy nổ trong nhà máy chủ yếu là do chập điện trên
đường dây và 1 số nguyên nhân khách quan khác. Nếu sự cố cháy xảy ra trong nhà máy,
thiệt hại không thể lường trước được, nên vấn đề phòng cháy cần phải được quan tâm
thường xuyên kiểm tra. Mỗi cá nhân trong nhà máy cần tuân thủ đúng theo các quy định của
hệ thống PCCC được quy định cụ thể như sau:
Nội quy, các quy định của PCCC cần được niêm yết rõ ràng, đồng thời cần treo những biển
cấm lửa, cấm hút thuốc hay bộ tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
nguy hiểm và cần treo ở vị trí dễ đọc, dễ quan sát.
Cán bộ, công nhân viên trong nhà máy cùng nhau thực hiện đồng bộ và nghiêm
túc các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế, kiểm soát chặt chẽ nguồn nhiệt,
nguồn lửa, nguồn sinh nhiệt và sinh lửa trong quá trình làm việc, tránh để xảy ra những
sự cố không đáng có.
Trước khi bắt đầu mỗi công việc cần phải đảm bảo thực hiện tốt an toàn PCCC tại
nơi làm việc mới được tiến hành công việc. Khi phát hiện các dấu hiệu của hiện tượng
mất an toàn PCCC nơi làm việc, cần báo ngay đến cấp trên, người quản lý hoặc có thể là
cơ quan chức năng khi cần thiết. Trước khi nghỉ làm, cần tiến hành tắt toàn bộ thiết bị
điện, nguồn nhiệt rồi mới ra khỏi vị trí làm việc đảm bảo mọi thứ đều an toàn.
Đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn PCCC nếu quá trình làm việc phải tiếp xúc với các chất
dễ gây cháy nổ như xăng, dầu, khí dễ cháy,… Quy định về xếp dỡ hàng hóa trong kho cần
được thực hiện nghiêm chỉnh.
Toàn bộ hệ thống điện và trong từng khu vực, nhà máy, từng phân xưởng, nhất là
ở những thiết bị máy móc có công suất hoạt động lớn cần phải lắp đặt Aptomat chóng
quá tải. Điều này sẽ giúp các hệ thống điện điều chỉnh mức điện hợp lý và đảm bảo an
toàn hơn. Các hành vi được cho là nghiêm cấm thực hiện: Câu mắc hoặc dùng dây dẫn
điện cắm và ổ điện, sử dụng điện sai mục đích gây mất an toàn,…

70
Nhà máy làm việc cần phải được trang bị các trang bị thiết bị PCCC hiệu quả như
bình xịt, vòi chữa cháy, bình chữa cháy mini,…; cần có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho từng
khu vực, từng công trình; thiết kế hệ thống đèn chỉ dẫn hướng và đèn chiếu sáng sự cố
tại các đường thoát nạn mỗi khi có sự cố cháy nổ không may sảy ra.
Một phương pháp phòng tránh chủ động rất hiệu quả được rất nhiều nhà máy sử
dụng đó là sử dụng vật liệu chống cháy nổ, sơn chống cháy giúp bảo vệ kết cấu thép
chắc chắn trước sự tác động của nhiệt độ.

71
Nội dung 13: Tiến hành thực hiện dự án:

72
Nội dung 14: Tổ chức sản xuất vận hành khai thác dự án
Kỹ thuật – Tư vấn
Chức năng, nhiệm vụ:
 Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
- Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình chế biến sữa.
- Thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp
vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm. Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
- Triển khai những tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng.
- Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được
trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt, thực hiện nhiệm vụ
chính trị của đơn vị đúng quy trình, quy phạm.
- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực
thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.
- Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo
định kỳ và khi bị hư hỏng.
- Quản lý lưu trữ, bảo quản hồ sơ và cung cấp tư liệu để phục vụ cho các hoạt động chung
của toàn công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản Nhà nước được giao theo quy định của pháp
luật và của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công các công trình
nhận thầu. Tham gia xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công và
kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ phối hợp với các phòng ban có liên quan để kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề
xuất thanh lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.
- Phối hợp với các phòng thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện
công tác PCCN-ATLĐ, bảo vệ, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức thi công các
công trình của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.
Kế hoạch – Kinh doanh
Chức năng, nhiệm vụ:

73
 Phối hợp với đơn vị cấp trên làm việc với các bộ ngành liên quan, chủ đầu tư và các cơ
quan liên quan xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán, dự toán các công trình, giá ca
máy các loại thiết bị mới.
- Cùng các đơn vị thi công giải quyết các phát sinh, điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện
hợp đồng với chủ đầu tư.
- Phối hợp với đơn vị cấp trên giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn giá, cơ chế thanh
toán và các chế độ.
- Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công
ty.
- Đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thu hồi vốn, hỗ trợ đơn vị giải quyết vướng mắc với
các đơn vị có liên quan trong thu hồi vốn.
- Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu vốn của các đơn
vị. Kiểm tra phiếu giá thanh toán của các hợp đồng do Công ty ký chuyển Phòng Tài chính
Kế toán.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan lập hồ sơ dự thầu, lập giá đấu thầu các công trình.
- Chủ trì soạn thảo và tham gia đàm phán để lãnh đạo Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế
bao gồm: hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư.
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quy định của Nhà nước.
- Theo dõi việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng đã ký kết. Theo dõi, kiểm tra, giám sát
tình hình ký kết và triển khai các hợp đồng kinh tế của các đơn vị.
- Trên cơ sở giá đấu thầu, các chế độ hiện hành của Nhà nước, biện pháp tổ chức thi công
thực tế xây dựng các định mức đơn giá nội bộ Công ty.
- Rà soát, ban hành sửa đổi bổ sung các quy định, quy chế thuộc lĩnh vực kế hoạch – kinh
doanh.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định mức, đơn giá áp dụng đối với những
công trình do Công ty làm chủ đầu tư.
-Theo dõi những khối lượng phát sinh ngoài tổng dự toán.
- Tham gia quyết toán các dự án đầu tư.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giá thành và quản lý các thành phần chi
phí của các đơn vị trên cơ sở kế hoạch giá thành.

74
- Báo cáo thực hiện kế hoạch. Báo cáo thực hiện các mục tiêu tiến độ công trình.
- Báo cáo thực hiện các kế hoạch về sản xuất kinh doanh, dở dang, thu hồi vốn,...
- Đánh giá phân tích tình hình thực hiện, những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện
kế hoạch.
- Báo cáo thống kê, báo cáo tình hình thực hiện tháng, quý, năm về giá trị khối lượng.
- Hỗ trợ, giúp lãnh đạo Công ty tập hợp báo cáo, kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty
cổ phần.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về các lĩnh vực mua bán, cấp phát vật tư, quản
lý vật tư, đầu tư thiết bị, quản lý thiết bị.
- Mua sắm vật tư phục vụ quá trình sản xuất của công ty.
- Theo dõi giá cả kiểm tra cấp phát vật tư theo định mức cho các công trình
- Quản lý theo dõi cấp phát, thu hồi vật tư luân chuyển theo quy chế công ty.
- Đôn đốc các đơn vị quyết toán vật tư theo từng giai đoạn và khi kết thúc công trình.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty những biện pháp cần thiết để bảo quản và tiết kiệm vật
tư.
Kế toán – Tài chính
Chức năng, nhiệm vụ
 Công tác tài chính:
- Kế hoạch: xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và lập báo cáo thực hiện kế
hoạch tháng, quý, năm.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn, huy động kịp thời các nguồn vốn sẵn có
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu
quả, đảm bảo tăng cường tiết kiệm trong chi phí hạ giá thành, tăng nhanh tích lũy nội bộ.
- Tổ chức tuần hoàn chu chuyển vốn, tổ chức thanh toán tiền kinh doanh, thu hồi công nợ.
- Căn cứ vào chế độ của Nhà nước và quy định của ngành, Công ty để kiểm tra việc sử dụng
tài sản, tiền vốn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về dự toán, định mức chi phí trong
sản xuất kinh doanh.
- Kiểm soát, phân bổ ngân sách sao cho không để vượt quá chi phí dự án giới hạn cho phép.
- Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và tổ chức thanh quyết toán các công
trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
 Công tác tín dụng:

75
- Căn cứ vào kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng kế hoạch dụng
trung và dài hạn.
- Kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn ở các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia đàm phán, dự thảo các hợp đồng của Công ty và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị
trực thuộc trong công tác ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trả nợ, thu nợ vay trung và dài hạn.
 Công tác kế toán:
- Tổ chức bộ máy kế toán: căn cứ vào đặc điểm SXKD của Công ty để lựa chọn hình thức tổ
chức kế toán (tập trung hay phân tán) phù hợp và tổ chức bộ máy kế toán hợp lý.
- Tổ chức công tác kế toán
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức việc ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng
từ khoa học, hợp lý trong từng đơn vị kế toán.
- Tổ chức hướng dẫn và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức việc ghi chép ban đầu
và luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý trong từng đơn vị kế toán.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng quy định và phù hợp với yêu cầu quản lý
của Công ty và từng đơn vị phù hợp.
- Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.
 Công tác kiểm tra tài chính, phân tích hoạt động kinh tế:
- Thông qua báo cáo tài chính và theo dõi tình hình quản lý kinh tế tài chính ở đơn vị trực
thuộc đề xuất tổ chức kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính, tín dụng từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc.
- Kiểm tra tính trung thực của báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của các đơn vị trực
thuộc trong Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế theo quy định.
 An toàn lao động - Vệ sinh lao động:
Nhiệm vụ
Tập hợp, nghiên cứu và phổ biến các văn bản pháp quy về công tác An toàn - Bảo hộ lao
động đến các đơn vị trực thuộc Công ty. Tham gia các khóa huấn luyện về AT - BHLĐ cho
người sử dụng lao động do Bộ, Ngành và Công ty tổ chức.
- Lập kế hoạch  BHLĐ tháng, quý, năm trên cơ sở sản xuất kinh doanh của đơn vị.

76
- Đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về công tác AT-
BHLĐ và xe máy thiết bị trong quá trình thi công.
- Kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ AT - BHLĐ, VSLĐ đối với người lao
động.
- Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch về công tác AT - BHLĐ hàng tháng, quý, năm, kiến
nghị trình Hội Đồng BHLĐ xét giải quyết.
- Lập biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong thi công các công trình. Chỉ
đạo hướng dẫn, phổ biến biện pháp ATLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động.
- Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra, huấn luyện ATLĐ, BHLĐ, VSLĐ, PCCN, phòng chống
bão lụt đối với đơn vị trực thuộc.
- Thường trực Ban thanh tra AT - BHLĐ Công ty, Hội đồng BHLĐ Công ty.
- Phối hợp với Công đoàn Công ty kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc thực hiện chế độ
BHLĐ đối với CBCNV trong Công ty, công tác an toàn và phòng chống cháy nổ đối với xe
máy thiết bị..
- Đề xuất các biện pháp đảm bảo ATLĐ, cải thiện điều kiện lao động, vệ sinh lao động, môi
trường vệ sinh công nghiệp và xử lý các trường hợp vi phạm về ATLĐ-BHLĐ trình Giám
đốc xem xét quyết định.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc và các cơ quan chức năng, lập hồ sơ pháp lý để giải
quyết các chế độ đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.
- Lập báo cáo công tác BHLĐ định kỳ theo quy định.
Tổ chức giao thông và mạng lưới kĩ thuật :
- Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lí phù hợp với dây chuyền công nghệ, đặc
tính hàng hóa đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất và quản lý, luồng người, luồng hàng phải ngắn
nhất, không trùng lặp, không cắt nhau.
- Ngoài ra còn phải chú ý khai thác phù hợp với mạng lưới giao thông quốc gia cũng như
các cụm nhà máy lân cận.
a. Phân luồng giao thông bên trong nhà máy.
Là 1 biện pháp có tính nguyên tắc cần được tôn trọng khi thiết kế mặt bằng chung nhằm
đạt được sự hợp lý tối đa trong sản xuất, quản lý sử dụng và an toàn lao động.
Do đặc điểm của giao thông trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp thường được
phân chia thành 2 luồng chuyển động chính.

77
+ Luồng hàng: Được định hình do sự vận chuyển của nguyên liệu bán thành phẩm , thành
phẩm. Chúng được chia thành 2 luồng : luồng ra và luồng vào.
+ Luồng người được hình thành do sự chuyển động của cán bộ công nhân trên khu đất
nhà máy.
Luồng người, luồng hàng nên tổ chức rõ ràng, ngắn gọn không trùng lặp, chồng chéo
ảnh hưởng đến nhau.
Luồng hàng, luồng người nên độc lập với nhau hạn chế cắt nhau trên mặt phẳng ngang.
Nếu cắt nhau nên thiết kế cầu hoặc đường ngầm tuyến.
b. Các loại đường sử dụng trong nhà máy.
Hiệu qủa kinh tế của hoạt động kinh doanh sản xuất của nhà máy phụ thuộc hệ thống
giao thông - cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Việc tiết kiệm mỗi tấn hàng hóa vận chuyển đồng nghiã
với hiệu qủa kinh tế, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu qủa kinh tế. Vậy
chọn phương án tổ chức giao thông là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng khi thiết kế quy
hoạch mặt bằng chung của nhà máy.
Căn cứ vào điều kiện giao thông bên ngoài nhà máy và đặc điểm công nghệ sản xuất và
khối lượng vận chuyển của nhà máy mà quyết định phương án tổ chức giao thông. 
Tổ chức hệ thống đường vận chuyển ô tô và đi lại:
Giao thông vận chuyển ô tô là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy
lớn, nhỏ với chức năng vận chuyển chính hoặc chung chuyển giữa các nhà sản xuất, kho
tàng phía trong và phía ngoài nhà máy.
Việc lưạ chọn giải pháp quy hoạch hệ thống đường ô tô trong nhà máy căn cứ vào dây
chuyền sản xuất, khối lượng vận chuyển, đặc điểm khu đất mạng lưới giao thông phía
ngoài để lựa chọn giải pháp quy hoạch cho hợp lý.
Chiều rộng của lòng đường tuỳ thuộc vào cấp đường( phụ thuộc vào khối lượng vận
chuyển trong nhà máy).
Bãi đỗ xe con , xe máy, xe đạp của công nhân thường bố trí phía trong nhà máy.
Công suất thiết kế:
- Dự kiến kể từ lúc nhà máy đi vào hoạt động sau 3 tháng sẽ đạt được công suất thiết kế.
- Điểm hạn chế là vùng nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu của nhà máy, hệ thống máy
móc chưa tự động hóa nên chưa đạt được công suất thiết kế của nhà máy.

78
Nội dung 15 : Phương án thị trường
Trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm của phân khúc thị trường là như
thế nào. Phân khúc thị trường là công việc chia thị trường ra làm nhiều phần nhỏ. Trong mỗi
phân khúc tập hợp các khách hàng có điểm chung. Khách hàng được phân chia làm 3 nhóm:
- Xếp khách hàng thành nhóm dựa theo động cơ thúc đẩy họ( mua hàng, chọn
nguồn cung cấp sản phẩm).
- Xếp khách hàng thành nhóm dựa trên nhu cầu và hành vi của họ.
- Xếp khách hàng thành từng nhóm dựa theo những yêu tố quyết định mà họ đặt
ra để mua hàng hóa, chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Tiếp đến, là vì sao chúng ta cần phải phân khúc thị trường.
+ Qui trình phân khúc thị trường còn đòi hỏi người làm công tác thị trường phải hiểu động
cơ của sự chọn lựa và yếu tố ưa chuộng của khách hàng trên thị trường, thông qua đó
phát hiện ra cơ sở của ưu thế cạnh tranh. Phân khúc thị trường còn giúp cho marketer
nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm
khách hàng. Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có công dụng khác
nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau v.v... để phục vụ cho những nhu cầu khác
nhau của những đối tượng khách hàng khác nhau.
+ Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược thị
trường của doanh nghiệp. Nếu marketer làm tốt công việc phân khúc thị trường, qua đó
xác định cho mình một phân khúc thị trường thích hợp, sẽ dễ dẫn đến thành công
vì chiến lược thị trường của doanh nghiệp dựa trên cơ sở năng lực và lợi thế thực sự của
doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngược lại, nếu marketer chọn sai thị
trường, thì chiến lược trên lý thuyết có hay cở nào cũng khó mà có thể thực hiện thành
công, bởi vì có thể marketer đã chọn một thị trường quá lớn so với khả năng của mình,
hoặc một thị trường mà yêu cầu bức xúc nhất, quyết định nhất của khách hàng thì doanh
nghiệp lại không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ khác.
+ Phân khúc thị trường còn là cơ sở để marketer nhận định, đánh giá thị trường, giúp theo
dõi diễn biến thị trường, phán đoán những thay đổi trên thị trường trong tương lai nhằm
đón đầu nhu cầu thị trường.
  Sản phẩm của nhà máy phục vụ phân khúc thị trường : Các sản phẩm của nhà máy đa
dạng, có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi và mọi phân khúc thị trường, tuy nhiên phân khúc

79
thị trường mà nhà máy tập trung vào nhất là phân khúc thị trường có mức thu nhập trung
bình cao. Lứa tuổi mà nhà máy hướng tới là lứa tuổi dưới 15 tuổi vì đây là lứa tuổi đang
phát triển, các sản phẩm sữa rất cần thiết trong giai đoạn này để phát triển thể trạng, trí
tuệ.

Tiêu chí Phân loại Đặc điểm


Dưới 15 Độ tuổi của thiếu nhi, thiếu niên. Là độ tuổi cần phát triển cần bổ
tuổi sung nhiều dưỡng chất cần thiết từ sữa để phát triển chiều cao, trí
não.
Từ 15- Độ tuổi của thanh niên. Độ tuổi này thuộc thời kì cuối của phát triển,
dưới 15 vẫn cần bổ sung các dưỡng chất từ sữa nhưng cần ít hơn.
tuổi
Độ tuổi
Trên 25 Độ tuổi của những người trưởng thành, ít sử dụng sữa tươi mà
tuổi chuyển sang sửa dụng các sản phẩm dinh dưỡng khác ( như thực
phẩn chức năng).
Dưới 5 Điều kiện kinh tế thấp, chỉ đủ khả năng đẻ chi trả cho các nhu cầu
triệu đồng thực sự cần thiết.
Từ 5- 10 Đã có thu nhập tốt hơn, có khả năng cho những nhu cầu dinh dưỡng
triệu đồng cao hơn, tuy nhiễn sẽ không được thường xuyên và liên tục, đồng
Thu
thời có sự cân nhắc và quan tâm về giá của sản phẩm.
nhập
10 triệu Mức thu nhập tương đối tốt, có khả năng chi trả cho những nhu cầu
đông trở sử dụng sữa một cách thường xuyên, liên tục và ít cân nhắc về giá cả
lên mà quan tân nhiều hơn đến chất lượng, giá trị dinh dưỡng.
Thành thị Mức sống của người dân nơi đây cao, quan tân nhiều về sức khỏe và
dinh dưỡng cần thiết, sẵn sàng chi tiền cho những nhu cầu cao trong
đời sống.
Nông thôn Mức sống của người dân còn tương đối khó khăn, ít quan tâm đến
Địa lý,
sức khỏe và dinh dưỡng cần thiết, không đủ chi trả cho những nhu
khu vực
cầu ở mức cao.

Sản phẩm sữa của nhà máy có những điểm ưu việt hơn các sản phẩm cùng lại là:
+ Về đầu tư cho khoa học công nghệ:  Dây chuyền thiết bị đồng bộ và công nghệ tiên
tiến được nhập khẩu từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy
80
Điển, Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sỹ.… với dây chuyền sản xuất khép kín tự động và bán
tự động. Các Công ty đã đầu tư chương trình điều khiển tự động vào dây chuyền công
nghệ nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có chất
lượng ổn định và đạt các chỉ tiêu như mong muốn.
+ Về giá cả: Để nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày rất cần đến sữa không chỉ
cho trẻ nhỏ, người già mà mọi người đều có nhu cầu.Với mức tiêu thụ đó , hiện nay khả
năng cung cấp còn chưa đủ, chúng ta vẫn phải nhập ngoại sữa với giá thành rất cao.
Trong khi sữa nguyên liệu rẻ hơn rất nhiều chỉ với giá 4.000 đồng/ kg sữa bột. Mà nhà
máy của chúng ta lại sản xuất ra những sản phẩm sữa tạo ra nhiều chủng loại các sản
phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao như: Sữa UHT, sữa chua ăn, sữa đặc có đường...
Các sản phẩm này chất lượng sẽ không thua kém mà giá thành lại phù hợp với túi tiền
cuả đa số người dân nước ta.
 Sữa đặc có đường: 10.000đ/ lon
 Sữa chua có đường: 3.000đ/ hộp
 Sữa tươi tiệt trùng: 3.200đ/ hộp
+ Về nguồn nguyên liệu: dù chúng ta có nguồn sữa tươi còn hạn chế, nhưng việc
nhập sữa bột nguyên liệu là rất thuận lợi: dễ nhập do cơ chế thị trường, phương tiện giao
thông thuuận tiện. Việc bảo quản sữa bột cũng đơn giản và có thể kéo dài 2 – 3 năm và
sử dụng thuận tiện, chất lượng ổn định.
Địa bàn lưu thông sản phẩm của nhà máy ở giai đoạn đầu là ở những địa phương:
Trong khu công nghiệp có số lượng người đông , có thể bán cho các nhà máy khác để
làm đồ ăn thêm cho công nhân. Thành phố Hồ Chí Minh có kinh tế phát triển , đời sống
cao, đông dân, có cả khách du lịch, khách buôn bán. Sản phẩm còn tiêu thụ ở các vùng
lân cận khác như Long An, Sóc Trăng, Biên Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng…Ngoài ra còn
hình thành mạng lưới phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Quảng cáo các sản phẩm trên
các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, đài, báo, mạng. Tổ chức các chương trình sữa
học đường, các đợt khuyến mại nhằm quảng bá sẩn phẩm.
Để mở rộng thị trường khi nhà máy hoạt động đạt công suất thiết kế :
* Đánh du kích:
- Marketing "du kích" để tận dụng sự sáng tạo, trí tưởng tượng với một ngân sách
lớn. Thông minh cho các doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn chế thường sử dụng tiếp

81
thị du kích để cạnh tranh với các công ty lớn. Sau đây chỉ la mô ̣t vài ví dụ:
- Nếu bạn bán một sản phẩm có thể được sử dụng trên các đường phố, sử dụng các
đại lý bí mật để quảng bá sản phẩm của bạn trực tiếp đến khách hàng tiềm năng.
- Tổ chức flash mob để thu hút sự chú ý của đám đông và thúc đẩy nhận thức về
thương hiệu của bạn.
* Tạo nội dung có giá trị :
- Không chỉ tạo ra nô ̣i dung có ích cho khách hàng tiềm năng, nhưng cũng rất tốt
với sự đánh giá của Google. Có rất nhiều cách để chia sẻ thông tin như: viết blog, tạo
video, lưu trữ podcast, thiết kế infographics hay gửi bài đến các trang web trực tuyến
như thế sẽ tạo ra được mô ̣t lượng trafic cực lớn cho trang của bạn.
Bạn không viết được nội dung cho chính mình. Bạn có thể thuê nhà văn tự do, các nhà thiết
kế đồ họa. Nếu bạn không có ý tưởng, bạn có thể sử dụng lại nội dung cũ và cung cấp mô ̣t
trải nghiê ̣m mới hơn.
* Liên kết đối tác:
- Khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ với ngân sách tiếp thị hạn chế. Bạn có thể trao
đổi hoa hồng cho bên đối tác để họ bạn hàng giúp bạn.
Bạn cũng có thể tìm kiếm các đối tác trong các khách hàng hiện tại của bạn và tạo ra một
chương trình phần thưởng cho người giới thiệu sản phẩm kinh doanh của bạn. Truyền miệng
là cực kỳ hiệu quả khi nói đến tiếp thị.
* Tận dụng các kênh quảng cáo mở rộng.
- Phương tiện quảng cáo truyền thống như truyền hình, phát thanh, quảng cáo trên
báo có thể rất tốn kém và khó khăn để đo lường hiệu quả, nhưng quảng cáo trực tuyến có
thể rẻ hơn và nhắm đúng mục tiêu hơn. Tùy chọn phổ biến là Google Adwords và quảng
cáo Facebook. Ngoài ra, đừng quên liệt kê doanh nghiệp của bạn trong các công cụ trực
tuyến miễn phí như: Google Maps và Yelp.
Bạn cũng có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới nhất của bạn thông qua những phương
pháp hiệu quả như sau:
- Một tin nhắn điện thoại với chương trình khuyến mãi của bạn.
- Quảng cáo trên chữ ký email hoặc đầu thư.
- Gửi giảm giá kỳ nghỉ đặc biệt, phiếu giảm giá mừng sinh nhật và những phần thưởng bất
ngờ.

82
* Áp dụng các phương tiện truyền thông.
- Việc kinh doanh của bạn đặc trưng bởi các phương tiện truyền thông tiếp thị. Để
nắm bắt sự chú ý của các phương tiện truyền thông, hãy thử những điều này và mời giới
truyền thông.
- Tài trợ một sự kiện bằng cách quyên góp các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như là
quà tặng, thưởng, tổ chức một cuộc thi.
Bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội để được phỏng vấn trên phát thanh và truyền hình.
Nhằm tìm kiếm các cơ hội đóng góp chuyên môn của bạn và tìm kiếm danh sách email.
Các phương pháp lưu thông sản phẩm:
 Quảng cáo:
 Quảng cáo trên các kênh truyền thông;
 Tivi : tiếp tục duy trì tần suất quảng cáo hiện tại, quảng cáo trong giờ vàng tại kênh
VTC, HTV,..
 Báo: quảng cáo trên các báo lớn có nhiều người đọc như báo Thanh niên, báo Tuổi
trẻ
 LCD: tại các nhà lớn ở Tp HCM, các nhà ga, các sân bay
 Các kênh thương mại điện tử:
 Quảng cáo các trang web lớn, có nhiều lần truy cập hàng ngày
 Lập trang facebook dành riêng cho công ty để cập nhật tình hình và tiếp cận các phản
hồi từ người tiêu dùng
 Các hội chợ và các chương trình xúc tiến bán hàng:
 Tham gia các hoạt động hội chợ để quảng bá hình ảnh của công ty
 Các chương trình dùng thử sản phẩm tại các siêu thị lớn
 Các PG trong các quầy hàng trong siêu thị
 Các chương tình cộng đồng:
 Tham gia các chương trình từ thiện: 1 tiệu ly sữa cho trẻ em nghèo, tặng quà cho các
gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn
 Tài trợ cho các chương trình truyền hình thể thao
 Phát sữa miễn phí tại các trường học và các sự kiện
 Tài trợ các quỹ khuyến học , nhân đạo

83
 Khuyến mãi:
 Khuyến mãi người tiêu dùng:
 Tặng thêm sản phẩm ví dụ mua 2 lốc sữa tươi tiệt trùng thì được tặng kèm thêm 1
hộp sữa tươi tiệt trùng
 Tặng kèm các sản quà tặng cho mẹ và bé
 Tổ chức các chương trình rút thăm trúng thưởng
 Khuyến mãi cho khách hàng thân thiết : phát hành thẻ tích điểm, có các chính sách
dành riêng như quà tặng kèm cho các vị khách hàng thân thiết nhân dịp sinh nhật,
tặng thẻ giảm giá hay voucher mua hàng,..
 Thực hiện chương trình giảm giá định kỳ theo phần trăm giá trị sản phẩm vào các
khoảng thời gian phù hợp
 Khuyến mãi nhà trung tâm:
 Tặng kệ, giá trưng bày sản phẩm cho nhà trung gian
 Tăng tỷ lệ chiết khấu cho các nhà trung gian khi nhập số lượng lớn, hoặc chỉ bán độc
quyền các loại sữa của nhãn hàng mình
 Hợp tác quảng cáo cho khách hàng những sản phẩm dùng thử tạo các điểm bán hàng
nhà trung gian
 Bộ phận chăm sóc khách hàng: thành lập bộ phận chuyên đề giải dáp các thắc
mắc, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm sữa tươi. Có dội ngũ nhân viên chuyên tư vấn
về chế độ dinh dưỡng. Các ý kiến đóng góp của khách hàng về mặt chât lượng, bao bì luôn
được lắng nghe và ghi nhận. Có chế dộ bồi thường hợp lý cho khách hàng với các sản phẩm
bị lỗi do bên phía sản xuất.
Các ưu điểm của phương án trên là :
TVC quảng cáo là một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh, giới thiệu về những
sản phẩm thương mại, hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình.
TVC quảng cáo thường được các nhà đài phát xen kẽ vào trước giữa hoặc sau nội dung
chính của một chương trình. Thể loại quảng cáo này luôn có sức lan tỏa rộng, đối tượng
khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay khoảng cách địa
lý.

84
Thời lượng cho mỗi phim quảng cáo TVC thông thường là 15s-30s-45s, hình thức
này giúp chuyển tải những nội dung đặc sắc nhất, cơ bản của sản phẩm, nhãn hiệu. TVC
thường được phát vào các điểm trước, sau hay xen kẽ vào giữa hai chương trình hoặc
vào trong chương trình.
Có khả năng gây chú ý: bởi âm thanh, hình ảnh, màu sắc, nội dung cuốn hút… tạo
ấn tượng sâu sắc cho người xem
- Phạm vi rộng: phù hợp với mọi lứa tuổi, tiếp cận được 60% các hộ gia đình; giúp sản
phẩm được đông đảo công chúng biết tới, làm gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm
- Giới hạn phạm vi địa lý: chọn lọc, lựa chọn phát sóng với những vùng miền trong phạm vi
phân phối sản phẩm
- Có tính động: quảng cáo trên truyền hình có khả năng kích thích, thu hút sự chú ý của não
bộ, giúp não dễ dàng ghi nhớ thông tin
- Tăng cơ hội sáng tạo của các công ty Truyền thông: một mẫu quảng cáo luôn phải có nội
dung tươi mới, không gây nhàm chán, thu hút người xem. Đặc biệt mỗi công ty đều có thể
thể hiện sự sáng tạo và cá tính của doanh nghiệp mình qua từng sản phẩm
Một vài khuyết điểm của quảng cáo truyền hình
- Bên cạnh những ưu điểm, quảng cáo truyền hình cũng mắc một vài hạt sạn nhỏ khó nuốt
đối với doanh nghiệp.
- Chi phí cho quảng cáo truyền hình khá tốn kém và cần sự đầu tư để đạt hiệt quả cao. Bạn
phải chi trả cho kịch bản, âm thanh, hiệu ứng,... và quan trọng nhất là giá phát sóng. Để có
một đoạn phim quảng cáo ấn tượng, hẳn bạn phải đau đầu với số tiền phải bỏ ra.
- Đồng thời, việc thêm bớt nội dung trong quá trình giới thiệu sản phẩm khá khó khăn. Nếu
bạn muốn thêm thông tin về các đợt khuyến mãi, bạn phải quay thêm rồi chỉnh sửa lại đoạn
phim quảng cáo, điều này tốn thêm nhiều tiền bạc và công sức hơn.

85
Nội dung 16: Phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự
án:
* Phân tích hiệu quả tài chính
1. Xác định chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư cho nhà máy là toàn bộ những chi phí bỏ ra để có hệ thống thiết bị
sẵn sang cho hoạt động sản xuất
Đầu tư vào công nghệ
Bảng liệt kê thiết bị và đơn giá
Đơn giá Thành tiền
STT Tên thiết bị Số lượng
(x106) (x106)
Thiết bị chung cho 3 dây chuyền
Thiết bị sữa bột có đường ** Expression is

1 1 485 faulty **

Thiết bị phối trộn ** Expression is


2 2 600
faulty **
3 Thiết bị gia nhiệt 2 800 1600
4 Thiết bị lọc 2 60 120
5 Bơm ly tâm 15 20 300
6 Bơm răng khía 9 20 180
7 Bơm roto 9 20 180
8 Nồi hơi 2 500 1000
9 Máy nén 2 1500 3000
10 Máy dán nhãn đóng thùng 1 1200 1200
11 Thiết bị CIP 2 1500 3000
Các thiết bị phụ khác: Van,
12 700 700
đường, ống inox
13 Máy phát điện 1 1000 1000
14 Hệ thống xử lý nước 1 1000 1000
15 Hệ thống phòng cháy 1 300 300
16 Xe nâng 3 300 900
17 Các thiết bị văn phòng 500 500
18 Máy biến thế 1 2000 2000
Thiết bị cho dây chuyền sữa cô đặc có đường
19 Bồn trung gian 1 1 1000 1000
20 Thiết bị đồng hóa 2 1500 3000
21 Thiết bị thanh trùng 2 1200 2400
22 Bồn trung gian II 1 1000 1000
23 Thiết bị cô đặc 2 2000 4000

86
24 Bồn cấy lactoza 2 700 1400
25 Bồn tàng trữ 4 600 2400
26 Thiết bị rót hộp 3 1600 4800
27 Thiết bị cắt miếng và đậy nắp 1 150 150
28 Thiết bị cắt miếng và uốn lon 1 200 200
29 Thiết bị hàn điểm 1 100 100
30 Thiết bị ghép đáy hộp 1 100 100
Thiết bị cho dây chuyền sản xuất sữa chua yoghurt
31 Bồn trung gian I 1 600 600
32 Bồn ủ hoàn nguyên 1 600 600
33 Bồn chuẩn bị men giống 1 100 100
34 Bồn lên men 2 500 1000
35 Thiết bị đồng hóa 1 1200 1200
36 Thiết bị thanh trùng 2 900 1800
37 Thiết bị làm lạnh 1 900 900
38 Bồn tạm chứa 2 600 1200
39 Thiết bị rót hộp 3 2000 6000
Thiết bị cho dây chuyền sản xuất sữa tiệt trùng
40 Bồn trung gian I 1 1000 1000
41 Bồn ủ hoàn nguyên 1 1000 1000
42 Thiết bị đồng hóa 3 1200 3600
43 Thiết bị thanh trùng 2 1200 2400
44 Thiết bị tiệt trùng 1 1500 1500
45 Thiết bị làm lạnh 1 900 900
46 Bồn tạm chứa 2 1000 2000
47 Bồn alsafe 1 3000 3000
48 Máy rót vô trùng 4 8500 34000
Tổng 76.685

ltbị = 76.685 x 106 VNĐ


1.1 Chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng.
Đất thuê trong vòng 20 năm, tiền đất trả 1 lần là lXD1 = 20.000x 106 VNĐ
Chi phí cho xây dựng nhà xưởng:
STT Hạng mục công trình Diện tích Đơn giá Thành tiền
(x106/m2) (x106)
1 Nhà sản xuất chính 1620 2 ** Expression is
faulty **
2 Kho nguyên liệu 1620 2 3240
3 Kho thành phẩm 1980 2 3960
4 Kho VTKT 60 2 120
5 Kho hóa chất 60 2 120
6 PX lò hơi 60 2 120

87
7 Phân xưởng cơ điện 96 2 192
8 Trạm điện 72 2 144
9 Trạm cấp nước 72 2 144
10 Bể ngầm 108 2 216
11 Nhà hành chính 288 2 576
12 Nhà ăn, hội trường 288 2 576
13 Nhà bảo vệ 48 2 96
14 Các cột cứu hỏa 10 2 20
15 Nhà xử lý nước thải 240 2 480
16 Phòng giới thiệu sản phẩm 63 2 126
17 Phòng lạnh 36 2 72
18 Chi phí cho các hạng mục 1000 2 2000
khác
19 Kho lạnh 200 2 400
20 Nhà để xe đạp, xe máy 162 2 324
21 Gara ô tô 324 2 648
22 Bể chứa nước thải chờ xử 100 2 200

Tổng 0 0 0

lXD2 = 17.014 x 106 VNĐ


Vốn xây dựng cho các công trình tham gia gián tiếp vào sản xuất (nhà để xe, phòng
bảo vệ, nhà vệ sinh, …)
lXD3 = 0,2 x lXD2 = 0,2 x 17.014 x 106 = 3.402,8 x 106 VNĐ
Chi phí cho xây dựng các công trình khác như giao thông, cống rãnh, tường bao, …
lXD4 = 0,5 x lXD2 = 0,5 x 17.014 x 106 = 8.507 x 106 VNĐ
Tổng vốn đầu tư vào nhà xưởng:
lXD = lXD1 + lXD2 + lXD3 + lXD4
= (20.000 + 17.014 + 3.402,8 + 8.507) x 106 = 48.923,8 x 106 (VNĐ)
1.2 Chi phí đào tạo lao động ban đầu:
ldt = (1 + 2%) x (ltbị + lXD)
chọn ldt = 1,5% x (ltbị + lXD)
= 1,5% x (76.685 x 106 + 48.923,8 x 106) = 1.884,132 x 106 VNĐ
1.3 Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng cho giá vật tư biến dổi, tỷ giá ngoại tệ thay đổi.
lDP = (5 ÷ 10%) x (ltbị + lXD)

88
Chọn lDP = 10% x (ltbị + lXD)
= 10% x (76.685 x 106 + 48.923,8 x 106) = 12.560,88 x 106 VNĐ
 Tổng chi phí ban đầu: l Σ= ltbị + lXD + ldt + lDP
= 76.685 x 106 + 48.923,8 x 106 +1.884,132 x 106 +12.560,88 x 106
= 253, 1017 x 109
2. Chi phí vận hành hàng năm
2.1 Chi phí mua nguyên vật liệu
Chi phi mua nguyên vật liệu cho sản xuất các sản phẩm trong cả năm:

Đơn Lượng dùng


Nguyên liệu Đơn giá Thành tiền
giá (năm)
A. Nguyên liệu chính

Sữa bột gầy Kg 9.835.479 45.000 4.426 x 1011

Dầu bơ Kg 2.985.096 55.000 1.63 x 1011

Đường Kg 13.949.043 9.500 1.2 x 1011

B. Nguyên liệu phụ

Thùng cattong Cái 5.166.435 3200 16.532 x 109

Hộp nhựa 120 ml Cái 50.505.000 200 10.1 x 109

Men bột Kg 16,2 722000 0.01169 x 109

Chất ổn định Kg 210.000 55000 0.01155 x 109

Bao bì giấy Hộp 121.212.121 400 48.5 x 109

Băng keo dán Cái 50.000 1500 0.075 x 109

Hộp sắt Hộp 76.000.000 950 72.2 x 109

Ống hút Kg 3.700 15000 0.555 x 109

Strip Cuộn 2.600 360000 0.9836 x 109

Dầu FO Lít 1.304.061 5000 6.52 x 109

89
Điện Kwh 2.274.248 1500 3.411 x 109

Nước m3 34.609.159 1500 51.91 x 109

Nhãn mác Cái 76.000.000 50 3.8 x 109

Các nguyên liệu khác 300 x 106

Tổng 7.592,98 x 109


 Tổng chi phí cho nguyên liệu là: lnvliệu = lNVL = 7.592,98 x 109
2.2 Chi phí cho lao động
Dự tính tổng số cán bộ công nhân viên trong nhà máy là khoảng 180 người, căn cứ
vào mức lương trong ngành và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, dự kiến mức
lương bình quân là: 4.800.000VNĐ/ người/ tháng
Tổng số tiền chi trả lương là:
Clg = 180 x 12 x 4.8 x 106 = 1.0368 x 1010 VNĐ/ năm
Chi phí cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là:
CBH = 19% x Clg = 0.19 x 1.0368 x 1010= 1969.92 x 106 VNĐ/năm
Chi phí lao động cả năm: CLĐ = (Clg +CBH) = 1.0368 x 1010 + 1969.92 x 106
=1.2337920 x 1010 VNĐ/năm
2.3 Chi phí khác
Ck = (10 ÷ 20%) x (lNVL+ CLĐ)
= 10% x (lNVL+ CLĐ) = 0,1 x (7.592,98 x 109 + 4,62672 x 109)
= 759,7606 x 109 VNĐ
2.4 Chi phí khấu hao
Tính khấu hao thiết bị nhà xưởng trong vòng 10 năm, T = 10 k = 1/T = 1/10
Chi phí khấu hao tài sản:
CKH = k x lƩ = 1/10 x 253, 1017 x 109 = 25,31017 x 109 (VNĐ)
2.5 Trã lãi
Nhà máy phải đi vay ngân hàng 250 tỷ đồng
Thời gian vay 5 năm
Lãi suất vay: 10%/ 1 năm
Phương thức trả: Trả lãi định kỳ, trả gốc đều

90
Năm Dư gốc Trả gốc Trả lãi
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
1 250 50 25
2 200 50 20
3 150 50 15
4 100 50 10
5 50 50 5
- Chi phí cố định là: CF = CLĐ + CKH + CLV
= 4,62672 x 109 + 25,31017 x 109 + 75 x 109
= 104,93 x 109 VNĐ
- Chi phí biến đổi:
CV = CNVL + CK = 7.592,98 x 109 + 759,7606 x 109 = 8.352,76 x 109 VNĐ
- Chi phí vận hành hàng năm:
CVH = CF + CV = 104,93 x 109 + 8.352,76 x 109 = 8.457,69 x 109 VNĐ
3. Tính giá cho 1 đơn vị sản phẩm:
3.1 Giá thành cho 1000ml sản phẩm sữa tiệt trùng.
ST
Yếu tố Đơn vị tính Định mức Đơn giá Thành tiền
T
1 Sữa bột gầy Kg 100,44 45000 4519800
2 Đường Kg 40,53 9500 385035
3 Dầu bơ Kg 34,74 5500 1910700
4 Keo dán thùng Kg 0,51 40000 20400
5 Thùng cattong Kg 21 20000 420000
6 Bao xốp Kg 3 35000 105000
7 Màng co PE Kg 5,4 1400 7560
8 Vật liệu làm hộp Cái 501 50 25050
9 Ống hút Cái 501 49 24549
10 Keo dán ống hút Kg 0,52 6000 3210
11 Dầu FO Kg 60 5000 300000
12 Điện kwh 250 1500 375000
13 Chi phí công nhân 500,545
14 Bão hiểm xã hội 100,109
15 Khấu hao cơ bản 1700000
16 Chi phí sản xuất khác 524575
17 Chi phí quản lý 220000
18 Chất ổn định Kg 1,006 200000 201200
Tổng 0
 Tổng chi phí sản xuất cho 1000 lít sản phẩm sữa tiệt trùng có đường là: 11.342.733 VNĐ
 Chi phí để sản xuất ra 1 hộp sữa tiệt trùng có đường là: 2300 VNĐ

91
3.2 Giá thành sản xuất ra 1000kg sữa cô đặc có đường:
Đơn vị
STT Yếu tố Định mức Đơn giá Thành tiền
tính
1 Sữa bột gầy Kg 227,32 45000 10229400

2 Đường Kg 447,05 9500 4246975

3 Dầu bơ Kg 91,44 55000 5029200

4 Keo dán thùng Kg 0,7 40000 28000

5 Thùng cattong Cái 102 4000 408000

6 Strip Cuộn 27 420000 11340000

7 Hộp sắt Kg 2429 1500 3643500

8 Vật liệu làm hộp Hộp 2429 1000 2429000

9 Lactoza kg 0,21 200000 4200

10 Màng co PE Kg 5,2 35000 182000

11 Dầu FO Kg 65 5000 325000

12 Điện kwh 300 1500 450000

13 Chi phí công nhân 500000

14 Bão hiểm xã hội 100000

15 Khấu hao cơ bản 1700000

16 Chi phí sản xuất khác 664727

17 Chi phí quản lý 220000

18 Chất ổn định Kg 1,07 200000 214000

19 Bao xốp Kg 3 20000 60000

Tổng 0

Tổng chi phí cho 1000kg sản phẩm sữa cô đặc có đường: 41.774.002 VNĐ
Chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm sữa cô đặc có đường: 8.400 VNĐ

92
3.3 Giá thành cho 1000 lít sản phẩm sữa chua yoghurt có đường:
Đơn vị
STT Yếu tố Định mức Đơn giá Thành tiền
tính
1 Sữa bột gầy Kg 91,653 45000 4124385

2 Sữa bột whey kg 4,823 47000 226681

3 Đường Kg 212,58 9500 1155010

4 Dầu bơ Kg 31,267 55000 1719685

5 Keo dán thùng Kg 0,3 40000 12000

6 Thùng sữa chua Cái 348 4000 1932000

7 Bao xốp Kg 0,6 20000 12000

8 Muỗng sữa chua cái 8334 50 416700

9 Chất ổn định Kg 3,015 200000 603000

10 Men sữa chua Kg 0,01 400000 40000

11 MU homce trang M2 600 12000 7200000

12 Dầu FO Kg 8 5000 40000

13 Điện kwh 40 1500 60000

14 Chi phí công nhân 500000

15 Bão hiểm xã hội 100000

16 Khấu hao cơ b3ản 1700000

17 Chi phí sản xuất khác 664727

18 Chi phí quản lý 220000

19 Hộp sữa chua Kg 5,3 25000 132500

20 Mứt quả Kg 125,625 25000 3140625

Tổng 0

93
Tổng chi phí sản xuất cho 1000 lít sản phẩm sữa chua yoghurt có đường là: 23.999.313
VNĐ
Chi phí để sản xuất 1 hộp sữa chua có đường là: 2.500 VNĐ
4. Doanh thu
Nhà máy sản xuất 3 sản phẩm: sữa đặc có đường, sữa tiệt trùng, sữa chua yohurt với
năng suất:
Sữa tiệt trùng có đường: 20.100.000 lít /năm
Sữa cô đặc có đường: 10.200.000 hộp/năm
Sữa chua yoghurt: 10.200.000 lít/năm
4.1 Giá bán:
Bán giá thị trường chung cho các sản phẩm cùng loại
STT Các sản phẩm Số lượng Giá bán Thành tiền
hộp / năm
1 Sữa đặc có đường 10.200.000 10.000 102 x 109
2 Sữa chua yoghurt 10.200.000 3.000 30,6 x 109
3 Sữa tiệt trùng 20.100.000 3.200 64,32 x 109
Tổng cộng 196,92 x 109
Tổng doanh thu bán hàng 1 năm: DT = 196,92 x 109 VNĐ
4.2. Xác định doanh thu hoà vốn:
Xác định doanh thu hòa vốn để kiểm tra xem mức giá bán của chúng ta đem lại lợi
nhuận cho sản xuất hay không.
DT = gbán x Qbán
gbán: giá bán
Qbán: Sản lượng bán
CVH = CV + CF = cv x Qbán + CF
cv: Chi phí sản lượng đơn vị
Sản lượng hoà vốn được xác định như sau:
Q* = CF/ (gbán - cv)
- Xác định doanh thu hòa vốn:
DT = gbán x Q* = (gbán. CF)/ (gbán - cv)
= CF / [1 – (cv/gbán)]
cv/gbán = CV/DT = tm: Tỷ trọng biến phí trong doanh thu
94
tm = 8.352,76 x 109 / 196,92 x 109
= 0,04
Doanh thu hòa vốn là:
DT* = CF/ (1 - tm)
= 104,93 x 109 / (1- 0,04)
= 104,92 x 109 (đ)
DT* < DT → Sản xuất có lãi.
5.1. Tính toán lợi nhuận
Lợi nhuận tính toán cho từng năm một
- Lợi nhuận trước thuế:
LNtrước thuế = DT - CVH
= 196,92 x 109 – 8.457,69 x 109
=196,91 x 109(đ/năm)
- Thuế thu nhập phải nộp là:
Tthu nhập = t% x LNtrước thuế
t%: thuế suất, t% = 28%
Tthu nhập = 28% x 196,91 x 109
= 55,1348 x 109(đ/năm)
- Lợi nhuận sau thuế là:
LNsau thuế = LNtrước thuế - Tthu nhập
= (DT - CVH) x (1 – t%)
= (196,92 x 109 – 8.457,69 x 109) x (1- 0,28)
=135,693 x 109(đ/năm)

Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1.Doanh thu 196,9 196,9 196,9 196,92 196,92 196,92 196,92 196,9 196,92 196,9

95
1.1. DTSĐ 2 2 2 750 750 750 750 2 750 2
1.2. DTSTT 750 750 750 384 384 384 384 750 384 750
1.3. DTSCĐ 384 384 384 150 150 150 100 384 100 384
2. CVH 150 150 150 1006,8 1003,8 1000,8 997,85 100 991,85 100
2.1.CF 1015, 1012, 1009, 5 5 5 44,92 994,8 38,92 988,8
2.2.CV 85 85 85 53,92 50,92 47,92 952,92 5 952,92 5
3.LNtrước thuế 62,93 59,93 56,92 952,92 952,92 952,92 236,15 41,92 242,15 35,92
4.Tthu nhập 952,9 952,9 952,9 227,15 230,15 233,15 66,122 952,9 67,802 952,9
5.LNsau thuế 2 2 2 63,602 64,442 65,282 170,02 2 174,34 2
6.Tổng tích 218,1 221,1 224,1 163,54 165,70 167,86 8 239,1 8 245,1
lũy 5 5 5 8 8 8 183,30 5 187,62 5
7.Trả gốc 61,08 61,92 62,72 176,82 178,98 181,14 5 66,96 5 68,64
vốn vay 2 2 6 5 5 5 0 2 0 2
8.Trả lãi 157,0 159,2 161,4 30 30 0 0 172,1 0 176,5
vốn vay 68 28 24 6 3 0 183,30 88 187,62 08
9.Tích lũy 170,3 172,5 174,7 146,82 148,98 181,14 5 183,3 5 189,7
ròng 45 1 30 5 5 5 05 85
30 30 9 0 0
15 12 144,7 0 0
140,3 142,5 183,3 189,7
45 1 05 85

Chú ý: Tron bản trên đơn vị tính tiền là: x 109 đồng. Và coi các đại lượng như giá mua
nguyên vật liệu, giá bán các sản phẩm, giá điện, nước, tiền lương công nhân, tiền bảo hiểm,
thuế thu nhập… là không đổi trong 10 năm.
5.2. Tính toán tích lũy
Tổng tích lũy = LNsau thuế + CKH
= 157,068 x 109 + 13,2773 x 109
= 170,3453 x 109(đ/năm)
Tích lũy ròng = Tổng tích lũy - Trả gốc vốn vay

96
Vốn lưu động tối thiểu: + Mua nguyên vật liệu
+ Mua nhiên liệu
+Tiền mặt: Trả công lao động, điện nước
Giả định số vòng quay của vốn lưu động là: n = 6 vòng /năm
VLĐmin = (CNVL + CLĐ + CK)/n
= (865,87 + 4,6272 +87,05) x 109/6
= 159,5912 x 109 (đ/năm)
Vốn ban đầu cần có là:
I0 = I∑ + VLđmin
= 253,1017 x 109 + 159,5912 x 109
= 412,6 x 109 (đ)
6. Đánh giá hiệu qủa
6.1. Tỷ suất sinh lợi (ROI)
(Suất sinh lợi của vốn đầu tư)
Hiệu qủa kinh tế (gộp) (ROA)
ROA = [LNtrước thuế + trả lãi vay bình quân]/I0
= (218,15 + 15) x 109/292,3641 x 109
= 0,7 > lãi xuất đi vay 10%
Hiệu qủa tài chính (riêng) (ROE)
ROE = LNsau thuế bình quân/ (I0 - Ivay)
= 157,068 x 109 / (412,6- 150) x 109
= 0,6> lãi xuất bình quân của ngành.
6.2. Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho tích lũy đạt được của dự án
bằng với số vốn đầu tư ban đầu.
- Thời gian hoàn vốn kinh tế:
Thvkinh tế: tổng tích lũy = I0
T 0 1 2 3 4
Tổng tích lũy -412,6 170,345 172,51 174,7 176,825
Tổn tích lũy lũy kế - 412,6 -242,3 - 69,79 104,91 281,7
Đơn vị tính tiền trong bản trên là tỷ đồng.
Thời gian hoàn vốn kinh tế là:

97
Tkthv = Ti + TLTi/ (TLTi +TLT(I+1)) = 2 +69,79/ (69,79 + 104,91)
= 2,4 năm = 2 năm 5 tháng
Như vậy nếu nhà máy kinh doanh có hiệu qủa thì chỉ sau thời gian khoảng 2 năm 5
tháng thì sẽ thu hồi được vốn đầu tư.
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
1. Hiệu quả kinh tế
1.1. Lệ phí (thuế) môn bài
- Từ ngày 01/01/2017, cách gọi “thuế môn bài” được thay thế bằng “lệ phí môn
bài”, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm.
- Đối tượng nộp lệ phí môn bài: các thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định
139/2016/NĐ-CP.
- Đối tượng miễn lệ phí môn bài: được bổ sung, thay đổi theo Nghị định
22/2020/NĐ-CP.
Mức thuế và thời hạn nộp lệ phí môn bài: Tùy vào thời gian đăng ký doanh nghiệp
và mức doanh thu mà bậc thuế môn bài sẽ khác nhau, từ 300.000 đồng/năm - 3.000.000
đồng/năm.
Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ
phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp - đây là thủ tục pháp lý quan trọng sau thành
lập mà doanh nghiệp phải thực hiện.
1.2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa VAT mua
vào và VAT bán ra.
Để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp thì doanh nghiệp cần xác định phương
pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Khi đó:
- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp phần
chênh lệch đó. Ngược lại nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được
khấu trừ phần chênh lệch.
- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

98
Đối với phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được tính
theo 2 cách: trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.
+ Cách 1: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Thuế GTGT = Giá trị của hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề
kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Chẳng hạn: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là
1%; dịch vụ là 5% (Tham khảo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
+ Cách 2: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Cách này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác
vàng bạc, đá quý. Khi đó, thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm.
Đối với phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được tính
theo 2 cách: trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.
1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau
khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.
- Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế thu nhập doanh nghiệp x Thuế suất
1.4. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
- Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.
- Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo
năm.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản giảm trừ;
- Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả - Các khoản thu
nhập không tính thuế TNCN.
Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân
- Giảm trừ gia cảnh:

99
Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;
Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
2. Hiệu quả xã hội
- Dự án này góp phần phát triển nhiều ngành nghề liên quan đến dự án này. Như
sữa bò, sữa chua, sữa đặc có đường thì sẽ được phân phối tại các điểm bán lẻ trên các xã
huyện ở Đồng Nai hoặc do nhà máy được xây dựng trên một tuyến giao thông thuận tiện
cho quá trình vận chuyển nên chúng ta sẽ phân phối ở cái tỉnh lân cận như TP. Hồ Chí
Minh, Củ Chi, Long An, v.v… Từ đây, góp phần phát triển kinh doanh cho các ngành bán lẻ
trên thị trường.
- Việc xây dựng nhà máy này mang lại được giá trị thương hiệu sữa bò cho Đồng
Nai. Nó trở thành biểu tượng cho nơi đây hễ mà ta nhắc đến Long Thành người tiêu dùng sẽ
nghĩ ngay đến Đồng Nai. Từ đây, góp phần phát triển được danh tiếng cho nơi đây, doanh
nghiệp kinh doanh tại địa phương cũng góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

100
Nội dung 17. Kết luận-Kiến nghị:
Trong đồ án thiết kế nhà máy, chúng em được giao nhiệm vụ: thiết kế nhà máy mẫu chế
biến sữa từ nguyên liệu sữa bột gồm 3 sản phẩm:
 Sữa tươi tiệt trùng: 20 triệu lít/ năm
 Sữa cô đặc có đường: 10 triệu hộp/ năm
 Sữa chua Yoghurt: 10 triệu lít/ năm
Với sự tận tâm chỉ bảo của thầy Phan Thế Duy cùng với sự nỗ lực của bản thân chúng em
đã hoàn thành đồ án đúng tiến độ được giao.
Trong đồ án, có được những kết quả tính toán là nhờ quá trình học hỏi tìm tòi tham khảo
tài liệu liên quan, ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn cho nên phương án và số liệu
có được là đáng tin cậy.
Sau thời gian làm đồ án, chúng em đã hệ thống lại được kiến thức đã được học và có cái
nhìn tổng quát và toàn diện hơn về công nghệ sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa.
Mặc dù đã cố gắng và lỗ lực hết mình để hoàn thành đồ án, song với kiến thức còn hạn
chế, hiểu biết chưa nhiều nên còn nhiều thiếu xót, chưa đầy đủ, vì vậy chúng em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè để đồ án được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Thế Duy đã giúp đỡ chúng em hoàn thành
đồ án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

101

You might also like