You are on page 1of 5

KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

KHÓA VỀ ĐÍCH 2023


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 6: ÔN LUYỆN VỀ DI TRUYỀN PHÂN TỬ (P1)
HỌC SINH TỰ LUYỆN
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

Câu 1: Các đơn phân nuclêôtit kết hợp lại để tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết hiđrô. B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết ion. D. Liên kết peptit.
Câu 2: Trong tế bào, ADN được phân bố ở những vị trí nào sau đây?
A. Nhân tế bào, bào quan ti thể, lục lạp. B. Bào quan Gôngi, lưới nội chất hạt.
C. Màng tế bào, trung thể, riboxom. D. Bào quan lizoxom, peroxixom.
Câu 3: Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng
A. cấu tạo nên cơ thể.
B. cấu tạo nên protein.
C. mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN.
D. mng thông tin quy định cấu trúc nên NST.
Câu 4: Khi nói về mối quan hệ giữa gen, mARN, chuỗi polipeptit, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở sinh vật nhân sơ, khi biết được trình tự các aa ở trên chuỗi pôlipeptit thì dựa vào bảng mã di truyền sẽ
suy ra được trình tự các nucleotit ở trên mạch gốc của gen.
II. Ở sinh vật nhân thực, khi biết được trình tự các nucleotit ở trên mạch gốc của gen thì dựa vào bảng mã di
truyền sẽ suy ra được trình tự các aa ở trên chuỗi polipeptit.
III. Nếu biết được trình tự các bộ ba ở trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi
pôlipeptit.
IV. Biết được trình tự các nucleotit ở trên gen thì sẽ suy ra được trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc bổ sung được thực hiện giữa mạch mới tổng hợp và mạch 3’-
5’.
II. Trong phiên mã, U của môi trường được liên kết với A của mạch gốc.
III. Trong quá trình dịch mã, anticôđon của tARN kết cặp bổ sung với côđon của mARN.
IV. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 6: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tế bào nhân thực, phiên mã đang tổng hợp mARN thì phân tử mARN này được trực tiếp dùng làm
khuôn để tổng hợp prôtein.
II. Ở sinh vật nhân sơ, chiều dài của phân tử mARN bằng chiều dài của gen.
III. Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành
mARN trưởng thành mới được làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
IV. Mỗi phần tử mARN của sinh vật nhân sơ mang thông tin mã hóa một hoặc nhiều chuỗi polipeptit xác
định.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Câu 7: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau : AUG = Mêtiônin, XAU =
Histiđin, UGU = Xistiđin, AAU = Asparagin, AAA = Lizin. Một đoạn gen bình thường mã hoá tổng hợp
một đoạn chuỗi pôlipeptit có trật tự axit amin là : metiônin - xistein - histiđin - lizin - asparagin. Đoạn mã
gốc của gen tổng hợp đoạn chuỗi pôlipeptit trên có trình tự các nuclêôtit là?
A. 3' TAX AXA GTA TTT TTA ... 5’. B. 5’ TAX AXA GTA TTT TTA... 3’.
C. 3’ AUG UGU XAU AAA AAU ... 5’. D. 5’ AUG UGU XAU AAA AAU... 3’.
Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-U; G-X và ngược lại được thể hiện trong bao nhiêu
cấu trúc phân tử và quá trình sau đây?
I. Phân tử ADN mạch kép. II. Quá trình phiên mã.
III. Phân tử mARN. IV. Quá trình dịch mã.
V. Phân tử tARN. VI. Quá trình tái bản ADN.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Trong các bộ ba nuclêôtit được liệt kê dưới đây, có bao nhiêu bộ ba nuclêôtit không có bộ ba đối mã
(anticôdon) trên các phân tử tARN.
(1) 5’AUG3’. (2) 5’UAA3’. (3) 5’UUG3’.
(4) 5’UAG3’. (5) 5’UGA3’. (6) 5’UGX3’.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 10: Một phân tử mARN gồm 65 bộ ba có trình tự nucleotit như sau:
5'AUG-UUU-XXX-GGG......UAA.......UAG3'
Thứ tự bộ ba 1 2 3 4 32 65
Biết ngoài bộ ba UAA ở vị trí số 32 và bộ ba UAG ở vị trí số 65 thì trên phân tử mARN trên không xuất
hiện thêm bộ ba kết thúc nào khác. Phân tử mARN dịch mã có 5 ribôxom trượt qua 1 lần. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây là đúng?
I. Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là 155 axit amin.
II. Có tổng cộng 150 axit amin trong tất cả các phân tử protein được tạo ra.
III. Phân tử mARN có chiều dài 66,64 nm.
IV. Nguyên tắc bổ sung trong quá trình trên là A liên kết với U, G liên kết với X.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axít amin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
Câu 12. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng:
A. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.
B. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại aa.
C. nhiều bộ ba khác nhau cùng mang thông tin quy định một loại aa.
D. quá trình tiến hoá làm giảm dần số mã di truyền của các loài sinh vật.
Câu 13: Một gen có 57 chu kì xoắn và 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
A. A = T = 220; G = X = 350 B. A=T = 250; G=X = 340.
C. A = T = 340; G=X= 250 D. A = T = 350; G=X= 220.
Câu 14: Một phân tử ADN có tổng số 4800 nucleotit và số nucleotit loại G chiếm 22% tổng số nucleotit của
ADN. Tổng liên kết hidro của ADN này là bao nhiêu?
A. 2928. B. 8784. C. 5856. D. 2400.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
AG
Câu 15: Một sợi đơn của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ = 0,4 thì trên sợi bổ sung tỉ lệ đó là bao
TX
nhiêu?
A. 0,60. B. 2,5. C. 0,52. D. 0,32.
Câu 16: Một gen có tổng số 120 chu kì xoắn và trên mạch 2 của gen này có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4.
Gen có bao nhiêu liên kết hidro?
A. 4080. B. 3600. C. 3240. D. 3900.
Câu 17: Một gen có 300 T, 600 X. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen có chiều dài 306nm.
II. Gen có 90 chu kì xoắn.
III. Gen có 2400 liên kết hiđrô.
IV. Gen có 1798 liên kết hóa trị giữa các nucleotit.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
0
Câu 18: Một gen có chiều dài 4080 A và trên mạch thứ hai của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 3:1:2:4. Số nucleotit
loại A của gen là
A. 720. B. 960. C. 480. D. 1440.
Câu 19: Cho các phát biểu sau về ARN, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Phân tử ARN vận chuyển có chức năng vận chuyển axit amin để phiên mã.
II. Mỗi phân tử ARN vận chuyển có 1 bộ ba đối mã, bộ ba đối mã khớp đặc hiệu với 1 bộ ba trên
mARN.
III. Mỗi phân tử tARN chỉ gắn với 1 loại axit amin.
IV. Phân tử ARN vận chuyển có cấu trúc 2 mạch đơn cuộn xoắn lại với nhau như hình chữ thập.
V. Trên phân tử tARN có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 20: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: 5’GGG3’ – Gly; 5’XXX3’ – Pro;
5’GXU3’ – Ala; 5’XGA3’ – Arg; 5’UXG3’ – Ser; 5’AGX3’ – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi
khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3’AGX-XXX-GXT-GGG-XGA5’. Nếu đoạn mạch gốc này mang
thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là:
A. Pro - Ser - Gly - Arg – Ala. B. Ser - Arg – Gly – Pro - Ala.
C. Pro – Ala - Gly – Ala – Ser. D. Ser - Gly - Arg – Pro - Ala.
Câu 21: Một gen ở sinh vật nhân sơ tiến hành nhân đôi 3 lần tạo ra các gen con. Mỗi gen con đều tiến hành
phiên mã 5 lần và tất cả các phân tử mARN đều tiến hành dịch mã để tổng hợp chuỗi polieptit ; trong quá
trình dịch mã, mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm tham gia dịch mã. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Có 200 chuỗi polipeitit được tạo ra.
II. Các chuỗi polipeptit này có cấu trúc giống nhau.
III. Trên mỗi phân tử mARN, ribôxôm thứ nhất dịch mã xong thì mới có ribôxôm thứ hai tiến hành dịch
mã.
IV. Tất cả các chuỗi polipeptit này đều cùng nằm trong 1 tế bào.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 22: Một phân tử m ARN dài 0,2448 µm,trong đó tỉ lệ các loại nuclêôtit A : U : G : X = 1 : 7 : 4 : 8.
Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử
ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nuclêôtit loại A của ADN là:
A. 36. B. 252. C. 288. D. 144.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình phiên mã và có ở quá trình nhân đôi của ADN?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
B. Mạch pôlinuclêôtit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5' đến 3'.
C. Sử dụng cả hai mạch của ADN làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
D. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ.
Câu 24: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3'ATGXAAX5'. Trình tự các đơn phân tương ứng trên
đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là:
A. 3'ATGXTTG5'. B. 5'UAXUGUG3'.
C. 3'UAXGUUG5'. D. 5'UAXGUUG3'.
Câu 25: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: 5’GGG3’ – Gly; 5’XXX3’ – Pro;
5’GXU3’ – Ala; 5’XGA3’ – Arg; 5’UXG3’ – Ser; 5’AGX3’ – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở
vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3’GGG-XXX-XGA-TXG5’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin
mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:
A. Ser –Ala – Gly –Pro. B. Ser – Ala - Ala – Pro.
C. Pro – Gly - Ala – Ser. D. Ser – Arg - Ala – Pro.
Câu 26: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
II. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
III. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
IV. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực mà không có ở phiên mã
của sinh vật nhân sơ.
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
B. Chỉ có một trong hai mạch của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN.
C. Chịu sự điều khiển của hệ thống điều hoà phiên mã.
D. Quá trình chế biến mARN sơ khai thành mARN trưởng thành.
Câu 28: Khi nói về dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở sinh vật nhân sơ, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
II. Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.
III. Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất.
IV. Trong quá trình tổng hợp protein, tARN đóng vai trò là “người phiên dịch”.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 29: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ribôxôm trượt trên mARN theo chiều từ 3’→5’.
II.Phân tử tARN là cầu nối trung gian để thực hiện dịch mã côđon trên mARN thành aa trên chuỗi pôlipeptit.
III.Trên mỗi phân tử mARN, các riboxom đều đọc mã từ một điểm xác định.
IV. Cùng một phân tử mARN nhưng khi các riboxom khác nhau tham gia dịch mã thì sẽ tổng hợp được các
chuỗi polipeptit có cấu trúc khác nhau.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 30: Khi nói về mối quan hệ giữa gen, mARN, chuỗi polipeptit, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi biết được trình tự các aa ở trên chuỗi pôlipeptit thì dựa vào bảng mã di truyền sẽ suy ra được trình tự
các nucleotit ở trên mARN.
II. Khi biết được trình tự các nucleotit ở trên mARN thì dựa vào bảng mã di truyền sẽ suy ra được trình tự
các aa ở trên chuỗi polipeptit.
III.Nếu biết được trình tự các bộ ba ở trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi
pôlipeptit.
IV. Biết được trình tự các nucleotit ở trên gen thì sẽ suy ra được trình tự các nucleotit ở trên mARN.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 31: Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hóa có 5 bộ ba:
5'....AAT ATG AXG GTA GXX ....3'
Thứ tự các bộ ba: 1 2 3 4 s5
Phân tử tARN mang bộ ba đối mã 3'GXA5' giải mã cho bộ ba thứ mấy trên đoạn gen trên?
A. Bộ ba thứ 5 B. Bộ ba thứ 4
C. Bộ ba thứ 2 D. Bộ ba thứ 3

You might also like