You are on page 1of 4

Đề cương sinh học kì I

Câu 1: Tính trạng là gì? Cặp tính trạng tương phản là gì? Ví dụ.
- Tính trạng: là những đặc điểm hình thái, sinh lí, cấu tạo của 1 cơ thể. Ví
dụ: ở người: tóc thẳng, mắt đen, mũi cao,…
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trạng trái ngược
nhau ở cùng một tính trạng. Ví dụ: hạt vàng và hạt hạt xanh, mắt đen và mắt
nâu,…
Câu 2: Ở một loài thực vật, khi cho quà tròn x quả tròn, F1 thu đươc 301
quả tròn và 104 quả dài.
a, Biện luận và viết sơ đồ lai từ P -> F1.
b, Qủa tròn ở F1 lai phân tích thu được kết quả thế nào?
a, - Xét tỉ lệ phân li ở F1:
quả tròn 301 3 ~
quả dài =
104 1
-> Đây là tỉ lệ tuân theo quy luật phân li của Menden.
-> Qủa tròn là tính trạng trội so với quả dài.
- Quy ước gen: A: quả tròn ; a: quả dài
- F1 có quả tròn/quả dài ~ 3/1
-> P: Aa( quả tròn) x Aa(quả tròn)
Gp: 1A:1a 1A:1a
F1: TLKG: 1AA:2Aa:1aa
TLKH: 3 quả tròn : 1 quả dài
b, F1: Aa( quả tròn ) x aa(quả dài)
Gf1: 1A:1a a
Fb:TLKG: 1Aa:1aa
TLKH: 50% quả tròn:50% quả dài
Câu 3: Miêu tả cấu trúc hiển vi của Nst tại kì giưuã quá trình phân bào.
-Ở kì giữa, mỗi NST gồm 2 crômatit chị em gắn với nhau ở tâm động(eo
thứ nhất) chia nó thành 2 cánh, 1 số còn có eo thứhai. Mỗi crômatit gồm 1 phân
tử AND và prôtêin loại histôn.
-Hình thái: tại kì giữa NST co ngắn cực đại có chiều dài từ 0,5 - 50µm,
đường kính từ 0,2 – 2µm, đồng thời có hình dạng đặc trưng như hạt “.”, que “I”,
…..
Câu 4: Quan niệm sinh con trai, gái do người phụ nữ đúng không? Vì sao?
- Quan niệm sinh con trai, con gái là do phụ nữ là sai vì do sự phân lhân
của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp tự do của
chúng trong thụ tinh.
- Ở người, cá thể cái mang bộ NST giới tính XX, cá thể đực mang bộ NST
giới tính XY.
+ Trong giảm phân:
- Cá thể đực mang cặp NST giới tính XY cho 2 loại giao tử với
tỉ lệ ngang nhau, 1 loại mang NS giới tính X, 1 loại mang NST giới tính Y
- Cá thể cái mang cặp NST giới tính XX cho 1 loại trứng mang
NST giới tính X.
+ Trong thụ tinh:
- Trứng mang NST giới tính X kết hợp với tinh trùng mang NST
giới tính X tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XX, phát triển thành con
cái.
- Trứng mang NST giới tính X kết hợp với tinh trùng mang NST
giới tính Y tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XY, phát triển thành con
đực.
Câu 5: Giaỉ thích vì sao AND con sinh ra trong cơ chế nhân đôi giống AND
mẹ?
-2 phân tử AND con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống ADN mẹ do quá
trình nhân đôi của AND diễn ra theo các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của AND con được tổng hợp dựa trên
mạch khuôn của AND mẹ. Các nuclêôtit(Nu) tự do trong môi trường liên kết với
các Nu ở mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T
môi trường = 2 liên kết hiđrô và ngược lại, G mạch khuôn liên kết với X môi
trường == 3liên kết hiđrô và ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại 1 nửa (bán bảo toàn): trong mỗi AND con có 1 mạch
của AND mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Cấu 6:Viết trình tự của ARN được tổng hợp từ 1 đoạn gen hoặc cho mạch
ARN - viết trình tự mạch AND.
- Cách viết: nếu cho mạch AND thì A liên kết với U, T liên kết với, G liên
kết với X, X liên kết với G hoặc dựa vào mạch bổ sung đổi T thành U; nếu cho
mạch ARN thid U liên kết với A, A liên kết với T, X liên kết với G, G liên kết với
X.
Câu 7: Khai niệm thường biến.
- Thường biến: là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời cá thể
dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Câu 8: Cách nhận biết 1 biến dị là thường biến hay đột biến.
- Thường biến mang tính chất đồng loạt, theo 1 hướng xác định, thường
có lợi và không di truyền được.
- Đột biến mang tính chất cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc có hại, di truyền
được.
Bài tập

Bài 1: 1 gen có Nu loại A=500, G=1000. Sau đột biến gen có 4001 liên kết
hiđrô nhưng chiều dài không thay đổi là đột biến gen nào.
- Số liên kết hiđrô của gen trước đột biến là:
2A + 3G = 2.500 + 3.1000 = 4000 (liên kết hiđrô)
- Gen sau đột biến có chiều dài không đổi.
->Tổng số nuclêôtit của gen trước đột biến = tổng số nuclêôtit của
gen sau đột biến
-> Đây là dạng đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
Mà số liên kết hiđrô của gen sau đột biến nhiều hơn gen trước đột biến là 1
liên kết hiđrô.
-> Đây là dạng thay thế 1 cặp A–T bằng 1 cặp G-X
Bài 2:1 gen cấu trúc có chiều dài 5100 Ăngxtơrông và G=15% số Nu của
gen. Sau đột biến gen có 1049 A và 451 G. Xác định dạng đột biến.
- Tổng số Nu của gen trước đột biến là:
(5100.2) : 3,4 = 3000(Nu)
- Tổng số Nu của gen sau đột biến là:
2A + 2G = 2.1049 + 2.451 = 3000(Nu)
- Số lượng Nu từng loại của gen trước đột biến là:
G=X = 3000 x 15% = 450(Nu)
A=T = (3000 – 2.450) : 2= 1050(Nu)
- Số liên kết hiđrô của gen trước đột biến là:
2A + 3G = 2.1050 + 3.450 = 3450 (liên kết)
- Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến là:
2A + 3G = 2.1049 + 3.451 = 3451 (liên kết)
- Tổng số Nu của gen trước đột biến = tổng số Nu của gen sau đột biến.
-> Đây là dạng đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
Mà số liên kết hiđrô của gen sau đột biến nhiều hơn số liên kết hiđrô của
gen trước đột biến là 1 liên kết hiđrô.
-> Đây là dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Bài 3: Gen B có 3900 liên kết hiđrô, A = 900 Nu. Gen B đột biến thay thế 1
cặp Nu này thành cặp Nu khác thành gen b, gen b nhiều hơn gen B 1 liên
kết hiđrô. Tính số Nu mỗi loại của gen b.
- Gen B đột biến thay thế 1 cặp Nu này thành 1 cặp Nu khác thành gen b
mà gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hiđrô.
-> Đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
* Xét gen B có 3900 liên kết hiđrô:
2A + 3G = 3900
 2.900 + 3G = 3900
 3G = 2100
- Số lượng tùng loại Nu của gen B là:
G=X =2100 : 3 = 700(Nu)
A=T = 900(Nu)
 Xét gen b có số lượng tường loại Nu là:
A=T = 900 -1 = 899(Nu)
G=x = 700 + 1 = 701(Nu)

You might also like