You are on page 1of 6

Toán học là môn học hết sức quen thuộc đối với mỗi người.

Nó được xem là một trong


những môn học quan trọng đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá bắt buộc từ trong nhà
trường hay trong các kì thi như kì thi tuyển sinh 10, kì thi THPT QG,…Vậy bạn có từng
nghe những câu nói nôm na là: “Học toán để làm gì ?” chưa nhỉ ? Để trả lời cho câu hỏi
này thì hôm nay mình xin mời các bạn cùng tìm hiểu về những ứng dụng của toán học
trong đời sống thực tế.

 ỨNG DỤNG CỦA XÁC SUẤT, THỐNG KÊ


Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của xác suất thống kê:

➢ Xác suất là gì?


Thực hiện một hành động nào đó là ta thực hiện một phép thử , ví dụ như tung một con
xúc xắc, mua một vé xổ số, làm một thí nghiệm.... . Một khả năng hay tình huống có thể
xảy ra của phép thử được gọi là biến cố. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp phép
thử ngẫu nhiên nghĩa là phép thử mà ta không khẳng định được kết quả trước khi nó được
thực hiện, ví dụ mua 1 vé xổ số là một phép thử ngẫu nhiên vì trước khi mua ta không thể
khẳng định được mà trúng hay không.... Để đặc trưng cho khả năng xảy ra của một biến
cố, người ta dùng một con số không âm, biến cố nào có khả năng xuất hiện nhiều hơn
được đặc trưng bởi con số lớn hơn và ngược lại. Con số đặc trưng cho khả năng xuất hiện
của một biến cố được gọi là xác suất của biến cố.

➢ Thống kê là gì?
Thống kê học là hệ thống các phương pháp để thu thập, xử lý và phân tích các con số của
hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng trong điều kiện thời
gian và không gian cụ thể.

➢ Vậy xác suất, thống kê có ứng dụng gì ?


Đặt ra bài toán có tựa đề : Chơi lô, đề lãi hay lỗ ?

Như các bạn cũng đã biết một trong những vấn nạn hết sức phổ biến ở nước ta đó chính
là việc chơi lô, đề. Vậy chơi lô, đề được lãi hay lỗ mà nhiều người lại đam mê đến vậy ?
Có người sẽ trả lời rằng là việc đó sẽ phụ thuộc vào “nhân phẩm” của mỗi người. Có
người lại cho rằng việc chơi đề quá lời. Bởi chỉ cần bỏ ra số tiền là 100.000 đồng. Nếu
trúng sẽ được 7 triệu đồng tức là lãi được 6.9 triệu. Tuy nhiên nếu thua chỉ bị lỗ 100.000
đồng. Nghe thôi là thấy ham rồi ! Vậy điều này có đúng không ?
Từ luật chơi đề ta một bài toán như sau: Một ngày đẹp trời nọ, một người nọ chọn một số
bất kì từ 0→99 cùng với một số tiền A (đồng) đặt cược vào việc chơi đề sao cho số này
trùng vào 2 chữ số cuối cùng của giải xổ số do Nhà nước phát hành trong ngày đó. Nếu
số được chọn trùng, người đó sẽ được 70A (đồng) (tức 70 lần số tiền đầu tư). Nếu không
trúng, người đó sẽ mất A (đồng) đặt cược lúc đầu. Vậy người đó sẽ lời hay lỗ ?

Giả sử có người đó đặt cược 100.000 (đồng).

Vậy nếu trúng người đó sẽ lãi: 6.900.000 (đồng)

Ngược lại người đó sẽ lỗ: 100.000 (đồng)


1
Vì chỉ có một số trúng trong 100 số nên xác suất trúng là: = 0,01 = 1%
100

1
Suy ra xác suất thua là: 1 − = 0,99 = 99%
100

Trung bình người đó sẽ “lãi” :

6.900.000 × 0,01 − 100.000 × 0,99 = −30.000(đồ𝑛𝑔)

Như vậy mỗi lần chơi đề anh ta sẽ lỗ 30.000 đồng.

Tổng quát lên ta sẽ có số tiền trung bình người đó lãi được khi đặt cược A đồng là:

𝐿(𝐴) = 69𝐴 × 0,01 − 𝐴 × 0,99 = −0,3𝐴

Max 𝐿(𝑛) = 𝐿(0) = 0


𝐴𝜖[0;+∞)

Vậy để không lỗ đồng nào thì việc tốt nhất là không chơi ! Cũng có thể thấy xác suất
trúng được rất thấp nên đặt càng nhiều tiền thì lỗ sẽ càng đậm !
Thấy thế có người lại khuyên nên đánh một lúc nhiều con đề để được lãi. Vậy nếu làm
theo lời khuyên đó thì sẽ ra sao ? Người đó lại đánh n con đề khác nhau. Mỗi con đánh 1
(nghìn đồng). Vậy chi phí hết n (nghìn đồng).

Xác suất anh ta trúng là 0,01n. Nếu trúng, anh ta được 70n (nghìn đồng). Tức là lãi: 69n
(nghìn đồng)

Xác suất anh ta trượt là 0,99n. Nếu trúng, anh ta được lỗ: n (nghìn đồng).

Vậy trung bình anh ta “lãi”:

𝐿(𝑛) = 0,01𝑛. 69𝑛 − (0,99𝑛)𝑛 = −0,3𝑛


Max 𝐿(𝑛) = 𝐿(0) = 0
𝑛∈[0;100]

Vậy lãi nhất khi đánh đề là đánh không đánh con nào.

Lại tiếp tục có người bảo người rằng: “Hãy chơi lô đi, lô dễ được lãi hơn.” . Người đó lại
trót dại đánh thử lô một phen xem sao kết quả là:

Luật chơi lô đại loại như sau: người đó đặt cược một con số trong phạm vi từ 0→ 99 và
một số điểm lô, a điểm chẳng hạn. Mỗi điểm lô phải chi phí 23.000 (đồng). Dàn lô gồm
27 con lô là 2 chữ số cuối của các số tại các giải Xổ số của Nhà nước phát hành. Nếu có k
con lô trùng với số bạn đã đặt cược thì người ta gọi là bạn đã trúng “ k nháy”. Mỗi
“nháy”, chủ lô trả cho bạn 80000a (đồng).

Giả sử người đó đánh 1 điểm lô. Anh ta chi hết 23000 đồng.
𝑘
Xác suất để người đó trúng đúng k nháy: 𝐶27 . (0,01)𝑘 (0,99)27−𝑘 (𝑘 = 1, … ,27)

Nếu trúng, người đó được 80k (nghìn đồng). Như vậy lãi : 80k – 23(nghìn đồng)
Vậy trung bình người đó “lãi”:
27
𝑘 (
𝑀 = ∑[𝐶27 . 0,01)𝑘 (0,99)27−𝑘 . (80𝑘 − 23)]
𝑘=0
27
𝑘 (
= 80 ∑[𝐶27 . 0,01)𝑘 (0,99)27−𝑘 ] − 23
𝑘=0
26
27 𝑘 (
= 80. ∑[𝐶26 . 0,01)𝑘 (0,99)26−𝑘 ] − 23
100
𝑘=0
27
= 80. . 1 − 23 = −1.4
100
Vậy trung bình người đó lỗ 1400 (đồng).

Tổng quát lên với n con lô, mỗi con một điểm

𝑛 𝑘 100−𝑛 27−𝑘
𝑘
Xác suất để người đó trúng đúng k nháy: 𝐶27 .( ) ( ) (𝑘 = 1, … ,27)
100 100

Trung bình người đó “lãi” là:


27
𝑘
𝑛 𝑘 100 − 𝑛 27−𝑘
𝑀(𝑛) = ∑ [𝐶27 .( ) ( ) . (80𝑘 − 23)]
100 100
𝑘=0
7𝑛
= −
5
Max 𝑀(𝑛) = 𝑀(0) = 0
𝑛∈[0;100]

Tương tự ta cũng có lãi nhất khi đánh lô là không đánh con nào !

 Vậy qua đây thấy được nhờ việc ứng


dụng xác suất, thống kê vào bài toán trên
mà ta có thể kết luận rằng rằng việc chơi
lô, đề hoàn toàn không lãi được gì. Vì vậy
đừng tham gia vào tệ nạn xã hội này để
rồi tự rước họa vào thân đồng thời cũng
diệt trừ nó một cách vĩnh viễn.
 ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM
➢ Định nghĩa đạo hàm
Giới hạn (nếu có) của tỉ số giữa số gia của hàm số và số gia của đối số tại 𝑥0 , khi số gia
của đối số tiến dần tới 0, được gọi là đạo hàm của hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) tại điểm 𝑥0 .

Đạo hàm của hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) được ký hiệu là 𝑦′(𝑥0 ) hoặc 𝑓′(𝑥0 ):

𝑓(𝑥) − 𝑓(𝑥0 )
𝑓′(𝑥0 ) = lim
𝑥→𝑥0 𝑥 − 𝑥0

hoặc
∆𝑦
𝑦′(𝑥0 ) = lim
∆𝑥→0 ∆𝑥

• Số gia của đối số là: 𝛥𝑥 = 𝑥 − 𝑥0

• Số gia của hàm số là: 𝛥𝑦 = 𝑦 − 𝑦0

Như chúng ta biết, để có thể ứng dụng đạo của hàm số thì trước tiên ta phải “thiết lập
được hàm số”. Như vậy ta có thể mô tả quy trình mô hình hóa dưới đây:

➢ Vậy đạo hàm có ứng dụng gì ?


Để biết được ứng dụng của đạo hàm chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề sau đây:

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao sách thường có khổ 20 × 30 hay 16 × 24 chưa? Để
tìm câu trả lời hãy cùng làm bài toán này:

Bài toán: Có một cơ sở in sách xác định rằng: Diện tích của toàn bộ trang sách là
𝑆(𝑐𝑚2 ). Do yêu cầu kỹ thuật nên dòng đầu và dòng cuối đều phải cách mép (trên và
dưới) trang sách là 𝑎 (𝑐𝑚). Lề bên trái và bên phải cũng phải cách mép trái và mép phải
của trang sách là 𝑏 (𝑐𝑚)(𝑏 < 𝑎) được mô tả như hình vẽ.
Các kích thước của trang sách là bao nhiêu để cho diện tích phần in chữ có giá trị lớn
nhất. Khi đó hãy xác định tỷ số các kích thước của trang sách ?

Rõ ràng đây là một bài toán vô cùng thực tế mà ta thấy hàng


ngày. Như vậy họ đã tính toán như thế nào để có thể đưa
được tỉ lệ giữa các kích thước của trang sách như vậy ?
Chúng ta thử trở lại bài toán này, giải quyết câu hỏi của nó
để tìm câu trả lời nhé !

Gọi x, y lần lượt là chiều rộng và chiều dài của trang sách (0 < 𝑥 < 𝑦) và đồng thời P
là diện tích phần in chữ của trang sách.
𝑥
Khi đó chiều rộng phần in sách sẽ là 𝑥 − 2𝑏, (𝑏 < )
2
𝑦
Và chiều dài phần in sách sẽ là 𝑦 − 2𝑎, (𝑎 < )
2
Theo đề bài ta có 𝑃 = (𝑥 − 2𝑏)(𝑦 − 2𝑎)(∗)
𝑆 𝑆
Mặt khác, 𝑆 = 𝑥𝑦 ⟹ 𝑦 = , thay vào (∗) ta được 𝑃 = (𝑥 − 2𝑏) ( − 2𝑎)
𝑥 𝑥
2𝑏𝑆
Suy ra 𝑃 = 𝑆 + 4𝑎𝑏 − (2𝑎𝑥 + )
𝑥
2𝑏𝑆
Đặt 𝑓(𝑥) = 2𝑎𝑥 + với 𝑥 > 0. Ta nhận thấy 𝑚𝑎𝑥𝑃 ⟺ 𝑚𝑖𝑛𝑓(𝑥)
𝑥

2𝑏𝑆 𝑏𝑆
𝑓’(𝑥) = 2𝑎 − , 𝑓’(𝑥) = 0 ⟺ 𝑥 = √( )
𝑥2 𝑎
4𝑏𝑆 𝑏𝑆
Và đồng thời 𝑓′′(𝑥) = >0⇒ 𝑚𝑖𝑛 𝑓 (𝑥) = 𝑓 (√ ) = 4√𝑎𝑏𝑆
𝑥2 𝑥∈(0;+∞) 𝑎

𝑏𝑆 𝑎𝑆 𝑦 𝑆 𝑎
Khi đó 𝑥 = √ , 𝑦 = √ ⟹ = = >1
𝑎 𝑏 𝑥 𝑥2 𝑏

 Qua ứng dụng của đạo hàm trong bài toán này ta có thể biết được vì sao sách thường
có khổ 20 × 30, 16 × 24, … khi mép cách đều lề phải, lề trái. Điều này chính là để diện
tích phần in chữ được lớn nhất. Không dừng lại ở đó đạo hàm còn có rất nhiều ứng dụng
trong thực tiễn như trong kinh tế, thể thao, các ngành xây dựng, vật lý, sinh học,…

Tóm lại, qua những minh chứng trên ta không thể phủ nhận sự kì diệu cũng như vai
trò hết sức quan trọng của toán học trong đời sống. Không chỉ là những ứng dụng
của xác suất, đạo hàm mà những phân nhánh khác trong toán như tam giác đồng
dạng, giới hạn,… cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với thực tiễn.

You might also like