You are on page 1of 19

CHƯƠNG II: ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN

Dạng 1. Tính các tham số đặc trưng khi biết bảng phân phối xác suất

Bài 2.1. Có 3 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 10 sản phẩm. Số sản phẩm loại I có trong mỗi kiện hàng
tương ứng là 7, 8, 9. Chọn ngẫu nhiên 1 kiện hàng rồi từ kiện hàng đó lấy ngẫu nhiên cùng lúc 2 sản phẩm.
Gọi X là số sản phẩm loại I có trong 2 sản phẩm được lấy ra.

a. Lập bảng phân phối xác suất của X. b. Tính 𝑀𝑜𝑑 (𝑋), 𝐶𝑉(𝑋).

Giải
a) Ta có 𝑋: 0; 1; 2.
Gọi 𝐴 là biến cố “Kiện hàng được lấy ra là kiện hàng thứ 𝑖”, 𝑖 = 1; 3.

𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố và 𝑃(𝐴 ) = 𝑃(𝐴 ) = 𝑃(𝐴 ) =


Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:
𝑃(𝑋 = 0) = 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 0⁄𝐴 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 0⁄𝐴 ) + 𝑃 (𝐴 ). 𝑃 (𝑋 = 0⁄𝐴 )

= . + . + .0 =

𝑃(𝑋 = 1) = 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 1⁄𝐴 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 1⁄𝐴 ) + 𝑃 (𝐴 ). 𝑃 (𝑋 = 1⁄𝐴 )


. . .
= . + . + . =

𝑃(𝑋 = 2) = 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 2⁄𝐴 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 2⁄𝐴 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝑋 = 2⁄𝐴 )

= . + . + . =

Vậy X có bảng phân phối xác suất:


X 0 1 2
4 46 17
P
135 135 27
b) 𝑀𝑜𝑑 (𝑋) = 2

𝐸 (𝑋) = 0. + 1. + 2. = 1,6

𝐸 (𝑋 ) = 0 . +1 . +2 . =

𝐷(𝑋) = − 1,6 = ≈ 0,2993

√ ,
𝐶𝑉(𝑋) = . 100% ≈ 34,19%
,

Bài 2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (%) một năm khi đầu tư vào công ty A và B là các đại lượng
ngẫu nhiên X, Y độc lập nhau có bảng phân phối xác suất:

X 4 6 8 10 12
P 0,05 0,15 0,3 0,35 0,15

1
Y 4 3 8 10 12 16
P 0,1 0,2 0,2 0,25 0,15 0,1
a. Hỏi đầu tư vào công ty nào có tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cao hơn?
b. Hỏi đầu tư vào công ty nào thì rủi ro hơn?
c. Nếu muốn hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất (đo bởi phương sai) thì nên đầu tư vào hai công ty trên
theo tỷ lệ như thế nào?

Giải
b) 𝐸 (𝑋) = 4.0,05 + 6.0,15 + 8.0,3 + 10.0,35 + 12.0,15 = 8,8

𝐷(𝑋) = 4 . 0,05 + 6 . 0,15 + 8 . 0,3 + 10 . 0,35 + 12 . 0,15 − 8,8 = 4,56

( ) √ ,
𝐶𝑉(𝑋) = | ( )|
. 100% = | , |
. 100% ≈ 24,27%

Tương tự: 𝐸 (𝑌 ) = ⋯ ; 𝐷 (𝑌) = ⋯ ; 𝐶𝑉 (𝑌 ) ≈ 70,07%

Nhận thấy 𝐶𝑉 (𝑋) < 𝐶𝑉 (𝑌)  đầu tư vào công ty B rủi ro hơn.

c) Giả sử, ta đầu tư vào hai công ty A và B theo tỉ lệ 𝛼 và 1 − 𝛼 (𝛼 ∈ [0; 1])

Tỉ suất sinh lời thu được là: 𝑍 = 𝛼𝑋 + (1 − 𝛼)𝑌


đ
Ta có: 𝐷(𝑍) = 𝐷[𝛼𝑋 + (1 − 𝛼)𝑌] = 𝛼 . 𝐷(𝑋) + (1 − 𝛼) . 𝐷(𝑌)

= 4,56𝛼 + 29,11. (1 − 𝛼) = 33,67𝛼 − 58,22𝛼 + 29,11

Ta có: 𝐷 (𝑍) là hàm số bậc hai ẩn là 𝛼 có hệ số 𝑎 = 33,67 > 0 nên 𝐷 (𝑍) đạt min tại

𝑏 58,22
𝛼=− = ≈ 0,8646 ∈ [0; 1]
2𝑎 2.33,67

Vậy để rủi ro thấp nhất thì ta đầu tư vào 2 công ty A và B theo tỉ lệ 86,46% và 13,54%.
Bài 2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của hai loại cổ phiếu A, B trên thị trường chứng khoán Việt
Nam (đơn vị tính: %) tương ứng là là các đại lượng ngẫu nhiên X ,Y và có bảng phân phối xác suất đồng
thời như sau:
Y
2 0 5 10
X
0 0 0,05 0,05 0,1
4 0,05 0,1 0,25 0,15
6 0,1 0,05 0,1 0
Nếu muốn hạn chế rủi ro (đo bởi phương sai) đến mức thấp nhất thì nên đầu tư đồng thời vào hai loại cổ
phiếu trên theo tỷ lệ nào?

Giải

Giả sử ta đầu tư vào hai loại cổ phiếu A và B theo tỉ lệ 𝛼 và 1 − 𝛼 (𝛼 ∈ [0; 1]).

2
Khi đó, tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư là:

𝑍 = 𝛼𝑋 + (1 − 𝛼)𝑌

Ta có:

𝐷 (𝑍) = 𝐷[𝛼𝑋 + (1 − 𝛼)𝑌] = 𝛼 𝐷 (𝑋) + (1 − 𝛼) 𝐷 (𝑌 ) + 2𝛼 (1 − 𝛼). 𝑐𝑜𝑣(𝑋; 𝑌)

X có bảng phân phối xác suất:

X 0 4 6
P 0,2 0,55 0,25
𝐸(𝑋) = 0.0,2 + 4.0,55 + 6.0,25 = 3,7

𝐷(𝑋) = 0 . 0,2 + 4 . 0,55 + 6 . 0,25 − 3,7 = 4,11

Y có bảng phân phối xác suất:

Y −2 0 5 10
P 0,15 0,2 0,4 0,25
𝐸 (𝑌) = (−2). 0,15 + 0.0,2 + 5.0,4 + 10.0,25 = 4,2

𝐷 (𝑌) = (−2) . 0,15 + 0 . 0,2 + 5 . 0,4 + 10 . 0,25 − 4,2 = 17,96

Lại có:

𝐸 (𝑋𝑌 ) = 4. (−2). 0,05 + 4.5.0,25 + 4.10.0,15 + 6. (−2). 0,1 + 6.5.0,1 = 12,4

𝑐𝑜𝑣 (𝑋; 𝑌 ) = 12,4 − 3,7.4,2 = −3,14

Suy ra: 𝐷(𝑍) = 4,11𝛼 + 17,96(1 − 𝛼) − 6,28𝛼(1 − 𝛼)

= 28,35𝛼 − 42,2𝛼 + 17,96

Ta có: 𝐷(𝑍) là hàm số bậc hai ẩn là 𝛼 với hệ số 𝑎 = 28,35 > 0 nên 𝐷(𝑍) đạt min tại:

𝑏 42,2
𝛼=− = ≈ 0,7443 ∈ [0; 1].
2𝑎 2.28,35

Vậy để rủi ro thấp nhất thì ta nên đầu tư vốn vào cổ phiếu A và B theo tỉ lệ 74,43% và 25,57%.

Bài 2.4. Một đại lý rượu vang Pháp nhập về 12 thùng rượu vang để bán trong dịp Tết. Trong đó, có 8
thùng rượu loại hảo hạng và 4 thùng rượu loại bình dân. Khi bán một thùng rượu loại hảo hạng thì đại lý trên
sẽ lãi 3 triệu đồng, còn nếu bán được một thùng rượu loại bình dân thì lãi 2 triệu đồng. Lấy ngẫu nhiên từ lô
hàng đó ra 3 thùng rượu để đem bán.

a. Tìm bảng phân phối xác suất của số tiền lãi thu được do bán 3 thùng rượu đó.
b. Tính vọng toán, phương sai và giá trị có khả năng nhất của số tiền lãi thu được do bán 3 thùng rượu
đó.

Giải

a) Gọi X là số tiền lãi thu được do bán 3 thùng rượu đó (đơn vị: triệu đồng).

3
Gọi Y là số thùng rượu hảo hạng trong 3 thùng rượu đó.

Ta có: 𝑋 = 3𝑌 + 2(3 − 𝑌 ) = 𝑌 + 6

Lại có: 𝑌: 0; 1; 2; 3. Suy ra 𝑋: 6; 7; 8; 9

𝐶 1
𝑃(𝑋 = 6) = 𝑃(𝑌 = 0) = =
𝐶 55

𝐶 .𝐶 12
𝑃(𝑋 = 7) = 𝑃(𝑌 = 1) = =
𝐶 55

𝐶 .𝐶 28
𝑃(𝑋 = 8) = 𝑃(𝑌 = 2) = =
𝐶 55

𝐶 14
𝑃(𝑋 = 9) = 𝑃(𝑌 = 3) = =
𝐶 55

X có bảng phân phối xác suất là:

X 6 7 8 9
1 12 28 14
P
55 55 55 55
b) 𝐸(𝑋) = 6. + 7. + 8. + 9. =8

𝐸 (𝑋 ) = 6 . +7 . +8 . +9 . =

𝐷 (𝑋) = −8 =

𝑀𝑜𝑑(𝑋) = 8

Bài 2.5. Công ty Đại Phát dự định đầu tư 92 triệu USD vào một dự án bất động sản và dự án này sẽ
được 2 đối tác A và B cam kết phân phối độc quyền. Theo hợp đồng kí kết, nếu dự án hoàn thành đúng tiến
độ, công ty có thể nhận được 60 triệu USD từ đối tác A với xác suất 0,7 và 40 triệu USD từ đối tác B với xác
suất 0,8. Nếu dự án bị chậm tiến độ thì công ty chỉ nhận được 40 triệu USD từ đối tác A và 35 triệu USD từ
đối tác B. Xác định lợi nhuận kỳ vọng mang về cho công ty Đại Phát từ dự án trên.

Giải

Gọi X là lợi nhuận mang về cho công ty Đại Phát từ dự án đó (đơn vị: triệu USD).

Gọi Y là số tiền nhận được từ đối tác A (đơn vị: triệu USD).

Gọi Z là số tiền nhận được từ đối tác B (đơn vị: triệu USD).

Ta có: 𝑋 = 𝑌 + 𝑍 − 92

Suy ra: 𝐸 (𝑋) = 𝐸 (𝑌 + 𝑍 − 92) = 𝐸 (𝑌) + 𝐸 (𝑍) − 92

Y có bảng phân phối xác suất:

4
Y 40 60
P 0,3 0,7
𝐸 (𝑌) = 40.0,3 + 60.0,7 = 54

Z có bảng phân phối xác suất:

Z 35 40
P 0,2 0,8
𝐸(𝑍) = 35.0,2 + 40.0,8 = 39

Ta có được: 𝐸(𝑋) = 54 + 39 − 92 = 1

Vậy lợi nhuận kỳ vọng mà công ty Đại Phát thu được từ dự án đó là 1 triệu USD.

Bài 2.6. Theo thống kê về tai nạn giao thông cho thấy tỉ lệ tai nạn xe máy (vụ/tổng số xe/năm) tuỳ theo
mức độ nhẹ, nặng tương ứng là 0,005 và 0,001. Một công ty bảo hiểm đề nghị tất cả các chủ xe phải mua bảo
hiểm với mức phí là 60000 đồng/1 xe và số tiền chi trả bảo hiểm cho 1 vụ tai nạn là 1 triệu đồng đối với
trường hợp nhẹ và 9 triệu đồng đối với trường hợp nặng. Hỏi lợi nhuận trung bình hàng năm công ty thu được
với mỗi hợp đồng bảo hiểm là bao nhiêu, biết rằng chi phí cho quản lý và các phụ phí khác chiếm 30% số tiền
thu được.

Giải

Gọi X là lợi nhuận hàng năm công ty thu được với mỗi hợp đồng bảo hiểm (đơn vị: nghìn đồng).

Nếu người mua bảo hiểm gặp tai nạn ở mức độ nặng thì:

𝑋 = 60 − 0,3.60 − 9000 = −8958

Nếu người mua bảo hiểm gặp tai nạn ở mức độ nhẹ thì:

𝑋 = 60 − 0,3.60 − 1000 = −958

Nếu người mua bảo hiểm không gặp tai nạn thì :

𝑋 = 60 − 0,3.60 = 42

X có bảng phân phối xác suất:

X −8958 −958 42
P 0,001 0,005 0,994
𝐸 (𝑋) = (−8958). 0,001 + (−958). 0,005 + 42.0,994 = 28

Vậy tiền lãi trung bình hàng năm công ty thu được đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm là 28 nghìn đồng.

5
Dạng 2: Véc tơ ngẫu nhiên 2 chiều

Bài 2.7. Cho bảng phân phối xác suất đồng thời của số người trong độ tuổi lao động X và số người
không trong độ tuổi lao động Y trong hộ gia đình ở 1 khu vực như sau:

X
1 2 3
Y
1 0,1 a 0,15
2 0,15 0,2 b
a. Biết rằng trung bình số người trong độ tuổi lao động của mỗi hộ là 2. Hãy tìm a, b.
b. Tìm hệ số tương quan giữa X và Y và nêu nhận xét.

Giải

a) Ta có: 0,1 + 𝑎 + 0,15 + 0,15 + 0,2 + 𝑏 = 1 ⟹ 𝑎 + 𝑏 = 0,4 (1)

X có bảng ppxs là:

X 1 2 3
P 0,25 𝑎 + 0,2 0,15 + 𝑏
Ta có: 𝐸 (𝑋) = 1.0,25 + 2. (𝑎 + 0,2) + 3. (0,15 + 𝑏) = 2𝑎 + 3𝑏 + 1,1

Theo đề bài: 2𝑎 + 3𝑏 + 1,1 = 2 ⟹ 2𝑎 + 3𝑏 = 0,9 (2)

Từ (1) và (2) suy ra 𝑎 = 0,3, 𝑏 = 0,1.

b) X có bảng phân phối xác suất là:

X 1 2 3
P 0,25 0,5 0,25
Ta có: 𝐸 (𝑋) = 2

𝐸 (𝑋 ) = 1 . 0,25 + 2 . 0,5 + 3 . 0,25 = 4,5

𝐷(𝑋) = 4,5 − 2 = 0,5

𝜎(𝑋) = 0,5

Y có bảng phân phối xác suất là:

Y 1 2
P 0,55 0,45
Ta có: 𝐸 (𝑌) = 1.0,55 + 2.0,45 = 1,45

𝐸 (𝑌 ) = 1 . 0,55 + 2 . 0,45 = 2,35

𝐷 (𝑌) = 2,35 − 1,45 = 0,2475

𝜎(𝑌) = 0,2475

Lại có: 𝐸 (𝑋𝑌) = 1.1.0,1 + 1.2.0,3 + 1.3.0,15 + 2.1.0,15 + 2.2.0,2 + 2.3.0,1 = 2,85
6
Suy ra: 𝑐𝑜𝑣 (𝑋; 𝑌 ) = 2,85 − 2.1,45 = −0,05.
,
Do đó: 𝜌(𝑋; 𝑌) = ≈ −0,1421.
√ , .√ ,

Nhận xét:

 X và Y tương quan tuyến tính ở mức độ rất yếu.


 X và Y tương quan ngược chiều.

Bài 2.8. Cho biết bảng phân phối xác suất đồng thời của đại lượng ngẫu nhiên  D,Q  trong đó D là doanh
thu và Q là chi phí quảng cáo (đơn vị tính: triệu đồng) của một công ty như sau:

D
100 150 200
Q
0 0,04 0,05 0,05
10 0,05 0,15 0,2
20 0,06 0,14 0,26
a. Hỏi D,Q có độc lập nhau không?
b. Xác định doanh thu trung bình khi không quảng cáo.

Giải

a. Cách 1: Tính 𝑐𝑜𝑣 (𝐷; 𝑄) thấy 𝑐𝑜𝑣(𝐷; 𝑄) ≠ 0 nên D và Q không độc lập nhau.

Cách 2: 𝑃(𝐷 = 100) = 0,15; 𝑃 (𝑄 = 0) = 0,14; 𝑃(𝐷 = 100; 𝑄 = 0) = 0,04

Nhận thấy: 𝑃(𝐷 = 100). 𝑃(𝑄 = 0) ≠ 𝑃(𝐷 = 100; 𝑄 = 0).

Vậy D và Q không độc lập nhau.

b. Cần tính 𝐸 (𝐷 ⁄𝑄 = 0)

Ta có: 𝑃(𝑄 = 0) = 0,04 + 0,05 + 0,05 = 0,14.

0, 04 2
P  D  100 / Q  0   
0,14 7
0, 05 5
P  D  150 / Q  0   
0,14 14
0, 05 5
P  D  200 / Q  0   
0,14 14

Bảng phân phối xác suất của D với điều kiện 𝑄 = 0 là:

𝐷⁄𝑄 = 0 100 150 200


2 5 5
P
7 14 14
2 5 5
Suy ra: E  D / Q  0   100.  150.  200.  153, 5714
7 14 14
7
Vậy doanh thu trung bình khi không có quảng cáo là 153,5714 triệu đồng.

Dạng 3: Quy luật phân phối 0 – 1

Bài 2.9. Có 3 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 7 sản phẩm loại I và 3 sản phẩm loại II. Hộp 2 có 6 sản phẩm
loại I và 4 sản phẩm loại II. Hộp 3 có 5 sản phẩm loại I và 5 sản phẩm loại II. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên 1
sản phẩm. Hỏi trung bình lấy được bao nhiêu sản phẩm loại I?

Giải

Gọi X là số sản phẩm loại I trong 3 sản phẩm được lấy ra.

Gọi 𝑋 là số sản phẩm loại I được lấy ra ở hộp thứ 𝑖, 𝑖 = 1; 3

Ta có: 𝑋 = 𝑋 + 𝑋 + 𝑋

⟹ 𝐸 (𝑋) = 𝐸 (𝑋 + 𝑋 + 𝑋 ) = 𝐸 (𝑋 ) + 𝐸 (𝑋 ) + 𝐸 (𝑋 )

Mà 𝑋 ~𝐴(0,7), 𝑋 ~𝐴(0,6), 𝑋 ~𝐴(0,5).

Suy ra: 𝐸(𝑋 ) = 0,7; 𝐸(𝑋 ) = 0,6; 𝐸(𝑋 ) = 0,5.

Do đó: 𝐸 (𝑋) = 0,7 + 0,6 + 0,5 = 1,8.

Vậy trung bình có 1,8 sản phẩm loại I được lấy ra.

Dạng 4. Quy luật phân phối nhị thức

Bài 2.10. Một hộp sản phẩm có tỉ lệ sản phẩm tốt là 90%. Lấy ngẫu nhiên lần lượt có hoàn lại 3 lần, mỗi
lần lấy 1 sản phẩm. Tính xác suất để trong 3 sản phẩm lấy ra có đúng 2 sản phẩm tốt.

Giải

Gọi X là số sản phẩm tốt trong 3 sản phẩm được lấy ra thì ta có 𝑋~𝐵(3; 0,9).

𝑃(𝑋 = 2) = 𝐶 . 0,9 . 0,1 = 0,243

Vậy xác suất để trong 3 sản phẩm lấy ra có đúng 2 sản phẩm tốt là 0,243.

Bài 2.11. Trong một hộp có 20 quả cầu trắng và 2 quả cầu đen. Tiến hành chọn 𝑛 lần, mỗi lần một quả
(có hoàn lại). Tính số lần chọn tối thiểu để xác suất chọn được ít nhất 1 lần quả cầu đen sẽ không bé hơn 0,6.

Giải

Gọi X là số lần lấy được quả cầu màu đen trong 𝑛 lần lấy.

Ta có : 𝑋~𝐵 𝑛;

1 10 10
𝑃(𝑋 ≥ 1) = 1 − 𝑃(𝑋 = 0) = 1 − 𝐶 . . =1−
11 11 11

Suy ra: 1 − ≥ 0,6 ⟺ ≤ 0,4 ⟺ 𝑛 ≥ log 0,4 ⟺ 𝑛 ≥ 9,6138

Lấy 𝑛 = 10.
8
Vậy để xác suất chọn được ít nhất 1 lần quả cầu đen không bé hơn 0,6 thì số lần chọn tối thiểu là 10.

Bài 2.12. Xác suất để 1 máy ATM bị hỏng trong 1 ngày hoạt động là 0,01. Mỗi lần máy hỏng phải tốn
chi phí sửa chữa là 2 triệu đồng. Tính chi phí sửa chữa trung bình trong 1 tuần cho 1 máy ATM.

Giải

Gọi X là số ngày máy ATM đó bị hỏng trong 1 tuần thì ta có 𝑋~𝐵(7; 0,01).

Gọi Y là chi phí sửa chữa máy ATM đó trong 1 tuần (đơn vị: triệu đồng).

Ta có: 𝑌 = 2𝑋

Suy ra: 𝐸 (𝑌) = 𝐸 (2𝑋) = 2. 𝐸 (𝑋) = 2.7.0,01 = 0,14.

Vậy chi phí sửa chữa trung bình trong 1 tuần cho 1 máy ATM là 0,14 (triệu đồng).

Bài 2.13. Bắn 5 phát đạn vào 1 mục tiêu với xác suất trúng mục tiêu của mỗi phát đạn là 0,6. Nếu có 1
phát đạn trúng mục tiêu thì xác suất mục tiêu bị tiêu diệt là 0,7. Nếu có 2 phát đạn trúng mục tiêu thì xác
suất mục tiêu bị tiêu diệt là 0,9. Nếu có 3 phát đạn trúng mục tiêu thì chắc chắn mục tiêu bị tiêu diệt.

a. Tính xác suất mục tiêu bị tiêu diệt.

b. Biết rằng mục tiêu bị tiêu diệt, tính xác suất để mục tiêu bị trúng 2 phát đạn.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Có 𝑖 viên đạn trúng mục tiêu", 𝑖 = 0; 5.

Ta có 𝐴 , 𝐴 , … , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

Gọi X là số phát đạn trúng mục tiêu trong 5 lần bắn thì 𝑋~𝐵(5; 0,6).

𝑃(𝐴 ) = 𝑃(𝑋 = 0) = 𝐶 . 0,6 . 0,4 = 0,01024

𝑃(𝐴 ) = 𝑃(𝑋 = 1) = 𝐶 . 0,6 . 0,4 = 0,0768

𝑃(𝐴 ) = 𝑃(𝑋 = 2) = 𝐶 . 0,6 . 0,4 = 0,2304

Gọi B là biến cố "Mục tiêu bị tiêu diệt".

Suy ra 𝐵 là biến cố "Mục tiêu không bị tiêu diệt".

𝑃 𝐵 𝐴 = 1; 𝑃 𝐵 𝐴 = 0,3; 𝑃 𝐵 𝐴 = 0,1;

𝑃 𝐵 𝐴 =𝑃 𝐵 𝐴 =𝑃 𝐵 𝐴 =0

a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

𝑃 𝐵 = 𝑃(𝐴 ). 𝑃 𝐵 𝐴 + 𝑃(𝐴 ). 𝑃 𝐵 𝐴 + ⋯ + 𝑃(𝐴 ). 𝑃 𝐵 𝐴

= 𝑃(𝐴 ). 𝑃 𝐵 𝐴 + 𝑃(𝐴 ). 𝑃 𝐵 𝐴 + 𝑃(𝐴 ). 𝑃 𝐵 𝐴

= 0,01024.1 + 0,0768.0,3 + 0,2304.0,1 = 0,05632

9
Suy ra: 𝑃 (𝐵) = 1 − 𝑃 𝐵 = 1 − 0,05632 = 0,94368.

Vậy xác suất mục tiêu bị tiêu diệt là 0,94368.

b) Áp dụng công thức Bayes, ta có:

𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝐵⁄𝐴 ) 0,2304.0,9


𝑃(𝐴 ⁄𝐵 ) = = ≈ 0,2197
𝑃(𝐵) 0,94368

Vậy nếu mục tiêu bị tiêu diệt thì xác suất để mục tiêu bị trúng 2 phát đạn là 0,2197.

Bài 2.14. Hai cầu thủ bóng rổ, mỗi người ném bóng 3 lần. Xác suất ném bóng trúng rổ trong mỗi lần
ném của người thứ nhất và thứ hai tương ứng là 0,6 và 0,7. Tính xác suất:

a. Hai cầu thủ có số lần ném trúng rổ bằng nhau.


b. Hai cầu thủ có số lần ném trúng rổ khác nhau.
c. Cầu thủ thứ nhất có số lần ném trúng rổ nhiều hơn số lần ném trúng rổ của cầu thủ thứ hai.

Giải

Gọi 𝑋 là số lần ném trúng rổ của cầu thủ thứ nhất thì 𝑋 ~𝐵(3; 0,6)

Gọi 𝑋 là số lần ném trúng rổ của cầu thủ thứ hai thì 𝑋 ~𝐵(3; 0,7)

Gọi 𝐴 là biến cố “Cầu thủ thứ nhất ném trúng rổ 𝑖 lần”, 𝑖 = 0; 3

Gọi 𝐵 là biến cố “Cầu thủ thứ hai ném trúng rổ 𝑗 lần”, 𝑗 = 0; 3

𝑃(𝐴 ) = 𝑃(𝑋 = 0) = 𝐶 . 0,6 . 0,4 = ⋯

𝑃(𝐴 ), 𝑃(𝐴 ), 𝑃(𝐴 )

𝑃(𝐵 ) = 𝑃(𝑋 = 0) = 𝐶 . 0,7 . 0,3 = ⋯

𝑃(𝐵 ), 𝑃(𝐵 ), 𝑃(𝐵 )

a) Gọi A là biến cố “Hai cầu thủ có số lần ném trúng rổ bằng nhau”.

Ta có: 𝐴 = 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵

Suy ra: 𝑃 (𝐴) = 𝑃 (𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 )

= 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝐵 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝐵 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝐵 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃(𝐵 ) = ⋯


đ

b) Nhận thấy 𝐴 là biến cố “Hai cầu thủ có số lần ném trúng rổ khác nhau”.

𝑃 𝐴 = 1 − 𝑃(𝐴) = ⋯

c) Gọi C là biến cố “Cầu thủ thứ nhất ném trúng rổ nhiều hơn cầu thủ thứ hai”.

Ta có: 𝐶 = 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵

10
Bài 2.15. Sản phẩm được sản xuất tại một nhà máy được chia làm 3 loại: loại 1, loại 2 và loại 3. Nếu
sản xuất ra sản phẩm loại 1, loại 2 thì bán được và tiền lãi thu được tương ứng là 95 nghìn đồng/sản phẩm và
70 nghìn đồng/sản phẩm; còn nếu là sản phẩm loại 3 thì không bán được và lỗ 12 nghìn đồng/sản phẩm.
Khả năng nhà máy sản xuất ra sản phẩm loại 1, loại 2, loại 3 lần lượt là 65%, 28% và 7%. Giả sử nhà máy
sản xuất được 300 nghìn sản phẩm.

a. Tính số sản phẩm trung bình có thể bán được.


b. Tính số tiền lãi bình quân thu được khi bán hết hàng.

Giải

Gọi 𝑋 là số sản phẩm loại 𝑖 trong 300000 sản phẩm.

Ta có: 𝑋 ~𝐵(300000; 0,65), 𝑋 ~𝐵(300000; 0,28), 𝑋 ~𝐵(300000; 0,07)

a) Gọi X là số sản phẩm có thể bán được.

Ta có: 𝑋 = 𝑋 + 𝑋

Suy ra: 𝐸 (𝑋) = 𝐸 (𝑋 + 𝑋 ) = 𝐸 (𝑋 ) + 𝐸(𝑋 )

Mà 𝐸 (𝑋 ) = 300000.0,65 = 195000; 𝐸 (𝑋 ) = 300000.0,28 = 84000

Do đó: 𝐸 (𝑋) = 195000 + 84000 = 279000

Vậy trung bình có 279000 sản phẩm có thể bán được.

b) Gọi Y là số tiền lãi thu được khi bán 300000 sản phẩm (đơn vị: nghìn đồng).

Ta có: 𝑌 = 95𝑋 + 70𝑋 − 12𝑋

Suy ra: 𝐸 (𝑌) = 𝐸 (95𝑋 + 70𝑋 − 12𝑋 ) = 95𝐸 (𝑋 ) + 70𝐸 (𝑋 ) − 12𝐸(𝑋 )

Mà 𝐸 (𝑋 ) = 300000.0,07 = 21000

Do đó: 𝐸 (𝑌) = 95.195000 + 70.84000 − 12.21000 = 24 153 000

Vậy tiền lãi trung bình khi bán 300000 sản phẩm là 24 153 000 000 đồng.

Bài 2.16. Một trang trại nuôi 2700 con gà đẻ trứng. Xác suất để mỗi con gà đẻ trứng trong ngày đều là
0,75. Mỗi quả trứng được bán với giá 3000 đồng và chi phí cho mỗi con gà ăn trong ngày là 1500 đồng. Giả
thiết mỗi con gà đẻ tối đa 01 quả trứng trong ngày.

a. Tính số tiền lãi trung bình mà trang trại thu được trong ngày khi bán hết số trứng trên.

b. Tính số tiền lãi có khả năng nhất mà trang trại thu được trong ngày.

Giải

Gọi X là số trứng thu được trong ngày ở trang trại đó.

11
Ta có 𝑋~𝐵(2700; 0,75)

Gọi Y là số tiền lãi thu được trong ngày ở trang trại đó (đơn vị: đồng).

Ta có: 𝑌 = 3000𝑋 − 2700.1500 = 3000𝑋 − 4 050 000

a) 𝐸 (𝑌 ) = 𝐸 (3000𝑋 − 4 050 000) = 3000𝐸 (𝑋) − 4 050 000

Ta có: 𝐸(𝑋) = 2700.0,75 = 2025

Suy ra: 𝐸 (𝑌) = 3000.2025 − 4 050 000 = 2 025 000

Vậy trung bình tiền lãi thu được trong ngày ở trang trại đó là 2 025 000 đồng.

b) Ta có: 𝑥 = (2700 + 1). 0,75 = 2025,75

Suy ra: 𝑀𝑜𝑑 (𝑋) = [2025,75] = 2025

Do đó: 𝑀𝑜𝑑 (𝑌) = 3000.2025 − 4 050 000 = 2 025 000.

Vậy số tiền lãi thu được trong ngày ở trang trại đó có khả năng nhất là 2 025 000 đồng.

Dạng 5. Quy luật phân phối chuẩn

Bài 2.17. Tuổi thọ của 1 loại thiết bị do công ty A cung cấp có phân phối (xấp xỉ) phân phối chuẩn với
tuổi thọ trung bình là 1500 giờ và độ lệch tiêu chuẩn là 150 giờ. Sản phẩm sẽ được công ty A bảo hành nếu
tuổi thọ của nó dưới 1200 giờ.

a. Tính tỉ lệ thiết bị do công ty A cung cấp phải bảo hành.


b. Nếu muốn tỉ lệ bảo hành chỉ là 1% thì công ty A phải quy định lại thời gian bảo hành là bao nhiêu
giờ?

Giải

a) Gọi X là tuổi thọ của loại thiết bị đó (đơn vị: giờ).

Ta có: 𝑋~𝑁(1500; 150 ).

1200 − 1500 0 − 1500


⟹ 𝑃(𝑋 < 1200) = 𝑃(0 ≤ 𝑋 < 1200) = Φ −Φ =
150 150

= Φ(−2) − Φ(−10) = Φ(10) − Φ(2) ≈ 0,5 − 0,47725 = 0,02275.

Vậy tỉ lệ thiết bị phải bảo hành là 2,275%.

b) Gọi thời gian bảo hành là 𝑡 (giờ).

Khi đó, tỉ lệ thiết bị phải bảo hành là:

𝑡 − 1500 0 − 1500
𝑃(𝑋 < 𝑡) = 𝑃(0 ≤ 𝑋 < 𝑡) = Φ −Φ
150 150

12
1500 − 𝑡 1500 − 𝑡
= Φ(10) − Φ ≈ 0,5 − Φ
150 150

Theo đề bài, ta có:

1500 − 𝑡 1500 − 𝑡 1500 − 𝑡


0,5 − Φ = 0,01 ⟹ Φ = 0,49 ⟹ = 2,33
150 150 150

⟹ 𝑡 = 1150,5

Vậy để tỉ lệ thiết bị phải bảo hành là 1% thì ta quy định thời gian bảo hành là 1150,5 giờ.

Bài 2.18. Chiều dài của một loại chi tiết máy là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với độ lệch
tiêu chuẩn là 3 cm. Biết rằng có 97,725% các chi tiết máy có độ dài không vượt quá 96 cm. Tính xác suất để
chi tiết máy có chiều dài từ 84 cm đến 93 cm.

Giải

Gọi X là chiều dài của loại chi tiết máy đó (đơn vị: cm).

Ta có: 𝑋~𝑁 (𝑎; 3 ).

96 − 𝑎
⟹ 𝑃(𝑋 ≤ 96) = 𝑃(−∞ < 𝑋 ≤ 96) = Φ − Φ(−∞)
3

96 − 𝑎 96 − 𝑎
=Φ + Φ(+∞) = Φ + 0,5
3 3

Mà 𝑃 (𝑋 ≤ 96) = 0,97725 nên ta có:

96 − 𝑎 96 − 𝑎 96 − 𝑎
Φ + 0,5 = 0,97725 ⟹ Φ = 0,47725 ⟹ = 2 ⟹ 𝑎 = 90
3 3 3

Suy ra:

93 − 90 84 − 90
𝑃(84 ≤ 𝑋 ≤ 93) = Φ −Φ = Φ(1) − Φ(−2)
3 3

= Φ(1) + Φ(2) = 0,34134 + 0,47725 = 0,81859

Vậy xác suất để chi tiết máy có chiều dài từ 84 cm đến 93 cm là 0,81859.

Bài 2.19. Tỷ suất lợi nhuận (đơn vị tính %) khi đầu tư vào một dự án là đại lượng ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn. Theo đánh giá của ban giám đốc công ty thì khả năng để tỷ suất lợi nhuận từ dự án này cao hơn
20% là 0,15866 và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 25% là 0,02275. Tính xác suất để khi đầu tư vào dự án đó sẽ có
lãi.

Giải
13
Gọi X là tỉ suất lợi nhuận khi đầu tư vào dự án đó (đơn vị: %).

Ta có: 𝑋~𝑁 (𝑎; 𝜎 )

𝑃(𝑋 > 20) = 0,15866


Theo đề bài, ta có:
𝑃(𝑋 > 25) = 0,02275

Lại có: 𝑃(𝑋 > 20) = 𝑃(20 < 𝑋 < +∞) = Φ(+∞) − Φ = 0,5 − Φ

𝑃(𝑋 > 25) = 𝑃(25 < 𝑋 < +∞) = Φ(+∞) − Φ = 0,5 − Φ

Ta có được hệ phương trình:

20 − 𝑎 20 − 𝑎 20 − 𝑎
0,5 − Φ = 0,15866 Φ = 0,34134 =1
𝜎 ⟹ 𝜎 ⟹ 𝜎
25 − 𝑎 25 − 𝑎 25 − 𝑎
0,5 − Φ = 0,02275 Φ = 0,47725 =2
𝜎 𝜎 𝜎
𝑎 + 𝜎 = 20 𝑎 = 15
⟹ ⟹
𝑎 + 2𝜎 = 25 𝜎=5
0 − 15
⟹ 𝑃(𝑋 > 0) = 𝑃(0 < 𝑋 < +∞) = Φ(+∞) − Φ = Φ(+∞) − Φ(−3)
5

= Φ(+∞) + Φ(3) = 0,5 + 0,49865 = 0,99865.

Vậy xác suất để khi đầu tư vào dự án đó có lãi là 0,99865.

Bài 2.20. Tuổi thọ của một loại sản phẩm do công ty Hưng Phát sản xuất ra là đại lượng ngẫu nhiên
tuân theo quy luật phân phối chuẩn với tuổi thọ trung bình là 8000 giờ và độ lệch tiêu chuẩn là 200 giờ. Nếu
thời gian sử dụng thực tế đạt dưới 7600 giờ thì công ty sẽ phải bảo hành sản phẩm.
a. Tính tỷ lệ sản phẩm phải bảo hành.
b. Với mỗi sản phẩm không phải bảo hành thì công ty lãi 200 nghìn đồng, nhưng nếu phải bảo hành thì
công ty lỗ 50 nghìn đồng.
i) Tính lợi nhuận trung bình cho mỗi sản phẩm mà công ty bán ra.
ii) Tính lợi nhuận trung bình cho 2000 sản phẩm mà công ty bán ra.

Giải

a) Gọi X là tuổi thọ của loại sản phẩm đó (đơn vị: giờ).

Ta có: 𝑋~𝑁(8000; 200 ).

7600 − 8000 0 − 8000


⟹ 𝑃(𝑋 < 7600) = 𝑃 (0 ≤ 𝑋 < 7600) = Φ −Φ
200 200

= Φ(−2) − Φ(−40) = Φ(40) − Φ(2) ≈ 0,5 − 0,47725 = 0,02275

Vậy tỉ lệ sản phẩm phải bảo hành là 2,275%.


14
b) i) Gọi Y là lợi nhuận cho mỗi sản phẩm mà công ty bán ra (đơn vị: nghìn đồng).

Y có bảng phân phối xác suất là:

Y −50 200
P 0,02275 0,97725
Ta có: 𝐸(𝑌) = −50.0,02275 + 200.0,97725 = 194,3125

Vậy lợi nhuận trung bình cho mỗi sản phẩm công ty bán ra là 194,3125 nghìn đồng.

ii) Gọi Z là lợi nhuận cho 2000 sản phẩm mà công ty bán ra (đơn vị: nghìn đồng).

Gọi T là số sản phẩm phải bảo hành trong 2000 sản phẩm.

Ta có: 𝑇~𝐵(2000; 0,02275)

Mà: 𝑍 = 200(2000 − 𝑇) − 50𝑇 = 400000 − 250𝑇

Suy ra: 𝐸(𝑍) = 𝐸(400000 − 250𝑇) = 400000 − 250𝐸(𝑇)

= 400000 − 250.2000.0,02275 = 388625

Vậy lợi nhuận trung bình cho 2000 sản phẩm mà công ty bán ra là 388625000 đồng.

Bài 2.21. Tuổi thọ của một loại linh kiện điện tử có phân phối chuẩn với tuổi thọ trung bình là 8,2 năm
và độ lệch tiêu chuẩn là 1,6 năm. Cửa hàng quy định thời gian bảo hành cho loại linh kiện điện tử đó là 5,5
năm.

a. Tính tỷ lệ linh kiện điện tử phải bảo hành.


b. Biết rằng khi bán một sản phẩm cửa hàng lãi 200 nghìn đồng, song nếu sản phẩm bị hỏng trong thời
gian bảo hành thì cửa hàng phải chi 800 nghìn đồng cho việc bảo hành. Nếu muốn tiền lãi trung
bình khi bán mỗi sản phẩm là 180 nghìn đồng thì cửa hàng cần quy định thời gian bảo hành là bao
nhiêu năm?

Giải

Gọi X là tuổi thọ của loại linh kiện điện tử đó (đơn vị: năm).

Ta có 𝑋~𝑁(8,2; 1,6 ).
, , ,
a) 𝑃(𝑋 < 5,5) = 𝑃(0 ≤ 𝑋 < 5,5) = Φ −Φ
, ,

= Φ(−1,6875) − Φ(−5,125) ≈ Φ(5,125) − Φ(1,69) ≈ 0,5 − 0,45449 = 0,04551

Vậy tỷ lệ linh kiện điện tử phải bảo hành là 4,551%.

b) Gọi Y là tiền lãi khi bán 1 sản phẩm (đơn vị: nghìn đồng).

Gọi 𝑝 là tỉ lệ sản phẩm phải bảo hành.

15
Y có bảng ppxs là:

Y −600 200
P 𝑝 1−𝑝
Suy ra: 𝐸 (𝑌) = −600. 𝑝 + 200. (1 − 𝑝) = 200 − 800𝑝

Theo đề bài: 200 − 800𝑝 = 180 ⟹ 𝑝 = 0,025

Gọi thời gian bảo hành là 𝑡 (năm).

Khi đó, tỉ lệ sản phẩm phải bảo hành là:

𝑡 − 8,2 0 − 8,2
𝑃 (𝑋 < 𝑡 ) = 𝑃 (0 ≤ 𝑋 < 𝑡 ) = Φ −Φ
1,6 1,6

8,2 − 𝑡 8,2 − 𝑡
= Φ(5,125) − Φ ≈ 0,5 − Φ
1,6 1,6

Ta có được:

8,2 − 𝑡 8,2 − 𝑡 8,2 − 𝑡


0,5 − Φ = 0,025 ⟹ Φ = 0,475 ⟹ = 1,96 ⟹ 𝑡 = 5,064
1,6 1,6 1,6

Vậy để tiền lãi trung bình khi bán 1 sản phâm là 180 nghìn đồng thì ta phải quy định thời gian bảo hành là
5,064 năm.

Bài 2.22. Chiều cao của một loại cây lấy gỗ tính đến thời điểm khai thác là đại lượng ngẫu nhiên có
phân phối chuẩn với chiều cao trung bình là 25m và độ lệch tiêu chuẩn là 5m. Cây được coi là đạt tiêu chuẩn
khai thác nếu chiều cao tối thiểu là 20m.

a. Tính tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn khai thác.


b. Với mỗi cây đạt tiêu chuẩn khai thác thì người thu hoạch lãi 7,9 triệu đồng, còn nếu cây không đạt
tiêu chuẩn khai thác thì người thu hoạch sẽ lỗ 600 ngàn đồng. Tính số tiền lãi trung bình mà người
thu hoạch có thể đạt được khi khai thác 500 cây.

Giải

a. Gọi X là chiều cao của loại cây lấy gỗ đó tính đến thời điểm khai thác (đơn vị: m).

Ta có: 𝑋~𝑁(25; 5 ).

20 − 25
𝑃(𝑋 ≥ 20) = 𝑃(20 ≤ 𝑋 < +∞) = Φ(+∞) − Φ = 0,5 − Φ(−1)
5

= 0,5 + Φ(1) = 0,5 + 0,34134 = 0,84134

Vậy tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn khai thác là 84,134%.

b. Gọi Y là tiền lãi khi khai thác 500 cây (đơn vị: triệu đồng).

Gọi Z là số cây đạt tiêu chuẩn khai thác trong 500 cây thì ta có 𝑍~𝐵(500; 0,84134).
16
Ta có: 𝑌 = 7,9𝑍 − 0,6. (500 − 𝑍) = 8,5𝑍 − 300

Suy ra: 𝐸 (𝑌) = 𝐸 (8,5𝑍 − 300) = 8,5𝐸 (𝑍) − 300

Mà 𝐸 (𝑍) = 500.0,84134 = 420,67

Do đó: 𝐸 (𝑌) = 8,5.420,67 − 300 = 3275,695

Vậy tiền lãi trung bình mà người thu hoạch có thể đạt được khi khai thác 500 cây là 3275,695 triệu đồng.

Dạng 6. Kết hợp phân phối chuẩn với phân phối nhị thức

Bài 2.23. Thời gian đóng gói sản phẩm của công nhân tại một nhà máy là đại lượng ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn với thời gian trung bình là 100 giây và độ lệch tiêu chuẩn là 8 giây. Công nhân của nhà máy này
được cho là đạt tay nghề bậc I nếu đóng gói mỗi sản phẩm không vượt quá 96 giây. Hỏi trong 10 công nhân
được kiểm tra có trung bình bao nhiêu công nhân có tay nghề bậc I?

Giải

Gọi X là thời gian đóng gói sản phẩm của công nhân nhà máy đó (đơn vị: giây).

Ta có: 𝑋~𝑁 (100; 8 ).

96 − 100 0 − 100
𝑃(𝑋 ≤ 96) = 𝑃(0 < 𝑋 ≤ 96) = Φ −Φ
8 8

= Φ(−0,5) − Φ(−12,5) = Φ(12,5) − Φ(0,5) ≈ 0,5 − 0,19146 = 0,30854

Gọi Y là số công nhân đạt tay nghề bậc 1 trong 10 công nhân được kiểm tra.

Ta có 𝑌~𝐵(10; 0,30854)

Suy ra: 𝐸(𝑌) = 10.0,30854 = 3,0854

Vậy trung bình có 3,0854 công nhân đạt tay nghề bậc 1.

Bài 2.24. Tỷ giá USD với VND trong ngày ở một giai đoạn là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
với trung bình là 22,1 nghìn đồng và độ lệch tiêu chuẩn là 800 đồng.

a) Tính xác suất để trong một ngày nào đó của giai đoạn này tỷ giá USD với VND là trên 22,5 nghìn đồng.

b) Tính khả năng để trong một tuần nào đó của giai đoạn này có ít nhất 2 ngày tỷ giá trên 21 nghìn đồng và dưới
23 nghìn đồng.

Giải

Gọi X là tỷ giá giữa USD với VNĐ trong 1 ngày ở giai đoạn đó (đơn vị: nghìn đồng).

Ta có 𝑋~𝑁(22,1; 0,8 ).
, ,
a) 𝑃(𝑋 > 22,5) = 𝑃(22,5 < 𝑋 < +∞) = Φ(+∞) − Φ =
,

= Φ(+∞) − Φ(0,5) = 0,5 − 0,19146 = 0,30854

17
Vậy xác suất để trong một ngày nào đó của giai đoạn này tỷ giá USD với VND là trên 22,5 nghìn đồng là
0,30854.
, ,
b) 𝑃(21 < 𝑋 < 23) = Φ −Φ = Φ(1,125) − Φ(−1,375)
, ,

≈ Φ(1,13) + Φ(1,38) = 0,37076 + 0,41621 = 0,78697

Gọi Y số ngày mà tỉ giá giữa USD với VNĐ trên 21 nghìn đồng và dưới 23 nghìn đồng trong tuần đó.

Ta có: 𝑌~𝐵(7; 0,78697)

𝑃(𝑌 ≥ 2) = 1 − 𝑃(𝑌 = 0) − 𝑃(𝑌 = 1) = 1 − 𝐶 . 0,78697 . 0,21303 − 𝐶 . 0,78697 . 0,21303

≈ 0,9995

Vậy xác suất để trong 1 tuần của giai đoạn đó có ít nhất 2 ngày mà tỉ giá trên 21 nghìn đồng và dưới 23
nghìn đồng là 0,9995.

Bài 2.25. Tuổi thọ (giờ) của một loại vi trùng là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với tuổi thọ
trung bình là 72 giờ và độ lệch tiêu chuẩn là 4 giờ. Tính xác suất để trong 5 con vi trùng được quan sát có
nhiều hơn 2 con mà tuổi thọ không dưới 68 giờ và không quá 80 giờ.

Giải

Gọi X là tuổi thọ của loại vi trùng đó (đơn vị: giờ).

Ta có 𝑋~𝑁(72; 4 ).

80 − 72 68 − 72
𝑃(68 ≤ 𝑋 ≤ 80) = Φ −Φ = Φ(2) − Φ(−1)
4 4

= Φ(2) + Φ(1) = 0,47725 + 0,34134 = 0,81859

Gọi Y là số con vi trùng có tuổi thọ không dưới 68 giờ và không quá 80 giờ trong 5 con vi trùng được quan
sát.

Ta có: 𝑌~𝐵 (5; 0,81859)

𝑃(𝑌 > 2) = 𝑃(𝑌 = 3) + 𝑃(𝑌 = 4) + 𝑃(𝑌 = 5) = ⋯

Bài 2.26. Chiều dài của một loại chi tiết máy là một đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với chiều
dài trung bình là 2 cm và độ lệch tiêu chuẩn là 0,1 cm. Chi tiết máy được gọi là đạt tiêu chuẩn nếu chiều dài
của nó thuộc (1,8 cm; 2,2 cm). Người ta kiểm tra ngẫu nhiên 10 chi tiết máy. Tìm số chi tiết máy đạt tiêu
chuẩn có khả năng nhất và tính xác suất tương ứng.

Giải

Gọi X là chiều dài của loại chi tiết máy đó (đơn vị: cm).

Ta có: 𝑋~𝑁 (2; 0,1 ).

2,2 − 2 1,8 − 2
𝑃(1,8 < 𝑋 < 2,2) = Φ − Φ = Φ(2) − Φ(−2)
0,1 0,1

18
= 2Φ(2) = 2.0,47725 = 0,9545

Gọi Y là số chi tiết máy đạt tiêu chuẩn trong 10 chi tiết máy.

Ta có: 𝑌~𝐵 (10; 0,9545)

Ta có: 𝑦 = (10 + 1). 0,9545 = 10,4995

Suy ra: 𝑀𝑜𝑑(𝑌) = [10,4995] = 10

𝑃(𝑌 = 10) = 𝐶 . 0,9545 . 0,0455 ≈ 0,62771

Vậy số chi tiết máy đạt tiêu chuẩn có khả năng nhất là 10 chi tiết máy với xác suất tương ứng là 0,62771.

19

You might also like