You are on page 1of 8

ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH THỨC

1. Ứng dụng định thức cấp hai vào tính diện tích tam giác và diện tích hình
bình hành
VD1: Cho điểm A(3,1) và điểm B(5,3). Hãy sử dụng định thức cấp hai để
tính diện tích tam giác OAB
Giải:Stamgiác = ½ * x1 x2 với x1, y1 là tọa độ điểm thứ nhất; x2, y2 là tọa độ
điểm thứ hai y1 y2
Áp dụng vào bài toán:
SOAB = ½ * 3 5 = ½ * ( 3*3 – 1*5) = 2
1 3
Vậy diện tích tam giác OAB là 2 (đvđ)
VD2: Cho 4 điểm A( -2, -2), B(0,3), C( 4, -1), D(6,4). Hãy tính diện tích hình
bình hành tạo bởi 4 điểm bằng cách ứng dụng định thức cấp hai
Giải:
Theo đề bài ta có:
- Vecto CA = (-6, -1)
- Vecto CB = (-4, 4)
SABC = ½ * -6 -4 = 14
-1 4
SABCD = 2SABC = 2*14 = 28
Vậy diện tích hình bình hành ABCD bằng 28 (đvđ)
2. Ứng dụng vào bài toán cực trị có điều kiện
*Ví dụ minh họa:
Một người dùng số tiền B=178đ để mua sắm hai loại hàng có có giá trị
p1=4 và p2=6. Hàm lợi ích của hàng hóa này U=(x + 2)(y + 1). Tìm số
lượng x,y của hai loại hàng hóa trên mà người tiêu dùng sẽ mua sao cho
giá trị sử dụng lớn nhất
Giải
Theo đề bài, ta có p1x + p2y = B  g(x,y)= 4x+6y-178
Khi đó bài toán chuyển về dạng tìm cực trị có điều kiện của hàm
U= (x + 2)(y + 1)
Ta có hàm Lagrange:
L(x,y,) = (x + 2)(y + 1) + (4x + 6y – 178)
Giải hệ phương trình: L’x = 0, L’y = 0, g(x,y) = 0
 y = 15, x = 22,  = -4
 Vậy điểm dừng M(22,15)
Điều kiện đủ:
L’’x2 = 0, L’’y2 = 0, L’’xy = 1, g’x = 4, g’y = 6
det(H) = 2.6.4.1-0-0 = 48 > 0
 Hàm số đạt cực đại tại M(22,15) với giá trị cực đại U = 384đ
 Vậy cần lần lượt 22 và 15 2 loại hàng hóa để giá trị sử dụng lớn nhất
3. Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
VD minh họa: Lớp kế toán 5 có 10 bạn đạt điểm kiểm tra môn đại số tuyến
tính cao nhất bao gồm các điểm 8, 9, 10. Biết rằng tổng số điểm của 10 bạn là
87 và tổng số bạn có điểm 9 và 10 bằng tổng số bạn có điểm 8. Hỏi có bao
nhiêu bạn đạt điểm 8, bao nhiêu bạn đạt điểm 9 và bao nhiêu bạn được điểm
10?
Giải:
Gọi số bạn có điểm 10 là a
Gọi số bạn có điểm 9 là b
Gọi số bạn có điểm 8 là c
Theo đề bài ta có hệ phương trình 10a + 9b + 8c = 87
a + b + c = 10 (*)
a+b=c
Từ (*) ta có:
A= 10 9 8 B= a C= 87
1 1 1 b 10
1 1 -1 c 0
 (*) trở thành A.X = B
Det (A) = -2 = 0 => Tồn tại A-1
Ta có: A* = a11 a21 a31
a12 a22 a32
a13 a23 a33
a11 = (-1)1+1 . det (M11) = 1 1 = -2

1 -1

a12 = (-1) 1+2 . det (M12) = - 1 1 = -2

1 -1

a13 = (-1)1+3 . det (M13) = 1 1 =0

1 1

Tương tự ta tính được:a21= 17 ; a22 = -18; a23 = -1; a31 = 1; a32 = -2, a33 =
-2
 A* = -2 17 1
2 -18 -2
0 -1 1
Ta có A-1 = 1/-2. A*
 A-1 = 1 -8,5 -0.5
-1 9 1
0 0.5 -0.5
Nhân A-1 vào bên trái của cả hai vế phương trình (1) ta được:
 A-1 . A . X = A-1 . B
 X = A-1 . B = 1 -8.5 -0.5 87 2
-1 9 1 . 10 = 3
0 0.5 -0.5 0 5
 a=2
b=3
c=5
Vậy lớp kế toán 5 có 2 bạn được điểm 10, 3 bạn được điểm 9 và 5 bạn
được điểm 8.
ỨNG DỤNG CỦA MA TRẬN
1. Ứng dụng trong việc thống kê giá và sản phẩm của các công ty,
doanh nghiệp,…
VD: Công ty Đồ ăn vặt Bà Tuyết có 3 cửa hàng bán 4 loại sản
phẩm lần lượt là combo Nhất Thống, combo Tứ Đại Đùi Gà,
combo Giáp Tâm Linh, combo Tốc Hành với giá lần lượt là 20, 30,
40 và 50 nghìn đồng / 1 combo
1. Doanh số tháng 1 : CH1: 20 15 25 30
A= CH2: 10 15 11 35
CH3: 20 5 40 35
2. Doanh số tháng 2 : CH1: 15 20 15 20
B= CH2: 40 50 30 15
CH3: 20 40 13 35
Hãy sử dụng các phép toán của ma trận để tính tổng doanh số
của công ty Đồ ăn vặt Bà Tuyết trong tháng 1 và tháng 2
Giải: Gọi D là ma trận thể hiện tổng doanh số của công ty Đồ
ăn vặt Bà Tuyết trong tháng 1 và tháng 2
 D=A+B = 20 15 25 30 15 20 15 20 35 35 40 50
10 15 11 35 + 40 50 30 15 = 50 65 41 50
20 5 40 35 20 40 13 35 40 45 53 70
Vậy doanh số của công ty tại cửa hàng thứ 1 là 35 combo Nhất Thống,
35 combo Tứ Đại Đùi Gà, 40 combo Giáp Tâm Linh, 50 combo Tốc
Hành; tại cửa hàng thứ 2 là 50 combo Nhất Thống, 65 combo Tứ Đại
Đùi Gà, 41 combo Giáp Tâm Linh, 50 combo Tốc Hành; cửa hàng thứ
3 là 40 combo Nhất Thống, 45 combo Tứ Đại Đùi Gà, 53 combo Giáp
Tâm Linh, 70 combo Tốc Hành
2. Ứng dụng của ma trận nghịch đảo trong việc truyền thông tin
bảo mật
VD: 5 1 3
Cho ma trận A = 0 0 2 và một sự tương ứng giữa các kí
-1 5 1
và các số như sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

H N T 5 O M 4 - K 3

My và Linh đang ngồi trong thư viện đọc sách. Do không muốn
làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và mới học được ứng
dụng của ma trận nghịch đảo, Linh gửi cho My một tờ giấy ghi
bảng như trên. Lời nhắn của Linh theo nguyên tắc từ trái sang phải,
mỗi chữ là một vị trí trên dòng của B sau khi tính C=B.A và
chuyển về C thì được một dãy số 1 21 7 18 40 34 37 23 31. Để
giúp My giải lời nhắn hãy giải mã thông tin trên
Giải:
Ta có C=B.A => B=C.A-1 mà ma trận A-1 cỡ 3*3, ma trận C có 9 số
nên ma trận C có cỡ là 3*3
1 21 7
C= 18 40 34
37 23 31
Det (A) = -52 khác 0 => Tồn tại ma trận nghịch đảo A-1
Tính A* . Biết Aij = (-1)i+j . det ( Mij)
A11 = (-1)1+1 . det (M11) = 0 5 = -10
2 1
A12 = (-1)1+2 . det(M12) =- 0 -1 = -2
2 1
A13 = (-1)1+3 . det(M13) = 0 -1 = 0
0 5
A21 = (-1)2+1 . det(M21) = - 1 3 = 14
5 1
A22 = (-1)2+2 . det(M22) = 5 3 =8
-1 1
A23 = (-1)2+3 . det(M23) = - 5 1 = -26
-1 5
A31 = (-1)3+1 . det(M31) = 1 3 =2
0 2
A32 = (-1)3+2 . det(M32) = - 5 3 = -12
0 2
A33 = (-1)3+3 . det(M33) = 5 1=0
0 0
A* = -10 14 2
-2 8 -10
0 -26 0
A-1 = 1/-52 . A* = 1/-52. -10 14 2
-2 8 -10
0 -26 0
B = C.A-1 => B = 1 21 7 -10 14 2 1 0 4
18 40 34 *1/-52* -2 8 -10 = 5 6 7
37 23 31 0 -26 0 8 2 3
Vậy dãy lời nhắn cần tìm là

1 0 4 5 6 7 8 2 3

N H O M 4 - K T 5

3. Ứng dụng của ma trận trong việc cân bằng phương trình hóa học
Ví dụ tham khảo: Hãy vận dụng ứng dụng của ma trận trong việc
cân bằng phương trình hóa học sau : Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O
Giải: Theo đề bài ta có:
-Fe(OH)3 = 1 nguyên tố Fe, 3 nguyên tố O, 3 nguyên tố H
-Fe2O3 = 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O
-H2O = 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O
Ta sắp xếp số lượng nguyên tử của từng nguyên tố tương ứng
thành một ma trận theo hướng từ trên xuống dưới lần lượt là Fe, O,
H
Gọi x1, x2, x3 lần lượt là chỉ số đứng trước Fe(OH)3, Fe2O3, H2O
để phương trình cân bằng
Từ đó ta có :
1 2 0
X1. 3 = x2. 3 + x3. 1
3 0 2
 x1 2x2 0
3x1 = 3x2 + x3
3x1 0 2x3
 x1 2x2
3x1 = 3x2 + x3
3x1 2x3
 x1 = 2x2
3x1 = 3x2 + x3
3x1 = 2x3
Chọn x2 = 1 => x1 = 2, x2 = 1, x3 = 3
Vậy phương trình sau khi cân bằng là: 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Đại số tuyến tính dành cho sinh viên khối ngành kinh
tế
- Bài giảng điện tử môn Đại số tuyến tính – Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội
- Tài liệu của thầy Lê Tùng Ưng – Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Zmath, chuyên toán đại học – Đại học Bách khoa Hà Nội
- Bài giảng online của thầy Nguyễn Văn Tây và thầy Ngô Việt
Thắng

You might also like