You are on page 1of 6

Tuần 11 – SỐ

Tiết 31 BÀI 2: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN

1. So sánh hai số nguyên


Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói
a nhỏ hơn b hoặc b lớn hơn a và ghi là: a < b hoặc b > a.
a 0 b

Nhận xét:
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
- Với hai số nguyên âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.

Thực hành:
a) – 10 < –9
b) 2 > –15
c) 0 > –3

Vận dụng 1:
a > 2 nên a là số nguyên dương
b < –7 nên b là số nguyên âm
–1 < c < 1 nên c = 0.

2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên


Ví dụ 2: SGK/55

Vận dụng 2:
Vì –180 > –1000 > –4000 > –6000
Nên sinh vật biển sắp xếp theo thứ tự giảm dần của độ cao của môi trường sống là: Cá cờ xanh (Blue
marlin); Cá hố (Ribbon fish); Cá đèn (Lantern fish); Sao biển (Brittle fish).

BTVN: 1, 2, 3, 4, 5/ SGK trang 56.


Tiết 32: LUYỆN TẬP
Bài 1/56 SGK
a) 6 > 5 b) –5 < 0 c) –6 < 5
d) –8 < –6 e) 3 > –10 g) –2 > –5.

Bài 2/56 SGK


Số đối của –5 là 5.
Số đối của –4 là 4.
Số đối của –1 là 1.
Số đối của 0 là 0.
Số đối của 10 là –10.
Số đối của –2021 là 2021.

Bài 3/56 SGK


Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: –8 < –6 < –4 < –2 < 0 < 2 < 4 < 6 < 8.
Biểu diễn trên trục số:

Bài 4/56 SGK


a) A = {–3; –2} b) B = {–1; 0; 1; 2}
c) C = {–2; –1} d) D = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

Bài 5/56 SGK


Vì –51 < –15 < –2 < 8 < 12
Nên nhiệt độ mùa đông tại các địa điểm được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: Alaska, New
York, Montana, Florida, Hawaii.

BTVN: 1, 2, 3 / SBT trang 48


Tiết 33 BÀI 3: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu


- Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.
- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
- Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

Chú ý:
Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có: (+a) + (+b) = a + b
(–a) + (–b) = – (a +b)
Thực hành 1:
a) 4 + 7 = 11
b) (–4) + (–7) = – (4 + 7) = –11
c) (–99) + (–11) = – (99 + 11) = –110
d) (+99) + (+11) = 99 + 11 = 110
e) (–65) + (–35) = – (65 + 35) = –100

Vận dụng 1:
Bác Hà nợ 80 nghìn đồng được biểu diễn: –80 (nghìn đồng)
Bác Hà nợ thêm 40 nghìn đồng được biểu diễn: –40 (nghìn đồng)
Tổng số tiền bác Hà nợ bác Lan là: (–80) + (–40) = –120 (nghìn đồng)

2. Cộng hai số nguyên khác dấu


Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0: a + (–a) = 0

Vận dụng 2:
Thẻ tín dụng ghi nợ 2 000 000 đồng được biểu diễn: –2 000 000 (đồng).
Bác Tám nạp vào thẻ 2 000 000 đồng được biểu diễn: 2 000 000 (đồng).
Số tiền bác Tám có trong tài khoản là: (– 2 000 000) + 2 000 000 = 0 (đồng).

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:
- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu
trước kết quả.

Chú ý: SGK/59

Thực hành 2:
a) 4 + (–7) = – (7 – 3) = –3
b) (–5) + 12 = 12 – 5 = 7
c) (–25) + 72 = 72 – 25 = 47
d) 49 + (–51) = – (51 – 49) = –2
Vận dụng 3:
a) Ta có: (–3) + 5 = 5 – 3 = 2
Vậy thang máy dừng lại ở tầng 2.
b) Ta có 3 + (–5) = – (5 – 3) = –2
Vậy thang máy dừng lại ở tầng (–2)

2. Tính chất của phép cộng


a) Tính chất giao hoán
a+b=b+a

Chú ý: a + 0 = 0 + a = a

b) Tính chất kết hợp


( a + b) + c = a + (b + c)

Chú ý: SGK/61

Thực hành 3:
a) 23 + (–77) + (–23) + 77 = [23 + (–23)] + [(–77) + 77] = 0 + 0 = 0.
b) (–2020) + 2021 + 21 + (–22) = [(–2020) + 2021] + [21 + (–22)] = 1 + (–1) = 0.

BTVN: 1, 2, 3, 4 / SGK trang 63, 64


Tuần 8 – Hình
Tiết 11 Bài 3: Chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn

2. Tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi
a) Chu vi và diện tích hình bình hành

- Chu vi hình bình hành có độ dài hai cạnh a, b là P = 2.(a + b)


- Diện tích hình bình hành có độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h là S = a.h
Vi dụ 1:
Diện tích của hình bình hành là:
S = 10 . 5 = 50 (m2)

b) Chu vi và diện tích hình thoi

Chu vi hình thoi có độ dài cạnh a là P = 4a


1
Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo m và n là S = m.n
2
Ví dụ 2:
Diện tích của hình thoi đó là:
40 . 20
S= = 400 (m2)
2

BTVN: 3, 4/ SGK trang 91


BÀI TẬP
Bài 3/91 SGK : BC = 30m, AD = 42m, BM = 22m, EN = 28m

Diện tích hình thang cân ABCD là:


( BC + AD ) . BM (30+ 42). 22
2
= 2
= 792 (m2)
Diện tích hình bình hành ADEF là:
AD . EN = 42 . 28 = 1176 (m2)
Diện tích mảnh vườn là:
792 + 1176 = 1968 (m2)
Vậy diện tích mảnh vườn là 1968 m2.
Bài 4/91 SGK

Diện tích mảnh vườn là:


25 . 15 = 375 (m2)
Diện tích hình thoi là:
5.3
2
= 7,5 (m2)
Diện tích phần còn lại của khu vườn là:
375 – 7,5 = 367,5 (m2)
Vậy diện tích phần còn lại của mảnh vườn là 367,5 m2.

You might also like