You are on page 1of 20

Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

CHƯƠNG I: CẤU TRÚC ĐẠI SỐ. SỐ PHỨC (1 tiết)


1.1 Gọi ℝ∗ : = ℝ \ {0}. Xét các ánh xạ fi : ℝ∗ ⟶ ℝ∗ như sau:
f1 (x) = x, f2 (x) = 1⁄x, f3 (x) = -x, f4 (x) = −1⁄x
Với luật hợp thành * xác định bởi:
fi *fj = fi .fj
hãy chứng minh rằng các ánh xạ trên tạo thành một nhóm. Nhóm đó có giao hoán
không?
1.2 Xét xem các nhóm sau đây đối với phép toán đã cho có phải là một nhóm hay không?
a. Tập các số tự nhiên với phép toán cộng.
b. Tập các số nguyên với phép toán cộng.
c. Tập các số tự nhiên với phép toán nhân.
d. Tập các số thực khác 0 đối với phép toán nhân.
e. Tập các số hữu tỉ đối với phép toán nhân.
f. Tập các số hữu tỉ dương đối với phép toán nhân.
g. Tập M = {1, -1} đối với phép toán nhân.
1.3 Xét tập ℤp = {0, 1, ..., p-1}. Chứng minh rằng:
a. Với phép cộng, phép nhân đồng dư p thì (ℤp , +, .) là một vành giao hoán có đơn vị.
b. Phần tử i ∈ ℤp khả nghịch khi và chỉ khi (i, p) = 1 (i và p nguyên tố cùng nhau).
c. Vành ℤp là trường khi và chỉ khi p là một số nguyên tố.
1.4 Thực hiện các phép tính sau:
a. (1 + 2i)(2 - 3i)(2 + i)(3 - 2i)
b. in với n là số nguyên lớn hơn 0
5+6i 4+2i
c. +
3+2i i
(1+i)n
d.
(1−i)n−2
(1+2i)2 −(1+i)3
e.
(3+2i)3 −(2+i)2
1+itgα
f.
1−itgα
1.5 Tìm các số thực x, y thoả mãn hệ thức:
a. (1 + 2i)x + (3 - 5i)y = 1 - 3i
b. (x + yi)2 = 3 - 4i
c. (x − yi)2 = 15 + 8i
1.6 Tìm các căn bậc 2 của số phức:
a. 2 + 3i
b. 5 + 4i
c. i
d. -1

Page 1
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

1.7 Biểu diễn các số phức sau dưới dạng lượng giác:
a. -1
b. -i
c. -1 + i
d. -1 + i√3
e. √3 - i
1+i√3
f.
√3+i
1.8 Áp dụng công thức Moivre tính các biểu thức sau:
a. (1 + i)28
20
1+i√3
b. ( )
1−i
(−1+i√3)15 (−1−i√3)15
c. +
(1−i)20 (1+i)20
1.9 Tìm biểu diễn hình học của các số phức z thoả mãn:
a. |z| < 2
b. |z - 1| ≤ 1
c. |z - 1 - i| < 1
1.10 Giải phương trình:
a. x 2 - ix + i = 0
b. x 2 + 2ix + 2
c. x 2 + (1 - i)x + i = 0
d. x 4 + 6x 3 + 9x 2 + 100 = 0
e. x 8 + x 4 + 1 = 0

Page 2
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

CHƯƠNG II: MA TRẬN - ĐỊNH THỨC HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ TUYẾN


TÍNH (7 tiết)
2.1 Giả sử A là ma trận cỡ m x p. Xác định cỡ của các ma trận B, C sao cho biểu thức sau
có nghĩa.
a. (A+B).C
b. C.(A+B)
c. (A.B).C
1 3 0 1 2 −3 −2 3 −4
2.2 Cho A = (−1 2); B = ( 3 2); C = (1 2 ); D=( )
1 2 0
3 4 −2 3 4 −1
Tính:
a. (A + B) + C
b. A + (B + C)
c. 3A + 2B
d. At , Dt
e. Bt .A
f. A.D; D.A
g. (A.D).C; A.(D.C)
2.3 Thực hiện các phép tính sau:
2 1 1 −1
a. ( ).( )
1 2 1 1
3 1 1 1 1 −1
b. (1 1 2).( 2 −1 1 )
1 2 3 −1 0 1
1
−3 2 1
c. ( ).(−2)
0 −1 2
3
2
d. (1 −2 3).(2)
1
2
3 1 1
e. (2 1 2)
1 2 3
λ 1 n
f. ( )
0 λ
cosα −sinα n
g. ( )
sinα cosα
2.4 Giả sử A ∈ 𝕄n (𝕂). Vết của ma trận A, kí hiệu là Tr(A), là tổng của các phần tử trên
đường chéo chính. Chứng minh rằng:
a. Tr(A + B) = Tr(A) + Tr(B)

Page 3
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

b. Tr(A.B) = Tr(B.A)
2.5 Tính Mn , n > 0 với:
1 4 2
a. M = (0 −3 −2)
0 4 3
1 1 1
b. M = (1 1 1)
1 1 1
2.6 Tìm tất cả các ma trận giao hoán với ma trận sau:
1 1
a. A = ( )
0 1
1 0 0
b. A = (0 1 0)
3 1 2
2.7 Chứng tỏ rằng, mỗi ma trận trên trường 𝕂:
a b
A=( )
c d
đều là nghiệm của phương trình ma trận cấp 2 sau:
X 2 - (a + d)X + (ad - bc)E = 0
2.8 Một ma trận vuông A được gọi là ma trận luỹ đẳng nếu A2 = A.
1 1
0
2 2
a. Chứng tỏ rằng: ma trận A = (0 0 0) là ma trận luỹ đẳng.
1 1
0
2 2
b. Nếu ma trận A luỹ đẳng thì ma trận B = 2A - E có bình phương bằng ma trận đơn vị
E. Từ đó suy ra ma trận B khả nghịch và có B −1 = B.
2.9 Tìm ma trận A cấp 2 sao cho:
a. A2 = [0]
b. A2 = E
2 −1 −1 2 2 −1
2.10 Cho A = ( ); B = ( )( ). Tính
3 1 1 4 3 1
a. At , Bt
b. At .Bt ; Bt .At
c. (A. B)t ; (B. A)t
2.11 Cho A, B, C là các ma trận vuông cùng cấp. Chứng minh rằng (AB)t = Bt .At
2.12 Tính các định thức sau:
2 3
a. | |
1 4
tgα −1
b. | |
1 tgα

Page 4
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

1 1 1
c. −1 0 1|
|
−1 −1 0
0 1 1
d. |1 0 1|
1 1 0
x y x+y
e. | y x+y x |
x+y x y
0 1 1 1
f. |1 0 a b|
1 a 0 c
1 b c 0
2.13 Chứng minh:
x x′ ax + bx′
a. |y y′ ay + by′| = 0
z z′ az + bz′
a+b c 1
b. |b + c a 1| = 0
c+a b 1
b+c c+a a+b a b c

c. | b + c′ ′ ′
c + a′ a + b′ | = 2 | a′ b′ c′ |
b + c′′ c + a′′ a′′ + b′′
′′ ′′
a′′ b′′ c′′
2.14 Tính định thức:
1 0 −1 −1
| 0 −1 −1 1|
a b c d
−1 −1 1 0
bằng cách khai triển nó theo các phần tử của hàng 3.
2.15 Tính định thức:
2 1 1 x
1 y
|1 2 |
1 1 2 z
1 1 1 t
bằng cách khai triển nó theo các phần tử của cột 4.
2.16 Tính các định thức đặc biệt sau:
a 0 … 0 b
0 a … b 0
a. ||… … … … …|| (cấp 2n)
0 b … a 0
b 0 … 0 a

Page 5
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

x1 a12 a13 … a1n


x1 x2 a23 … a2n
b. | x1 x2 x3 … a3n || (cấp nxn)
|
… … … … …
x1 x2 x3 … xn
cosn−1 φ1 … cosφ1 1
n−1 cosφ2 1 |
c. |cos … φ2 … … … …
n−1
cos φn … cosφn 1
2.17 Tìm các ma trận nghịch đảo (nếu có) của các ma trận sau bằng phương pháp phụ đại
số:
2 −1
a. ( )
3 3
−1 2
b. ( )
3 −6
cosφ −sinφ
c. ( )
sinφ cosφ
2 1 −1
d. (0 1 3 )
2 1 1
1 −1 2
e. (0 1 2)
0 0 1
2.18 Áp dụng phương pháp Gauss-Jordan, tìm ma trận nghịch đảo nếu có của các ma trận
sau:
2 1
a. ( )
5 0
1 4 2
b. (−1 0 1)
2 2 3
1 −1 −1
c. (0 1 −1)
0 0 1
1 3 −5 7
d. (0 1 2 −3)
0 0 1 2
0 0 0 1
2.19 Cho A là ma trận không suy biến. Chứng minh rằng:
1
a. |A−1 | =
|A|
b. |A .A| = |A|2
t

2.20 Giả sử A ∈ 𝕄n (𝕂) thoả mãn đẳng thức A2 - 5A + E = [0]. Chứng minh rằng A khả
nghịch và A−1 = 5.E – A
2.21 Giải các phương trình ma trận sau:

Page 6
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

12 3 5
a. ( )X = ( )
34 5 9
3 −2 −1 2
b. X( )=( )
5 −4 −5 6
3 −1 5 6 14 16
c. ( )X( )=( )
5 −2 7 8 9 10
3 −1 2 3 9 7
d. (4 −3 3)X = (1 11 7)
1 3 0 7 5 7
1 2 3 … n
1 1 1 … 1 0 1 2 … n−1
e. (… 0 1 1
… … … … … 1 )X = 0 0 1 … n−2
0 0 0 … 1 … … … … …
( 0 0 0 … 1 )
2.22 Tìm ma trận X thoả mãn đẳng thức AX + B = C với:
1 2 1 2 5 −3 0 −1 5
A = (0 1 3); B=( 0 0 2 ); C = (3 2 7)
0 2 4 −3 1 6 1 3 6
2.23 Giải hệ phương trình sau bằng cách tính ma trận nghịch đảo:
4x + 5y = 3
a. {
3x + 4y = 2
−3x + 2y = 1
b. {
2x + 4y = −6
x+ y+ z= 1
c. { x + 2y + 3z = −1
x + 4y + 9z = −9
2.24 Áp dụng định lý Cramer giải các hệ sau:
2x + 5y = 1
a. {
4x + 5y = −5
2x − 2y − z = −1
b. { y+z= 1
−x + y + z = −1
x1 − 2x2 + 3x3 − 4x4 = 4
x2 − x3 + x4 = −3
c. {
x1 + 3x2 − 3x4 = 1
−7x2 + 3x3 + x4 = −3
2.25 Giải hệ sau theo phương pháp Gauss:
1.2x − 0.8y = 2
a. {
−1.5x + 0.25y = −4
x + y+ z= 5
b. {x + 2y + 3z = −2
x + 4y + 9z = 1

Page 7
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

x1 − x2 + x3 − x4 = 2
x − x3 + 2x4 = 0
c. { 1
−x1 + 2x2 − 2x3 + 7x4 = −7
2x1 − x2 − x3 = 3
2.26 Tìm:
a. Tam thức bậc hai f(x) biết: f(1) = -1; f(-1) = 9; f(2) = -3
b. Đa thức bậc ba g(x) biết: g(-1) = 0; g(1) = 4; g(2) = 3; g(3) = 16
2.27 Với giá trị nào của a thì hệ sau đây không có nghiệm duy nhất:
x − 2y = −5
a. {
−3x + ay = 1
x − y + 2z = −3
b. {2x + ay + 3z = 10
3x + 3y + z = 1
2.28 Xác định a để hệ sau có nghiệm không tầm thường:
ax − 3y + z = 0
{ 2x + y + z = 0
3x + 2y − 2z = 0
2.29 Tìm hạng của các ma trận sau:
2 −1 3 −2 4
a. A = (4 −2 5 1 7)
2 −1 1 8 2
1 3 5 −1
b. B = (2 −1 −3 4)
5 1 −1 7
7 7 9 1
2.30 Xác định hạng của các ma trận sau tuỳ theo λ ∈ ℝ
3 1 1 4
a. A = ( λ 4 10 1)
1 7 17 3
2 2 4 3
1 λ −1 2
b. B = (2 −1 λ 5)
1 10 −6 1

Page 8
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

CHƯƠNG III: BỔ TÚC VỀ ĐẠI SỐ VECTƠ VÀ HÌNH HỌC GIẢI TÍCH (0 tiết)

Page 9
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

CHƯƠNG III: KHÔNG GIAN VECTƠ (6 tiết)


3.1 Kí hiệu ℝ+ là các tập số thực dương. Chứng tỏ tập (ℝ+ )n là một ℝ - không gian
vectơ đối với các phép toán xác định như sau:
Với x = (x1 , ..., xn ) ∈ (ℝ+ )n , y = (y1 , ..., yn ) ∈ (ℝ+ )n và α ∈ ℝ thì:
x + y = (x1 .y1 , x2 .y2 , ..., xn .yn );
αx = (x1 α , x2 α , ... ,xn α )
3.2 Giả sử V, V’ là các 𝕂 – không gian vectơ. Chứng minh rằng tập tích Đề các V×V’
cùng với các phép toán sau là một 𝕂 – không gian vectơ:
(x, x’) + (y, y’) = (x + y, x’ + y’);
α(x, x’) = (αx, αx’)
3.3 Trong tập E các dãy vô hạn các số thực, ta định nghĩa phép cộng các dãy và nhân một
số thực với một dãy như sau:
{un } + {vn } = {un + vn }
α{un } = {αun }
Chứng minh E là một ℝ - không gian vectơ đối với các phép toán trên.
3.4 Xét xem các tập con sau đây của không gian vectơ ℝ4 , tập nào là không gian con.
Nếu là không gian con, hãy các định một cơ sở và bù tuyến tính của nó:
A = {x = (x1 , x2 , x3 , x4 ) ∈ ℝ4 : x1 + x2 + x3 + x4 = 0};
B = {x = (x1 , x2 , x3 , x4 ) ∈ ℝ4 : x1 + x2 + x3 + x4 = 1};
C = {x = (x1 , x2 , x3 , x4 ) ∈ ℝ4 : x1 + x2 = x3 + x4 = 0};
3.5 Hỏi mỗi tập dưới đây là không gian con của ℝ3 hay không?
a. Các vectơ có dạng (a, 0, 0)
b. Các vectơ có dạng (a, 1, 1)
c. Các vectơ có dạng (a, b, c) với b = a + c
d. Các vectơ có dạng (a, b, c) với b = a + c + 1
3.6 Gọi 𝕄2 là tập các ma trận vuông cấp hai với phép cộng và nhân ma trận với một số
thực thông thường. Chứng minh rằng 𝕄2 là một không gian vectơ. Hỏi mỗi tập dưới
đây có là không gian vectơ con của 𝕄2 hay không:
𝑎 𝑏
a. Các ma trận có dạng ( ) trong đó a, b, c, d nguyên.
𝑐 𝑑
𝑎 𝑏
b. Các ma trận có dạng ( ) trong đó a + d = 0.
𝑐 𝑑
c. Các ma trận cấp 2 sao cho A = At .
d. Các ma trận cấp 2 sao cho detA = 0.

Page 10
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

3.7 Hỏi mỗi tập dưới đây có phải là không gian con của P3 không:
a. Các đa thức a0 + a1 x + a2 x 2 + a3 x 3 trong đó a0 = 0.
b. Các đa thức a0 + a1 x + a2 x 2 + a3 x 3 trong đó a0 + a1 + a2 + a3 = 0.
c. Các đa thức a0 + a1 x + a2 x 2 + a3 x 3 trong đó a0 , a1 , a2 , a3 là các số nguyên.
3.8 Hãy biểu diễn vectơ x thành tổ hợp tuyến tính của vectơ u, v, w:
a. x = (7, -2, 15); u = (2, 3, 5); v = (3, 7, 8); w = (1, -6, 1)
b. x = (0, 0, 0); u, v, w như a)
c. x = (1, 4, -7, 7); u = (4, 1, 3, -2); v = (1, 2, -3, 2); w = (16, 9, 1, -3)
d. x = (0, 0, 0, 0); u, v, w như c)
3.9 Hãy xác định λ sao cho x là tổ hợp tuyến tính của u, v, w:
a. u = (2, 3, 5), v = (3, 7, 8), w = (1, -6, 1), x = (7, -2, λ)
b. u = (4, 4, 3), v = (7, 2, 1), w = (4, 1, 6), x = (5, 9, λ)
c. u = (3, 4, 2), v = (6, 8, 7), x = (9, 12, λ)
d. u = (3, 2, 5), v = (2, 4, 7), w = (5, 6, λ), x = (1, 3, 5)
3.10 Mỗi họ vectơ dưới đây có sinh ra ℝ3 hay không:
a. v1 = (1, 1, 1), v2 = (2, 2, 0), v3 = (3, 0, 0)
b. v1 = (2, -1, 3), v2 = (4, 1, 2), v3 = (8, -1, 8)
c. v1 = (3, 1, 4), v2 = (2, -3, 5), v3 = (5, -2, 9), v4 = (1, 4, -1)
d. v1 = (1, 3, 3), v2 = (1, 3, 4), v3 = (1, 4, 3), v4 = (6, 2, 1)
3.11 Các tập sau đây là độc lập tuyến tính hay phụ thuộc tuyến tính:
a. u1 = (1, 2), u2 = (-3, -6) trong ℝ2
b. u1 = (2, 32), u2 = (-5, 8), u3 = (6, 1) trong ℝ2
c. p1 = 2 + 3x - x 2 và p2 = 6 + 9x – 3x 2 trong P2
1 3 −1 −3
d. A=( ) và B = ( ) trong 𝕄2
2 0 −2 0
3.12 Các tập dưới đây là độc lập tuyến tính hay phụ thuộc tuyến tính:
a. (1, 2, 3), (3, 6, 7) trong ℝ3
b. (4, -2, 6), (6, -3, 9) trong ℝ3
c. (2, -3, 1), (3, -1, 5), (1, -4, 3) trong ℝ3
d. (5, 4, 3), (3, 3, 2), (8, 1, 3) trong ℝ3
e. (4, -5, 2, 6), (2, -2, 1, 3), (6, -3, 3, 9), (4, -1, 5, 6) trong ℝ4
f. 2 – x + 4x 2 , 3 + 6x + 2x 2 , 1 + 10x - 4x 2 trong P2
g. 3 + x + x 2 , 2 – x + 5x 2 , 4 - 3x 2 trong P2
3.13 Tìm λ ∈ ℝ sao cho các vectơ sau phụ thuộc tuyến tính:
1 1 1 1 1 1
v1 = (λ, − , − ), v2 = (− , λ, − ), v3 = (− , − , λ)
2 2 2 2 2 2
3.14 Giả sử {f1 , ..., fn } là một hệ vectơ độc lập tuyến tính trong 𝕂 – không gian vectơ V.
a. Xét hệ vectơ:

Page 11
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

ui = fi + fi+1 , i = 1, ..., n-1


un = fn + f1
Chứng tỏ rằng hệ {u1 , ..., un } độc lập tuyến tính nếu n lẻ, phụ thuộc tuyến tính nếu n chẵn.
b. Với k cho trước 1 < k < n, xét hệ vectơ:
vi = fi , i = 1, ..., k
vi = ∑kj=1 fj + fi , i = k+1, ..., n
Chứng minh rằng hệ {v1 , ..., vn } độc lập tuyến tính.
3.15 Giải thích tại sao các tập sau không phải là cơ sở của không gian tương ứng:
a. u1 = (1, 2), u2 = (0, 3), u3 = (2, 7) đối với ℝ2 .
b. u1 = (-1, 3, 2), u2 = (6, 1, 1) đối với ℝ3 .
c. p1 = 1 + x + x 2 , p2 = x – 1 đối với P2 .
1 1 6 0 3 0 5 1 7 1
d. A=( ), B = ( ), C = ( ), D = ( ), E = ( ) trong 𝕄2
2 3 −1 4 1 7 4 2 2 9
3.16 Chứng minh các họ vectơ sau là cơ sở trong không gian tương ứng:
a. (2,1), (3, 0) trong ℝ2 .
b. (3, 1, -4), (2, 5, 6), (1, 4, 8) trong ℝ3 .
c. -4 + x + 3x 2 , 6 + 5x + 2x 2 , 8 + 4x + x 2 trong P2
3 6 0 −1 0 −8 1 0
d. ( ), ( ), ( ), ( ) trong 𝕄2 .
3 −6 −1 0 −12 −4 −1 2
3.17 Trong ℝ - không gian vectơ ℝ4 , tìm hạng của hệ vectơ sau:
a. u1 = (0, 0, 0, 0), u2 = (1, 0, -1, 3), u3 = (√3/3, 0, √3/3, √3)
b. u1 = (1, 2, 1, 3), u2 = (0, -1, 1, 3), u3 = (0, 0, 2, 6), u4 = (8, 7, 3, 9)
3.18 Xác định cơ sở của các không gian con của ℝ3 :
a. Mặt phẳng 3x – 2y + 5z = 0
b. Mặt phẳng x – y = 0
x = 2t
c. Đường thẳng { y = t
z = 4t
d. Các vectơ có dạng (a, b, c) trong đó b = a + c
3.19 Xác định số chiều và một cơ sở của không gian nghiệm của các hệ sau:
2x + y + 3z = 0
a. { x + 2y =0
y +z=0
x − 3y + z = 0
b. {2x − 6y + 2z = 0
3x − 9y + 3z = 0

Page 12
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

2x − 4y + z + t = 0
x − 5y + 2z =0
c. −2y − 2z − t = 0
x + 3y + t=0
{ x − 2y − z + t = 0
3.20 Xác định số chiều của các không gian con của ℝ4 :
a. Các vectơ có dạng (a, b, c, 0)
b. Các vectơ có dạng (a, b, c, d) trong đó d = a + b, c = a – b
c. Các vectơ có dạng (a, b, c, d) trong đó a = b = c = d
3.21 Tìm một cơ sở và số chiều của không gian con của ℝ4 sinh bởi các vectơ sau:
a. (1, 1, -4, -3), (2, 0, 2, -2), (2, -1, 3, 2)
b. (-1, 1, -2, 0), (3, 3, 6, 0), (9, 0, 0, 3)
c. (1, 1, 0, 0), (0, 0, 1, 1), (-2, 0, 2, 2), (0, -3, 0, 3)
d. (1, 0, 1, -2), (1, 1, 3, -2), (2, 1, 5, -1), (1, -1, 1, 4)
3.22 CMR {a1 , a2 , a3 } là một cơ sở của ℝ3 và tìm toạ độ của vectơ α trong cơ sở đó biết:
a. a1 = (2, 1, 1), a2 = (6, 2, 0), a3 = (7, 0, 7) và α = (15, 3, 1)
b. a1 = (0, 1, 1), a2 = (3, 2, 0), a3 = (1, 0, 1) và α = (2, 3, 0)
3.23 Tìm ma trận toạ độ và vectơ toạ độ của w đối với hệ cơ sở S sau:
a. u1 = (2, -4), u2 = (3, 8), w = (1, 1)
b. u1 = (1, 2, 3), u2 = (4, -5, 6), u3 = (7, -8, 9), w = (5, -12, 3)
c. u1 = 1, u2 = x, u3 = x 2 , w = 4 – 3x + x 2
−1 1 1 1 0 0 0 0 2 0
d. u1 = ( ), u2 = ( ), u3 = ( ), u3 = ( ), w = ( )
0 0 0 0 1 0 0 1 −1 3
3.24 Xét các cơ sở B = {u1 , u2 } và B’ = {v1 , v2 } của ℝ2 trong đó:
1 0 2 −3
u1 = ( ), u2 = ( ), v1 = ( ), v2 = ( )
0 1 1 4
a. Tìm ma trận chuyển từ cơ sở B sang cơ sở B’
b. Tính ma trận toạ độ [w]B , [w]B′ trong đó w = (3, -5).
c. Tìm ma trận chuyển cơ sở từ B’ sang B
3.25 Xét các cơ sở B = {u1 , u2 , u3 } và B’ = {v1 , v2 , v3 } của ℝ3 trong đó:
u1 = (-3, 0, -3), u2 = (-3, 2, 1), u3 = (1, 6, -1), v1 = (-6, -6, 0), v2 = (-2, -6, 4), v3 =(-2, -3, 7)
a. Tìm ma trận chuyển từ cơ sở B’ sang cơ sở B
b. Tính ma trận toạ độ [w]B , [w]B′ trong đó w = (-5, 8, -5).
c. Tìm ma trận chuyển cơ sở từ B’ sang B.
3.26 Xét các cơ sở B = {p1 , p2 } và B’ = {q1 , q2 } của P1 trong đó:
p1 = 6 + 3x, p2 = 10 + 2x, q1 = 2, q2 = 3 + 2x
a. Tìm ma trận chuyển từ cơ sở B’ sang cơ sở B

Page 13
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

b. Tính ma trận toạ độ [p]B , [p]B′ trong đó p = -4 + x


c. Tìm ma trận chuyển cơ sở từ B sang B’
3.27 Gọi V là không gian sinh bởi f1 = sinx và f2 = cosx
a. CMR g1 = 2sinx + cosx và g 2 = 3cosx tạo thành một cơ sở của V.
b. Tìm ma trận chuyển từ cơ sở B’ = {g1 , g 2 } sang B = {f1 , f2 }.
c. Tính ma trận toạ độ [h]B với h = 2sinx – 5cosx và suy ra [h]B′
d. Tìm ma trận chuyển từ cơ sở B sang B’

Page 14
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

CHƯƠNG IV: ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH. TRỊ RIÊNG VÀ VECTƠ RIÊNG (4 tiết)
4.1 Ánh xạ f: ℝ2 ⟶ ℝ2 dưới đây có phải là tuyến tính không:
a. f(x, y) = (2x, y)
b. f(x, y) = (x 2 , y)
c. f(x, y) = (y, x)
d. f(x, y) = (0, y)
e. f(x, y) = (x, y+1)
f. f(x, y) = (2x + y, x – y)
g. f(x, y) = (y, y)
3
h. f(x, y) = ( √𝑥 , 3√𝑦)
4.2 Ánh xạ f: ℝ3 ⟶ ℝ2 dưới đây có phải là tuyến tính không:
a. f(x, y, z) = (x, x + y + z)
b. f(x, y, z) = (0, 0)
c. f(x, y, z) = (1, 1)
d. f(x, y, z) = (2x + y, 3y – 4z)
4.3 Ánh xạ f: P2 ⟶ P2 dưới đây có phải là tuyến tính không:
a. f(a0 + a1 x + a2 x 2 ) = a0 + (a1 + a2 )x + (2a0 - 3a1 )x 2
b. f(a0 + a1 x + a2 x 2 ) = a0 + a1 (x + 1) + a2 (x + 1)2
c. f(a0 + a1 x + a2 x 2 ) = 0
d. f(a0 + a1 x + a2 x 2 ) = (a0 + 1) + a1 x + a2 x 2
4.4 Gọi 𝕄mxn là tập các ma trận cỡ mxn. Cho B là một ma trận cỡ 2 x 3 hoàn toàn xác
định. Chứng minh rằng ánh xạ T: 𝕄2x2 ⟶ 𝕄2x3 định nghĩa bởi T(A) = A.B là ánh xạ
tuyến tính.
4.5 Cho T: ℝ3 ⟶ ℝ2 là một ánh xạ ma trận và giả sử:
1 0 0
1 3 4
T((0)) = ( ), T((1)) = ( ), T((0)) = ( )
1 0 −7
0 0 1
a. Tìm ma trận của T
1
b. Tìm T((3)
8
x
c. Tìm T((y)
z
4.6 Cho T: ℝ2 ⟶ ℝ2 là một ánh xạ nhân với ma trận:
2 −1
( )
−8 4
a. Hỏi vectơ nào dưới đây thuộc Im(T)

Page 15
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

(1, -4), (5, 0), (-3, 12)


b. Vectơ nào dưới đây thuộc Ker(T)
(5, 10), (3, 2), (1, 1)
c. Tìm số chiều của Ker(T), Im(T)
4.7 Xét ánh xạ T: ℝ[x] ⟶ ℝ[x] xác định bởi T(p(x)) = p’(x). Chứng minhT là một ánh xạ
tuyến tính trong không gian các đa thức R[x]. Hãy xác định KerT và ImT.
4.8 Cho ánh xạ tuyến tính T: P2 ⟶ P3 xác định bởi T(p(x)) = xp(x).
a. Hỏi phần tử nào thuộc Ker(T): x 2 , 0, 1 + x
b. Phần tử nào thuộc Im(T): x + x 2 , 1 + x, 3 - x 2
4.9 V là một không gian vectơ, cho T: V ⟶ V xác định bởi T(v) = 3v.
a. Tìm Ker(T)
b. Tìm Im(T)
4.10 Giả sử f: ℝ3 ⟶ ℝ3 là phép biến đổi tuyến tính đối với cơ sở chính tắc có ma trận:
1 2 −1
A = (2 −3 2 )
1 −5 3
Tìm một cơ sở của không gian con Kerf và Imf
4.11 V là không gian n chiều. Tìm hạng của ánh xạ tuyến tính T: V ⟶ V xác định bởi:
a. T(x) = x; b. T(x) = θ c. T(x) = 3x
3 3
4.12 Xét ánh xạ T: ℝ ⟶ ℝ xác định bởi: với x = (x1 , x2 , x3 ) thì
T(x) = (x1 + x2 + x3 , x1 - x2 , 2x1 + x2 )
a. CMR T là ánh xạ tuyến tính
b. Tính dimImT và dimKerT
4.13 Tìm ánh xạ tuyến tính T: P2 ⟶ P2 xác định bởi: T(1) = 1 + x, T(x) = 3 - x 2 , T(x 2 ) = 4
+ 2x - 3x 2 . Tính T(2 – 2x + 3x 2 )
4.14 Tính dim(Ker(T)) trong đó:
a. T: ℝ5 ⟶ ℝ7 có hạng 3
b. T: P4 ⟶ P3 có hạng 1
c. Im của T: ℝ6 ⟶ ℝ3 là ℝ3
d. T: 𝕄2 ⟶ 𝕄2 có hạng 3
4.15 Tìm ma trận chính tắc của mỗi toán tử tuyến tính sau:
a. T(x1 , x2 ) = (2x1 - x2 , x1 + x2 )
b. T(x1 , x2 ) = (x1 , x2 )
c. T(x1 , x2 , x3 ) = (x1 + 2x2 + x3 , x1 + 5x2 , x3 )
d. T(x1 , x2 , x3 ) = (4x1 , 7x2 , −8x3 )
4.16 Tìm ma trận của ánh xạ tuyến tính T: P2 ⟶ P1 xác định bởi:
T(a0 + a1 x + a2 x 2 ) = (a0 + a1 ) – (2a1 + 3a2 )x
đối với các cơ sở chính tắc trong P2 và P1 .

Page 16
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

4.17 Cho T: ℝ2 ⟶ ℝ3 xác định bởi


T(x1 , x2 ) = (x1 + 2x2 , -x1 , 0)
a. Tìm ma trận của T đối với các cơ sở B = {u1 , u2 } trong ℝ2 và B’ = {v1 , v2 , v3 } trong
ℝ3 :
u1 = (1, 3), u2 = (-2, 3)
v1 = (1, 1, 1), v2 = (2, 2, 0), v3 (3, 0 ,0)
b. Dùng ma trận thu được ở a) để tính T(8, 3)
4.18 Giả sử E là một Q – không gian vectơ hai chiều. B = {e1 , e2 } là một cơ sở của E.
a. Chứng minh B’ = {e′1 , e′2 } với e′1 = e1 + e2 , e′2 = e1 - e2 là một cơ sở của E
b. Tìm ma trận chuyển P từ cơ sở B sang cơ sở B’ và ma trận chuyển P’ từ cơ sở B’
sang B.
1 2
c. Giả sử M = ( ) là ma trận của phép biến đổi tuyến tính f đối với cơ sở B. Hãy
3 −1
tìm ma trận của f đối với cơ sở B’
4.19 Tìm các giá trị riêng và vectơ riêng của ma trận:
3 0
a. ( )
8 −1
4 −5 2
b. (5 −7 3)
6 −9 4
1 −3 4
c. (4 −7 8)
6 −7 7
4.20 Cho tự đồng cấu f của ℝ3 trong cơ sở chính tắc có ma trận:
8 −1 −5
A = (−2 3 1)
4 1 −1
Tìm các giá trị riêng và vectơ riêng của f.
4.21 Cho T: P2 ⟶ P2 xác định bởi:
T(a0 + a1 x + a2 x 2 ) = (5a0 + 6a1 + 2a2 ) – (a1 + 8a2 )x + (a0 - 2a2 )x 2
Tìm giá trị riêng và cơ sở của không gian riêng của T.
4.22 Chứng minh rằng các ma trận sau không chéo hoá được:
2 0
a. ( )
1 2
2 −3
b. ( )
1 −1
3 0 0
c. ( 0 2 0)
0 1 2

Page 17
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

−1 0 1
d. (−1 3 0)
−4 13 −1
4.23 Chéo hoá các ma trận sau:
0 1 0
a. A = ( 1 0 1)
0 1 0
11 −5 5
b. B = (−5 3 −3)
5 −3 3
4.24 Tìm ma trận P làm chéo hoá A và xác định P −1 AP
−14 12
a. A=( )
−20 17
1 0 0
b. A = ( 0 1 1)
0 1 1
a b
4.25 Cho A = ( ). CMR
c d
a. A chéo hoá được nếu (a − d)2 + 4bc > 0
b. A không chéo hoá được nếu (a − d)2 + 4bc < 0
1 3 0
4.26 Cho ma trận A = (3 −2 1 )
0 −1 −1
Tìm ma trận khả nghịch T sao cho ma trận B = T −1 AT là ma trận đường chéo.

Page 18
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

CHƯƠNG V: DẠNG SONG TUYẾN TÍNH VÀ DẠNG TOÀN PHƯƠNG. KHÔNG


GIAN EUCLID (6 tiết)
5.1 Tính tích vô hướng Euclid trong ℝ2 :
a. u = (2, -1), v = (-1, 3)
b. u = (0, 0), v = (7, 2)
5.2 Với hai ma trận trong 𝕄2 :
u1 u2 v1 v2
u = (u u ), v = (v v )
3 4 3 4
a. Hãy chứng minh rằng biểu thức <u, v> = u1 .v1 + u2 .v2 + u3 .v3 + u4 .v4 là một tích
−1 2 1 0
vô hướng. Áp dụng để tính u = ( ), v = ( ) và kiểm tra lại bất đẳng thức
6 1 3 3
Cauchy – Schwarz
2 1
b. Cho A = ( ). Hỏi trong các ma trận sau, ma trận nào trực giao với A?
−1 3
−3 0 1 1 0 0 2 1
( ), ( ), ( ), ( )
0 2 0 −1 0 0 5 2
5.3 Với p và q thuộc P2
p = a0 + a1 x + a2 x 2 , q = b0 + b1 x + b2 x 2
a. CMR: <p, q> = a0 b0 + a1 b1 + a2 b2 là một tích vô hướng trên P2
b. Áp dụng để tính tích vô hướng của: p = -1 + 2x + x 2 , q = 2 - 4x 2
c. Kiểm tra bất đẳng thức Cauchy – Schwarz
5.4 Với tích vô hướng Euclid trong ℝ3 , hãy xác định k để u và v trực giao:
a. u = (2, 1, 3), v = (1, 7, k)
b. u = (k, k, 1), v = (k, 5, 6)
5.5 Với tích vô hướng Euclid trong ℝ4 , hãy tìm hai vectơ có chuẩn bằng 1 và trực giao
với các vectơ sau:
u = (2, 1, -4, 0), v = (-1, -1, 2, 2), w = (3, 2, 5, 4)
5.6 Xét không gian C[0, π] là tập các hàm số liên tục trên [0, π] với tích vô hướng:
π
<f, g> = ∫0 𝑓 (𝑥)𝑔(𝑥)𝑑𝑥
và xét các hàm số fn (x) = cosnx, n = 0, 1, 2, ...
Chứng minh rằng fk và fl trực giao với nhau nếu k ≠ l
5.7 Chứng minh rằng họ sau là một họ trực giao trong ℝ4 với tích vô hướng Euclid
u1 = (1, 0, 0, 1), u2 = (-1, 0, 2, 1), u3 = (2, 3, 2, -2), u4 = (-1, 2, -1, 1)
5.8 Áp dụng trực giao hoá Gram – Schmidt để biến cơ sở sau đây thành trực chuẩn:
a. u1 = (1, -3), u2 = (2, 2)
b. u1 = (1, 0), u2 = (3, -5)
c. u1 = (1, 1, 1), u2 = (-1, 1, 0), u3 = (1, 2, 1)
d. u1 = (1, 0, 1), u2 = (3, 7, -2), u3 = (0, 4, 1)

Page 19
Bài tập Toán cao cấp A3 BMT

5.9 Trong ℝ3 xét tích vô hướng Euclid. Hãy tìm một cơ sở trực chuẩn trong không gian
con sinh bởi các vectơ (0, 1, 2) và (-1, 0, 1).
5.10 Trong không gian ℝ3 xét tích vô hướng <u, v> = u1 v1 + 2u2 v2 + 3u3 v3 . Hãy áp dụng
trực giao hoá Gram – Schmidt để biến:
x1 = (1, 1, 1), x2 = (1, 1, 0), x3 = (1, 0, 0) thành một cơ sở trực chuẩn.
5.11 Trong những dạng toàn phương sau, dạng nào là xác định dương, dạng nào là xác
định âm:
a. x1 2 - x2 2 + 5x3 2 - 6x1 x2 - 2x2 x3
b. 3x1 2 + 2x2 2 +5x3 2 - 4x1 x2 + 2x1 x3
5.12 Với những giá trị nào của λ thì dạng toàn phương trên ℝ3 sau xác định dương:
ω(x) = λx1 2 + 6x2 2 + (λ – 2)x3 2 + 4x1 x2 với x = (x1 , x2 , x3 )
5.13 Dùng phương pháp Jacobi đưa các dạng toàn phương sau về dạng chính tắc:
a. x1 2 + x2 2 + x3 2 + 4x1 x2 + 4x1 x3 + 4x2 x3
b. x1 2 + x2 2 + 5x3 2 - 6x1 x2 - 2x1 x3 + 2x2 x3
5.14 Dùng phương pháp Lagrange đưa các dạng toàn phương sau về dạng chính tắc:
a. x1 2 + x2 2 + 3x3 2 + 4x1 x2 + 2x1 x3 + 2x2 x3
b. x1 2 - 2x2 2 + x3 2 + 2x1 x2 + 4x1 x3 + 2x2 x3
c. x1 2 - 3x3 2 - 2x1 x2 + 2x1 x3 - 6x2 x3
5.15 Tìm phép biến đổi tuyến tính để đưa mỗi dạng toàn phương dưới đây về dạng chính
tắc và cho biết dạng chính tắc đó:
a. x1 2 + 5x2 2 - 4x3 2 + 2x1 x2 - 4x1 x3
b. 4x1 2 + x2 2 + x3 2 - 4x1 x2 + 4x1 x3 - 3x2 x3
c. x1 x2 + x1 x3 + x2 x3
d. 2x1 2 + 18x2 2 + 8x3 2 - 12x1 x2 + 8x1 x3 - 27x2 x3
e. −12x1 2 - 3x2 2 - 12x3 2 + 12x1 x2 - 24x1 x3 + 8x2 x3
5.16 Trong không gian Euclid ℝ3 dạng toàn phương ω đối với cơ sở chính tắc có biểu thức
toạ độ:
ω(x) = 6x1 2 + 5x2 2 + 7x3 2 - 4x1 x2 + 4x1 x3
Tìm một cơ sở trực chuẩn của ℝ3 là cơ sở chính tắc của ω. Viết dạng chính tắc của ω
ứng với cơ sở chính tắc đó.

Page 20

You might also like