You are on page 1of 3

Sở GD&ĐT Tỉnh BRVT HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Môn: VẬT LÍ - LỚP 10


Năm học: 2022 - 2023
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

STT Nội Đơn vị kiến thức Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng số
dung thức câu
kiến Nhận Thông Vận Vận
thức biết hiểu dụng dung
cao
1 Mở 1.1 Làm quen với Vật lý 1 1 2
đầu
1.2 Các quy tắc an toàn trong 1 1 2
thực hành Vật lý
1.3 Thực hành tính sai số trong 1 1 2
phép đo
2 Động 2.1. Ðộ dịch chuyển 1 1 2
học và quãng đuờng đi
2.2 Vận tốc và tốc độ 1 1 2
2.3 Công thức cộng vận tốc. 1 1
2.4 Chuyển động thẳng biến đổi 1 1 1 1 4
đều.
2.5 Rơi tự do 1 1
Tổng số câu 5 6 4 1 16
Điểm 1.25 1.5 1.0 0.25 4
Tỉ lệ 12.5 15.0 10.0 2.5 40
điểm(%)

II. TỰ LUẬN (6 điểm)


Câu 1: Đồ thị v-t của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 2: Chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 3: Rơi tự do.
ĐỀ MINH HỌA
(thời gian làm bài – 50 phút)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Môn học nào được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ ?
A.Toán học. B. Vật lí. C. Hóa học. D. Sinh học.
Câu 2. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
Câu 3. Chọn đáp án sai. Cần tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành nhằm mục đích:
A. Tạo ra nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận
B. Hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,…
C. Tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn.
D. Chống cháy, nổ.

Câu 4. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nơi nguy hiểm về điện B. Lưu ý cẩn thận
C. Cẩn thận sét đánh D. Cảnh báo tia laser
Câu 5. Loại sai số do chính đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ gây ra gọi là
A.sai số hệ thống. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số tỉ đối. D.sai số tuyệt đối.
Câu 6. Gọi A là giá trị trung bình, A là sai số dụng cụ,  A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số
tuyệt đối của phép đo. Sai số tỉ đối của phép đo là
A A  A A
A. A  .100% . B. A  .100% . C. A  .100% . D. A  .100% .
A A A A
Câu 7. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được,
không phải của độ dịch chuyển? Đối với một vật chuyển động (không phải vật đứng yên) thì quãng
A. Có phương và chiều xác định. đường luôn có giá trị dương (khác 0).
B. Có đơn vị đo là mét.
Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, có phương chiều xác định, có
C. Không thể có độ lớn bằng 0. thể có giá trị âm, dương hoặc bằng 0.
D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 8. Bạn A đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía Đông. Đến bến xe, bạn lên
xe bus đi tiếp 8 km về phía Nam. Độ dịch chuyển tổng hợp của bạn A có độ lớn là
A. 10 km. B. 2 km. C. 14 km. D. 8 km.
Câu 9. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với tốc độ 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với tốc độ 40
km/h. Tốc độ trung bình của xe là
A. 34 km/h. B. 35 km/h. C. 30 km/h. D. 40 km/h.
Câu 10. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động?
A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.
B. Có đơn vị là km/h.
Vận tốc là đại lượng vectơ, có phương, chiều xác định.
C. Không thể có độ lớn bằng 0. Tốc độ là đại lượng đại số.
D. Có phương xác định.
Câu 11. Một người đang ở phía Tây của một cái hồ và muốn bơi ngang qua để đến vị trí ở phía
Đông, đối diện với vị trí xuất phát của mình. Người này có thể bơi với tốc độ 1,9 m/s khi nước hồ
lặng. Biết rằng lá cây trôi trên mặt nước hồ được 4,2 m về hướng Nam trong 5 s. Người này sẽ
phải bơi theo hướng nào để đến vị trí đối diện trực tiếp với vị trí của anh ta?
A. hướng Đông – Bắc và hướng bơi hợp với hướng Đông góc 770.
B. hướng Đông – Bắc và hướng bơi hợp với hướng Đông góc 230.
C. hướng Đông – Bắc và hướng bơi hợp với hướng Đông góc 260.
D. hướng Đông – Bắc và hướng bơi hợp với hướng Đông góc 640.
Câu 12. Đơn vị của gia tốc trong chuyển động biến đổi có đơn vị là
A. m.s2. B. m/s. C. m/s2. D. m.s.
Câu 13. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. chỉ có chiều không đổi.
Gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng
B. chỉ có độ lớn không đổi. vectơ có phương, chiều và độ lớn không đổi theo thời gian.
C. tăng đều theo thời gian.
D. có chiều và độ lớn không đổi.
Câu 14. Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 25 m/s thì chạy chậm dần. Sau 10 s vận tốc của ô tô
chỉ còn 10 m/s. Gia tốc của ô tô là
A. –1,5 m/s2. B. 1,5 m/s2. C. 3,5 m/s2. D. –3,5 m/s2.
Câu 15. Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng Đông thì chạm vào tường
chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng Tây. Chọn chiều dương theo hướng Đông. Độ
thay đổi vận tốc của quả bóng có giá trị
A. 10 m/s. B. – 10 m/s. C. 40 m/s. D. – 40 m/s.
Câu 16. Ðặc điểm nào duới dây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống duới.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần dều. - Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo
phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
- Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2 tự do với cùng gia tốc g.
Công thức của sự rơi tự do:
v = g.t^2
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Bảng số liệu dưới đây ghi lại sự thay đổi vận tốc theo thời gian của một ô tô chạy trên một
đường thẳng:
Vận tốc v (m/s) 0 20 20 20 0
Thời gian t (s) 0 10 20 30 50

a. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động (biết trong 10 giây đầu tốc độ tăng đều, trong 20
giây tiếp theo tốc độ không đổi và trong 20 giây cuối tốc độ giảm đều).
b. Tính gia tốc của ô tô trong 10 s đầu.
c. Tính gia tốc của ô tô trong 10 s cuối.
d. Tính quãng đường ô tô đi được trong 50 giây kể từ thời điểm t = 0.
Câu 2:
a. Người đi xe máy trong hình đang chuyển động với vận tốc
10 m/s thì nhìn thấy một chú chó ở phía trước. Để không va
vào chú chó, người ấy phanh xe. Biết độ dài vết phanh xe là
5,0 m. Tính gia tốc của người ấy?
ĐS: -10 (m/s2)
b. Một vật nhỏ chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường thẳng AB. Vật qua A với vận tốc vA
= 2 (m/s), vật qua B với vận tốc vB = 12(m/s). Vật qua trung điểm M của đoạn AB với vận tốc
bằng bao nhiêu?
Câu 3: Một người thả một hòn bi từ trên cao xuống đất và đo được thời gian rơi là 4 (s). Bỏ qua
sức cản của không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính:
a. Độ lớn vận tốc của hòn bi ngay trước khi chạm đất.
b. Tính quãng đường hòn bi rơi được trong 0,5(s) cuối trước khi chạm đất.

You might also like