You are on page 1of 4

Chiếc lược ngà

Trong tác phẩm ''Chiếc lược ngà'' của nhà văn Nguyễn Quang Sáng,chi tiết tình
cảm cha con sâu nặng cảm động trong cảnh chia tay đã để lại cho người đọc nhiều
cảm xúc.Thật vậy,khi mọi người chia tay ông Sáu,con bé tủi thân đứng tựa
cửa.Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Quang Sáng,tâm lí của bé Thu được thể
hiện qua đôi mắt:''Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.'' hết.Sau
khoảnh khắc ''xôn xao'' đấy bé Thu đã có những giây phút thể hiện tình cha con sâu
sắc mãnh liệt:tiếng''Ba…a…a…ba!'' như xé tan bầu không khí im lặng lúc đó-đó là
tình cảm dồn nén suốt 8 năm trời với biết bao năm với biết bao nhớ nhung mong
mỏi.Đó là tiếng gọi đầu tiên và duy nhất và cuối cùng đã được cất lên đầy nức
nở,tiếng''ba'' thiêng liêng đó như muốn níu kéo ba ở lại với nó.Không chỉ vậy,tình
cha con còn được thể hiện qua hành động vồ vập của bé Thu:''nhanh như một con
sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó".Đó cũng là những tình cảm
chân thành nghẹn ngào và đầy xúc động được kìm nén trong một khoảng thời gian
dài.Nhưng có lẽ xúc động nhất vẫn là giây phút nó ''hôn ba nó cùng khắp...nó
nữa''.Bằng biện phép liệt kê hàng loạt các động từ nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã
miêu tả tình cảm cha con vẫn luôn thường trực cho lòng bé Thu.Đó là những hành
động có phần tham lam nhưng thực sự chân thực khi nó như muốn mở căng tất cả
các gian quan,dang rộng vòng tay để nhận cha,nó làm vậy để níu kéo sợ ba sẽ đi
mất.Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã nhấn mạnh vào chi tiết''Nó hôn cả vết thẹo dài
bên má của ba nó nữa''.Hành động này như một sự chuộc lỗi phần nào xoa dị đi nỗi
đau chia cắt tình cha con,đó con là hành động mở nút tác phẩm:xoá bỏ mâu thuẫn
cha con và sự nhận cha của bé Thu.''Vết thẹo'' bên má ông Sáu là vết thương do
chiến tranh,hành động ''hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa'' như là niềm tự
hào,niềm kiêu hãnh về người cha là một người chiến sĩ quả cảm.Tình phụ tử lúc
này không thể không nói đến vào bây giờ.Tác giả muốn ngợi ca tình phụ tử luôn có
sức mạnh chiến thắng mọi thế lực,từ đó tác giả muôn ngợi ca tình cảm gia đình hoà
quyện trong chiến tranh.Có lẽ tình cảm gia đình luôn là thứ sức mạnh để con người
vượt qua khó khăn,giới hạn.

Trong tác phẩm ''Chiếc lược ngà'' của nhà văn Võ Quang Sáng đã thể hiện cho
người đọc tình yêu con của ông Sáu với bé Thu .Trước hết,tình yêu thương con của
ông Sáu được thể hiện qua niềm vui sướng khi tìm thấy ngà voi.Thật vậy khi ở
chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng ông vẫn cố làm bằng được chiếc
lược ngà vì đã hứa tặng con chiếc lược nhưng trong thâm tâm ông vẫn luôn day dứt
ân hận vì đã lỡ đánh con do đó bao nhớ mong ông dồn cả vào chiếc lược.Không
chỉ vậy trong một buổi mưa rừng ông hớt hải chạy về trên tau cùng với chiếc lược
ngà,cảm thấy ''hớn hở như một đứa trẻ đói quà''.Nhà văn đã so sánh đầy tinh tế
mộc mạc như để nhấn mạnh thêm vào niềm vui sự sung sướng của ông.Chiếc lước
đối với ông không khác gì một báu vật vô giá trị và gieo trong lòng chúng ta niềm
tin về sức mạnh của tình yêu thương có thể chiến thắng trong chiến tranh vượt qua
những sự chết chóc.Không chỉ vậy tình yêu ấy còn được thể hiện trong sự cẩn
trọng tâm huyết khi ông làm cây lược.Ông ''cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công
như người thợ bạc'' để dành tặng cho bé Thu sự cẩn thận của ông được nhà văn so
sánh với ''người thợ bạc'' đã càng tô đậm những tâm tư tình cảm nỗi nhớ thương
của ông dành cho người con bé bỏng.Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã biến ông
Sáu trở thành người nghệ sĩ cùng với kiệt tác của mình là chiếc lược ngà,đó còn là
biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng.Không chỉ vậy tình yêu con của ông Sáu
còn hoạ quyện với tình yêu tổ quốc.Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức
trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông. Ông đưa
chiếc lược cho Ba - một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối
rằng: "Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu''. Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái
nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn ông qua đó. Tình cha con đầy
thiêng liêng, cao quý trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống
và cái chết. Khi bác Ba nhận lời thì ông mới nhắm mắt.Qua phân tích trên,Nguyễn
Quang Sáng đã miêu tả tài tình của nhà văn ông Sáu tiêu biểu cho những gì đẹp
nhất của tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le khốc liệt của chiến tranh.Ôi!thật xúc
động làm sao! Khởi ngữ trong câu:Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức
trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông
TP khởi ngữ:Trong giờ phút cuối cùng

Làng
(1)Trong tác phẩm bất hủ “Làng” của nhà văn Kim Lân, có một tình huống sáng
tạo và bất ngờ, bộc lộ rất rõ những cung bậc tâm trạng của nhân vật chính: chi tiết
ông Hai nghe tin làng được minh oan. (2) Sự cải chính của làng chính là một bước
ngoặt của cốt truyện: nhận được tin ông Hai như sống lại, nỗi đau khổ, tủi nhục, bế
tắc, tuyệt vọng đè nặng trong lòng ông này đột nhiên tiêu tan rất nhanh, nhường
chỗ cho niềm vui sướng, hả hê đến tột cùng. (3) Niềm vui từ trong lòng ồ ạt tràn ra
bên ngoài, đầy ắp trên nét mặt ông: “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui hẳn
lên”, “mồm bỏm bẻm nhai trâu”; “cặp mắt hung hung đỏ hấp háy”, thật khác với
những cái sững sờ, hốt hoảng, nghẹn giọng, khó thở ở đầu câu chuyện. (4) Ông lại
còn khao các con bánh rán đường - thứ bánh khá “xa xỉ” thời đó – như muốn chia
sẻ niềm vui cho lũ con, lũ con mà ông đã từng đau đớn nghĩ: “Chúng nó cũng là trẻ
con làng Việt gian đấy ư?” (5) Niềm vui còn đưa ông trở lại thói quen rất đáng yêu
của mình: rất hay khoe – ông khoe về làng, về cái sinh phần, về con đường lát
gạch..., nhưng từ khi làng ông bị nghi là Việt gian theo Tây, bao tự hào về làng
trong lòng ông đều xẹp xuống dồn nén cùng sự tủi nhục. (6) Dù vậy, giờ đây khi
làng Chợ Dầu của ông đã được cải chính, lòng tự hào kiêu hãnh trong lòng ông lại
cháy lên và ông lại đi khoe hết người này đến người khác, chạy từ nhà dưới lên nhà
trên với cái vẻ “lật đật” ra chừng vội lắm – có lẽ ông nóng ruột lan truyền cái tin ấy
quá. (7) Ông khoe, những câu nói đầu tiên không phải về cái làng, mà là về cái
nhà: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ làng em vừa lên cải
chính...” (8) Câu nó ấy, thoạt đầu rất lạ, nhưng ngẫm kĩ thì quả thật là hợp lí: cái
nhà là đầu cơ nghiệp, là mồ hôi nước mắt, là bao công sức lao động, là nơi ở thân
thương mà nếu mất đi thì chắc phải tiếc đến đứt ruột. (9) Nhưng không, ông Hai lại
tỏ ra khá thờ ơ với mất mát ấy – cái sự thờ ơ đến bất thường lại hòa bình thường
nếu đặt vào trong hoàn cảnh éo le của ông: làng Chợ Dầu theo giặc. (10) Nhà ông
bị Tây đốt .(11)Ây chính là một bằng chứng hùng hồn chứng minh cho sự trong
sạch của làng Chợ Dầu, một sự rửa nhục cho cái làng mà ông yêu thương, tự hào
hết mực, một lối thoát cho gia đình và bản thân ông... (12) Ông vui lắm, cả lời nói
của ông, dù sai bét, nhưng vẫn ánh lên niềm vui thích có phần trẻ con của một
người nông dân: “Toàn là sai sự mục đích cả!” (13) Làng cải chính, sự tủi hờn như
cục đá đè nặng nay đã được nhấc đi, danh dự của làng Chợ Dầu, cái “tinh thần”
của ngôi làng vẫn vẹn nguyên sau bao sóng gió thì làm sao mà ông Hai không hả
hê cho được? (14) Yêu làng, ông Hai cũng yêu làng nhưng tình yêu đất nước, yêu
cách mạng được đặt nặng hơn, bao trùm lấy tình yêu làng: từ một nông dân yêu
làng, ông Hai đã trở thành một công dân yêu nước. (15)Ôi!nhân vậy ông Hai thật
cảm động làm sao!(15) Có thể nói, chỉ qua một chi tiết cuối câu chuyện, tác giả
Kim Lân đã thể hiện cái tài khắc họa tâm lí nhân vật thật tài tình, sắc sảo.

Trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân,tác giả đã cho người đọc thấy được
tình cảm sâu nặng của nhân vật ông Hai đối với làng quê đất nước với cuộc kháng
chiến.Thật vậy,ông Hai đã rơi vào trạng thái đau đớn mâu thuẫn giằng xé.Khi nghe
tin làng Chợ Giầu theo giặc ông chỉ ''ru rú'' đã thể hiện nỗi niềm tủi thẹn,nhục nhã
khi mang tiếng Việt gian bán nước nhưng cũng là sự sợ hãi coi thường.Không chỉ
vậy,những lúc buồn khổ ông lão thường ôm đứa con út vào lòng trò chuyện với nó
như để giải toả nhưng hoá ra thằng Húc lại chính là phân thân của chính ông khi
ông nói với nó như tựa vấn lòng mình câu trả lời của nó đã khẳng định lòng trung
thành của ông với Cách Mạng.Bằng việc sử dụng hình ảnh ''nước mắt ông lão giàn
ra, chảy ròng ròng trên hai má'' thật xúc động.Ôi!Hình ảnh này thật xúc động.Từ
láy ''ròng ròng'' đã miêu tả bao cay đắng tủi nhục đau đớn,tuyệt vọng.Nhưng đó là
giọt nước mắt của lòng tự trọng của nước cao.Không chỉ vậy,sau tinh thần đau đớn
người đọc nhận ra ông Hai có niềm tin và sự trung thành với Cách Mạng.Trong
cuộc đối của ông Hai với Húc ông đã hỏi con về nguồn gốc cội nguồn cũng như
gốc gác làng Chợ Dầu.Những câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé,riêng
đến chung từ những vấn đề cá nhân đến sự mong mỏi của cả dân tộc.Cuối cùng hai
bố con ông khẳng định:''Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm''.Câu nói vang lên
như niềm tin chân thành sâu sắc của ông dành cho Cách Mạng.Không chỉ vậy,lòng
tin ở Cụ Hồ còn được thể hiện qua những lời văn,lời văn mộc mạc nhưng thấm
đẫm tình cảm vâng lên như lời thề sắt đá đến cả cái chết cũng không làm ông.Qua
ngòi bút của Kim Lân với nghệ thuật sáng tạo thử thách tâm lí của nhân vật đã cho
người đọc thấy sự phát triển trong nhận thức của nông dân.Tình yêu làng là cơ sở
tình yên nước hoà quyện tình yêu nước.Qua đó,qua ngôn ngữ bậc thầy của Kim
Lân ông Hai hiện lên là người yêu nước cũng như tiêu biểu cho hình ảnh người
nông dân kháng chiến chống Pháp

You might also like