You are on page 1of 502

SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

TỔNG QUAN VỀ TẾ BÀO:


CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG

Giảng viên: Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Essential Cell Biology (tái bản lần 4, 2014);
Viết bởi Albert, Bray, Hopkin và cộng sự., …,
Chương 1
• Sinh học đại cương (tái bản lần 2, 2011); Cao
Văn Thu, NXB Giáo dục Việt Nam
NỘI DUNG CHÍNH
1. TỔNG QUAN VỀ TẾ BÀO VÀ HỌC THUYẾT TẾ BÀO
2. HAI LOẠI TẾ BÀO VÀ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC
3. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO
4. KÍNH HIỂN VI
• Đơn vị sống nhỏ nhất
1/ TỔNG QUAN VỀ TẾ BÀO • Hầu hết có kích thước hiển vi
VÀ HỌC THUYẾT TẾ BÀO • Rất đa dạng về mặt hình thái và chức năng
Sự khám phá
ra tế bào

Robert Hooke - 1665


– Quan sát 1 mảnh nút bần
dưới kính hiển vi phức
hợp đơn giản (độ phóng
đại 30x đến 50x)
– Quan sát thấy “row of
empty boxes”
– Đặt tên là “cell” (“tế bào”)
Anton van Leeuwenhoek - 1674

- Chế tạo kính hiển vi có


độ phóng đại lên đến
300 lần
- Quan sát các sinh vật
sống (vi khuẩn, tinh
trùng, các tế bào
máu…)

Microbiol. Mol. Biol. Rev.December 2007 vol. 71 no.


4653-670. Oral bacteria observed by Anton van
Leeuwenhoek and their contemporary equivalents
Matthias Schleiden, 1839:
Phát biểu rằng mỗi thành phần cấu trúc của 1 thực vật
được tạo ra từ tế bào hoặc các sản phẩm của tế bào.

Theodor Schwann, 1839:


Phát biểu rằng cùng với thực vật, động vật cũng được
cấu tạo từ tế bào hoặc những sản phẩm của tế bào

Rudolf Virchow, 1855:


Phát biểu rằng tất cả các tế bào đều được sinh ra từ
những tế bào tồn tại trước đó.
Ba cấu phần của học thuyết tế bào:
1. Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào
2. Tế bào là đơn vị cơ bản nhất của sự sống
3. Tất cả các tế bào đều được sinh ra từ những tế bào trước đó

Phiên bản hiện đại của học thuyết tế bào:


Phiên bản hiện đại của học thuyết tế bào bao gồm các ý sau:
1. Dòng chảy năng lượng xảy ra trong các tế bào.
2. Thông tin di truyền (DNA) được truyền từ tế bào sang tế bào.
3. Tất cả các tế bào đều có chung thành phần hóa học cơ bản
2. HAI LOẠI TẾ BÀO VÀ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN
TRÁI ĐẤT
Phân loại sinh học
Hệ thống phân loại hiện chia sự sống thành 3
vực (doain) và 6 giới (kingdomts)
Kingdom (giới): Animalia

Phylum (ngành): Chordata

Class (lớp): Mammalia

Order (bộ): Primates

Family (họ): Hominidae

Tribe (tộc): Hominini

Genus (giống): Homo


Species (loài): H. sapiens

Ước tính có khoảng 8.7 triệu loài trên trái


đất (dao động từ 2 – 10 triệu loài)
Mặc dù sự đa dạng của các sinh vật, chỉ có 2 loại tế bào: tế bào
Prokaryotic (nhân sơ) và tế bào Eukaryotic (nhân thực)
Giống nhau
• Màng tế bào chất (Plasma membrane): màng bao quanh tế
bào
• Tế bào chất (cytoplasm) – các thành phần tế bào nằm trong 1
dịch đặc
• Trung tâm kiểm soát với DNA

Khác nhau
• Có các bào quan với màng bao bọc (bao gồm nhân)
Vực vi khuẩn (Domain bacteria)
bao gồm các prokaryotes nằm
trong giới vi khuẩn.

• Là một trong những nhóm


lớn nhất trên trái đất
• Được phân loại theo hình
dạng, nhu cầu sử dụng
oxy, và bệnh mà chúng gây
Vực vi khuẩn cổ (Domain Archaea)
bao gồm các prokaryotes nằm trong giới vi khuẩn cổ

 Vách tế bào có bản chất hóa học


khác với vi khuẩn (không có
peptidoglycan mà có
pseudomurein, carbohydrates
phức hoặc protein-
glycoproteins)
 Phát hiện và phân loại dựa Suối nước nóng Grand Prismatic tại
công viên quốc gia Yellowstone. Hình
nhiều vào sử dụng rRNA ảnh cho thấy hơi nóng bốc lên từ vùng
 Sống được trong các điều kiện nước xanh biếc được bao quanh bởi
một lượng khổng lồ vi khuẩn cổ (màu
môi trường rất khắc nghiệt nâu)
Vực sinh vật nhân chuẩn (domain Eukarya)
bao gồm tất cả các sinh vật nhân chuẩn, gồm 4 giới
• Giới nguyên sinh (Kingdom Protista)
• Giới thực vật (Kingdom Plantae)
• Giới nấm (Kingdom Fungi)
• Giới động vật (Kingdom Animalia)
Bảng so sánh 6 giới sinh vật
Sự phân loại các sinh vật sống
VỰC

GIỚI

LOẠI TẾ BÀO
CẤU TRÚC TẾ Vách TB có Vách TB Một số có Vách tế Vách tế Không có
BÀO peptiddogly không có vách TB bào có bào có vách,
cellulose;
-can peptidogly chitin cellulose; không có
một số có lục
-can lạp có lục lạp lục lạp

SỐ LƯỢNG TẾ Đơn bào Đơn bào Hầu hết đơn Hầu hết đa Đa bào Đa bào
BÀO bào, một số bào, một
sống quần
số đơn bào
thể, một số
đa bào
KIỂU DINH Tự dưỡng Tự dưỡng Tự dưỡng Dị dưỡng Tự dưỡng Dị dưỡng
DƯỠNG hoặc dị dưỡng hoặc dị dưỡng hoặc dị dưỡng

VÍ DỤ Nấm , nấm Rêu, dương Giun, côn


men xỉ, thực vật trùng, cá,
Nấm nhầy, tảo
bẹ lớn có hoa động vật
Thuyết nội cộng sinh
• Các giả thiết tới nay cho rằng các eukaryote tiến hóa
từ các prokaryote.
• Thuyết nội cộng sinh (endosymbiotic theory) phát
biểu rằng một số bào quan quan trọng của eukaryote
có nguồn gốc từ sự cộng sinh của một số sinh vật
prokaryote đơn bào.
• Ví dụ, ti thể có thể bắt nguồn từ các vi khuẩn hiếu khí
sống tự do còn chloroplasts bắt nguồn từ vi khuẩn
lam, là 1 loại SV nhân xơ có khả năng quang hợp.
VIRUT có phải là các sinh vật sống?
• Các virut là những cấu trúc đặc biệt nằm giữa ranh
giới sống và không sống:
• Chúng được tạo nên từ những phân tử giống như các tế
bào sống
• Tuy nhiên chúng không có khả năng tồn tại độc lập mà phải
hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào vật chủ để sinh sản.
• Hầu hết tất cả các sinh vật sống đều là vật chủ của
những virut nhất định.
• Các virut ký sinh vi khuẩn được gọi là thể thực khuẩn
(bacteriophages), chúng thường được sử dụng làm
công cụ chuyển gen giữa các chủng vi khuẩn.
• Cấu trúc của các virut bao gồm các thành phần sau:
1. Nucleic acids: DNA or RNA
2. Vỏ capsid: được làm từ protein
3. Màng bao: được tạo từ virut khi virut thoát khỏi
tế bào chủ
* Nếu không có màng bào  gọi là trần (naked)
• Một virut hoàn chỉnh được gọi là hạt virut (virion).
• Cấu trúc và thành phần của các yếu tố trên giữa các virut
rất đa dạng.
3/ CẤU TRÚC VÀ CHỨC
NĂNG CỦA TẾ BÀO
3.1/ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
CỦA TẾ BÀO EUKARYOTE
Màng tế bào (cell membrane)
Các màng trong tế bào gồm có màng sinh chất (plasma
membrane) và màng các bào quan (organelle membrane)
• Màng sinh chất:
 Xác định ranh giới của tế bào  thiết yếu cho sự sống
 Điều hòa sự di chuyển của vật chất ra vào tế bào
 Tham gia dẫn truyền tín hiệu tế bào
 Nhận diện, xúc tác…
• Màng các bào quan :
 Xác định ranh giới của các bào quan
 La giá thể để hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp
có thể xảy ra.
Cấu trúc của màng sinh chất
• Là lớp kép cấu tạo từ phospholipids và
proteins
• Phospholipid: Đầu ưa
 Phân cực nước
– Đầu ưa nước
– Đuôi kỵ nước
 Tương tác với nước Đuôi kị
nước
Cấu trúc 1
Môi trường phospholipid
ngoại bào
Các phần tử
đường
Kink: chỗ gập, liên kết
Lớp kép đôi
Đuôi lipid Đầu lipid ưa
lipid
kị nước nước

Các protein xuyên màng


Tế bào Các protein rìa màng
chất
Các protein màng
1. Kênh hoặc chất vận chuyển
– Vận chuyển các chất qua màng
2. Thụ thể
– Nhận diện các chất nhất định tương ứng
3. Glycoproteins
– Nhận diện loại tế bào (vai trò miễn dịch)
4. Enzymes
– Xúc tác các phản ứng

Môi trường nước bên


ngoài tế bào

Môi trường nước


bên trong tế bào
Vận chuyển trực tiếp xuyên qua màng: Sự khuếch tán đơn giản thông qua
lớp kép phospholipid

Các phân tử nhỏ không phân cực có thể di chuyển quan màng thông qua
khuếch tán đơn giản, nhưng các ion thì không
Tế bào chất (cytoplasm)
• Là chất dịch nhớt chứa các bào quan
• Các thành phần của tế bào chất
– Các tơ và sợi liên kết (khung xương tế bào)
– Dịch bào tương (cytosol)
– Các bào quan
– Các chất dự trữ

Các bào quan (organnels) Organelle

• Được chia thành 2 nhóm chính


– Các bào quan màng kép: Ti thể và lục lạp (các bào quan
giống vi khuẩn); nhân
– Các bào quan màng đơn: Lưới nội chất, bộ máy golgi…
CÁC BÀO QUAN MÀNG KÉP (DOUBLE-
MEMBRANE ORGANELLES)

• Có 3 bào quan màng kép cơ bản: nhân (nucleus), ti


thể (mitochondrion) và lục lạp (chloroplast), chúng
có các đặc điểm chung như sau:
Tất cả đều được bao bọc bởi 2 lớp màng (2 lớp
màng kép phospholipid)
Tất cả đều chứa vật liệu di truyền DNA
Nhân
• Có thể được xem là bào quan lớn
nhất trong tế bào Màng ngoài

Màng trong
• Là trung tâm điều khiển của tế
bào Nhân chất
(dịch nhân)

• Có màng đôi, chứa các lỗ trên Nhân con


màng Sợi nhiễm
sắc
• Bao gồm Màng nhân
– Các NST (Chromosomes):
mang vật liệu di truyền (DNA) Lỗ trên màng
– Nhân con: sản xuất ribosome nhân
Các bào quan giống vi khuẩn
• Có vai trò trong giải phóng và dự trữ năng lượng
- Ti thể: giải phóng năng lượng
- Lục lạp: tích trữ năng lượng
• Đều chứa các phân tử DNA vòng nhỏ tương tự như
bộ gen các vi khuẩn
• Đều chứa ribosome và tổng hợp 1 nhóm nhỏ các
protein của chính chúng
Ti thể
* Chức năng: là trạm năng lượng của tế bào: giải phóng năng lượng (ATP)
bằng cách bẻ gãy các phân tử năng lượng (trong quá trình hô hấp tế bào)
như glucose, acid béo, acid amin
* Cấu trúc:
 Màng ngoài (outer membrane):
 Bảo vệ ti thể
 Cho phép các phân tử di chuyển ra vào
 Màng trong (inner membrane):
 Chứa các proteins có chức năng tạo ATP
 Cristae (mào/nếp gấp):
 Những phần gấp ở màng trong
 Tăng bề mặt phản ứng tạo ATP  Số lượng nếp gấp và số lượng ti
thể phản ánh nhu cấu năng lượng của tế bào.
 Chất nền (matrix):
 Chứa các protein và DNA ti thể
 Giúp tổng hợp ATP
Porin: lỗ
Electron transport chain: chuỗi chuyền điện tử) Mitochondrial structure
Lục lạp
 Chức năng:
• Khởi thủy từ vi khuẩn quang hợp, là bào quan thu nhận năng lượng từ
ánh sáng mặt trời: tạo ra thức ăn - glucose
 Structure:
 Các túi xếp chồng (thylakoids) chứa diệp lục và các phân tử khác
đóng vai trò bắt bắt giữ ánh sáng (diễn ra phản ứng sáng)
 Phản ứng tối thì diễn ra trong chất nền (stroma), nơi cũng chứa
DNA và ribosome.
CÁC BÀO QUAN MÀNG ĐƠN

• Tế bào eukaryote có một hệ thống túi và ống được bao bọc


bởi màng đơn giống màng sinh chất.
• Mặc dù có cấu tạo khá giống nhau, chúng là những bào quan
khác nhau với các chức năng khác nhau.
• Gồm: mạng lưới nội chất, peroxisome, lysosomes, thể golgi,
không bào
Peroxisomes
• Tham gia vào sự hình thành và phân hủy hydrogen peroxide
(H2O2) Tham gia vào oxy hóa các hợp chất như phenols, formic
acid, formaldehyde, and alcohol
• Tham gia vào oxy hóa các acid béo chuỗi dài (long-chain fatty
acid)

https://scienceaid.net/the_Structure_and_Function_of_Peroxisomes
Mạng lưới nội chất
 Mạng lưới nội chất
nhám (Rough ER): là hệ
thống xoang dẹp nối với
màng nhân ở 1 đầu và
lưới nội chất trơn dở
đầu kia), trên bề mặt có
nhiều hạt ribosome
bám vào
 Mạng lưới nội chất
(Smooth ER): là hệ
thống xoang hình ống
nối tiếp mạng lưới nội
chất trơn, không có hạt
ribosome trên bề mặt
Mạng lưới nội chất nhám (Rough
Endoplasmic Reticulum)

• Sản xuất các protein (trong ribosome) có đích


đến là màng tế bào, protein tiết ra ngoài tế
bào (như protein của chất nền ngoại bào) và
các enzyme lysosomes.
• Sửa đổi protein và giúp cuộn gập protein
thành cấu trúc chính xác
Mạng lưới nội chất trơn (Smooth
Endoplasmic Reticulum)
• Tổng hợp lipid và các steroid (Ví dụ: Các hormone
buồng trứng, tinh trùng và tuyến thượng thận)
• Phân hủy các hợp chất độc bao gồm các loại thuốc (Ví
dụ: ở gan)
• Dự trữ và giải phóng đột ngột ion canxi
(*Các ion được bơm từ dịch bào tương vào trong
lòng mạng lưới nội chất trơn, dẫn đến tích lũy nồng độ
canxi tại đây cao hơn 100 lần so với trong dịch bào
tương. Nhiều kích thích có thể làm cho canxi từ lưới nội
chất trơn giải phóng trở lại dịch bào tương và hoạt hóa
nhiều quá trình)
Bộ máy golgi
• Là 1 hệ thống các túi
dẹt
• Là trạm đóng gói và
vận chuyển của tế
bào
• Thu nhận, biến đổi và
đóng gói các đại phân
tử được tổng hợp từ
mạng lưới nội chất
nhám để tiết ra hay
vận chuyển đến các
bào quan dưới dạng
túi/bóng vận chuyển
Tiêu thể (Lysosome)
• Là các túi cầu nhỏ chứa nhiều
enzym tiêu hoá, hình thành
từ bộ Golgi
• Thường được xem như bộ
máy tiêu hóa của tế bào, có
nhiều ở các tế bào làm nhiệm
vụ tiêu hóa các tế bào khác
như đại thực bào
• Đóng vai trò trong tái tạo tế
bào, phá hủy các thành phần
già cỗi (để nuôi tế bào và tái sử
dụng) và các vật thể xâm nhập
Không bào (Vacuole)
• Là các túi dự trữ
có màng bao
• Phổ biến ở thực
vật, ít thấy ở động
vật
• Chứa:
– Nước
– Các chất dự trữ
– Chất thải
Các cấu trúc khác của tế bào
Vách tế bào (cell wall)
• Có ở thực vật, nấm, protist
• Bao quanh màng sinh chất
• Thành phần khác nhau giữa thực vật,
nấm, và tế bào prokaryote.
• Bảo vệ tế bào và quy định hình dạng tế
bào
Lông (Cilia) và Roi (Flagella)

• Giúp di động
• Lông
– Ngắn và có số lượng nhiều
hơn so với roi
– Giúp di chuyển các chất trên
bề mặt nhờ các cử động
quét nhịp nhàng
• Roi
– Dài
– Thường chỉ có 1 cái mỗi tế
bào
– Giúp tế bào di chuyển nhờ
cử động quất
Cấu tạo của lông và roi
• Có cấu tạo là các bó vi ống với màng bao ngoài
giống màng sinh chất

Remember 9 (pairs)
+ 2 (single)
Trung thể (Centrosome)
• Cấu trúc: chín bộ ba các vi ống hình thành nên trung tử
(centriole); Hai trung tử kết hợp tạo thành 1 trung thể
• Chức năng: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân
bào (kích thích sự trùng hợp tạo nên các vi ống  hình
thành thoi vô sắc
Khung xương tế bào (Cytoskeleton)

• Tạo ra từ các sợi và ống


• Ở eukaryote, có 3 loại sợi:
– Microfilaments (vi sợi)
– Microtubules (vi ống)
– Intermediate filaments (vi
sợi trung gian) Khung xương tế
• 3 chức năng chính: bào eukaryote
được nhuộm và
– Nâng đỡ cơ học, giúp định
chụp ảnh. Các
hình hình dạng tế bào
sợi actin có màu
– Neo giữ, di chuyển các bào đỏ còn các vi
quan ống được tạo từ
– Giúp hình thành trung tử beta tubulin bắt
màu xanh lá
Chất nền ngoại bào (The Extracellular
Matrix (ECM))
• Là thành phần ngoài tế bào của mô:
 Cung cấp hỗ trợ cơ học
 Phân biệt/tách các mô khác nhau ra
 Cung cấp tín hiệu duy trì sự sống của
Các thành phần chất nền ngoại bào
tế bào
 Là giá thể cho sự di cư tế bào
• Bao gồm 3 nhóm phân tử:
 Các protein cấu trúc (collagens and
elastins)
 Các phức hợp protein-polysacharide
(proteoglycan) nằm bám vào các
protein cấu trúc
 Các glycoproteins bám dính
(fibronectin and laminins) giúp
bám/liên kết các tế bào vào chất nền
Các liên kết tế bào (Cell Junctions)
• Ở các sinh vật đa bào, đặc biệt là ở biểu mô, các tế bào
lân cận trong cùng một mô thường liên kết với nhau
thông qua các liên kết tế tế bào.
• Ở tế bào động vật, có 3 loại liên kết phổ biến:
 Liên kết chặt (Tight junctions)
 Liên kết khe (Gap junctions)
 Liên kết neo giữ (Anchoring junctions): gồm có
Adherens junctions
Desmosomes
Hemidesmosome
Các loại liên kết tế bào ở biểu mô và chức năng của chúng

Gắn các tế bào lân cận lại với nhau trong một
lớp biểu mô để ngăn cản rò rỉ các phân tử ngoại
bào, giúp phân cực các tế bào

Nối các bó actin ở tế bào này với


các bó tương tự ở tế bào
kế bên

Nối các sợi trung gian của tế bào này với sợi
trung gian của tế bào
kế bên

Hình thành các kênh cho phép các phân tử tan


trong nước kích thước nhỏ, nội bào như các ion
và các chất chuyển hóa di chuyển qua các tế bào

Nối các bó actin ở một tế bào với


Lớp nền
ngoại bào
Tight junctions được tìm thấy khi dòng chảy của môi trường ngoại bào cần được giới
hạn chặt chẽ. Nó rất phổ biến ở các tế bào biểu mô như tế bào biểu mô lót ruột non.
Màng tế bào chất của các tế bào lân cận nhau được ép chặt với nhau đến nỗi không có
khoảng trống giữa chúng. Tight junctions giữa các tế bào biểu mô ruột đảm bảo rằng
chiều duy nhất các phân tử có thể di chuyển từ lòng ruột vào trong dòng máu bên dưới
là băng qua lớp tế bào , đây là một đường di chuyển có kiểm soát và chọn lọc kỹ.
• Khi 2 tế bào hình thành 1
gap junction, các ion và
các phân tử nhỏ có thể di
chuyển trực tiếp từ tế bào
chất của 1 tế bào sang tế
bào chất của tế bào kia mà
không thông qua dịch
ngoại bào
• Gap junctions rất quan
trọng trong hoạt động của
tim, chúng cho phép các
tín hiệu điện di chuyển
nhanh chóng giữa tất cả
các tế bào mô cơ tim, đảm
bảo rằng tất cả tế bào đều
co ở thời điểm phù hợp
Những khác biệt cơ bản giữa tế bào động vật và thực vật
3.2/ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG Ở
TẾ BÀO PROKARYOTE
Glycocalyx (lớp màu hồng) là một lớp phân Nhung mao (fimbriae) – là cấu trúc trồi
tử bên ngoài vách tế bào, có vai trò bảo vệ, ra giống như lông, giúp bám vào các tế
bám dính và thụ thể. Nó có thể gắn chặt bào khác và các bề mặt
hoặc lỏng lẻo và có thể khuếch tán
Hạt nhỏ (Inclusion/granule) – tích trữ
Bộ gen vi khuẩn hay vùng nhân (nucleoid) – các chất ding dưỡng như chất béo,
cấu tạo từ các DNA co xoắn lại. DNA điều phosphate, glycogen dưới dạng hạt cô
khiển tất cả các vấn đề di truyền của tế bào đặc để huy động sử dụng khi cần thiết
và mã hóa protein
Vách tế bào (cell wall) – nâng đỡ cấu
Plasmid: là các DNA kép mạch vòng
trúc và hình dạng
chứa các gen bổ sung của tế bào

Nhung mao (pilus) – là cấu trúc trồi ra, Màng tế bào (cell membrane): được
rỗng đóng vai trò vận chuyển DNA đến hình thành bởi lớp kép phospholipid
tế bào khác kèm protein, bao quanh tế bào chất
và kiểm soát sự ra vào của các chất
Ribosome – là những cấu trúc nhỏ
được tạo thành từ protein và RNA, là Màng ngoài (outer membrane) hay
nơi tổng hợp protein màng nhày – là một màng phụ bên
ngoài chứa lipopolysaccharide. Thành
phần này gây độc tính cho các tế bào
Khung xương actin (actin cytoskeleton) – động vật
là những sợi protein dài, giúp ổn định
hình dạng tế bào Nội bào tử (endospore) (không chỉ ra trên
hình): là thể không hoạt động, cho phép
tế bào sống sót qua điều kiện bất lợi
Roi/tiên mao (flagellum): là cấu trúc dài,
uốn khúc, mọc ở mặt ngoài của tế bào. Vậ Tế bào chất (cytoplasm): phần dịch
động của roi giúp tế bào di chuyển về phía lỏng lắp đầy tế bào
trước
So sánh cấu trúc vách tế bào vi khuẩn Gram (+) với vi khuẩn Gram (-)
Bước 1: nhuộm tím tinh thể (crystal violet)
trong 1 phút. G+ và G– đều có màu tím do màu
thấm vào lớp peptidoglycan của G+ và màng
ngoài của G–.
Bước 2: thêm dung dịch Lugol, để 1 phút.
G+ và G– có màu tím đậm hơn do iot tạo phức
chất màu với tím tinh thể và cố định màu.
Bước 3: Tẩy bằng cồn cao độ (15-30 giây).
G+: cồn làm cho các lỗ peptidoglycan co lại do
đó phức chất tím tinh thể – iot bị giữ lại trong tế
bào.
G-: do cồn làm tan lớp màng ngoài có màu, bản
chất là lipid dẫn đến sự rửa trôi phức chất tím
tinh thể – iot, do đó trong giai đoạn này G– sẽ
mất màu.
Bước 4: nhộm tiếp Safranin hay Fuchsin
Ziehl.
G+ vẫn giữ màu tím do không bắt màu Safranin
hay Fuchsin Ziehl còn G– bắt màu hồng.

Phân biệt vi khuẩn Gram (-) với Kết luận: với phương pháp nhuộm Gram như
Gram (+) bằng phương pháp trên, G+ giữ lại màu tím (hay màu tía)-purple),
nhuộm Gram G– giữ lại màu hồng.
Tóm tắt so sánh giữa vi khuẩn, động vật và thực vật
Tự học

4/ KÍNH HIỂN VI
The History
• The Greeks & Romans used “lenses” to magnify objects over 1000
years ago.
• Hans and Zacharias Janssen of Holland in the 1590’s created the
“first” compound microscope (=consisting of two convex lenses )
with magnification ~9X

Zacharias Jansen
The “First” Microscope 1588-1631
The History
• Anthony van Leeuwenhoek and Robert Hooke made
improvements by working on the lenses

Anthony van Leeuwenhoek Hooke Microscope Robert Hooke


1632-1723 1635-1703
How a Microscope Works
Convex Lenses
bend light and
focus it in one
spot.
Magnification
• Magnification
– enlargement of an object
– compare size of image to actual size of object
• Total magnification
– ocular power x objective power = total magnification
• Generally, three or four objective lenses are found on a
microscope, with ranges of 10X, 40X, 100X powers. The
shortest lens is of the lowest power, and the longest lens
is high power lenses.
• Eyepiece lens usually contains a magnification of 10X or
25X
Resolution
• Resolution – capacity to
show 2 points that are
close together as
separate
• The increase in
magnifying power of
the objective depends
on its resolving power.

Poor Resolution = Blurry Image


Good Resolution = Clear Image
Types of microscope

• The Light Microscope


–Bright-field microscopy
–Phase-contrast microscopy
• The Electron Microscope
–Transmission electron microscope
–Scanning Electron Microscope
• Fluorescent microscope
4.1/ Light
Microscope

– 1st type of
microscope,
most widely
used
– Light passes
through 2
lenses
• Most living cells have
little color and are
therefore largely
transparent to
transmitted light. The
use of phase-contrast
microscopy. relies on
the fact that light
travels at different
speeds through regions
of the cell that differ in
composition. The
phase-contrast
microscope converts
these differences in
refractive index into
differences in contrast,
and considerably more
detail is revealed
4.2/ Electron Microscope
• Used to observe VERY small objects: viruses,
DNA, parts of cells
• Uses beams of electrons rather than light
• Much more powerful
• Includes SEM (used to look at the surface detail
of cells and other structures)
and TEM (used to look structure inside the cells
and other structures)
• Can magnify up to 100,000 - 250,000x
The transmission electron microscope (TEM) is in principle similar to
a light microscope, but it uses a beam of electrons instead of a
beam of light, and magnetic coils to focus the beam instead of glass
lenses. The specimen, which is placed in a vacuum, must be very
thin. Contrast is usually introduced by staining the specimen with
electron-dense heavy metals that locally absorb or scatter electrons,
removing them from the beam as it passes through the specimen.
The TEM has a useful magnification of up to a million-fold and can
resolve details as small as about 1 nm in biological specimens.

a small region of a cell in a


piece of testis by TEM. The
tissue has been chemically
fixed,
embedded in plastic, and
cut into very thin sections
that have then been
stained with salts of
uranium and lead.
In the scanning electron
microscope (SEM), the specimen,
which has been coated with a very
thin film of a heavy metal, is
scanned by a beam of electrons
brought to a focus on the specimen
by magnetic coils that act as
lenses.
4.3/ Fluorescent Microscope
Supplementary video
1/ Cell theory (with Vietnamese sub)
• https://www.youtube.com/watch?v=4OpBylwH9
DU
2/ Cell structure and function (with Vietnamese
sub):
• https://www.youtube.com/watch?v=URUJD5NEX
C8
3/ Kingdoms of life
https://www.youtube.com/watch?v=bEk-
3fvutMc
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 2

SỰ VẬN CHUYỂN QUA MÀNG


TẾ BÀO

Giảng viên: Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Essential Cell Biology (4th Edition, 2014);
Albert, Bray, Hopkin, et al., …, Chương 12
Nội dung
I. Sự vận chuyển qua màng ở mức phân tử
1. Tổng quan
2. Các transporter và chức năng của chúng
3. Các kênh ion (ion channels) và điện thế
màng
II. Sự vận chuyển qua màng ở mức khối
vật chất
I. SỰ VẬN CHUYỂN QUA MÀNG Ở
MỨC PHÂN TỬ
1.Tổng quan
• Các tế bào sống và phát triển bằng cách trao đổi vật
chất với môi trường
• Màng tế bào hoạt động như một rào chắn để kiểm soát
sự vận chuyển vật chất ra và vào tế bào
• Bản chất của màng tế bào là kỵ nước: cho phép nước
và các phân tử nhỏ không phân cực thấm qua màng.
Nhưng để tế bào có thể hấp thu các chất cần thiết hoặc
loại bỏ các chất thải, màng tế bào cần cho qua nhiều loại
phân tử khác nhau như các ion, đường, amino acid,
nucleotides, các chất chuyển hóa…
• Sự vận chuyển của các chất ưa nước qua màng có thể
nhờ vào các protein vận chuyển qua màng (membrane
transport proteins) đặc hiệu.
Màng tế bào chứa các protein vận chuyển màng đặc hiệu giúp vận chuyển chọn lọc các
phân tử tan trong nước.
(A) Lớp lipid kép nhân tạo không có protein (protein-free artifical lipid bilayer) không thấm
với hầu hết các phân tử tan trong nước.
(B) Màng tế bào, ngược lại, chứa các protein vận chuyển, mỗi protein vận chuyển 1 loại
phân tử nhất định. Hoạt động phối hợp của các protein vận chuyển khác nhau cho phép
một nhóm chất tan nhất định tích lũy trong tế bào chất hoặc các bào quan của tế bào.
1.1. Lớp kép lipid không thấm với các ion và hầu
hết các phân tử phân cực không tích điện
Tốc độ 1 phân tử vận chuyển
qua màng kép lipid nhân tạo CÁC PHÂN
TỬ NHỎ
không có protein bằng khuếch KHÔNG
tán đơn giản (simple diffusion) PHÂN CỰC

phụ thuộc vào kích thước (size) CÁC PHÂN


và tính tan (solubility) của nó. TỬ NHỎ
KHÔNG TÍCH
- Phân tử càng nhỏ, và quan ĐIỆN, CÓ
trọng hơn nữa, là càng phân PHÂN CỰC
cực thì khuếch tán càng CÁC PHÂN TỬ LỚN
nhanh qua lớp kép lipid HƠN, KHÔNG TÍCH
ĐIỆN, CÓ PHÂN
- Rất nhiều phân tử hữu cơ mà tế CỰC
bào sử dụng làm nguồn dinh
dưỡng (tô đỏ) thì quá lớn hoặc CÁC
quá phân cực để di chuyển ION
qua lớp màng nhân tạo không
có protein vận chuyển phù hợp
này.
1.2. Nồng độ ion giữa trong và ngoài màng rất
khác nhau

• Bởi vì màng tế bào không thấm với các ion vô cơ, các tế
bào sống có khả năng duy trì nồng độ các ion nội bào ở
mức rất khác với ngoài môi trường
• Các ion vô cơ quan trọng nhất đối với tế bào là Na+, K+,
Ca2+, Cl–, and H+ (protons).
• sự khác biệt này là thiết yếu để duy trì chức năng và sự
sống của tế bào: ví dụ sản xuất ATP, dẫn truyền thần
kinh…
• Na+ là ion dương nhiều nhất ở ngoài màng trong khi K+ là ion
dương nhiều nhất bên trong tế bào. Na+ bên ngoài màng được
cân bằng bởi lượng Cl- ngoại bào còn K + bên trong tế bào cân
bằng chủ yếu với các phân tử tích điện âm nội bào, trong đó chủ
yếu là các đại phân tử sinh học.
• Sự phân bố điện tích trong và ngoài màng nhờ vào các membrane
transport proteins và bản chất thấm của chính màng
SO SÁNH NỒNG ĐỘ CÁC ION GIỮA TRONG VÀ NGOÀI MÀNG TẾ BÀO ĐỘNG VẬT ĐIỂN HÌNH
THÀNH PHẦN NỒNG ĐỘ NỘI BÀO (mM) NỒNG ĐỘ NGOẠI BÀO (mM)
(Ion dương)

(Ion âm)
1.3. Sự khác biệt trong nồng độ các ion vô cơ
dọc theo màng tế bào tạo ra 1 điện thế màng
• Mặc dù sự tích điện bên trong và bên ngoài màng tế bào thường
được giữ cân bằng, một sự tích điện âm hoặc dương nhỏ ở lân cận
màng vẫn xảy ra. Sự mất cân bằng điện tích đó tạo ra một dòng
điện dọc theo màng gọi là điện thế màng (membrane potential)
• Khi 1 tế bào không bị kích thích (“unstimulated”), sự trao đổi điện
tích âm (anions) và dương (cations) dọc theo màng được cân
bằng chính xác. Ở trạng thái này, sự khác biệt về điện tích dọc theo
màng được gọi là điện thế nghỉ (resting membrane potential). Ở
tế bào động vật, điện thế nghỉ khoảng –20 and –200 millivolts
(mV) (bên trong màng tích điện âm) phụ thuộc vào loài sinh vật và
loại tế bào.
• Khi tế bào bị kích thích, (stimulated), sự trao đổi ion âm và dương
dọc theo màng bị thay đổi, dẫn đến thay đổi điện thế nghỉ thành
điện thế động (action potential)
1.4. Các tế bào có 2 nhóm protein vận
chuyển màng (membrane transport
proteins): transporters và channels

– Transporter: vận chuyển các phân tử nhỏ qua màng bằng


cách thay đổi cấu hình của chúng. Phân tử được vận
chuyển có thể là chất vô cơ hoặc hữu cơ. Vận chuyển có
thể theo phương thức chủ động hoặc bị động
– Channels: hình thành các lỗ ưa nước xuyên màng để các
chất tan có thể khuếch tán qua. Hầu hết channel vận
chuyển các ion vô cơ và do đó được gọi là các kênh ion
(ion channels). Vận chuyển theo phương thức bị động. Các
channels vận chuyển với tốc độ nhanh hơn nhiều các
transporter
Các ion vô cơ và các phân tử hữu cơ nhỏ, tích điện có có thể di
chuyển dọc theo màng tế bào thông qua 1 transporter hoặc 1
channel.
(A) 1 transporter trải qua 1 chuỗi thay đổi cấu hình (conformational
changes) để vận chuyển chất tan qua màng lipid.
(B) 1 channel, khi mở ra sẽ hình thành 1 lỗ (a pore) dọc theo màng
lipid và thông qua đó các ion vô cơ đặc hiệu hoặc trong 1 số trường
hợp là các phân tử hữu cơ phân cực có thể khuếch tán qua.
1.5. Các chất tan vận chuyển qua màng bằng
cơ chế chủ động hoặc bị động.
Vận chuyển bị động khác với vận chuyển chủ động
ở chỗ:

• Không cần năng lượng

• Di chuyển theo gradients


– Chênh lệch trong nồng độ, áp suất, điện tích

• Kết quả là tạo ra sự cân bằng


– Di chuyển từ cao đến thấp
• Vận chuyển bị động (passive transport): gồm
- Khuếch tán đơn giản (simple diffusion): Các phân tử
nhỏ không tích điện di chuyển qua màng để tạo cân
bằng nồng độ
 Thẩm thấu (osmosis): là sự khuếch tán của nước
qua màng thấm chọn lọc như màng tế bào
- Khuếch tán có hỗ trợ (channel-mediated và transporter-
mediated diffusion): các protein vận chuyển giúp di
chuyển các phân tử hoặc ion qua màng.

• Vận chuyển chủ động (active transport): được


thực hiện chỉ bởi các transporter. Các transporter sử
dụng năng lượng cho quá trình vận chuyển, do đó
chúng thường được gọi là các bơm (pumps).
Facilitated diffusion

Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào bằng vận chuyển chủ động hoặc
bị động.
- .
1.6. Vận chuyển bị động: ảnh hưởng bởi chênh
lệch nồng độ và điện tích

• Các chất tan có thể qua màng nhờ vận chuyển bị động
đơn giản hay có trợ giúp của một số proten vận chuyển
màng. Ví dụ: transporter giúp vận chuyển glucose.
• Tuy nhiên, vì glucose không mang điện tích nên sự vận
chuyển bị động của glucose chỉ phụ thuộc vào gradient
nồng độ của nó.
• Với nhiều phân tử tích điện khác, vận chuyển bị động
phụ thuộc vào cả gradient nồng độ lẫn gradient điện tích,
gọi chung là gradient điện hóa (electrochemical gradient)
Gradient điện hóa Gradient điện hóa
khi gradient điện khi gradient điện tích
tích và gradient và gradient nồng độ
nồng độ cùng chiều ngược chiều

Sự vận chuyển của các phân tử tích điện qua màng phụ thuộc vào
cả nồng độ và điện tích của nó. Tổng hợp của gradient điện tích với
gradient nồng độ gọi là gradient điện hóa (electrochemical
gradient).
1.7. Nước di chuyển bị động qua màng theo
gradient nồng độ: sự thẩm thấu
• Các tế bào chứa hầu hết là nước (khoảng 70% trọng lượng), và sự di
chuyển của nước qua màng tế bào là cực ký thiết yếu cho sinh vật
sống.
• Nước có thể khuếch tán chậm dọc theo màng kép. Ngoài ra, một số
tế bào có các kênh vận chuyển nước đặc biệt gọi là aquaporins.
Thông qua kênh này, nước vận chuyển với tốc độ nhanh hơn.
• Các tế bào chứa một nồng độ chất tan cao, bao gồm nhiều phân tử
tích điện và ion. Do đó tổng nồng độ chất tan trong tế bào – còn được
gọi là áp suất thẩm thấu (osmolarity)—thường vượt quá nồng độ chất
tan ngoài tế bào.
• Sự di chuyển của nước theo gradient nồng độ được gọi là thẩm thấu
(osmosis).
• Thẩm thấu xảy ra nếu không có giới hạn sẽ làm cho tế bào căng to.
Các tế bào khác nhau có những cách khác nhau để đối mặt với vấn
đề này
Các tế bào khác nhau chống lại sức căng thẩm thấu theo những cách
khác nhau:
- Động vật nguyên sinh (protozoan): thường xuyên phóng thích nước ra
ngoài qua các không bào co bóp.
- Thực vật: có không bào và vách
- Động vật: có tế bào chất dạng gel giúp chống đỡ sức căng thẩm thấu
2. CÁC TRANSPORTERS VÀ
CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG
2.1. Mỗi tế bào đều có 1 nhóm transporter riêng đặc trưng.
• Các transporter chịu trách nhiệm vận chuyển hầu hết các
phân tử qua màng (ngoại trừ các phân tử tan trong chất béo
và các phân tử nhỏ không tích điện có thể khuếch tán trực
tiếp qua màng) cũng như nhiều loại ion.
• Các transporter có tính chọn lọc rất cao.
• Màng tế bào chất và màng các bào quan đều có một bộ (set)
transporter riêng tương ứng. Ví dụ: màng tế bào có các
transport vận chuyển các chất dinh dưỡng như đường, amino
acids, nucleotides… trong khi màng của lysosome có
transporter cho H+ để tạo tính acid trong môi trường bên trong
lysosome; màng trong ti thể thì chứa transporter để vận
chuyển pyruvate vào trong chất nền ti thể cho hô hấp hiếu khí.
2.2. Các transporter vận chuyển bị động giúp
di chuyển chất tan theo gradient điện hóa

• Một ví dụ quan trọng của transporter vận chuyển bị động là


glucose transporter nằm trên màng của nhiều tế bào động vật
• Bởi vì glucose không tích điện, sự di chuyển của nó chỉ phụ thuộc
vào nồng độ.
• Khi glucose hiện diện nhiều bên ngoài tế bào, ví dụ sau 1 bữa ăn,
nó được vận chuyển bị động vào bên trong tế bào.
• Khi lượng glucose trong máu thấp, ví dụ khi đói, hormone
glucagon kích thích tế bào gan sản xuất ra 1 lượng lớn glucose từ
sự phân hủy glycogen  glucose được vận chuyển bị động ra khỏi
tế bào gan, và được các tế bào khác hấp thu.
Sự thay đổi cấu hình của transporter giúp vận chuyển bị
động glucose qua màng. Sự vận chuyển này chỉ phụ thuộc
vào nồng độ 2 bên màng của glucose
2.3. Các bơm (Pumps) vận chuyển chủ động các
chất tan ngược với gradient điện hóa
• Tế bào không thể dựa hoàn toàn vào vận chuyển bị động.
• Vận chuyển chủ động ngược gradient điện hóa cần thiết để tế bào
giữ vững thành phần ion nội bào và để vận chuyển các chất tan có
nồng độ thấp hơn ở bên ngoài vào bên trong tế bào.
• Có 3 hình thức vận chuyển chủ động
– (i) Bơm sử dụng ATP (ATP-driven pumps): thủy phân ATP để vận
chuyển.
– (ii) Bơm kết đôi (Coupled pumps): Liên kết một vận chuyển
ngược gradient với 1 vận chuyển thuận gradient.
– (iii) Bơm sử dụng ánh sáng (Light-driven pumps): Sử dụng năng
lượng ánh sánh để vận chuyển, chủ yếu tìm thấy ở vi khuẩn.
Các hình thức vận chuyển chủ động bằng các bơm
• Một chất cần được vận chuyển ngược gradient trước
khi nó được vận chuyển thuận theo gradient.
• Trong tế bào, các hình thức vận chuyển hoạt động phối
hợp nhau.
• Ví dụ: Na+ được bơm ra ngoài ngược gradient điện hóa
nhờ ATP-driven pumps. Na+, sau đó, khi di chuyển lại
vào trong theo gradient điện hóa qua các Na+ - coupled
transporter sẽ đồng thời giúp vận chuyển các chất khác
ngược lại với gradient điện hóa của chúng.  ATP-
driven Na+ pump đóng vai trò chủ chốt trong vận
chuyển màng ở động vật.
• Tương tự, ở thực vật, nấm và nhiều vi khuẩn, ATP-
driven H+ pumps giúp vận chuyển H+ ra ngoài màng
đóng vai trò thiết yếu .
2.4. Bơm Na+ ở tế bào động vật sử dụng năng
lượng ATP để đẩy Na+ ra ngoài và mang K+ vào
trong
• Bơm Na+ (The ATP-driven Na+ pump) đóng vai trò trung tâm trong
sử dụng năng lượng tế bào, nó tiêu tốn khoảng 30% hoặc hơn
tổng ATP của tế bào.
• ATP-driven Na+ pump vừa là một transporter vùa như một enzyme
vì khả năng thủy phân ATP để lấy năng lượng vận chuyển Na+ ra
ngoài. Cùng lúc đó, transporter này cũng vận chuyển K+ vào trong
và do đó thường được gọi là Na+- K+ ATPase hay Na+-K+ pump.
• Năng lượng từ thủy phân ATP tạo ra 1 loạt thay đổi cấu hình để
vận chuyển Na+/K+.
Bơm Na+ sử dụng năng lượng ATP để bơm Na+ ra ngoài tế bào động vật và
K+ vào trong. Nhờ vậy, bơm duy trì nồng độ tế bào chất của Na+ ở mức
thấp còn K+ ở mức cao.
2.5. Các coupled transporter sử dụng các chênh
lệch gradients để hấp thu các chất dinh dưỡng
một cách chủ động

• Một gradient của bất kỳ chất tan nào đó qua màng


như gradient Na+ được tạo ra nhờ bơm Na+ - K+ có
thể được sử dụng như năng lượng để giúp vận
chuyển chủ động một phân tử khác
• Transporter giúp vận chuyển theo cơ chế này được
gọi là vận chuyển kết đôi (coupled transporter). Nếu
2 chất vận chuyển cùng chiều nhau gọi là symport,
nếu ngược chiều nhau gọi là antiport.
Các transporters có thể hoạt độnh như uniports,
symports, hoặc antiports.
Bơm glucose–Na+ symport sử dụng gradient điện hóa của Na+ để hấp thu chủ
động glucose. Bơm thay đổi các trạng thái cấu hình để vận chuyển glucose:
Occluded-empty (đóng –rỗng)  Outward-open (Mở mặt ngoài)  Occluded-
occupied (đóng-bám glucose và Na+)  Inward-open (mở mặt trong) 
Occluded-empty (đóng –rỗng)
Ở tế bào biểu mô ruột, có cả 2
dạng transporter giúp vận chuyển
chủ động lẫn bị động glucose
- Vận chuyển glucose chủ động
từ lòng ruột (gut lumen) vào
trong tế bào biểu bô ruột nhờ
kết đôi với vận chuyển chủ
động Na+ thông qua bơm Na+-
driven glucose symport.
- Vận chuyển glucose bị động
từ tế bào biểu mô ruột vào
dịch ngoại bào (extracellular
fluid) thông qua bơm passive
glucose uniport.
2.6. Nồng độ thấp của Ca2+ trong tế bào
chất được duy trì nhờ Ca2+ pump
• Nồng độ Ca2+ trong môi trường tế bào (cả bên trong và bên
ngoài màng) thấp hơn nhiều so với Na+.
• So với bên ngoài tế bào, nồng độ Ca2+ bên trong tế bào chất
(cytosol) thấp hơn rất nhiều.
• Sự di chuyển của Ca2+ qua các màng có vai trò thiết yếu trong
nhiều hoạt động của tế bào vì Ca2+ có khả năng gắn vào nhiều
loại protein và thay đổi hoạt động của chúng.
• Ví dụ như sự di chuyển của Ca2+ vào trong tế bào thông qua
kênh Ca2+ (Ca2+ channels) thường là tín hiệu kích thích các thay
đổi khác trong tế bào như tiết ra các phân tử tín hiệu hoặc gây
co các tế bào cơ.
• Nồng độ Ca2+ bên trong tế bào chất càng nhỏ, tế bào
càng nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ của Ca2+
trong tế bào chất
• Do đó, tế bào động vật thường duy trì một nồng độ
rất thấp của Ca2+ trong tế bào chất (khoảng 10-4 mM)
so với nồng độ Ca2+ bên ngoài màng (1-2 mM)
• Sự khác biệt nồng độ này được tạo ra và duy trì nhờ
vào ATP-driven Ca2+ pump nằm trên màng tế bào
chất và màng của mạng lưới nội chất.
• Giống như Na+-K+ pump, Ca2+ pump cũng là 1 ATPase
được phosphorylate và dephosphorylate theo chu
trình hoạt động của nó
Cơ chế hoạt động của bơm Ca2+ ở mạng lưới nội chất tế
bào cơ trơn.
MỘT SỐ BƠM TIÊU BIỂU TRÊN MÀNG
Thảo luận:

Giải thích sơ đồ sau

Dòng chảy năng lượng trong tế bào động vật


3. CÁC KÊNH ION VÀ CHỨC
NĂNG CỦA CHÚNG
• Về nguyên lý, cách đơn giản nhất để các phân tử tan trong nước
có thể di chuyển qua màng tế bào là hình thành các lỗ ưa nước
xuyên qua màng. Chức năng này được thực hiện bởi các kênh
• Phần lớn các kênh màng là kênh ion do chúng thực hiện nhiệm
vụ vận chuyển các ion vô cơ như Na+, K+, Ca2+, Cl-
• Khác với transporter, ion channel không cần thay đổi cấu hình đối
với mỗi ion nó vận chuyển qua  Tốc độ vận chuyển có thể cao
hơn 1000 lần so với tốc độ nhanh nhất của bất kì transporter nào.
Ngoài ra, vận chuyển qua ion channel là bị động nên không cần
quá trình tiêu tốn năng lượng phức tạp.
• Nhờ vào sự vận chuyển chủ động được thực hiện
bởi các bơm và các transporter khác mà nồng độ
của các ion rất chênh lệch giữa trong và ngoài
màng.
• Do đó, khi có kích thích làm các kênh ion mở ra,
các ion sẽ lập tức tràn qua nó và làm thay đổi điện
tích giữa 2 bên màng.
• Điều này dẫn đến sự thay đổi của lực điện hóa đối
với các ion khác. Nó cũng làm thay đổi tích chất
đóng mở của các kênh ion khác vì kênh ion rất
nhạy cảm với sự thay đổi điện thế màng) trong
khoảng thời gian cực ngắn (millisecond) và làm hoạt
động điện có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí
khác trên màng.
3.1. Các kênh ion có tính chọn lọc và
tính cảm ứng
• Tính chọn lọc (Ion selectivity): cho phép những
ion nhất định qua màng. Tính chọn lọc phụ thuộc vào
đường kính và hình dạng của kênh ion cũng như phân
bố các amino acids tích điện lót bề mặt vận chuyển.
• Tính cảm ứng (gated): các kênh ion không mở ra liên
tục. Khi có một tín hiệu kích thích đặc hiệu, chúng mở
ra nhanh chóng rồi sau đó đóng lại. Quá trình này diễn
ra nhờ sự thay đổi cấu hình của chúng.
 2 tính chất này giúp phân biệt giữa kênh ion và những
lỗ ngẫu nhiên nào đó trên màng
Kênh được chia thành 3 nhóm tùy vào đáp ứng với
các tín hiệu gây đóng và mở kênh ion
• Kênh đáp ứng điện thế (voltage-gated channel): được
kích thích mở ra bởi thay đổi trong điện thế màng.
• Kênh đáp ứng thụ quan (ligand-gated channel): được
kích thích bởi sự bám vào của 1 phân tử nào đó (ligand).
• Kênh đáp ứng lực tác động (mechanically-gated): mở ra
khi có một lực cơ học tác động lên kênh. (vd: các tế bào
lông tai đáp ứng với sóng âm: khi có sóng âm, kênh ion
mở ra, ion đổ vào trong tế bào và tạo ra tín hiệu điện; tín
hiệu điện này được truyền đến dây thần kinh thính giác
rồi lên não)
Kênh được chia thành các nhóm tùy vào đáp ứng với các tín hiệu gây đóng
và mở kênh ion
3.2. Kênh rò rỉ ion K+ và điện thế nghỉ của
màng
• Điện thế màng của 1 tế bào động vật khi ở trạng thái
không bị kích thích còn được gọi là điện thế nghỉ.
• Lúc này, điện tích âm của các phân tử hữu cơ trong tế
bào trong tế bào được cân bằng chủ yếu bởi ion K+, ion
dương chủ yếu trong tế bào.
• Nồng độ cao của ion K+ trong tế bào được tạo ra nhờ
bơm Na+- K+ với cơ chế vận chuyển chủ động như đã đề
cập.
• Ngoài ra, trên màng tế bào có một loại kênh K+ nữa gọi
là kênh rò rỉ K+ (K+ leak channels). Kênh này đóng mở
ngẫu nhiên và khi chúng mở ra sẽ cho phép K+ di
chuyển tự do ra ngoài màng.
• Khi tế bào ở trạng thái nghỉ, kênh rò rỉ K+ là kênh ion chủ
yếu được mở ra. Mặc dù ion K+ có xu hướng đi ra ngoài
qua các kênh này, điều này chỉ xảy ra trong một thời gian
rất ngắn (phần triệu giây), sau đó sự cân bằng nhanh
chóng được tái lập do môi trường bên trong tế bào trở nên
tích điện âm hơn và kéo K+ trở lại. Lúc này gradient điện
hóa của K+ giữa trong và ngoài màng là bằng 0 mặc dù
nồng độ K+ bên trong vẫn rất cao so với bên ngoài
• Tóm lại, điện thế nghỉ là điện thế màng mà tại đó sự di
chuyển của ion âm và dương qua màng cân bằng nhau và
không có sự thay đổi thêm nữa trong sự tích điện qua
màng. Ở tế bào động vật, ion K+ cùng với kênh rò rỉ K+ giữ
điện thế nghỉ của màng ở giá trị âm
• Điện thế nghỉ của màng thường dao động ở khoảng -20
đến -200 millivolts (mV) tùy vào từng loài sinh vật và từng
loại tế bào
Hoạt động của kênh rò rỉ ion K+
Bổ sung: Cấu trúc và chức năng của tế bào thần
kinh
• Chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là nhận, xử lý
và truyền các tín hiệu.
• Mỗi tế bào thần kinh có cấu tạo gồm 1 thân tế bào
có chứa nhân và có nhiều nhánh (dendrites) tỏa ra; 1
sợi trục (axon) dài để truyền tín hiệu từ thân của nó
đến các tế bào đích ở xa
• Phía cuối của axon thường được phân nhánh và tiếp
xúc với các dendrite của tế bào khác và do đó, tín
hiệu của nó có thể chuyển đồng thời tới nhiều tế bào
thần kinh khác.
Tín hiện
truyền
qua tế
bào thần
kinh
• Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ
phân cực  mất phân cực (khử cực)  đảo cực  tái phân cực.
• Khi tế bào thần kinh bị kích thích→ xuất hiện điện thế hoạt động→
xuất hiện một hiệu điện thế giữa hai điểm trong màng thế bào. Theo
tính chất dẫn điện, điện thế sẽ được lan truyền từ nơi điện thế cao
đến nơi có điện thế thấp→ lan truyền điện thế hoạt động từ vùng
này đến vùng khác của tế bào
• Sự lan truyền điện thế hoạt động trên màng tế bào thần kinh được
gọi là sự lan truyền xung thần kinh trong tế bào thần kinh
• Xung thần kinh xuất hiện theo cơ chế cảm ứng và dẫn truyền khi có
kích thích của môi trường trong hoặc ngoài cơ thể:
+ Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận các kích thích và trả lời các kích
thích từ môi trường ngoài hoặc trong cơ thể bằng hình thức phát
sinh ra xung thần kinh
+ Dẫn truyền là khả năng lan truyền xung thần kinh trong sợi thần
kinh từ cơ quan thụ cảm về TƯTK và tới cơ quan phản ứng
3.3. Điện thế động của màng được tạo ra thông
qua các kênh ion dương đáp ứng điện thế (cụ
thể là kênh Na+ và K+ đáp ứng điện thế)
• Các neuron truyền tín hiệu dưới dạng điện thế động.
Điện thế động có thể di chuyển một khoảng cách dài
dọc theo một axon mà không bị yếu đi.
• Một điện thế động của một tế bào thần kinh thường
được gây ra bởi một sự khử cực đột ngột có tính khư
trú, nghĩa là làm cho điện thế màng trở nên ít âm hơn.
• Khi sự khử cực này đạt đến 1 giá trị vượt ngưỡng sẽ
làm cho kênh Na+ đáp ứng điện thế (voltage-gated Na+
channels) mở ra tạm thời tại vị trí đó và cho phép một
lượng nhỏ Na+ đi vào tế bào theo gradient điện hóa.
• Khi Na+ càng tràn vào trong, màng càng trở nên khử
cực và cho càng nhiều Na+ tràn vào trong… Quá trình
này tiếp diễn theo cơ chế tự khuếch đại và điện thế
màng thay đổi từ trạng thái nghỉ (khoảng -60mV) đến
trạng thái động (khoảng +40mV) (đảo cực). Tại điện
thế này (+40mV), lực điện hóa đối với Na+ qua màng
là 0 và Na+ không có khuynh hướng di chuyển qua
màng nữa.
• Kênh Na+ có cơ chế tự bất hoạt giúp nó đóng lại sau
một thời gian ngắn mở ra. Điều này giúp quá trình
khuếch đại dừng lại thay vì tiếp diễn mãi. Nếu không
có cơ chế này, đến một lúc nào đó tất cả các kênh Na+
cảm ứng điện áp sẽ mở ra.
Các kênh Na+ đáp ứng điện thế có thể chuyển hóa giữa ít nhất 3 dạng cấu hình
tùy thuộc vào điện thế màng. Khi màng ở trạng thái nghỉ (phân cực mạnh), cấu
hình đóng (CLOSE) là cấu hình ổn định nhất. Khi màng bị khử cực, cấu hình mở
(OPEN) trở nên bền vững hơn; Nhưng ở màng đã khử cực, cấu hình bị bất hoạt
(INACTIVATED) trở nên bền vững hơn. Do đó, sau một giai đoạn ngắn ở cấu hình
mở, kênh trở nên bất hoạt và không thể mở ra . Mũi tên màu đỏ chỉ ra trình tự
theo sau 1 sự khử cực đột ngột và mũi tên màu đen chỉ ra sự quay trở lại cấu
hình ban đầu của màng sau khi đã bị khử cực
• Sau giai đoạn khử cực nhờ kênh Na+ cảm ứng điện
áp, màng trở về trạng thái nghỉ nhờ vào kênh K+ cảm
ứng điện áp (voltage-gated K+ channels). Kênh này
cũng có tính đáp ứng như kênh Na+ cảm ứng điện áp
nhưng chậm hơn. Khi màng bắt đầu khử cực thì kênh
này mở, nhưng khi sự khử cực đạt đến giá trị cao
nhất thì dòng K+ mới bắt đầu tràn ra ngoài theo
gradient nồng độ của nó và thiết lập lại trạng thái
nghỉ của màng (tái phân cực).
IP-NM

Sự hình thành điện thế động


• Điện thế động có thể di chuyển một khoảng
cách dài dọc theo một axon mà không bị yếu
đi nhờ sự tiếp diễn của quá trình khử cực – tự
khuếch đại diễn ra tiếp nối nhau.
IP-NM

Một điện thế động có thể dịch chuyển dọc theo chiều dài của axon
mà không bị yếu đi
IP

3.4. Kênh Ca2+ đáp ứng điện thế đóng vai


trò trong dẫn truyền điện thế động qua khe
synapse
• Tại synapse, khe giao nhau giữa 2 tế bào thần kinh,
điện thế động của tế bào thần kinh phía trước được
chuyển thành tín hiệu hóa học để được truyền tiếp
sang tế bào tiếp sau
• Kênh Ca2+ cảm ứng điện áp, các chất dẫn truyền thần
kinh và các kênh ion cảm ứng với các chất dẫn truyền
thần kinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình
truyền điện thế động qua synapse.
• Synapse:
3. Ca2+ kích thích giải
2. Sự khử cực xảy ra phóng các chất dẫn
1. Điện thế động tiến làm mở kênh ion truyền thần kinh ra 4. Các chất dẫn truyền
đến trước khe Ca2+ và làm cho Ca2+ khỏi các túi thần kinh bám vào thụ
synapse vào trong tế bào thể màng sau synapse

5. Sự đóng và mở các
kênh làm thay đổi
điện thế màng sau
synapse

7. Chất dẫn truyền thần


kinh bị bất hoạt hoặc 6. Điện thế động di
vận chuyển ngược lại chuyển dọc theo tế
màng trước khe bào sau synapse
synapse

Quá trình dẫn truyền điện thế động qua khe synapse

IP-NM
3.5. Neuron có thể nhận được tín hiệu
kích thích hoặc ức chế
• Đáp ứng sinh ra bởi 1 chất dẫn truyền thần kinh
(neurotransmitter) ở 1 synapse có thể là kích thích
hoặc ức chế.
• Các neurotransmitter kích thích (được phóng thích từ
cuối axon của các tế bào thần kinh kích thích) kích thích
các tế bào sau synapse tạo ra một điện thế động.
• Ngược lại, các neurotransmitter ức chế sẽ ức chế các tế
bào thần kinh sau synapse tạo ra điện thế động.
• Các neurotransmitter kích thích và ức chế bám vào các
receptor khác nhau và chính đặc điểm của receptor
quy định tính kích thích hay ức chế.
Các synapses có thể ở dạng kích thích hoặc ức chế. Các chất dẫn
truyền thần kinh dạng kích thích hoạt hóa các kênh cation như Na+
and Ca2+, trong khi các chất dẫn truyền thần kinh ức chế hoạt hóa
các kênh anion như Cl-
• Các receptor chủ yếu cho các neurotransmitter kích
thích (như acetylcholine và glutamate) là các kênh
cation đáp ứng ligand. Khi các neurotransmitter bám
vào, các kênh mở ra  các cation ùa vào trong  khử
cực màng qua ngưỡng và tạo ra điện thế động
• Các receptor cho các neurotransmitter ức chế (chủ yếu
là GABA và glycine) là những kênh ion Cl- đáp ứng
ligand. Khi các neurotransmitter bám vào  Kênh mở
 Cl- ùa vào trong. Nếu tế bào ở trạng thái nghỉ, lượng
Cl- tràn vào rất ít nhưng nếu tế bào đang ở trạng thái
kích thích do có nhiều Na+ tràn vào thì Cl- sẽ tràn vào
nhiều và trung hòa tác động của Na+  Dập tắt điện
thế động ở tế bào đích.
IP

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁC KÊNH ION


II. SỰ VẬN CHUYỂN QUA MÀNG Ở
MỨC KHỐI VẬT CHẤT
Nội nhập bào (endocytosis)
• Vận chuyển các đại phân tử
hoặc vật thể có kích thước hiển
vi
• Vận chuyển vào tế bào
• Bao gồm:
• ẩm bào
• thực bào,
• nhập bào – thụ thể
Diễn biến của nội nhập bào
• Màng tb chất bao quanh khối vật chất
• Hai rìa màng chạm nhau
• Hai rìa màng nhập vào nhau
Ngoại xuất bào
Ngoại xuất bào
• Ngược lại với nội nhập bào • Bóng vận chuyển di chuyển
đến màng
• Khối vật chất được tống ra
ngoài tế bào • Các màng nhập lại
• Vật chất được đẩy ra ngoài
Membrane transport (with English sub)
• https://www.youtube.com/watch?v=mnE_hT3
eN6g

Membrane potential and neuron transmission


(with English sub)
• https://www.youtube.com/watch?v=fHRC8SlLcH0
• https://www.youtube.com/watch?v=iBDXOt_uHT
Q
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 3

SỰ TRUYỀN TÍN HIỆU


TẾ BÀO

Giảng viên: Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Essential Cell Biology (4th Edition, 2014);
Albert, Bray, Hopkin, et al., …, Chương 16
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
1. CÁC NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA SỰ TRUYỀN
TÍN HIỆU TẾ BÀO
2. CÁC RECEPTOR LIÊN KẾT KÊNH ION (ION
CHANNEL-COUPLED PROTEIN).
3. CÁC RECEPTORS LIÊN KẾT VỚI PROTEIN G
(G-PROTEIN-COUPLED RECEPTORS)
4. CÁC RECEPTORS LIÊN KẾT VỚI ENZYME
(ENZYME-COUPLED RECEPTORS)
1. CÁC NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA
TRUYỀN TÍN HIỆU TẾ BÀO
1.1. Ý nghĩa của truyền tín hiệu tế bào
• Các tế bào (đơn bào, đa bào) cần cảm nhận và đáp ứng
được với môi trường của chúng.
• Vi khuẩn có thể lần theo nguồn thức ăn, cảm nhận sự khác
nhau giữa sáng và tối, tránh chất độc và các sinh vật tiêu
diệt chúng, hoặc đôi khi tương tác tín hiệu với nhau (Ví dụ
“mating factor”của nấm men)
• Ở các sinh vật đa bào, sự việc diễn ra phức tạp hơn rất nhiều
điều hòa tính biệt hóa, vị trí cư trú trong quá, khả năng sống,
phân chia hay chết đi trong giai đoạn biệt hóa. Trong giai đoạn
sau, vô số tín hiệu phối hợp để điều hòa sự phát triển, các hành
vi và hoạt động sinh lý thường ngày của sinh vật.
Các tế bào nấm men phản ứng với các yếu tố sinh
sản (mating factor)
Hai tế bào nấm
men có giới tính
khác nhau tiết ra
pheromones, nảy
chồi và tiếp hợp
nhau
1.2. Các thành phần của dẫn truyền tín hiệu tế bào
• Tế bào phát tín hiệu (signaling cell)
Dẫn truyền tín hiệu • Tế bào đích (target cell)
tế bào cần có: • Thụ thể (receptor proteins)
• Phân tử tín hiệu (signal molecule).
1.3. Các tín hiệu có thể hoạt động trên phạm vi
dài hay ngắn
• Các tế bào của sinh vật đa bào sử dụng vô số loại phân
tử ngoại bào để trao đổi tín hiệu cho nhau: protein,
peptide, amino acid, nucleotide, steroid, các dẫn xuất
axid béo, các khí hòa tan…
• Có thể phân thành 4 nhóm sau theo phạm vi hoạt động
1/ Endocrine signaling (tín hiệu nội tiết): phổ biến
nhất; hormone được sản xuất bởi các tế bào nội tiết
sản và phát tán khắp cơ thể nhờ dòng máu; vd:
hormone insulin (tuyến tụy, điều hòa sự hấp thu đường
glucose của các tế bào trong toàn cơ thể)
2/ Paracrine signaling (tín hiệu cận tiết): phân tử tín hiệu
khuếch tán ra xung quanh thông qua dịch ngoại bào, hoạt động
như những chất điều hòa địa phương (local mediators) lên các tế
bào lân cận; vd: các phân tử tín hiệu điều hòa sự viêm, sự lành
vết thương…
 Autocrine signaling (tín hiệu tự tiết): phân tử tín hiệu
hoạt động trên chính tế bào sản suất ra chúng. Ví dụ: các
tế bào ung thư tăng cường sự tồn tại và sinh sản của
chúng bằng cơ chế autocrine
3/ Neuronal signaling (tín hiệu neuron): tín hiệu được truyền xa
một cách nhanh chóng và đặc hiệu đến các tế bào đích thông ra
các đường truyền riêng (axon). Các phân tử tín hiệu là các
neurotransmitter.
4/ Contact-dependent signaling (tín hiệu phụ thuộc tiếp xúc):
có tương tác vật lý trực tiếp được tạo ra giữa các phân tử tín
hiệu nằm trên màng tế bào phát tín hiệu với các receptor nằm
trên màng tế bào của tế bào đích.
Các tín hiệu có thể hoạt động trên phạm vi dài hay ngắn
IP
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁC PHÂN TỬ TÍN HIỆU

IP
IP
Ví dụ về tín hiệu nội tiết: hoạt động phối hợp của insulin và glucagon trong
cân bằng đường huyết
Ví dụ về tín hiệu cận tiết: Hoạt động của Histamin trong sự viêm
Minh họa về tín hiệu neuron
Ví dụ về tín hiệu
phụ thuộc tiếp
xúc: sự kiểm soát
sản xuất tế bào
thần kinh từ tế
bào biểu mô.
1.4. Mỗi tế bào phản ứng với một số tín hiệu
nhất định và theo cách nhất định
• Mỗi tế bào của sinh vật đa bào thường luôn tiếp xúc với hàng
trăm phân tử tín hiệu khác nhau.
• Mỗi tế bào phản ứng với một số tín hiệu nhất định tùy thuộc vào
việc nó có receptor tương thích không. (Mỗi receptor thường
được kích thích bởi chỉ một loại tín hiệu tương ứng).
• Mỗi tế bào phản ứng với một tín hiệu theo cách nhất định tùy
thuộc cách nó tiếp nhận và diễn giải thông tin như thế nào.
 Một số lượng nhỏ các phân tử tín hiệu ngoại bào có thể
thay đổi hành vi của tế bào đích theo vô số cách: thay đổi hình
dạng, sự chuyển động, trao đổi chất, biểu hiện gen của tế bào
hay các phối hợp giữa chúng…. tùy thuộc tế bào đích tiếp
nhận và diễn giải thông tin như thế nào.
Ví dụ:

Cùng một phân tử tín hiệu có thể gây ra những đáp ứng khác
nhau trên những tế bào đích khác nhau.
- (A) Acetylcholine bám lên thụ thể ở tế bào điều nhịp tim và
gây ra giảm nhịp
- (B) Cũng bám lên cùng loại thụ thể với (A) nhưng
acetylcholine lại gây tiết nước bọt ở tế bào tuyến nước bọt
- (C) Acetylcholine gây ra co cơ ở tế bào cơ xương
- (D) Tuy có nhiều tác động lên nhiều loại tế bào đích, cấu
trúc của acetylcholine tương đối đơn giản
• Mỗi tế bào sở hữu rất nhiều loại
receptor, mỗi loại receptor lại có hàng
trăm ngàn copy. Sự đa dạng đó làm cho
tế bào nhạy cảm đồng thời với nhiều tín
hiệu ngoại bào khác nhau và chỉ cần
một số lượng nhỏ phân tử tín hiệu có
thể tạo ra một sự kiểm soát phức tạp và
tinh vi đối với hành vi của tế bào.
• Các con đường tín hiệu không hoạt
động độc lập mà có thể tương tác, ảnh
hưởng qua lại để tăng cường hay ức
chế nhau.
• Một tổ hợp của các phân tử tín hiệu
này có thể làm tế bào sống sót trong khi
một tổ hợp khác lại làm tế bào biệt hóa
và một tổ hợp khác lại làm nó phân
chia…
• Và nếu không nhận được bất kỳ tín hiệu
nào, hầu hết các tế bào sẽ trải qua quá
trình chết theo chương trình
(apoptosis)
1.5. Đáp ứng của tế bào đối với một tín hiệu có thể
nhanh hay chậm
• Đáp ứng của tế bào đối với một tín hiệu có thể nhanh hay chậm
tùy thuộc vào những gì cần xảy ra sau khi tín hiệu được thu nhận.
• Một vài phân tử tín hiệu ngoại bào hoạt động rất nhanh chóng. Ví
dụ: acetylcholine có thể kích thích sự co cơ trong vòng một phần
nghìn giây và sự tiết của tuyến nước bọt trong vòng khoảng 1
phút. Trong những trường hợp này, đáp ứng được xảy ra nhanh
chóng vì các tín hiệu ảnh hưởng đến hoạt tính của các protein và
các phân tử đã có sẵn bên trong tế bào đích.
• Nhiều phản ứng khác đòi hỏi thời gian đáp ứng lâu. Ví dụ sự sinh
trưởng và nhân đôi của tế bào, sau khi được kích thích bởi phân
tử tín hiệu phù hợp, đòi hỏi nhiều giờ mới xảy ra. Những trường
hợp này đòi hỏi sự thay đổi trong điều hòa biểu hiện gen và sự
sản xuất các protein mới.
Các tín hiệu ngoại bào có thể gây đáp ứng nhanh hoặc chậm
1.6. Một vài hormone băng qua được màng tế bào
và bám vào các receptor nội bào
• Các phân tử tín hiệu ngoại bào thường rơi vào
hai nhóm:
• Nhóm thứ nhất và cũng là nhóm phổ biến hơn
là nhóm các phân tử quá lớn và quá ưa nước
nên không băng qua được màng sinh chất của
các tế bào đích. Chúng dựa vào các receptor
tương ứng trên bề mặt màng sinh chất của tế
bào đích để bắt đầu truyền tín hiệu vào trong
tế bào đích (nhóm này được chia thành 3
nhóm chính và sẽ được trình bày chi tiết ở
những phần sau).
• Nhóm thứ hai, ít phổ biến hơn, là nhóm các
phân tử đủ nhỏ và đủ kỵ nước để xuyên qua
màng tế bào đích. Khi vào được trong tế bào
đích, các phân tử tín hiệu này thường hoạt hóa
các enzyme nội bào hoặc bám vào các receptor
nội bào tương ứng của chúng và điều hòa sự
biểu hiện gen (vd: steroid, NO…)
• Các hormone steroid: là một nhóm các phân tử tín hiệu quan
trọng, hoạt động dựa trên các receptor nội bào ( vd: cortisol,
estradiol, testosterone, thyroid hormones như thyroxine thuộc
nhóm này). Các receptor nội bào (cả trong tế bào chất hay
trong nhân) đều được gọi là các receptor nhân (nuclear
receptor) bởi vì khi được các hormone bám vào, chúng đều
hoạt động như các chất điều hòa phiên mã ở trong nhân.
• Ở tế bào chưa được kích thích, các receptor nhân ở trạng thái
bất hoạt. Khi hormone bám vào, các receptor thay đổi cấu
hình và chuyển qua trạng thái hoạt hóa, ở trạng thái này, nó có
thể ức chế hay tăng cường phiên mã các protein đích tương
ứng.
• Mỗi loại hormone bám vào các receptor khác nhau và mỗi
receptor hoạt động tại các vị trí khác nhau trên DNA.
Minh họa: hormone cortisol hoạt động
bằng cách kích hoạt 1 yếu tố điều hòa
phiên mã.
- Cortisol là 1 loại hormone được sản xuất
bởi tuyến thượng thận.
- Nó băng được qua màng tế bào chất và
bám vào protein thụ thể nằm trong tế
bào chất. Phức hợp thụ thể–hormone
sau đó di chuyển vào nhân thông qua
các lỗ trên màng nhân.
- Trong nhân, phức hợp này bám vào
vùng điều hòa đặc hiệu trên DNA và
hoạt hóa (hay ức chế, không chỉ ra trên
hình) sự phiên mã của các gen đích đặc
hiệu.
- Trong khi các thụ thể cho cortisol và một
số hormone steroid khác nằm trong tế
bào chất, thụ thể cho các steroid khác
và cho hormone tuyến giáp bám sẵn
trên DNA trong nhân thậm chí khi chưa
có mặt của hormone ligand
1.7. Một vài khí ga hòa tan xuyên qua được màng tế bào
và hoạt hóa các enzyme nội bào một cách trực tiếp
• Một vài khí ga có thể băng qua được màng tế bào và trực
tiếp điều hòa hoạt tính của các protein nội bào tương ứng.
• Phương thức này cho phép các tín hiệu thay đổi tế bào trong
vòng vài giây hoặc vài phút
• Nitric oxide (NO) là một khí ga hoạt động theo phương thức
trên. Khí ga này khuếch tán nhanh chóng ra ngoài và đi vào
các tế bào lân cận. NO được hình thành từ amino acid
arginine và hoạt động như chất điều hòa địa phương (local
mediator) ở nhiều loại mô. Khí ga này hoạt động địa phương
bởi vì nó nhanh chóng chuyển thành nitrate và nitrite (trong
vài giây) bằng phản ứng với O2 và H2O bên ngoài tế bào.
• Các tế bào nội mô (endothelial cells), những tế bào phẳng
nằm lót dưới các mạch máu, sản xuất ra NO khi đáp ứng với
các mút cuối của tế bào thần kinh. Tín hiệu NO làm cho các tế
bào cơ trơn trong mạch giãn ra và làm máu lưu thông tự do
hơn.
• Trong điều trị bệnh đau thắt ngực trong đó các cơn đau xảy ra
do máu không đến đủ các mô tim, nitroglycerine được sử
dụng hơn 100 năm nay. Thuốc này được chuyển hóa thành
NO trong cơ thể và NO sinh ra nhanh chóng gây dãn mạch
máu, do đó làm giảm cường độ làm việc của tim  làm giảm
nhu cần sử dụng oxy trong máu của tim.
• NO cũng được giải phóng bởi mút cuối của tế bào thần kinh
trong dương vật kích thích sự dãn mạch máu lân cận và gây ra
sự cương của dương vật.
Cơ chế Nitric oxide (NO) kích thích dãn tế bào cơ
trơn ở mạch máu.
(A) Hình vẽ chỉ ra dây thần kinh nối với 1 mạch máu.
(B) Các trình tự dẫn đến giãn mạch máu
(C) 1 protein đích có thể được hoạt hóa bởi NO là
guanylyl cyclase. Enzyme này khi được hoạt hóa sẽ xúc
tác sự sản xuất của cGMP từ GTP.

IP
1.8. Các receptor trên bề mặt màng tế bào dẫn
truyền các tín hiệu ngoại bào vào trong thông qua
các con đường truyền tin nội bào
• Các protein, các peptide hay các phân tử ưa nước nhỏ bám vào
các receptor tương ứng của chúng trên màng tế bào và tín hiệu
thông qua đó được truyền vào trong.
• Các receptor trên màng thực hiện bước đầu tiên của quá trình
truyền thông tin: nó bám với tín hiệu ngoại bào và tạo ra tín
hiệu mới.
• Tiếp theo, các quá trình truyền thông tin nội bào được thực hiện
nhờ các phân tử truyền tin nội bào và diễn ra theo kiểu tiếp diễn
xuống (downstream): mỗi phân tử truyền tin hoạt hóa hay tạo
ra phân tử truyền tin tiếp theo và cứ như vậy cho đến khi đến
đích cuối mà tại đó một enzyme chuyển hóa được kích hoạt, hay
bộ khung xương thay đổi cấu hình, hay 1 gen được bật hay tắt…
-Nhiều phân tử tín hiệu ngoại bào
hoạt động thông qua các thụ thể
bề mặt tế bào để thay đổi hành vi
của tế bào.
-Protein thụ thể hoạt hóa 1 hoặc
nhiều con đường tín hiệu nội bào
(intracellular signaling pathways);
mỗi con đường được trung gian
bởi 1 loạt các phân tử tín hiệu nội
bào (intracellular signaling
molecules), những phân tử này có
thể là proteins hoặc các phân tử
truyền tin nhỏ (small messenger
molecules); Ở đây chỉ có 1 con
đường được chỉ ra.
- Một số phân tử tín hiệu này
tương tác với các protein đáp ứng
đặc hiệu (specific effector proteins)
, thay đổi chúng và từ đó thay đổi
hành vi của tế bào theo nhiều cách.
Các thành phần của
các con đường truyền
tin nội bào có thể
thực hiện một hay
nhiều các chức năng
sau:
- dẫn truyền thông
tin (relay)
- khuếch đại thông
tin (amplify)
- phối hợp thông tin
(integrate)
- phân tán thông tin
(distribute)
1.9. Rất nhiều protein truyền tin nội bào hoạt
động như các công tắc phân tử
• Các protein truyền tin nội bào có thể chuyển từ trạng thái bất hoạt sang trạng
thái hoạt động khi chúng nhận một tín hiệu nào đó. Khi đã được kích hoạt,
bản thân chúng lại kích hoạt protein khác trong con đường truyền tin. Chúng
tồn tại ở trạng thái kích hoạt cho tới khi có một quá trình khác bất hoạt
chúng. Do đó, với mỗi bước hoạt hóa đều sẽ tồn tại một cơ chế để bất hoạt.
Hoạt hóa và bất hoạt đóng vai trò quan trọng tương đương nhau trong quá
trình truyền tin.
• Các protein hoạt động như các công tắc phân tử thường rơi vào 2 nhóm:
– Phổ biến hơn là nhóm các protein được hóa và bất hoạt thông qua sự
phosphoryl hóa (phosphorylation) tức gắn nhóm phosphate vào protein.
Các quá trình này nhờ vào protein kinase, enzyme gắn nhóm phosphate
vào protein, và protein phosphatase, enzyme làm bung nhóm phosphate
ra. Hoạt động của bất kỳ protein nào được điều hòa bởi phosphorylation
đều phụ thuộc vào cân bằng giữa hoạt tính của kinase và của
phosphatase tương ứng của nó.
– Nhóm thứ hai là các GTP-binding protein trong đó trạng thái hoạt hóa hay
bất hoạt của chúng tùy thuộc vào việc nó có GTP hay GDP bám lên.
Hai cơ chế hoạt hóa/bất hoạt các chất truyền tin nội bào
1.10. Các receptor bề mặt tế bào được chia
thành 3 nhóm
-- Các receptor trên bề mặt tế bào được chia thành 3 nhóm:
(1) Các receptor liên kết với kênh ion (Ion-channel–coupled
receptors): tạo ra sự di chuyển của ion qua màng dẫn đến thay
đổi điện thế màng và sản xuất ra dòng điện
(2) Các receptor liên kết với protein G (G-protein–coupled
receptors): kích thích protein G là các protein nằm trên màng
và có cấu trúc trimeric bám vào GTP.
(3) Các receptor liên kết enzyme (Enzyme-coupled receptors):
có thể hoạt động như các enzyme hoặc liên kết với các
enzyme bên trong tế bào.
– Có rất nhiều loại receptor trong mỗi nhóm receptor, số lượng
các loại receptor có thể còn lớn hơn số lượng các loại phân tử
tín hiệu bám lên chúng. Ngoài ra, 1 số loại phân tử tín hiệu có
thể bám lên nhiều loại nhóm receptor.  dẫn đến chuỗi truyền
tin nội bào là khác nhau
2. CÁC RECEPTOR LIÊN KẾT KÊNH ION
(ION CHANNEL-COUPLED RECEPTOR)
• Chuyển tín hiệu hóa học thành tín hiệu điện. Chúng
còn được gọi là các kênh ion cảm ứng chất dẫn truyền
thần kinh (transmitter-gated ion channels); là các
receptor hoạt động theo cách thức đơn giản và trực
tiếp nhất
• Các kênh này chịu trách nhiệm cho sự truyền tín hiệu
nhanh chóng qua các synapse của hệ thần kinh.
• Khi các neurotransmitter bám vào, các receptor nhóm
này thay đổi cấu hình của chúng để mở ra hay đóng lại
các kênh ion trên màng, và cho phép 1 ion tương ứng
nào đó (Na+, K+, Cl-, hay Ca2+) di chuyển qua màng.
• Các receptor liên kết kênh ion, do đó, chuyên biệt cho
hệ thần kinh và các tế bào như tế bào cơ
Cơ chế hoạt động của các receptor liên kết kênh ion
3. NHÓM RECEPTOR LIÊN KẾT PROTEIN-
G (G-PROTEIN–COUPLED RECEPTORS,
GPCR)
• Là nhóm receptor chiếm nhiều nhất trong 3 nhóm receptor trên
màng. VD: riêng chỉ chức năng khướu giác, có hơn 700 loại
GPCR ở người và khoảng 1000 loại GPCR ở chuột có liên
quan.
• Các receptor nhóm này phản ứng với nhiều loại phân tử tín hiệu
ngoại bào bao gồm hormone, các chất điều hòa địa phương hay
các neurotransmitter. Các phân tử tín hiệu này có cấu trúc đa
dạng: là protein, peptide, dẫn xuất của amino acid hay acid béo;
và mỗi chất có thể có một hay một nhóm receptor tương ứng.
• Các receptor nhóm này là mục tiêu để phát triển nhiều loại
thuốc. Khoảng một nửa thuốc hoạt động thông qua nhóm
receptor trên.
• Tất cả các GPCR đã được phân tích đều có cấu trúc
chung: mỗi receptor được cấu tạo từ 1 chuỗi polypeptide
với 7 đoạn liên tục xuyên màng/
• Tất cả các protein G (tên đầy đủ: trimeric GTP binding protein)
cũng có cấu trúc chung và hoạt động theo cùng 1 cách thức .
Chúng được tạo ra từ 3 tiểu đơn vị—α, β, and γ—trong đó α,
và γ bám vào màng tế bào thông qua các đuôi lipid ngắn

Structure of GPCRs
CÁC TRẠNG THÁI CỦA PROTEIN G

A/ Trạng thái bất hoạt của


protein G: Receptor bao gồm 7
phân đoạn xuyên màng không
có phân tử tín hiệu bám vào.
Phức hợp protein G bao gồm 3
tiểu phần 𝛼, 𝛽 𝑣à 𝛾 liên kết với
nhau và ở trạng thái bất hoạt,
tiểu phần 𝛼 liên kết với GDP.

B/ Khi có một phân tử tín hiệu


ngoại bào bám vào receptor
protein, làm thay đổi cấu hình
receptor, dẫn đến hoạt hóa
protein G. Tiểu phần 𝛼 liên kết
với GTP thay vì GDP. Tiểu phần 𝛼
tách khỏi phức hợp với 𝛽𝛾. Cả 𝛼
và 𝛽𝛾 trở nên hoạt hóa.
C/ 𝛼 liên kết GTP đến hoạt hóa
(hoặc bất hoạt) protein đích
tương ứng (tương tự đối với
phức hợp 𝛽𝛾). Sau giai đoạn
hoạt hóa, GTP (trong tổ hợp
với 𝛼) thủy phân thành GDP.
Tiểu phần 𝛼 liên kết GDP kết
hợp lại trở lại với 𝛽𝛾 dẫn đến
bất hoạt protein G.
Một vài G-protein điều hòa trực tiếp các kênh ion

(A) Phân tử tín hiệu acetylcholine


bám vào làm hoạt hóa receptor liên
kết protein G. Ở trạng thái hoạt
hóa, tiểu phần α và tổ hợp 𝛽𝛾 rời
khỏi nhau và cả hai đều ở trạng
thái kích thích.
(B) Tổ hợp 𝛽𝛾 tiếp đó kích hoạt
kênh ion K+ làm kênh này mở ra
cho phép ion K+ đi qua màng tế
bào ra ngoài.
(C) Sau giai đoạn hoạt hóa, quá
trình bất hoạt xảy ra khi GTP bị
thủy phân thành GDP. Tiểu phần 𝛼
liên kết GDP kết hợp trở lại với tổ
hợp 𝛽𝛾 đồng thời kênh ion K+ đóng
lại.
Nhiều protein G hoạt hóa các enzyme bám màng và sản
xuất ra các phân tử truyền tin nhỏ

Các enzyme được hoạt hóa


bởi protein G xúc tác sự
sản xuất các phân tử tín
hiệu nội bào nhỏ
(second/small messenger
molecules). Bởi vì một
enzyme được hoạt hóa sẽ
tạo ra rất nhiều phân tử
truyền tin nhỏ này, tín hiệu
sẽ được khuếch đại lên rất
nhiều ở bước này trong
con đường truyền tin.
Ví dụ: Adrenaline kích thích phân giải
glycogen thông qua receptor liên kết
protein G
- Phân tử tín hiệu adrenaline bám vào
và hoạt hóa receptor liên kết protein G.
- Ở trạng thái hoạt hóa, tiểu phần α và
tổ hợp 𝛽𝛾 rời khỏi nhau và cả hai đều ở
trạng thái kích thích.
- Tiểu phần 𝛼 liên kết GTP kích hoạt
adenylyl cyclase làm tăng tổng hợp
cAMP từ ATP.
- cAMP sau đó kích hoạt PKA. PKA sau
khi được hoạt hóa sẽ xúc tác cho phản
ứng phosphoryl hóa gắn nhóm P và
hoạt hóa phosphorylate kinase.
- Phosphorylate kinase hoạt hóa sẽ xúc
tác quá trình phosphoryl hóa gắn nhóm
P vào hoạt hóa glycogen phosphorylase.
- Glycogen phosphorylase khi được kích
hoạt sẽ phân giải glycogen.
4. CÁC RECEPTOR LIÊN KẾT ENZYME
(ENZYME-COUPLED RECEPTORS)
• Giống như các GPCR, các receptor nhóm này cũng có vùng
bám ligand ở phần biểu lộ ra bên ngoài màng tế bào.
• Tuy nhiên, thay vì liên kết với protein G, vùng bộc lộ ra tế bào
chất của các receptor nhóm này tự nó hoạt động như một
enzyme hoặc hình thành một phức hợp với các protein khác
để tạo nên cấu trúc có hoạt tính enzyme
• Các enzyme nhóm này được phát hiện nhờ vai trò đáp ứng với
các ligand có chức năng như các “growth factor”, các factor
này điều hòa sự sinh trưởng, nhân đôi, biệt hóa và tồn tại của
các mô động vật. Đáp ứng với các ligand này cần rất nhiều
thời gian để diễn ra, đòi hỏi nhiều bước truyền tin nội bào để
dẫn đến thay đổi biểu hiện gen.
• Lớp lớn nhất trong nhóm các receptor liên kết enzyme là
các receptor có vùng nội bào (cytoplasmic domain) hoạt
động như 1 tyrosine protein kinase. Tyrosine protein kinase
này phosphoryl hóa các tyrosines đặc hiệu trên các protein
tín hiệu nội bào đặc hiệu nên có tên gọi là receptor tyrosine
kinases (RTKs).
• Các bất thường trong sinh trưởng, nhân đôi, biệt hóa, tồn
tại và di cư là những đặc điểm cơ bản của 1 tế bào ung
thư. Các bất thường trong tín hiệu tế bào thông qua các
RTK và các receptor liên kết enzyme khác có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của hầu hết ung thư.
* Cơ chế hoạt hóa Ras bởi receptor tyrosine kinase (RTK)

– Trong nhóm receptor liên kết enzyme, phổ biến là các


receptor tyrosine kinase (RTK)
– Trong trạng thái không kích thích, receptor RTK bao gồm 2
monomer nằm rời nhau ra.
– Ở trạng thái hoạt động, tín hiệu ngoại bào gắn vào và kéo 2
monomer sát vào nhau, 2 mononer phosphorylate lẫn nhau
ở các vị trí tyrosine đặc hiệu trên phần nội bào(đó là lý do
tại sao receptor này có tên gọi là RTK).
– Các tyrosine bị phosphorylate biểu lộ các vị trí liên kết với
các protein nội bào. Một trong các protein nội bào này là
protein nối (adaptor protein). Protein nối kích thích protein
hoạt hóa Ras, dẫn đến Ras tiếp theo được hoạt hóa bằng
cách liên kết với GTP thay vì GDP.
* Con đường hoạt hóa MAPK bởi Ras
Ras ở trạng thái hoạt hóa kích
thích protein MAP kinase
kinase kinase. MAP kinase
kinase kinase phophorylate
hoạt hóa MAP kinase kinase.
MAP kinase kinase tiếp tục
phosphorylate hoạt hóa MAP
kinase. Cuối cùng MAP kinase
phosphorylate hoạt hóa các
protein làm thay thay đổi hoạt
động của các protein đó hoặc
thay đổi biểu hiện gen, từ đó
thay đổi các hành vi tế bào
như sinh sản và biệt hóa.
Điều hòa sinh sản , sinh trưởng thông qua RTK/RAS/MAPK pathway
Các con đường signaling có thể hoạt động phối hợp nhau
G-protein signaling
• https://www.youtube.com/watch?v=Glu_T6D
QuLU
MAPK signaling
• https://www.youtube.com/watch?v=npnLnzs
WYFg
Cell signaling
• https://www.youtube.com/watch?v=-
nNqVyrOayo
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 4 (phần 1)

CHU KÌ TẾ BÀO, NGUYÊN


PHÂN, KIỂM SOÁT SỐ LƯỢNG
VÀ KÍCH THƯỚC TẾ BÀO
Giảng viên: Đỗ Thị Thu Hằng
Email: hangdo009@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Essential Cell Biology (4th Edition, 2014) viết
bởi Albert, Bray, Hopkin, et al., …, Chương 18
NỘI DUNG CHÍNH
1. TỔNG QUAN CHU KÌ TẾ BÀO
2. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO
3. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHA M Ở TẾ BÀO
ĐỘNG VẬT
4. SỰ CHẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA TẾ
BÀO (APOPTOSIS)
5. TÍN HIỆU NGOẠI BÀO CHO SỰ SỐNG,
PHÂN CHIA VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TẾ
BÀO
1/ TỔNG QUAN CHU KÌ TẾ BÀO
• Chức năng cơ bản nhất của chu kỳ tế bào là để
nhân đôi 1 cách chính xác toàn bộ thông tin di
truyền (DNA) trong nhiễm sắc thể và sau đó
phân ly DNA tạo hai tế bào con giống hệt nhau
về mặt di truyền.
• Ở hầu hết các trường hợp, 1 tế bào cũng nhân
đôi các đại phân tử và các bào quan cũng như
tăng đôi kích thước trước khi đi vào nó phân
chia
Tế bào sinh sản bằng cách
nhân đôi các thành phần của
chúng và chia làm hai, quá
Tế bào con
trình này được gọi là chu kì tế
bào.
- Để đơn giản, chúng ta sử 3. Tế bào
phân chia
dụng 1 tế bào eukaryote giả
thiết- mỗi bản sao chỉ chứa
2 nhiễm sắc thể khác nhau- 1. Tế bào tăng
để minh họa bằng cách nào trưởng và
mỗi chu kì tế bào sẽ sinh ra nhiễm sắc thể
2 tế bào con giống hệt nhau. nhân đôi
- Mỗi tế bào con có thể phân
2. Nhiễm
chia nữa thông qua 1 chu kì
sắc thể nhân
tế bào khác, và cứ như vậy ly
tiếp tục qua các thế hệ tế
bào
• Thời gian chu kì tế bào của các loại tế bào khác
nhau thì rất khác nhau

Thời gian chu kì tế bào của 1 số tế bào nhân thực


Loại tế bào Thời gian chu kì tế bào
Tế bào phôi giai đoạn sớm ở ếch 30 phút
Tế bào nấm men 1,5 giờ
Tế bào biểu mô đường ruột ở động vật có vú ~ 12 giờ

Nguyên bào sợi của động vật có vú trong môi ~ 20 giờ


trường nuôi cấy
1.1/ Chu kì tế bào ở tế bào nhân thực thường
gồm 4 pha
Pha M
Chu kì tế bào ở tế bào nhân thực thường Nguyên phân
(sự phân chia
xảy ra trong 4 pha. nhân) Cytokinesis
(phân chia tế
- Tế bào tăng trưởng liên tục trong kì Pha G2 bào chất)
trung gian (interphase), kỳ này bao
gồm 3 pha: G1, S, và G2. DNA được
sao chép trong pha S. G1 là pha trung
gian giữa pha M và pha S, và G2 là pha
trung gian giữa pha S và pha M.
- Trong suốt pha M, nhân phân chia
trong quá trình gọi là nguyên phân
(mitosis); sau đó tế bào chất phân Pha
Pha S
chia trong quá trình được gọi là phân G1
(DNA sao chép)
chia tế bào chất (cytokinesis).
- Lưu ý: trong hình bên cũng như trong Trong suốt kì trung gian, tế bào nhìn chung sẽ tiếp
toàn bài phía dưới, thời gian của các tục phiên mã gen, tổng hợp protein, và tăng
pha chỉ mang tính minh họa, không trưởng kích thước. Cùng với pha S, pha G1 và G2
phản ánh đúng thực tế. cung cấp thời gian cần thiết cho tế bào sinh
trưởng và nhân đôi bào quan trong tế bào chất.
1.2/ Hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào kích
hoạt các quá trình chính của chu kỳ tế bào
• Để đảm bảo tế bào sao chép tất cả các DNA và các bào quan
của chúng, và phân chia theo 1 trật tự nghiêm ngặt, tế bào
nhân thực sở hữu 1 mạng lưới protein điều hoà gọi là hệ thống
kiểm soát chu kì tế bào (cell-cycle control system).
• Hệ thống này đảm bảo rằng các sự kiện của chu kì tế bào: Sao
chép DNA, nguyên phân, và các sự kiện khác, xảy ra theo 1 trật
tự sắp đặt; đảm bảo rằng quá trình này hoàn thành trước khi
quá trình khác bắt đầu.
• Để thực hiện điều này, hệ thống kiểm soát tự điều hoà chính
nó ở các chốt quan trọng trong chu kì thông qua sử dụng phản
hồi (feedback) của quá trình đang xảy ra.
• Hệ thống kiểm soát CKTB (chu kỳ tế bào) thực hiện
được điều trên nhờ vào các phanh phân tử (molecular
brakes) (hay đôi khi còn gọi là các chốt/điểm kiểm soát
(checkpoints), để dừng chu kỳ tại các điểm chuyển tiếp
nhất định.
 Bằng cách này, hệ thống kiểm soát sẽ không kích hoạt
bước tiếp theo trong chu kỳ trừ khi tế bào được chuẩn bị
sẵn sàng và chính xác.
Ví dụ: Nếu quá trình tổng hợp DNA bị chậm lại
hoặc trì hoãn thì quá trình nguyên phân và phân chia tế
bào cũng bị hoãn lại. Tương tự, nếu DNA bị tổn thương,
chu trình tế bào buộc phải bị ngừng trong pha G1, S hoặc
G2 để tế bào thực hiện sửa chữa
Hệ thống kiểm soát chu kỳ tế
bào để đảm bảo các quá trình
Tất cả các nhiễm sắc thể đã được
mấu chốt trong CKTB xảy ra Tất cả DNA được sao chép chưa? gắn vào thoi phân bào chưa?
theo đúng trật tự. Tất cả DNA được sửa sai chưa?
- Hệ thống kiểm soát CKTB được Đi vào Nguyên phân Kéo các NST tách nhau ra 2 phía

chỉ ra như một cánh tay điều


khiển (controller arm) quay
theo chiều kim đồng hồ, kích
hoạt các quá trình chủ chốt khi
nó chạm đến các điểm chuyển
tiếp đặc hiệu của chu trình.
- Quá trình này bao gồm sao
chép DNA trong pha S và phân
ly các nhiễm sắc thể đã được Đi vào pha S
nhân đôi. Môi trường có thuận lợi không?
- Nếu có bất lợi trong ngoại bào
và nội bào, hệ thống kiểm soát
Hệ thống kiểm soát CKTB điều hòa sự tiến triển
sẽ cho tạm dừng tạm thời chu
của chu kì tế bào ở ba điểm chuyển tiếp chính.
kỳ tại các điểm chuyển tiếp đặc
biệt trong pha G1, G2 và M.
• Ở động vật, quá trình chuyển tiếp từ pha G1 sang
pha S đặc biệt quan trọng trong viêc điều hoà chu
kì tế bào. Tín hiệu từ các tế bào khác kích thích sinh
sản tế bào khi cơ thể cần nhiều tế bào hơn, và khoá
nó lại khi không cần  “điểm giới hạn”
• Do đó, hệ thống kiểm soát CKTB đóng vai trò
then chốt trong việc điều hòa số lượng tế bào
trong các mô của cơ thể.
• Nếu hệ thống này bị trục trặc  tế bào phân chia
không kiểm soát  ung thư có thể xảy ra.
2/ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHU KÌ
TẾ BÀO

Cốt lõi của hệ thống kiểm soát CKTB là một loạt các công tắc
phân tử (molecular switch) hoạt động theo trình tự được xác
định và vận hành các sự kiện chính của chu kỳ, bao gồm sao
chép DNA và phân ly nhiễm sắc thể đã được nhân đôi.
2.1/ Hệ thống kiểm soát CKTB phụ thuộc vào Protein
kinases hoạt hoá theo chu kì (cyclically
activated Protein kinases) gọi tắt là Cdks
Sự tiến triển qua chu trình tế bào phụ thuộc
vào các Cdk
- Cdk phải gắn 1 protein điều hoà được gọi
là cyclin trước khi nó trở thành enzyme
hoạt động.
- Sự kích hoạt enzyme này cũng đòi hỏi
phosphoryl hoá của Cdk bởi 1 kinase
(không thể hiện ở đây).
- Khi đã được hoạt hóa, phức hợp cyclin–
Cdk sẽ phophoryl hoá các protein chủ
chốt đóng vai trò khởi động các bước đặc
hiệu trong chu kì tế bào.
- Cyclin cũng giúp chỉ dẫn (direct) Cdk đến
các protein mục tiêu để phosphoryl hóa
chúng.
• Sự thay đổi nồng độ cyclin theo chu kì giúp
hình thành và hoạt hoá phức hợp cyclin-Cdks
theo chu kỳ.
• Một khi được kích hoạt, phức hợp cyclin-Cdks
giúp hoạt hóa nhiều sự kiện của CKTB, ví dụ
như đi vào pha S hay pha M.
Nguyên phân Kỳ trung gian Nguyên phân Kỳ trung gian

Hoạt tính
M-cdk
Nồng độ M-
cyclin

Sự tích luỹ cyclin giúp điều hòa hoạt tính của Cdks.
Sự tạo thành phức hợp cyclin-Cdk hoạt động giúp tế bào vượt qua chốt kiểm
soát đi vào các sự kiện khác nhau của chu kì tế bào, ví dụ như đưa tế bào tiến
vào pha S hay pha M. Hình vẽ trên thể hiện sự thay đổi nồng độ cyclin và hoạt
tính của của Cdk chịu trách nhiệm kiểm soát đi vào pha M. Tăng nồng độ của
cyclin tương ứng (M cyclin) giúp hình thành phức hợp cyclin- Cdk (M-Cdk) hoạt
động tế bào đi vào pha M. Mặc dù hoạt tính enzyme của mỗi phức hợp
cyclin-Cdk tăng lên và hạ xuống trong suốt chu kì tế bào, nồng độ của Cdk thì
không thay đổi (không biểu thị trên hình)
2.2/ Các phức hợp cyclin-Cdk khác nhau kích
hoạt các bước khác nhau trong chu kì tế bào
• Ở tế bào nhân thực, có vài loại cyclin và vài loại Cdks liên
quan kiểm soát chu kì tế bào.
• M cyclin: gắn vào Cdk tạo phức hợp M-Cdk; hoạt động
trong G2 để kích hoạt tế bào đi vào pha M
• S cyclins và G1/S cyclins: liên kết với một protein Cdks
khác trong pha G1 muộn để hình thành S-Cdk và G1/S-
Cdk; Những phức hợp cyclin-Cdk này giúp khởi
động pha S
• G1 cyclins: bám vào những protein Cdk khác để hình
thành thành G1-Cdks,  giúp tế bào đi từ pha G1 sang
pha S.
S-Cdk hoạt động M-Cdk hoạt động

Các Cdks khác nhau kết hợp với các cyclins khác nhau để
kích hoạt các sự kiện khác nhau của chu kỳ tế bào. Để
đơn giản hình trên chỉ minh hoạ hai loại phức hợp cyclin-cdk
- một kích hoạt pha S và một kích hoạt pha M
CÁC CYCLINS VÀ CDKS CHÍNH Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Phức hợp Cyclin-Cdk Cyclin Cấu phần Cdk
G1- Cdk Cyclin D* Cdk4, Cdk6
G1/S-Cdk Cyclin E Cdk2
S-Cdk Cyclin A Cdk2
M-Cdk Cyclin B Cdk1
* Có 3 loại cyclin D ở động vật có vú (cyclin D1, D2, và D3)
2.3/ Nồng độ Cyclin được điều hòa bởi phiên
mã và bởi phân giải protein
• Trong suốt chu kì tế bào, nồng độ của mỗi loại cyclin sẽ
tăng dần và sau đó giảm đột ngột
• Sự gia tăng dần trong nồng độ cyclin được gây ra bởi sự
tăng phiên mã của gen mã hoá cyclin, trong khi đó việc
giảm nhanh chóng nồng độ cyclin được gây ra bởi sự
phân huỷ có mục tiêu của nó.
• Sự giảm đột ngột của cyclin M và S còn thông qua 1
phức hợp enzyme lớn gọi là phức hợp APC (anaphase-
promoting complex)
• Sự Ubiquitin hoá và sự phân hủy của cyclin đưa Cdk
tương ứng của nó trở lại trạng thái bất hoạt.
Chuỗi ubiquitin
Cdk
hoạt
Ubiquitin hoá Phân hủy
động
của cyclin bởi Cyclin trong
APC proteosome

Phức hợp cyclin- Cdk bất hoạt


Cdk hoạt động

Hoạt tính của vài Cdks được điều hoà bởi sự phân hủy cyclin.
Ubiquitin hoá của cyclin S và M bởi APC đánh dấu các clyclin này
để chúng bị phá huỷ trong proteasome. Việc mất thành phần
cyclin làm cho Cdk bất hoạt.
2.4/ Hoạt động của các phức hợp cyclin- Cdk phụ
thuộc vào việc phosphoryl hoá và dephosphoryl hoá
• Sự xuất hiện và biến mất của protein cyclin đóng vai trò quan
trọng trong việc điều hoà hoạt động của Cdk trong suốt chu kì
tế bào, tuy nhiên còn có nhiều hơn thế.
• Mặt dù nồng độ cyclin tăng 1 cách dần dần, hoạt tính của phức
hợp cyclin-Cdk có khuynh hướng thay đổi đột ngột vào thời
điểm thích hợp trong CKTB.
• Nghiên cứu chỉ ra rằng phức hợp Cyclin-Cdk chứa các
phosphate ức chế, và để nên hoạt động, Cdk phải được
dephosphoryl hoá bởi 1 enzyme phosphatase đặc hiệu.
• Do đó, các protein kinases và phosphatase điều hoà hoạt tính
của các phức hợp cyclin-Cdk và giúp kiểm soát sự tiến triển của
CKTB.
Phosohat
Hoạt động
e ức chế
phosphatase
(Cdc25)

Cdk phân bào M-Cdk hoạt


M-Cdk bất
Kinase ức chế động
hoạt Phosphatase
(Wee1)
(cdc25) hoạt động

Để M-Cdk hoạt động, các phosphat ức chế phải được loại bỏ.
Ngay khi phức hợp Cyclin-Cdk được hình thành, nó được
phosphoryl hóa ở hai vị trí lân cận bởi một protein kinase ức chế
được gọi là Wee1. (Để đơn giản, chỉ có một phosphat ức chế được
thể hiện ở đây.)
Điều này giữ cho phức hợp M-Cdk ở trạng thái không hoạt động
cho đến khi các phosphat này được loại bỏ bởi một protein
phosphatase hoạt hóa được gọi là Cdc25
2.5/ Hoạt tính của Cdk có thể được khoá bởi
protein ức chế Cdk

• Ngoài việc phosphoryl hoá và dephosphoryl


hoá, hoạt động của Cdk còn có thể được điều
hòa thông qua sự bám vào của các protein ức
chế Cdk (Cdk inhibitor proteins).
• Hệ thống kiểm soát CKTB sử dụng các chất ức
chế này để chặn sự lắp ráp hoặc hoạt hoá của
phức hợp cyclin- Cdk nào đó.
Phức hợp Phức hợp
Cyclin-Cdk p27-Cyclin-Cdk
hoạt động bất hoạt

Hoạt động của một Cdk có thể bị khoá bởi việc gắn thêm
một Cdk ức chế. Trong tình huống này, protein ức chế (gọi
là p27) bám vào 1 phức hợp cyclin-Cdk hoạt động. Sự bám
vào của nó ngăn chặn Cdk phosphoryl hóa các protein mục
tiêu cần thiết cho việc chuyển từ pha G1 đến pha S.
2.6/ Hệ thống kiểm soát CKTB có thể dừng chu
kì theo nhiều cách khác nhau
Sự ức chế phosphatase
- Hệ thống kiểm soát CKTB giám hoạt hóa (cdc25) chặn Ưc chế sự hoạt
sát điều kiện bên trong và bên tế bào đi vào nguyên hoá APC trì hoãn
ngoài tế bào trước khi cho chúng phân việc ra khỏi giai
đoạn nguyên phân
đi qua pha tiếp của chu kì. Để làm
được việc này, hệ thống kiểm
soát CKTB kết hợp các cơ chế đã
mô tả ở trên.
- Ở hình bên, hệ thống kiểm
soát CKTB sử dụng nhiều cơ
chế khác nhau để tạm dừng
chu kì ở những điểm chuyển
tiếp cụ thể.
Các chất ức chế Cdk
khoá tế bào đi vào pha S
2.7/ Một vài con đường tín hiệu về kiểm soát
chu kì tế bào thông qua phức hợp cyclin-Cdk
Một trong những cách mà các
mitogen kích thích sinh sản tế bào
Thụ thể mitogen bị bất
là thông qua việc ức chế protein Rb. hoạt
Khi vắng mặt mitogen, các
protein Rb bị dephosphoryl hoá giữ
các yếu tố điều hoà phiên mã ở
trạng thái không hoạt động. (Những Con đường tín
hiệu nội bào
yếu tố điều hòa phiên mã này bình
thường giúp kích hoạt sự phiên mã G1-Cdk và G1/S-
Rb bị bất
Cdk hoạt động
của các gen mã hóa cho các protein hoạt
Rb hoạt
cần thiết cho sinh sản của tế bào). động
Khi có mitogen gắn lên thụ thể bề Yếu tố điều
Hoạt hoá yếu tố
hoà phiên mã
mặt tế bào, nó hoạt hóa con đường bị bất hoạt
điều hoà phiên mã

tín hiệu nội bào và dẫn đến hình


thành và hoạt hóa các phức hợp G1- Phophoryl hoá Rb Phiên mã
Cdk và G1/S-Cdk. Những phức hợp Dịch mã
này phosphoryl hoá và bất hoạt
protein Rb, giúp giải phóng các yếu Sinh sản của tế bào
tố điều hoà phiên mã, từ đó giúp
kích hoạt sự phiên mã của các gen
cần thiết cho sự tăng sinh tế bào.
p53 = Protein
Tổn thương DNA tumor suppressor protein
ức chế khối u
ngừng chu kỳ tế bào
ở pha G1. Khi DNA bị Sự hoạt hóa của protein kinase. Protein này tiếp theo giúp
tổn thương, các protein phosphoryl hóa p53  giúp ổn định và hoạt hóa p53

kinase chuyên biệt phản P53 dạng ổn định


và hoạt hóa
ứng bằng cách kích hoạt
P53 dạng hoạt hóa gắn lên
và ngăn chặn sự thoái vùng điều hòa của gen p21
hóa nhanh chóng bình Nếu DNA không bị
tổn thương, p53 bị
thường của p53. Protein phân hủy trong
p53 được hoạt hóa sẽ proteosome
tích tụ và kích thích sự
phiên mã của p21 – là
protein ức chế Cdk.
Protein p21 liên kết với
G1/S-Cdk và S-Cdk và
bất hoạt chúng, sao cho
chu trình tế bào giữ trong
pha G1.
3. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG PHA
M Ở TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO VÀ CHU KỲ TẾ BÀO
Trung thể
KỲ TRUNG GIAN được nhân đôi
Vi ống

Tế
bào
chất Màng
nhân

NST co xoắn
Màng tế lại trong nhân
bào chất
Trong suốt kỳ trung gian, tế bào tăng về kích
thước. DNA của nhiễm sắc thể được nhân
đôi, và trung thể nhân đôi

PHA NGUYÊN PHÂN


Hình vẽ trên thể hiện 1 tế bào động vật
Sự phân chia tế bào thành 2 tế bào con xảy ra trong đang nhân đôi. Nhiễm sắc thể có màu
pha M (Mitosis) của chu kỳ tế bào. Pha M bao gồm sự nâu và các vi ống màu xanh.
phân chia nhân hay mitosis và sự phân chia tế bào
chất hay cytokynesis. Nguyên phân được chia thành 5
giai đoạn như thể hiện trên hình
Trung thể Ở kỳ đầu, các NST kép
(đã được nhân đôi) co
Màng
Thoi vô sắc xoắn lại. Bên ngoài
nhân
đang hình
nguyên
thành
nhân, tơ vô sắc hình
vẹn thành giữa 2 trung
thể đang bắt đầu di
chuyển tách nhau ra.
Để đơn giản, hình vẽ
chỉ thể hiện 3 NST
NST kép co xoắn với 2 NST chị em được
giữ với nhau suốt chiều dài của chúng

Kỳ đầu giữa bắt


Cực phân bào đầu với sự phá vỡ
của màng nhân.
Các NST bây giờ có
thể bám vào thoi
Các mảnh vô sắc thông qua
màng nhân các kinetochores
của chúng và di
NST đang di động chuyển
Ở kỳ giữa, các NST
sắp thành hàng hang
ở mặt phẳng xích đạo
của 1 cực vô sắc. Các
tâm động của mỗi
NST chị em gắn vào
các cực đối diện nhau
của thoi vô sắc
Kinetochore của tất cả các NST dàn ngang trên
mặt phẳng xích đạo giữa 2 spindle poles

Ở kỳ sau các NST chị


em tách nhau ra và
di chuyển về 2 phía.
Các vi ống tâm
động ngắn dần và
các cực vô sắc cũng
di chuyển, do đó
Spindle
pole di
góp phần vào sự
Các vi ống chuyển xa phân ly NST
kinetochore nhau ra
ngắn lại
Ở kỳ cuối, 2 bộ NST đi
Bộ NST ở spindle pole đến 2 cực thoi vô sắc. 1
màng nhân mới hình
Vòng co bắt đầu
hình thành
thành quanh mỗi bộ NST,
hoàn thành sự hình
thành của 2 nhân và
đánh dấu sự kết thúc giai
đoạn nguyên phân. Sự
phân chia tế bào chất bắt
đầu với sự hình thành
Màng nhân hình thành trở vòng co (contractile ring)
lại quanh các NST

Trong quá trình phân


Màng nhân hoàn
chia tế bào chất ở tế
chỉnh bao quanh NST
bào động vật, tế bào
đang giãn xoắn trở lại
chất được chia thành
2 thông qua sự hình
thành eo thắt  hình
thành 2 tế bào con,
mỗi cái có 1 nhân

Vòng co tạo nên Sự hình thành trở lại của vi ống


eo thắt kỳ trung gian bởi trung thể
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 4 (Phần 2)
GIẢM PHÂN, SINH SẢN HỮU
TÍNH VÀ DI TRUYỀN HỌC

Giảng viên: TS. Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Essential Cell Biology (4th Edition, 2014) viết
bởi Albert, Bray, Hopkin và cộng sự, Chương 19
NỘI DUNG CHÍNH

1. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA GIỚI TÍNH


2. GIẢM PHÂN
3. CƠ SỞ NHIỄM SẮC THỂ CỦA SỰ DI
TRUYỀN VÀ BẢN ĐỒ GEN
1/ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA
GIỚI TÍNH
1.1/ Các định nghĩa cơ bản
Nhiễm sắc thể
• Nhiễm sắc thể: một phân tử DNA, cấu trúc sợi,
mang thông tin di truyền dưới dạng gen.
• Các loài sinh sản hữu tính gồm hai loại tế bào:
o Giao tử (tế bào trứng và tinh trùng): đơn
bội (n)
o Tế bào soma (các tế bào không là giao tử):
lưỡng bội (2n)
• Ở các tế bào lưỡng bội:
o Nhiễm sắc thể tương đồng: 1 có nguồn gốc
từ bố + 1 có nguồn gốc từ mẹ, các gen
giống nhau nhưng có thể có vài alen khác
nhau tại vài locus.
o Nhiễm sắc thể giới tính (X và Y): có vài
vùng tương đồng nhưng phần lớn các gen
khác nhau.
Gen
• Gen:
o Đơn vị cơ bản của di truyền
o Là một trình tự DNA mã hóa cho một protein đặc
trưng (hoặc một RNA không mã hóa)
• Locus: vị trí vật lý của gen trên nhiễm sắc thể
• Alen: những dạng khác nhau của một gen (biến thể
trong trình tự DNA)
• Sự đa hình: khi một vị trí đặc biệt trên một nhiễm
sắc thể có nhiều alen trong quần thể, nó được gọi
là đa hình (nhiều dạng).
1.2/ Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng di truyền

• Sinh sản hữu tính tạo ra các sự kết hợp nhiễm


sắc thể mới.
• Những sự kết hợp nhiễm sắc thể mới mang lại cho
sinh vật một lợi thế cạnh tranh khi môi trường sống
thay đổi:
– Sự đa dạng của biến thể gen là nguyên liệu sơ
cấp cho chọn lọc tự nhiên.
– Sinh sản hữu tính cũng góp phần thúc đẩy sự
loại bỏ các alen có hại.
Giới tính là lợi thế của tiến hóa.
2/ GIẢM PHÂN
2.1/ Giảm phân gồm một lần nhân đôi DNA và 2 lần phân
chia tế bào

Nguyên phân và giảm phân đều bắt đầu bằng sự nhân đôi nhiễm sắc thể
(NST). Ở nguyên phân, tế bào phân chia một lần duy nhất tạo ra hai tế bào
lưỡng bội. Ở giảm phân, sau khi các tế bào lưỡng bội dòng mầm nhân đôi
NST, tế bào phân chia hai lần, tạo ra bốn tế bào đơn bội. N thể hiện số lượng
NST trong tế bào đơn bội.
Giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn
bội không đồng nhất, trong khi
nguyên phân tạo ra 2 tế bào
lưỡng bội giống hệt nhau. Ở
đây, chỉ có 1 cặp NST tương
đồng được thể hiện. (A) Trong
giảm phân, hai lần phân bào
diễn ra sau khi nhân đôi NST
để tạo ra tế bào đơn bội. Mỗi
tế bào lưỡng bội sau khi giảm
phân tạo ra 4 tế bào đơn bội,
trong khi (B) mỗi tế bào lưỡng
bội phân chia thành hai tế bào
lưỡng bội trong nguyên phân.
Mặc dù nguyên phân và giảm
phân II đều được tiến hành
trong vòng vài giờ, giảm phân I
có thể kéo dài nhiều ngày,
tháng hoặc năm vì kỳ đầu 1
kéo dài.
Noãn

Nguyên phân
Giảm phân I
Trứng sơ cấp bắt đầu

Giảm phân nghỉ


Trước sinh tại kỳ đầu I

Sau tuổi dậy thì


Giảm phân I
hồi phục lại
Trứng giảm Trứng
phân nghỉ tại thứ cấp
kỳ giữa II
Thể cực thứ 1

Trước khi tinh trùng thâm nhập


Sau khi tinh trùng thâm nhập

Giảm phân trứng


hoàn tất ngay khi
Thể cực thứ 2
Trứng
tinh trùng thâm trường thành
nhập vào trứng

Sự sinh noãn ở người


GIẢM PHÂN NGUYÊN PHÂN
NST tương

PHA NGUYÊN PHÂN


PHA GIẢM PHÂN Tế bào
đồng từ bố
mầm lưỡng NST tương
bội đồng từ mẹ

Nhân đôi NST Nhân đôi NST

Sự bắt cặp của NST kép


tương đồng và sự tái tổ hợp
GIẢM PHÂN I

NST kép tương đồng xếp hàng


theo cặp tại mặt phẳng xích đạo

PHA M
NST kép tương
Sự phân ly của NST kép tương
đồng xếp hàng
đồng tại kỳ sau của giảm phân I
độc lập tại mặt
phẳng xích đạo

Hoàn tất phân bào I


Hoàn tất phân bào I

Sự phân ly các nhiễm sắc Sự phân ly các


tử chị em tại kỳ sau của nhiễm sắc tử chị
giảm phân II em tại kỳ sau
GIẢM PHÂN II

Hoàn tất Hoàn tất


phân bào II phân bào

Các tế bào đơn bội không giống nhau Các tế bào lưỡng bội giống nhau về di truyền
Nguyên phân Giảm phân I

Các NST kép tương đồng xếp thẳng Các NST kép tương đồng xếp hàng
hàng độc lập tại mặt phẳng xích đạo theo cặp tại mặt phẳng xích đạo

Hình 19–8. Trong giảm phân, cặp NST tương đồng đã được nhân đôi sẽ bắt cặp trước khi xếp
hàng trên thoi vô sắc. (A) Trong nguyên phân, các NST kép riêng biệt từ mẹ (M) và bố (P) xếp
hàng độc lập tại mặt phẳng xích đạo; mỗi NST chứa một cặp nhiễm sắc tử chị em, chúng sẽ
tách ra ngay trước khi tế bào phân chia. (B) Ngược lại, trong giảm phân I, NST kép tương đồng
từ bố mẹ bắt cặp với nhau trước khi xếp hàng tại mặt phẳng xích đạo. Các NST tương đồng từ
bố mẹ phân chia trong giảm phân I, và các nhiễm sắc tử chị em phân chia trong giảm phân II.
Các thoi phân bào được tô màu xanh.
NST kép từ NST kép từ
2.2/ Giảm phân đòi hỏi sự bố mẹ
bắt cặp của các cặp NST kép
tương đồng

Tâm động
Các cặp NST kép từ bố mẹ bắt cặp
với nhau trong giảm phân I, tạo
thành thể lưỡng trị (bivalents). Nhiễm sắc
Mỗi thể lưỡng trị chứa 4 nhiễm sắc tử chị em
tử chị em và xếp cạnh nhau trong
suốt kỳ đầu của giảm phân I, trước
khi bám lên thoi phân bào.
Thể lưỡng trị
Trong giảm phân, các phức hợp DNA xoắn
mạch đôi
protein thực hiện sự tái tổ hợp
tương đồng (không được thể hiện
trên hình), đầu tiên là tạo đứt gãy
mạch đôi trên DNA (nhiễm sắc tử
từ bố hoặc mẹ) và sau đó thúc đẩy
hình thành sự trao đổi chéo với
nhiễm sắc tử khác. Khi sự trao đổi
này hoàn tất, mỗi nhiễm sắc tử sẽ
chứa một đoạn DNA từ nhiễm sắc
tử khác. Nhiều bước tạo ra hiện
tượng trao đổi chéo trên NST trong
giảm phân tương tự như việc sửa
các đứt gãy trong mạch đôi DNA ở
tế bào soma.
HAI NHIỄM SẮC TỬ KHÔNG CHỊ EM
TRONG MỘT THỂ LƯỠNG TRỊ
Một nhiễm sắc tử từ mẹ
DNA xoắn
Một nhiễm sắc tử từ bố mạch đôi
Tổng hợp DNA

Đứt gãy trên DNA


mạch đôi tạo ra bởi
protein tái tổ hợp

Capture tại
mạch thứ 2

Nuclease tiêu
hóa đầu 5’
Tổng hợp bổ sung
DNA bằng phản ứng
nối DNA

Trao đổi mạch

Mạch DNA cắt tại


vị trí mũi tên

Tổng hợp DNA


NHIỄM SẮC TỬ KHÔNG CHỊ EM CHỨA
ĐOẠN TRAO ĐỔI CHÉO
Cặp nhiễm Cặp nhiễm
sắc thể tương sắc thể tương
đồng từ bố đồng từ mẹ

Bắt chéo

Hiện tượng trao đổi chéo tạo ra sự bắt chéo giữa hai nhiễm sắc tử không chị em ở
mỗi lưỡng trị. (A) Sơ đồ một cặp NST tương đồng có xảy ra hiện tượng trao đổi
chéo, tạo ra một sự trao đổi chéo duy nhất. (B) Ảnh hiển vi của một lưỡng trị ở
châu chấu với 3 trao đổi chéo. (C) Khi các NST tương đồng từ bố mẹ bắt đầu phân
tách ở giảm phân I, các trao đổi chéo sẽ giữ các lưỡng trị với nhau.
2.3/ Các giao tử đơn bội chứa thông tin di truyền
tái tổ hợp
Ba cặp NST tương đồng
Hai kiểu tái tổ hợp di truyền tạo ra các
Từ mẹ
sự kết hợp NST mới trong giảm phân. Từ mẹ
Từ bố Từ bố
(A) Sự tổ hợp độc lập của các NST
tương đồng từ bố mẹ trong giảm phân
tạo ra 2n giao tử đơn bội khác nhau ở
cơ thể sinh vật với n NST. Theo hình, n
= 3 và có 23, hoặc 8, giao tử khác
nhau. Để đơn giản, sự bắt chéo NST
không được thể hiện ở đây. (B) Sự
trao đổi chéo diễn ra trong kỳ đầu
giảm phân I, trao đổi các đoạn DNA
giữa các NST tương đồng và do đó tái
tổ hợp gen trên mỗi NST. Để đơn giản,
chỉ một cặp NST tương đồng được thể
hiện. Cả sự tổ hợp độc lập và sự bắt
chéo đều xảy ra trong các lần giảm
phân.
2.4/ Giảm phân bất thường
Các bất thường xảy ra trong quá
trình phân ly NST trong giảm phân
có thể dẫn đến sự sai lệch về số
lượng NST ở giao tử. Trong ví dụ
này, NST 21 kép từ bố và mẹ không
phân ly bình thường trong giảm
phân 1. Kết quả là hai giao tử không
nhận được bản sao NST nào, trong
khi hai giao tử khác nhận cả hai bản
sao thay vì 1 bản sao thích hợp. Các
giao tử nhận số lượng NST sai lệch
được gọi là giao tử thể lệch bội.
Nếu một trong số chúng tham gia
vào sự thụ tinh, hợp tử tạo thành
cũng sẽ có sự bất thường về số
lượng NST. Một đứa trẻ nhận được
3 bản sao NST số 21 sẽ mắc phải hội
chứng Down.
Mở rộng (Tự học)

3/ CƠ SỞ NHIỄM SẮC THỂ


CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ
BẢN ĐỒ GEN
3.1/ Di truyền Menden có sơ sở vật lý về tập tính
của các nhiễm sắc thể
• Các “nhân tố di truyền” (“hereditary factors”)
của Menden chính là các gen
• Ngày nay, chúng ta biết rằng các gen nằm trên
các NST
• Tập tính của các NST trong giảm phân có thể
giải thích các quy luật Menden về phân li và tổ
hợp độc lập.
Các quy luật di truyền Menden (có điều chỉnh)

Quy luật Định nghĩa

Trong quá trình hình thành giao tử,


các alen của mỗi gen phân ly đồng
Quy luật phân ly
đều về các giao tử, do đó mỗi giao
tử chỉ mang 1 alen của mỗi gen.
Các gen của các tính trạng khác
Quy luật tổ hợp tự do nhau phân ly độc lập trong suốt quá
trình hình thành giao tử.
Một vài alen là trội trong khi số khác
là lặn, một cơ thể sống có ít nhất
Quy luật ưu thế trội
một alen trội sẽ biểu hiện ảnh
hưởng (kiểu hình) của alen trội.
Thí nghiệm đậu Hà Lan của Menden

Màu Chiều Màu Hình Màu sắc Hình Vị trí


hoa cao cây hạt dạng hạt trái dạng trái hoa

Tính
trạng trội

Tím Cao Vàng Tròn Xanh Trơn Thân

Tính
trạng lặn

Trắng Thấp Xanh Nhăn Vàng Nhám Ngọn


Thế hệ P Hạt vàng- Hạt xanh-
tròn (YYRR) nhăn (yyrr)
Y ry

R R r
Y y

Giảm phân

Thụ phấn
R Y y r
Giao tử

Tất cả cây F1
cho hạt vàng –tròn (YyRr)

Thế hệ F1
R R
y y
r r
Y Y
Giảm phân
QUY LUẬT PHÂN LY QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
Hai alen của mỗi gen r R Alen của các gen trên
R r
phân ly trong quá trình NST không tương đồng
hình thành giao tử Kỳ giữa I phân ly độc lập trong quá
trình hình thành giao tử
Y y Y y

1 1
R r r R

Kỳ sau I
Y y Y y

R r r R

2 2
Y y Kỳ giữa II Y y

Y y Y
Y y Y y y
Giao tử
R R r r r r R R

1/ 1/ 1/ 1/
4 YR 4 yr 4 Yr 4 yR

Thế hệ F2 Một F1  F1 thụ phấn chéo


3 Sự thụ phấn tổ hợp 3 Kết quả thụ phấn
các alen R và r cho tỉ lệ kiểu hình
một cáchngẫu nhiên. 9 :3 :3 :1 9:3:3:1 ở thế hệ F2.
Thế hệ P Hạt vàng- Hạt xanh-
tròn(YYRR) nhăn(yyrr)
Y y
 r
R R r
Y y

Giảm phân

Thụ phấn
R Y y r
Giao tử
Tất cả cây F1
cho hạt vàng –tròn (YyRr).

Thế hệ F1
R R
y y
r r
Y Y

QUY LUẬT PHÂN LY Giảm phân QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
Hai alen của mỗi gen Alen của các gen trên
R r r R NST không tương đồng
phân ly trong quá trình
hình thành giao tử Kỳ giữa I phân ly độc lập trong quá
trình hình thành giao tử
Y y Y y

1 1
R r r R

Kỳ sau I
Y y Y y

R r r R
Kỳ giữa
2 II 2
Y y Y y

Y y Y
Y y Y y y
Giao tử
R R r r r r R R

1/
1/
4 YR
1/
4 yr 1/
4 Yr 4 yR
QUY LUẬT PHÂN LY QUY LUẬT PHÂN LY
ĐỘC LẬP

Thế hệ F2
Một F1  F1 thụ phấn chéo

3 Sự thụ phấn 3 Kết quả thụ phấn


tổ hợp các alen cho tỉ lệ kiểu hình
R và r một cách 9 :3 :3 :1 9:3:3:1 ở thế hệ F2
ngẫu nhiên
3.2/ Bằng chứng thực nghiệm của
Morgan
• Bằng chứng vững chắc đầu tiên liên kết một gen
cụ thể với một NST cụ thể được đưa ra bởi
Thomas Hunt Morgan, một nhà phôi học
• Các thí nghiệm của Morgan với ruồi giấm cung
cấp bằng chứng thuyết phục rằng các nhân tố di
truyền Menden nằm trên các nhiễm sắc thể.
Lựa chọn sinh vật thực nghiệm của Morgan

• Một số đặc điểm khiến ruồi giấm là một lựa


chọn thuận tiện cho nghiên cứu di truyền
– Chúng sinh sản nhiều
– Một thế hệ có thể được sinh ra hai tuần một lần
– Chúng chỉ có 4 cặp nhiễm sắc thể
• Morgan ghi chú thể hoang dã, hay bình thường, đối
với các kiểu hình xuất hiện thường xuyên ở các quần
thể ruồi.
• Tính trạng thay thế thể hoang dã được gọi là kiểu
hình đột biến.
Sự tương quan tập tính các alen của gen
với tập tính của một cặp nhiễm sắc thể
• Trong một thí nghiệm, Morgan lai ruồi đực
mắt trắng (đột biến) với ruồi cái mắt đỏ
(hoang dã)
– Thế hệ F1 toàn mắt đỏ
– Thế hệ F2 cho tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, nhưng
chỉ những con đực mới có mắt trắng.
• Morgan xác định alen mang đột biến gây mắt
trắng phải nằm trên NST X
• Phát hiện của Morgan chứng minh thuyết NST
trong di truyền
THÍ NGHIỆM

Thế hệ P

Tất cả
Thế hệ F1
đều mắt đỏ

KẾT QUẢ

Thế hệ F2

KẾT LUẬN
w w
Thế hệ P X X
X Y
w

w
Tinh trùng
Trứng
w w
Thế hệ F1 w
w

w
Tinh trùng
Trứng
w w
w
Thế hệ F2 w
w w
w
w
THÍ NGHIỆM

Thế hệ P

Thế hệ F1 Tất cả
đều mắt đỏ.

KẾT QUẢ

Thế hệ F2
KẾT LUẬN
w w
X X
Thế hệ P X Y
w

w
Tinh trùng
Trứng
w w
w
Thế hệ F1 w

w
Tinh trùng
Trứng
w w
w
Thế hệ F2 w
w w
w
w
Cơ sở nhiễm sắc thể của giới tính
• Ở người và các động vật có vú
khác, có 2 loại NST giới tính: NST
X lớn hơn và NST Y nhỏ hơn.
• Chỉ ở đoạn cuối NST Y mới có các
vùng tương đồng với các vùng
tương ứng trên NST X
• Gen SRY trên NST Y mã hóa cho
protein điều khiển sự phát triển
của các đặc điểm giải phẫu nam.

© 2011 Pearson Education, Inc.


• Một gen nằm trên NST giới tính được gọi là
gen liên kết giới tính
• Gen trên NST Y được gọi là gen liên kết NST Y,
có ít gen trên NST này.
• Gen trên NST X được gọi là gen liên kết NST X.
Di truyền của các gen liên kết NST X
• NST X có các gen quy định các tính trạng không liên
quan đến giới tính, trong khi NST Y chủ yếu mã hóa cho
các gen liên quan đến sự xác định giới tính.
• Gen liên kết NST X theo những khuôn mẫu đặt trưng
trong di truyền
• Một kiểu hình lặn liên kết NST X được biểu hiện khi:
– Cá thể cái cần 2 alen mang bệnh giống nhau (đồng
hợp)
– Cá thể đực chỉ cần duy nhất một alen mang bệnh
(dị hợp)
• Các hội chứng lặn liên kết NST X thường xuất hiện ở
nam hơn nữ.
• Một vài hội chứng gây ra bởi các alen lặn liên
kết với NST X ở người
– Hội chứng mù màu (chủ yếu liên kết với NST X)
– Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
– Bệnh rối loạn đông máu
Sự bất hoạt NST X ở động vật có vú cái.
• Con cái ở động vật có vú, 1 trong 2 NST X ở
mỗi tế bào bị bất hoạt ngẫu nhiên trong suốt
quá trình phát triển của phôi
• Sự bất hoạt NST X cô đặc lại tạo thành thể
Barr
• Nếu con cái là dị hợp ở một gen nào đó trên
NST X, nó sẽ xuất hiện thể khảm ở kiểu hình
của gen đó
NST X
Alen quy định
lông cam
Phôi sớm:
Alen quy định
lông đen

Tế bào phân chia


và sự bất hoạt
Hai quần thể NST X
tế bào ở mèo
trưởng thành: NST X
NST X hoạt động
NST X bị bất hoạt
hoạt động
Lông đen Lông cam
3.3/ Các gen liên kết có khuynh hướng di truyền
cùng nhau vì cùng nằm gần nhau trên cùng NST

• Mỗi NST có hằng trăm hoặc hàng ngàn gen


(ngoại trừ NST Y)
• Các gen nằm trên cùng NST có xu hướng di
truyền cùng nhau được gọi là các gen liên kết
Sự liên kết ảnh hưởng đến di truyền
như thế nào?

• Morgan đã thực hiện các thí nghiệm khác với


ruồi giấm để tìm ra ảnh hưởng của sự liên kết
đến di truyền của 2 tính trạng.
• Morgan lai ruồi giấm khác nhau về tính trạng
màu cơ thể và kích thước cánh.
THÍ NGHIỆM Thế hệ P (đồng hợp)
Đột biến ở hai tính trạng
Kiểu hình hoang dã (thân đen, cánh ngắn)
(thân xám, cánh dài)

b b vg vg b b vg vg

Thể lai hai tính trạng F1 Đột biến ở hai tính trạng
(kiểu hình hoang dã) Lai phân tích

b b vg vg b b vg vg

Thế hệ con
lai phân tích Trứng b vg b vg b vg b vg

Hoàng dã Đen-ngắn Xám-ngán Đen - dài


(xám-dài)
b vg

Tinh trùng

b b vg vg b b vg vg b b vg vg b b vg vg
TỈ LỆ DỰ ĐOÁN
Nếu các gen nằm trên các NST khác nhau 1 : 1 : 1 : 1

Nếu các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể và alen
của bố mẹ luôn di truyền cùng nhau: 1 : 1 : 0 : 0

KẾT QUẢ 965 : 944 : 206 : 185


• Morgan thấy rằng màu cơ thể và kích thước
cánh luôn di truyền cùng nhau với những sự
kết hợp đặc trưng (kiểu hình bố mẹ)
• Ông cũng lưu ý rằng các gen này không nằm
riêng biệt mà chúng nằm trên cùng một NST
• Tuy nhiên, các kiểu hình không giống bố mẹ
cũng được tạo ra.
• Kết quả này liên quan đến sự tái tổ hợp di
truyền, tạo ra thế hệ con có những tính trạng
khác với bố mẹ.
F1 Cá thể cái lai hai b+ vg+ b vg
tính trạng và cá thể
đực đồng hợp
trong lai phân tích b vg b vg

b+ vg+ b vg
Phần lớn đời con hoặc
b vg b vg
3.4/ Sự tái tổ hợp của các gen liên kết: sự
trao đổi chéo
• Morgan khám phá rằng các gen có thể liên
kết, nhưng sự liên kết này không hoàn toàn,
bởi vì vài kiểu hình tái tổ hợp được tìm thấy
• Ông cho rằng một vài quá trình thỉnh thoảng
phá vỡ các liên kết vật lý giữa các gen trên
cùng NST.
• Cơ chế này là sự trao đổi chéo giữa các NST
tương đồng
Bố mẹ Thâm xám, cánh dài Thân đen, cánh ngán
lai phân tích F1 lai hai tính trạng (hai đột biến)

b vg b vg

b vg b vg
NST nhân đôi
NST nhân đôi

b vg b vg

b vg b vg
b vg b vg

b vg b vg
Giảm phân I

b vg
Giảm phân I và II
b vg
b vg

b vg
Giảm phân II

NST tái tổ hợp

bvg b vg b vg b vg
Eggs

Đời con 965 944 206 185


lai phân tích Hoang dã Đen – Xám – Đen –
(xám-dài) ngắn ngắn dài b vg
b vg b vg b vg b vg

b vg b vg b vg b vg Tinh trùng

Con mang kiểu hình bố mẹ Con mang kiểu hình tái tổ hợp

391 kiểu hình tái tổ hợp


Tần số tái tổ hợp   100  17%
2,300 tổng số cá thể
Hình 15.10a
Bố mẹ Thân xám, cánh dài Thân đen, cánh ngắn
lai phấn tích (F1 lai hai tính trạng) (hai đột biến)

b vg b vg

b vg b vg
Nhân đôi NST Nhân đôi NST

b vg b vg

b vg b vg
b vg b vg

b vg b vg
Giảm phân I
b vg
Giảm phân I và II
b vg
b vg

b vg
Giảm phân II
NST tái tổ hợp

bvg b vg b vg b vg b vg
Trứng Tinh trùng
Nhiễm sắc thể
tái tổ hợp

bvg b vg b vg b vg
Trứng

Đời con 965 944 206 185


lai phân tích hoang dã Đen - Xám - Đen -
(xám-dài) ngắn ngắn dài b vg
b vg b vg b vg b vg

b vg b vg b vg b vg Tinh trùng

Con có kiểu hình bố mẹ Con kiểu hình tái tổ hợp

391 kiểu hình tái tổ hợp  100  17%


Tần số tái tố hợp 
2,300 tổng số cá thể
3.5/ Sự sắp xếp khoảng cách gen dựa vào dữ liệu
tái tổ hợp

• Alfred Sturtevant, một học trò của Morgan,


xây dựng một bản đồ di truyền, là một danh
sách các gen được sắp xếp vị trí dọc theo 1
NST cụ thể.
• Sturtevant dự đoán rằng hai gen càng xa
nhau, sự trao đổi chéo giữa chúng càng dễ
xảy ra và tần số tái tổ hợp càng cao.
• Một bản đồ liên kết là một bản đồ di truyền của
một NST dựa trên các tần số tái tổ hợp
• Các khoảng cách giữa các gen có thể biểu hiện
bằng đơn bị bản đồ; một đơn vị bản đồ, hay 1
centimorgan, thể hiện 1% tần số tái tổ hợp
• Đơn vị bản đồ thể hiện khoảng cách và thứ tự
tương đối, không phải vị trí chính xác của các gen.
KẾT QUẢ
Các tần số tái tổ hợp

9% 9.5%
Nhiễm sắc thể
17%

b cn vg
• Các gen nằm xa nhau trên cùng NST có thể có tần
số tái tổ hợp gần 50%
• Các gen như vậy liên kết về mặt vật lý nhưng
không liên kết về mặt di truyền, và hoạt động
như nằm trên các NST khác nhau.
• Sturtevant sử dụng các tần số tổ hợp để tạo
bản đồ liên kết gen ở ruồi giấm.
• Sử dựng các phương pháp như băng NST, các
nhà di truyền học có thể phát triển bản đồ di
truyền tế bào (cytogenetic maps) của NST
• Bản đồ di truyền tế bào thể hiện các vị trí của
gen liên quan đến đặc trưng của NST
Kiểu hình đột biến
Râu Thân Mắt màu Cánh Mắt
ngắn đen chu sa ngắn nâu

0 48.5 57.5 67.0 104.5

Râu dài Thân Mắt Cánh Mắt


(phần phụ xám Đỏ dài đỏ
trên đầu)
Kiểu hình hoang dã
Mở rộng: bản đồ di truyền (genetic
map) và bản đồ vật lý (physical map)
GENOME MAPPING
o Genetic mapping dựa trên các kỹ thuật di truyền để
xây dựng bản đồ thể hiện vị trí của gen và các đặc trưng
trình tự khác trên một bộ gen
 Các kỹ thuật di truyền bao gồm các thí nghiệm lai
giống, hoặc
 Ở trường hợp của người, kiểm tra lịch sử gia đình
(phả hệ)
o Physical mapping sử dụng các kỹ thuật sinh học phân
tử để nghiên cứu trực tiếp các phân tử DNA nhằm xây
dựng bản đồ, thể hiện vị trí đặc trưng của trình tự, bao
gồm các gen.
PHYSICAL MAPPING
Bản đồ cắt giới hạn: thể hiện vị trí tương đối
của các trình tự nhận biết cho enzyme cắt giới
hạn trên một phân tử DNA.
Lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH): vị trí
marker được đánh dấu bằng lai một đầu dò
chứa marker cho các NST còn nguyên vẹn.
Bản đồ Sequence tagged site (STS): vị trí các
trình tự ngắn được đánh dấu bằng PCR và/hoặc
lai phân tích các đoạn gen.
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 4 (phần 3)

SỰ CHẾT THEO CHƯƠNG


TRÌNH CỦA TẾ BÀO (PROGRAM
CELL DEATH)

GV: Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
Tài liệu tham khảo:
Essential Cell Biology (Third Edition, 2010)
written by Albert, Bray, Hopkin, et al., …
Chapter 18 – section “Control of cell number
and cell size” (Page: 638- 648).

Medical Cell Biology (Third Edition, 2008)


edited by Steven R. Goodman
Chapter 10 (Page: 291 – 307)
Nội dung
1. SỰ CHẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA
TẾ BÀO
2. CÁC TẾ BÀO ĐỘNG VẬT CẦN CÁC TÍN
HIỆU NGOẠI BÀO ĐỂ TỒN TẠI, SINH
TRƯỞNG VÀ PHÂN CHIA
1. SỰ CHẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA TẾ BÀO
1.1. Tổng quan và ý nghĩa của chết theo chương
trình của tế bào
Chết theo chương trình giúp kiểm soát số lương tế bào
• Các tế bào của một sinh vật đa bào nằm trong một tập
hợp có tính tổ chức cao.
• Số lượng tế bào trong tập hợp này được điều hòa chặt
chẽ không chỉ bằng kiểm soát tốc độ phân chia tế bào
mà còn bằng kiểm soát tốc độ chết của tế bào.
• Nếu sự tồn tại của một tế bào không còn cần thiết nữa,
chúng được kích hoạt để tự chết bằng quá trình gọi là
chết theo chương trình của tế bào. Ở động vật, dạng
chết theo chương trình phổ biến nhất là apoptosis.
• Lượng tế bào chết theo chương trình ở các mô động
vật đang phát triển hoặc đã trưởng thành đều đáng kể
đến kinh ngạc.
• Ở hệ thần kinh động vật đang phát triển, hơn
một nửa các tế bào thần kinh được tạo ra bình
thường chết đi bởi sự chết theo chương trình
ngay sau chúng hình thành để đảm bảo sự kết
nối tối ưu giữa các tế bào thần kinh mới được
tạo ra. Còn ở người trưởng thành khỏe mạnh,
hàng triệu tế bào ở tủy xương và ruột chết
mỗi giờ theo chương trình.
• Các ngón chân của chuột cũng như ngón tay và
chân của chúng ta được định hình là nhờ
apoptosis trong quá trình phát triển của phôi. Lúc
mới tạo ra, chúng gần như dính vào nhau, sau đó
các ngón mới tách ra riêng rẽ nhờ các tế bào giữa
các ngón chết đi bởi apoptosis.
• Trong nhiều trường hợp khác, các tế bào chết đi
khi cấu trúc chúng hình thành nên không còn cần
thiết nữa, ví dụ các tế bào đuôi ở nòng nọc chết đi
và đuôi mất đi khi nòng nọc phát triển thành ếch.
• Ở các mô trưởng thành, sự phân chia cân
bằng chính xác với sự chết của tế bào, trừ
khi mô đang tăng trưởng hoặc teo đi. Ví dụ
nếu một phần của gan ở chuột trưởng thành
bị cắt mất, các tế bào gan sẽ phân chia để bù
vào chỗ mất. Trong một thí nghiệm khác, nếu
chuột được tiêm phenobarbital, chất có thể
kích thích tế bào gan phân chia, gan sẽ to ra.
Nhưng sau khi dừng tiêm, apoptosis xảy ra ở
tế bào gan và làm kích thước gan trở lại như
bình thường.
Apoptosis xảy ra ở các chân chuột đang phát triển khắc nên các
ngón chân. (A) Các ngón của mô chuột được nhuộm với chất
nhuộm bắt đặc hiệu với các tế bào đang trải qua apoptosis. Các
tế bào apoptosis có màu xanh sáng hiện lên giữa các kẽ chân. (B)
Sự chết tế bào loại bỏ các mô giữa các kẽ chân. Hình B này được
chụp 1 ngày sau hình A, ở đây, còn rất ít tế bào aopotosis được
quan sát thấy.
Khi nòng nọc phát triển thành ếch, các tế bào ở đuôi
của nó cũng trải qua apoptosis.
1.2. Khác nhau giữa programmed cell death và cell
necrosis và các dạng programmed cell death
• Tế bào chết bởi nguyên nhân bệnh lý (pathologic cell death)
như trong các tổn thương cấp tính được gọi là hoại tử hay
necrosis. Có một sự khác biệt lớn về hình thái ở tế bào chết
theo chương trình và tế bào chết bởi necrosis.
– Trong necrosis, tế bào và bào quan phồng lên và vỡ, giải
phóng các thành phần nội bào ra ngoài trong đó có các
enzyme phân giải (lysosomal enzyme) và gây tổn thương
tác tế bào xung quanh cũng như gây ra phản ứng viêm ở
mô lân cận.
– Trong chết theo chương trình, không có sự rò rỉ của các
thành phần tế bào và không có sự viêm xảy ra và không có
tổn thương đối với các tế bào và mô kế cận. Thay vào đó, tế
bào co lại, hình thành các thể apoptotic nhỏ. Các thể này
sau đó bị loại bỏ thông qua đại thực bào.
Các dạng programmed cell death
Những nghiên cứu vi cấu trúc trên mô động vật
có xương sống cho thấy có ít nhất 3 dạng chết
theo chương trình của tế bào có thể phân biệt
được về hình thái dưới dụng kính hiển vi ánh
sáng và kính hiển vi điện tử.
- Apoptosis
- Autophagic cell death
- Nonlysosomal cell death
• Apoptosis (còn gọi là type
1 cell death): là dạng
programmed cell death
được mô tả đầu tiên và
được hiểu rõ nhất cho đến
nay. Tế bào trải qua
apoptosis trở nên co lại,
nhân và chromatin cô đặc
lại. Tế bào sau đó tách
thành các thể nhỏ có màng
bao quanh gọi là các
apoptotic bodies chứa các
bào quan và các phần
chromatine cô đặc bên
trong. Các apoptotic
bodies sau đó bị nhấn
chìm vào các đại thực bào.
• Autophagic cell death (còn gọi là type 2 cell death
hay tự thực): được nghiên cứu ít hơn. Ở dạng này,
có sự xuất hiện của nhiều không bào được hình
thành chủ yếu từ mạng lưới nội chất. Ngoài ra, có sự
tăng lên của hoạt tính của enzyme lysosome. Các
không bào nhấn chìm các bào quan và các thành
phân nội bào rồi hòa với các lysosomes để trở thành
các cấu trúc gọi lạ autolysosome. Trong các
autolysosome, các thành phần tế bào bị tiêu hóa.
• Nonlysosomal cell death (còn gọi là type 3
cell death): được biết ít nhất hiện nay. Ở dạng
này, các bào quan phồng lên và có sự hình
thành không phụ thuộc vào lysosome của các
khoảng không rỗng (“empty spaces”) trong tế
bào chất. Do đó, có một số điểm giống với
necrosis ở dạng chết theo chương trình này.
1.3. Cơ chế phân tử của apoptosis
• Bộ máy chịu trách nhiệm cho apoptosis hầu như
giống nhau ở mọi tế bào động vật
• Tất cả đều liên quan đến một họ protease gọi là
caspase.
• Caspase được hình thành từ dạng bất hoạt của nó
là procaspase
• Khi có tín hiệu gây apoptosis, procaspase thường
được hoạt hóa thông qua phản ứng cắt (proteolytic
cleavage) trong đáp ứng với tín hiệu này.
• Caspase đã được hoạt hóa lại tiếp tục cắt và kích
hoạt các procaspase khác, tạo nên một chuỗi
phản ứng khuếch đại (amplifying proteolytic
cascade). Chúng cũng cắt những protein chủ chốt
khác trong tế bào như protein lamin cấu trúc nên
lamina của nhân.
• Apoptosis diễn ra theo kiểu “tất cả hay không có
gì” vì hoạt động của chuỗi caspase là không đảo
ngược lại được (irreversible) và do đó, quyết định
có đưa tế bào vào sự chết do chu trình hay không
cần được kiểm soát chặt chẽ.
Tầng khuếch đại caspase trong apoptosis
Nuclear lamina
trong cấu trúc
nhân
• Caspase có thể được kích hoạt bởi con đường ngoại tại
(extrinsic pathway) hoặc nội tại (intrinsic pathway).
– Con đường nội tại (còn gọi là con đường ti thể (mitochondrial
pathway)): cytochrome c được giải phóng ra khỏi ti thể vào tế
bào chất và kết hợp với một số thành phần khác để hình thành
nên phức hợp apoptosome. Phức hợp này tiếp theo sẽ kích
hoạt chuỗi caspase (thông qua caspase 9).
– Con đường ngoại tại (còn gọi là con đường thụ thể chết (
death receptor pathway)) được kích hoạt khi các ligand bao
gồm tumour necrosis factor receptor 1 (TNFR1) and Fas/CD95
bám vào receptor của chúng trên màng tế bào. Tương tác
ligand-receptor dẫn đến sự hình thành của phức hợp tín hiệu
gây chết hay death inducing signaling complex (DISC) và phức
hợp này tiếp theo sẽ kích hoạt chuỗi caspase (thông qua
caspase 8).
Hoạt hóa Caspase bằng con đường nội tại và con đường ngoại tại (chi tiết)
Con đường nội tại được điều hòa bởi họ protein bcl2. Bax và Bak là
các protein gây chết của học bcls ; Chúng có thể kích hoạt apoptosis
bằng cách gây giải phóng cytochrome c ra khỏi ti thể.
Họ Bcl2 gồm 2 nhóm: nhóm anti-apoptotic kháng apoptosis và
nhóm pro-apoptotic kích hoạt apoptosis
Phối tử Fas (Fas ligand) trên bề mặt của tế bào T lympho gây chết
(killer lymphocyte) hoạt hóa thụ thể Fas và sau đó hoạt hóa con
đường ngoại tại của apoptosis ở tế bào đích.
• - Ngoài hai con đường trên,
một số cơ chế kích hoạt
caspase khác đã được mô tả
trên tế bào động vật. Ví dụ,
các tế bào T gây độc có thể
gây ra apoptosis ở các tế bào
đích thông qua cơ chế gọi là
perforin/granzyme B-
dependent pathway.
• - Con đường này được sử
dụng chủ yếu bởi hệ miễn
dịch để loại bỏ các tế bào bị
biến đổi hoặc nhiễm virus.
Thông qua perforin (một
protein hình thành lỗ), tế bào
T gây độc bơm sang tế bào
đích granzyme B (một
protease). Granzyme sau đó
kích hoạt chuỗi caspase ở tế
bào đích.
1.4. Chết theo chương trình và một số
bệnh lý ở người
• Rối loạn trong điều hòa apoptosis có thể dẫn
đến nhiều rối loạn bệnh học.
• Các bệnh tật liên quan đến apoptosis có thể
chia thành 2 nhóm: một liên quan đến việc
apoptosis không xảy ra được như bình
thường, hai liên quan đến việc apoptosis xảy
ra sớm.
• Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện ra rằng rất
nhiều loại ung thư có căn nguyên do các tế bào
không trải qua apoptosis được.
• Bcl-2, thành phần ức chế apoptosis đóng vai trò như
một protooncogene. Tăng biểu hiện của Bcl-2 được
ghi nhận trong nhiều loại ung thư và là yếu tố tiên
lượng xấu đối với ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư
đường ruột.
• Nhiều thuốc hóa trị ung thư hoạt động bằng cách
kích hoạt các cơ chế apoptosis của tế bào ung thư. Ví
dụ như imatinib (Gleevec), thuốc điều trị CML - một
loại ung thư máu.
• Apoptosis sớm hơn hoặc nhiều hơn bình thường lại liên
quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer’s
disease, Parkinson’s disease, bệnh xơ cứng teo cơ một bên
(amyotrophic lateral sclerosis), bệnh viêm võng mạc sắc tố
(retinitis pigmentosa). Apoptosis cũng đóng vai trò quan
trọng trong đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke).
• Các thử nghiệm lâm sàng trên người đang trong giai đoạn
kiểm tra xem việc truyền các neurotrophic factor vào
trong não của người mắc bệnh thoái hóa thần kinh có thể
làm chậm quá trình mất đi của các tế bào thần kinh bằng
các kích thích các con đường tăng cường sự sống của tế
bào. Tương tự, các chất hóa học ức chế apoptosis trong in
vitro và in vivo cũng đang được thử nghiệm lâm sàng đối
với bệnh Parkinson’s và các bệnh học thần kinh khác.
2. CÁC TẾ BÀO ĐỘNG VẬT CẦN CÓ CÁC TÍN
HIỆU NGOẠI BÀO ĐỂ TỒN TẠI, SINH TRƯỞNG
VÀ PHÂN CHIA
• Ở sinh vật đa bào, số phận của mỗi tế bào được kiểm
soát bởi các tín hiệu đến từ các tế bào khác.
• Chỉ dựa vào các chất dinh dưỡng là không đủ để các tế
bào động vật tồn tại, sinh trưởng hoặc phân chia. Nó
phải được nhận các tín hiệu hóa học từ các tế bào khác,
thường là các tế bào lân cận
• Các kiểm soát đó đảm bảo rằng 1 tế bào chỉ tồn tại khi nó
được cần đến và phân chia chỉ khi cần thêm tế bào để
cho phép mô sinh trưởng hay thay thế các tế bào bị mất.
• Hầu hết các phân tử tín hiệu ngoại bào ảnh
hưởng lên sự tồn tại, sinh trưởng và phân chia
có dạng hòa tan (soluble proteins) được tiết ra
hoặc các proteins bám lên bề mặt của tế bào
• Mặc dù hầu hết các protein này có tác động
điều hòa dương tính, một số hoạt động âm tính
(ức chế các quá trình) lên các tế bào khác.
• Các protein điều hòa dương tính (kích thích các tế bào khác)
có thể được phân loại thành 3 nhóm dựa trên chức năng của
chúng:
- Các yếu tố tồn tại (Survival factors): kích thích sự tồn tại của
các tế bào, chủ yếu thông qua ức chế apoptosis
- Các yếu tố phân bào (Mitogens): kích thích phân chia tế bào,
chủ yếu bằng cách vượt qua các cơ chế khóa phân bào
- Các yếu tố tăng trưởng (Growth factors): kích thích tế bào
tăng trưởng (tăng về kích thước và khối lượng) bằng cách
thúc đẩy sự sản xuất và ức chế sự phân hủy của protein và
các đại phân tử khác.
Lưu ý: These categories are not mutually exclusive, as many
signal molecules have more than one of these functions.
2.1. Các yếu tố tồn tại (survival factor) ức
chế apoptosis
• Các tế bào động vật cần các tín hiệu từ các tế bào
khác để tồn tại.
• Nếu không có các yếu tố tồn tại, các tế bào hoạt hóa
chuỗi caspase và chết bởi apoptosis.
• Các yếu tố tồn tại thường hoạt động bằng cách hoạt
hóa các thụ thể bề mặt tế bào.
• Khi được hoạt hóa, các thụ thể bật các con đường
tín hiệu nội bào để ức chế sự chết theo chương
trình, thường là bằng cách điều hòa các protein của
họ Bcl2 . Ví dụ, một số yếu tố tồn tại tăng sự sản
xuất Bcl2 , một protein ức chế apoptosis
Sự chết của tế bào có thể điều chỉnh số lượng của các tế bào thần kinh đang
phát triển phù hợp với số lượng tế bào đích mà chúng liên kết. Nếu số tế bào
thần kinh được sản xuất nhiều hơn lượng yếu tố tồn tại được giải phóng ra để
hỗ trợ chúng, một số tế bào thần kinh sẽ không nhận đủ lượng yếu tố tồn tại để
giữ chúng không bị chết bởi apoptosis. Điều này đảm bảo cho tất cả các tế bào
đích tiếp xúc với các tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh dư thừa sẽ bị loại
bỏ tự động
Các yếu tố tồn tại thường
ức chế apoptosis bằng cách
điều hóa các protein của họ
Bcl2. Trong trường hợp của
hình bên, các yếu tố tồn tại
bám vào các thụ thể bề mặt
tế bào và hoạt hóa con
đường tín hiệu nội bào; con
đường này tiếp theo lại
hoạt hóa 1 yếu tố phiên mã
trong tế bào tế bào chất.
Protein này di chuyển vào
nhân, tại đây nó hoạt hóa
gen mã hóa Bcl2 và qua đó
ức chế apoptosis.
2.2. Các yếu tố phân bào (Mitogens) kích thích tế
bào phân chia bằng cách khởi động đi vào pha S
• Hầu hết các yếu tố phân bào là các protein tiết hoạt
động bằng cách bám vào thụ thể bề mặt tế bào. Khi
được các yếu tố phân bào bám vào, các thụ thể trên tế
bào đích sẽ khởi động các con đường tín hiệu nội bào
khác nhau để từ đó kích thích phân chia tế bào
• Các con đường tín hiệu nội bào hoạt động chủ yếu bằng
cách giải phóng các yếu tố phân tử đang ức chế tế bào
đi từ pha G1 vào pha S.
• Ví dụ: Nếu 1 phần gan bị mất do bị cắt đi hoặc do tổn
thương, 1 yếu tố phân bào gọi là yếu tố tăng trưởng tế
bào gan (hepatocyte growth factor) giúp kích thích các
tế bào gan còn sống sót phân chia.
2.3. Các yếu tố tăng trưởng (growth factors) kích
thích tế bào tăng trưởng
• Sự tăng trưởng của 1 sinh vật hay 1 bào quan phụ thuộc
vào sự sinh trưởng của tế bào ngoài sự phân chia tế
bào.
• Không giống như sự phân bào, sự sinh trưởng của tế
bào không phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát chu kỳ tế
bào.
• Cũng giống như các yếu tố tồn tại và yếu tố phân bào,
hầu hết các yếu tố tăng trưởng ngoại bào bám vào thụ
thể bề mặt tế bào và kích hoạt các con đường tín hiệu
nội bào. Các con đường tín hiệu này dẫn đến sự tích lũy
protein và các đại phân tử khác thông qua tăng sự sản
xuất đồng thời với ức chế sự phân hủy các phân tử này.
Các yếu tố tăng
trưởng ngoại bào
tăng sự sản xuất
đồng thời với ức
chế sự phân hủy
của protein, từ đó
dẫn đến sự tăng
trưởng của tế bào
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 5
CẤU TRÚC NUCLEIC ACID VÀ
SAO CHÉP DNA

Giảng viên: TS. Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
• Biochemistry and Medical Genetics – Kaplan USMLE
Lecture Notes – 2016, Phần I: Chương 1 và 2
• Essential Cell Biology (4th Edition, 2014); Albert, Bray,
Hopkin, et al: Chương 5 và 6
NỘI DUNG CHÍNH
1. HỌC THUYẾT TRUNG TÂM CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ

2. CẤU TRÚC NUCLEIC ACID

3. SỰ TỔ CHỨC CỦA DNA

4. SỰ SAO CHÉP DNA

5. SỬA SAI DNA


1/ HỌC THUYẾT TRUNG TÂM CỦA SHPT
Biểu hiện gen
"DNA tạo ra RNA và Sao chép
RNA tạo ra protein”
Phiên mã Dịch mã
“Dòng thông tin không
chuyển ngược từ protein
đến protein hoặc protein Phiên mã ngược
đến nucleic acid”
• Sản phẩm nucleic acid khác nhau
So sánh giữa phiên mã và • Chiều dài sản phẩm nucleic acid khác nhau
dịch mã • Các enzyme tham gia khác nhau
• Pha của chu kỳ tế bào khác nhau
Nhân
Phiên mã và xử lý
(processing)

Tế bào chất

mRNA

Chuỗi
amino acid
đang được
tổng hợp

So sánh dòng thông tin di truyền ở sinh vật nhân sơ (prokaryote) và sinh
vật nhân thực (eukaryote) (Molecular Biology of the Cell, 4th Edition)
Chu kỳ tế bào (cell cycle) ở Eukaryote

Không có biểu hiện gen

Tế bào không phân chia


(Resting cells)

Phiên mã và dịch mã Sao chép DNA

Tín hiệu = Các yếu to tăng trưởng


Nhiều tác nhân hóa trị liệu (chemotherapeutic agents)
tác động đặc hiệu vào các pha của chu trình tế bào

• Pha S: 5-flurouracil Methotrexate

• Pha G2: Bleomycin

• Pha M: Paclitaxel Vincristine Vinblastine

• Không đặc hiệu: Cyclophosphamide Cisplatin


So sánh giữa biểu hiện gen và sao chép DNA

Khác nhau giữa các mô Giống nhau giữa tất cả các mô


2/ CẤU TRÚC CỦA NUCLEIC ACID
2.1/ Cấu trúc các Bases trong Nucleic Acids
“Pure As Gold” “C U T”

Deamination Deamination

+CH3

DNA DNA DNA DNA


RNA RNA RNA RNA
 Nucleoside = Nitrogen Base + Sugar
 Nucleotide = Nitrogen Base + Sugar + Phosphate
Nucleosides

Nitrogen
base

Sugar
Nucleotides

High-Energy in a Nucleoside Triphosphate

Nucleotide = Nitrogen Base + Sugar + P Differences in DNA vs. RNA:


• Ribose type
• Pyrimidine type
Danh pháp của các Bases, Nucleosides,
và Nucleotides
2.2/ Cấu trúc mạch đôi của DNA (dsDNA)

Rosalind Franklin

James Watson and Francis Crick., 1953


“It has not escaped our notice that the specific pairing we have postulated immediately
suggests a possible copying mechanism for the genetic material.”Watson & Crick
Nucleotide
HB
Các đặc điểm của dsDNA: PDE

Nucleotide
1. Đối song

2. Bổ sung (A:T, G:C)


 A = T, G = C
Nucleotide

5’ TCAG 3’
5’ TpCpApG 3’
3’ GACT 5’ Nucleotide
TACG ???
Định luật Chargaff’s
Trong DNA mạch đôi (dsDNA) hoặc RNA mạch đôi (dsRNA):
% A = % T (% U)
%G=%C
% purines = % pyrimidines

Ví dụ 1/
Nếu 1 mẫu dsDNA có 30% A thì %C là bao nhiêu ?

Trả lời: 20%

Ví dụ 2/ 1 mẫu DNA có 10% A và 50% G. Điều này hàm ý gì?

Trả lời: Mẫu này là DNA mạch đơn


B-B-DNA:

• Xoắn phải
• Mạch Deoxyribose-P nằm
Rãnh
lớn Cung cấp vị trí bên ngoài
bám cho các
• Các Bases nằm bên trong
protein điều hòa
Rãnh
nhỏ • Có 10 bases/1 vòng xoắn
Sự biến tính
DNA DNA mạch đôi
Biến tính (nhiệt)

DNA mạch đơn


• PCR
Hồi tính (nhiệt) • Lai (Hybridization)

DNA mạch đôi


3/ SỰ TỔ CHỨC CỦA DNA
BỘ GEN PROKARYOTE SO VỚI EUKARYOTE
BỘ GEN PROKARYOTE BỘ GEN EUKARYOTE
Kích thước nhỏ Kích thước lớn hơn nhiều so với bộ gen
prokaryote (~ 1000X)

Gồm 1 chromosome mạch vòng Gồm nhiều chromosome mạch thẳng

Ở dạng đơn bội (haploid) Ở dạng nhị bội (diploid)

DNA không liên kết với histones DNA liên kết với histones

Được nén chặt trong vùng nhân (nucleoid) Được nén chặt trong nhân (vùng bám màng)
nhờ siêu xoắn (DNA supercoiling) nhờ liên kết với histon
Sự tổ chức của DNA trong tế bào Prokaryote

Bộ gen của Prokaryote được tổ chức thông qua:


1, Nucleoid (protein – DNA interaction)
2. Siêu xoắn (supercoiling)
3. Vòng DNA (DNA loop) • Bộ gen Prokaryote có thể
siêu xoắn âm nghĩa là DNA
bị xoắn ngược chiều chuỗi
xoắn kép hoặc siêu xoắn
dương nghĩa là DNA bị xoắn
cùng chiều chuỗi xoắn kép.
• Hầu hết bộ gen vi khuẩn có
siêu xoắn âm trong suốt sự
sinh trưởng của chúng
Sự tổ chức của DNA trong tế bào Eukaryotic

Nhạy cảm với • Chromatine = DNA


Không có H1 nuclease + Protein
• Nucleosome =
DNA + Histone
octamer

Phóng to
của 1
nucleosome
Phóng to
Sự đóng gói DNA trong tế bào Eukaryotic

Hoạt động mạnh Hoạt động kém

Chuỗi xoắn kép chromatin 10 nm chromatin 30 nm Sợi 30 nm hình thành


DNA các vòng và tương tác Đóng gói ở mức
(nucleosome) (nucleofilament)
với các protein neo giữ độ cao hơn
(scaffolding protein)

Euchromatin Heterochromatin
vùng dị nhiễm (vùng nguyên
sắc) nhiễm sắc)
DNA ở giai đoạn kỳ trung gian
Sự methyl hóa DNA (DNA Methylation):
• Bất hoạt phiên mã

Sự acetyl hóa/phosphoryl hóa histon


(Histone acetylation/ phosphorylation)
• Làm giảm điện tích dương toàn phần
• Làm giảm tương tác với DNA
• Hoạt hóa phiên mã

Heterochromatin: nhuộm tối Euchromatin: nhuộm sáng Những thay đổi trong cấu
• Các gen bất hoạt • Các gen hoạt động trúc chromatin có thể được
• Thể Barr • Chết theo chương trình di truyền  Ngoại di truyền
(apoptosis)
(epigenetics)
!!! Trong nguyên phân:
• DNA xoắn cực đại
• Cấu trúc NST hiện rõ

Video: MB-1
4/ SAO CHÉP DNA
4.1/ Các thuyết sao chép DNA và thí nghiệm của Meselson và
Stahl
3 thuyết sao chép DNA được đề xuất

Bán bảo toàn

Bảo toàn

Phân tán
Mạch mới tổng hợp
Mạch ban đầu
Thí nghiệm được Môi trường 15N
Chuyển sang
nuôi trong môi
Sao chép
trong môi
thực hiện bởi trường 14N trường 14N

Meselson và Ly tâm DNA


Ly tâm DNA Ly tâm DNA
Stahl, 1958
Nhẹ (14N)

Nặng (15N)

DNA từ vi khuẩn đã nuôi Sau 1 chu kỳ sao chép, Sau 2 chu kỳ sao chép,
trong môi trường 15N DNA xuất hiện thành 1 DNA xuất hiện thành 2
xuất hiện thành 1 băng băng trung gian của 2 băng, 1 là băng lai giữa 15N
tương ứng cho 15N băng 15N và 14N và 14N và 2 là băng 14N

DNA ban đầu


Video 2: MB-2 Mạch Mạch
mẹ mới
4.2/ Các quy luật quan trọng trong sao chép
DNA

Bán bảo toàn

Bổ sung
Điểm khởi đầu sao chép (ORI) Có nhiều điểm ORI

DNA mạch DNA mạch


vòng thẳng

Tâm động
- Tế bào mầm sinh dục
- Tế bào ung thư
Hai chromatid tách
nhau trong nguyên
phân

Prokaryotes và Eukaryotes có các cơ chế giống nhau trong sao chép:


 Bán bảo toàn: 1 mạch cũ + 1 mạch mới trong DNA con (cũng như trong tế bào con)
 Sao chép về 2 hướng: Chạc ba sao chép tiến triển về 2 hướng
• Telomeres: những trình tự lặp lại
TTAGGG (cùng với nhiều protein
thành phần)
• Dựa trên TERC (vùng khuôn của
TERC là 3'-CAAUCCCAAUC-5), TERT
có thể thêm trình tự lặp lại 6
nucleotide, 5'-TTAGGG (in động vật
có xương sống) vào mạch 3' của
chromosomes.
• Telomerase có thể bám vào một
vài nucleotide đầu tiên của khuôn
trên trình tự telomere phía trước,
thêm vào telomere mới; và lặp đi
lặp lại quá trình này
Đọc 5’  3’ Đọc 5’  3’
Tương tự:
Khuôn DNA Khuôn DNA  Bổ sung
 Đối song
Thêm vào đầu 3’ Thêm vào đầu 3’
Cần mồi để tổng hợp DNA (5’3’) Không cần mồi để tổng hợp DNA
Sử dụng cơ chất dNTP (5’3’); Sử dụng cơ chất NTP

Deoxynucleotide bắt cặp sai


bị loại bỏ ( hoạt tính 5’ –
exonuclease) Nucleotide bắt cặp
sai không bị loại bỏ
Có cơ chế sửa sai
(Proofreading)

Sự tổng hợp DNA Sự tổng hợp RNA có


có tính chính xác độ chính xác thấp
cao

Chính xác Không chính xác


So sánh giữa DNA và RNA Polymerases

* Một số DNA và RNA polymerase sử dụng khuôn RNA. Những enzyme này thường tìm
thấy ở virus
4.3/ Các bước trong sao chép DNA ở prokaryote
DnaA nhận diện và bám
1 vào ORI

Helicase (DnaB) bẻ gãy liên kết


hydrogen; Protein bám mạch đơn
2
(Single-stranded binding proteins
3 (SSBP)) ổn định mạch đơn được
tạo thành

Enzyme primase tổng hợp mồi


4 (DNA polymerase chỉ hoạt động
được trên đầu 3 đã có sẵn)
5 DNA polymerase III bắt đầu tổng hợp DNA

5 Mạch
3 5 3 chậm
5
3
3 5

growing 3 primase
replication fork DNA polymerase III
5

RNA 5
Mạch
3 nhanh
DNA polymerase III chỉ có thể tổng hợp theo
hướng 5’  3’
6 DNA polymerase I loại bỏ mồi (5'
exonuclease) và tổng hợp đoạn DNA mới;
7
DNA polymerase I cũng chỉ có thể hoạt
động trên đầu 3 của mạch DNA có sẵn

8 DNA ligase nối các lỗ hổng


("nicks“) giữa các đoạn Okazaki,

9 DNA gyrase (DNA topoisomerase II)


loại bỏ xoắn ở mỗi đầu chạc ba
(A) Sự sao chép khi 2 mạch
được trình bày tách rời

(B) Quan điểm hiện nay cho thấy cách mà các


protein sao chép được sắp xếp ở chạc ba sao
chép khi chạc ba đang di chuyển

Sự tổng hợp DNA được


thực hiện bởi 1 nhóm
protein. Chúng hoạt động
phối hợp thành 1 bộ máy
sao chép
4.4/ Sao chép DNA ở Eukaryote
Cơ chế sao chép DNA ở eukaryotes được tin rằng rất
giống với prokaryote. Tuy nhiên, chi tiết của quá trình
chưa được làm sáng tỏ
So sánh các bước và các Protein liên quan trong sao chép DNA giữa
Prokaryote và Eukaryote
Quinolones: Ciprofloxacin, Etoposide,
Moxifloxacin, Levofloxacin Teniposide

Video 3: MB-3
Tổn thương mạch
5/ SỬA SAI DNA đơn (single-strand
damage)

Sửa chữa bằng cắt bỏ


nucleotide (Nucleotide-
excision repair (NER))

Sửa chữa bắt cặp


sai (Mismatch
repair)

Sửa chữa bằng cắt bỏ


base (Base-excision
repair (BER))
Liên kết đôi
(dimers) hình
thành giữa 2
Thymine kế cận

Khô da sắc tố (Xeroderma


pigmentosum (XP))
Khiếm khuyết excision Excision endonuclease
- Cực kỳ nhạy cảm với tia UV
Endonuclease (Endonuclease (exinuclease)
- Cơ thể có rất nhiều đốm tàn nhang
đặc hiệu UV)
- Nhiều bệnh ung thư da
Các pyrimidines khác
- Loét giác mạc
cũng có thể hình thành
dimer nhưng hiếm hơn
Các gen quan trọng trong đảm bảo độ chính xác của DNA
và giai đoạn hoạt động của chúng trong chu kỳ tế bào

Sửa chữa bắt cặp sai: DNA tích tụ các lỗi sai
trong suốt pha G1.
• MSH2 Những lỗi này cần
• MLH1 được loại bỏ trước khi
tế bào đi vào pha S
• Sửa chữa Thymine dimer
• Sửa chữa khử amin ở cytosine

DNA polymerase
sửa sai trong suốt
quá trình tổng Các gene kiểm soát đi vào pha S:
hợp DNA • Rb
• p53
Mở rộng Thí nghiệm bởi Fred Griffith (1920s)
??? Vật chất gì đã
biến vi khuẩn vô hại
thành có độc ? Và
bằng cách nào vật
chất này được
truyền qua thế hệ kế
tiếp?
Avery, MacLeod, và
McCarty đã chứng minh
được DNA là vật chất di
truyền (1944)
Hershey và Chase đã cung cấp bằng chứng gene được tạo nên từ DNA (1952)
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 6
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Giảng viên: TS. Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
NỘI DUNG CHÍNH
1. PHIÊN MÃ

2. MÃ DI TRUYỀN

3. ĐỘT BIẾN

4. DỊCH MÃ

5. CUỘN GẬP, VẬN CHUYỂN VÀ BIẾN ĐỔI PROTEIN


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
• Biochemistry and Medical Genetics – Kaplan USMLE Lecture
Notes – 2016, Phần I : Chương 3 và 4
• Essential Cell Biology (4th Edition, 2014); Albert, Bray,
Hopkin, et al: Chương 7
1/ PHIÊN MÃ 1.1/ Tổng quan về phiên mã
(TRANSCRIPTION)
Các điểm quan trọng trong phiên mã:
- Không phải tất cả DNA đều được phiên mã (~ 3-4% được phiên mã, trong đó ~ 2% được dịch mã)
- RNA polymerase trước tiên tìm và bám vào vùng promoter, không phải vùng mã hóa
- “Gene” = dsDNA nhưng chỉ có 1 mạch được sử dụng làm khuôn trong phiên mã
 Mạch khuôn (Template strand) được sử dụng trong phiên mã và bổ sung với mRNA sản phẩm
 Mạch mã hóa (Coding strand) KHÔNG được sử dụng nhưng giống hệt mRNA sản phẩm (T/U) và mang
trình tự TATA
Các yếu tố kiểm
soát lân cận Promoter lõi
Điểm khởi đầu
Mạch mã
hóa

Vùng 5’ không Vùng 3’ không


- Vùng promoter có được phiên mã không? dịch mã (5’-UTR) dịch mã (3’-UTR)
- Không (RNA polymerase bắt đầu từ +1)
Sự phiên mã của nhiều gen trên cùng 1 -DNA được đọc theo chiều 3’  5’
chromosome - RNA được tổng hợp theo chiều 5’ 3’

Template
Coding

Template Coding

• mRNA - 1 mạch DNA đơn thì mặc nhiên là


Các loại RNA: • rRNA (nhiều nhất) mạch coding
• tRNA - Tức là trình tự đọc là trình tự của
• Khác (snRNA, hnRNA, ribozymes) coding strand, cũng chính là trình tự
mRNA (chỉ khác U/T)
So sánh RNA polymerase giữa prokaryote và eukaryote

(= Enzyme lõi)

Lao, viêm màng não Dịch tiết (nước tiểu, phân, nước dãi…)
Các nấm thuộc chi Amanita có màu cam
Thượng nguồn Hạ nguồn
(upstream) (downstream)

Đơn vị phiên mã
(transcription unit)
Vị trí khởi đầu Vị trí kết thúc

Mạch mã hóa (đối khuôn)


RNA polymerase phiên
mã mạch khuôn DNA
Mạch khuôn
RNA sản phẩm được
tổng hợp từ 5’  3’

Sự phiên mã của DNA


Mạch mã hóa
Mạch mã hóa DNA giống như mạch
sản phẩm mRNA (Trừ T cho U)

Mạch khuôn DNA thì bổ sung và


Phiên mã
đối song với mạch sản phẩm mRNA
Mạch khuôn

Chiều phiên

Dịch mã
Chiều dịch

Dòng chảy thông tin di truyền từ DNA đến protein


1.2/ SỰ SẢN XUẤT RNA THÔNG TIN (mRNA) Ở PROKARYOTE

A đơn vị phiên
mã ở prokaryote

mRNA prokaryote
1. Polycistronic
2. Không có intron
3. TC và TL diễn ra chung
Untranslated region (UTR): Vùng
không dịch mã
Mỗi gen được dịch mã một cách độc lập

Các vùng gen Polycistronic mã hóa đồng thời cho vài protein
Sự phiên mã ỏ Prokaryote xảy ra theo 3 bước:

holoenzyme, =
Bước 1: Khởi động enzyme lõi (Core
DNA khuôn enzyme) + nhân tố σ
phiên mã

Tháo xoắn
phân tử DNA

Bước 2: DNA khuôn


Kéo dài Bong bóng phiên mã

Hồi xoắn phân


tử DNA
Bước 3: Kết thúc
phiên mã

Vị trí poly U

Vùng giàu GC

Cấu trúc vòng kẹp tóc

Hai cơ chế kết thúc phiên mã: cơ chế phụ thuộc Rho và cơ chế
không phụ thuộc Rho
1.3/ SỰ SẢN XUẤT RNA THÔNG TIN (mRNA) Ở EUKARYOTE
Tín hiệu cắt/gắn đuôi
Phiên mã
Poly-A AATAAA
Một đơn vị phiên
mã ở Eukaryote

Điểm kết thúc


mRNA Eukaryote dịch mã
1. Monocistronic
Dịch mã
2. Trưởng thành:
Tín hiệu gắn đuôi
- Gắn mũ (capping) Poly-A AAUAAA
- Cắt nối (splicing)
- Gắn đuôi poly A (Poly-Adenylation)
3. TC và TL không diễn ra chung

Thông tin bị gián đoạn:


• Mỗi gen có khoảng cách rộng hơn
- Exon: Vùng biểu hiện
• Mỗi gen đều có promoter riêng - Intron: Vùng gián đoạn (không biểu hiện)
Tín hiệu gắn poly-
A (AAUAAA)
Xử lý tiền mRNA
(Pre-mRNA) ở Vị trí Vị trí
Eukaryote cắt 5’ cắt 3’
Gắn mũ và thêm đuôi Poly A (nhân)
Tín hiệu gắn poly-
A (AAUAAA)

Vị trí Vị trí
cắt 5’ cắt 3’
Cắt bằng spliceosome (snRNA) (nhân)
• Gắn mũ (cap): diễn ra khi phiên mã
(Co-transcriptional): bảo vệ
• Cắt (splice): diễn ra sau phiên mã
(Post-transcriptional): loại bỏ Tín hiệu gắn poly-
A (AAUAAA)
intron
• Gắn đuôi (tail): diễn ra sau phiên
mã (Post-transcriptional): tín hiệu Vận chuyển ra ngoài tế bào chất và dịch mã
vận chuyển ra tế bào chất + bảo vệ
Khởi động phiên mã ở Eukaryote thì phức tạp hơn

• RNA polymerase II không tự nhận diện được


trình tự promoter
• Các protein khác gọi lả nhân tố phiên mã
(transcription factors) bám vào promoter để
hướng dẫn RNA polymerase II
• Yếu tố phiên mã IID (TFIID), là một trong
yếu tố quan trọng, có chứa tiểu đơn vị là
protein bám TATA (TATA-binding protein
(TBP))
• Một khi TFIID bám vào TATA box, các yếu tố
phiên mã khác (TFIIA, TFIIB, TFIIE, TFIIF,
and TFIIH) tập hợp vào, cùng với RNA
polymerase II, hình thành nên phức hợp khởi
động phiên mã (transcription initiation
complex) hoàn chỉnh
Cắt nối thay thế (alternative splicing) tiền mRNA ở eukaryote

Tiền mRNA ban đầu

 Ig màng vs. Ig tiết (kỵ nước vs. ưa nước)


 Các biến thể Tropomyosin trong cơ
 Các thụ thể Dopamine ở não
Tóm tắt các điểm quan trọng trong phiên mã và xử lý RNA
Tóm tắt các điểm quan trọng trong phiên mã và xử lý RNA (tt)
Vị trí thứ hai
2/ MÃ DI Vị trí đầu Vị trí

TRUYỀN tiên thứ ba

UUA mã hóa cho ?


(Leu)

CAG mã hóa cho?


(Gln)
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN

• Có tính thống nhất: ngoại trừ ở ti thể 4 codon đặc biệt:


• Có tính thoái hóa: UUU & UUC = Phe
• Có tính đơn trị : UUU = luôn luôn là Phe 1 Codon khởi đầu:
• Có tính liên tục (không ngắt quãng) = AUG ở RNA
• Không chồng lên nhau = ATG ở DNA

3 codon kết thúc:


64 codon: - UAG = You are gone
• 61 mã hóa acid amin - UGA = You go away
• 3 codon kết thúc - UAA = You are away
3/ ĐỘT BIẾN
Bình
thường

Đột biến
im lặng

Đột biến
thay thế

Đột biến
vô nghĩa

Đột biến
lệch khung
(mất 1 nu)
Ảnh hưởng của
các đột biến
thường gặp lên
cấu trúc protein

Liên hệ lâm sàng:


• β-Thalassemia
• Huntington disease • Hungtington’s Disease
• Myotonic dystrophy
• Fragile X
4/ DỊCH MÃ
4.1/ Các yếu tố liên quan đến dịch mã
• Sự tổng hợp protein phức tạp và cần sự tham gia của cả 3 loại
RNA.
• RNA thông tin (mRNA): chứa mã di truyền (code) và là khuôn and
cho tổng hợp protein.
• RNAs vận chuyển (tRNAs) mang amino acids đến mRNA.
• Ribosomal RNAs (rRNAs) cấu tạo nên ribosome, là bộ máy tập hợp
tất cả các thành phần cần thiết cho tổng hợp protein.
• Ngoài ra, một số enzymes và protein cũng tham gia vào trong tổng
hợp protein
RNA vận chuyển (tRNA) MANG AMINO ACIDS ĐÃ ĐƯỢC HOẠT HÓA ĐẾN
THAM GIA DỊCH MÃ
Amino acid đã
được hoạt hóa bám
ở đầu 3’OH

Các chức năng của tRNA:


• Mang amino acid
• Nhận diện codon trên mRNA

Các base
sửa đổi Các base sửa đổi

• Bổ sung
Anticodon trên tRNA (CAU) bắt
• Đối song cặp với codon trên mRNA
RIBOSOME RNA (rRNA) ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TẠO NÊN RIBOSOME

Subunit = tiểu
đơn vị

Shiga toxin,
Verotoxin:
cắt bỏ 1
Adenin đặc
Nhận diện trình tự Shine-Dalgarno Nhận diện mũ 7-Methyl
trên mRNA trên mRNA hiệu của 28S
Ribosome có 3 vị trí hoạt động: A, P, E

- Vị trí A (aminoacyl site): là vị trí đi vào của


aminoacyl tRNA (ngoại trừ aminoacyl tRNA
đầu tiên thì vào vị trí P).
- Vị trí P (peptidyl site) là vị trí peptidyl tRNA (
tức là vị trí giữ tRNA cùng với chuỗi
polypeptide đang phát triển)
- Vị trí E (exit site) which is the exit site of the
now uncharged tRNA after it gives its amino
acid to the growing peptide chain
4.2/ Các bước chính trong dịch mã

1. Aminoacid tự do được gắn vào phân tử tRNA


2. Phức hợp ribosome được hình thành trên mạch mRNA để khởi
động quá trình tổng hợp.
3. Ribosome di chuyển dọc theo mRNA. Tại mỗi codon trên mRNA,
một tRNA bám vào, mang theo 1 amino acid đặc hiệu cho codon
đó đến nối vào chuỗi polypeptide đang hình thành.
4. Ribosome chạm đến codon kết thúc và quá trình tổng hợp
protein kết thúc
Tổng quan sự tổng hợp protein (dịch mã)
SỰ HOẠT HÓA AMINO ACID VÀ DỊCH MÃ CODON
BỞI tRNAs

Sự hoạt hóa Amino Acid cho tổng hợp Protein


• Đối song
• Bổ sung

Học thuyết lỏng


lẻo (Wobble
hypothesis)

AUC/AUU/AUA

Bắt cặp base của 1 Aminoacyl-tRNA với Codon trên mRNA


DỊCH MÃ (TỔNG HỢP PROTEIN)

Sự hình thành liên kết peptide


Sự hình thành liên kết peptide bởi ribosome trong quá trình
dịch mã
tRNA rời khỏi
Chuỗi polypeptide vị trí E
đang được kéo dài

E P A
1 tRNA mới mang
AA đi vào 1 liên kết peptide mới
được hình thành

Ribosome dịch
chuyển tiếp 1
codon
Các giai đoạn trong
dịch mã
1. Khởi động

2. Kéo dài
Aminoacyl-tRNA bám vào vị trí A Liên kết peptide hình thành Sự dịch chuyển (translocation)
Peptidyl transferase ở tiểu của ribosome dọc theo mRNA
phần lớn

Chu trình kép dài lặp lại đối với mỗi amino acid được thêm vào
Steps in Translation (Ct.)

3. Kết thúc

Chuỗi polypeptide hoàn thành được giải


phóng khỏi ribosome
Các tiểu đơn vị ribosome tách nhau ra
mRNA được giải phóng
POLYSOMES

Nhiều ribosomes đọc 1 mRNA để hình thành polyribosome (hay polysome)


4.3/ Một vài vi khuẩn và virut gây bệnh bởi vì chúng ức
chế sự tổng hợp protein ở vật chủ.

• Corynebacterium diptheriae (gây bệnh bạch hầu (diptheria)): sản


xuất 1 enzyme (diphtheria toxin) gây bất hoạt eEF2 (eukaryotic
elongation factor 2)  Làm ngừng tổng hợp protein ở tế bào người
 ưu tiên sản xuất protein của vi khuẩn.
• mRNAs của virut viêm gan C (hepatitis C virus): tuy không có
mũ 7-methyl guanosine ở đầu 5’ nhưng lại có vị trí bám ribosome (
internal ribosome entry sites (IRES)), là một trình tự đặc hiệu mà
ribosomes liên kết chặt  ưu tiên sản xuất protein của virut thay
vì của tế bào chủ
4.4/ Kháng sinh và ảnh hưởng lên tổng hợp protein
Nhiều kháng sinh (antibiotics) chỉ ức chế sự tổng hợp protein ở vi
khuẩn mà không ức chế ở eukaryote:
• Chloramphenicol ức chế phản ứng peptidyl transferase
• Tetracycline ức chế sự bám của aminoacyl tRNA vào vị trí A
 Cả hai đều ức chế giai đoạn kéo dài.
• Streptomycin ức chế sự hình thành phức hợp khởi động 70S (70S
initiation complex) thông qua ngăn cản tRNA fmet bám vào vị trí P
• Puromycin có thể chiếm đóng vị trí A (bởi vì cấu trúc của nó tương
tự đầu 3’ của 1 aminoacyl-tRNA). Tuy nhiên puromycin không bám
vào mRNA  chuỗi polypeptide bị giải phóng ra sau sự dịch chuyển
(translocation)
Kháng sinh puromycin ức
chế sự tổng hợp protein
5/ CUỘN GẬP, VẬN CHUYỂN VÀ BIẾN
ĐỔI PROTEIN
Thông thường, protein có 4 bậc cấu trúc:
• Bậc 1 (Primary)
• Bậc 2 (Secondary)
• Bậc 3 (Tertiary)
• Bậc 4 (Quaternary)
5.1/ Chaperones phân tử
và proteosome
• Chaperon phân tử (Molecular
Polypeptide chưa Polypeptide đã
được cuộn gập được cuộn gập
chaperones): là một nhóm protein
có chức năng tương tác với nhiều
protein khác để hỗ trợ sự cuộn
gập (folding) của chúng
• Các chaperon phân tử thực hiện
chức năng trong nhiều vùng tế
bào, bao gồm mạng lưới nội chất.
• Nếu không được cuộn gập chính
xác, các protein sẽ bị phân hủy
Proteasomes và Ubiquitin Ubiquitin: những
protein nhỏ ~76
amino acid

Các mảnh
peptide

Protein bị
đóng gói sai

Sự phân hủy các protein bị cuộn gập sai (misfolded protein) bởi Proteasomes

Liên hệ lâm sàng: Bệnh xơ nang (Cystic Fibrosis)


5.2/ SỰ DỊCH MÃ XẢY RA TRONG RIBOSOME TỰ DO
VÀ RIBOSOME TRÊN MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT NHÁM
 Các protein được dịch mã trong ribosomes đính trên mạng
lưới nội chất nhám (RER) bao gồm:
• Các protein tiết ra ngoài
• Các protein màng tế bào
• Các enzyme tiêu thể
 Các protein được dịch mã trong ribosome nằm tự do trong
tế bào chất bao gồm:
• Các protein tế bào chất
• Các protein ti thể (được mã hóa bởi các gen trong nhân)
5.3/ Sự vận chuyển protein
Nhiều protein cần có các tín hiệu để đảm bảo được vận chuyển tới đích
đến phù hợp. Trong đó, quan trọng nhất có thể kể đến các tín hiệu sau:
• Tín hiệu kỵ nước đầu N (The N-terminal hydrophobic signal) được sử
dụng để đảm bảo sự dịch mã xảy ra trong mạng lưới nội chất nhám.
• Sự phosphoryl hóa mannose (Phosphorylation of mannose residues)
quan trọng trong việc vận chuyển các enzyme đến lysosome
Tín hiệu kị nước đầu N (The N-terminal hydrophobic signal)

Sự phiên mã bắt đầu từ trong tế bào


chất

Trình tự tín hiệu làm cho ribosome


bám vào ER
Enzyme peptidase cắt bỏ trình tự tín
hiệu
Quá trình dịch mã tiếp tục xảy ra trong
RER
Sự glycosyl hóa (Glycosylation) trong
ER (sẽ tiếp tục trong Golgi)
Sự cuộn gập phù hợp trong ER là cần
thiết để vận chuyển protein đến Golgi

Đến lysosome

Sự phosphoryl hóa của mannose bởi


phosphotransferase là tín hiệu xuất
đến lysosome

Đến màng tế bào


hoặc tiết ra ngoài

Sự tổng hợp các protein tiết ra ngoài, protein màng và protein lysosome
Sự tích tụ hoặc vận chuyển không hiệu quả
các protein bị cuộn gập sai
• Trong 1 số bệnh di truyền, đột biến xảy ra có thể làm cho tất cả các
protein tạo thành bị cuộn gập không chính xác.
• Kết quả là sự mất chức năng protein, và trong 1 số trường hợp, là sự
tích lũy của các protein bị cuộn gập sai trong mạng lưới nội chất

Liên hệ lâm sàng: thiếu hụt α1-Antitrypsin (α1-Antitrypsin Deficiency)


Các enzyme tiêu thể và sự phosphoryl hóa của
Mannose
• Các thành phần mannose đặc hiệu trong enzyme tiêu thể
được phosphoryl hóa bởi n-acetylglucosamine- 1
phosphotransferase  Sự phosphoryl hóa này là cần thiết để
vận chuyển chúng đến lysosome thay vì tiết ra ngoài tế bào.

Liên hệ lâm sàng: Bệnh I-cell


5.4/ CÁC BIẾN ĐỔI LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT HÓA TRỊ
(covalent modification) TRONG VÀ SAU DỊCH MÃ
Bên cạnh sự hình thành cầu nối disulfite trong khi protein đang đóng
gói, các biến đổi hóa trị khác bao gồm:
• Glycosyl hóa: là sự thêm vào oligosaccharide khi proteins được vận chuyển
qua mạng lưới nội chấ và hệ thống golgi
• Proteolysis: là sự cắt các liên kết peptide để thay đổi proteins và hoạt hóa
chúng (proinsulin, trypsinogen, prothrombin)
• Phosphoryl hóa: là sự thêm vào nhóm phosphate bởi enzyme kinases
• y-Carboxyl hóa: tạo ra các vị trí bám Ca2+
• Prenylation: là sự thêm vào các nhóm lipid farnesyl hoặc geranylgeranyl của
một số protein bám màng
TÓM TẮT Những điểm quan trọng về mã di truyền, đột biến và dịch mã

Mã di truyền

Đột biến

Hoạt hóa
amino acid

Dịch mã: khởi


động
TÓM TẮT Những điểm quan trọng về mã di truyền, đột biến và dịch mã

Dịch mã: kéo


dài

Kết thúc
Vận chuyển
protein
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 7
ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GEN

Lecturer: Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
NỘI DUNG CHÍNH
1. ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GEN Ở PROKARYOTE
2. ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GEN Ở EUKARYOTE
3. ĐIỀU HÒA SAU PHIÊN MÃ Ở EUKARYOTE:
miRNA và siRNA
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
• Biochemistry and Medical Genetics – Kaplan USMLE Lecture
Notes – 2016, Phần I: chương 5
• Essential Cell Biology (4th Edition, 2014); Albert, Bray,
Hopkin, et al, chương 8
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GEN
Một tế bào có thể thay đổi sự biểu hiện gen khi đáp ứng với các kích
thích bên ngoài
Sự điều hòa biểu hiện gen ở mức phiên mã là cơ chế chính trong điều
hòa biểu hiện gen và được kiểm soát bởi các protein cùng với các
trình tự DNA điều hòa tương ứng.
1/ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GEN Ở PROKARYOTE

• Hàm lượng của nhiều protein của vi khuẩn được điều hòa bởi
sự hiện diện hay vắng mặt của một chất dinh dưỡng đặc hiệu
• Để sinh trưởng, phân chia và sử dụng hiệu quả nhất nguồn
dinh dưỡng có sẵn trong môi trường, vi khuẩn phải thích nghi
nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường. Chúng
thực hiện được điều này bằng cách điều hòa sự sản xuất các
protein cần thiết cho sự phân giải hay tổng hợp các hợp chất
đặc hiệu
• Sự biểu hiện gen ở vi khuẩn được kiểm soát chủ yếu ở mức độ
phiên mã
• Mỗi promoter vi khuẩn thường kiểm soát sự phiên
mã của một nhóm gen mã hóa cho các protein hoạt
động chung với nhau trong một quá trình nào đó.
Tập hợp các gen liên quan này được gọi là operon
và được phiên mã cùng nhau thành một phân tử
mRNA gọi là polycistronic mRNA
• Ba nhân tố chính liên quan đến điều hòa lượng RNA
được tạo thành là
 trình tự nucleotide trong gen hoặc lân cận gen
 các protein bám vào các trình tự này,
 môi trường
CÁC DẠNG ĐIỀU HÒA 2 dạng chất điều hòa:
- Chất cảm ứng: gây “mở” gen
- Chất ức chế: gây “đóng” gen

Tổ hợp 4 dạng tổ hợp điều


hòa:
-Điều hòa cảm ứng âm
-Điều hòa ức chế âm
-Điều hòa cảm ứng dương
-Điều hòa ức chế dương
Hai dạng điều hòa: điều hòa âm tính và điều hòa dương tính
• Trong điều hòa âm tính, 1 protein ức chế (repressor) bám vào operator để ngăn cản sự
biểu hiện của gen.
• Trong điều hòa dương tính, 1 protein hoạt hóa (activator) bám vào vùng promoter và hỗ
trợ RNA polymerase khởi động phiên mã.
1.1/ Lac, một operon cảm
ứng
• lac operon chứa 3 gen mã hóa protein là Protein ức
chế ở dạng
Không có
phiên mã
lac z, lac y, và lac a. hoạt hóa
 lac z mã hóa cho β-Galactosidase, giúp (a). Khi không có đường β-Galactoside – operon bị ức chế
phân hủy lactose thành galactose và glucose
 Lac y mã hóa β-galactoside permease, chất
vận chuyển giúp lactose vào trong tế bào.
 Lac a mã hóa cho transacetylase là enzyme Phiên mã
loại bỏ các hợp chất có cấu trúc tương tự
lactose nhưng không hữu dụng cho tế bào. Protein ức
chế bị bất
• Sự phiên mã của lac operon đòi hỏi sự hoạt
hiện diện của chất cảm ứng Dịch mã
(inducer) (do đó lac là operon cảm Chất cảm ứng (vd.
ứng hay inducible operon). Allolactose)
• Và lac operon được điều hòa âm tính
(negative regulation) bởi protein ức
chế (repressor protein)
(a). Khi có đường β-Galactoside – operon hoạt hóa
Nồng độ glucose thấp

• Để lac operon hoạt


động còn điều kiện
khác là nồng độ
glucose trong tế
bào thấp Phiên mã

• Lac operon được


điều hòa dương Protein ức
chế bị bất
tính bởi phức hợp hoạt

CAP–cAMP Dịch mã

Chất cảm ứng (vd.


Allolactose)
Tóm lại, sự điều hòa của lac operon không đơn
giản. Để thực hiện được sự phiên mã, chất ức
chế không được bám vào operator, và phức hợp
CAP–cyclic AMP và RNA polymerase cần bám
vào DNA ở các vị trí tương ứng. Những điều kiện
này chỉ xảy ra khi không có glucose và có mặt β-
galactoside như đường lactose
1.2/ trp, một
operon ức chế Phiên mã

• Operon tryptophan (trp) có cấu tạo


gồm 5 gen cấu trúc mã hóa cho các
(a) Khi không có trytophan; operon được phiên mã
enzyme cần thiết cho sự tổng hợp
nên amino acid tryphophan.
• Nó là một operon ức chế (repressible
operon). Tế bào điều hòa lượng
trytophan sản xuất ra bằng cách ngăn
chặn sự phiên mã của mRNA của trp Không có
operon khi có đủ lượng trytophan Phiên mã

trong tế bào
• Trp operon được cho là nằm dưới sự
điều hòa âm của phức hợp ức chế
(repressor complex)
(a) Khi có trytophan; operon bị ức chế
1.3/ Phiên mã dở (Attenuation)
- Ở prokaryote, điều hòa phiên mã dở xảy ra được vì ở
prokaryote không có nhân và ribosome bắt đầu dịch mã
trên mRNA trong khi RNA polymerase vẫn đang phiên mã
trên DNA. Điều này cho phép quá trình dịch mã có thể ảnh
hưởng trực tiếp quá trình phiên mã của operon
Cơ chế phiên mã dở Nồng độ tryptophan cao • Ở vùng đầu của
của trp operon Chuỗi leader peptide Tín hiệu kết
các gen được
phiên mã của trp
được hoàn thành thúc phiên mã
operon là 1 trình
tự 140
• Ở nồng độ trytophan cao, nucleotide, được
ribosome tiến đến vùng thứ 2 gọi là leader
transcript.
và sự kết hợp của vùng 3-4 • Transcript này
kết thúc sự phiên mã (Ở bao gồm 4 trình
mRNA tự do sẽ có kết hợp 1-2 tự ngắn từ 1-4.
Các bắt cặp có thể
và 3-4) Nồng độ tryptophan thấp xảy ra là 1-2. 2-3,
Chuỗi leader Ribosome 3-4.
Phiên mã
peptide dang dở bị trì trệ
• Ở nồng độ trytophan thấp, tiếp tục • Một phần của
leader transript
ribosome trì trệ ở 2 codon trp, mã hóa cho 1
tạo nên sự kết hợp của 2-3 và polypeptide ngắn
sự phiên mã tiếp tục cho đến gồm 14 amino
acid gọi là leader
cuối peptide
The attenuators
TRÌNH of some
TỰ PHIÊN MÃ operons
DỞ CỦA MỘT SỐ OPERON

Phenylalanine
Isoleucine-leucine-valine
2/ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GEN Ở EUKARYOTE
2.1/ Ở các sinh vật đa bào, các loại tế bào khác nhau chứa cùng
một bộ DNA giống nhau nhưng sản xuất một nhóm protein khác
nhau đặc trưng cho loại tế bào đó.

Nhân
được
hút ra
Tế bào da trong
đĩa nuôi cấy
Ếch trưởng thành Nòng nọc

Tiêm nhân vào Phôi bình thường


trứng

Trứng chưa thụ Phá hủy nhân


tinh bằng tia UV
Lát cắt Nuôi mô Tách rời các 1 tế bào Một cụm tế Cây con
Phôi Củ
củ cà rốt thu tế tế bào trong đơn bào (clone)
bào môi trường đang phân
lỏng chia

Tế bào biểu mô vòi trứng

Tơ vô sắc Sốc điện Phân


Tế bào làm tế bào Tế bào chia Chuyển phôi vào Bê
cho và Phôi
cho được tạo bò mang thai họ con
được trứng loại thành
đặt nhân hợp
Trứng chưa Loại bỏ NST nhất nhau
thụ tinh cạnh
và các tơ
trứng
vô sắc

(Essential cell Biology, page 271)


2.2/ Sự biểu hiện gen ở Eukaryote có thể được kiểm soát ở nhiều bước khác
nhau
mRNA bất hoạt
TẾ BÀO
NHÂN CHẤT Kiểm soát
phân hủy
mRNA

Kiểm soát Kiểm soát Kiểm Kiểm soát Kiểm soát


phiên mã hoạt tính Protein
xử lý RNA soát vận dịch mã
protein bất
chuyển hoạt
và khư
trú RNA Protein
Protein
hoạt
hóa

(Essential cell Biology, page 272)


2.3/ Các yếu tố tham gia điều hòa phiên mã ở Eukaryote

• Các yếu tố điều hòa Cis (regulatory DNA sequence): Là các trình tự DNA
đóng vai trò điều hòa biểu hiện gen (promoters, enhancers, response elements,
và UPEs…) ở lân cận gen và hoạt động như vị trí bám của các proteins.

• Các yếu tố điều hòa trans: Là các Transcription factors (và các gen mã hóa
cho chúng). Các protein điều hòa trans có thể khuếch tán khắp tế bào cho hoạt
động của chúng.
Các yếu tố điều hòa Cis (Các vùng DNA điều hòa phiên mã)
Tương tác với các yếu tố phiên mã Tương tác với các yếu tố phiên mã cơ bản
đặc hiệu (specific transcription factor) (general/basal transcription factor)

Core

~ -75 bp ~ -25 bp ~ +34 bp


> -1000 bp

Promoter = Core promoter + Proximal promoter elements (or Upstream promoter elements)
• Core promoter elements: The TATA box, Inr (Initiator), and DPE (downstream promoter element)
• Upstream promoter elements = CCAAT box + GC-rich sequence
o CCAAT box (around -75): binds a transcription factor NF- 1
o GC-rich sequence: binds a general transcription factor SP- 1
Enhancers/Silencer
• Có thể cách vị trí gen cả ngàn
base
• Có thể nằm phía thượng nguồn,
hạ nguồn hoặc bên trong 1
intron của gen được điều hòa
• Chiều của chúng đối với gen
không quan trọng
• Có thể hoạt động đặc hiệu theo
mô (tissue-specific manner) nếu
các protein bám chúng hiện diện
ở những loại mô nhất định.
• Có thể được mang đến gần vùng
basal promoter bằng cơ chế bẻ
cong DNA
Các yếu tố điều hòa trans
Bám vào các vị trí enhancer
(Transcription factors) trên gen và tăng cường tốc Bám vào các vị trí
độ phiên mã silencer trên gen và
Các transcription factor thường chứa ít nhất 2 vùng cấu trúc: ức chế phiên mã

• 1 vùng bám DNA (DNA-binding domain)


• 1 vùng hoạt hóa (activation domain)

Một số DNA-binding domains bao gồm:


• Zinc fingers (các thụ thể của steroid hormone)
• Leucine zippers (các yếu tố phiên mã phụ thuộc cAMP)
• Helix-loop-helix
• Helix-tum-helix (các protein homeodomain được mã hóa
bởi các gen homeotic/homeobox)

Các vùng hoạt hóa cho phép các yếu tố điều hòa:
• Bám vào các transcription factors khác
• Tương tác với RNA polymerase II để ổn định sự hình Là cầu nối trung gian để
thành của phức hợp khởi động (the initiation complex) truyền tín hiệu cho các
Dưới sự hỗ trợ của các activators,
activator hoặc repressor
• Lôi kéo thêm các protein thay đổi chromatin khác như các nhân tố này giúp định vị RNA
histone acetylases hoặc deacetylases polymerase vào vị trí khởi đầu phiên
mã và khởi động quá trình phiên mã
Các protein này điều hòa các gen liên quan đến sự phát triển

Các protein này là các receptor của steroid hormone

Các protein này điều hòa các gen phân chia tế bào
Các protein này điều hòa các gen miễn dịch
Các tính chất của một số yếu tố phiên mã đặc hiệu quan trọng

Đáp ứng với steroid

Đáp ứng với cAMP

Điều hòa nhiều khía cạnh của


chuyển hóa lipid

Được hoạt hóa bởi các fibrates và


thiazolidinediones

Điều hòa sự biểu hiện của


nhiều gen trong hệ miễn dịch

Điều hòa sự biểu hiện gen trong


quá trình phát triển
Ví dụ: kiểm soát sự sinh mới glucose (Gluconeogenesis) bởi các yếu tố đáp ứng

- Sự sinh mới glucose là một con đường ở gan đóng vai trò
chính trong đảm bảo đủ glucose trong máu cho các mô như
mô thần kinh (não) và các tế bào hồng cầu trong quá trình
nhịn ăn (đói). Nó cũng cung cấp glucose trong suốt các giai
đoạn stress. Các hormon hoạt hóa con đường này bao gồm:
● Glucagon được tiết ra khi đường huyết giảm; hoạt động
thông qua một thụ thể màng làm tăng nồng độ của cAMP
● Cortisol được tiết ra khi phản ứng với stress; hoạt động
thông qua một thụ thể nội bào
- Phosphoenolpyruvate carboxykinase (PEPCK) xúc tác 1
phản ứng thiết yếu trong sự sinh mới glucose, là một nút
kiểm soát quan trọng trong con đường sinh mới glucose.
- Yếu tố đáp ứng cAMP (cAMP response element (CRE)) và
yếu tố đáp ứng glucocorticoid (glucocorticoid response
element (GRE)) nằm ở phía thượng nguồn của vị trí khởi đầu
phiên mã.
- Các ảnh hưởng của CREB và phức hợp cortisol-receptor
không hoàn toàn độc lập nhau.
2.4/ Các chất điều hòa phiên mã ở Eukaryotic kiểm soát biểu hiện
gen từ khoảng cách xa
Các protein activator

Vùng enhancer (vị trí Điểm khởi


Bám vào của các yếu tố
bám của các protein đầu phiên mã
phiên mã, chất trrung
activator)
gian và RNA polymerase

Phiên mã bắt đầu


2.5/ Sự đóng gói của DNA promoter
thành nucleosomes ảnh hưởng đến
phiên mã  cần đến các phức hợp
biến đổi chromatin (chromatin-
remodeling complexes) và các
enzyme thay đổi histone (histone-
modifying enzyme)
• Histone acetylases: tăng cường biểu hiện gen
• Hostone deacetylases: bất hoạt chromatin
2.6/ Các gen ở Eukaryotic được điều hòa bởi 1 nhóm proteins
2.7/ Sự biểu hiện của các gen khác nhau có thể được phối hợp bởi 1 protein
Thụ thể của Hormone
glucocorticoid glucocorticoid
khi không có
mặt hormone
glucocorticoid

Các gen được biểu hiện ở Các gen được biểu hiện ở mức
mức độ thấp độ cao
2.8/ Sự kiểm soát phối hợp có thể tạo ra các loại tế bào khác nhau

• Precursor cell: tế bào tiền thân


• Regulatory protein: protein
điều hòa
2.9/ Các dạng điều hòa biểu hiện gen bền vững có thể được truyền lại cho các
tế bào con
• Vòng điều hòa ngược dương
tính (Positive feedback loop)
• Di truyền các cấu trúc
chromatin cuộn xoắn từ các
tế bào mẹ cho các tế bào
con
Ảnh hưởng của yếu tố nhất
• DNA methylation. thời được ghi nhớ trong tất
cả các tế bào con

1 TÍN HIỆU
NHẤT THỜI
Protein
Protein AA BẬT SỰ
không
không được
được tạotạo BIỂU HIỆN
ra bởi vì bản
ra bởi vì bản CỦA
Vòng điều hòa ngược thân
thân nó
nó cần
cần PROTEIN A
thiết
thiết cho
cho sựsự
dương tính có thể tạo ra phiên
phiên mã mã của
của
tính nhớ của tế bào. chính
chính nónó
SỰ METHYL
HÓA CỦA MẠCH
MỚI ĐƯỢC
Cytosine được
TỔNG HỢP
Cytosine không methyl hóa
được methyl hóa

SAO CHÉP
DNA Không được nhận Được nhận diện
diện bởi enzyme bởi enzyme
methyltransferase methyltransferase
duy trì duy trì SỰ METHYL
HÓA CỦA MẠCH
MỚI ĐƯỢC
TỔNG HỢP

Các dạng DNA methylation có thể được di truyền


2.10/ Đồng biểu hiện các gen
• Hầu hết các tế bào eukaryote ở dạng lưỡng bội (diploid), mỗi
chromosome có 2 bản sao tương đồng. Các alleles của 1 gen trên 2
nhiễm sắc thể tương đồng thường cùng thể hiện.
• Mộ vài ngoại lệ chính cho quy luật biểu hiện đồng trội này bao gồm các
gen:
- Nằm trên thể Barr (NST X bất hoạt) ở người nữ
- Nằm trên các loci chuỗi nặng và nhẹ của kháng thể (để đảm bảo rằng
1 tế bào B chỉ tạo ra 1 kháng thể đặc hiệu)
- Nằm trên loci của các thụ thể T-cell
2.11/ In dấu di truyền (Genomic imprinting)
• In dấu di truyền là 1 hiện tượng di truyền ngoài gen trong đó các
gen được biểu hiện đặc hiệu theo nguồn gốc từ bố/mẹ
• Đối với hầu hết các gen, sẽ có 2 bản sao được di truyền – 1 từ mẹ và 1 từ bố.
Nhưng đối với các gen được in dấu, chúng ta chỉ được di truyền 1 bản sao ở
dạng hoạt động.
• Phụ thuộc vào từng gen mà bản sao từ bố hoặc bản sao từ mẹ sẽ được bất
hoạt (silencing) bằng cơ chế di truyền ngoài gen.
• Silencing thường xảy ra nhờ thêm vào các nhóm methyl (DNA methylation và
histone methylation) trong quá trình hình thành trứng và tinh trùng.
• Ví dụ: bệnh Prader-Willi syndrome và bệnh Angelman syndrome. Cả 2 rối loạn
này đều liên quan đến mất vùng NST 15q11-13. Vùng này chứa các gen từ cha
được biểu hiện là SNRPN và NDN và các gen từ mẹ được biểu hiện là UBE3A
Cả 2 đều bị gây ra bởi 1 đột biến gen
• AS: mất bản sao từ
• PWS: mất bản
mẹ, đột biến gen
UBE3A từ mẹ hoặc sao từ cha hoặc
UPD chromosome UPD
15q11-q13 chromosome
• Chậm phát triển thần 15q11-q13
kinh nghiêm trọng, • Chậm phát triển
luôn tỏ ra vui vẻ, ngôn ngữ, vận
không có ngôn ngữ động; béo phì
Video: transcriptional factor
3/ KIỂM SOÁT SAU PHIÊN MÃ Ở EUKARYOTE
BỞI RNAi: miRNA and siRNA
• Đã được khám phá từ hơn hai thập kỷ
• Có vai trò quan trọng trong điều hòa gen
• Cả siRNAs và miRNAs là những phân tử RNA ngắn mạch đôi có
tác động bất hoạt gen ở mức độ sau phiên mã thông qua tác
động lên các mRNA. Tuy nhiên cơ chế tác động và ứng dụng lâm
sàng của chúng vẫn còn mới mẻ.
• Khác biệt cơ bản giữa siRNAs và miRNAs là siRNA có tính đặc
hiệu cao với chỉ 1 mRNA mục tiêu, trong khi miRNA có nhiều mục
tiêu tác động.
So sánh giữa miRNA và siRNA

Dicer

siRNAs phân hủy các RNAs


Các miRNA điều hòa biểu hiện gen của các gen của ngoại lai
chính tế bào
So sánh giữa miRNA và siRNA

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4877448/
• Bởi vì miRNAs có nhiều mRNA đích và rối loạn chức năng của
chúng liên quan đến sự phát triển của nhiều loại bệnh bao gồm
ung thư, các rối loạn thoái hóa thần kinh và các bệnh tim mạch,
chúng đang được phát triển trong ứng dụng lâm sàng như các chỉ
thị sinh học (biomarkers) và trong chẩn đoán.
• Ngoài ra, cả siRNAs và miRNAs đều có tiềm năng lớn để phát
triển các tác nhân trị liệu (therapeutic agents). Bởi vì nhiều loại
bệnh có nguyên nhân từ sự biểu hiện của các gen đột biến hay
không mong muốn, hoặc từ biểu hiện quá mức của các gen bình
thường nào đó, sự khám phá ra siRNA và miRNA mở ra một
phương hướng mới trong điều trị bệnh bằng cách tác động đích
lên các gen liên quan đến các quá trình bệnh học.
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 8

CÁC CHIẾN LƯỢC GEN TRONG


ĐIỀU TRỊ

Giảng viên: Ts. Đỗ Thị Thu Hằng


Email: hangdo009@gmail.com
NỘI DUNG CHÍNH
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DNA TÁI TỔ HỢP
(DNA CLONING)
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DNA TÁI TỔ HỢP TRONG
DỰ ÁN BỘ GEN NGƯỜI (THE HUMAN GENOME
PROJECT)
3. NHÂN BẢN GEN DƯỚI DẠNG cDNA SỬ DỤNG
NGUỒN mRNA CỦA TẾ BÀO
4. CÁC ỨNG DỤNG Y HỌC CỦA DNA TÁI TỔ HỢP
5. Y HỌC CHÍNH XÁC VÀ DƯỢC HỌC HỆ GEN
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Biochemistry and Medical Genetics – Kaplan USMLE Lecture
Notes – 2016, Phần I: Chương 6
1/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DNA TÁI
TỔ HỢP (DNA CLONING)
• Công nghệ DNA tái tổ hợp cho phép 1 đoạn DNA từ bất cứ
nguồn nào được tổ hợp (nối) vào 1 vector để nhân lên tự
động trong các vi sinh vật
• Công nghệ này cho phép tạo ra:
- Phương tiện để phân tích và sửa đổi gen và protein
- Các chất thử (reagents) cần thiết cho xét nghiệm gen (vd:
các đoạn dò cDNA trong blotting) trong các bệnh di truyền và
trong and trong liệu pháp gen.
- Các protein đặc hiệu, như insulin người tái tổ hợp, ở lượng
không giới hạn.
Các bước cơ bản trong tạo dòng DNA và thu nhận các vật
liệu đã được nhân bản:
Nối DNA vào vector tạo dòng  Sản phẩm tạo ra được gọi là vector tái
tổ hợp.
Chuyển các vector tái tổ hợp vào trong các tế bào vi khuẩn chủ.
Nuôi các tế bào chủ thành các khuẩn lạc riêng rẽ  mỗi khuẩn lạc
chứa chỉ 1 loại vector tái tổ hợp (Mỗi khuẩn lạc là 1 clone; trong đó tất
cả các tế bào đều có chung bản chất di truyền (bộ gen)).
Chọn lọc 1 khuẩn lạc cho nghiên cứu
Nuôi khuẩn lạc đó để thu lượng lớn.
Ly giải các tế bào chủ và thu nhận lại các vector tái tổ hợp đã được
nhân lên.
Tách (bằng enzyme cắt giớ hạn) DNA đã được nhân bản ra khỏi vector.
DNA gốc Sử dụng
DNA đã được nhân bản:
DNA cần nhân bản: - Lượng lớn
- Có lượng rất ít - Đồng nhất
- Không đồng nhất
Vector nhân bản Plasmid
• Plasmids
Plasmid tái tổ hợp Các plasmid đã được tạo dòng
(hàng triệu bản sao)
Vi khuẩn (hoặc tế
bào chủ khác) Vi khuẩn bị ly
giải
Vi khuẩn được biến nạp các
plasmid tái tổ hợp Dùng hóa chất ly giải
vi khuẩn và giải
phóng plasmid

Trải đĩa các vi khuẩn đã được Chọn 1 khuẩn lạc (clone)


biến nạp  Nuôi thành lượng lớn
Kích thích biểu
hiện gen
Protein tái tổ hợp

Quy trình tạo dòng DNA


By ligase
enzyme

Sự hình thành
plasmid tái tổ
hợp
Các đặc điểm của enzyme cắt giới hạn
• Enzyme cắt thường nhận diện các vị trí lặp đối xứng (palindrome)
• Enzyme cắt có thể cắt (digest) để tạo sản phẩm đầu dính (sticky end) hoặc đầu bằng
(blunt end)
• Enzyme cắt giới hạn được phân thành nhiều nhóm (thường từ I  IV) dựa vào hợp
phần cấu thành enzyme, vị trí cắt, trình tự nhận dạng đặc hiệu, cofactor cần thiết cho
hoạt động của enzyme.
• Trong đó, lọai II loại enzyme cắt có vị trí cắt gần hoặc ngay trên vị trí nhận diện, tạo ra
kiểu băng điện di đặc hiệu, không cần ATP để hoạt động, hầu hết ở dạng đơn phân.
Đây là loại duy nhất được sử dụng trong phòng thí nghiệm cho tạo dòng phân tử hay
phân tích gen

Why the funny names?


EcoRI – Escherichia coli strain R, 1st enzyme
BamHI – Bacillus amyloliquefaciens strain H,
1st enzyme
HindIII – Haemophilus influenzae, strain D,
3rd enzyme
Các đặc điểm của vector trong tạo dòng

• Các đoạn cắt giới hạn cần phải được chèn vào vector để được nhân
bản.
• 1 vector là 1 đoạn DNA (plasmid, bộ gen virus, bộ gen nấm men…) có
thể phân chia tự động trong tế bào chủ
• Các DNA được sử dụng làm vector thường có:
Vị trí cắt giới hạn: để được nhận diện và cắt bởi các enzyme cắt giới hạn
Vị trí khởi đầu sao chép: để sao chép tự động
Tính kháng kháng sinh: để giúp chọn lọc
• Các vector biểu hiện thì cần có thêm:
Promoter
Trình tự Shine-Dalgarno
Các vector được sử dụng trong tạo dòng
2/ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DNA TÁI TỔ HỢP TRONG DỰ
ÁN BỘ GEN NGƯỜI (THE HUMAN GENOME PROJECT)
2.1/ Tổng quan
• Dự án bộ gen người, là một dự án công được khởi động từ năm
1990 với mục tiêu là xác định được trình tự DNA của 3 triệu cặp
nucleotide của toàn bộ bộ gen người trong thời gian 15 năm
• Ngày nay, những thành công vượt trội từ dự án này là rõ ràng.
Thành công của dự án không chỉ dẫn đến một kỷ nguyên mới
trong y học mà còn dẫn đến những tiến bộ lớn trong các công
nghệ giải trình tự DNA.

Reference: https://www.nature.com/scitable/topicpage/dna-sequencing-technologies-key-to-the-human-828#
• Dự án bộ gen người bao gồm 2 giai đoạn (two-phase approach):
• Giai đoạn thứ nhất (shotgun phase) : chia bộ gen thành những đoạn
DNA với kích thước phù hợp, những đoạn này lại tiếp tục được chia
nhỏ hơn; các đoạn DNA chồng lặp nhau này sau đó được giải trình
tự.
• Giai đoạn thứ hai (finishing phase): giải trình tự các khoảng hở và
những vùng còn chưa rõ trong giai đoạn shotgun
• Giai đoạn thứ 2 hoàn tất 99% toàn bộ bộ gen. Mặc dù những bản
thảo ban đầu dự đoán rằng bộ gen người có khoảng 40,000 gen mã
hóa protein, giai đoạn kết thúc giảm số lượng gen tìm thấy là khoảng
20,000 - 25,000 ngàn gen mã hóa protein
Mặc dù một loạt các kỹ thuật có liên quan, các kỹ thuận cơ bản trong
công trình bộ gen người bao gồm giải trình tự các đoạn DNA cắt giới
hạn, xác định trình tự của chúng, và xác định các vùng chồng lấp
(overlaps) để sắp lại (align) các đoạn 1 cách hợp lý. Các bước chính
bao gồm:
• Các enzyme cắt giới hạn (restriction endonuclease) cắt DNA 1 cách
đặc hiệu ở các trình tự palindrome, tạo ra các đoạn cắt giới hạn
của bộ gen.
• Các đoạn cắt giới hạn được tạo dòng vào trong các vectors
• Các đoạn được tạo dòng được thu nhận lại từ các vector tái tổ
hợp đã được nhân bản.
• Các đoạn cắt giới hạn từ mỗi dòng (clone) được giải trình tự.
Minh họa chiến lược giải trình tự
bộ gen người (hierarchical
shotgun sequencing strategy)
Trước tiên, 1 thư viện được tạo ra
bởi cắt đoạn DNA bộ gen và clone
nó vào trong các vector (thu được
thư viện BAC). Tiếp theo, các đoạn
DNA được sắp xếp thành bộ gen.
Mỗi clones sau đó được giải trình tự
riêng rẻ sử dụng phương pháp giải
trỉnh tự đoạn ngắn ngẫu nhiên
(random shortgun). Cuối cùng, các
trình tự đoạn ngắn được lắp ráp lại.

https://www.nature.com/scitable/topicpage/
dna-sequencing-technologies-key-to-the-
human-828#
2.2/ Các đặc 1/ Nuclear (~3 x 109 bp)
 Genes (~ 20,000)
điểm của bộ  Unique single copy
 Multigene families
gen người • Classic gene families
• Gene superfamilies
• Khoảng 60% - 70% bộ gen người  Extragenic DNA (unique/low copy number
là các trình tự DNA 1 bản sao or moderate/highly repetitive)
hoặc ít bản sao (single- or low-  Tandem repeat
• Satellite
copy number DNA sequences)
• Minisatellite
• Khoảng 30% - 40% còn lại là các o Telomeric
trình tự DNA lặp lại mức độ trung o Hypervariable
bình hoặc cao. Các trình tự này • Microsatillete
bao gồm chủ yếu các trình tự  Interspersed
• Short interspersed nuclear elements
tandem repeat và interspersed
• Long interspersed nuclear elements
DNA 2/ Mitochondrial (16.6 kb, 37 genes)
 2 rRNA genes
 22 tRNA genes
• Nghiên cứu cho thấy bộ gen giữa các cá thể người giống nhau 99.5 %
• Sự khác nhau 0.5% còn lại quy định sự khác nhau trong cảm ứng với bệnh và
trong đáp ứng với thuốc.
• Biến thể bao gồm đột biến (mutation) và đa hình gen (polymorphism).
• Đột biến là những biến thể hiếm (mang tính chất cá thể, <1% trong cộng
đồng, không nhất thiết có hại cho sinh vật)
• Đa hình : là những biến thể phổ biến, (mang tính chất cộng đồng, >1% trong
cộng đồng, đa số không ảnh hưởng đến sinh vật)
• Có 2 loại biến thể phổ biến ở bộ gen người là:
 Biến thể đơn nucleotide (Single nucleotide variation): Là những thay đổi
trong 1 nucleotide (A, C, G và T): chiếm 90% của tất cả các biến thể
 Biến thể cấu trúc: Là những thay đổi lớn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể.
2.3/ Thư viện bộ gen (genomic library)
• A thư viện bộ gen (genomic library) là 1 tập hợp toàn bộ DNA bộ gen
của 1 sinh vật.
• Thư viện bộ gen được dùng để giải trình tự DNA như trong dự án bộ
gen người (BAC library). Những trình tự này có thể được dùng để xác
định:
Các gen mã hóa protein
Vị trí cắt giới hạn (thông qua bản đồ cắt giới hạn)
Các marker di truyền khác (short tandem repeats, single nucleotide
polymorphisms)
Các DNA không biểu hiện (enhancers, promoters, introns, noncoding
DNA giữa các gen...)
3/ NHÂN BẢN GEN DƯỚI DẠNG cDNA SỬ
DỤNG NGUỒN mRNA CỦA TẾ BÀO
• cDNA hay DNA bổ sung (complementary DNA) là những DNA được
tổng hợp từ khuôn mRNA
• Tạo dòng cDNA được lựa chọn khi mục tiêu cuối cùng của tạo dòng là
để biểu hiện gen trong tế bào. Khi đó:
Toàn bộ trình tự mã hóa (coding sequence) phải được clone toàn
vẹn
Nếu muốn biểu hiện 1 gen eukaryote trong tế bào vi khuẩn (ví dụ
để tạo protein tái tổ hợp), gen đó cần phải không chứa các intron
3.1/ Sản xuất cDNA bởi phiên mã ngược
mRNA
• mRNA được thu nhận từ tế
bào có biểu hiện gen quan
tâm.
• Sử dụng enzyme reverse
transcriptase, cùng với các
thành phần khác trong ống
nghiệm để sản xuất cDNA
mạch đôi
• cDNA tiếp theo được gắn với
1 vector phù hợp để tạo ra
DNA tái tổ hợp cho việc tạo
dòng
3.2/ Thư viện cDNA (expression)
• Once the recombinant expression vectors containing the cDNA inserts are
produced, they are cloned in bacteria (or other host cells)
• A cDNA library is a combination of cloned cDNA (complementary DNA)
fragments which together constitute some portion of the transcriptome of
the organism and are stored as a "library".
• cDNA libraries can be used to:
Sequence specific genes and identify disease-causing mutations
Produce recombinant proteins (insulin, factor VIII, HBsAg for
vaccination)
Conduct gene replacement therapy
Produce transgenic animals
So sánh giữa
thư viện DNA
bộ gen với thư
viện cDNA

http://www.majordifferences
.com/2013/11/difference-
between-genomic-and-
cdna.html#.WfL2RFu0PIU
So sánh giữa thư viện DNA bộ gen với thư viện cDNA
4/ CÁC ỨNG DỤNG Y HỌC CỦA DNA TÁI TỔ HỢP

Các DNA tái tổ hợp có thể được sử dụng cho các mục đích
sau:
1. Để sản xuất các protein tái tổ hợp, sử dụng trong:
a. Liệu pháp thay thế (vd: insulin cho bệnh tiểu đường)
b. Phòng ngừa bệnh (vaccines)
c. Xét nghiệm (kháng thể đơn dòng)

2. Để thực hiện liệu pháp gen trong điều trị các bệnh di
truyền
4.1/ Các protein tái tổ hợp
• Các protein tái tổ hợp có thể
được tạo ra bằng cách tạo
dòng gen tương ứng và
chuyển vào tế bào chủ 
Nuôi thành lương lớn tế bào
chủ kích hoạt biểu hiện
gen
• Nhiều loại protein hiện nay
được sản xuất ở lượng lớn
như bằng công nghệ tái tổ
hợp.
4.2/ Liệu pháp gen
• Liệu pháp gen hiện nay là một hướng tiềm năng trong điều trị các bệnh di
truyền
• Mục tiêu cơ bản là đưa 1 bản sao bình thường của gen vào để thay thế
gen bệnh.
• Trong liệu pháp gen:
• Sự chuyển gen cần có 1 vector chuyển gen (retrovirus, adenovirus,
liposome).
Nếu sử dụng virut thì cần sửa đổi (thay 1 phần bộ gen với gen cần đưa
vào) để nó có thể xâm nhiễm nhưng không thể hoàn tất chu kỳ sao
chép của nó
• Chỉ có các mô liên quan đến bệnh sẽ là mục tiêu cho chuyển gen.
• Gen lành được chuyển sẽ không di truyền cho thế hệ sau (trừ khi thực
hiện liệu pháp gen ở giai đoạn trứng/tinh trùng/phôi).
• Hai chiến lược chuyển
gen trong liệu pháp gen:
In vivo (trong cơ thể):
chuyển trực tiếp gen
điều trị vào trong cơ
thể bệnh nhân. Khi
vào tế bào đích, gen
được chuyển sẽ biểu
hiện thành protein trị
liệu
Ex vivo (ngoài cơ thể):
thao tác chuyển gen
vào tế bào đích của
bệnh nhân được thực
hiện ngoài cơ thể
bệnh nhân
Ví dụ về liệu pháp
gen In vivo trong
điều trị bệnh xơ
nang
Ví dụ về liệu pháp gen Ex vivo trong điều trị bệnh suy giảm miễn dịch thể
kết hợp nặng liên kết NST X (X-linked severe combined immunodeficiency)
• Liệu pháp gen sử dụng RNAi

Yu-Lin Yang , Wen- Teng Chang and Yuan-Wei Shih, Gene Therapy Using RNAi
• Những thách thức tồn tại trong liệu pháp gen:
Hướng gen điều trị đến mô đích
Biểu hiện thấp hoặc qua nhanh của gen điều trị
Những vấn đề gây ra bởi sự chèn ngẫu nhiên của gen
điều trị vào DNA tế bào chủ
5/ Y HỌC CHÍNH XÁC VÀ DƯỢC HỌC
HỆ GEN
Y học chính xác (precision medicine)
• Y học chính xác là 1 chiến lược tiếp cận mới trong điều trị và phòng ngừa bệnh
trong đó xem xét đến sự khác biệt cụ thể về gen, môi trường và lối sống của
mỗi cá thể
• Y học chính xác không có nghĩa là tạo ra thuốc hay thiết bị y khoa đặc hiệu cho
mỗi bệnh nhân mà là phân nhóm các cá thể dựa trên khác biệt trong tính mẫn
cảm đối với từng loại bệnh cụ thể, trong cơ chế sinh học hoặc tiên lượng của
các bệnh có thể xảy ra, hoặc trong đáp ứng đối với 1 điều trị đặc hiệu. Nhờ đó,
các phương pháp phòng bệnh hay điều trị có thể được tập trung vào các cá thể
có thể có đáp ứng tốt và tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế tác dụng phụ cho
các cá thể không có đáp ứng tốt
• Trước đây thuật ngữ Y học cá thể ('personalized medicine‘) thường được sử
dụng để chỉ cho Y học chính xác , tuy nhiên thuật ngữ này cần được sử dụng
thận trọng vì nó có thể gây hiểu sai là các điều trị đặc hiệu duy nhất được thiết
kế cho mỗi cá thể
Y học chính xác trong điều trị ung thư
Dược học hệ gen (Pharmacogenomics)
• Dược học hệ gen là ngành nghiên cứu về cách thức mà yếu tố gen (genetics) của
1 cá thể ảnh hưởng đến đáp ứng thuốc (response to drugs) của cá thể đó thông
qua nghiên cứu mối liên hệ giữa các biến thể gen với hiệu quả hay độc tính của 1
loại thuốc.
• Đây là lĩnh vực tương đối mới kết hợp giữa dược học (pharmacology) – là ngành
nghiên cứu về thuốc, với hệ gen (genomics) – là ngành nghiên cứu về gen và các
chức năng của chúng, để phát triển các thuốc 1 cách an toàn, hiệu quả và sử
dụng các liều phù hợp với yếu tố gen của bệnh nhân.
• Hầu hết các thuốc hiện nay được dùng theo kiểu giống nhau cho mọi người
(“one size fits all”) tuy nhiên đáp ứng thuốc ở mỗi người là khác nhau và rất khó
để dự đoán ai sẽ đáp ứng tốt với thuốc, ai không có đáp ứng và ai sẽ có tác dụng
phụ.
https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/how-cancer-treated/personalized-and-targeted-
therapies/understanding-pharmacogenomics
• Với những khám phá từ dự án bộ gen người (Human Genome Project),
các nhà nghiên cứu đang dần hiểu được bằng cách nào những khác biệt
di truyền trong gen ảnh hưởng lên phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
Những khác biệt di truyền này sẽ được sử dụng để dự đoán 1 thuốc nào
đó sẽ có hiệu quả cho 1 bệnh nhân nào đó và để ngăn chặn tác dụng phụ
của thuốc.
• Lĩnh vực dược học hệ gen còn rất sơ khai và đang được áp dụng hạn chế,
tuy nhiên nhiều nghiên cứu lâm sàng (clinical trials) đang được triển
khai. Trong tương lai, dược học hệ gen sẽ cho phép phát triển nhiều loại
thuốc phù hợp (tailored drugs) để điều trị một loạt các vấn đề về sức
khỏe như tim mạch, Alzheimer, ung thư, HIV/AIDS…
Ứng dụng dược học hệ gen hiện nay?
Hiện nay, trong 1 số trường hợp, các bác sĩ có thể sử dụng dược học hệ gen trong điều trị
cho bệnh nhân. Dưới đây là 1 ví dụ:

HIV:
• Abacavir là 1 thuốc có hiệu quả cao trong điều trị HIV (là virut gây bệnh
AIDS) nhưng khoảng 5%- 8% bệnh nhân bị các tác dụng phụ như phát
ban, tiêu chảy, mệt mỏi
• Sàng lọc bệnh nhân để phát hiện biến thể đa hình HLA-B*5701 trước khi
điều trị Abacavir có thể giảm giảm đáng kể tác dụng phụ trên bệnh nhân.
Ở cá thể có phát hiện allele HLA-B*5701, abacavir sẽ được thay thế bằng
thuốc điều trị khác.
• Allele HLA-B*5701 được tìm thấy ở khoảng 5% người Châu Âu, 1% ở
người Châu Á và ít hơn 1% ở người Châu Phi.
Ung thư
• Ung thư đại tràng: Irinotecan (Camptosar) là 1 loại hóa trị liệu. Nó phổ biến
trong điều trị ung thư đại tràng. Ở 1 số người, có các biến thể di truyền gây ra
sự ngắn của enzyme UGT1A1. Đây là enzyme chịu trách nhiệm cho chuyển hóa
irinotecan. Khi enzyme UGT1A1 bị ngắn đi, 1 lượng lớn irinotecan tồn tại trong
cơ thể 1 cách bất thường. Điều này có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm
trọng có thể gây chết, đặc biệt khi 1 liều lớn của thuốc được sử dụng. Các bác
sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm UGT1A1 trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có biến thể, bác sĩ có thể kê liều nhỏ của thuốc. Ở những bệnh
nhân này, liều lượng nhỏ như vậy của thuốc là đủ hiệu quả.
Xét nghiệm dược học hệ gen (pharmacogenomic testing) khác biệt
như thế nào với xét nghiệm chẩn đoán phân tử thông thường
(“traditional” molecular diagnostic testing)
• Xét nghiệm chẩn đoán (Diagnostic testing) và xét nghiệm dược học hệ gen
(pharmacogenomic testing) là 2 loại xét nghiệm gen khác nhau. Ở vài khía cạnh, chúng
giống nhau vì cả hai đều phân tích DNA để xác định các thay đổi có thể ảnh hưởng đến
cấu trúc, chức năng và biểu hiện của protein. Tuy nhiên, có sự khác nhau lớn giữa 2
loại xét nghiệm trên:
• Diagnostic testing: Phát hiện những thay đổi trong DNA của cá thể có liên quan đến
tình trạng bệnh (ví dụ xét nghiệm gen cho bệnh Huntington). Tìm thấy đột biến có thể
cung cấp chẩn đoán cho bệnh nghi ngờ, và không có đột biến có thể loai trừ khả năng
bị bệnh.
• Pharmacogenomic testing: phát hiện những thay đổi trong DNA của cá thể có ảnh
hưởng đến cách thức cá thể chuyển hóa (pharmacokinetic markers) hoặc đáp ứng
với thuốc. Pharmacogenomic testing có thể giúp lựa chọn thuốc cũng như liều lượng.

You might also like