You are on page 1of 6

Các em lưu ý các nội dung sau:

Chương 2: SINH HỌC TẾ BÀO


1. Các nhóm nguyên tố trong cơ thể sống và vai trò của chúng
 Các nguyên tố tham gia cấu tạo chất hữu cơ như :N, O, C, H, P, S.
 Các ion : K+, Na+, Mg++, Ca++, Cl–
 Các nguyên tố chỉ có dấu vết: Fe, Mn, Co, Cu, Zn, B, V, Al, Mo, I, Si

Vai trò chủ yếu của các nguyên tố trong cơ thể người:
 Oxygen (O) chiếm khoảng 65%, tham gia cấu tạo hầu hết các chất hữu cơ, phân tử nước
và tham gia vào quá trình hô hấp.
 Carbon (C) chiếm khoảng 18%, có thể tạo liên kết với 4 nguyên tử khác, tạo khung chất
hữu cơ.
 Hydrogen (H) chiếm khoảng 10%, là thành phần của nước và hầu hết các chất hữu cơ.
 Nitrogen (N) có khoảng 3%, tham gia cấu tạo các protein, acid
 Calcium (Ca) có khoảng 1,5% là thành phần của xương và răng, có vai trò quan trọng
trong co cơ, dẫn truyền xung thần kinh và đông máu.
 Phosphor (P) có khoảng 1%, giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, thành
phần của acid ..
 Kalium (K) (Potassium), có khoảng 0,4% là cation (ion+) chủ yếu trong tế bào, giữ vai
trò quan trọng cho hoạt động thần kinh và co cơ.
 Sulfua (S) có khoảng 0,3%, có mặt trong thành phần của phần lớn
 Natrium (Na) (Sodium), có khoảng 0,2% là cation chủ yếu trong dịch của mô, giữ vai trò
quan trọng trong cân bằng chất dịch, trong dẫn truyền xung thần
 Magnesium (Mg) khoảng 0,1% là thành phần của nhiều hệ enzyme quan trọng, cần thiết
cho máu và các mô.
 Chlor (Cl) khoảng 0,1%, là anion (ion–) chủ yếu của dịch cơ thể, có vai trò trong cân
bằng nội dịch
 Sắt (Fe) (Ferrum) chỉ có dấu vết, là thành phần của hemoglobin, myoglobin và một số
 Iod (I) – dấu vết là thành phần của hormone tuyến giáp

2. Vai trò của các chất hữu cơ phân tử nhỏ


 Carbonhydrat
- Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của sinh vật
- Cấu tạo nên vách tế bào thực vật = > chức năng bảo vệ
- Tham gia vào cấu trúc màn tế bào
 Lipid, Phospholipid
- Là nguồn dự trữ dài hạn của sinh vật
- Phospholipid và cholesterol là thành phần chủ yếu của màn tế bào
- Chống mất nhiệt và cách nhiệt
3. Vai trò của nước

4. Cấu trúc tế bào vi khuẩn từ ngoài vào trong gồm các thành phần nào? Đặc
điểm của tế bào
nhân sơ (Vd: trong bào tương chỉ chứa loại bào quan duy nhất là ribosome,
không có sự phân ngăn các màng nội bào). Đặc điểm cấu trúc và chức năng của
vỏ nhầy và vách của tế bào vi khuẩn. Phân biệt cấu trúc vách tế bào vi khuẩn
gram dương và vách tế bào vi khuẩn gram âm.
5. Kích thước tế bào bị giới hạn chủ yếu là do: Nhu cầu diện tích bề mặt đủ cho
nhu cầu trao đổi chất của tế bào.
6. Đặc điểm và chức năng của mạng nội chất trơn. Ở người mạng nội chất trơn
có nhiều ở
các loại tế bào như các tế bào của tinh hoàn và buồng trứng, tế bào gan...
7. Chức năng của mạng lưới nội chất và phức hệ Golgi, là hai bào quan của dây
chuyền sản
xuất nội bào
8. Chức năng của không bào ở thực vật, chức năng của lục lạp, chức năng của
hệ Golgi, chức năng của khung xương tế bào
9. Chức năng của lysosome. Lysosome có các enzyme quan trọng nào, vai trò
của chúng ?
Tại sao các enzyme của lysosome không thể tiêu hủy cấu trúc màng của nó ?
Đặc điểm và vai trò của bơm proton H + trên màng tiêu thể ? Lưu ý ví dụ về
bệnh Tay-Sachs liên quan đến tiêu thể.
10. Chức năng của peroxisome. Vì sao trong nước tiểu của người và các loài
linh trưởng có chứa acid uric còn các loài động vật khác thì không? (Trong
peroxisome ở người và các loài linh trưởng không có enzyme urate oxydase,
còn peroxisome của các loài động vật khác thì có enzyme urate oxydase)
11. Vì sao các vi khuẩn gây bệnh Gram âm có khả năng chống lại lysozyme có
trong tuyến nước bọt, tuyến mũi và ngăn cản đường vào của kháng sinh? (Vách
tế bào có lipopolysaccharides bao bên ngoài)
12. Các diễn biến đặc trưng ở kì trung gian của chu kì tế bào (Pha G1, pha S,
pha G2)
13. Diễn biến của nguyên phân. Vai trò của chất Vinblastin.
14. Diễn biến và ý nghĩa của giảm phân
Chương 2: SINH HỌC PHÂN TỬ
* Phần DNA
1. Những thí nghiệm nào chứng minh bản chất vật liệu di truyền là DNA?
2. Hãy trình bày các thí nghiệm biến nạp ở vi khuẩn?
Đọc và quan tâm đến kết quả thu được của từng trình tự thí nghiệm
3. Giải thích vì sao trong TN Griffith, nòi S khi đưa vào cơ thể chuột là S chết
trộn với R, sau đó lại biến thành S sống?
Đọc và quan tâm đến đối tượng thí nghiệm để giải thích vì sao có sự biến nạp
này.
4. Những thí nghiệm nào đã chỉ ra được tác nhân biến nạp?
Đọc và hiểu được các TN sẽ trả lời được câu hỏi (lưu ý kết quả TN)
5. Trong các TN chứng minh bản chất của vật liệu di truyền là DNA, thí
nghiệm nào là bằng chứng xác thực nhất? Vì sao?
Đọc và lưu ý đến kết quả TN
7. Hãy cho biết thành phần hóa học của nucleotide, cấu tạo của đơn phân cấu
tạo nên DNA? Nguyên liệu cung cấp cho quá trình sao mã là gì?
Đọc và quan tâm đến cấu trúc của nucleotide, các liên kết hóa học, vị trí các
liên kết
8.Trình bày và giải thích cơ sở khoa học của mô hình cấu trúc không gian phân
tử DNA của Watson và Crick?
9. Hãy cho biết cơ sở đúng đắn của học thuyết khuôn của Watson và Crick?
(Thí nghiệm chứng minh)
Đọc thí nghiệm của Meselson và Stahl, dựa vào tỷ lệ N 14 và N15 thu được qua
mỗi thế hệ sao chép.
10. Hãy trình bày và giải thích cơ chế sao mã?
Đọc và lưu ý vai trò của các enzyme tham gia sao mã

* Phần RNA
1. Hãy cho biết mối quan hệ giữa DNA, RNA và protein?
Gợi ý: mRNA được tạo ra từ đâu và để làm gì?
2. Trình bày và giải thích các đặc điểm của quá trình phiên mã ở Prokaryote?
Đọc giáo trình sẽ tìm được các đặc điểm, lưu ý ở cấp độ gene, cấp độ phân tử,
chiều di chuyển RNA pol có ý nghĩa gì?
3. Trình bày và giải thích cơ chế quá trình phiên mã ở Prokaryote? Phân biệt 3
giai đoạn của quá trình phiên mã ở Prokaryote so với với quá trình sao mã.
Đọc giáo trình, xem hình vẽ và đọc lại cơ chế quá trình sao mã. Lưu ý: Sao
mã: cả 2 mạch đều làm khuôn, phiên mã: chỉ 1 trong 2 mạch là khuôn. Lưu ý
kết quả sao mã và kết quả phiên mã
4. Hãy cho biết một số đặc điểm khác biệt của phiên mã tổng hợp mRNA ở
Eukaryote so với sự phiên mã ở Prokaryote?
Đọc giáo trình sẽ tìm được các đặc điểm khác biệt, nhưng phải lưu ý vì sao có
sự khác biệt đó.
5. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong cơ chế phiên mã ở sinh vật Eukaryote và
Prokaryote? Vì sao có sự khác biệt đó?
* Phần mã di truyền, dịch mã, protein
1. Mã di truyền là gì?
SV đọc để trả lời, tìm đúng được câu trả lời, học đúng nguyên văn như các
khái niệm, định nghĩa trong giáo trình
2. Chứng minh mã di truyền là mã bộ 3
SV đọc quan tâm đến: Trọng tâm của vấn đề là mã di truyền, giải thích vấn đề:
vì sao mã di truyền phải là mã bộ 3 mà không phải là 1,2 hay 4,5.., ý nghĩa,
vận dụng.
3. Giải thích các đặc tính của mã di truyền.
SV đọc, mỗi đặc điểm thể hiện ở mỗi đặc tính, ví dụ thể hiện ở mỗi đặc tính
4. Khái niệm dịch mã?
GV yêu cầu SV đọc để trả lời, học đúng nguyên văn như các khái niệm
5. Giải thích cơ chế dịch mã?
6. Ý nghĩa của dịch mã?
7. Cấu trúc hóa học của phân tử protein? Hãy phân biệt các bậc cấu trúc của
protein?
6. Hãy lập Graph thể hiện các chức năng của protein.
Lưu ý: Hướng dẫn SV cách lập Graph.
Khi lập Graph này, lưu ý đỉnh xuất phát (tâm) của graph là kiến thức trọng
tâm (Chức năng protein), sau đó là các đỉnh chính là chức năng cụ thể protein,
rồi đến đỉnh phụ là nêu tên vài loại protein kèm theo vai trò cụ thể
* Phần cDNA hay tạo dòng gene
7. Hãy đọc trang 86-87 của giáo trình và cho biết khái niệm về công nghệ DNA
tái tổ hợp, mục đích của tạo dòng DNA; thảo luận để tìm hiểu tác động của
công nghệ DNA tái tổ hợp?
8. Hãy cho biết khái niệm và vai trò của enzyme cắt giới hạn? Phân biệt 2 loại
enzyme cắt giới hạn về vai trò và phân biệt kiểu cắt lệch và cắt đầu bằng
9. Khái niệm DNA tái tổ hợp, thành phần của DNA tái tổ hợp?
10. Vì sao các plasmid vi khuẩn được sử dụng rộng rãi hơn và phage lamda có
nhiều ưu thế nhất?
11. Trình bày quy trình tạo dòng gene tái tổ hợp?
Dựa vào Hình 6.5. Sơ đồ thí nghiệm tạo dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp-
gene insuline người, phân tích các bước của quy trình.
12. Lập graph các phương pháp biến đổi vật liệu di truyền?
13. Hãy lập Graph thể hiện các phương pháp chuyển vật liệu di truyền vào tế
bào nuôi cấy và vào trứng thụ tinh và thảo luận cho biết ưu, nhược điểm của
mỗi phương pháp?
14. Tìm hiểu về phương pháp chuyển gene bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi?
Chương 3: SINH HỌC PHÁT TRIỂN
Các em học các nội dung cô đã lưu ý kỹ trên lớp
Chương 4: CƠ SỞ TẾ BÀO VÀ CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA BIẾN DỊ VÀ DI
TRUYỀN
1. Lập Graph các dạng biến dị di truyền? (Hướng dẫn)
Cần phân biệt:
- Biến dị di truyền, biến dị không di truyền (thường biến)
- Biến dị trong nhân, biến dị ngoài nhân
2. Lập Graph thể hiện đặc tính của thường biến và cho ví dụ để chứng minh
từng đặc tính.
3. Hãy giải thích sự đa dạng của các loài sinh sản hữu tính?
4. Hãy lập Graph về mức độ biến đổi của bộ gene gây ra các dạng đột biến và
các bệnh liên quan?
5.Phân biệt đột biến soma và đột biến mầm? Cho ví dụ?
- Đọc giáo trình để tìm câu trả lời và tìm các ví dụ ngoài giáo trình
6. Phân biệt đột biến ngẫu nhiên và đột biến cảm ứng? Cho ví dụ?
7. Phân biệt đột biến hình thái, đột biến sinh hóa, cho ví dụ?
8. Thảo luận để giải thích các phương thức sữa chữa và bảo vệ của DNA?
9. Phân biệt các thuật ngữ đột biến số lượng NST, cơ chế phát sinh đa bội và
lệch bội.
10. Phân biệt các dạng đột biến số lượng cấu trúc NST, cơ chế phát sinh.
11. Hãy cho biết hậu quả của đột biến NST?
Thảo luận nhóm và tìm ví dụ về các bệnh liên quan từng dạng đột biến NST.
12. Cách viết ký hiệu mô tả karyotype
Chương 5: SINH THÁI HỌC
Cô đã ôn tập tất cả các câu Trắc nghiệm

Các câu hỏi liên quan di truyền học dược lý: (đáp án A)
Câu 1: Dược lý di truyền học (pharmacogenetics) là một lĩnh vực khoa học
nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa dược lý học (pharmacology) và di truyền
học (genetics) nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là:
A. “y học cá thể hóa”
Câu 2: Mục tiêu cơ bản của dược lý di truyền là, ngoại trừ:
A. Phát hiện được các bệnh tật di truyền
Câu 3: Khái iệm gen dược là:
A. Khoa học cho phép dự đoán đáp ứng của thuốc dựa trên kiểu gen của mỗi cá thể.
Câu 4: Kết quả xét nghiệm dược lý học di truyền:
A. Xác định các biến thể gen ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của thuốc.

You might also like