You are on page 1of 4

Khái niệm

Phân đạm là một trong những loại phân bón vô cơ khá phổ biến cung cấp nito cho cây trồng.
Phân đạm cung cấp Nito hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion amoni (NH4+) và dạng ion
nitrat (NO3-)

Đặc điểm, thành phần, tính chất


- Đặc điểm

+Phân đạm ở dạng tinh thể, có thể là tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn

+Các loại phân đạm thường có màu trắng hoặc trắng ngà

-Tính chất

+Dễ hòa tan.

+Dễ bị mất do rửa trôi như đạm Nitrat và Sunphat.

+Dễ hấp thụ, dễ bị chảy nước, bay hơi và kết vón.

+Đạm thường dùng bón thúc là chính, tuy nhiên đất xấu cần bón lót để cây non có điều kiện
hấp thu dễ hơn và sinh trưởng tốt.

-Thành phần: Gồm các loại phân đạm amon ( chứa gốc NH ) như phân Sunphat amon, nitrat
amon, clorua amon, urê... và phân đạm nitrat như Kali nitrat, canxi nitrat, Xianamit canxi..

- Các loại phân đạm phổ biến hiện nay: Phân Urê Co(NH4)2, Amôn Nitrat (NH4NO3), Amoni
Sunfat hay SA (NH4)2SO4, đạm Clorua (NH4Cl), Xianamit Canxi, Phôtphat đạm hay MAP,…

Độ dinh dưỡng
-Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên
tố nitơ.

-Phân đạm amoni


+NH4Cl: 26,17%
+(NH4)2SO4: 21,21%
+NH4NO3: 35%
-Phân đạm nitrat
+NaNO3: 16,47%
+Ca(NO3)2: 17,07%
-Phân Ure ((NH2)2CO) : 46,67% (phần trăm khối lượng nito cao nhất nên là loại phân đạm
tốt nhất)

-Cách bón:
Nguyên tắc chung sử dụng Phân đạm đúng cách:

 Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ
các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo
giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ,
thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.
 Bón phân đúng liều lượng: cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa
(gây cháy, sốc phân,tồn dư phân trong nông sản) hay thiếu so với nhu
cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
 Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất
dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển
được tối đa, tránh lãng phí phân bón.

 Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình
hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.thường có 2 cách:

Bón đạm nguyên hạt


Với phương pháp bón đạm cho cây này bà con nên sử dụng với những
loại cây ăn trái, thân gỗ. Bởi vì như vậy sẽ đỡ tốn công sức và thời gian
hơn. Cách thực hiện cũng sẽ đơn giản như :

 Chọn loại đạm dễ hòa tan phù hợp với tính chất đất và đặc điểm
của cây trồng
 Đào rãnh hoặc tạo lỗ quanh các gốc cây cần bón đạm
 Rắc đạm vào rãnh và các lỗ đã tạo
 Tưới đều nước cho cây
 Khi gặp nước, đạm sẽ hoà tan và thấm vào đất, cho phép cây dễ
dàng hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng.
Tưới phân đạm hòa tan với nước
Với phương pháp bón đạm cho cây này bà con cần lựa chọn loại đạm dễ
tan trong nước. Cây cũng sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Thích hợp
với những loại cây trồng ăn lá, rau ngắn ngày. Cách thực hiện cũng rất
đơn giản như :
 Ngâm 1kg đạm với 200 lít nước trong khoảng 5 phút.
 Không nên sử dụng liều lượng đạm cao vì đạm tồn dư trong cây lá
sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
 Trước khi tưới đạm, bạn cần tưới cây thật kỹ bằng nước thường.
 Tưới đạm khi đất khô có thể làm cháy rễ cây.

Cơ sở khoa học của việc bón phân


đúng thời điểm
+ Hầu hết thì bón phân đạm nên chọn thời gian sáng sớm. Hoặc là chiều
muộn vì hạn chế nhiệt độ cao phân dễ bay hơi thất thoát.
+Theo một chu trình cây trồng thì chúng ta sẽ bón phân đạm cho cây vào
các giai đoạn sau:

 Cây mới trồng, đã ra lá: bón lượng vừa phải không để lá cháy
 Khi cây đang sinh trường: bón lượng nhiều hơn, chia thành nhiều
lần
 Cây ra hoa, quả: bón lượng vừa phải, cây quá nhiều đạm sẽ ra
hoa, quả chậm hơn
Sau khi tưới đạm từ 15 – 20 ngày ta mới thu hoạch rau để đảm bảo an toàn nhất
cho sức khỏe.

Các loại cây,loại đất phù hợp


Hiện nay, có những loại phân đạm phổ biến như: Ure, amôn
Nitrat, đạm sunfat, đạm clorua, Xianamit canxi, đạm photphat,....

-Phân urê là loại phân phổ biến nhất trên thế giới, thích hợp cho
hầu hết mọi loại cây vì khả năng thích nghi rộng và phát huy tác
dụng đối với nhiều loại thực vật. Phân này thích hợp nhất khi bón
trên đata chua phèn

-Phân amon nitrat là loại phân sinh lý chua thích hợp bón trên đất
có tính kiềm. Loại phân này thích hợp bón cho các loại cây công
nghiệp như cây thuốc lá, mía, ngô, bông,....

Phân đạm sunfat thích hợp với những loại đất không phải là đất
phèn, chua, rất tốt cho những loại cây cần thêm một lượng
nguyên tố S như đậu đỗ, lạc,....
Phân đạm clorua là một loại phân tốt nhưng cần lưu ý không bón
cho những cây công nghiệp lấy lá như thuốc lá, chè hành,... và
không bón trên loại đất bị nhiễm mặn vì để tích lũy ion clo trong
đất lâu ngày sẽ làm cho cây bị ngộ độc và chết.

Phân xianamit có tính kiềm nên rất thích hợp để bón lót cho
những loại đất phèn chua. Vì loại phân này sau kgi phân hủy sẽ
tạo ra những chất độc ảnh hưởng xấu đến sinh vật nên chỉ dùng
bón lót để khử tính chua của đất, tuyệt đối không phun lên thân và
lá cây.

Phân đạm photphat là loại phân có sự kết hợp giữa đạm và lân rất
dễ dùng cho công nghiệp cũng như hộ gia đình và thích hợp với
mọi loại cây và mọi loại đất vì tính trung hòa của nó.

You might also like