You are on page 1of 21

4.

Phân phức hợp


4.1. Định nghĩa
Phấn phức hợp Khác với các loại phân đơn đã nêu trên , chỉ có một loại nguyên
tố dinh dưỡng phân phức hợp có hai hoặc ba loại nguyên tổ dinh dưỡng chủ yếu ( đạm
, lân , kali ) : đôi khi còn có thêm những chất dinh dưỡng được quy định phù hợp với
yêu cầu của nông nghiệp . Thông thường là các loại tỉ lệ nêu ở Bảng 1

BẢNG 1. TỈ LỆ CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ


LOẠI PHÂN PHỨC HỢP ( TÍNH THEO TỈ TRỌNG N, P2O5, K2O)
N 1 1 1 1 1 1 1 1
P2O5 1 1 1.5 1.5 2.5 4 1 1
K2O 1 2.5 1 1.5 0 0 1 1.5

Phân phức hợp chia làm hai loại : phân trộn và phân hỗn hợp .
Phân hỗn hợp là loại phân điều chế bằng phản ứng hoả học giữa các chất đầu .
Chúng thường là phần đậm đặc hoặc phân siêu đậm đặc . Còn phần trộn được điều
chế bằng cách trộn cơ học các loại phân đơn .
Hiện nay , phân phức hợp được sử dụng tương đối rộng rãi , lên tới gần một nửa
nhu cầu phấn khoáng trên thế giới . Nguyên nhân là do phân phức hợp có hiệu quả
kinh tế cao hơn các loại phân đơn . Ngoài ra , phân phức hợp còn cung cấp cho đất
các nguyên tố dinh dưỡng được đồng đều hơn .
4.2.Phân loại
4.2.1. Phân hỗn hợp
Có nhiều loại phân hỗn hợp
- Loại đi từ axit photphoric : amonphôt , diamonphôt , nitriamonphôt , diamônitrophôt
, nitrôamonphotka , diamônitrophotka . .
- Loại đi từ sản phẩm của quá trình phân huỷ photphat bằng axit nitric : nitrophotka ,
nitrophút .
- Các loại phân hỗn hợp khác .
4.2.1.1 Phân amônphột
Phân amôn phối chính là muối amonhiđrophotphat, có lẫn một phân
armonmonohiđrôphotphat , sản phẩm của quá trình trung hoà axit photphoric bằng
amoniac . Ngoài ra , còn có các hợp chất khác như những muối không tan trong
nước : NH4 Fe(HPO4)2 , NH4Al(HPO4 )2 . . . Tỉ lệ giữa P2O5 và N trong amônphôt
tương đối phù hợp với các yêu cầu các nguyên tố dinh dưỡng của đất : P2O5/N =1/4.
Khi trung hòa axit photphoric bằng amonic, thực tế ta thu được 3 muối:

NH4H2PO4 { amôndihiđrophotphat }

H3PO4 + NH3 (NH4)2HPO4 { amônmonhiđrophotphat }

(NH4)3PO4 {amonphotphat }

Amonphotphat rất không bền , ở nhiệt độ gần 30°C bị phân huỷ tạo thành
amonmonohiđrophotphat và amoniac :
(NH4)3PO4 = (NH4)2HPO4 + NH3
Amonmonohiđrôphotphat tuy có bền hơn amonphotphat lại có tỉ lệ PON phù hợp
với nhu cầu của cây trồng hơn amondihirophotphat nhưng cũng là loại muối không
bền . Ở nhiệt độ gần 70°C , nó cũng bị phân huỷ thành amond hiđrophotphat và
amoniac :
(NH4)2HPO4 = (NH4)2HPO4 + + NH3
Amondihidrophotphạt là muối bên , là thành phần chủ yếu của phần amôn phốt
( khoảng 80 - 90 % ) . Phần còn lại là amonmonohiđrophotphat .
4.2.1.2.Nitrophôt và nitrophôtka
Nitrophôt là phân đạm - lân , nitrophotka là đạm - lân - kali . Chúng được điều
chế trên cơ sở xử lí dung dịch sản phẩm của phản ứng giữa quặng phosphat và axit
nitric . - Quá trình phân huỷ photphat bằng axit nitric
Đó là một quá trình phức tạp , được mô tả bằng phản ứng tổng quát :
Ca5F(PO4)3 + 10HNO3 = 3H3PO4 + 5Ca(NO3)2 + HF
Trong quá trình này , những tạp chất có trong quặng như cacbonat của canxi và
magie , oxit của sắt và nhôm , canxi florua cũng phản ứng với axit nitric tạo thành các
nitrat tương ứng :
(Ca,Mg)CO3 + 2HNO3 = ( Ca ,Mg )(NO3)2 + CO2 + H2O
CaF2 + 2 HNO3 = Ca(NO3)2 + 2HF
(Fe,Al)2O3 + 6HNO = 2(Fe,Al) (NO3)3 + 3H2O
Các oxit của sắt và nhôm cũng tác dụng với axit photphoric tạo thành trong phản
ứng chính , tạo ra các photphat không tan trong nước , làm mất P2O5:
(Fe,Al)2O3 + 2H3PO4 = 2(Fe,Al)PO4 + 3H2O
Axit HF hình thành trong phản ứng phân huỷ quặng tác dụng với SiO 2 có trong
quặng tạo thành H2SiF6 theo phương trình phản ứng :
6HF + SiO2 = H2SiF6+ 2H2O
Quá trình phân huỷ quặng ít phụ thuộc vào nồng độ axit . Người ta thường dùng
axit nitric 47 - 55 % với lượng dư khoảng 2 – 5 % so với yêu cầu của phản ứng .
Nhiệt độ tiến hành phản ứng thường trong khoảng 45 - 50°C
Do kết quả của phản ứng phân huỷ quặng photphat , ta thu được dung dịch axit
phôtphoric và canxi nitrat có các tạp chất gồm nitrat của sắt , nhồi và axit H2SiF6 .
Ngoài ra , còn có axit nitric tự do . Dung dịch này thường được gọi là phần chiết nitrat
.
4.2 . Phân trộn
Phân trộn được sản xuất bằng cách trộn cơ học các loại phân ( đơn hoặc hỗn hợp )
với nhau và với các bán sản phẩm Có hai phương pháp trồn : trốn khổ và trộn ướt .
4.2.1 . Công nghệ trộn phân khô
Bằng cách trộn , người ta sản xuất được các loại phân có tỉ lệ các chất dinh dưỡng
khác nhau , đáp ứng được các nhu cầu của cây trồng . Tuy nhiên , người ta không thể
trộn các loại phân bất kì với nhau vì giữa một số loại phân có thể xảy ra phản ứng hoá
học làm giảm chất làm thay đổi tính chất vật lí của phân , không có lợi cho cây trồng (
tăng độ hút ẩm , dễ vón cục . . . ) . Phần trộn phải bảo đảm các yêu cầu : nồng độ các
chất dinh dưỡng cao và giữ chủng đạt một tỉ lệ nhất định : đồng đều về thành phần
trong quá trình vận chuyển , tàng trữ trong kho , không bị phân lớp ; có tính chất vật
lý tốt .
Có nhiều phương pháp trộn , một troợng những phương pháp đó là trộn lẫn các
loại phân bột rồi tạo hạt . Ưu điểm của phương pháp này là trong mỗi hạt có đủ các
chất dinh dưỡng của phân trộn .
Phân bột các loại được trộn trong thiết bị trộn thùng quay , sau đó đưa sang thiết
bị tạo hạt kiểu thùng quay hay đĩa .
Ở một số nước , người ta dùng phương pháp trộn phân hạt . Nhược điểm của
phương pháp này là dần dần , phân bón bị phân lớp theo cỡ hạt ; hiện tượng này được
gọi là sự phân tụ hạt . Để khắc phục hiện tượng phân tụ , phải trộn các hạt cùng cỡ ;
ngoài ra phải hạn chế việc vận chuyển .
BẢNG 2. MỘT SỐ LOẠI PHÂN TRỘN PHỔ BIẾN
STT Cấu tử trộn Thành phần chất dinh dưỡng
(%)
N P2O5 K2O
1 NPK, Kali clorua 16 16 16
2 Urê, amônphôt 10 20 20
3 amônphôtnitrit 6 24 24
4 Phụ gia trung hòa, Suppephotphat kép 19.3 19.3 19.3

4.2.2 . Công nghệ trộn phân ướt


Trong phương pháp này , ngoài phân rắn , còn trộn cả các bạn sản phẩm lỏng
( axit , nước amoniac) . Trong quá trình trộn , giữa các cấu tử thường xảy ra các phản
ứng hoá học . Vì vậy , phân trộn theo phương pháp này được gọi là phần trộn – hỗn
hợp .
Theo phương pháp này , đồng thời với quá trình trộn , người ta còn cho thêm
amoniac khí hoặc amoniac nước để amôn hoá phân bón . Cả ba quá trình trộn âmôn
hoá và tạo hạt đều được thực hiện trong cùng một thiết bị âmôn hoá - tạo hạt kiểu
thùng quay . Để trung hoà amoniac dư , người ta dùng axit phôtphoric hoặc axit
sunfunc để đảm bảo pH của môi trường trong lúc trộn khoảng 5 – 6 .
Sau khi trộn , hỗn hợp được đưa vào máy sấy thùng quay , sấy đến độ ẩm khoảng
3 % , rồi làm lạnh , sàng . Loại lớn hơn 4mm được đem nghiền rồi đưa trở lại sàng .
4.3.Ví dụ phân phức hợp : Phân NPK
4.3.1.Tổng quan
Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Phân bón NPK thường được nhiều người sử
dụng bởi trong phân chứa đến 3 thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng: đạm (N),
lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...
NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3 nguyên tố dinh dưỡng
chính yếu cần bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng
và cho năng suất của cây trồng.
Chữ N nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Đạm.
Chữ P nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Lân.
Chữ K nhằn chỉ nguyên tố dinh dưỡng Kali
4.3.2Các thành phần trong phân bón NPK
Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh
dưỡng. Kết hợp N(đạm), P(lân),K(kali).
Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt,
sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…
Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…
Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp,
giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái,…
4.3.3.Quy trình sản xuất phân NPK
4.3.3.1.Giới thiệu các loại nguyên liệu cung cấp Đạm, Lân, Kali và hàm
lượng dinh dưỡng trong từng loại nguyên liệu của phân NPK
1. Nguyên liệu cung cấp Đạm trong sản xuất phân bón NPK
+ Đạm: Đạm Urê (46%N): Urea Hà Bắc, Urea Ninh Bình, Urea Phú Mỹ, Urea Cà
Mau, Urea Trung Quốc...
+ Đạm Amoni Sunphat (SA: 21%N; 23%S): Nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc
+ Đạm Amon Clorua (25%N): Nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc
+ Đạm Amon Nitorat (Đạm 2 lá: 34%N): Việc nhập khẩu Amoni Nitorat bị kiểm
soát chặt chẽ
2. Nguyên liệu cung cấp Lân trong sản xuất phân bón NPK
+ Lân nung chảy (15,5%P2O5hh, 24-32%SiO2): Lân nung chảy Văn Điển, Lân
nung chảy Ninh Bình, Lân Nung chảy Lào Cai, Lân nung chảy Lâm Thao.
+ Lân supe (16,5%P2O5hh): Supe Lân Lâm Thao, Supe Lân Long Thành, Supe
Lân Lào Cai
+ Supe Lân kép (40%P2O5hh): Supe lân kép Trung Quốc, Supe lân kép Đức
Giang
3. Nguyên liệu cung cấp Kali trong sản xuất phân bón NPK
+ Kali Clorua (60%K2O): Kali Liên Xô, Kali Belarus, Kali Israel, Kali Canada,
Kali Lào…
+ Kali Sunphat (52%K2O): Kali Sunphat Trung Quốc, Kali Sunphat Israel…
+ Kali Cacbonat (56%K2O): Kali Cacbonat Trung Quốc, Kali Cacbonat Đài Loan,
Kali Cacbonat Hàn Quốc…
4. Nguyên liệu cung cấp cả Đạm và Lân trong sản xuất phân bón NPK
+ Diamon Photphat (DAP): DAP Trung Quốc (18%N; 46%P2O5hh), DAP Đình
Vũ (16%N; 45%P2O5hh), DAP Lào Cai (16%N; 45%P2O5hh).
+ Mono Amon Photphat (MAP: 10%N; 50%P2O5hh): MAP Đức Giang, MAP
Trung Quốc...
5. Nguyên liệu cung cấp cả Đạm và Kali trong sản xuất phân bón NPK
+ Kali Nitorat (13%N; 46%K2O): Kali Nitorat Jordan; Kali Nitorat Hàn Quốc,
Kali Nitorat Trung Quốc…

4.3.3.2. Quy trình sản xuất phân bón NPK tối ưu


Phân bón NPK hỗn hợp là loại phân bón thu được bằng cách hỗn hợp các phân
bón thành phẩm với nhau. Khả năng sản xuất phân hỗn hợp rất rộng, vì nó có quan hệ
bất kì của các nguyên tốt dinh dưỡng và nó thoả mãn được những đòi hỏi khác nhau
của nông nghiệp.
Tuỳ thuộc vào dạng của các phân bón NPK hỗn hợp mà hàm lượng tổng của các
chất dinh dưỡng trong phân hỗn hợp có thể bị biến đổi trong một giới hạn rộng. Từ 25
- 30%, khi sử dụng dụng supe lân đơn và (NH4)3SO4; Tới 40% khi sử dụng supe lân
đơn và NH4NO3và lớn hơn nữa, bằng cách hỗn hợp supe lân kép, amôn phốt, urê, và
những phân bón giàu khác.
Ngoài những nguyên tố dinh dưỡng cơ bản (N+P+K), phân bón hỗn hợp có thể
chứa các nguyên tố vi lượng, chất hữu cơ, các chất trừ sâu, diệt nấm, trừ cỏ, các chất
kích thích sự phát triển của cây trồng và những chất khác nữa.
Để trung hoà lượng axit dư và cải thiện những tính chất lí học, khi chế tạo phân
hỗn hợp cần phải thêm vào các chất phụ gia (các chất độn): Bột xương, bột
phôtphorit, đá vôi, đôlômit và những chất khác.
Phân hỗn hợp được sản xuất theo 3 loại:
1) Phân bón hỗn hợp dạng bột, là sản phẩm hỗn hợp cơ học của các phân đơn
dạng bột.
2) Phân hỗn hợp dạng hạt, là sản phẩm hỗn hợp cơ học của các phân đơn dạng
hạt, hoặc là sản phẩm hỗn hợp cơ học của các phân đơn dạng bột sau đó đem ve viên
tạo hạt.
3) Phân hỗn hợp phức hợp dạng hạt. Loại phân này thu được bằng cách hỗn hợp
các phân đơn dạng bột cùng với việc đưa vào quá trình các chất phản ứng lỏng:
NH4NO3 dung dịch hoặc chảy lỏng, HNO3, H2SO4, H3PO4 và đồng thời cả NH3 khí.
Thực chất của việc thu được loại phân hỗn hợp này là kết hợp giữa hai quá trình vật lý
và hoá học. Những phân hỗn hợp như thế về thực chất là ít khác với phân bón phức
hợp. Do đó, người ta gọi chúng là phân hỗn hợp-phức hợp
Quy trình sản suất

Thuyết minh quy trình:


Để thu được phân hỗn hợp tốt thì các cấu tử ban đầu phải khô và tơi. Nếu không
khô và tơi cần phải phơi và nghiền chúng trước khi hỗn hợp. Ngoài ra các Hỗn hợp
các phân đơn cùng với việc chế biến hoá học Amôn hoá bằng NH 3 khí hoặc bằng các
Amôniac lỏng (những dung dịch NH4NO3 ; (NH2)2CO; Ca(NO3)2 và các hỗn hợp của
chúng trong amôniac lỏng hoặc trong nước amôniac đậm đặc). Bằng cách đưa axit và
các vật liệu trung hoà chúng vào hỗn hợp. Đưa vào các dung dịch và các chất lỏng
thay thế nước trong quá trình tạo hạt.
Để có tất cả các yếu tố thuật lợi trong sản xuất phân bón npk như trên thì đòi hỏi
nhà máy phải có một quy trình sản xuất phân bón npk tốt và phù hợp với từng loại
phân cụ thể
Khi hỗn hợp các cấu tử và tạo hạt sẽ xảy ra các phản ứng hoá học và các hạt sản
phẩm thu được sẽ bền, chắc và đồng nhất hơn. Mặc khác việc sấy khô hạt là do nhiệt
của phản ứng hoá học xảy ra.
Khi sản xuất phân hỗn hợp dạng hạt có bổ sung nước, các dung dịch muối, axit
hoặc amôn hoá, tạo hạt được kết hợp trong cùng một thiết bị làm liên tục. Thời gian
lưu lại của vật liệu trong thiết bị khoảng 10 phút.
Do sự toả nhiệt của các phản ứng mà nhiệt độ trong quá trình hỗn hợp nâng lên 70
- 80OC làm bốc hơi ẩm. Tuy nhiên đa số trường hợp cần phải sấy khô thêm phần hỗn
hợp đã tạo hạt bằng khí lò trong máy sấy theo phương thức xuôi chiều đến độ ẩm nhỏ
hơn 3%. Sản phẩm đã sấy khô được làm lạnh bằng lạnh bằng không khí và sàng phân
loại, phần hạt lớn được nghiền rồi quay lại sàng, phần hạt trung bình được lấy làm sản
phẩm, còn hạt nhỏ tuần hoàn trở lại thiết bị hỗn hợp ở dạng sản phẩm tuần hoàn.
Lượng sản phẩm tuần hoàn phụ thuộc vào lệnh sản xuất và đặc trưng của các vật liệu
ban đầu (thường nằm trong giới hạn 0,1-1 phần khối lượng của phần thành phẩm). Có
thể hiệu chỉnh nhiệt độ của hỗn hợp và quan hệ của pha rắn, lỏng trong hỗn hợp bằng
sản phẩm tuần hoàn.
Khi sản xuất phân hỗn hợp dạng hạt có hàm lượng đạm cao thì một lượng đạm
nhất định bị tổn thất khi amôn hoá, sấy khô và ở các giai đoạn khác. Tổn thất được hạ
thấp khi phòng ngừa được sự tạo thành những hạt lớn và hiệu chỉnh nhiệt độ bằng
cách đưa vào sản phẩm tuần hoàn hoặc bằng các biện pháp khác. Quá trình sản xuất
phân hỗn hợp dạng hạt sẽ dễ dàng nếu như vật liệu ban đầu có kích thước gần bằng
với kích thước đã chọn của hạt. Khi ấy, hạt có độ bền lớn hơn và tiêu hao hơi nước
hoặc axit khi tạo hạt sẽ giảm.
Phân hỗn hợp phức hợp những cấu tử có quan hệ các chất dinh dưỡng quy định.
Quá trình hỗn hợp và tác dụng của các cấu tử được tiến hành trong các thiết bị tạo
hạt . Tuỳ thuộc vào thành phần đã chọn của phân bón mà cung cấp vào thiết bị tạo hạt
những cấu tử sau đây: Phân Kali, đạm, lân và sản phẩm tuần hoàn từ phễu chứa . Qua
cân định lượng và băng tải đến máy tạo hạt.
Để cho việc tạo hạt tốt, hơi nước cung cấp vào được phun thành bụi nhờ vào
không khí nén. Trong thiết bị tạo hạt, nước đưa vào bị bốc hơi đến 30-35% do nhiệt
của phản ứng. Sản phẩm hạt thu được qua băng tải vào máy sấy thùng quay . Tại đây
được sấy khô đến độ ẩm cuối cùng 1% (độ ẩm ban đầu 4 - 5%). Việc sấy khô được
thực hiện bằng khí lò đốt có nhiệt độ khoảng 200OC; nhiệt độ của hạt ra khỏi máy sấy
là 70-80OC, Sản phẩm khô được làm lạnh đến 30 - 40O C trong thiết bị làm lạnh
thùng quay và phân loại trên lưới lọc hạt . Hạt to được nghiền ở máy nghiền (+ phần
hạt nhỏ được tuần hoàn lại thiết bị tạo hạt. Phần hạt là thành phẩm có kích thước 1 -
3mm được chuyển đến thùng điều tiết , ở đây nó được tẩm dầu và xoa (đánh bóng hạt
và nâng cao tính chất cơ lý của hạt). Sản phẩm được bảo quản bằng bao gói.
4.3.3.3.Mô tả quy trình công nghệ sản xuất NPK Tháp Cao Agrilong “CÔNG TY
TNHH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT
PHÂN BÓN VFS”
Dây chuyền sản xuất phân bón Tháp cao của "CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU
VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN BÓN VFS" là dây
chuyền sản xuất phân bón tạo hạt bằng công nghệ Tháp Cao đầu tiên tại VN.
4.3.3.3.1.Giới thiệu về công nghệ tháp cao VFS
Công nghệ sản xuất NPK Tháp Cao là công nghệ sản xuất phân bón hiện đại nhất
hiện nay. Được ứng dụng SX ở nhiều nước trên thế giới. "CÔNG TY TNHH
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN
BÓN VFS" Là đơn vị đầu tiên trong nước làm chủ được công nghệ này. Đầu năm
2016 Agrilong đã chính thức đưa Nhà máy NPK Tháp cao VFS Công nghệ Châu Âu
đi vào hoạt động sản xuất phục vụ thị trường trong nước và các nước trong khu vực
Đông Nam Á từ đó giảm thiểu lượng phân NPK Tháp cao nhập khẩu từ nước ngoài
vào VN. Giảm chi phí cho bà con nông Dân trong cả nước.
4.3.3.3.2.Mô tả quy trình công nghệ sản xuất NPK Tháp Cao VFS
Thuyết minh quy trình
Các nguyên tố trung vi lượng được bổ sung, từ hệ thống cơ cấu định lượng tự
động chuyển xuống máy trộn, các nguyên liệu sau khi được trộn đều được vận
chuyển trên cơ cấu dẫn liệu bằng gầu tải liệu lên đỉnh tháp và nạp vào thùng phản
ứng tank nóng chảy nguyên liệu (1), (2), (3), (4) thông qua hệ thống cân định lượng
băng tải liệu tự động trên tháp, tại đây các nguyên liệu được đun nóng và duy trì ổn
định ở nhiệt độ nhất định, nguyên liệu chính là Urea nóng chảy hòa trộn với các
nguyên liệu khác thành một khối dung dịch gần như đồng nhất.
Sau khi khối dung dịch có độ đồng đều nhất định sẽ được xả xuống Đầu Phun tạo
Hạt, các hạt dung dịch được bắn ra được rơi tự do trong không khí Trong thân tháp.
Hệ thống tháp được thổi một luồng gió lạnh với tốc độ cực mạnh từ dưới lên nhằm
giảm tốc độ rơi của hạt và cũng làm cho hạt khô hơn, các hạt khô và tròn dần được
rơi xuống chân tháp và được thu hồi vận chuyển tới hệ thống sàng phân ly phân loại
sản phẩm, các hạt không đạt yêu cầu và kích thước được tuần hoàn trở lại, các hạt đạt
yêu cầu được chuyển đến hệ thống máy phun bao màng chống vón cục phân bón, sau
đó hạt hoàn thiện được đưa về hệ thống đóng bao thành phẩm xuất bán ra thị trường.
Sản phẩm có hình thức tròn, bóng đẹp, đồng đều, có hàm lượng dinh dưỡng
cao (đặc biệt là đạm), ổn định và tan hoàn toàn.Phân NPK được sản xuất theo công
nghệ tháp cao có thành phần, tỷ lệ cân đối, các công thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của tất cả các loại cây trồng ớ các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và
điều kiện canh tác khác nhau.
Ưu điểm của sản phẩm: Sản phẩm có hình thức tròn, bóng đẹp, đồng đều, có
hàm lượng dinh dưỡng cao (đặc biệt là đạm) giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân
công. Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm có độ ổn định rất cao.

Nhược điểm của sản phẩm: Các dòng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ và
nguyên liệu, vì vậy hạn chế cho việc đa dạng hóa các công thức sản phẩm. Không
thể sản xuất các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Hình 1: Băng chuyền

Hình 2.Máy tạo hạt ly tâm( đầu phun tạo hạt)

Hình 3. Máy tính điều khiển quy trình


Hình 4. Ảnh sản phẩm phần NPK bằng công nghệ sản xuất NPK Tháp Cao Agrilong

4.3.4. Tính chất đối kháng và không đối kháng của các phân bón đơn trong
thành phần nguyên liệu NPK.
4.3.4.1.Tính đối kháng và không đối kháng:
Khi chế tạo phân hỗn hợp, một số muối ban đầu và những sản phẩm khác không
thể trộn lẫn với nhau được. Bởi vì, có thể xảy ra những quá trình hoá học không mong
muốn. Kết quả của những quá trình hoá học ấy sẽ làm tổn thất các chất dinh dưỡng
(bay hơi hoặc thoái giảm thành dạng không hiệu quả) và làm cho tính chất lý học của
sản phẩm bị xấu đi. Những hiện tượng gây nên như thế được gọi là tính đối kháng.
Ngược lại điều đó, chúng có thể hỗn hợp với nhau mà không nảy sinh quá trình phụ
có hại gọi là tính không đối kháng của các phân bón.
VD: Khi hỗn hợp Super lân với NH4NO3:
2NH4NO3 + Ca(H2PO4)2 = 2NH4H2PO4+ Ca(NO3)2
NH4NO3 + H3PO4 = NH4H2PO4 + HNO3
Do những phản ứng xảy ra đó mà bị tổn thất hàm lượng dinh dưỡng (ở dạng hơi
HNO3 hoặc các Oxit nitơ) và tính chất lí học bị xấu hơn các cấu tử ban đầu (vì xuất
hiện Ca(NO3)2 dễ hút ẩm). Việc tạo thành HNO3 có thể ngăn ngừa được bằng cách
đưa vào hỗn hợp các chất phụ gia trung hoà hoặc amôn hoá bằng NH3 khi đó loại bỏ
được khả năng tổn thất nitơ. Đồng thời nhờ vào việc chuyển một bộ phận mônôcanxi
phốt phát thành đicanxiphôtphat và một phần nước ở dạng ẩm tự do bị liên kết thành
dạng kết tinh làm cho cho tính chất lí học của sản phẩm trở nên tốt hơn và hàm lượng
P2O5 tan trong nước bị giảm do việc tăng hàm lượng P 2O5 tan trong xitrat (axit xitric
2%).
Để giảm sự thoái giảm P2O5, có thể bổ xung một lượng nhỏ các muối Mg và Fe
hoà tan vào phân hỗn hợp chứa supe lân trước khi amôn hoá, Amôn hoá tới pH = 7 ta
được sản phẩm không có sự thoái giảm P 2O5 và đồng thời thu được sản phẩm chứa
5% Nitơ.
Trong một số trường hợp khi hỗn hợp có thể thu được sản phẩm có tính chất lí học
tốt hơn so với các cấu tử ban đầu.
VD: Khi hỗn hợp supe lân với (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ca(H2PO4)2H2O + H2O = 2NH4H2PO4 + CaSO4.2H2O
Từ những phản ứng trên ta có nhận xét: Ta sẽ thu được sản phẩm khô ráo và đóng
rắn do sự tạo thành CaSO 4.2H2O (thạch cao) có độ hút ẩm nhỏ. Nhưng để loại trừ khả
năng kết khối của nó phải nghiền và bảo quản một thời gian dài để phản ứng kết thúc.
Những phân bón hỗn hợp có tính chất lí học tốt, độ hút ẩm nhỏ, không bị kết khối khi
bảo quản, thu được bằng cách trộn amôn phôtphát, KCl với Supe lân, (NH 4)2SO4. Khi
hỗn hợp chúng với NH4NO3 hoặc Urê sẽ thu được sản phẩm có độ tơi xốp, nhưng bảo
quản trong không khí ẩm tính lí hoá bị xấu đi.
Để giải quyết những vấn đề về khả năng hỗn hợp loại phân bón này với loại phân
bón kia; người ta đã đưa ra biểu đồ chỉ dẫn sự khác nhau của việc hỗn hợp các phân
bón dựa trên những giải thuyết lí thuyết và các số liệu thực hiện. Tuy nhiên tính đối
kháng của các phân bón chưa được nghiên cứu đầy đủ.
4.3.5.Phụ gia
Chú ý - Nên sử dụng chất phụ gia để ngăn ngừa phân bón khỏi bị vón cục:
Hiện tượng vón cục vủa phân khoáng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của phân,
gây khó khăn cho việc bảo quản, vận chuyển và bón vào đất. Những yếu tố ảnh hưởng
đến vón cục là: Độ ẩm, của không khí, tính hút ẩm của phân bón, độ hoà tan, thành
phần hoá học và độ bền cơ học của hạt, thời gian bảo quản và điều kiện khí hậu.
Để làm giảm hoặc ngăn cản hiện tượng vón cục thì phải sấy triệt để hơn, dùng bao
bì chống ẩm và dùng chất phụ gia. Các chất phụ gia sử dụng được chia làm 3 loại.
1) Các chất hoạt động bề mặt, làm thay đổi tính hút ẩm và các tính chất bề mặt
khác của hạt phân bón.
2) Các chất phụ gia thêm vào trước kết tinh hoặc tạo hạt làm thay đổi cấu tạo vật lí
và tính chất của hạt trong quá trình tạo hạt (thường là các muối vô cơ).
3) Các chất hữu cơ và vô cơ trơ, làm ngăn cách hạt không cho chúng tiếp xúc với
nhau.
Trong số các chất phụ gia hoạt động bề mặt thường dùng là: Những Sunfonat của
những dẫn xuất naflen và ben zen
(VD: Đôđexyl Benzen Sunfonat: HO3S-C6H5(CH2)11CH3)
Nhược điểm: dùng dưới dung dịch loãng nên phải thêm bột trơ để hấp phụ độ ẩm.
Người ta còn dùng các amin béo và muối của chúng, có hiệu quả cao, nhưng làm bẩn
môi trường.
Chống vón cục bằng các muối vô cơ trước khi tạo hạt và kết tinh: Các muối của
kim loại đa hoá trị như nhôm, sắt, canxi...
Các chất hoạt động bề mặt có giá thành cao, nên người ta thường dùng một lượng
rất nhỏ (0,2-0,1%) so với lượng phân.
Những chất phụ gia hữu cơ và vô cơ thường dùng là: CaCO 3, cao lanh, Pôliolêfin,
Closilan.
Có thể dùng chất VHCKK2000 (do Viện hoá học Việt Nam sản xuất - chất này
hiện nhà máy đạm Hà Bắc đang dùng để bọc đạm Ure để chống phân huỷ, chống vón
cục và tạo độ bóng cho hạt) hoặc Tamin để làm lớp bọc bảo vệ hạt phân bón và làm
hạt phân bóng, đẹp.
4.3.6. Một số sản phẩm NPK trên thị trường hiện nay.

Hình 5. Phân NPK-S 5.10.3-8


Tác dụng: Là loại phân NPK dùng bón lót cho nhiều loại cây,
trên mọi loại đất, giúp cây trồng sử dụng đồng thời một lúc nhiều
chất dinh dưỡng: đạm, lân, kali, lưu huỳnh..........
Cách sử dụng:
Lúa:                             15 – 20 kg/sào BB
Ngô:                            20  - 25 kg/sào BB
Lạc, đậu tương:           15 – 17 kg/sào BB
Chè (trà):                     35 – 40 kg/sào BB
Sắn (mỳ):                     30 – 40 kg/sào BB
Cây ăn quả:                 1 – 2 kg/cây
Và một số loại cây trồng khác
Hình 6. Phân NPK-S 10.5.5-3

Tác dụng: Là loại phân NPK dùng bón thúc cho nhiều loại cây,

trên mọi loại đất, giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, tạo năng

suất cho cây trồng.

Cách sử dụng:

Lúa (đẻ nhánh): 6 - 8kg/sào BB

Ngô (6-7lá): 8 - 10kg/sào BB

Chè (trà): 30 - 40kg/sào/năm

Cây rau màu: 15 - 20kg/sào BB

Và một số cây trồng khác.

Hình 7. Phân NPK 12.8.12+TE Hình 8. Phân NPK -S9.6.3+TE


4.3.7.Lợi ích của phân NPK đối với cây trồng
Phân NPK bổ sung chất dinh dưỡng cho cây: Như đã nói, với hàm lượng dinh
dưỡng được tính toán tỉ mỉ và chi tiết nên phân NPK có khả năng bổ sung chất dinh
dưỡng một cách toàn diện để cây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao
nhất.
Phân NPK kích thích cây ra lá, hoa, quả: Phân NPK không chỉ giúp cây phát triển
xanh tốt mà còn có tác dụng kích thích cây ra lá, hoa, quả như ý muốn. Tùy loại cây,
tùy mục đích mà chọn phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Chẳng hạn, để
kích thích cây ra quả nhiều, quả ngon ngọt và có màu sắc bắt mắt, bạn có thể chọn
phân NPK có hàm lượng K cao.
Phân NPK tăng sức đề kháng cho cây: Phân NPK còn là giải pháp tăng sức đề
kháng cho cây, giúp cây có thể chống chọi lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay tình
trạng côn trùng, sâu bọ phá hoại tràn lan, từ đó, hạn chế tình trạng cây còi cọc, yếu ớt,
không cho năng suất cao.
Phân NPK cải thiện độ phì nhiêu của đất: Với điều kiện đất nông nghiệp ít, chỉ
0,1 ha/người, bằng 2/5 diện tích tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực nên việc
thâm canh và tăng vụ là điều hoàn toàn dễ chịu. Tuy nhiên, việc thâm canh và tăng vụ
có thể khiến đất trồng bị bạc màu, không còn dinh dưỡng, dẫn đến năng suất không
cao. Lúc này, bón phân NPK sẽ giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, mang đến sự thuận lợi
trong quá trình canh tác cũng như cải thiện năng suất cây trồng.

Xu hướng mở rộng phát triển sản xuất phân bón NPK


Tăng cường sản xuất phân bón hỗn hợp và đa dạng hóa các chủng loại phân bón
này. Các số liệu thống kê tình hình sản xuất và sử dụng phân bón cho thấy ở các nước
công nghiệp phát triển phân hỗn hợp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số phân bón
được sản xuất và sử dụng trong nông nghiệp.
Đa dạng hóa trong chủng loại phân bón. Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loại
phân bón khác nhau chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi tượng,
ở thể rắn hoặc lỏng, ở dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp với tỷ tệ các chất dinh
dưỡng khác nhau, trên nền lân tan trong nước ở các mức độ khác nhau.
4.3.8.Cách bón phân NPK đúng cách mang lại hiệu quả cao.
a) Cách bón phân NPK đúng cách đó chính là bón đúng loại
Mỗi loại phân bón NPK trong dòng phân bón NPK đều có công thức khác nhau,
với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau. Do đó, việc sử dụng đúng loại
phân bón NPk mà cây trồng yêu cầu cũng như phù hợp với cấu trúc của từng loại đất.
Cho nên, Bà con cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây cần loại phân bón NPK
loại gì, tỷ lệ như thế nào, lượng phân bón ra sao theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát
triển của cây trên loại đất trồng gì.
Ở mỗi loại cây trồng như cây công nghiệp hay cây lương thực, cây ăn trái thì nhu
cầu dinh dưỡng của chúng sẽ khác nhau, và phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng
cũng như phát triển. Chẳng hạn, nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau
ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Cùng trong giai đoạn sinh trưởng có loại cây
cần nhiều kali hơn đạm, nhưng ngược lại có loại cây cần nhiều đạm hơn kali. Do đó,
có thể thấy rằng, nếu Bà con bón đúng loại phân mà cây trồng cần mới có thể phát
huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây trồng yêu cầu phân bón gì, Bà con sẽ
bón phân đó.
Trong quá trình canh tác và chăm sóc cây trồng, nếu Bà con hiểu được đặc tính
sinh trưởng của cây trồng, và nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của
cây, bón phân bón NPK đúng cách, không những đáp ứng được yêu cầu phát triển của
cây mà còn giữ được sự ổn định của môi trường đất. Bởi mỗi thành phần trong phân
NPK sinh học đều thực hiện các chức năng khác nhau, nếu bón không đúng, Bà con
sẽ không nhận được kết quả như mong muốn mà còn gây hại cho cây trồng.
b) Cách bón phân NPK đúng cách đó chính là bón đúng liều
Bên cạnh việc bón đúng loại phân bón NPK, thì Bà con cần bón đúng liều lượng
mới mang lại kết quả cho quá trình chăm sóc cây trồng.
Với từng loại cây trồng liều dùng phân bón NPK đều được ghi trên nhãn mác bao
bì hướng dẫn của sản phẩm. Để sử dụng đúng liều lượng cũng như tiết kiệm được một
khoản chi phí, tránh lãng phí, và đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, Bà
con cũng nên kết hợp quan sát trạng thái hiện tại của cây cũng như đất trồng, thời tiết
lẫn vụ mùa để có sự điều chỉnh lượng phân bón NPK 30-9-9 sinh học phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, vào giai đoạn cây đang ra bông, đậu trái và nuôi trái, cần nhiều dinh
dưỡng, Bà con có thể điều tăng lượng phân bón NPK nhỉnh hơn theo thực trạng hiện
tại của cây trồng cũng như tính chất đặc thù của thổ nhưỡng.
c) Cách bón phân NPK đúng cách đó chính là bón đúng lúc
Bón phân NPK đúng lúc, Bà con có thể hiểu là bón đúng lượng phân bón, đúng
loại phân bón, bón đúng giai đoạn thích hợp mà cây trồng đang thực sự cần. Trong
suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, cây trồng luôn luôn có nhu cầu về các
chất dinh dưỡng cho việc duy trì sự sống cũng như phát triển. Chính vì thế, Bà con
không nên tập trung bón phân NPK trong cùng một lúc mà càn chia ra bón nhiều lần,
theo quy trình và bón theo từng giai đoạn phát triển của cây. Đồng thời kết hợp bón
phân hữu cơ sinh học, bởi công dụng của phân bón hữu cơ sinh học ngoài bổ sung
những dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng, còn thực hiện chức năng cải tạo đất, cân
bằng độ pH, và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nếu Bà con chỉ thực hiện bón phân NPK tập trung trong 1 thời điểm với số lượng
nhiều sẽ gây ra tình trạng lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, sai nguyên tắc, mà còn
có thể tạo môi trường xấu khiến cây trồng dễ bị nhiễm bệnh và chất lượng nông sản
không được đánh giá cao.
d) Cách bón phân NPK đúng cách đó chính là bón đúng cách.
heo Bà con, bón phân NPK đúng cách nghĩa là gì? Bón phân NPK như thế nào để
mang lại hiệu quả cho cây trồng?
Vậy thì Phân bón Hợp Lực sẽ hướng dẫn Bà con những yêu cầu cần thiết để có được
cách bón phân NPK đúng cách như sau:
 Một là: Bà con cần bón phân NPK sao cho cây trồng có thể hấp thu hiệu quả nhất
lượng phân bón vào, nghĩa là Bà con cần bón khi cây đang thực sự khỏe mạnh, và
bộ rễ của chúng có thể thực hiện được tốt chức năng hấp thu chất dinh dưỡng từ
môi trường đất.
 Hai là: Khi Bà con đã xác định được loại phân bón NPK cần thiết cho cây trong
từng giai đoạn trong dòng phân bón NPK sinh học, thì yếu tố thời điểm dùng
cũng như cách dùng cũng góp phần quyết định vào hiệu quả hấp thu và sử dụng
chất dinh dưỡng của cây trồng.
 Ba là: Trong trường hợp bộ rễ của cây trồng bị tổn thương, và hoạt động không
hiệu quả, thì Bà con nên chọn giải pháp khác, thay vì sử dụng phân bón gốc NPK
sinh học, sẽ gây ảnh hưởng đến việc phục hồi cây cũng như gây lãng phí và tổn
thất kinh tế.
 Bốn là: Bà con cần chú ý quan sát điều kiện thời tiết để bón phân NPK, với tiết
trời nắng nóng gay gắt, khi bón phân Bà con cần tưới nước ngay khi bón, giúp
phân không bị bốc hơi chất dinh dưỡng. Nếu trời mưa quá to, và kéo dài, Bà con
cũng không nên bón phân NPK bởi chúng sẽ bị rửa trôi, như vậy, cây sẽ không
được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết đúng như định lượng ban đầu.
 Năm là: trong hướng dẫn sử dụng phân bón NPK sinh học do Công ty Phân bón
Hợp Lực nhập khẩu và đóng gói có hướng dẫn cụ thể, khuyến nghị Bà con khi sử
dụng phân bón NPK sinh học bón cho cây trồng hãy đào rãnh và bón vòng theo
hình chiếu của tán cây, cách gốc ⅔ hình chiếu tán cây. Như vậy, bộ rễ của cây sẽ
có thể hấp thu dinh dưỡng từ nguồn phân bón NPK cung cấp một cách hiệu quả
và không bị thất thoát.
Với cách bón phân NPK đúng cách theo hướng dẫn của Phân bón Hợp Lực, Bà con sẽ
giảm được chi phí đầu tư vào cho việc sản xuất hàng nông sản một cách triệt để.
Không những vậy, khi thực hiện đúng 4 nguyên tắc trên, Bà con còn hỗ trợ, làm tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm và đặc biệt đó chính là không gây ô nhiễm môi
trường, không cản trở các vi sinh vật có lợi hoạt động và phát triển.
4.3.9.Cách bảo quản phân NPK
 Chống lẫn lộn: tránh trộn lẫn các loại phân lại với nhau, đánh dấu các loại phân
để tránh nhầm lẫn
 Chống ẩm: để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc
nền xi măng (tốt nhất nên đặt trên giá gỗ cách mặt đất). Cách bảo quản phân bón
là trong chum, vại sành hoặc bao nilong được buộc kín
 Chống axit: Các loại phân có tính axit nên chọn các vật liệu sử dụng, bảo quản có
tính chống axit hoặc phải rửa sạch sau khi sử dụng loại phân có tính này.
 Chống nóng: một số loại phân gặp nóng sẽ xảy ra hiện tượng gây nổ nên không
được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời nên bảo quản nơi
thoáng mát.
4.3.10. Tác hại của phân NPK đối với sức khỏe con người.
Nguyên nhân gây ung thư, cách công trình nghiên cứu, các biện pháp phòng ung thư...
thì bao la trên mạng rồi! Muốn tìm hiểu thì hỏi ông Google!
Từ những số liệu, dữ liệu phân tích giúp tôi nghi ngờ nhất là thằng phân hoá học, cụ
thể là phân đạm Nitơ ( NPK)!
- Đạm hoá học khi cho vào đất sẽ được cây hấp thụ nhanh và tồn tại trong cây, lá,
hạt ở dưới dạng Nitrat ( cái này cả công trình khoa học mà các TS mới hiểu hết). Lá
xanh mởn, mập do tích nước là biểu hiện, kiểm tra bằng máy phân tích sẽ thấy hàm
lượng Nitrat cao gấp hàng trăm lần so cây không dùng NPK. Nó tồn tại trong thân,
lá ... nên rữa, ngâm, nấu chín sẽ không có ý nghĩa. Nitrat khi cơ thể sử dụng vào sẽ
đi vào tế bào, vào máu.. nó làm cho các tb máu trở nên khô, cứng -> việc lưu thông
máu khó khăn hơn, Oxy máu sẽ giãm xuống... -> đây là tiền đề cho các loại bệnh và
bệnh ung thư phát triển ( tế bào ung thư trong cơ thể ai củng có cả).
- Cách đây mấy chục năm về trước, người ta chưa sx ra được phân hoá học Nitơ.
Cây sống tốt là nhờ nước và phân chuồng, nên thực phẩm khi đó là hữu cơ, sạch->
con người không sài thuốc vẩn sống khoẻ đến già và chết!
- Hiện tại trên thế giới nguồn nguyên liệu sx ra phân có NiTơ chủ yếu nằm trong tay
các tập đoàn lớn, Trung Quốc là nước có nhiều nhất, ở VN chỉ có các tập đoàn nhà
nước mới chiếm phần lớn thị phần, tư nhân nhập hàng thôi... lợi nhuận khổng lồ, gần
như 100% sx lúa có sử dụng, các loại cây trồng khác ít phải trên 50%, nếu mà chỉ cần
tập trung nghiên cứu, chứng minh nó lòi ra thì ai thiệt đây? Ai chết kệ, túi ông đầy là
được!
- Vì sao các nước tiên tiến, Tây âu, Mỹ nó cấm sữ sụng phân hoá học ( NPK) ,
khuyết khích dùng phân hữu cơ, tài trợ phân hữu cơ cho dân sài rẻ? Trong khi VN vẩn
nhập ầm ầm, mấy ông đấu đá tranh giành nhau, đập chết mấy thằng tư nhân muốn
ngúc đầu lên giành thị phần? …
Hạn chế tiếp xúc với phân hóa học dù ít hay nhiêu nó đều có tác động tiêu cực
với con người , Khi tiếp xúc cần có những vật dùng bảo hộ cần thiết để bảo vệ sức
khỏe chính mình.

You might also like