You are on page 1of 8

1

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA HỌC
NĂM HỌC 2018-2019

1. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình loại bỏ sắt trong nước giếng tại khu vực Thuận An,
tỉnh Bình Dương bằng phương pháp keo tụ.
2. Mã số: (do cán bộ quản lý ghi)

3. Loại hình nghiên cứu:  Cơ bản  Ứng dụng  Triển khai

4. Lĩnh vực nghiên cứu:

 Khoa học Xã hội và Nhân văn  Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
 Kinh tế  Khoa học Tự nhiên
 Khoa học Giáo dục

5. Thời gian thực hiện: ......6 tháng


Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019

6. Đơn vị quản lý về chuyên môn:


Khoa: Khoa học Tự nhiên Bộ môn: Hóa học

7. Giáo viên hướng dẫn:


Họ và tên: Phạm Đình Dũ Học vị: Thạc sĩ
2

Đơn vị công tác (Khoa, Phòng): Khoa Khoa học Tự nhiên


Địa chỉ nhà riêng:
Điện thoại nhà riêng:
Di động: 0979665444 E-mail: dupd@tdmu.edu.vn

8. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:

Các thành viên tham gia đề tài (không quá 04 sinh viên):

TT Họ và tên Lớp, Khóa Chữ ký

Nguyễn Thị Thanh Trúc D17HH02


1
Trần Bữu Nghi D17HH02
2

9. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài:
- Thực trạng: Nguồn nước sạch thật sự rất cần thiết đối với tất cả mọi người. Đã có
nhiều giải pháp được đưa ra để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm do nhiễm phèn, nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là
nguồn nước giếng mà người dân thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, các phương pháp
truyền thống như khử nước bằng vôi, tro bếp , …mà người dân đã sử dụng vẫn chưa
làm sạch triệt để nguồn nước hơn nữa các phương pháp này lại mang đến những nguy
hại không ngờ đến sức khỏe của người sử dụng. Nế u sử du ̣ng nguồ n nước bi ̣nhiễm
phèn lâu ngày sẽ gây di ̣ứng da, gây ung thư và dẫn đế n tử vong. Bên ca ̣nh đó, các vâ ̣t
chứa nước sẽ bi ̣ố vàng do màu của phèn sắ t gây ra, không làm sa ̣ch đươ ̣c.

- Các đề tài và tài liệu nghiên cứu có liên quan:

+ Trước đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành với mong muốn
giải quyết vấn đề nguồn nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương. Có thể kể đến các đề tài như: “Nghiên cứu quy trình xác định PO43- trong nước
3

giếng tại khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương bằng phương pháp quang”, và “Phân
tích, đánh giá hàm lượng sắt và mangan trong nước giếng tại khu vực Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương”. Với trang thiết bị hiện đại, sự sáng tạo và kiên trì, những người thực
hiện các công trình nghiên cứu trên đã đạt được mục tiêu đề ra và đã góp phần giải
quyết nguồn nước sạch cho người dân.

+ Tài liệu tham khảo về đặc trưng của hệ keo:

̣
. Tiế n si ̃ Nguyễn Thi Thu nêu rõ ” dung dich
̣ keo không bề n, không lo ̣t
qua màng bán thấ m nên có thể làm sa ̣ch khỏi các chấ t tan tinh thể .” , và
“điều kiện hình thành dung dịch keo là một chất không tan hoặc ít tan
trong một chất khác, ví dụ : Fe(OH)3 không tan trong Na2SO4 .”

+ Tài liệu tham khảo về cách điều chế và tinh chế dung dịch keo:

. Nguyễn Tuyên ( 2015, tr. 16-19) đã nêu lên các phương pháp điều chế
và tinh chế dung dịch keo: “ Có hai phương pháp chính để điều chế
dung dịch keo, đó là phương pháp ngưng kết và phương pháp phân
tán.”, “ Các phương pháp tinh chế dung dịch keo là: phương pháp thẩm
tích, phương pháp điện thẩm tích và phương pháp siêu lọc.”

- Từ các tài liệu đã tham khảo ở trên, có thể thấy rằng phương pháp keo tụ là phương
pháp rất thích hợp để loại bỏ sắt trong nước giếng nhằm giải quyết nỗi lo của người
dân về vấn đề nguồn nước sinh hoạt. Bởi vì, đây là một phương pháp khá đơn giản, dễ
thực hiện và tiết kiệm thời gian.

- Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp keo tụ sắt với mong muốn có thể loại bỏ
triệt để kim loại sắt khỏi nước giếng. Bởi vì, sắt tồn tại trong nước giếng dưới dạng hợp
chất (còn gọi là phèn sắt, có công thức hóa học là: Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O
(n = 1 – 6) sẽ làm cho nước có màu vàng nâu. Khi đó, nước bị nhiễm phèn sẽ có mùi
tanh, vị chua, các vật dụng dùng để chứa nước sẽ bị hoen ố, nếu dùng để nấu ăn thì lâu
4

ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về da và dị ứng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho
nguồn nước giếng của người dân ở khu vực Thuận An, tỉnh Bình Dương bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Phương pháp keo tụ sẽ làm cho phèn sắt trong nước ngưng kết tạo thành
các hạt keo và lắng xuống đáy vật chứa. Khi đó, ta có thể dễ dàng loại bỏ các hạt keo
bằng cách lọc.

10. Tính cấp thiết của đề tài:


- Nguồn nước bị nhiễm phèn nặng đã đem đến cho người dân không ít sự lo lắng. Bởi
vì, đó là nguồn nước chính mà người dân dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Nhằm giúp
cho người dân tại địa phương giảm bớt lo lắng về việc nguồn nước bị ô nhiễm. Chúng
tôi rất hy vọng bài nghiên cứu này sẽ sớm được thực hiện để giải quyết các vấn đề đã
được đặt ra ở trên.
- Bên cạnh đó, chúng tôi rất kỳ vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ là tài liệu hữu ích cho
việc học tập, trau dồi kiến thức và sẽ giúp ích cho công việc của chúng tôi trong tương
lai.
11. Mục tiêu đề tài:
- Loại bỏ sắt ra khỏi nước giếng, làm cho nguồn nước được trong sạch hơn bằng phương
pháp keo tụ.
- Bổ sung kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.
- Cung cấp cho mọi người thêm các phương pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn.
12. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
12.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nước giếng tại khu vực Thuận An, tỉnh Bình Dương.
12.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Khu vực Thuận An, tỉnh Bình Dương.
12.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
12.3.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận từ yêu cầu thực tiễn:
5

+ Tìm hiểu về tình trạng của nguồn nước giếng dùng cho sinh hoạt của người dân.
+ Tìm kiếm phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề về nguồn nước và đảm bảo
phù hợp với quy mô hộ gia đình.
- Tiếp cận kế thừa các nghiên cứu đã có:
+ Chú trọng đến phần tổng quan các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới
nhằm có cái nhìn khái quát nhất về các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan.
+ Tiến hành đánh giá sơ bộ hiệu quả mà phương pháp keo tụ sắt mang lại.
- Tiếp cận theo ý kiến các chuyên gia:
+ Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
. Thu thập một số quy trình phân tích.
. Xử lý số liệu.
. Đánh giá các kết quả thu được.
. Nghiên cứu kế thừa các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài.
12.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm:
+ Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến lý thuyết chuyên môn: các giáo trình về hóa
lí, hóa keo; các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài.
+ Tiến hành thí nghiệm với mẫu nước giếng.
+ Kiểm tra kết quả thu được bằng kỹ thuật thống kê phân tích số liệu.
+ So sánh kết quả đạt được với lý thuyết đã nêu và với các phương pháp trước đó.
Đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn của phương pháp keo tụ sắt.
13. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện:
13.1. Nội dung nghiên cứu:
- Từ các tài liệu đã tham khảo, xác định đối tượng nghiên cứu và đặt tên đề tài.

- Soạn thảo và in đề cương nghiên cứu.


6

- Tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của việc xử lý nước nhiễm phèn bằng
phương pháp keo tụ.

- Báo cáo kết quả với hội đồng.

13.2. Tiến độ thực hiện:

Thời gian Các nô ̣i dung, công viê ̣c Sản phẩ m Người thực hiê ̣n
(bắ t đầ u – kế t thúc) thực hiê ̣n

6/2019 – 7/2019 ̀ kiế m tài liê ̣u và _ Các tài liê ̣u tham khảo có _ Nguyễn Thi ̣ Thanh
_ Tim
đă ̣t tên đề tài. liên quan đế n đề tài và tên Trúc, Trầ n Bữu Nghi.
đề tài hoàn chin
̉ h.
7/2019 – 8/2019 _ Soa ̣n và in đề cương _ Đề cương hoàn chin̉ h. _ Nguyễn Thi ̣ Thanh
nghiên cứu. Trúc, Trầ n Bữu Nghi.
8/2019 – 10/2019 _ Mua hóa chất, dụng _ Các hóa chất, dụng cụ
cụ và các thiết bị cần cần thiết và mẫu nước cần _ Trần Bữu Nghi.
thiết. Lấy mẫu nước xử lý.
giếng.
10/2019 – 12/2019 _ Tiến hành nghiên cứu, _ Mẫu nước giếng đã loại
kiểm tra, đánh giá kết bỏ sắt. _ Nguyễn Thị Thanh
quả thu được và báo Trúc, Trần Bữu Nghi.
cáo.

14. Sản phẩm và khả năng ứng dụng:


_ Sản phẩm là mẫu nước giếng đã được loại bỏ sắt bằng phương pháp keo tụ.
7

_ Khả năng ứng dụng: Nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất, an toàn với người
dân.
15. Kinh phí thực hiện đề tài:

Tổ ng số Nguồ n kinh phí

Từ ngân Từ
Nội dung các Tỷ lệ sách sự các
STT Kinh phí Ghi chú
khoản chi (%) nghiệp nguồn
khoa học khác
860.000 1.000.000
1 Mua hóa chất 21,5%
đồ ng đồ ng
Mua dụng cụ,
1.874.200 3.000.000
2 thiết bị thí 46,86%
đồ ng đồ ng
nghiê ̣m
Phí đi la ̣i, in tài 300.000
3 X Sinh viên
liê ̣u. đồ ng

2.734.200 4.000.000
Tổng cộng 68,36%
đồ ng đồ ng

16. Tài liệu tham khảo:


Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Hữu Phú (2007), Giáo trình hóa lí và hóa keo, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.

[2]. TS. Nguyễn Thị Thu, Giáo trình hóa keo, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.
8

[3]. Mai Hữu Khiêm (2007), Giáo trình Hóa keo, Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ
Chí Minh.
[4]. Nguyễn Tuyên và các cộng sự (2015), Giáo trình Hóa keo, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật.
Tiếng Anh
[5]. Terence Cosgrove (2010), “Colloid Science Principles, methods and applications.”,
Wiley Internet.

[6]. J. Shaw (1980): “Introduction to Colloid and Surface Chemistry, Butterworth”,


London-Boston.

You might also like