You are on page 1of 8

4.

PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO

4. 1. Cấu tạo và hình dạng của photpho

a) Photpho có hai dạng thù hình: Photpho trắng và photpho đỏ

- Photpho trắng có công thức phân tử là P 4: cấu trúc tứ diện, mỗi nguyên tử chiếm một đỉnh.
Photpho trắng là một khối trong như sáp, có cấu trúc mạng tinh thể lập phương thuộc kiểu mạng phân
tử, trong đó các phân tử P 4 liên kết với nhau bằng lực hút Vandevan tương đối yếu. Do đó photpho

trắng tương đối mềm (có thể cắt dễ dàng bằng dao), thấp (44,20C), dễ bay hơi (có thể bay hơi nhiệt
độ thường), tỉ khối d = 1,82.

Photpho trắng bị oxi hóa bởi oxi và phát quang ngay ở nhiệt độ thường, không tan trong nước
nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như benzen, …. Photpho trắng không tác dụng với nước
nên được ngâm trong nước tránh bị oxi hóa. Photpho trắng rất độc, thở nhiều hơi photpho dẫn đến
bệnh mục xương, ăn một lượng nhỏ photpho cũng có thể bị tử vong.

- P4 (photpho trắng) (P4)n photpho đỏ.

P P P P

P P P P P P P P

P P P P

- Photpho đỏ là dạng polime của photpho trắng, chất bột màu đỏ, không tan trong nước và các
dung môi khác, không độc.

b) Liên kết hóa trị P – P trong photpho yếu hơn liên kết N N trong phân tử N2  photpho
hoạt động mạnh hơn N2

- Photpho đỏ hoạt động kém hơn photpho trắng vì liên kết P – P dạng photpho trắng yếu hơn
trong photpho đỏ. Khi đun nóng mạnh, photpho đỏ chỉ bay hơi mà không hóa lỏng.

- Photpho phản ứng mạnh với oxi, halogen, kim loại, axit có tính oxi hóa, muối của vàng, bạc,
chì và đồng.

4P + 3O2  2P2O3 (khi oxi hóa chậm, thiếu oxi)

4P + 5O2  2P2O5 (đủ oxi)

2P + 3Cl2  2PCl3 (PCl3 + Cl2  PCl5)

2P + 3Mg  Mg3P2

3P + 5HNO3 + 2H2O 3H3PO4 + 5NO


6P (đỏ) + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl

6P (trắng) + 5K2Cr2O7 5K2O + 5Cr2O3 + 3P2O5

P (trắng) + 5AgNO3 + 4H2O  5Ag + H3PO4 + 5HNO3

2P (trắng) + 5CuSO4 + 8H2O  5Cu + 2H3PO4 + 5H2SO4

- Photpho đỏ có thể bốc cháy khi va chạm với những chất oxi hóa mạnh KClO 3, K2Cr2O7,
KNO3. Tính chất này dẫn đến công dụng chủ yếu của photpho đỏ là làm diêm. Trong thuốc đầu diêm
có các chất oxi hóa như KClO3, K2Cr2O7, MnO2 và các chất khử như S, tinh bột và keo dán. Trong
thuốc phấn diêm (tinh diêm) có photpho đỏ, Sb 2S3 và keo dán. Để tăng thêm sự cọ xát người ta cho
thêm bột thủy tinh nghiền mịn vào cả hai thứ thuốc đó. Khi quẹt một que diêm vào bao diêm, những
hạt rất nhỏ của photpho đỏ ở trong phấn diêm dốc cháy và đốt thuốc đầu diêm rồi que diêm bắt lửa.

c) Điều chế photpho: Nung nóng chảy photpho canxi với SiO2 và than:

2Ca3(PO4)2 + 6SiO2 + 10C 6CaSiO3 + P4 + 10CO

Hơi photpho bay ra dưới dạng phân tử P4, khi làm lạnh hơi photpho ngưng tụ thành photpho
trắng. Đun nóng photpho trắng sẽ được photpho đỏ.

4.2. Hợp chất của phot pho

a) Hợp chất của Phot pho với hiđro (photphin và điphotphin)

- Photphin (PH3) có cấu tạo tương tự amoniac (NH3).

- PH3 là một chất khí rất độc, có mùi tỏi, rất kém bền so với NH 3, cháy trong không khí theo
phản ứng:

2PH3 + 4O2 P2O5 + 3H2O

- P2H4 (điphotphin) là một chất lỏng, dễ bay hơi, dễ bốc cháy ở điều kiện thường:

P2H4 + O2  P2O5 + 2H2O

- Phot phin có nhiều ở trong nơi xảy ra sự thối rửa các hợp chất hữu cơ giàu photpho trong điều
kiện không có không khí (đầm lầy, nghĩa địa, ….). Bản thân photphin không có khả năng tự bốc cháy
song do có lẫn điphotphin P2H4 nên photphin cũng cháy theo thành những ngọn lửa lập lòe trên mặt đất
gọi là “ma trơi”.

- Photpho có tính bazơ yếu hơn nhiều so với amoniac, PH 3 chỉ tạo muối photphin khi phản ứng
với axit rất mạnh:
PH3 + HCl  PH4Cl

- Ứng dụng của PH3 là sản xuất chất dầu để chế tạo ra thành phần của vải chịu lửa:

P4 + 6Ca  2Ca3P2 (canxi photphua)

Ca3P2 + 6H2O  3Ca(OH)2 + 2PH3

b) Oxit của photpho

- Điphotphotrioxit (P2O3) và điphotphopentaoxit (P2O5) đều là chất rắn, tan trong nước tạo thành
axit tương ứng:

P2O3 + 3H2O  2H3PO3 (axit photphorơ)

P2O5 + 3H2O  2H3PO4 (axit photphoric)

- P2O3 được tạo thành khi đốt photpho trong điều kiện thiếu oxi, vì vậy P 2O3 cháy trong không
khí ở điều kiện thường tạo P2O5 (phát quang):

P2O3 + O2  P2O5

- P2O5 là chất hút nước rất mạnh nên dùng để hút ẩm, làm khô các chất khí. P 2O5 là chất hút
nước rất mạnh nên dùng để hút ẩm, làm khô các chất khí. P 2O5 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành
muối trung hòa và muối axit tùy vào tỉ lệ mol:

P2O5 + 2NaOH + H2O  2NaH2PO4

P2O5 + 4NaOH  2Na2HPO4 + H2O

P2O5 + 6NaOH  2Na3PO4 + 3H2O

- P2O5 tác dụng với HBr, HCl, PCl5 tạo thành photphoryl:

2P2O5 + 3HBr  POBr3 + 3HPO3

2P2O5 + 3HCl  POCl3 + 3HPO3

P2O5 + 3PCl5  5POCl3 (photphoryl clorua)

c) Halogenua của photpho

Photpho triclorua (PCl3) là chất lỏng và photpho pentaclorua (PCl 5) là chất rắn, khi gặp nước
đều bị thủy phân hoàn toàn:

PCl3 + 3H2O  H3PO3 + 3HCl

PCl5 + 4H2O  H3PO4 + 5HCl

d) Axit photphorơ H3PO3

- Công thức cấu tạo:


H–O O

H–O H

- Ở trạng thái tự do, H3PO3 là những tinh thể không màu, chảy rửa trong không khí và dễ tan
trong nước. Trong dung dịch, H3PO3 là một điaxit yếu, phân li hai nấc:

- H3PO3 có tính khử mạnh:

H3PO3 + Cl2 + H2O  H3PO4 + 2HCl

H3PO3 + HgCl2 + H2O  H3PO4 + Hg + 2HCl

H3PO3 + O2  H3PO4

- Tự oxi hóa – khử:

4H3PO3  3H3PO4 + PH3

- Muối photphorit thường không màu và khó tan trong nước (trừ các muối của K, Na, Ca là dễ
tan).

e) Axit photphoric (axit ortho photphoric) H3PO4

- Công thức cấu tạo:

H–O

H–O–P=O

H–O

- H3PO4 ở thể lỏng siro, không màu, không mùi, không độc, dễ tan trong nước và ancol.

- H3PO4 là axit trung bình (triaxit), phân li trong dung dịch theo 3 nấc:
So với axit H2CO3 (k1 = 4,5.10-7 và k2 = 4,7.10-11) thì khả năng phân li của yếu hơn
H2CO3.

- Sản phẩm của phản ứng trung hòa tùy thuộc vào tỉ lệ mol giữa axit và bazơ :

H3PO4 + NaOH  NaH2PO4 + H2O

H3PO4 + 2NaOH  Na2HPO4 + 2H2O

H3PO4 + 3NaOH  Na3PO4 + 3H2O

- H3PO4 rất bền không có khả năng oxi hóa (khác với HNO3).

- Điều chế H3PO4

+ Trong phòng thí nghiệm:

P2O5 + 3H2O  2H3PO4

PCl5 + 4H2O  H3PO4 + 5HCl

3P + 5HNO3 + 2H2O  3H3PO4 + 5NO

(dd 30%)

+ Trong công nghiệp:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  2H3PO4 + 3CaSO4

- Muối photphat phần lớn không tan trong nước trừ photphat kim loại kiềm, amoni

đihiđrophotphat là tan trong nước. Nhận biết ion :

(màu vàng)

5. PHÂN BÓN HÓA HỌC

Phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho đất để tăng độ phì nhiêu của đất và năng suất cây
trồng. Một số phân bón hóa học thường dùng là:

- Phân đạm (cung cấp nguyên tố N dưới dạng ) tạo nên các protein thực vật.

- Phân lân (cung cấp cho cây nguyên tố P dưới dạng ) tạo cho cây có bộ rễ tốt, dễ hút thức
ăn.
- Phân kali (cung cấp cho cây nguyên tố K dưới dạng ) thúc đẩy cây sinh hoa, kết trái, làm
hạt.

5.1. Phân đạm

- Urê (NH2)2CO điều chế bằng phản ứng:

CO2 + 2NH3 CO(NH2)2 + H2O

Urê khi gặp nước chuyển hóa:

CO(NH2)2 + 2H2O  (NH4)2CO3

- Phân amôn: NH4Cl, (NH4)2SO4 (đạm 1 lá), NH4NO3 (đạm 2 lá).

- Phân nitrat: NaNO3, KNO3, Ca(NO3)2, …

5.2. Phân lân

- Supephotphat đơn là hỗn hợp gồm Ca(H2PO4)2 và thạch cao CaSO4.2H2O được điều chế theo
phản ứng:

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4  Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4

- Supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 được điều chế qua hai giai đoạn:

+ Đầu tiên điều chế H3PO4:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  3CaSO4 + 2H3PO4

+ Lọc kết tủa CaSO4, rồi cho H3PO4 phản ứng với Ca3(PO4)2

4H3PO4 + Ca3(PO4)2  3Ca(H2PO4)2

5.3. Phân kali

- Kali có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cây. Phân kali giúp cho cây hấp
thụ được nhiều đạm hơn, thúc đẩy quá trình ra hoa, kết trái và làm hạt. Tăng cường sức chống bệnh,
chống rét và sức chịu đựng của cây.

- Hai loại phân kali chính là KCl và K2SO4.

+ KCl được sản xuất từ những khoáng vật như xinvinit (NaCl.KCl) và cacnalit
(KCl.MgCl2.6H2O).

+ Tro củi cũng được dùng để bón ruộng (K2CO3).

5.4. Phân hỗn hợp


Phân chứa cả đạm, lân, kali gọi chung là phân NPK. Ví dụ, nitrophotka là hỗn hợp của
(NH4)2HPO4 và KNO3. Loại phân này được sản xuất do trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K
khác nhau, tùy theo loại đất và cây trồng.

NPK thu được khi nung nóng chảy hỗn hợp các muối:

(NH4)2HPO4, NH4NO3, KCl (hay K2SO4).

5.5. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.
Ví dụ, amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4, thu được khi cho amoniac tác dụng
với axit photphoric.

Bài 1. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố hãy giải thích:

a) Tại sao từ nitơ đến bimut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần?

b) Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với oxi và càng yếu hơn so với flo?

Bài 2. Tại sao trong các hợp chất, nitơ có hóa trị 4, trong khi đó đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối
đa của chúng là 5?

Bài 3. a) Bimut là kim loại hay phi kim? Lấy ví dụ.

b) Natri bitmutat (NaBiO3) là một chất oxi hóa mạnh. Nó có thể oxi hóa Mn 2+ thành .
Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Bài 4. Lập các phương trình hóa học sau và cho biết As, Bi và Sb2O5 thể hiện tính chất gì?

a) As + HNO3 (đặc)  H3AsO4 + NO2 + H2O

b) Bi + HNO3  Bi(NO3)3 + NO + H2O

c) Sb2O3 + HCl  SbCl3 + H2O

d) Sb2O3 + NaOH  NaSbO2 + H2O

Bài 9. Trộn 200,0ml dung dịch natri nitrit 3,0M và 200,0ml dung dịch amoni clorua 2,0M rồi đun nóng
cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí nitơ tạo ra (đktc) và nồng độ mol các muối
trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích của dung dịch biến đổi không đáng kể

Bài 30. Tại sao ở điều kiện (250C, 1 atm), nitơ tồn tại ở dạng phân tử N2 trong khi đó photpho lại tồn
tại ở dạng P4 mà không xảy ra trường hợp ngược lại? Biết

- Năng lượng liên kết ba N  N là 946 kJ/mol

- Năng lượng liên kết ba P  P là 485 kJ/mol

- Năng lượng liên kết đơn N – N là 159 kJ/mol

- Năng lượng liên kết đơn P – P là 213 kJ/mol.


Bài 31. Khi nói về lượng axit photphoric sản xuất hàng năm, người ta thường biểu diễn bằng lượng
P2O5 tương đương với axit photphoric sản xuất ra được tính từ lượng P2O5 nhân với 1,38.

a) Tại sao hệ số chuyển đổi từ P2O5 sang H3PO4 là 1,38.

b) Năm 1988, lượng P2O5 sản xuất được trên toàn thế giới là 11,7 triệu tấn. Vậy lượng H 3PO4 là
bao nhiêu?

Bài 34. Hòa tan hoàn toàn 0,775g đơn chất A trong dung dịch HNO3 đặc thu được một hỗn hợp X gồm
hai khí (tồn tại trong điều kiện thích hợp) có khối lượng là 5,75g và một dung dịch gồm 2 axit có oxi
với hàm lượng oxi lớn nhất. Để trung hòa hai axit này cần dùng vừa hết 0,1 mol NaOH.

a) Xác định thành phần % theo số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X.

Biết d(X/H2) = 38,3.

b) Xác định đơn chất A.

c) Tính tỷ lệ số mol 2 axit có trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 36. Cho 150 ml dung dịch K3PO4 2M tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch H 3PO4 4M, sau phản
ứng thu được dung dịch gồm hai chất rồi pha loãng thành 500ml dung dịch A.

a) Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,2M vào 100 ml dung dịch A để thu được dung dịch
có pH làm phenolphtalein đổi màu (tức dung dịch KH2PO4). Tính nồng độ mol muối K2HPO4.

c) Cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 0,2M vào 100ml dung dịch A để thu được dung dịch có
pH làm phenolphtalein đổi màu (tức dung dịch K2HPO4). Tính nồng độ mol muối K2HPO4.

Bài 39. Cho 6,2g photpho vào bình 300ml; cho 5g khí A vào bình và đun nóng bình đến 300 0C. Để cố
định được khí B tạo thành từ phản ứng này thì cần phải cho nó đi qua 40ml dung dịch HI 0,1M.

a) Xác định khí A (là đơn chất) và khí B (%P = 91,2 về khối lượng).

b) Tính % thể tích của B trong hỗn hợp khí.

c) Tính hằng số cân bằng Kp và hiệu suất của B.

Bài 40. Hòa tan 0,775g một đơn chất trong HNO 3 được một hỗn hợp khí có khối lượng là 5,750g và
một dung dịch 2 axit chứa oxi, với hàm lượng oxi là lớn nhất. Để trung hòa dung dịch 2 axit này cần
0,1 mol NaOH.

a) Xác định thành phần hỗn hợp khí thu được ở 90 0C (% về thể tích), biết tỉ khối của hỗn hợp so
với hiđro là 38,3.

b) Xác định đơn chất nói trên.

You might also like