You are on page 1of 12

I.

Khái niệm phân bón

II. Các dinh dưỡng cần thiết cho cây

III. Vai trò của đạm, lân, kali


1. Vai trò của đạm (N)
 Quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, như nảy mầm, sinh lá, sinh cành,… và hình
thành năng suất cây trồng
 Làm tăng hàm lượng Protein trong thực vật (thành phần chủ yếu tham gia tái tạo cấu trúc nguyên
sinh của tế bào).
 Tham gia vào sự điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng
như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính hướng quang
→ Cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển rất cần đạm (N), nhất là ở các giai đoạn nảy mầm, sinh
lá, cành,…
* Cây trồng hấp thụ phân bón chứa N như thế nào?
- NH4+: nằm trên bề mặt của các khoáng chất, sau đó rễ sẽ hướng đến và hấp thu các ion này
- NO3-: linh động di chuyển đến các vùng của rễ để rễ dễ dàng hấp thụ
* Nếu bón Ure trong điều kiện bất lợi: có thể làm thất thoát 40-60% lượng ure, vì bị bay hơi, rửa trôi,…
2. Vai trò của lân (P)
 Cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây, quyết định sự để nhánh, phân cành, ra hoa,
đậu quả
 Thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp
 Giúp cây chịu được nóng, lạnh, hạn, úng.
 Hạn chế tác hại của việc bón thùa đạm, giúp cây chịu được đất chua
→ Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần nhiều lân (P)
* Cây trồng hấp thụ phân bón chứa lân (P) dưới dạng: H2PO4- và HPO42-
* Phân lân ko thích hợp cho đất chua
3. Vai trò của kali (K)
 Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp Gluxit
 Tăng thẩm thấu nước ở khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận tiện → tăng hiệu quả của
quá trình quang hợp
 Tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi, chống cây đổ ngã
 Thúc đẩy quá trình ra hoa và tổng hợp đạm trong cây, tăng chất lượng nông sản (làm tăng
hàm lượng bột, đường)
→ Giai đoạn hình thành quả và hạt cần nhiều kali (K)
* Cây hấp thụ kali dưới dạng K+ (K+ được cây hấp thụ dễ dàng hơn các nguyên tố khác, nên nếu cũng cấp
quá nhiều kali sẽ làm hạn chế sự hấp thụ đạm, Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng)
IV. Super phosphate đơn (SSP) công thức Ca(H2PO4)2.H2O
 Thành phần chính là P2O5 hòa tan trong nước và P2O5 hòa tan trong acid citric
 SSP chứa P2O5, CaO, S,…
 Hạn chế của SSP là pH thấp (pH < 2) (gây ảnh hưởng tới quá trình bảo quản, gây ăn mòn,
rách bao chứa, làm đất bị chua), khắc phục bằng cách trung hòa lượng acid dư trong sản
phẩm (có thể dùng đạm để trung hòa trừ Ure vì có thể xảy ra phản ứng)
1. Các công đoạn sản xuất SSP chủ yếu:
1) Phải trộn bột photphat đã được nghiền sao cho kích thước hạt dưới 0,15mm (lọc bằng sàng)
và H2SO4 phải được pha loãng
2) Hóa thành (đóng rắn)
3) Công đoạn quan trọng là ủ và đảo trộn để khối chất có thể tiếp tục phản ứng nhằm thu đc
P2O5 ≥ 16% và lượng P2O5 tự do ≤ 4%
4) Trung hòa lượng H3PO4 còn dư.
5) Có thể nén tạo hạt tùy sử dụng
* Giải thích:
Giai đoạn 1: là quá trình hòa tan dị thể rắn lỏng
Phải trộn bột photphat đã được nghiền sao cho kích thước hạt dưới 0,15mm và dùng H2SO4 được pha
loãng
Khi trộn axit với quặng photphat, đầu tiên phản ứng xảy ra trên bề mặt các hạt quặng photphat có dư
acid H2SO4 để tạo thành acid H3PO4 theo phản ứng:
Ca10(PO4)6F2 + 10H2SO4 + 5H2O → 10CaSO4.0,5H2O + 6H3PO4 + 2HF (1)
Phản ứng xảy ra ngay khi tiếp xúc trong vòng từ 20 đến 40 phút. Lúc này canxi sunfat được tạo ra ở
dạng CaSO4.0,5H2O rồi sẽ nhanh chóng chuyển tành dạng khan ổn định vì đang có nhiệt độ từ 110 đến 120
độ C và nồng độ P2O5 lớn (42 – 45%) khi giai đoạn 1 kết thúc. hiệu suất phản ứng giai đoạn 1 ( hết H2SO4)
đạt 70%. Đặt biệt trong giai đoạn này người ta cần phải cho dư H2SO4 (6-10%) để phản ứng quặng photphat
và trung hòa các thành phần tạp chất có trong quặng như CaCO3, MgCO3, R2O3...
Giai đoạn 2: phải hết H2SO4 thì H3PO4 mới phản ứng
Ca10(PO4)6F2 + 14H3PO4 → 10Ca(H2PO4)2.H2O + 2HF (2)
Quặng Ca10F2(PO4)6 bị phân hủy bởi dung dịch axit H3PO4 tạo Ca(H2PO4).H2O. Do lượng và hoạt tính
pha lỏng giảm nên tốc đố phản ứng của quá trình chậm lại và càng chậm hơn khi pha lỏng bão hòa canxi
photphat (mono và dicanxi photphat). Đây chính là quá trình xảy ra vào lúc cuối của quá trình ủ super
photphat trong thùng hóa thành và trong kho. SSP sau khi đóng rắn còn 5.5% axit, do đó gây chua đất nên
cần phải có bước tiến hành trung hòa lượng axit H3PO4 tự do bằng CaO, Ca(OH)2, NH3…
2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ

Quặng apatit từ mỏ đưa vào nhà máy qua phân loại sơ bộ được băng tải 8,9 hoặc cần cẩu 10 đưa lên boke
chứa 11. Từ đây quặng đổ vào thùng sấy 12 được đốt nóng bằng khói lò đốt than 1 (ở giai đoạn này được
tráng bị các hệ thống lọc bụi). Quặng sau sấy đưa qua máy nghiền 7 bằng hệ thống băng tải. Quặng nghiền
đưa qua bộ phận phân ly hạt 17, những hạt đạt yêu cầu được đưa về thùng chứa 22 cung cấp nguyên liệu cho
thùng trộn 25. Tại thùng trộn bột, apatit được trộn với axit sunphuric có nồng độ từ 65 – 67%. Thùng chứa
23 phối hợp với thùng chứa 24 để điều chỉnh nồng độ axit theo yêu cầu tùy vào chất lượng quặng. Hỗn hợp
apatit và axit ra khỏi thùng trộn đưa vào thùng hóa thành 26 để tiếp tục phản ứng tạo khối super photphat tơi
xốp nhờ bộ phân dao cắt và sau đó tháo ra khỏi thùng hóa thành qua ống trung tâm, sản phẩm được đưa ra
khỏi thùng hóa thành đưa vào kho ủ và đánh tơi 37 tạo khối super photphat xốp và tiến hành trung hòa ở kho
ủ đến khi lượng P2O5 tự do đạt yêu cầu thì xuất xưởng. Khí thoát ra ở thùng trộn và thùng hóa thành được
tập trung đưa vào hệ thống hấp thụ khí flo 29 nhờ quạt hút 34 đế giải phóng không khí sau khi hấp thụ flo.
Dung dịch sau hấp thụ khí flo là axit flosilisic được chuyển về dạng Na2SiF6 nhờ đưa NaCl vào hệ thống xử
lý khí flo.
3. Giải thích hình sau

Hình 3.5 mô tả tốc độ phân hủy của quặng phụ thuộc vào nồng độ acid sunfuric, trục hoành là mức thay đổi
của nồng độ H2SO4, trục tung là mức phân hủy.
 Có 2 cực đại và 1 cực tiểu phụ. Khi tăng nồng độ acid thì tốc độ và mức độ phân hủy tăng đến
giá trị cực đại. Nhưng khu vượt qua giới hạn đó thì mức độ phân hủy lại giảm dần cho tới giá trị
cực tiểu. Nguyên nhân là do ở nồng độ đó có hiện tượng làm tăng độ quá baxp hòa của hệ bởi
canxi sunfat, làm giảm tốc độ và mức độ phân hủy. Sau đó nếu tăng nồng độ tiếp ta sẽ tiến tới giá
trị cực đại 2.
 Với cực đại đầu, tại nồng độ H2SO4 thấp thì tốc độ và mức độ phân hủy cao. Nhưng không chọn
khoảng này vì nếu nồng độ loãng thì lượng nước mang vào pứ quá lớn, kéo theo khối sản phẩm
không tơi xốp, không khô ráo và dễ bị hút ẩm.
 Ta phải tiến tới nồng độ cao hơn. Tuy nhiên nếu lượng acid quá cao, thì lượng CaSO4 sinh ra gđ
1 sẽ bão hòa tạo các hạt mịn bám lên bề mặt của quặng, ngăn cản sự phản ứng tiếp theo của acid
H2SO4 lên quặng phản ứng, cũng như ngăn cản sự phản ứng của H3PO4 lên quặng apatit phía bên
trong CaSO4, làm sản phẩm không tơi xốp, dính bết
 Để thu được canxi sunfat kết tinh hạt lớn, xốp cần phải khống chế ở mức quá bão hòa thấp, khi
ấy lỏng sẽ phân bố trong các lỗ xốp chứ không phải trên bề mặt hạt. Tùy theo từng loại quặng mà
nên chọn nồng độ acid từ 60-70% (độ phân hủy quặng phụ thuộc vào nguyên liệu, tỉ lệ lỏng rắn
và thời gian phản ứng)
4. Các tiêu chí để đánh giá tính chất của sản phẩm mà đã đề xuất quy trình ở trên

V. Phân bón NPK


1. Ưu điểm của phân bón NPK so với các loại phân bón đơn
Phân bón NPK là loại phân trộn từ các loại phân bón đơn chứa các thành phần dinh dưỡng cho cây trồng
như N, P2O5 và K2O mà các loại phân bón khác không thể có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng này. Bên
cạnh đó phân bón còn cung cấp 1 lượng khoáng chất từ các nguyên tố trung và vi lượng → dễ dàng đáp ứng
các nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng đồng thời hạn chế sự mất cân đối về dinh dưỡng cây trồng
Bón đúng đất sẽ đem lại hiệu quả cao cho cây trồng. Nhưng đất trồng rất đa dạng về tính chất hóa lý, vì
vậy dùng phân đơn sẽ khó khăn hơn là dung phân hỗn hợp NPK để điều hòa dung dịch dinh dưỡng trong đất
Phân bón này có hiệu quả sự dụng cho mọi loại đất và không để lại sự tồn dự của một khoáng chất nào
đó vào trong đất trồng, không làm cho đất bị chua hay kiềm hóa. Đây cũng là một ưa điểm mà những loại
phân bón đơn không có được
2. Trình bày ưu và nhược điểm về công nghệ sản xuất phân bón NPK bằng công nghệ nén ép so
với công nghệ hơi nước thùng quay
Ưu điểm:
 Phương pháp nén ép ít tiêu hao năng lượng hơn và giảm nguy cơ ăn mòn do không có các phản ứng
hóa học, công thức của sản phẩm có thể được thay đổi dễ dàng và nhanh chóng, mức ô nhiễm cũng sẽ
giam do chỉ sử dụng nguyên liệu thô
 Giá thành đầu tư tương đối thấp, yêu cầu ít công nhân vận hành đơn giản, sử dụng nhiều loại nguyên
liệu cho ra nhiều chủng phân bón khác nhau
Nhược điểm:
 Nguyên liệu cần phải có hàm ẩm hạn chế
 Hạn chế sử dụng một số nguyên liệu ure, super photphat, amoni nitrate
 Cạnh mép của sản phẩm nén ép thường có xu hướng vỡ và tạo thành hạt min nếu không được xử lý
thích hợp trước khi thao tác
 Các hạt được sản xuất ra không có dạng tròn, hình dạng hạt không đồng đều như các phương pháp tạo
hạt khác
3. Đề xuất quy trình công nghệ sản xuất phân bón theo phương pháp nén ép từ các hạt phân đơn

Các loại phân đơn với kích thước khác nhau phải trải qua công đoạn nghiền sơ bộ để tạo thành bột mịn sau
đó được định lượng bằng thiết bị cân điện tử với thành phần tuân theo kết quả được tính toán ở trên. Sau khi
được định lượng thì các loại phân đơn dang bột mịn đưa vào thiết bị pha trộn. Sau đó được đưa vào thiết bị
nén ép. Tại đây sẽ tác động lực nén ép cơ học đủ lớn lên nguyên liệu để bề mặt nguyên liệu được tiến sát vào
nhau, các lực tương tác liên phân tử cũng như lực hút tĩnh điện gây ra sự liên kết hình thành hạt vật liệu ở
dạng vẩy. Máy ép trục lăn là thành phần chính đảm bảo quá trình này. Nó bao gồm một đơn vị nạp liệu và
hai trục ép song song, quay trên trục ngang, cách nhau một khe hẹp tối đa đến 25 mm. Một trục lăn được gắn
cố định, còn trục kia có thể di chuyển để điều chỉnh độ rộng của khe giữa 2 trục. Sản phẩm ép nén có dạng
vảy với các chiều dày khác nhau (tối đa đến 30 mm)
Sản phẩm sau khi ép được đưa đến thiết bị tạo hạt và sàng. Hạt nào đạt chuẩn yêu cầu thì đem đi xử lý bề
mặt và đóng gói lưu kho. Còn hạt các hạt chưa đạt yêu cầu tiếp tục đi qua rây, nào lớn hơn kích thước chuẩn
thì đưa trở lại thiết bi pha trộn, hạt nhỏ hơn kích thước chuẩn thì đưa về thiết bị tạo hạt. Bụi phát sinh từ các
thiết bị nghiền, sàng pha trộn tạo hạt nén ép được thu hồi về hệ thống xử lý bụi.
4. Tính toán
Xét phân NPK 17-7-17 (17%N-7%P2O5-17%K2O)
Dùng Ure (46%N) sử dụng 10%, DAP (18N-46 P2O5), KCl (60% K2O), AS amonisunfat (21%N-24%S)
Bắt đầu từ Kaki: %KCl=17/0,6=28.3%
%DAP=7/0,46=15.2%
Trong DAP có N: %N=15,2*0,18=2,74%
%N trong ure: %N= 10*0,46=4,6%
Lượng N cần cung cấp thêm N=17 – 2,74 – 4,6=9,66
Vậy lượng cần trộn %SA=9,66/0,21=46%
Chất độn là chất thêm vào để đủ tổng 100% (chất chỉnh tỉ lệ) = 100 - (28,3 + 15,2 + 10 + 46) = 0,5%
Chất này có thể bổ sung các nguyên tố trung lượng hay vi lượng cho cây trồng.
Nếu ko sử dụng độn, tỷ lệ Ure, SA là bao nhiêu?
Cố định hàm lượng DAP, KCl, điều chỉnh Ure và SA theo tỉ lệ. Đã có 43,5% (28,3%KCl là 15,2%DAP)
N còn thiếu là: 17–2,74=14,26
X là %SA, Y là %Ure → X+Y=56,5 và 0,21X + 0,46Y=14,26
 X=46,92% Y=9,58%
VI. Lý thuyết về phân bón nhả chậm, phân bón chậm tan có kiểm soát
1. Phân bón chậm tan có kiểm soát (CRF)
Cấu tạo của một hạt phân bón chậm tan có kiểm soát bao gồm có 2 phần: Phần bao bọc bên ngoài là các
lớp polymer, lớp này dày hay mỏng tùy theo yêu cầu về thời gian phân giải); phần nhân bên trong là các
khoáng chất như N, P, K,…
Các hạt phân khi bón vào đất sẽ được nước trong đất thẩm thấu qua lớp bọc, hòa tan các khoáng chất
trong nhân rồi khuếch tán qua lớp bọc ra lại bên ngoài môi trường. Quá trình diễn ra cho đến khi phần nhân
bên trong cạn kiệt, chỉ còn lại lớp vỏ bọc bên ngoài. Lớp vỏ bọc này sẽ tự phân hủy sau 1-2 năm mà không
gây ảnh hưởng tới đất.
Đây là loại phân được sản xuất với công nghệ lý-hóa đặc biệt tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất
các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng và hơn thế là tất cả các dinh dưỡng này điều được
phân giải một cách từ từ, thời gian phân giải hết một hạt phân từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… cho
tới 24 tháng/ 2 năm.
Ưu điểm:
- Tối ưu quá trình phát triển của cây trồng, góp phần tăng năng suất cây trồng
- Bón phân chỉ một lần mỗi mùa vụ: ví dụ phân được sử dụng sẽ là hỗn hợp của urea có thời gian phân
giải tối đa 3 tháng, phân DAP có thời gian phân giải 6 tháng và Kali Sulfat có thời gian phân giải 9
tháng. Nhờ đó chỉ cần bón 1 lần và cây phát triển tốt → tiết kiệm chi phí
- Giải quyết bài toán rửa trôi và bay hơi của phân bón một cách tối ưu và triệt để, từ đó giảm tác động
cơ học đến đất, giảm ô nhiễm mt đất và không khí
- Không cần tưới tiêu quá nhiều, quá trình phân giải vẫn diễn ra dù không cung cấp nước
Nhược điểm:
- Giá thành cao, người dân chưa được phổ biến rộng rãi về loại phân bón này
- Tính toán bón phân 1 lần phức tạp: lượng phân cần bón, mật độ rải, vị trí bón
- Chủng loại chưa đa dạng, do cần quy trình sản xuất rất tiên tiến, phức tạp và đa dạng
2. Phân bón nhả chậm (SRF)
Phân bón nhả chậm là loại phân bón không có vỏ bọc, có tính tan trong nước giới hạn, phần lớn được sản
xuất dưới dạng các hạt kích thước nhỏ, có cấu tạo hóa học đồng nhất cho tất cả các hạt. Thành phần dinh
dưỡng trong phân bón được biến đổi sao cho chúng khó tan hơn trong điều kiện môi trường bình thường
(Ví dụ cũng là chất P nhưng phân super lân thì tan nhanh hơn là phân lân nung chảy, phân lân nung chảy
không tan trong nước ở nhiệt độ thường mà phải tan trong môi trường axit yếu). Trong phân đó các chất
dinh dưỡng vốn tan nhanh sẽ được giải phóng ra từ từ, kéo dài thời gian tan ra trong môi trường lâu hơn
loại phân bình thường, nhưng con đường và thời gian tan không kiểm soát được.
Ưu điểm: tương đối giống phân bón chậm tan ở trên, ngoài ra phân SRF không bọc, do đó mức độ phân
giải không tùy thuộc vào vỏ bọc, cho nên dù các thiết bị canh tác có phá hủy được các hạt phân loại này
cũng không làm thay đổi tốc độ phân giải của chúng.
VII. Phân bón than sinh học
1. Định nghĩa
Than sinh học được định nghĩa là một loại sản phẩm giàu cacbon thu được từ quá trình nhiệt phân
sinh khối. Nó có nguồn gốc từ việc chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành chất cải tạo đất có thể
giữ chất dinh dưỡng, tăng chất lượng lương thực và đa dạng sinh học cho đất. Ngày nay, than sinh
học có thể được sản xuất từ hầu hết các loại nguyên liệu bao gồm cả chất thải nông nghiệp (trấu, rơm
rạ, bã mía, phân động vật) và thậm chí cả chất thải xanh đô thị (rác hữu cơ) thông qua quá trình nhiệt
phân điều kiện hiếm khí. Than sinh học có thể là một công cụ quan trọng để làm giàu lương thực và
đa dạng đất trồng trọt ở những khu vực có đất bị cạn kiệt nghiêm trọng, nguồn tài nguyên hữu cơ
khan hiếm và nguồn cung cấp phân bón và nước không đủ.
2. Tính chất
Than sinh học có đặc trưng là không đồng nhất về cấu trúc. Sự chuyển hóa sinh khối thành than sinh
học đã làm thay đổi cấu trúc của vật liệu theo nhiều hướng khác nhau, từ đó làm ảnh hưởng đến tính
chất của chúng. Tuy nhiên, tính chất chung của hầu hết các loại than sinh học có thể được tổng hợp
dựa trên nhiều nghiên cứu lý thuyết:
(1) Hàm lượng Cacbon thơm (trong khoảng 10-90% khối lượng sản phẩm).
(2) Than sinh học là 1 hỗn hợp không đồng nhất giữa cacbon vô định hình và cấu trúc
tinh thể graphite phụ thuộc vào điều kiện nhiệt phân.
(3) Hệ thống cấu trúc với lỗ xốp và diện tích bề mặt riêng lớn
3. Vai trò
- Than sinh học trong sử dụng làm phân hữu cơ có những yếu tố quan trọng đối với đất như sau:
- Có khả năng hấp phụ các nitrate, amoni từ dung dịch đất, cố định đạm lên bề mặt than sinh học
giúp làm giảm lượng đạm bị mất do thấm xuống đất.
- Độ xốp cao và số lượng lớn các nhóm chức trao đổi cation đóng vai trò quan trọng trong việc giữ
lại các chất dinh dưỡng
- Có khả năng hấp phụ kim loại nặng trong các sản phẩm thuốc trừ sâu như: chì, cacdimi, sắt, đồng
và các chất độc hữu cơ khác, góp phần tránh sự phát thải vào môi trường.
- Thúc đẩy việc chuyển hóa chất thải hữu cơ cũng như các chất gây ô nhiễm trong đất. Than sinh học
hấp thu CO2 để lưu giữ tạo ra các dạng năng lượng cho cây trồng, giảm biến đổi
khí hậu
- Ngăn chặn sự nhiễm độc Al3+ cho cây trồng thông qua việc hấp phụ và biến đổi Al3+ về dạng bất
hoạt. Ngoài ra than sinh học có đặc tính điều chỉnh độ chua của đất.

You might also like