You are on page 1of 2

II.

Phân bón hoá học lớp 11: PHÂN LÂN


– Nguyên tố dinh dưỡng: photpho.

– Dạng ion: ion photphat (PO43-).

– Tác dụng: ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao
đổi chất và năng lượng của thực vật. Được bón phân lân giúp cành lá
xum xuê, hạt chắc, quả củ to.

– Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %
P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó. 

– Phân lân gồm: supephotphat và phân lân nung chảy,…

1. Supephotphat

– Bao gồm: supephotphat đơn và supephotphat kép 

– Thành phần chính: Ca(H2PO4)2 (canxi dihidrophotphat).


a) Supephotphat đơn

– Chứa khoảng 14-20% P2O5.

– Điều chế: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit
sunfuric đặc.

– Dạng ion cây trồng đồng hoá: H2PO4-.

– CaSO4 không tan trong nước, là phần không có ích, làm rắn đất.
b) Supephotphat kép

– Chứa khoảng 40-50% P2O5, cao hơn so với supephotphat đơn.

– Điều chế: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit
sunfuric đặc theo 2 giai đoạn:

– Vì điều chế theo 2 giai đoạn nên CaSO 4 đã được loại bỏ, hàm lượng
P2O5 sẽ cao hơn và đất trồng không bị rắn.
2. Phân lân nung chảy

– Nguyên liệu: bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính gồm
magie silicat) và than cốc.

– Quy trình: cho hỗn hợp nguyên liệu vào lò đứng trên 10000C. Sản
phẩm nóng chảy từ lò được làm lạnh nhanh bằng nước, sau đó sấy khô
và nghiền nát thành bột.

– Thành phần chính: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

– Hàm lượng: chứa 12-14% P2O5.

– Thích hợp cho đất chua.

Giải thích: Các muối này không tan trong nước, đất chua có tính axit nên
có khả năng hoà tan chúng.

You might also like