You are on page 1of 24

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI TRÊN GIÁ

THỂ TRONG NHÀ MÀNG ÁP DỤNG TƯỚI NHỎ GIỌT


THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1. Chuẩn bị nhà màng
            Nhà màng được thiết kế với hệ thống cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự
nhiên với chiều cao đến máng nước 4 m, khẩu độ 8 m, bước cột 4 m, chiều cao máng
nước 4,75 m. Với mái được lợp bằng màng Polymer và vách xung quanh là các tấm lưới
mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 64 lỗ/cm 2 .

Kiể
u nhà màng thông gió cố định
2. Giống
            Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình dạng,
chất lượng phù hợp. Hiện nay, giống Chu Phấn và Taki là hai giống được trồng khảo
nghiệm và đánh giá là phù hợp với điều kiện nhà màng, tuy nhiên giống Taki do có độ
Brix cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt hơn
nên được khuyến khích trồng nhiều hơn.

Bảng 1. Các giống dưa lưới thường sử dụng trồng

Năng suất Độ Thời gian sinh


Tên giống (kg/cây) Brix trưởng (ngày) Nguồn gốc

Công ty TNHH Giống cây trồng Nông


Chu Phấn 1,5 – 2,0 12 60 – 75 Hữu, nhập từ Đài Loan

Taki 1,3 – 1,8 14 60 – 75 Công ty TNHH Giống cây trồng Nông


Phát, nhập từ Nhật Bản

   Cây giống khi trồng phải đạt tối thiểu:


            – Số ngày gieo ươm: 10 – 15 ngày;

            – Chiều cao cây: 7 – 10 cm;

            – Đường kính thân: 2 – 5 mm;

            – Số lá thật: 2 – 3 lá.

            Tình trạng cây xuất vườn: Cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát,
ngọn phát triển tốt, không có  các biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
3. Gieo ươm cây con
            Sử dụng khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu mút xốp,
có kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 5 cm (có 50 lỗ/khay).

            Sử dụng mụn xơ dừa, tro trấu và phân trùn quế (1,5 N – 0,5 P 2 O 5  – 0,5 K2 O) để
làm giá thể gieo hạt với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu. Mụn
xơ dừa phải xử lý chất chát (tannin) trước khi trồng bằng cách ngâm và xả, thời gian xử
lý là 7 – 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) thì đem trồng được. Phân trùn quế được xử
lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma (Dùng 500 g chế phẩm Tricoderma pha với 150
– 200 L nước cho 5 – 6 khối phân trùn quế rồi tưới hoặc phun xịt đều dung dịch pha lên
đống giá thể ủ; ủ bạt để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 7–10 ngày; định kỳ đảo trộn để đảm bảo
bào tử phân tán đều và cung cấp oxy).
Hồ xử lý mụn xơ dừa
Mụn xơ dừa sau khi xử lý tannin
            Giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó tiến hành gieo 1 hạt/lỗ (hạt không
cần ủ). Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đảm bảo cho hạt nảy mầm đồng đều, khay ươm
được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi hạt nảy mầm và xuất
hiện lá thật thứ nhất, tiến hành phun phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10 với nồng độ là
1g/L để cung cấp dinh dưỡng cho cây con. Sau gieo từ 10 –15 ngày, khi cây đã được 2 lá
thật thì đem trồng.

            Trong vườn ươm cần chú ý: Phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền
bệnh virus cho dưa lưới. Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng.
Cách vào giá thể
ươm hạt

Cây con dưa lưới 5


ngày sau khi gieo
4. Chuẩn bị giá thể trồng
            Giá thể tương tự như giá thể gieo ươm cây con (mụn dừa và phân trùn quế được
xử lý như trong phần chuẩn bị giá thể gieo ươm cây con). Giá thể phải đảm bảo độ sạch
(không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không dí chặt và đồng
thời cung cấp dinh dưỡng cho cây.

            Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi nilon hoặc liếp trồng.

            Giá thể trước khi trồng được phân tích các thành phần dinh dưỡng, kim loại nặng
và vi sinh vật gây hại.

5. Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt


            Trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có: Bể chứa dung dịch
dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ
(timer và van từ).

Timer hẹn giờ tưới


Bồn chứa dinh dưỡng 2.000 L
V
an từ phi 27
Bộ lọc phi 160

Máy bơm cung cấp dinh dưỡng


Ống tưới phi 16
Kiểu lắp đặt và bố trí hệ thống tưới:

 – Kiểu trồng trên liếp: Sử dụng loại ống dây tưới có đường kính 16 mm, khoảng cách giữa các lỗ
nhỏ giọt là 20 cm, mỗi liếp bố trí 2 đường ống tưới.

– Kiểu trồng bằng túi nilon: sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài dây tưới là 60 cm,đường
kính 4 mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống đẫn dinh dưỡng theo hàng với đường
kính ống là phi 16. Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi bọc nilon cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên số
lượng dây tưới tương đương với số lượng bọc nilon.

Hệ thống tưới kiểu trồng liếp


Hệ thống tưới kiểu trồng túi
6. Khoảng cách, mật độ trồng
            Khoảng cách trồng: Tùy theo cách trồng bằng bọc nilon hoặc trồng trực tiếp trên
liếp mà bố trí khoảng cách phù hợp:
            – Trồng trực tiếp trên liếp: Kích thước liếp rộng 30 cm, cao 30 cm, chiều dài tùy
theo chiều dài của vườn, khoảng từ 20 – 30 m; Trồng hàng đôi, cây cách cây 40 cm;
Khoảng cách giữa 2 liếp là 1,8 m.

            – Trồng cây bằng bọc nilon với kích thước bọc 40 x 40 cm (tương đương thể tích
bọc là 40 dm 3 ; bọc màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi; Trồng 1 cây/bọc và trồng theo
hàng đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn
là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,6 m.
Mật độ: Tùy theo mùa vụ mà bố trí mật độ phù hợp, vào những tháng mưa nhiều ánh
sáng yếu, thường gây nên hiện tượng tạo lưới không đều và nứt quả.
            – Mùa khô: 2.500 – 2.700 cây/1.000 m 2 .
            – Mùa mưa: 2.200 – 2.500 cây/1.000 m 2 .
            Thời điểm trồng: Trồng vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều,
cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hại.

7. Chế độ nước tưới và dinh dưỡng


            Nưới tưới: Sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6,0 – 7,0. Có thể sử
dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh
vật gây hại.
            Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trên giá thể trong
nhà màng. Đây là quy trình trồng trên giá thể nên các yếu tố đa, vi lượng phải cung cấp
đầy đủ, kịp thời và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.
            Loại phân bón sử dụng: Các phân như KNO 3 , MgSO 4 , K2 SO 4 , (NH 4 ) 2 SO 4 , Ure,
KH 2 PO 4 , Ca(NO 3 ) 2  thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây.
Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này
là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với phân
dạng lỏng).
Bảng 2. Thành phần và nguồn gốc các loại phân bón sử dụng

Loại phân Thành phần Nguồn gốc

14% N và 37% K Jordan

Potassium nitrate [KNO3]

23% P và 28% K Trung Quốc

Monopotassium phosphate [KH2PO4]

16% N và 20% Ca Jordan

Calcium nitrate [Ca(NO3)2·4H2O]

43,3% K Trung Quốc

Potassium sulfate [K2SO4]

11% Mg Trung Quốc

Magnesium sulfate [MgSO4·7H2O]

28% Mn Trung Quốc

Manganese sulfate [MnSO4·4H2O]

20,5% B Đức

Solubor[H3B3]

36% Zn Trung Quốc

Zinc sulfate [ZnSO4]

Copper sulfate [CuSO4.5H2O] 25% Cu Trung Quốc


39,6% Mo Đức

Sodium molybdate [Na2MoH2O]

Chelated sắt 11% Fe Trung Quốc

            Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống
tuới nhỏ giọt (pH dung dịch tưới từ 6 – 6,8). Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn
sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Cụ thể liều lượng các
chất dinh dưỡng (g/1.000 L) được sử dụng như sau:

Bảng 3. Lượng dinh dưỡng tưới (g/1.000 L) cho dưa lưới trồng trong nhà màng

Giai đoạn Urê

KNO3 KH2PO4 MgSO4 Ca(NO3)2 K2SO4

Trồng – 14 ngày 260 230 450 890 0 100

Trồng 15 ngày – ra hoa 480 250 550 1115 200 60

Đậu quả – thu hoạch 190 250 550 890 650 0

            Vi lượng: B: 0,3 – 0,5 mg/L; Mn: 0,3 mg/L; Fe: 2 – 3 mg/L; Mo: 0,05 mg/L; Cu:
0,1 – 0,5 mg/L; Zn: 0,3 mg/L.

            Chế độ tưới cho dưa lưới được thực hiện như sau:

Bảng 4. Chế độ tưới cho dưa lưới trồng trong nhà màng
Số lần tưới Thời gian tưới Lượng nước
Giai đoạn (lần/ngày) (phút/lần) (L/bầu/ngày)

Trồng – 14 ngày 5 5 0,8

Trồng 15 ngày – ra hoa 8 5 1,6

Đậu quả – thu hoạch 11 5 2,0

8. Chăm sóc
            Treo cây: Cây được treo cố định sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây cao khoảng 50
cm), sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc.

            Tỉa chồi: Cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để
lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá
thật đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ.

            Thụ phấn: Thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.

            – Thụ phấn bằng ong: Sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn
1.000 m 2  là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (khoảng
15 – 20 ngày sau trồng); Thả vào lúc mát mẻ.
            – Thụ phấn bằng thủ công: Do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì
tiến hành thụ phấn,sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9
giờ sáng, tiến hành thụ phấn liên lục trong vòng khoảng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây
đều đậu quả thì ngưng thụ phấn.

            Tỉa quả: Sau khi cây đậu quả, quả có đường kính trên 2 cm thì tiến hành tỉa quả,
chỉ để lại 1 đến 2 quả trên cây, còn các quả còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng
nuôi quả. Vị trí để quả là từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15.
            Bấm đọt thân chính: Sau khi cây được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để
tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Treo dây cố định cây


Tỉa lá cành cấp 1, để chừa 2 lá
Sử dụng ong để thụ phấn
Bấ
m ngọn khi cây được 25 lá
9. Phòng trừ sâu bệnh
            Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa
lưới. Dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu bị một số đối tượng côn trùng gây hại
nghiêm trọng như bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh khảm, bệnh phấn trắng. Phòng trị theo
hướng sinh học (thuốc sinh học), vật lý (bẫy dính màu vàng). Nên sử dụng các loại thuốc
phòng trừ có tính tiếp xúc, mau phân hủy và có thời gian cách ly ngắn đồng thời tuân thủ
theo nguyên tắc “4 đúng”.

9.1 Bệnh hại
Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum)
            Bộ phận bị hại: Phá hại tất cả các bộ phận của cây dưa lưới.

            Triệu chứng: Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất
hiện những đốm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm
trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh
chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng
xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm
chất kém, năng suất thấp.
            Điều kiện phát sinh, phát triển: Bệnh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm
độ cao, tuy nhiên, điều kiện khô hanh lại thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh
trên đồng ruộng. Đặc biệt, bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh
gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền
theo gió.

            Biện pháp phòng trừ:

            – Vệ sinh xử lý nhà màng trước khi trồng, thu gom các bộ phận đem tiêu hủy

            – Trồng mật độ vừa phải để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng bên trong nhà
màng khi cây giao tán.

            – Có chế độ dinh dưỡng cân đối.

            – Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Topsin M50SC, 70 WP (Thiophanate
Methyl), Score 250EC (Difenoconazole), Aliette 80WP, 800WG (Fosetyl – aluminium),
Amistar Top 325SC (Azoxystrobin + Difenoconazole). 
Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis)
            Bộ phận bị hại: Phá hại tất cả các bộ phận của cây dưa lưới nhưng chủ yếu phá
hại chủ yếu trên lá.

            Triệu chứng:Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh
nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất
định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới
hạn bởi các gân lá. Quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc
thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô
tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết. Khác với
bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của
lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ. Nguồn bệnh tồn tại trong
lá và tàn dư cây bệnh.

            Điều kiện phát sinh, phát triển: Bệnh nặng và lây lan nhanh khi gặp điều kiện thời
tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp).

            Biện pháp phòng trừ:


            – Vệ sinh xử lý nhà màng trước khi trồng, thu gom các bộ phận đem tiêu hủy.

            – Trồng mật độ vừa phải để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng bên trong nhà
màng khi cây giao tán.

            – Có chế độ dinh dưỡng cân đối.

            – Ngắt bỏ bớt các lá già và lá bị bệnh, dùng màng phủ đất, tránh để lá gốc tiếp
xúc đất.

            – Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Mataxyl 500WP (Metalaxyl), Aliette 800WG
(Fosetyl Aluminium), Vicarben 50HP (Carbendazim), Vialphos 80 BHN (Fosetyl
Aluminium).

            – Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có từ 3 – 4 lá thật bằng các
thuốc Zineb bul 80WP (Zineb),Topsin – M 70WP (Thiophanate Methyl).

Bệnh nứt thân, xì mủ (Mycosphaerella melonis)


            Bộ phận bị hại: Phá hại tất cả các bộ phận của cây bí xanh

            Triệu chứng: 

            – Trên lá: Đốm bệnh không đều và lan rộng dần, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc
lớn hơn, lúc đầu là đốm úng nước, sau đó sẽ khô lại và có màu nâu nhạt. Bệnh thường
xuất hiện từ bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng
tâm nâu sậm, sau đó, đốm có màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm, lá bị cháy. Tâm
vết bệnh có nhiều bào nang có miệng, còn được gọi là quả thể.

            – Trên thân: nhất là trên nhánh thân có hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước
khoảng 1 – 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh,
nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại. Nơi
vùng bệnh, vỏ thân có thể bị nứt nẻ, trên đó cũng có mang nhiều quả thể nấm màu đen và
nhỏ. Bệnh làm héo dây hay héo nhánh.
            – Trên trái: Lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó, đốm bệnh khô, có màu nâu
và bị nứt nẻ.

Biện pháp phòng trừ:

            – Vệ sinh xử lý nhà màng trước khi trồng, thu gom các bộ phận đem tiêu hủy.

            – Trồng mật độ vừa phải để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng bên trong nhà
màng khi cây giao tán.

            – Có chế độ dinh dưỡng cân đối.

            – Hạn chế tưới nước quá nhiều vào buổi chiều. Khi tưới nước cần chú ý không
nên té nước lên thân, lá.

            – Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Bavistin 50FL (Carbendazim); Carbenda
50SC (Carbendazim); Dithane M45 80WP (Mancozeb); Manozeb 80WP (Mancozeb),
Topsin – M 70WP (Thiophanate Methyl). Phun ướt đẫm thân cây dưa và gốc.

9.2 Sâu hại
Bọ trĩ (Thrip palmi)
            Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: Bọ trĩ thường sống tập trung trong
đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm cho đọt bị xoăn chùn lại, sượng ngẩng
đầu lên cao, cây không vươn lóng, trái không phát triển. Bọ trĩ có rất nhiều loài và tất cả
đều cực kỳ nhỏ bé. Chúng rất mảnh và có thể có màu trắng, vàng, nâu hay màu đen. Bọ
trĩ đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.

            Điều kiện phát sinh, phát triển: Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết
nóng và khô. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa. Bọ trĩ còn là môi giới
truyền bệnh virus cho cây.

Biện pháp phòng trừ:

            – Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị nhiễm


            – Giống F1 kháng được nhiều loại sâu, bệnh

            – Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng, sử dụng hệ thống phun
sương và quạt thông gió làm mát để giảm bớt nhiệt độ nhằm hạn chế bọ trĩ phát triển.

            – Luân phiên sử dụng thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc Actara
25WG (Thiamethoxam), Radian 60SC (Spinetoram), SK Enspray 99 (Petroleum spray
oil).

            – Dùng bẫy màu vàng (Thu bắt trưởng thành của bọ trĩ), đặt bẫy cách mặt đất 20
– 25 cm,khoảng cách 15 – 20 m 2 /bẫy).
Bọ phấn trắng (Bemisia myricae)
            Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: Bọ trưởng thành và bọ non chích hút
nhựa cây chủ yếu là ở ngọn và các lá non, làm lá có các đốm hoặcvệt màu vàng, mật độ
bọ cao có thể làm vàng cả lá, chỉ gân lá còn xanh. Ngoài tác hại trực tiếp, bọ phấn cũng là
môi giới lan truyền bệnh khảm (virus) cho cây.

            Điều kiện phát sinh phát triển: Phát triển mạnh trong các giai đoạn ẩm ướt và bón
nhiều đạm.

            Biện pháp phòng trừ:

            – Vệ sinh các loại cỏ dại xung quanh nhà màng là nơi ký chủ của bọ phấn nhằm
hạn chế xâm nhập vào bên trong nhà màng.

            – Ngắt bỏ các bộ phận bị hại

            – Luân phiên sử dụng thuốc hóa học khi sâu non xuất hiện: Actara 25WG
(Thiamethoxam), Sokupi 0,36SL (Matrine), Elsin 10EC (Nitenpyram), Acnipyram 50WP
(Nitenpyram), LKSet – Up70WG (Nitenpyram + Pymetrozine), MAP Green 10AS (Citrus
oil), BioRepel 10SL (Garlic juice), Bralic – Dầu Tỏi 1,25SL (Garlic juice), Biosun 3EW
(Pyrethrins + Rotenone).

            – Có thể sử dụng ong ký sinh ngoài tự nhiên hoặc thuốc Admire 050EC
(Imidacloprid) phun ở mặt dưới lá để phòng trị và bảo tồn ong ký sinh.
            – Dùng bẫy màu vàng (Thu bắt trưởng thành của bọ phấn trắng ), đặt bẫy cách
mặt đất 20 – 25 cm, khoảng cách 15 – 20 m 2 /bẫy)
            – Lưu ý đảm bảo thời gian cách ly thuốc khi sử dụng.

10. Thu hoạch, đóng gói, bảo quản


            Tiêu chí xác định độ chín, độ ngọt: Khi thấy lưới tạo đều và phần cuống quả đã
xuất hiện lưới kết hợp chuyển màu hơi vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp (tương
đương khoảng từ 40 – 50 ngày sau thụ phấn) hay độ ngọt (độ Brix) đạt 12% trở lên là thời
điểm có thể thu quả. Thời điểm thu hoạch dưa tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Sau khi thu hoạch, vận chuyển ngay vào nhà sơ chế hoặc nơi thoáng mát để phân loại,
đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ sớm nhất. Sản phẩm sau thu hoạch phải đảm bảo
các dư lượng (Đạm Nitrate, kim loại nă ̣ng, thuốc BVTV, vi sinh vâ ̣t) dưới ngưỡng cho
phép (Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế), mẫu mã đẹp.

            Thiết bị thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ
những chất không độc hại, đảm bảo sạch sẽ và không nên quá lớn.

            Trước khi dùng bao bì đóng gói: Loại bỏ các quả bị sâu bệnh, xay sát. Việc ghi
nhãn theo quy định tại quyết định 178/199/QĐ/TTG ngày 20/09/1999 của Thủ tướng
chính phủ về quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và thông tư số 15/2000/TT/BTY ngày 30/06/2000 của Bộ Y tế hướng
dẫn ghi nhãn hàng hóa thực phẩm. Trường hợp đóng gói tại nhà sơ chế cần phân loại các
loại trái, bỏ những trái xấu hoặc quá chín. Đóng gói trong bao bì sạch có lỗ thông hơi.
Bảo quản nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ thấp nếu đóng góitrong bao bì kín.

11. Vận chuyển


            Cần kiểm tra các phương tiện vận chuyển trước khi xếp thùng chứa sản phẩm,
đảm bảo sạch sẽ.

            Sản phẩm cần được bảo vệ trong quá trình vận chuyển nhầm đảm bảo chỉ tiêu về
chất lượng và hình thức rau đạt VietGAP.

12. Ghi chép dữ liệu


            Ghi chép đầy đủ dữ liệu trong sổ tay ghi chép để dễ dàng kiểm tra và giải quyết
sự cố xảy ra như: Điều kiện thời tiết mưa nắng; Ngày làm đất cách xử lý đất; Tên giống
ngày mua, ngày gieo trồng, ngày tỉa cây; Ngày bón phân, phun thuốc, loại thuốc, loại
phân; Tưới nước, nhỏ cỏ và các chăm sóc khác; Ngày thu hoạch, diện tích thu hoạch, số
lượng thu hoạch; Những sự cố, vấnđề xảy ra trong suốt quá trình trồng, thu hoạch, vận
chuyển.

You might also like