You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT VÔ CƠ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


CÔNG NGHỆ PHÂN BÓN

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÂN BÓN HIỆN NAY

GVHD: TS. Bùi Thị Vân Anh

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

MSSV: 20164003

Hà Nội

Tháng 09, 2020

1
2
PHẦN MỞ ĐẦU

Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng những hợp
chất hữu cơ để hỗ trợ sự phát triển của cây trồng, ví dụ như sử dụng xác
động, thực vật hay sử dụng các loại phân động vật,… “Một nhóm nghiên
cứu thuộc Đại học Oxford phát hiện ra rằng trong thời kỳ đồ đá khoảng
6.000 năm trước công nguyên, những người nông dân đã biết sử dụng
phân gia súc như bò, cừu, dê, lợn như một loại phân bón tan chậm cho
cây trồng.”[3]

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
mà việc sử dụng một loại hợp chất dùng cho việc phát triển cây trồng đã
đơn giản hơn rất nhiều. Sự ra đời của phân bón trong một vài thế kỷ gần
đây đã mở ra cho thế giới không những một ngành công nghiệp đầy triển
vọng mà còn thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành trồng trọt và các
các ngành nghề hóa chất liên quan tới phân bón.

Từ cuối thế kỷ XIIX, người ta đã phát hiện sự có mặt của các hợp
chất supe phosphate có trong xương động vật có thể bổ sung chất dinh
dưỡng cho cây trồng. Sau hơn hai thế kỉ hình thành và phát triển, ngành
phân bón thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với tình
hình kinh tế và chính trị từng thời điểm. Bắt đầu từ những phát hiện sơ
khai về hợp chất có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, cho đến
nay phân bón đã trở nên phổ biến trên thị trường thế giới với sự đa dạng
về chủng loại, công dụng và cả giá thành,… đi kèm đó là những sự nổ lực
không ngừng để cải tiến công nghệ sản xuất phân bón ngày càng hiệu quả
và nâng cao chất lượng sản phẩm.

3
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN

1.1. Khái niệm về phân bón:

Phân bón là các sản phẩm làm tăng dinh dưỡng cây trồng, làm tăng
các tính chất vật lí và tính chất hóa học của đất từ đó tăng chất lượng và
năng suất cây trồng.

Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón gồm có:

-Nhóm nguyên tố vi lượng: boron (Bo), clo (Cl), mangan (Mn), sắt
(Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mô-líp-đen (Mo), selen (Se).

-Nhóm nguyên tố trung lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Sulfur (S)
được bổ sung ở dạng cây hấp thụ được.

-Nhóm nguyên tố đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K), là thành
phần dinh dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
chất lượng cây trồng. Tuy nhiên các nguyên tố này ở trong đất và không
khí rất ít vì thế phân bón chứa hợp chất N-P-K là nguồn cung cấp chính
các nguyên tố này cho cây trồng để tăng sự chịu đựng của cây trồng đối
với sự biến đổi thời tiết từ đó tăng năng suất và chất lượng sản lượng của
sản phẩm do cây trồng tạo ra.

Nguyên tố Nito có vai trò tổng hợp protein, enzym và các axit amin
là chất nguyên sinh của tế bào sống; kích thích thân lá và chồi phát triển
tốt, thúc đẩy rễ phát triển hơn so với cây thiếu N; cây cần N trong toàn bộ
chu kỳ sinh trưởng và phát triển.

Nguyên tố Photpho có vai trò trong việc hình thành axit nucleic và
photpholipit bổ sung cho cây; thúc đẩy đẻ nhánh, trổ bông và tăng cường
chất lượng hạt; nhu cầu P lớn nhất trong giai đoạn cây chuẩn bị trổ bông,
kết quả hay tạo hạt.

Nguyên tố Kali tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp hydrat
cacbon và gluxit cho cây; giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng
chống chịu, nâng cao chất lượng nông sản; nhu cầu K lớn nhất trong giai
đoạn cây phát triển.

4
Mỗi nguyên tố và nhóm nguyên tố đều có tác động kích thích từng
bộ phận nhất định và từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng,
dựa vào đó mà người ta có thể lựa chọn phân bón với thành phần thích
hợp cho từng loại cây trồng và cho từng thời điểm khác nhau.

1.2. Phân loại phân bón:

Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia phân bón
bằng nhiều cách khác nhau.

-Dựa vào nguồn gốc phân bón có thể chia phân bón thành hai loại:
phân bón vô cơ (phân bón hóa học hay phân khoáng) và phân bón hữu cơ.

+“Phân khoáng là loại phân bón cung cấp trực tiếp cho cây trồng
các hợp chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K đối với cây trồng.
Trong phân khoáng lại chia ra làm các hợp chất chứa đạm, chứa lân, chứa
kali và phân vi lượng.”[2] Đây là loại phân chiếm 90% tổng nhu cầu tiêu
thụ phân bón tại Việt Nam hiện nay.

+“Phân hữu cơ là các hợp chất hữu cơ hoặc bã thải hữu cơ như các
loại phân chuồng, phân xanh.”[2] Thông qua quá trình phân giải hoặc lên
men trở thành dạng cây có thể hấp thụ được. Loại phân này khó sản xuất
thương mại hóa ở quy mô lớn. Ở Việt Nam hiện nay, phân bón hữu cơ
thường được sử dụng kết hợp với các loại phân bón hóa học để tăng độ
dinh dưỡng cho cây trồng.

-Dựa vào chức năng cũng có thể chia phân bón thành phân bón trực
tiếp, phân bón gián tiếp và phân bón chức năng.

-Dựa vào cấu tạo thì phân bón được chia ra làm ba loại: phân bón
đơn, phân bón phức hợp và phân bón hỗn hợp.

+Phân bón đơn là loại phân bón chỉ chứa một nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng chủ yếu là N, P hoặc K.

+Phân bón phức hợp là phân bón có chứa hỗn hợp nguyên tố dinh
dưỡng, và được tạo thành từ phản ứng hóa học, ví dụ như DA, DAP,…

+Phân bón hỗn hợp là phân bón chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
đa lượng và được tạo thành bằng phương pháp trộn cơ học từ các phân
bón đơn, ví dụ tiêu biểu như NPK.

5
Ngoài ra có thể phân loại phân bón dựa vào mục đích sử dụng
(phân bón rễ, phân bón lá, phân cải tạo đất), dựa vào thành phần chất dinh
dưỡng (phân bón vi lượng, phân bón trung lượng và phân bón đa lượng).

1.3. Lịch sử phát triển của ngành phân bón:


1.3.1. Lịch sử phát triển của ngành phân bón thế giới:

Cuối thế kỷ 18, lần đầu tiên con người đã phát hiện hợp chất supe
photphat có trong xương động vật, có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho
cây trồng.

“Đầu thế kỷ 19, Justus Von Liebig-nhà hóa học người Đức đã thử
nghiệm thành công dùng axit sunfuric để hòa tan phốt phát trong xương
động vật, mở đầu cho ngành công nghiệp phân bón trên thế giới.”[4]

Những năm 1840, cách điều chế supe photphat bằng cách dùng axit
sunfuric hòa tan quặng apatit ra đời. Cùng thời điểm đó, các mỏ quặng
photphat được khai thác lần đầu tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức (1860)
và ở Mỹ (1867), đưa công nghiệp photphat bước sang hướng mới với
nguồn nguyên liệu dồi dào và hiệu quả hơn.

Thế kỷ 20-Ngành công nghiệp Photphat tiếp tục phát triển khi sản
phẩm amoni photphat (DAP, MAP) được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ
năm 1916. Đây là loại phân lân được ưa chuộng trên thế giới, với tốc độ
tăng trưởng nhanh do tính hiệu quả và hàm lượng phốt pho dồi dào.

“Công nghiệp phân kali khởi nguồn từ cuối thế kỷ 19, khi các mỏ
potash lớn được khai thác ở Tây Âu. Đức là nước khai thác và sản xuất
phân kali lớn nhất trong giai đoạn này. Ngày nay, với lợi thế từ những mỏ
potash trữ lượng lớn, Bắc Mỹ và các khu vực trên là những nước có lợi
thế sản xuất và xuất khẩu phân kali trên thế giới.”[4]

Bước đột phá của ngành phân bón là khi nhận biết được tầm quan
trọng của Ni-tơ đối với cây trồng. Năm 1909, nhà khoa học người Đức-
Fritz Haber đã phát hiện ra phản ứng hóa học của Ni-tơ và hydro tạo ra
amoniac, làm cơ sở cho sản xuất phân bón Ni-tơ.

Năm 1920, phương pháp tổng hợp Urê từ than lần đầu tiên được
giới thiệu ở Đức. Những năm 1950, công nghệ sản xuất Urê từ khí bắt
đầu được sử dụng, khu vực Đông Âu và Trung Đông có trữ lượng khí dồi
dào đã tăng cường sản xuất và xuất khẩu loại phân này.

6
Từ năm 1953-1960, các loại phân NPK lần lượt ra đời với tỉ lệ ba
thành phần chính Nitơ, Photpho và Kali khác nhau, do nhu cầu bổ sung
đồng thời các chất dinh dưỡng. Ban đầu, các loại phân hỗn hợp được sản
xuất bằng cách trộn trực tiếp các loại phân đơn. Năm 1962, phương pháp
tạo hạt phân NPK ra đời. Ở Mỹ, số lượng nhà máy sản xuất NPK đã tăng
lên nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Giữa thế kỷ 20, thế giới đã trải qua cuộc cách mạng Xanh bắt đầu ở
Mexico năm 1944. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp của cuộc cách
mạng này đã thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp thế giới, kéo theo
nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng trưởng nhanh nhất lịch sử trong giai đoạn
từ năm 1960-1990. Ngành công nghiệp phân bón cũng theo đó mà phát
triển mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu phân bón diễn ra nhộn nhịp
giữa các khu vực trên thế giới.

“Trải qua hơn 2 thế kỷ hình thành phát triển, ngành phân bón thế
giới đã bước vào giai đoạn bão hòa. Tốc độ tăng trưởng ngành chậm lại,
nguồn cung dư thừa ở một số khu vực. Điều này đặt ra thách thức cho
động lực phát triển ngành phân bón thế giới trong giai đoạn tới. Thế kỷ
21 đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nông nghiệp
sạch, khiến việc sử dụng phân bón chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng
dồi dào, sử dụng tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường được coi
trọng hơn.”[4]

1.3.2. Lịch sử phát triển của ngành phân bón Việt Nam:

Việt Nam là nước nông nghiệp với quá trình phát triển lâu đời.
Những thế kỷ trước, người nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ tự
chế từ tro, xác thực vật, phân chuồng,… để bón cho cây trồng.

Từ khi có sự ra đời của phân bón hóa học đã thúc đẩy ngành sản
xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng suất và
chất lượng cây trồng.

Ngành phân bón Việt Nam hình thành và phát triển theo 4 giai
đoạn gắn liền với các giai đoạn lịch sử khác nhau:

-Giai đoạn trước 1960: Ngành nông nghiệp kém phát triển do chiến
tranh, người nông dân chỉ sử dụng phân hữu cơ tự chế để bón cho cây
trồng.

7
-Giai đoạn 1961-1980: Sản xuất và tiêu thụ phân Urê, phân lân ở
mức thấp, tuy nhiên các nhà máy phân bón đầu tiên đã ra đời: nhà máy
phân lân Văn Điển (1961), nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao (1962).
nhà máy đạm Hà Bắc (1975) là nhà máy đạm đầu tiên ở Việt Nam, nhưng
cũng mới chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu phân đạm cả nước, vẫn phải tiếp
tục nhập khẩu bổ sung từ Trung Quốc. Nhu cầu kali cho cây trồng vẫn
chưa được chú trọng.

“Giai đoạn 1981-2000: Ngành phân bón đạt tốc độ tăng trưởng cao
ở hầu hết các phân khúc, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10,1%/năm.
Đặc biệt, với sự ra đời của phân phức hợp NPK là một đóng góp rất quan
trọng cho nền sản xuất nông nghiệp do đầy đủ chất dinh dưỡng và tiện lợi
khi sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí và công chăm sóc. Giai đoạn này, các
nhà sản xuất trong nước đầu tư công nghệ tiên tiến để gia tăng nguồn
cung cả chất và lượng. Ước tính, sản xuất toàn ngành tăng trưởng trung
bình 22% giai đoạn 1991-1997, mức đầu tư toàn ngành tăng từ 63,5 tỷ
đồng năm 1991 lên 102 tỷ đồng năm 1997. Tăng trưởng sản xuất đã
nhanh chóng bù đắp phần nào nhu cầu thiếu hụt các mảng sản phẩm
NPK, Urê, lân.”[4]

Giai đoạn 2001 đến nay, ngành phân bón tiếp tục tăng trưởng
nhưng tốc độ chậm lại so với giai đoạn trước. Nhu cầu tiêu thụ phân bón
đang có tốc độ tăng trưởng giảm dần.

8
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HIỆN NAY

2.1. Nguồn nguyên liệu:

Nguyên liệu đầu vào sản xuất các loại phân bón là khác nhau: than,
khí thiên nhiên-sản xuất phân đạm; quặng bồ tạt-sản xuất phân kali; đá
photphat, quặng apatit-sản xuất phân lân. Ngoài ra, một số nguyên liệu
như lưu huỳnh-sản xuất axit sunfuric là một thành phần tạo nên phân
DAP, MAP và một số thành phần vi lượng khác,…

2.1.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất phâm đạm-khí thiên nhiên,
than:

-Khí thiên nhiên tập trung nhiều nhất ở khu vực Trung Đông và các
nước cộng đồng các quốc gia Độc lập với trữ lượng 90,3 nghìn tỷ m 3 (trữ
lượng đã thăm dò được). Thời gian khai thác còn lại đối với lượng khí
truyền thống toàn cầu khoảng 52,5 năm.

Bên cạnh đó, các mỏ khí đá phiến mới được phát hiện có trữ lượng
đáng kể, phân bố chủ yếu ở Châu Á (tập trung ở Trung Quốc và
Australia), Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi với tổng trữ lượng lên đến
214,6 nghìn tỷ m3.

Về nguồn cung khí thiên nhiên hàng năm, sản lượng khí khai thác
toàn thế giới đạt 3.680,4 tỷ m 3 năm 2017, tăng 3,2% so với năm 2016.
Trong đó, Bắc Mỹ là khu vực có sản lượng khai thác khí thiên nhiên cao

9
nhất thế giới với 926 tỷ m3 khí, chiếm hơn 25% tổng lượng khai thác toàn
cầu, sau đó là các nước cộng hòa các quốc gia Độc lập (chiếm 23%,
tương ứng 856 tỷ m3) đây sẽ tiếp tục là khu vực xuất khẩu khí thiên nhiên
lớn nhất thế giới với 258,4 triệu tấn/năm. Châu Âu và Châu Á Thái Bình
Dương sẽ có mức thiếu hụt khí thiên nhiên lớn nhất thế giới lần lượt với
269,7 triệu tấn và 157,5 triệu tấn vào năm 2020. Điều này sẽ làm cho tốc
độ tăng trưởng công suất sản xuất phân đạm chậm lại tại các khu vực
đang thiếu hụt nguồn khí trên.

-Sản lượng than khai thác toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng với
tốc độ trung bình 3,12%/năm giai đoạn 2000-2017. Tuy nhiên, từ năm
2013-2016, sản lượng khai thác toàn cầu có xu hướng giảm đáng kể. Năm
2016, sản lượng than chỉ đạt 7.492 triệu tấn giảm 5,8% so với năm 2015,
đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 15 năm trước đó. Nguyên nhân là
do Trung Quốc thực hiện cắt giảm 9% sản lượng khai thác than trong
năm 2016 vì chính sách môi trường của nước này. Đây là quốc gia có sản
lượng khai thác than lớn nhất thế giới, chiếm đến 46% sản lượng toàn
cầu, vì vậy việc cắt giảm sản lượng tại Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến
tổng sản lượng khai thác toàn thế giới.

2.1.2. Nguyên liệu sản xuất phân lân-đá photphat:

Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân lân, DAP, MAP là đá
phosphate, lưu huỳnh và amoniac. Ở một số nước không có đá phosphate,
có thể dùng apatit để thay thế, tuy nhiên, chất lượng và hàm lượng
photpho trong apatit thấp, khó đảm bảo tỷ lệ chất dinh dưỡng khi sản
xuất. Vì vậy, trên thế giới chủ yếu là khai thác hoặc nhập khẩu đá
photphat để sản xuất phân DAP, MAP.

Châu Phi là khu vực có nguồn dự trữ đá phosphate lớn nhất thế giới
chiếm hơn 80% lượng dự trữ toàn cầu, tập trung chủ yếu ở các nước:
Maroc (60,4%), Sahara (5,9%), Tuynidi (3,2%),... Do nhu cầu đá
phosphate ở Châu Phi không lớn nên 1/3 sản lượng khai thác hàng năm
được xuất khẩu, trở thành khu vực có sản lượng xuất khẩu đá phosphate
lớn nhất thế giới (chiếm 50,8% lượng thương mại toàn cầu).

Đông Á là khu vực khai thác đá photphat lớn nhất, sản lượng lên tới
85,4 triệu tấn năm 2016. Trong đó, sản lượng khai thác của Trung Quốc là
81 triệu tấn (40,5% sản lượng toàn cầu), chủ yếu cung cấp cho các nhà
sản xuất phân lân trong nước, nên hoạt động thương mại đá photphat trên
10
thế giới ít chịu ảnh hưởng của quốc gia này. Cùng với đó, Mỹ (28,1 triệu
tấn), Maroc (28 triệu tấn), Nga (11,2 triệu tấn) là 4 quốc gia đứng đầu về
sản lượng khai thác, chiếm 74% sản lượng đá photphat toàn cầu.

2.1.3. Nguyên liệu sản xuất phân Kali-quặng potash:

Theo số liệu từ Cục địa chất Mỹ, năm 2014, trữ lượng quặng potash
toàn thế giới là 210 tỷ tấn, thời gian khai thác ước tính khoảng 288 năm,
phân bố tập trung ở khu vực Bắc Mỹ và cộng đồng các quốc gia Độc lập
(chiếm tới 89% trữ lượng toàn cầu). Trữ lượng lớn nhất thăm dò được xác
định ở Canada với gần 97 tỷ tấn quặng (bằng 46% trữ lượng toàn thế
giới), Nga có trữ lượng 73,5 tỷ tấn (35%), và một số nước với trữ lượng
nhỏ như Belarus (8%), Brazil (3%), Trung Quốc (2%), Mỹ (1%),… Việc
sở hữu các mỏ potash lớn trên thế giới và phương pháp khai thác chế biến
ngay tại chỗ đã tạo ra lợi thế tuyệt đối cho các nước sản xuất kali như
Canada, Nga, Belarus so với các quốc gia không có mỏ trên thế giới.

2.2. Các công nghệ sản xuất phân bón hiện nay:

2.2.1. Phân đạm:

Quy trình sản xuất phân đạm bao gồm 2 giai đoạn chính là: (1)
Tổng hợp Amoniac, (2) Tổng hợp các loại phân đạm từ gốc Ammonium.

Công nghệ sản xuất Amoniac điển hình trên thế giới như: Krupp
Uhde (Đức), Kellogg (Mỹ), Haldo Topsoe (Đan Mạch)…

Công nghệ tổng hợp và tạo hạt đạm phổ biến như: Snamprogetti
(Italia), Stamicarbon (Hà Lan), Toyo Engineering (Nhật Bản)…

Điểm khác biệt của các công nghệ này là hiệu suất vận hành, khả
năng tiết kiệm nhiên liệu, độ an toàn, lượng chất thải ra môi trường. Hầu
hết các công nghệ trên đều có chi phí đầu tư máy móc thiết bị tương đối
lớn, vận hành khá phức tạp. Về chất lượng sản phẩm, các công nghệ khác
nhau không tạo ra khác biệt quá lớn về chất lượng sản phẩm phân đạm.
Tuy nhiên, ở công đoạn tạo hạt, hạt phân đạm có thể ở dạng hạt trong hay
hạt đục, tùy theo cơ chế phun tạo hạt trong tháp tổng hợp, điển hình là
phân Urê.

2.2.2. Phân lân:

11
Quy trình sản xuất phân lân chủ yếu gồm hai giai đoạn: (1) Tổng
hợp axit sunfuric, (2) Tổng hợp các loại phân lân.

Có ba công nghệ thông dụng để sản xuất axit sunphuric là công


nghệ tiếp xúc, công nghệ NOx và công nghệ CaSO4. Trên thế giới, công
nghệ tiếp xúc là công nghệ hiện đại và được áp dụng phổ biến nhất.

Phân lân được sản xuất theo phương pháp ướt, sử dụng axit
sunfuric để hòa tan quặng apatit hay đá phophat.

2.2.3. Phân Kali:

Quặng potash khai thác từ mỏ được làm sạch và nghiền nhỏ. Sau
quá trình tuyển nổi để tách Kali ra khỏi hỗn hợp muối, được đưa vào quá
trình sàng lọc và định cỡ hạt. Muối Kali được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực nên tùy thuộc vào nhu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp hay công
nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm Kali tương ứng.

2.2.4. Phân NPK:

2.3. Sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam:

Hiện tại, ngành phân bón Việt Nam chỉ mới sản xuất được phân
Urê, phân lân và phân NPK.

-Phân Urê

Là loại phân đạm duy nhất được sản xuất tại Việt Nam do hàm
lượng Nitơ cao và công nghệ sản xuất phổ biến nhất. Quy trình sản xuất

12
phân Urê trong nước giống như trên thế giới với hai giai đoạn chính là
tổng hợp Amoniac và tổng hợp, tạo hạt Urê.

Việt Nam có bốn doanh nghiệp sản xuất Urê, thuộc hai tập đoàn lớn
là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đoàn dầu khí Việt
Nam (PVN): nhà máy đạm Hà Bắc và đạm Ninh Bình (trực thuộc
Vinachem), sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào. Trong khi, đạm Phú
Mỹ và đạm Cà Mau (trực thuộc PVN), có lợi thế gần các nguồn khí nên
sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên.

-Phân lân

Hiện tại, Việt Nam đã sản xuất được bốn loại phân Lân, chia làm
hai nhóm chính.

+Nhóm phân lân đơn gồm phân Supe lân và phân lân nung chảy-
chỉ chứa một thành phần dinh dưỡng là Phốtpho (P).

Phân supe lân là loại phân bón đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam,
các nhà máy được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Công
nghệ tổng hợp Axit phosphoric được lắp đặt trong nước hoặc nhập khẩu
từ Trung Quốc. Hiện tại, các nhà máy này đã cũ, công nghệ ở mức trung
bình.

Phân lân nung chảy sử dụng nhiệt vật lý lò cao nên không đòi hỏi
công nghệ phức tạp. Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu sử dụng công
nghệ được nghiên cứu và chế tạo trong nước như dây chuyền lò cao, dây
chuyền nghiền, sấy sản phẩm,…

+Phân DAP và phân MAP chứa hai thành phần là Phốtpho (P) và
Nitơ (N), tuy nhiên, Phốtpho chiếm tỷ trọng hàm lượng lớn trong tổng
khối lượng chất dinh dưỡng.

Với phân DAP và MAP, quy trình sản xuất phức tạp với chuỗi phản
ứng hóa học, đòi hỏi công nghệ hiện đại. Các nhà máy sản xuất DAP,
MAP trong nước hiện tại đều sử dụng công nghệ được nhập khẩu từ Châu
Âu với chi phí đầu tư lớn. Dù được trang bị công nghệ hiện đại nhưng
hiệu quả vận hành của các nhà máy DAP trong nước vẫn kém hơn so với
thế giới do quá trình đầu tư không đồng bộ.

13
-Phân NPK

Giống như trên thế giới, các doanh nghiệp NPK trong nước cũng
sản xuất theo 3 phương pháp chính: (1) Đảo trộn thô (2) Phối trộn tạo hạt
(3) Phương pháp hóa học.

Phân NPK có thể được tạo ra từ phương thức thủ công đảo trộn hay
phối trộn tạo hạt với tỷ lệ hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy,
hầu hết sản phẩm NPK trong nước có chất lượng kém, hàm lượng chất
dinh dưỡng thấp, dễ bị làm nhái, làm giả. Chỉ một số ít các doanh nghiệp
định vị thương hiệu tốt như NPK Phú Mỹ (công nghệ hóa học duy nhất ở
Việt Nam), NPK Đầu Trâu của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền
(công nghệ Urê nóng chảy) với chất lượng tốt ngang bằng các sản phẩm
trên thế giới.

Số lượng doanh nghiệp NPK gia nhập lớn nhất cả ngành phân bón
Việt Nam. Trong đó, chỉ khoảng 3% số doanh nghiệp có công suất trên

14
100 nghìn tấn/năm, hàng trăm doanh nghiệp sản xuất với công suất nhỏ,
chỉ từ 10 – 20 nghìn tấn/năm.

CHƯƠNG 3. SẢN LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

3.1. Cung-cầu trên thế giới:

[4]. Dữ liệu thống kê của Hiệp hội Phân bón Thế giới

Nhìn chung tỷ lệ cung-cầu phân bón trên thế giới ở mức cân bằng qua các
năm từ 1961-1989, có sự biến động ở năm 1989-1993 khi mà sản xuất
không đáp ứng đủ nhu cầu phân bón của thế giới. Những năm tiếp theo đến
nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà sản xuất phân bón được
cải tiến và ngày càng hiện đại nhờ đó đảm bảo được nguồn cung dồi dào
cho thị trường.

Một số quốc gia trên thế giới, đi đầu về sản lượng phân bón như: Trung
Quốc (28%), Nga (10%), Ấn Độ (9%), Canada và Mỹ (đều chiếm 7%)[4].

Tổng sản lượng năm 2018, đạt gần 200 triệu tấn.

Năm 2018, tiêu thụ phân bón thế giới ước đạt 189,4 triệu tấn chất
dinh dưỡng. Trong đó, Đông Á, Nam Á, Tây và Trung Âu chiếm tới 62%
lượng tiêu thụ toàn cầu. Những năm gần đây, nhu cầu trì trệ ở các khu vực
này khiến tốc độ tăng trưởng tiêu thụ phân bón toàn cầu chậm dần chỉ từ
0,5% – 1,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu phân bón bị thu hẹp chủ yếu
đến từ điều kiện thời tiết, giá cả các mặt hàng nông sản gây bất lợi cho các
khu vực nông nghiệp. Chính sách môi trường ở Trung Quốc và chiến lược
cải tạo phân bón ở Ấn Độ đã tác động đến nhu cầu phân bón của các quốc
gia tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới này. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân

15
bón hiệu quả hơn ở các quốc gia phát triển cũng khiến nhu cầu tiêu thụ
phân bón tăng trưởng chậm lại.

3.2. Cung-cầu ở Việt Nam:

“Tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2001-2015 chỉ dao
động từ 2,5% – 3,9%/năm và giảm còn 1,96%/năm giai đoạn 2016-2018.
Một số sản phẩm phân NPK, Urê, lân (chiếm gần 70% tổng nhu cầu phân
bón) đã bắt đầu dư cung. Sản xuất phân DAP trong nước đáp ứng 35% tổng
nhu cầu, phần còn lại vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.”[4]

“Trên thế giới, lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác
của Việt Nam ở mức khá cao. Năm 2016, Việt Nam tiêu thụ 430 kg phân
bón trên một hecta đất canh tác, chỉ sau một số quốc gia như New Zealand
(1.717 kg/ha), Malaysia (1.539 kg/ha), Ai Cập (645,5 kg/ha), Trung Quốc
(503 kg/ha). Mức tiêu thụ tại Việt Nam cao gấp 3,1 lần mức trung bình thế
giới (138 kg/ha năm 2016).”[4]

“Lượng phân bón sản xuất trong quý 1/2019 có xu hướng giảm so
với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ phân bón trong quý 1/2019 giảm 11% so
với cùng kỳ năm 2018. Ngành phân bón đang ở trạng thái bão hòa, các
doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, trong
khi đó cầu có xu hướng giảm. Trong quý 1/2019, Việt Nam nhập khẩu
phân bón tăng 4.3% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập
Ure tăng đến 34.5% so với cùng kỳ do sự sụt giảm sản lượng sản xuất nội
địa. Xuất khẩu phân bón quý 1/2019 giảm 48.4% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2018 do nguồn cung trong nước sụt giảm. ”[5]

16
Hiện nay trên thị trường giá các loại phân bón giao động theo từng
vùng và từng thời điểm tuy nhiên sự giao động này thì sự chênh lệch này
không lớn. Theo thống kê 8/2020 của Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp
và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC) tại thị trường huyện Củ Chi
thành phố Hồ Chí Minh giá các loại phân bón phổ biến có giá như sau:

Tên sản phẩm Đơn vị Giá


tính (đồng)
Ure Trung Quốc 50kg/bao 545.000
Ure Phú Mỹ 50kg/bao 550.000
DAP đen Trung 50kg/bao 825.000
Quốc
Supe lân Long 50kg/bao 150.000
Thành
Supe lân Lâm Thao 50kg/bao 170.000
Lân Long Điển 50kg/bao 105.000
Phân KCl Liên Xô 50kg/bao 520.000
Sài Gòn (cây rau 50kg/bao 95.000
màu)
NPK 16-16-8 Việt 50kg/bao 540.000
Nhật
NPK 20-20-15 Đầu 50kg/bao 680.000
Trâu
NPK Đầu Trâu đa 25kg/bao 355.000
năng
Bảng Giá phân bón ở Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) 8/2020

17
CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG PHÂN BÓN TRÊN HIỆN NAY

4.1. Xu hướng phát triển của phân bón:[8]


Phân bón hóa học vẫn là một trong những vật tư quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng phân bón hiện tại còn
chưa cao, lượng phân bón mất đi trong quá trình sử dụng là khá lớn gây
lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống. Trong nỗ lực tăng cao hiệu
lực sử dụng của các loại phân bón, người ta đã dùng nhiều cách để sản
xuất ra các loại phân bón mới. Phân bón thế hệ mới sẽ làm tăng hiệu quả
và năng suất của sản xuất nông nghiệp, đồng thời bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hiện nay, một số quốc gia có
nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ấn Độ,
Đài Loan… đã nghiên cứu và sản xuất một số loại phân bón thế hệ mới
được xếp theo nhóm như sau:
- Nhóm phân bón được sản xuất theo công nghệ nano.
- Nhóm phân bón được sản xuất theo công nghệ vi sinh và enzym.
- Nhóm phân bón vô cơ được sản xuất theo công nghệ mới.
- Nhóm phân bón được khai thác và chế biến từ nguyên liệu hữu cơ
thiên nhiên.
- Nhóm phân bón sinh học chức năng có hoạt lực cao.
Chính nhờ các nhóm, loại phân bón thế hệ mới với các tính năng
và hiệu lực hữu ích đã góp phần giảm lượng sử dụng các loại phân hóa
học, tăng chất lượng nông sản, bảo tồn độ phì đất và hạn chế ô nhiễm đất
nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước ngầm và hệ thống sông ngòi.
4.2. Phân trùn quế:
4.2.1. Giới thiệu về phân trùn quế:

“Giun (trùn) quế, từ lâu đã được biết đến là vật nuôi mang lại lợi
ích kinh tế cao. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn dinh dưỡng cao trong
chăn nuôi, mà trong trồng trọt, phân giun quế là loại phân có chất lượng
tốt. Mặt khác, nuôi giun quế góp phần giải quyết vấn đề xử lý chất thải
sinh hoạt, chất thải trong chăn nuôi gia súc, tạo ra chuỗi sản xuất khép kín
cho các trang trại, gia trại chăn nuôi. Trùn quế rất dễ nuôi, không đòi hỏi
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, bà con nông dân chỉ cần tham gia lớp
tập huấn hoặc tự nghiên cứu tài liệu cũng có thể áp dụng được. Chi phí

18
đầu tư thấp, ít rủi ro nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Chính vì thế
rất phù hợp với điều kiện của vùng nghiên cứu.”[10]

Phân trùn quế hay còn gọi là phân trùn đỏ là chất thải thu hoạch
được sau khi con trùn quế ăn chất hữu cơ. 

Đây là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phân trùn
nguyên chất, là loại phân thiên nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất
trong tất cả các loại phân.

Trong phân chứa các sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm
mốc. Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn
phân giải lân, phân giải cellulose và các chất xúc tác sinh học. 

Chất dinh dưỡng trong phân có thể hòa tan trong nước và chứa
đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt, phân trùn có
thể được cây trồng sử dụng ngay.

Phân có nồng độ pH=7. Đảm bảo môi trường trung tính, khi bón vào đất
không làm thay đổi tính chất pH của đất trồng.

4.2.2. Tác dụng của phân trùn quế đối với đất:[9]

Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển
của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magie,…

Đồng thời, nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt.. Các
chất này cây có thể hấp thụ được ngay, sẽ không có bất cứ rủi ro, hay tình
trạng cháy cây xảy ra khi bón phân trùn quế.

Đẩy lùi những bệnh của cây trồng nhờ chất mùn trong phân loại trừ
được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất.

Ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu
của chúng vì phân có năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu
cơ.

Nồng độ pH của phân giúp cây sinh trưởng tròn điều kiện pH đất
vừa phải.

Kích thích sự phát triển của cây và của vi khuẩn trong đất nhờ vào
acid humid và indol acetic acid có trong phân.

19
Làm giảm hàm lượng acid cacbon trong đất và gia tăng nồng độ ni-
tơ trong trạng thái cây có thể hấp thụ được.

Tăng khả năng giữ nước của đất,  góp phần làm đất tơi xốp và giữ ẩm
lâu.

Một số cách sử dụng:

-Phân trùn có thể được sử dụng như thành phần của đất ươm, vườn
ươm hay là phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải
tạo đất. 

-Dùng làm phân bón lỏng: Lấy 1kg phân trùn cho vào thùng nhựa
cùng với 10 lít nước, dùng máy bơm oxy (loại nhỏ dùng sục khí cho
hồ cá) sục 24-36h, sau đó lấy nước cho vào bình xịt, xịt cho tất cả các
loại cây, có tác dụng như loại phân bón lá rất tốt, ngoài ra còn có tác
dụng ngăn ngừa sâu bệnh, còn phần bã bón cho cây bình thường.

-Cho sự nảy mầm: Dùng 20-30% phân trùn quế trộn với đất, đảm bảo
cho cây phát triển trong 3 tháng mà không cần bất cứ thức ăn nào khác.
Có khả năng làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, giúp cây con phát triển
nhanh và có tỷ lệ sống cao.

-Như là chất điều hòa chất: Nếu bạn bỏ phân trùn và tưới nước
thường xuyên vào một vùng đất cằn cỗi đã được cuốc lên, thì lớp đất này
sẽ cải tạo đáng kể (3000 – 3500kg/ha).

-Như là phân bón: Bỏ phân trùn trực tiếp quanh gốc cây (không gây
hư hại cây nếu dùng nhiều) bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra
một loại thực phẩm có năng suất và chất lượng cao.

-Như là nhà cải tạo đất: Vì phân trùn chứa đựng hàng ngàn kén trùn,
nên khi ta bón vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén trùn sẽ nở ra và sinh
sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta và nơi nào có trùn sinh
sống thì nơi đó đất luôn màu mỡ và tơi xốp.

4.3.3. Phương pháp chế tạo:[11]

Để sản xuất ra một kg phân trùn quế không hề đơn giản. Để ra


được thành phẩm chất lượng phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi
thời gian dài. Chính vì vậy, giá thành phân trùn quế không hề rẻ. 

20
Để có được nguồn phân trùn quế giàu dinh dưỡng thì cần phải trải
qua quá trình nuôi giun khoảng 6 tháng, với 4 bước sau mới cho thu
hoạch.
-Bước 1: Chuẩn bị thức ăn:
Thu gom phân bò và đổ xuống hố hoặc bể rồi bơm nước vào ngâm cho
phân mềm và lỏng.
-Bước 2:
Đánh nhuyễn phân bò trong bể ngâm, rồi đưa vào cho trùn ăn. Cho 1
lượng thức ăn vừa phải và đợi đến khi nào trùn ăn hết thức ăn mới tiếp
tục đưa thức ăn mới vào.
-Bước 3 :
Cứ tiếp tục như vậy sau 6 tháng nuôi giun thì tiến hành thu phân.
Cách thu phân:
Gạt lớp sinh khối trên bề mặt khoảng 5-6cm ra ngoài. Còn lại lớp dưới
cùng là toàn bộ phân trùn quế nguyên chất.
Đưa phân trùn quế ra khỏi luống nuôi và để giảm ẩm tự nhiên trong nhà.
Tránh mưa nắng vào sẽ làm giảm chất lượng của phân trùn.
-Bước 4:
Sau thời gian giảm ẩm khoảng 7-10 ngày, độ ẩm phân trùn quế lúc này
đạt khoảng 40-50% là tiến hành đóng bao và cung cấp cho bà con.

21
PHẦN KẾT LUẬN

Ngành phân bón Việt Nam đã phát triển nhanh trong những thập kỷ
gần đây. Việt Nam đã chủ động được nguồn cung trong nước và phát triển
những loại phân bón mới như DAP, MAP, các loại phân theo công nhệ
mới.

Hiện tại, nhu cầu phân Urê, lân, NPK được đáp ứng đủ, tuy nhiên,
vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn phân SA, Kali và một phần phân DAP.

Nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm vào khoảng 11 triệu tấn, với
hơn 90% là phân bón vô cơ, còn lại là phân hữu cơ, vi sinh. Trong đó,
phân NPK chiếm tỷ trọng lớn nhất (35,5%), theo sau là phân Urê (22,2%),
DAP (10,1%) và phân lân đơn (9%).

Ngành phân bón Việt Nam là ngành đầu vào quan trọng cho sản
xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân. Vì vậy, Chính
phủ đã ban hành nhiều chính sách điều tiết, bình ổn thị trường, hỗ trợ
người nông dân trong việc tiếp cận nguồn phân bón. Bên cạnh đó, các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trước sự cạnh tranh của phân bón
ngoại nhập cũng đã được ban hành trong những năm gần đây.

Các hiệp định thương mại hàng hóa cũng được kí kết mở ra nhiều
cơ hội xuất-nhập khẩu phân bón hơn, từ đó sự tiếp cận mua bán cũng trở
nên dễ dàng và đồng thời nó cũng đặt ra một mức độ cạnh tranh lớn hơn
giữa phân bón Việt Nam và phân bón nhập khẩu. Do đó, các doanh
nghiệp cần phải cải tiến kỹ thuật công nghệ để nâng cao sản lượng và chất
lượng sản phẩm.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng công nghệ phân bón-TS. Bùi Thị Vân Anh.

[2] Công nghệ sản xuất phân bón vô cơ-La Văn Bình, Bùi Thị Hiền-Nhà
xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội-2007.

[3]https://khoahoc.tv/phan-bon-duoc-dung-tu-8-000-nam-truoc-47832

[4] Báo cáo ngành phân bón Tháng 09/2019-Bùi Thị Phương (FPT
securities)-2019

[5] Báo cáo chuyên sâu ngành phân bón Việt Nam quý 2/2019
(https://viracresearch.com/industry/bao-cao-chuyen-sau-nganh-phan-bon-viet-
nam-q2-2019)

[6]https://toplist.vn/top-list/cong-ty-phan-bon-dang-tin-cay-nhat-viet-
nam-11225.htm

[7]http://vinanet.vn/nong-san/gia-phan-bon-on-dinh-o-muc-thap-
733055.html

[8] Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ-Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ TP. HCM-9/2015.

[9]http://tinhdoanvinhphuc.vn/phan-trun-que-tac-dung-cach-lam-va-su-
dung-dung-nhat/

[10]https://www.vista.gov.vn/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/nghien-
cuu-quy-trinh-ky-thuat-nuoi-giun-que-tai-thach-thanh-thanh-hoa-220.html

[11]https://www.facebook.com/giunquebavi/posts/2053234918301405/

23

You might also like