You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 7

Học kỳ 1 - Năm học: 2018 – 2019

1. Chương trình bảng tính là gì? So sánh màn hình làm việc của Excel 2010 và Word
2010? Em hãy nêu điểm khác biệt giữa bảng tạo bằng chương trình bảng tính và bảng tạo
bởi phần mềm soạn thảo.

Khái niệm chương trình bảng tính (SGK)

a) So sánh màn hình làm việc của Excel 2010 và Word 2010:

- Giống nhau: thanh tiêu đề, thanh trạng thái, thanh cuốn dọc ngang, thanh công cụ(dãi lệnh).

- Khác nhau: Excel 2010 có:

+ Trang tính là vùng làm việc chính: gồm các cột và hàng, giao giữa cột và hàng là ô tính

+ Địa chỉ ô

+ Thanh công thức

+ Dải lệnh Formulas và Data

b) Khác biệt giữa bảng tạo bằng chương trình bảng tính và bảng tạo bởi phần mềm soạn thảo

Bảng tạo bởi chương trình bảng tính (Excel) Bảng tạo bởi phần mềm soạn thảo (Word)
Tính toán từ đơn giản đến phức tạp Chỉ tính toán đơn giản
Vẽ được biểu đồ trực quan Không vẽ được biểu đồ
Có sẵn Phải tạo

2. Trang tính là gì? Nêu khái niệm về ô, hàng, cột, khối trên trang tính.

- Trang tính là vùng làm việc chính của Excel gồm các cột và hàng.

- Ô tính: vùng giao nhau giữa cột và hàng dùng để chứa dữ liệu.

- Hàng: được đánh thứ tự liên tiếp ở bên trái hàng, từ trên xuống dưới bằng các chữ số đầu từ
1,2,3,…. Các số này được gọi là tên hàng.
- Cột: cột của trang tính được đánh thứ tự liên tiếp trên đầu mỗi cột, từ trái sang phải bằng các
chữ cái bắt đầu từ A,B,C,… Các chữ cái này được gọi là tên cột.

- Khối: Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Có thể là một ô, một hàng,
một cột hay một phần của hàng hoặc của cột.

3. Địa chỉ của ô, khối? Địa chỉ tương đối? Địa chỉ tuyệt đối?

- Địa chỉ của ô: được tạo thành từ tên cột và tên hàng chứa ô đó. Ví dụ: A3, B4, C5,...

- Địa chỉ khối: cặp địa chỉ ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải được viết cách nhau bởi
dấu hai chấm.

- Địa chỉ tương đối: Là địa chỉ bị thay đổi khi chúng ta thực hiện Copy công thức. Đây là địa chỉ
mặc định khi chúng ta lập công thức.

- Địa chỉ tuyệt đối: Là địa chỉ luôn luôn cố định. Để tạo địa chỉ tuyệt đối, nhấn phím F4.

4. Nêu các cách nhập, sửa dữ liệu trên trang tính.

a) Nhập dữ liệu:

- Kích hoạt ô tính: + Nháy chuột vào ô cần kích hoạt.

+ Sử dụng 4 phím mũi tên .

+ Gõ địa chỉ của ô vào hộp tên.

- Gõ dữ liệu: trên thanh công thức hoặc gõ trực tiếp vào ô tính đang kích hoạt.

b) Sửa dữ liệu:

- Cách 1: Nháy chuột vào ô cần sửa.

Sửa trên thanh công thức.

Nhấn Enter.

- Cách 2: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa và sửa dữ liệu, sau nhấn Enter.

- Cách 3: Kích hoạt ô.

Nhấn phím F3.


Sửa dữ liệu và nhấn Enter.

5. Nêu các cách chọn ô, hàng, cột, khối, trang tính. (phải nêu được 3 cách)

- Chọn 1 ô:

+ Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.

+ Gõ tên địa chỉ ô đó vào hộp tên.

+ Sử dụng 4 phím mũi tên.

- Chọn 1 hàng:

+ Nháy chuột tại tên hàng cần chọn.

+ Gõ tên hàng:tên hàng vào hộp tên là: 5:5; 18:18;...

+ chọn ô đầu hàng, nhấn tổ hợp phím shift+ctrl

- Chọn 1 cột:

+ Nháy chuột tại tên cột cần chọn.

+ Gõ địa chỉ cột vào hộp tên là: A:A;...

+ Chọn ô đầu cột, nhấn tổ hợp phím shift+ctrl

- Chọn 1 khối:

+ Kéo thả chuột từ một góc đến ô ở góc đối diện.

+ Nhập địa chỉ khối vào hộp tên.

+chọn ô đầu+shift+chọn ô cuối

- Chọn trang tính:

+ctrl – A

+chọn ô giao nhau của hàng chứa tên cột và cột chứa tên hàng

6. Chức năng hộp tên, thanh công thức vào những việc gì?

- Hộp tên:
+ Hiển thị địa chỉ của ô hoặc khối đang được kích hoạt.

+ Kích hoạt ô hoặc khối cần chọn bằng cách nhập địa chỉ vào hộp tên.

- Thanh công thức:

+ Cho biết nội dung (dữ liệu hoặc công thức) của ô đang được kích hoạt.

+ Nhập, sửa dữ liệu của ô tính đang được kích hoạt.

7. Hàm là gì? Nêu lợi ích của việc sử dụng hàm? Nêu các bước nhập công thức, hàm trên
trang tính?

a) Khái niệm:

- Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định
nghĩa từ trước.

- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.

b) Lợi ích của việc sử dụng hàm: giúp việc tính toán dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.

c) Các bước nhập công thức, hàm trên trang tính:

Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.

Bước 2: Gõ dấu “=”.

Bước 3: Nhập công thức hoặc hàm (theo đúng cú pháp).

Bước 4: Nhấn phím Enter.

8. Nêu cú pháp, chức năng, ví dụ về các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, IF, COUNT,
COUNTIF, RANK.

- Hàm SUM:

+ Cú pháp: =SUM(a, b, c,…)

Các đối số a, b, c, … có thể là các số, địa chỉ ô hoặc địa chỉ khối.

+ Chức năng: tính tổng của một dãy các số.


+ Ví dụ: =SUM(15,24,45);

=SUM(A1,B6,H7,E7);

=SUM(B4:E5)

- Hàm AVERAGE:

+ Cú pháp: =AVERAGE(a, b, c, …)

Các đối số a, b, c, … có thể là các số, địa chỉ ô hoặc địa chỉ khối.

+ Chức năng: tính trung bình của một dãy các số.

+ Ví dụ: =AVERAGE(15,24,45);

=AVERAGE(H8,B4,A5);

=AVERAGE(A5:A29)

- Hàm MAX:

+ Cú pháp: =MAX(a, b, c, …)

Các đối số a, b, c, … có thể là các dữ liệu số, địa chỉ ô hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.

+ Chức năng: xác định giá trị lớn nhất của của một dãy các số.

+ Ví dụ: =MAX(15,24,45);

=MAX(A6,B7,C8);

=MAX(E7:E30)

- Hàm MIN:

+ Cú pháp: =MIN(a, b, c, …)

Các đối số a, b, c, … có thể là các dữ liệu số, địa chỉ ô hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.

+ Chức năng: xác định giá trị nhỏ nhất của của một dãy các số.

+ Ví dụ: =MIN(15,24,45);

=MIN(A6,B7,C8);
=MIN(E7:E30)

- Hàm IF:

+ Cú pháp: =IF(biểu thức so sánh, kết quả 1, kết quả 2)

Nếu biểu thức so sánh đó là đúng, nó sẽ hiển thị kết quả 1. Nếu biểu thức só sánh đó là sai, nó
sẽ hiển thị kết quả 2.

+ Chức năng: giúp lọc giá trị của một nhóm dữ liệu.

+ Ví dụ: Nếu giá trị ô A3 lớn hơn hoặc bằng 9 thì hiện kết quả “Xuất sắc”, còn nếu không thì
hiện “Giỏi” thì ta nhập: =IF(A3 >=9,”Xuất sắc”,“Giỏi”)

Nếu ô B6 có dữ liệu là “Tốt” thì hiện kết quả 50 còn nếu không thì 0 thì ta nhập:

=IF(B6=”Tốt”,50,0)

- Hàm COUNT:

+ Cú pháp: =COUNT(vùng chứa dữ liệu cần đếm)

+ Chức năng: đếm số dữ liệu kiểu số trong vùng chứa dữ liệu cần đếm.

+ Ví dụ: =COUNT(A3:B5)

- Hàm COUNTIF:

+ Cú pháp: =COUNTIF(vùng chứa dữ liệu cần đếm, điều kiện)

+ Chức năng: đếm số dữ liệu kiểu số trong vùng chứa dữ liệu cần đếm thỏa mãn điều kiện.

+ Ví dụ: =COUNTIF(A3:B5,”Tốt”);

=COUNTIF(J7:J18,”>=6”)

- Hàm RANK:

+ Cú pháp: =RANK(ô cần xếp hạng, địa chỉ khối cần xếp hạng [địa chỉ tuyệt đối], 0/1)

Địa chỉ khối cần xếp hạng phải sử dụng địa chỉ tuyệt đối.

Số 0 dùng để xếp hạng theo thứ tự giảm dần.


Số 1 dùng để xếp hạng theo thứ tự tăng dần.

+ Chức năng: xếp hạng một ô trong địa chỉ khối cần xếp hạng.

+ Ví dụ: =RANK(A3,$A$3:$B$5,0)

=RANK(B4,$B$2:$B$27,1)

9. Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức?

- Nhanh

- Chính xác

- Kết quả tự động cập nhật khi thay đổi giá trị của địa chỉ ô có trong công thức.

10. Nếu các cách điều chỉnh độ rộng cột (độ cao hàng) trên trang tính?

a) Điều chỉnh độ rộng cột:

- Cách 1:

Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải tên cột cần điều chỉnh (tăng hay giảm) độ rộng.

Bước 2: Kéo thả chuột sang phải để tăng (hay sang trái để giảm) độ rộng của cột.

- Cách 2:

Bước 1: Chọn cột (các cột) cần điều chỉnh độ rộng.

Bước 2: Chọn lệnh Format Cells trong nhóm Cells ở dải lệnh Home.

Bước 3: Chọn lệnh Column Width và gõ giá trị số phù hợp.

- Cách 3 (tùy chọn):

Bước 1: Chọn và nháy chuột phải cột (các cột) cần điều chỉnh độ rộng.

Bước 2: Chọn lệnh Column Width và gõ giá trị số phù hợp.

b) Điều chỉnh độ cao hàng:

- Cách 1:

Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào biên dưới tên hàng cần điều chỉnh độ cao.
Bước 2: Kéo thả chuột lên để tăng (hay xuống để giảm) độ cao của hàng.

- Cách 2:

Bước 1: Chọn hàng (các hàng) cần điều chỉnh độ cao.

Bước 2: Chọn lệnh Format Cells trong nhóm Cells ở dải lệnh Home.

Bước 3: Chọn lệnh Row Height và gõ giá trị số phù hợp.

- Cách 3 (tùy chọn):

Bước 1: Chọn và nháy chuột phải hàng (các hàng) cần điều chỉnh độ cao.

Bước 2: Chọn lệnh Row Height và gõ giá trị số phù hợp.

*Lưu ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rông cột, độ cao
hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột hoặc hàng đó.

11. Nêu các cách chèn thêm, xóa cột (hàng) trên trang tính?

a) Chèn thêm cột/(hàng):

- Cách 1:

Bước 1: Nháy chuột chọn cột/(hàng) có cột/(hàng) cần chèn ở ngay bên trái/(ngay bên dưới).

Bước 2: Chọn lệnh Insert trong nhóm Cells ở dải lệnh Home. 

- Cách 2:

Bước 1: Nháy chuột phải cột/(hàng) có cột/(hàng) cần chèn ở ngay bên trái/(ngay bên dưới).

Bước 2: Chọn Insert.

- Cách 3 (tùy chọn):

Bước 1: Nháy chuột chọn cột/(hàng) có cột/(hàng) cần chèn ở ngay bên trái/(ngay bên dưới).

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl - Shift - = (Ctrl - +)

b) Xoá bớt cột/(hàng):

- Cách 1:
Bước 1: Nháy chuột chọn cột/(hàng) cần xóa.

Bước 2: Chọn lệnh Delete trong nhóm Cells ở dải lệnh Home. 

- Cách 2:

Bước 1: Nháy chuột phải cột/(hàng) cần xóa.

Bước 2: Chọn Delete.

- Cách 3 (tùy chọn):

Bước 1: Nháy chuột chọn cột/(hàng) cần xóa.

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl - -

12. Nêu các cách sao chép (di chuyển) dữ liệu trên trang tính?

a) Sao chép:

- Cách 1:

Bước 1: Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu cần sao chép. 

Bước 2: Chọn lệnh Copy trong nhóm Clipboard trên dải lệnh Home hoặc nhấn Ctrl - C. 

Bước 3: Chọn ô cần đưa thông tin được sao chép vào (ô đích). 

Bước 4: Chọn lệnh Paste trong nhóm Clipboard hoặc nhấn Ctrl - V.

- Cách 2:

Bước 1: Chọn ô cần sao chép.

Bước 2: Trỏ tới viền của ô đã chọn.

Bước 3: Khi con trỏ trở thành con trỏ di chuyển  , kéo ô đến một vị trí khác.

b) Di chuyển:

- Cách 1:

Bước 1: Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu cần di chuyển.


Bước 2: Chọn lệnh Cut ở trong nhóm Clipboard trên dải lệnh Home hoặc nhấn Ctrl - X.

Bước 3: Chọn ô cần đưa dữ liệu được di chuyển tới ô đích.

Bước 4: Chọn lệnh Paste trong nhóm Clipboard hoặc nhấn Ctrl - V.

- Cách 2:

Bước 1: Chọn ô cần di chuyển.

Bước 2: Trỏ tới viền của ô đã chọn.

Bước 3: Khi con trỏ trở thành con trỏ di chuyển  , vừa nhấn giữ phím Ctrl vừa kéo ô đến một
vị trí khác.

13. Hãy cho biết khi sao chép công thức, di chuyển công thức có chứa địa chỉ thì như thế
nào?

- Khi sao chép công thức: các địa chỉ ô được đỉều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối giữa ô
chứa công thức và ô có địa chỉ trong công thức

- Khi di chuyển công thức: các địa chỉ ô không bị điều chỉnh

14. Phần mềm Typing Master: nắm các cách khởi động phần mềm, phần mềm dung để
làm gì, các trò chơi giúp luyện gõ, các mức luyện gõ,...

15. Nội dung ôn thi thực hành: Ôn tập các bài thực hành từ 1 đến 5 và phần Bài tập thực
hành. Chú trọng các hàm đã học: SUM, AVERAGE, MAX, MIN, IF, COUNT,
COUNTIF, RANK.

You might also like