You are on page 1of 1

BÀI TẬP AXIT

Bài 1: Dung dịch HCl tác dụng được với dãy các chất nào sau đây?
A. Mg, Fe2O3, Cu(OH)2, Ag. C. CuO, Al, NaOH, CaCO3.
B. Fe, Fe3O4, Zn(OH)2, Na2SO4. D. Zn, BaO, Mg(OH)2, Cu, SO2.
Viết các phương trình hoá học.
Bài 2: Có những dung dịch KOH, HCl, H2SO4 loãng; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí
CO2, NO.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một? Viết các phương trình hoá học.
Bài 3: Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học theo sơ đồ sau:
CuSO4 SO2
(6) (8)
S  SO2  SO3  H2SO4  HCl  FeCl3
(1) (2) (3) (4) (5)

(7) (9)
H2 CuCl2
Bài 4: Cho những chất sau: đồng, đồng (II) oxit, đồng (II) hidroxit và axit sunfuric. Hãy viết
những phương trình hoá học điều chế đồng (II) sunfat từ những chất đã cho, ghi rõ điều kiện của
phản ứng.
Bài 5: Có 4 chất rắn riêng biệt sau: Na 2SO4, NaCl, CaO, P2O5. Hãy trình bày phương pháp hoá
học để nhận biết các oxit trên. Viết các phương trình hoá học.
Bài 6: Nêu hiện tượng của các thí nghiệm sau. Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra.
a) Cho dung dịch axit sunfuric loãng dư vào ống nghiệm chứa đồng (II) hiđroxit.
b) Cho một mảnh đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
c) Cho một mảnh đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
d) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH có lượng nhỏ
phenolphtalein.
e) Cho H2SO4 đặc dư vào cốc chứa đường saccarozơ.
Bài 7: Để trung hoà 20 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045 g/ml) thì
cần bao nhiêu ml dung dịch KOH?
Bài 8:
a)Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 150 ml dung dịch H 2SO4 2M thu được dung dịch X. Tính
nồng độ mol/l của HCl, H2SO4 trong dung dịch X.
b) Để trung hoà hết 300 ml dung dịch X cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1M?
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe trong dung dịch H2SO419,6% (loãng, vừa đủ).
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 10: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Al trong dung dịch H 2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu
được 6,72 lít khí (ở đktc) và 6,4g chất rắn không tan.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.
c) Lọc lấy chất rắn không tan, sau đó đem hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H 2SO4 đặc dư thì
thu được bao nhiêu ml khí SO2 (đktc).
Bài 11: Hoà tan hoàn toàn 8,3g hỗn hợp Fe và Al trong dung dịch H 2SO4 19,6% (vừa đủ) thu
được 5,6 lít khí H2 (đktc).
a) Viết các PTHH xảy ra.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

You might also like