You are on page 1of 2

1. Trước hết, ta cần hiểu rõ khái niệm của cuộc cách mạng công nghiệp.

Cách
mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ
bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau
đó lan tỏa ra toàn thế giới. Nước Anh là nước tiến hành cuộc cách mạng đầu
tiên trên thế giới và điều này đã mang đến những tác động tích cực. Đầu tiên,
cách mạng công nghiệp đã thay đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa, giúp Anh chuyển
từ lao động thủ công, sức người sang lao động máy móc; và dần dần trở thành
“công xướng” của thế giới. Sự phát triển các máy móc, công cụ trong 2 thập kỉ
đầu của thế kỷ 19 tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ
những ngành sản xuất khác. Ví dụ, Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra
đời của kênh đào giao thông và đường sắt, động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu
than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động
đột biến. Ngoài ra, những sản phẩm cũ được thay thế, chuyển đối bằng những
sản phẩm tối tân, hiện đại hơn. Vì thế, năng suất lao động phát triển mạnh với
khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng cao. Nhưng bên cạnh đó, cuộc cách mạng
công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã dẫn đến một số ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng cuộc sống người dân. Có thể kể đến sự cạn kiệt của những
nguồn nguyên liệu tự nhiên, khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên bị lạm
dụng quá mức để phục vụ quá trình phát triển kinh tế và mở rộng, thị trường.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều công xưởng và nhà máy gây ra các vấn đề
về ô nhiễm môi trường, khi một lượng lớn khói bụi, khí cacbonic và chất thải bị
thải ra ngoài không khí, chưa qua xử lý. Cuối cùng, việc phát triển các nghành
công nghiệp với nhu cầu tìm kiếm thị trường mới, tiêu thụ hàng hóa và thuê
nguồn nhân công rẻ, tìm kiếm các nguồn tài nguyên, khoáng sản đồng nghĩa với
việc các nước thực dân, đế quốc sẽ tiến hành xâm chiếc các nước khác, mở rộng
thuộc địa.
2. Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc
địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:


+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã
hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách
này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào
và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

You might also like