You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 7 HKII

A.Lý thuyết
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
I. Vật nhiễm điện
1. Có thể làm vật nhiễm điện = cách cọ xát.
2. Khả năng của vật nhiễm điện: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các
vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện. Các vật đó gọi là vật bị nhiễm điện
hay các vật mang điện tích.
3. Làm thế nào để biết 1 vật có nhiễm điện hay không?
- Kiểm tra xem vật đó có khả năng hút các vật nhẹ khác (hạt bụi, mảnh giấy, …)
hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện hay không.

Bài 18: Hai loại điện tích


- 1 vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt
electron.
- Có 2 loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích
cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
*Quy ước:
- Thủy tinh cọ xát với lụa => Thủy tinh nhiễm điện dương, lụa nhiễm điện âm.
- Thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô => Thanh nhựa nhiễm điện âm, vải khô
nhiễm điện dương.
*Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
- Ở tâm mỗi nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.
- Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt
nhân.
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của
hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này
sang vật khác.
Bài 19: Dòng điện, nguồn điện
I.Dòng điện
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Các thiết bị, dụng cụ điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
*Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
- Quy ước:
+ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực
âm của nguồn điện.
+ Dòng điện cung cấp bởi pin hay ắc-quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1
chiều.
II. Nguồn điện
- Mỗi nguồn điện đều có 2 cực (cực dương và vực âm). Dòng điện chạy trong
mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện
= dây điện.
- Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động.VD:pin,acquy,
….

Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện


1. Chất dẫn điện và chất cách điện
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn
điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Ví dụ:
+ Bạc, đồng, vàng
+ Thủy ngân
+ Muối
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật
liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Ví dụ:
+ Không khí,
+ Nhựa
+ Thủy tinh
*Tại sao trong các thiết bị điện đều có bp dẫn điện, bp cách điện?
- Các thiết bị điện có bộ phận dẫn diện để cho dòng điện chạy qua và làm các
thiết bị điện hoạt động và bộ phận cách điện để bảo vệ an toàn cho người sử
dụng.
*Nêu phương án thí nghiệm chứng tỏ 1 vật là vật dẫn điện hay là vật cách
điện.
- Phương án thí nghiệm: Mỏ kẹp
Cực dương nối với mỏ kẹp,cực âm nối với bóng đèn,nốt tới khóa,nối tới mỏ
kẹp.Sau đó kẹp vật cần xác định vào.Đóng khóa,bóng đèn sáng-vật đó là vật
dẫn điện,bóng đèn không sáng,vật đó là vật cách điện
-1 số kí hiệu bộ phận mạch điện:

Bài 22 và 23: Các tác dụng của dòng điện


1. Tác dụng nhiệt
- Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
- Dòng điện chạy quá dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát
sáng.
- Ví dụ:
+ Có lợi: Bàn ủi, lò sưởi, lò vi sóng, …
+ Có hại: Tủ lạnh, điều hòa, máy bơm nước, …
2. Tác dụng phát sáng
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn Đi-ốt phát quang mặc
dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
3. Tác dụng từ
- Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
- Khi đưa một kim nam châm lại gần đầu 1 thanh nam châm thằng thì 1 trong 2
cực của kim bị hút, còn cực kia bị đẩy.
- Nam châm điện là cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm &
hút các vật = sắt hoặc thép.
 Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
4. Tác dụng hóa học
- Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch
muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi
than nối với cực âm.
- Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của việc mạ điện như mạ đồng, mạ
vàng, mạ kền,…việc mạ điện cho các vật kim loại vừa có tác dụng chống gỉ vừa
làm cho các vật trở nên đẹp hơn.
5. Tác dụng sinh lý
- Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.
- Dòng điện có thể gây nguy hiếm tới tính mạng con người: tim ngừng đập, ngạt
thở, gây tử vong, … Tuy vậy, trong y học, người ta có thể dùng tác dụng sinh lý
của dòng điện thích hợp (châm cứu) để chữa 1 số bệnh.

Bài 24: Cường độ dòng điện


- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện
- Đợn vị: Ampe, kí hiệu: I (1mA = 0,001A ; 1A = 1000 mA)
- Dụng cụ là Ampe kế.Trên mỗi Ampe kế đều có ghi chữ A
*Cách sử dụng:
B1: Chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
B2: Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
B3: Mắc mạch điện. Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo cường độ dòng điện sao
cho chốt dương của ampe kế mắc về phía cực dương, chốt âm của nguồn điện.
B4: Đọc & ghi giá trị của cường độ dòng điện.

Bài 25.Hiệu điện thế


- Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó 1 hiệu điện thế. Đơn vị là Vôn, kí hiệu là U.
Dụng cụ để đo hiệu điện thế là Vôn kế
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là HĐT định mức của dụng cụ đó (có nghĩa là
nếu mặc dụng cụ đó vào mạch có HĐT bằng HĐT định mức thì dụng cụ đó hoạt
động bình thường)
-Số vôn ghi trên nguồn điện là HĐT giữa 2 cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch.
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn và CĐDĐ có mối liên hệ ntn?
- Hiệu điện thế và cường độ dòng điện là 2 đại lượng tỉ lệ thuận.(HĐT càng lớn thì
cường độ dòng điện đi qua mạch càng mạnh).
- Nếu HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn thì bóng đèn đó càng sáng
- Đoạn mạch nối tiếp: Là mạch gồm các dụng cụ điện mắc liền kề với nhau

B. Bài tập
1. Cho sơ đồ mạch điện như hình sau:

a) Vì mạch nối tiếp nên : I=I1=I2


Mà I=0,35A
=>I1=I2=0,35(A)
b) Vì mạch nối tiếp nên: U=U1+U2 hay U13=U12+U23
Mà U13=11,2 V,U12=5,8 V
=>U23=U13-U12=11,2-5,8=5,4(V)
c)Độ sáng của 2 bóng đèn không đổi. Vì mạch nối tiếp nên I chung, nên mọi điểm
ở trên mạch đều như nhau nên khi đổi chỗ thì cường độ đi qua mỗi bóng đèn là
giống nhau
d)TH1:Thì khi đó,mạch sẽ hở và đèn 2 sẽ không sáng(nếu mạch hở)
TH2:Khi đó,đèn 2 vẫn sáng bình thường vì cường độ dòng điện đi qua đèn là
không đổi(nếu nối liền)
2.
a)

b)Vì mạch nối tiếp nên :U=U1+U2+U3=8+12+10=20


3.

I1<I2 vì HĐT càng lớn thì cường độ dòng điện đi qua bóng đèn càng mạnh
Mà 4<5 =>I1<I2
4.

a)Vì mạch nối tiếp nên: I=I1=I2


Mà I=0,3 A=>I1=I2=0.3(A)
b)Vì mạch nối tiếp nên:U=U1+U2
hay U1=U-U2=6-3,7=2,3(V)
5.
- Vì Ampe kế đó có 101 vạch nên suy ra có 100 khoảng.Mà số nhỏ nhất là 0,lớn
nhất là 100
- Vì nó là MAmpe nên ta có DCNN là :100/1000=0,1(vì 1 A=0,0001 MA)
- Số lớn nhất là 100 nên GHĐ là 100
6.

a) Khi K mở,Vôn kế 1 và Vôn kế 2 sẽ chỉ 0V(vì mạch hở)


Vôn kế V sẽ chỉ HĐT thế giữa 2 cực của nguồn(mắc song song với nguồn)
Mà nguồn điện là 3 V,nên Vôn kế V chỉ 3V
b)Vì mạch nối tiếp nên: U=U1+U2
hay: U2=U-U1=2,5-1,5=1(V)
7. Tại sao cánh quạt điện tạo ra gió mà vẫn bị bụi bám ?
- Khi cánh quạt hoạt động nó cọ xát liên tục với không khí nên nó bị nhiễm điện.
Mà ta biết vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác nên cánh quạt hút các
hạt bụi trong không khí nên bụi bám vào.
8. Vào những ngày hanh khô không nên lau cửa kính hoặc màn hình TV
bằng khăn khô mà chỉ cần lấy chổi lông quét nhẹ. Tại sao ?
- Khi lau cửa kính hoặc màn hình TV vào những ngày hanh khô, vô tình ta đã
làm cho chúng bị nhiễm điện do bị cọ xát với khăn khô, nên chúng có thể hút
bụi nhiều hơn (vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.)
9. Trong các phân xưởng dệt may người ta thường treo các tấm kim loại đã
nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì ? Tại sao ?
- Trong các phân xưởng dệt may thường có nhiều bụi bông, bụi vải bay lơ lửng
gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Những tấm kim
loại nhiễm điện hút các bụi bông thực hiện nhiệm vụ « thu gom » và làm sạch
không khí trong phân xưởng, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật
khác.
10. Một HS cho rằng, khi cho 1 vật nhiễm điện âm tiếp xúc với 1 vật không
nhiễm điện thì cả 2 vật đều bị nhiễm điện âm. Điều đó đúng hay sai ? Vì
sao ?
- Ta biết rằng, 1 vật nhiễm điện âm thì vật đó thừa 1 số electron. Khi cho vật này
tiếp xúc với vật không nhiễm điện thì 1 số electron ở vật nhiễm điện di chuyển
sang vật không nhiễm điện. Khi cân bằng điện tích xảy ra thì cả 2 vật đều thừa
electron nên cả 2 đều bị nhiễm điện âm. Vậy nhận định trên hoàn toàn chính
xác.
11.Để mạ vàng cho 1 chiếc huy chương người ta làm như thế nào?
Ta áp dụng tác dụng hóa học của dòng điện:
- Để mạ vàng cho 1 chiếc huy chương, cần phải nối vỏ huy chương với cực âm,
nối tấm vàng với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vỏ huy chương với cực
âm, nối tấm vàng với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vỏ huy chương &
tấm vàng vào dung dịch muối vàng. Sau đó cho dòng điện đi qua dung dịch này
1 thời gian, sẽ có 1 lớp vàng phủ trên vỏ huy chương.
12. Để xác định các cực của nguồn điện, người ta dùng đèn LED. Trình bày
cách làm?
- Mắc đèn LED vào nguồn điện sao cho đèn LED phát sáng. Khi đó, cực nối với
bảng kim loại to là cực âm, cực nối với bảng kim loại nhỏ là cực dương.
13.
a) Vì nhiễm điện cùng dấu nên 2 lá nhôm này xòe ra vì các vật mang điện tích
cùng loại thì đẩy nhau
b) Vì khi nối A và B bằng 1 thanh nhựa, mà nhựa là chất cách điện không cho
dòng điện đi qua, nên không có hiện tượng gì xảy ra.
c) Chúng hút nhau do khác loại. Vì kim loại và nhựa là 2 chất khác nhau, khi dùng
để nối A và B thì A và B hút nhau.
14. Vẽ sơ đồ mạch điện:

You might also like