You are on page 1of 18

Văn bản : Cô bé bán diêm

- H. C. AN - ĐÉC – XEN -
KIỂM TRA BÀI CŨ

-Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung


quanh việc bán chó.
- Qua cái chết của lão Hạc, em thấy lão có
những đức tính đáng quí nào ?
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện
ngắn “Lão Hạc”.
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả

- H. C. An-đéc-xen (1805 –
1875), nhà văn Đan Mạch.
- Là người kể chuyện cổ tích
nổi tiếng với loại truyện kể
cho trẻ em, văn phong của
ông thường nhẹ nhàng và
chan chứa lòng yêu thương
con người.
- Truyện của ông được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới
và phù hợp với mọi người,
mọi nhà, mọi thời đại.
H.C.Andersen (02/4/1805 – 04/8/1875) sinh ra tại Odense, Đan Mạch. Không thuộc dòng
dõi quý tộc như nhiều tác gia khác, Andersen có cuộc sống bình dân và giản dị cùng gia đình
khi cha là thợ đóng giày và mẹ là thợ giặt mù chữ.
Tuy là người lao động chân tay nhưng cha của Andersen lại có một niềm say mê to lớn đối
với văn học. Cha của ông đã dành hẳn một không gian để chứa những quyển sách văn học
quý giá. Từ sau khi cha qua đời vào năm Andersen 11 tuổi, cậu bé đã được thỏa thích đọc
những quyển sách từ người cha quá cố để lại.
Trí thông minh và sự tưởng tượng tuyệt vời được biểu lộ ở Andersen từ khá sớm. Ông
luôn thu mình trong thế giới riêng, không hiếu động như những đứa trẻ cùng tuổi khác. Không
chỉ vậy, những tác phẩm văn học, đặc biệt là các vở kịch của William Shakepeare và Ludvig
Holberg, Andersen đều đã đọc qua. Những sở thích, thói quen ấy dần dần biến cậu bé
Andersen thành một chàng trai đam mê văn học.
Sau khi cha qua đời, Andersen phải làm đủ nghề để kiếm sống. Công việc tốt nhất mà
Andersen từng làm trước khi chính thức bước vào con đường viết văn chuyên nghiệp là làm
diễn viên trong Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Khi bị vỡ giọng, viết văn là công việc cuối cùng
mà ông chọn để gắn bó suốt cuộc đời.
Qua những câu chuyện dân gian được truyền miệng trong thị trấn nhỏ mà ông sống, dòng
suối của những câu chuyện cổ tích bắt đầu được khơi nguồn trong suy nghĩ của Andersen.
Cuộc sống tuổi thơ không êm ấm, chịu nhiều cực khổ đã tôi luyện nên ý chí kiên cường trong
con người của ông, càng muốn thoát khỏi cuộc sống cơ cực và nhận được sự tôn trọng của
xã hội, Andersen càng cố gắng vươn mình trong xã hội. Để đưa mình thoát khỏi cuộc sống cô
độc, Andersen đã chuyển hướng sang việc sáng tác truyện cho thiếu nhi. Thoát khỏi những
chuẩn mực của đạo đức xã hội, ông mang đến cho con người những màu sắc đẹp đẽ, thần
tiên và mộng mơ, những gì mà thực tế xã hội thời đó không mang lại được.
2/ Tác phẩm
- Thể loại: truyện ngắn
- Là một trong những truyện
của An-đec-xen được thiếu nhi
toàn thế giới yêu thích nhất.

3. Đọc, chú thích


4. Tóm tắt

Trong đêm giao thừa giá rét, một cô bé đầu trần chân đất đi bán
diêm mà không ai mua cho. Không dám về nhà vì sợ bố đánh, em
tựa vào một bức tường rồi đánh lên những que diêm. Em hình
dung thấy trước mặt lần lựợt có lò sười, bàn ăn, cây thông nô-en,
bà em và em cầu xin được đi theo bà. Sáng hôm sau, người ta
thấy bên góc tường một cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn hồng và
đôi môi đang mỉm cười.

5. Bố cục:: 3 phần

- Phần 1: từ đầu ... cứng đờ ra : Cảnh ngộ của cô bé bán diêm.


- Phần 2: tiếp ... Về chầu Thượng đế : Các lần quẹt diêm và
những mộng tưởng của cô bé.
- Phần 3: còn lại : Cái chết thương tâm của cô bé.
II/ Đọc – hiểu văn bản Giới thiệu về hoàn
cảnh gia đình của
1. Trong đêm giao thừa cô bé bán diêm?

a. Gia cảnh cô bé bán diêm.


- Mẹ và bà – những người yêu thương
em nhất – đã qua đời.

- Gia sản tiêu tán, em sống cùng bố trong


căn gác áp mái, do nghèo túng em phải
đi bán diêm.

- Dù là đêm giao thừa và không ai mua


diêm, em cũng không dám về nhà vì sợ
bố đánh.

Em bé thật đáng thương.


Cô bé bán diêm được miêu tả thế nào
b. Cảnh ngộ cô bé đêm giao thừa trong đêm giao thừa?
Khung cảnh Cô bé

- Rét dữ dội, tuyết rơi - Đầu trần, chân đất.


- Mọi nhà sáng rực ánh đèn, - Lang thang một mình ngoài
ai cũng hối hả về nhà. đường trong đêm tối.
- Phố sực nức mùi ngỗng - Cả ngày em chưa ăn gì.
quay Em bé vừa rét vừa đói vừa cô đơn
Tác giả sử dụng (sự thiếu thốn cả vật chất và tinh
thủ pháp nghệ thần).
thuật nào để miêu
tả cảnh ngộ của cô
bé bán diêm? Qua
đó em nhận thấy
điều gì?

Trong cảnh ngộ ấy em


bé quyết định làm gì?
Một lần nữa phép đối lập
c. Những mộng tưởng đẹp đẽ qua được sử dụng. Để làm gì?
các lần quẹt diêm

Mộng tưởng Thực tế

- Lần 1: một lò sưởi ấm áp. - Lò sưởi vụt tắt.

- Lần 2: một bàn ăn thịnh soạn. - Chỉ có bức tường lạnh lẽo.

- Lần 3: cây thông nô-en lông lẫy. - Nến bay lên thành sao trời.

- Lần 4: bà em xuất hiện. - Ảo ảnh rực sáng biến mất.

- Lần 5: hai bà cháu bay lên trời. - Họ đã về chầu Thương đế.

Phản ánh khát vọng về một Thực tế luôn phũ phàng


cuộc sống ấm no, hạnh phúc. với người nghèo.
Thảo luận: Chứng minh rằng những mộng tưởng của
cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí.?
2. Sau đêm giao thừa
- Người ta thấy cô bé bán diêm
chết bên xó tường.

- Trên gương mặt em, đôi má vẫn


hồng và đôi môi đang mỉm cười.

- Không ai biết những điều kì diệu


em đã trông thấy.

Em bé chỉ tìm thấy hạnh phúc


trên thiên đường
=> gợi lòng thương cảm sâu
sắc cho người đọc. Cách kết thúc
câu chuyện gợi cho em
suy nghĩ gì?
III/ Tổng kết

Nghệ thuật Nội dung

-Sáng tạo trong cách kể Truyện gợi lên niềm


chuyện: đan xen hiện thực và cảm thương sâu sắc của
mộng tưởng, sử dụng thủ chúng ta đối với những
pháp tương phản. số phận bất hạnh.
-Giọng điệu nhẹ nhàng, điềm
tĩnh giầu sức gợi và thấm
đẫm tình yêu thương con
người.
Những hình ảnh này
nói lên điều gì?
Hướng dẫn về nhà
- Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của
em về truyện Cô bé bán diêm.

- Theo em, cô bé có ngoan và xứng đáng được đi theo bà


như lời khẩn cầu trong truyện không? Hãy giải thích rõ
bằng đoạn văn nghị luận 10-12 câu.

- Soạn văn bản: Đánh nhau với cối xay gió.

Dành cho một số học sinh: Đối chiếu những truyên của
An-đéc-xen với truyên cổ tích VN rồi rút ra kết luận.
 

You might also like