You are on page 1of 5

VĂN XUÔI LÃNG MẠN

Khảo sát một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nhất Linh,
Hoàng Đạo, Khái Hưng

Tác phẩm:
- Thạch Lam:“Nắng trong vườn”, “Gió đầu mùa”, Cô hàng xén, Hai đứa trẻ, Dưới
bóng hoàng Lan, Nhà mẹ Lê,…
- Nguyễn Tuân: Ngọn đèn dầu lạc (1939) Vang bóng một thời (1940) Chiếc lư
đồng mắt cua (1941)
- Nhất Linh: Gánh hàng hoa (1934) Đoạn tuyệt (1934-1935) Bướm trắng
(1938-1939)
- Khái Hưng: Anh phải sống (1934) Tiếng suối reo (1935)
- Hoàng Đạo: Trước vành móng ngựa (1938) Tiếng đàn (1941)

TIẾNG NÓI THÂN THỂ

1. Thân thể phải sống trong cảnh tăm tối, quẩn quanh, đói nghèo, thậm chí
bị bạo hành
DC: - Hai đứa trẻ
- Gió lạnh đầu mùa
“Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần
áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn
những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó
tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại
run lên, hàm răng đập vào nhau.”

- Đoạn tuyệt:
+ Loan thuộc hàng ngũ thanh niên có học, được tiếp thu nền văn minh mới,
hiểu biết về tư tưởng nhân đạo, trọng tự do cá nhân. Nhưng rồi cảnh nhà
túng bấn, nàng buộc phải bỏ học, thuận lời cha mẹ kết hôn với Thân con
nhà giàu có, cũng là chủ nợ, dẫu lòng nàng vẫn yêu Dũng tha thiết.
+ Về làm dâu, Loan phải hầu hạ cha mẹ chồng như tôi tớ, bị coi như một cỗ
máy đẻ, chịu cảnh chồng chung, và đặc biệt chịu cảnh bạo lực gia đình.
Thân - chồng của Loan với quan niệm " chồng Chúa vợ Tôi " hùng hổ đánh
Loan. Thân hung hăng chụp cái lọ đồng tiến lại định đập trên đầu Loan. Ý
thức tự vệ đã khiến Loan vớ lấy con dao rọc sách chống đỡ. Sức yếu,
Loan té ngã xuống giường, Thân lỡ trớn ngã theo bị con dao đâm trúng
ngực, sau đó chết Loan bị bắt giam vì tội "giết chồng ". Loan bị bắt giam
sau đó bị đưa ra Toà , bà Phán Lợi mong Loan bị xử nặng tội để trả thù
cho cái chết của con.
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
“Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy
đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ
phiến loạn, nếu đem bắt lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy tám tạ. Thật là một
cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.”
- Nhà mẹ Lê - Thạch Lam
Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng
rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì
trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó
mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chồ ở như thế cũng
tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày
cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng
như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng.
Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi
tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống
rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai
mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý,
con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn.
Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết.
Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó….”
2. Miêu tả thân thể có sự giao cảm với thiên nhiên
-> Huy động mọi giác quan để cảm nhận sự chuyển biến tinh tế của thiên nhiên
Dc: Dưới bóng hoàng Lan - TLam
“Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ,
những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi
lá tươi non phảng phất trong không khí.”
“Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió
nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: "cây
hoàng lan!", mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi
hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa.”
Dc2: Gió lạnh đầu mùa
“Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng
mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi… Trời bỗng đổi ra
gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét
mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi
khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ.”

Dc: Gánh hàng hoa - Khái Hưng và Nhất Linh


“Hoa Xoan-Tây chàng trông thấy đỏ thắm hơn; hoa Hoàng-Lan chàng ngửi thấy
thơm ngát hơn; những hoa Sen trắng, hồng nhấp nhô trên mặt nước, chàng
tưởng tượng ra trăm nghìn nụ cười hàm tiếu thiên-nhiên.”
“Ngắm những tia vàng chói lọi rung động lách qua khe các lá gió lay, như tưng
bừng nhảy múa ở ngoài sân. Minh thấy trí tuệ sáng suốt, tâm-hồn khoáng-đạt.
Hình như cũng có một vầng thái-dương chiếu sáng ở trong lòng mình. Minh lấy
mũ đội rồi ra vườn. Nhữn hoa huệ sắc trắng mát, hoa kim-liên sắc vàng đậm và
hoa hồng quế sắc đỏ thắm như đàn bướm lung-linh trước mặt chàng khiến chàng
nhớ tới hồi còn nhỏ vẫn cùng Liên đùa nghịch, cầm vợt đuổi bắt các loài côn-
trùng có cánh.”

TIẾNG NÓI TÂM HỒN


1. Khám phá, miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của con người
- Nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn
DC: Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
+ Hai chị em Sơn khi thấy lũ trẻ nghèo không có áo ấm mặc đã không ngần
ngại lấy áo của mình cho họ
“Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em
Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt
bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.”


+ Người mẹ khi biết chuyện: tưởng hai chị em sẽ bị mắng nhưng ngược lại
bà còn cho thêm tiền bác Hiên để sắm áo ấm cho đứa con
DC2: Hai đứa trẻ
+ Với những đứa trẻ nghèo, chị ái ngại vì không thể giúp chúng
“Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà
cho chúng nó.”
+ Thấu hiểu cảnh đời cơ cực, làm lũ, cuộc sống quẩn quanh của mẹ con chị
Tý: “Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng,
từ chập tối cho đến đêm”
+ Xót xa trước cảnh ngộ của cụ Thi: “Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót
một cút rượu ti đầy đưa cho cụ; chị không dám nhìn mặt cụ…”

- chăm chỉ, cần cù, không chịu khuất phục trước khó khăn
dc: Hai mẹ con chị Tý trong “Hai đứa trẻ”
“Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc
cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều
nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm”

- lạc quan, tìm thấy những niềm vui nhỏ nhoi


Dc: Nhà mẹ Lê - TLam

“...cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi
chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngôì chơi ở trước cửa nhà. Các người
hàng xóm cũng làm như thế, các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện
kín đáo; các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi giũ tóc cho
chúng và gọt tóc chúng bằng mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ. Còn
những đứa khác chơi quanh gần đấỵ Trong những ngày hè nóng bức, con bác Lê
đứa nào cũng lở đầu.”
“Dưới bóng trăng, những đá rải đường trông đen lay láy và lấp loáng ánh sáng.
Đất hãy còn giữ cái nóng buổi trưa và bốc lên một cái mùi riêng, lẫn mùi rác bẩn
và mùi cát. Mọi người họp nhau nói chuyện. Trẻ con nghịch chạy quanh các bà
mẹ, hình như quên cảnh khổ sở, hèn mọn, ai ai cũng vui vẻ chuyện trò, tiếng
cười to và dài như người lớn, xen lẫn với tiếng khúc khích của các cô gái chúm
chụm sát nhau trong bóng tối, người ta thấy tiếng bác Hiền nói vang, tiếng bác
Đối thuật lại buổi xe kiếm may mắn.”
Dc2: Hai đứa trẻ
- Đức hi sinh, sự tần tảo
Dc: Gánh hàng hoa - Khái Hưng và Nhất Linh
Liên làm công việc bán hoa để lấy tiền nuôi chồng học đại học. “Chính vì nhờ vào
công việc của một người đàn bà mới có thể có tiền ăn học” - Minh said
“Đấy em coi. Em mới có 18 tuổi đầu mà hai bàn tay đã chai rồi! Anh lấy làm hổ
thẹn lắm!”- Minh said
Dc2: Mẹ Lê vất vả khổ sở vì lo cho đàn con
Dc3: Tâm cứ lặng lẽ sống cuộc đời cô hàng xén vì nghĩ đến bổn phận, nghĩa vụ
với mọi người
sống với nghể hàng xén. Tuổi thiếu nữ với gánh hàng xén góp công lo giađình
cùng bố mẹ. Lúc làm vợ với gánh hàng xén kiếm tiển nuôi chổnghọc hành, nuôi
con khôn lớn. Đến làm bà vẫn với gánh hàng xén nuôicháu, thêm chút tiển mua
trẩu cau, đổng quà tấm bánh... Gánh hàng xéntrên vai, đôi chân bển bỉ và tấm
lòng nhẫn nại, thơm thảo, không biếtcuộc đời họ đã qua bao nhiêu ngàn cây số ở
muôn nẻo chợ quê. Càngngày gánh hàng càng trở nên nặng hơn, chiếc đòn gánh
càng cong xuốngvà rển rĩ trên đôi vai nhỏ bé của Tâm. Tuổi xuân, nhan sắc
nhanh chóngtàn phai mà bao nỗi lo toan cho nhà chông, cho em ăn học cứ
chôngchất. “Tâm buổn rẩu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén
từtuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sọ, ngày nọ dệt ngày kia nhưtấm vai
thô so”. Nhung rốt cuộc, nguời vợ, người chị này vẫn thế - vẫnlặng thẩm, tẩn tảo
với gánh hàng xén trên những con đường gập ghênh,
- Khát khao về một cuộc sống vui tươi, đáng sống hơn
Dc: Hai đứa trẻ
+ Liên ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà,...
+ Cảnh đoàn tàu
Dc2: Loan trong

2. Tiếng nói tố cáo, lên án


a. Tố cáo luân lý cay nghiệt ép con người vào đời nô lệ dưới vỏ bọc
bổn phận gia đình, trọng nam khinh nữ, gia trưởng, dân trí thấp,
mê tín dị đoan, bạo hành
Dc: Đoạn tuyệt - Nhất Linh
+ Con trai của Loan không may sinh bệnh, mẹ chồng mê tín tin bọn thầy
bùa, chữa bệnh bằng uống tàn hương nước thải và có khi lại dùng roi dâu
để đánh đuổi tà ma ám ảnh, nghĩa là đánh người ốm.
-> Bé con qua đời một cách tức tưởi.
-> Vốn khó sinh, Loan không còn khả năng mang thai, mẹ chồng bắt Loan đứng
ra cưới vợ lẽ cho Thân, thật ra là hợp thức hóa một cuộc hoang dâm, ngoại tình.
+ Tuất sinh được đứa con trai, lại tỏ ra “kẻ trên”, gia đình chồng ngày càng
khinh miệt Loan xem nàng như một loại nô dịch không công => trọng
nam khinh nữ

3. Ý thức phản kháng


Dc: Loan trong “Đoạn tuyệt”
Quyết định trắng án của quan tòa dành cho Loan, là thêm một tầng khẳng định
để tác giả kết án chế độ đại gia đình cũ và dựng lập một chế độ mới, nơi con
người cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ có thể vui sống tự do trong tư tưởng lẫn
thể xác, thoát ly mọi khuôn khổ gò bó của lễ giáo phong kiến.

4. Tiếng nói của khát vọng tình yêu mãnh liệt


DC: Đoạn Tuyệt, Hồn bướm mơ tiên

Chú tiểu Lan

You might also like