You are on page 1of 4

"Gió Lạnh Đầu Mùa" là tập truyện ngắn của Thạch Lam(1910 – 1942).

Với bút pháp chân thực


Thạch Lam đã dẫn dắt người đọc đi từ niềm xúc cảm này đến niềm xúc cảm khác với những
cảnh đời không mấy may mắn…trong một xã hội đày dẫy những bất công. Đúng như Thạch Lam
đã từng tuyên ngôn: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự
thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta
có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm
trong sạch và phong phú hơn”.
Trong "Gió Lạnh Đầu Mùa", tình người ấm áp như chiếc áo mùa đông đã nảy nở trong lòng hai
đưa trẻ: Hai chị em Lan, Sơn mặc áo ấm ra chợ chơi với bọn trẻ nhà nghèo thấy Hiên con bé
hàng xóm co ro bên cột quán mặc manh áo rách tả tơi bèn chạy về nhà lấy áo bông cũ đem cho
nó mặc. Mẹ Lan thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ nó mượn năm hào may áo…
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Giá trị nội dung:

+ Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực,
khắc nghiệt.
- Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.
- Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người
- Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ
vẫn trong sạch, lương thiện
 Một áng văn trữ tình nồng nàn, thấm thía nỗi đau của từng mảnh đời nghèo khổ, bất hạnh là
những gì người đọc cảm nhận được sau khi khép lại tác phẩm Gió lạnh đầu mùa. Truyện ngắn
này của nhà văn Thạch Lam được xây dựng từ lát cắt cuộc sống đời thường, qua đó thắp lên
ngọn lửa ấm áp và chan chứa tình yêu thương. Lối kể chuyện thư thả tâm tình, thấm đượm chất
thơ cũng là một trong những yếu tố gây ấn tượng.
Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả
tâm lí xuất sắc.

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn; mạch chuyện đơn giản giàu ý
nghĩa.

1. Nhân vật Sơn

* Sơn là một đứa trẻ được yêu thương

- Nhận được sự yêu thương từ chị

+ Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị.

+ Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mất cái áo, chị Lan luôn an ủi, đấu dịu,...

- Nhận được sự yêu thương từ mẹ


+ Mẹ bảo chị mang thúng ra, mặc áo ấm cho Sơn: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại
mặc phủ cái áo vải thâm dài.

+ Khi biết chuyện Sơn cho mất cái áo, mẹ cũng chỉ âu yếm ôm vào lòng và trách yêu.

→ Bởi vì nhận được sự yêu thương nên Sơn cũng biết trao đi yêu thương.

* Sơn là một đứa trẻ hòa đồng, thân thiện

- Sơn và chị mặc dù nhà có khá giả hơn nhưng vẫn thân mật chơi đùa với mấy đứa trẻ con ở dãy
nhà lá, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Thậm chí Sơn còn chủ động chơi với chúng: Sơn thấy chị gọi Hiên không lại thì tự bước đến
gần.

* Sơn là một đứa trẻ thương người

- Thấy thương khi nhắc đến em Duyên.

- Đem cho Hiên cái áo bông cũ.

- Trong lòng thấy ấm áp, vui vui khi được cho người khác chiếc áo ấm.

- Mặc dù sau đó lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy vội ra chợ tìm Hiên, ra cánh đồng.

→ Tâm lí chung của trẻ nhỏ, không phải biểu hiện của việc thay đổi.

* Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa

- Thời gian: buổi sáng, mùa đông.

- Không gian:

+ Chung: gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

+ Của những con người nghèo khổ: dãy nhà lá, chợ vắng, rác bẩn rải rác lẫn lá rụng; mặt đất rắn
lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ.

→ Lạnh lẽo, trống vắng, khắc nghiệt.

* Sự ấm áp của tình người

- Sự ấm áp của tình cảm gia đình.

- Sự ấm áp của tình cảm cộng đồng.

→ Sự lãnh lẽo của tiết trời không thể ảnh hưởng đến sự ấm áp trong lòng mỗi con người.

➩ Giá trị nhân đạo.


Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là tiếng lòng của những kiếp người nghèo khổ
- Chan chứa tình yêu thương và lòng cảm thông đối với những mảnh đời bất hạnh. Tác phẩm này
của ông dù mang đậm tính hiện thực song vẫn man mác chất trữ tình thuần hậu, thiên về khai
thác nội tâm con người, thâm trầm và nhẹ nhàng như một khúc tâm tình sâu lắng.
- Không cần đến những xung đột gay cấn hay tình huống éo le, trang văn của Thạch Lam vẫn
nhẹ nhàng đi vào lòng bạn đọc bởi chất man mác, êm dịu mà đầy sâu sắc. Ngôn từ đằm thắm
cùng cách kể chuyện giản dị cứ neo đọng mãi trong tâm trí.
- Cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ, trong khi hai chị em Lan và Sơn xúng xính với chiếc
áo ấm thì mấy đứa trẻ con hàng xóm vẫn phải mặc những manh áo mỏng thường ngày. Riêng bé
Hiên còn tội nghiệp hơn, em co ro vì rét bởi tấm áo rách nát, tả tơi. Ái ngại với hoàn cảnh bất
hạnh ấy, Lan và Sơn quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên, đứa em gái nhỏ xấu số rồi giấu
mẹ mang đến cho cô bé. Chuyện tới tai người vú già, cả hai sợ bị mắng nhưng sang đòi lại thì
không gặp được Hiên. Khi về nhà thì Lan và Sơn thấy mẹ của Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ
mình, bà xót xa trước cảnh ngộ éo le đó nên đã đưa cô ấy mượn năm hào để may áo ấm cho con.
- Cốt truyện nhẹ nhàng, bình dị nhưng thực sự đã chạm tới tâm can độc giả. Tình cảm hồn nhiên,
ngây thơ bắt nguồn từ sự đồng cảm ấy như thắp sáng lên tia lửa ấm áp giữa cuộc sống u buồn,
đem lại niềm hy vọng và thấm đẫm tình người.
Niềm cảm thương cho thân phận bất hạnh của những người dân nghèo
- Ông hướng ngòi bút vào từng mảnh đời nghèo khó, cùng vui, cùng buồn với họ. Thế giới
truyện ngắn ấy luôn hình thành từ những rung động sâu xa trong tâm hồn, sự nhạy cảm và lòng
trắc ẩn, hướng đến con người cũng như cuộc sống nghèo khó trên mảnh đất quê hương.
Gió lạnh đầu mùa mở đầu bằng cảnh gió lạnh, đó là một buổi sáng mùa đông, cái rét mướt chợt
về chỉ sau đêm mưa rào. Gió càng lạnh, thế giới tuổi thơ lại càng trở nên ấm áp, chan chứa tình
yêu thương. Chị em Sơn là con nhà trung lưu và được mẹ săn sóc cẩn thận. Cậu bé mặc áo dạ chỉ
đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại phủ cái áo dạ cánh thâm. Trang phục ấy với những đứa trẻ nhà nghèo
khó thực sự chỉ như một giấc mơ. Mấy đứa trẻ con xóm chợ như con Tý, thắng Cúc, thằng Xuân
vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ, môi chúng nó tím lại, gió lạnh thổi đến
thì run lên bần bật. Chi tiết nói về bé Hiên có lẽ là hình ảnh khiến độc giả nhiều thế hệ cảm động
nhất mỗi khi lần giở những trang văn của Thạch Lam. Cô bé đứng co ro bên cửa quán, chỉ mặc
có một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
 Cái ước mơ có manh áo mới ấm áp trong mùa đông đối với con nhà nghèo đã được Thạch
Lam nghĩ đến, nói đến bằng tất cả tình thương và lòng trắc ẩn đáng quý. Cuộc sống của chị em
Sơn và Lan đối lập hoàn toàn với mấy đứa bạn nhỏ nghèo khổ, tuy vậy Thạch Lam rất nhân hậu
khi viết về tình bạn tuổi thơ, các bé ấy vẫn thân mật chơi đùa cùng chúng bạn chứ không kiêu kỳ
như những “cậu ấm, cô chiêu” khác.
 Cuộc sống của những em nhỏ nghèo khổ, thiếu thốn thật ngây thơ và tội nghiệp. Chúng tỏ vẻ
khao khát, thèm muốn tấm áo như chị em Sơn, suy nghĩ non nớt ấy không khỏi khiến người đọc
cảm thấy xót xa.
- Lúc thấy Hiên đứng nép một bên không dám ra chơi cùng thì chị em Sơn đã hỏi “áo lành đâu
sao không mặc, sao không bảo u mày may cho”.  Câu hỏi ấy thể hiện sự quan tâm tới mọi
người xung quanh, bộc lộ tình người trong sáng, ấm áp giữa cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa
đông.
- Khi Sơn chợt nhớ đến cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì
cậu bé bỗng động lòng thương, một ý nghĩ tốt cũng theo đó mà thoáng qua trong tâm trí.
 Hành động cảm xúc ấy cũng mang đến cho cậu bé “sự ấm áp vui vui”, chiếc áo bông cũ đối
với Hiên lúc bấy giờ là vô giá, chứa đựng biết bao tình cảm, thể hiện trọn vẹn đạo lý “lá lành
đùm lá rách” của dân tộc, tuy gió lạnh đầu mùa nhưng thế giới tuổi thơ lại được sưởi ấm bằng
tình người cao quý.
Chi tiết này khiến độc giả hiểu hơn về ý nghĩa của sự sẻ chia, giúp đỡ người khác, mang đến
niềm vui, hạnh phúc tới cả người nhận và chính người cho, giống như ngạn ngữ đã từng nói rằng
“bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Tuy vậy cái vui của Sơn không được bao lâu khi vú già biết chuyện. Lúc về tới nhà, cậu sợ mẹ
mắng vì việc tự ý cho Hiên chiếc áo nên đã lo lắng, vội vã tìm cô bạn nhỏ để đòi lại.
Hành động tặng bé Hiên chiếc áo bông hoàn toàn xuất phát từ tình cảm hồn hậu của con trẻ khi
Sơn thấy mình được mặc áo ấm và mong muốn bạn bè xung quanh cũng vậy. Còn việc chạy đi
tìm Hiên để đòi lại là bởi vì cậu nhận ra hai chị em đã tự ý cho bạn đồ mà chưa xin phép mẹ.
Chi tiết ấy có thể khiến nhiều độc giả cảm thấy đôi chút băn khoăn về nhân vật. Tuy vậy đây là
cách miêu tả hết sức chân thực, tự nhiên tâm lý non nớt của trẻ thơ. Hai tình tiết cho và đòi lại
này tưởng chừng mâu thuẫn song đã phản ánh đúng sự hồn nhiên, trong sáng.
Dấu ấn riêng trong phong cách sáng tác của Thạch Lam thể hiện qua Gió lạnh đầu mùa
Gió lạnh đầu mùa như một bài ca nhẹ nhàng, êm dịu về vẻ đẹp tình người, nó khiến độc giả vừa
thấm thía nỗi khổ đau của những mảnh đời éo le, bất hạnh lại cảm nhận được sâu sắc tình thương
ấm nồng, thiêng liêng, thêm trân quý cuộc sống này hơn.
Tác phẩm có cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng, lời văn bình dị miêu tả thiên nhiên tinh tế, sử dụng
các từ mô phỏng âm thanh độc đáo và đầy gợi cảm.
Hình tượng nhân vật trẻ em trong văn Thạch Lam tuy có nhiều hoàn cảnh, cách cư xử khác nhau
nhưng lúc nào cũng thật đáng yêu, đáng mến cùng những cảm xúc quá đỗi trong trẻo, non tơ.
Dù viết về cái nghèo, sự đói khổ, cùng quẫn nhưng văn chương của Thạch Lam vẫn thật đẹp,
luôn có những con người tuyệt vời xóa mờ đi mọi khoảng cách, tạo nên tình thương giữa người
với người, thắp lên ngọn lửa ấm áp trong mùa đông lạnh giá.
Cái đẹp ấy đã được nhà văn thể hiện qua Gió lạnh đầu mùa với những tầng ý nghĩa sâu sắc, ẩn
sâu bên trong sự khốn khó, éo le là tình người ấm áp vẫn ngời sáng.
Thạch Lam luôn dành những chân cảm cho tầng lớp lao động nghèo khó. Không chỉ quan tâm
tới nỗi khổ vật chất mà đối với cây viết này, đáng sợ nhất chính là sự xói mòn về tâm hồn. Phải
sống trong cảnh tù túng, bế tắc khiến cuộc đời con người trở nên bi kịch hơn rất nhiều.

You might also like