You are on page 1of 5

1.

Mở bài:
- Thu ẩm là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến
- Bài thơ cho thấy dáng thu, hồn thu của làng quê đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời
thể hiện tâm trạng băn khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đau thương của
đất nước.
2. Thân bài:
+ Hai câu đề:
Ba gian nhà có thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
- Cảnh thu ban đêm nơi làng quê nghèo khó với những hình ảnh quen thuộc
được quan sát và miêu tả qua đôi mắt đầy tâm trạng của thi nhân: Ba gian nhà
cỏ (lợp tranh hoặc rạ), thấp le te là rất thấp, tưởng như bị bóng tối đè nặng nên
biến dạng.
- Ánh sáng lập loè của đom đóm làm cho ngõ hẹp càng thêm tối và đêm thêm
sâu (khuya).
+ Hai câu thực:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn áo lóng lánh bóng trăng loe.
- Quan sát và cảm nhận của thi sĩ rất tinh tế: sương thu như màu khói nhạt phủ
quanh lưng giậu. (Giậu là bờ rào bằng cây, thường trồng cúc tần hay dâm bụt).
Bóng trăng soi trên mặt ao lăn tăn gợn sóng, lúc tụ lại, lúc tản ra, tạo cảm giác
là bóng trăng loe.
- Các phụ âm đầu 7 đứng gần nhau (Làn, lóng lánh, loe) đặc tả cảnh đó và thể
hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến

+ Hai câu luận:


Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vậy cũng đỏ hoe.
- Đối tượng miêu tả thứ nhất là bầu trời xanh ngắt như chất chứa cái gì đó bên
trong, khiến nhà thơ băn khoăn tự hỏi: ai nhuộm mà xanh ngắt. Đại từ phiếm
chỉ ai lấp lửng một mối hoài nghi không lời giải đáp.
- Đối tượng miêu tả thứ hai là chính bản thân nhà thơ: Mắt lão không vậy cũng
đỏ hoe. Đôi mắt chứa chất đầy tâm trạng.
+ Hai câu kết:
Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,
Chỉ dăm ba chén đã say nhè
- Từ hay có hai nghĩa: hay uống rượu (thường xuyên); hay tức là tửu lượng cao.
Ở câu thơ này, từ hay mang nghĩa thứ hai, Rượu tiếng rằng hay nhưng chỉ dăm
ba chén đã say nhè. Say do rượu thì ít mà say do tâm trạng thì nhiều. Nhà thơ
muốn mượn rượu để quên đi nỗi buồn đang đầy ắp trong tâm hồn.
* Nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm luật rất chính nhưng
vẫn dung dị, tự nhiên.
- Nguyễn Khuyến có nhiều sáng tạo trong cách gieo vần và sử dụng từ ngữ,
hình ảnh đậm đà tính chất dân tộc.
3. Kết bài:
- Tâm trạng u hoài của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật, đồng
điệu với dáng thu, hồn thu của làng cảnh quê hương
Nhắc đến thơ viết về đề tài tình yêu không thể không nhắc đến Xuân Diệu;
nhắc đến thơ ca cách mạng không thể không nhắc đến Tố Hữu; còn nếu nhắc đến
thơ viết về mùa thu, chúng ta không thể nào không nhắc tới cái tên Nguyễn
Khuyến. Nguyễn Khuyến là nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại cuối thế kỉ
XIX, là Tam nguyên Yên Đổ. Ông là một nhà Nho yêu nước, có nhân cách, sau khi
thi đỗ, ông chỉ làm quan khoảng 10 năm rồi cáo quan về quê để tỏ thái độ bất hợp
tác với thực dân. Là nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam, ông có những bài
thơ để tự bộc bạch về cuộc đời và tâm trạng của nhà Nho luôn đau đấu với tình
cảnh đất nước và nhân dân. Ngoài ra, ông cũng có những bài thơ về thiên nhiên,
con người. “Thu vịnh” nằm trong chùm thơ ba bài viết về mùa thu nổi tiếng của
Nguyễn Khuyến.
Trong bốn mùa, mùa thu là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nói đến những
bài thơ viết về mùa thu thì chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến được đánh giá là độc
đáo và riêng biệt, thậm chí là hay nhất. Ba bài thơ này đã miêu tả cảnh mùa thu
điển hình ở làng quê Bắc Bộ. Người ta có thể ước đoán chùm thơ thu được viết khi
Nguyễn Khuyến đã cáo quan trở về quê. “Thu ẩm” là bài thơ Nôm được viết theo
thể thất ngôn bát cú Đường luật và có bố cục bốn phần: đề - thực – luận – kết. Sáu
câu thơ đầu là bức tranh mùa thu, hai câu thơ cuối là tâm tình của con người trước
cảnh thu. Đọc những câu thơ, chúng tả cảm nhận lúc này Nguyễn Khuyến không
còn là thi nhân nữa mà trở thành ông già đang khề khà chén rượu để giả sầu. Chính
với cái nhìn say sưa đó mà cảnh vật biến đổi đầy thú vị và bất ngờ:
“Năm gian nhà có thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.”
Khác với Thu vịnh, cảnh mùa thu của Thu ẩm lại hiện lên trong đôi mắt của vị thi
nhân ngà ngà men rượu là khung cảnh tối tăm, im ắng, đậm chất làng quê bình dị
với "Năm gian nhà cỏ thấp le te". Thấp le te có nghĩa là rất đơn sơ và lụp xụp, mái
tranh cũng xác xơ và rách nát. Từ nơi ấy thi nhân nhìn ra chỉ thấy màn đêm sâu
thẳm. Đó là một đêm tối gợi lên chiều sâu không cùng, tối tăm, ánh sáng đom đóm
mới lập lòe như thế. Đặc biệt, “đóm lập lòe” là bút pháp lấy ánh sáng tả bóng tối,
những ánh sáng phát ra từ đom đóm càng làm cho ngõ tối trở nên đen tối hơn,
bóng tối mênh mông bao trùm con ngõ.
Tiếp theo, ngõ tối và đêm sâu là cảnh bình thường nhưng ánh lửa đom đóm
lập loè lúc tối, lúc sáng làm cho ngõ tối và đêm sâu cũng biến dạng, trở nên lãng
mạn, thơ mộng.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Hai câu thơ sử dụng phép đối “lưng giậu” – “làn ao”, “màu khói nhạt” – “bóng
trăng loe” kết hợp với liệt kê. Hình ảnh thơ rất độc đáo: sương thu như màu khói
phủ quanh bờ rào. Hình ảnh này cho ta thấy rõ hơn cảnh vật buổi đêm trong bài thơ
và tạo cho độc giả một hình ảnh rất sinh động, tươi mới. Đặc biệt tài tình là hình
ảnh mặt ao lăn tăn gợn sóng, lóng lánh bóng trăng. Bóng trăng trên mặt nước lúc
dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp. Nhờ vào cách chọn từ và hình ảnh rất bình
dị, mộc mạc, hai câu thơ đã thể hiện sự giao cảm giữa thiên nhiên với con người.
Khép lại những câu thơ miêu tả cảnh thu nơi thôn quê, nhà thơ đã đặt một
câu hỏi tu từ đầy thú vị:
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.”
Bốn câu thơ trên, nhà thơ vẫn đang miêu tả cảnh trong thời điểm là ban đêm, vậy
mà đến câu thơ thứ năm này, ta lại trông thấy ở đó màu của ánh sáng, màu của ban
ngày hiện lên giữa đêm tối. Cảnh trong tâm tưởng mà rất thực, rất bình dị. Đó là
cảnh quê, hồn quê từ lâu đã thấm sâu, hòa nhập vào tâm hồn Nguyễn Khuyến để
khi làm thơ thi hứng lại gọi về. Có thể thấy tính từ “xanh ngắt” đều xuất hiện ở
trong cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh)
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu)
Đây là quy luật tự nhiên “da trời xanh ngắt” cho thấy vẻ đẹp nổi bật của bầu trời
mùa thu. Là quy luật của tự nhiên nhưng Nguyễn Khuyến lại đặt câu hỏi để bộc lộ
sự băn khoăn của mình. Chúng ta thường nói rằng đôi mắt chính là nơi chứa đựng
những tâm tư, tình cảm không thể giấu của con người. Nhân vật trữ tình xuất hiện
trực tiếp qua từ “mắt lão”. Tính từ “đỏ hoe” có nghĩa là đôi mắt trong đó có những
giọt nước mắt, không ai làm gì nhưng đôi mắt như sắp khóc. Cảm xúc, tâm trạng
không phải do những tác động của ngoại cảnh mà đó là tâm cảnh, là nỗi buồn, sự
chua xót chất chứa từ trong lòng. Như vậy, hai câu thơ đã bộc bạch tâm trạng của
con người, hình ảnh con người bên trong đằng sau cái vẻ bề ngoài nhàn nhã, ẩn
dật.
Nhan đề của bài thơ là “Uống rượu mùa thu” mà mãi cuối bài thơ mới thấy
hình ảnh con người uống rượu xuất hiện:
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Hình ảnh người uống rượu mùa thu, ngắm răng ngắm cảnh đẹp là hình ảnh của con
người sống nhàn, là những nhà Nho trở về với cuộc sống bình dị, hòa mình với
thiên nhiên. Rượu, trăng và thơ là những người bạn hiền với nhà Nho ở ẩn. Xưa
nay, người ta quan niệm uống rượu là tìm thấy niềm vui, sự lãng quên nhưng
Nguyễn Khuyến lại phủ nhận “hay chăng mấy”. Nguyễn Khuyến không tìm thấy
niềm vui, sự thoải mái với chén rượu. “Năm ba chén” là cách nói ước lệ, không
uống đc nhiều, mới chỉ dừng lại ở vài chén nhỏ đã say rồi. Uống rượu mà ko tìm
thấy niềm vui bởi lẽ Nguyễn Khuyến dẫu có từ bỏ việc quan nhưng ông mới chỉ
nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhà thơ vẫn luôn canh cánh việc nước, việc dân và
những tâm sự thời thế. Hai câu thơ cuối còn cho thấy Nguyễn Khuyến rất cô đơn
giữa cuộc đời, từ đó người đọc cảm nhận được uống rượu chỉ là cái cớ, say sưa chỉ
là tạm thời. Ẩn sau trong con người Nguyễn Khuyến là sự đau đớn, chua xót và bất
lực trước hoàn cảnh của đất nước.
“Thu ẩm” vẫn thể hiện vẻ đẹp của làng quê Bắc Bộ vào mùa thu với những
nét điển hình, quen thuộc. Ngoài ra, bài thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và
tình cảm dành cho đất nước, những tâm sự thời thế kín đáo của tác giả. Nguyễn
Khuyến là hình ảnh của nhà Nho ở buổi đầu đất nước bị thực dân xâm lược, ông
yêu nước nhưng ko tìm đc lối thoát cho đất nước.

You might also like