You are on page 1of 4

1.

Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội
(ví dụ : trộm cắp), em sẽ làm gì?

a. Tìm mọi cách báo ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa
phương nơi gần nhất.

b. Im lặng bỏ đi.

c. Nói với bố mẹ, thầy cô trong trường đề nghị giúp đỡ.

d. Biết là sai nhưng vì bị đe dạ nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ.

2. Những trường hợp nào sau đây chưa được hưởng quyền trẻ em?

a. Thanh là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên phố.

b. Nhà nghèo, Hải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng.

c. Vì cha mẹ mải làm ăn và không quan tâm nên Hùng bị kẻ xấu lôi kéo
làm điều phi pháp.

d. Không được chiều theo ý muốn nên Thắng giận dỗi bỏ nhà đi.

e. Bị dị tật ở chân, cha mẹ Hồng không đồng ý cho Hông chơi môn thể
thao đá bóng.

f. Thương cảm thấy mất tự do khi mọi sinh hoạt của mình đều được bố mẹ
và chị theo dõi và giám sát.
A. c, d.
B. b, c.
C. e, f.
D. a, c.
3. Dùng xích để xích chân trẻ em đã vi phạm quyền cơ bản nào của trẻ
em ?
a. Vi phạm quyền được giáo dục
b. Vi phạm quyền được chăm sóc
c. Vi phạm quyền được bảo vệ
4. Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm
hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành
vi đó vi phạm đến quyền nào của trẻ?
a. Quyền được giáo dục.
b. Quyền được bảo vệ.
c. Quyền được chăm sóc.
5. Bà T mở một nhà trông trẻ. Hàng xóm thường thấy bà T dùng roi
đánh vào các con khi các con khóc. Hành vi của bà T đã vi phạm
quyền gì của trẻ em?
a. Vi phạm quyền được bảo vệ.
b. Vi phạm quyền được giáo dục.
b. Vi phạm quyền được chăm sóc.
6. Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E
là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?
a. Quyền được bảo vệ.
b. Quyền được chăm sóc.
c. Quyền được giáo dục.
7. Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã
không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho
P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?
a. Quyền được giáo dục.
b. Quyền được chăm sóc.
c. Quyền được bảo vệ
8. Lôi kéo trẻ em sử dụng ma túy và các chất gây nghiện là hành vi đã
vi phạm quyền cơ bản nào của trẻ em?
a. phạm quyền được chăm sóc.
b. Vi phạm quyền được bảo vệ.
c. Vi phạm quyền được giáo dục.
9. Câu nói "con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối
với trẻ em?
a. Nhà nước.
b. Nhà trường.
c. Gia đình.
d. Xã hội.
10. Bà B và con đến nhà ông N chơi. Con bà B nghịch ngợm làm vỡ đồ
của ông N. Nhưng bà B lại bảo "trẻ con ý mà! nó có biết gì đâu".
Hành vi của bà B đã vi phạm quyền nào của trẻ em?
a. Vi phạm quyền được bảo vệ.
b. Vi phạm quyền được chăm sóc.
c. Vi phạm quyền được giáo dục.
11. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ
em ?

a. Khi trẻ đến tuổi đi học mới làm giấy khai sinh.

b. Đánh đập, hành hạ trẻ.

c. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

d. Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống.

e. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

f. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.


A. a, b, c, d.
B. b, c, d, e.
C. a, b, d, f.
C. a, c, d, e.
12. Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập
tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu. Điều đó thể hiện
quyền nào của trẻ em?
a. Quyền được bảo vệ.
b. Quyền được chăm sóc.
c. Quyền được vui chơi, giải trí.
d. Quyền được giáo dục.
13. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ
em?
a. Quyền được giáo dục.
b. Quyền được sống chung với cha mẹ.
c. Quyền được chăm sóc.
d. Quyền được bảo vệ.
14. Quyền được bảo vệ của trẻ em không bao gồm quyền nào sau đây?
a. Quyền được học tập, dạy dỗ.
b. được bảo vệ tính mạng, thân thể.
c. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
d. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm .
15. Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?
A. Dưới 12 tuổi.
B. Dưới 14 tuổi.
C. Dưới 16 tuổi.
D. Dưới 18 tuổi.

You might also like