You are on page 1of 4

Họ và tên: Lê Phương Thảo

Tô Nguyễn Phương Ngọc


Lớp: 10.4
Tiếng thu
( Lưu Trọng Lư)
Câu 1:
A, Vần : ‘u’, ‘uc’, ‘ac’
- Vần chân
- Vần bằng xen lẫn với vần trắc
Nhịp: 3/2 và 2/3
B, Khổ 1: Chủ thế trữ tình ẩn
-> Câu hỏi dành cho mọi người về tiếng của “ mùa thu dưới trăng mờ thổn thức” nơi đây.
Khổ 2: Chủ thể trữ tình nhập vai “ người cô phụ”
-> Nêu bật lên được nỗi niềm, sự thương nhớ của chủ thể trữ tình khi người chồng đi đánh
trận nơi phương xa.
Khổ 3: Chủ thể trữ tình ẩn
-> Cảm nhận về thiên nhiên bằng sự linh hoạt, nhấn mạnh cảm xúc cả chủ thể trữ tình.
C,
Khổ 1:
- “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi
lời tâm sự. “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thật da diết nhưng sao cũng thật buồn, thật
khắc khoải, em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được.
- “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một
đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng
đượm nỗi buồn. Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng
Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Một vật thể vô tri vô giác của tự nhiên nữa mà đã chan chứa những xúc cảm của một con
người, đặc biệt là một con người đang yêu, và phải chịu đựng nỗi đau của sự xa cách đối với
người mà mình yêu.

Khổ 2 :

- “Rạo rực” chính là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, niềm hạnh
phúc.
- Sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và
người chinh phụ. Giữa họ gắn kết bởi tình cảm vợ chồng gần gũi, tha thiết. Nhưng, cũng
chính sự tha thiết, nồng thắm ấy mà khi chia li không tránh được cảm giác đau đớn, mất mát.

Khổ 3:
- “Em không nghe rừng thu”, câu thơ vẫn là cấu trúc “Em không nghe…” được lặp đi lặp lại,
thể hiện sự bộn bề của cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- “Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nhưng đồng thời nó cũng là thế giới
tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương, mong nhớ bén
rễ và phát triển tươi tốt.
- “Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi
có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc.
- Con nai thường gợi liên tưởng đến sự ngây thơ, trong sáng. Và tình yêu cũng vậy, dù có bao
nhiêu đau khổ thì nó cũng mãi đẹp như vậy, trong sáng như vậy.

- Câu thơ “Đạp trên lá vàng khô” lại thể hiện được sự kiên định cùng niềm tin bất diệt của
nhân vật trữ tình của nhân vật trữ tình. Bởi dù có những bộn bề, đau đớn, mất mát thì chỉ cần
còn tồn tại một thứ gọi là tình yêu thì có thể vượt qua mọi giới hạn, thử thách.

Câu 2:

- Chủ đề của bài thơ là âm thanh mùa thu, từ tình cảm, cảm xúc của con người và thiên nhiên

Câu 3:
Bài thơ “ Tiếng Thu" là một tác phẩm văn học đặc sắc của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Với
Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên
văn đàn của những thi sĩ mùa thu:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?


Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc


Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Bài thơ Tiếng Thu đã là một bức tranh mùa thu đầy thi vị nhưng lại mang những nét
đượm buồn, rạo rực của chủ thể trữ tình. Trong bài thơ Tiếng Thu, ông đã chọn cho mình một
góc nhìn mới lạ đầy tinh tế. Bằng những hình ảnh bình dị, thân thuộc Lưu Trọng Lư dường
như đã viết ra những cảm xúc, tâm sự chân thật nhất của chình mình. Có lẻ vì vậy, bài thơ
Tiếng Thu của ông đã không khỏi gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc bồi hồi, xúc
động. Ngay ở phần mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình xuất hiện cùng với những lời tâm sự
chân thành, tâm trạng u buồn đầy da diết:
“Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?”
Chủ thể trữ tình ở đây là chủ thể trữ tình ẩn được thể hiện qua những câu thơ đầy da diết đối
với nhân vật “em” là người mình yêu của tác giả. Ở đây tác giả sử dụng câu hỏi tu từ khiến
cho câu thơ vừa như lời tự hỏi, vừa như lời trách móc đầy da diết của chủ thể trữ tình dành
cho người mình yêu. “ Không nghe mùa thu” cho ta thấy nhân vật “em” đang ở xa, mỗi người
ở một nơi. Có lẽ vì khoảng cách đại lí đó đã làm cho nhân vật trữ tình tự băng khoăn “Em
không nghe mùa thu” rồi đi đến nhận định “em” không cách nào nghe được, cảm nhận được
tình cảm của mình. Bằng biện pháp nhân hóa tác giả đã sử dụng từ “thổn thức”miêu tả ánh
trăng làm gợi lên trong lòng người đọc một đêm trăng mùa thu nồng đượm nỗi buồn. “Dưới
trăng mờ thổn thức”, vì “em” không nghe thấy mùa thu nên em cũng không thể cảm nhận
được ánh trăng mờ.Bằng biện pháp nhân hóa tác giả đã sử dụng từ “thổn thức”miêu tả ánh
trăng làm gợi lên cho ta thấy được màu sắc ánh trăng ở đây cũng chính là màu sắc tắm trạng
đượm buồn bi ai nhưng lại tràn ngập sự mong nhớ của nhân vật trữ tình.Như vậy giữa trời
đêm yên tĩnh gợi lên cho con người ta nhiều cảm xúc, Lưu Trọng Lư đã ví vầng trăng như
hiện thân cho tâm trạng cuả nhân vật trữ tình.
“Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?”
Điệp ngữ “Em không nghe” được lập lại như muốn nhấn mạnh sự cô độc trong tâm hồn, vì
dù có đặt ra muôn vàn câu hỏi, những sự trách móc đầy tình cảm nhưng cũng chỉ là độc thoại
với chính mình. “Rạo rực” là tình cảm, nỗi nhớ mãnh liệt của con người trước tình yêu, niềm
hạnh phúc nhưng vì không thể nghe âm thanh thu về, nên “em” cũng không cảm nhận được
cảm giác rạo rực, sự da diết trong cảm xúc, trong tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho
“em”. Và sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người
chinh phu và người cô phụ. Giữa họ là tình cảm vợ chồng gần gũi nên không tránh khỏi cảm
giác đau đớn, mất mát khi xa cách. Cái rạo rực ở đây chính là nỗi nhớ đến cháy bỏng cùng
với nỗi thấp thỏm không yên của người cô phụ. Vì nơi người chồng ra đi là nơi chiến trường
xa xôi, hiểm nguy luôn rình rập, tính mạng có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Như vậy ở đây Lưu
Trọng Lư mượn cặp hình tượng này để nhấn mạnh nỗi nhớ khôn nguôi của mình dành cho
“em”.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
Điệp ngữ “Em không nghe” được điệp lại lần ba gợi cho ta liên tưởng đến những dòng tâm sự
dạt dào của nhân vật trữ tình đã được tác giác ghi trên giấy. “Rừng thu” là không gian mở,
cũng chính là nơi sinh sôi và phát triển của vạn vật. Nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh ẩn
dụ cho thế giới tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương,
mong nhớ bén rể và phát triển. “Lá thu kêu xào xạc” đây là hình ảnh tả thực, đó là những
chiếc lá rụng vào mùa thu, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc. Nhưng đây
đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình mà có bất cứ tác động dù
chi là nhỏ nhất cũng có thể làm nó trở nên thổn thức.
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Đang viết về hình ảnh của khu rừng mùa thu và những chiếc lá khô bay xào xạc nhưng hình
ảnh thơ đột ngột chuyển qua hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác”. Người đọc cũng không khỏi
tự hỏi rằng liệu hình ảnh con nai có mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ bài thơ hay
không. Và đây là sự chọn lựa đầy tinh tế của Lưu Trọng Lư. Ta có thể thấy từ đầu bài thơ chỉ
có những sự vật gợi không gian mở, trống vắng của cảnh vật thì ở đây hình ảnh con nai xuất
hiện bỗng làm cho bức tranh thơ trở nên sinh động, màu sắc hơn. Và cũng tô thêm cho bức
tranh tâm hồn những điểm sáng của hi vọng, bởi sự trong sáng, ngây thơcủa con nai cũng
chính là đơn thuần, trong sáng của tình yêu chân chính. Vì vậy mà dù có bao trở ngại, có
những cách ngăn thì tình yêu đủ lớn sẽ mãi đẹp như vậy, trong sáng như vậy. Câu thơ “Đạp
trên lá vàng khô” lại thể hiện được sự kiên định cùng niềm tin bất diệt của nhân vật trữ tình
dành cho “em”.
Bài thơ Tiếng thu vừa gợi cho người đọc một không gian mùa thu đẹp mang mác buồn.
Đồng thời đó cũng chinh là bức tranh soi sáng tâm hồn của chính nhân vật trữ tình thông qua
những biện pháp tu từ nổi bật, những từ ngữ được chọn lọc tỉ mỉ . Đó chính là tình người, cái
tình của một con người luôn đau đấu về tình yêu. Dẫu tình yêu ấy có xa cách, có bất đồng
nhưng cũng vượt lên được tất cả. Bởi ở “ Lưu Trọng Lưu đã khẳng định được sự thiêng liêng
và to lớn ấy.

You might also like