You are on page 1of 3

Phân tích từ ngữ

I. Khổ thơ 1
“Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say”.
- Xưng hô “em” giúp ở câu đầu thể hiện tác giả muốn bộc lộ cảm xúc với
người mình thương
- “Tất cả đã xa rồi”, thể hiện sự luyến tiết những năm tháng tuổi thơ với
nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của đời người.
- Nhân hóa “thời gian” bằng những “tiếng thở” kết hợp với tính từ “rất
khẽ” thể hiện thời gian trôi rất nhanh nhưng lại rất âm thầm, nhẹ nhàng
- “Tuổi thơ kia” chính là tuổi thơ của nhân vật trữ tình, “ra đi cao ngạo
thế”, gợi sự trôi chảy của thời gian sẽ khiến tuổi thơ tươi sẽ không quay
trở lại chỉ để lại những nhớ thương, hoài ức và kỷ niệm còn vấn vương.
- “Hoa súng tím” độc đáo trong cách sự dụng loài hoa. Thay vì sử dụng
hoa hồng thể hiện một tình yêu nồng nàn, hoa lưu thể hiện tình yêu chân
thật, thuần khiết hay hoa tử đằng thể hiện một tình yêu bất diệt, tác giả lại
sử dụng hoa súng tím thể hiện một tình yêu mộng mơ của tuổi trẻ.
- “vào trong mắt làm mê say”, hoa súng tím đã thổi hồn cho những tình
yêu mộng mơ của tuổi học trò càng say đắm hơn.
II. Khổ thơ 2
“Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu”.
- “Chùm phượng hồng yêu dấu rời tay” bồi hồi nhớ về thời “yêu dấu” đã
qua khi tình bạn đã tiến thêm một bước với cảm giác phượng hồng thuở
ban đầu khi mùa hè đến.
- “Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước”, sử dụng tính từ “trong veo”bộc lộ
sự tiếng ve thuần khiết “xé đôi hồ nước” thể hiện sự ầm ĩ, ồn ào nhưng
cũng rất náo nhiệt khi kì nghỉ hè đã đến.
- “ Con ve tiên tri vô tâm báo trước”, con ve được xem như “tiên tri” và
gọi là “vô tâm báo trước” Câu thơ trên đã thể hiện sự bàng hoàng ngỡ
ngàng của nhân vật trữ tình khi mùa hè đến quá sớm
- “Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu” đồng thời tiếng ve đã cũng chính là
thứ đã khiến một tình yêu mới chớm nở từ tình bạn xuất hiện. Tác giả đã
tinh tế khi sử dụng từ “Có lẽ” bởi tình yêu vừa chớm hé thì nhân vật chũ
thể vẫn chưa thể nhận ra được ngay mà cần phải có thời gian.
III. Khổ 3
“Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm”
-“Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”, điệp ngữ kết hợp với sự
thay đổi động từ thể hiện muốn khóc hay nói gì thì “Lời hát đầu xin hát
về trường cũ” luôn muốn nhớ về ngôi trường cũ. Nhấn mạnh cảm xúc
mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi nói về trường cũ
- “Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ”, “bâng khuâng thể hiện sự nhớ
thương da diết về lớp học đã lâu không sử dụng phủ rêu xanh. “Sân
trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm” đông thời sân trường tĩnh lặng
bị xao động bởi những trái bàng.
IV.Khổ 4
“Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi”
- Điệp ngữ “ Nỗi nhớ” nhấn mạnh sự nhớ nhung với ấn tượng sâu đâm
của tuổi học trò, đinh điểm cảm xúc xúc động.
- Nỗi nhớ đi từ chủ thể trữ tình đến “em” rồi từ em đến “mẹ” thể hiện sự
tuần tự, “Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế”
-”Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi” đặc biệt đã thay đổi cách xưng
hô từ “em” sang “bạn”, chủ thể xưng hô thành “tôi”, cùng với điệp ngữ từ
nhớ điều này khiến bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
V.Khổ 5
“- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy”
“Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy”
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)
- Kết hợp ẩn dụ cô giáo với nàng Bạch Tuyết còn học sinh trong lớp là
những chú lùn đan xen với những câu đôi thoại tạo cảm giác còn đang ở
tuổi học trò vui tươi ngày nào.
- Những trò đùa là những trận cười trong sáng đó đã cho thấy nơi lớp của
nhân vật trữ tình đã rất vui sướng hạnh phúc bằng câu thơ cuối khi được
cười đùa cùng bạn bè trong lớp
VI. Khổ 6
“Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm”002
- Điệp cấu trúc “ Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào” và
điệp từ “cứ” nhấn mạnh vào cảm xúc da diết đồng thời tạo nhạc điệu xao
xuyến cho bài thơ
- “Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy” thể hiện sự chuyển giao từ
mùa xuân với những cành hoa mơ sang mùa hoa phượng đỏ rực.
-”Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm”, sử dụng từ “chớ” vì chủ thể trữ tình
bộc lộ sự mong muốn của bản thân khi muốn “tóc” của thầy không được
“bạc thêm” khi chứng kiến người thầy của mình đã già đi theo từng năm
tháng
VII. Khổ 7
“Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi”
- Cụm từ “Thôi đã hết”, “Hết thời”, ám chỉ sự kết thúc của năm tháng học
trò tinh nghịch “bím tóc trắng ngủ quên”, “cầm dao khắc lăng nhăng lên
bàn ghế cũ”
- “Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ” , “Hoa đã vàng, hoa mướp của ta
ơi”, thời mà những hoa quả, những nhành hoa thơm mà các bạn vặt trộm.
VIII. Khổ 8
“Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”.
- “Em đã yêu anh, anh đã xa rồi”, “đã yêu” rồi “đã xa” thể hiện mối tình
đầu này đã chấm dứt
- “Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi”, “cây bàng” ở trong câu trên là nơi
bắt đầu cũng như kết thúc. Trong đó vẫn có một người lưu luyến vẫn vẫy
mãi mong gặp lại
- “Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại”, chủ thễ trữ tình vẫn còn rất lưu
luyến, vẫn còn ngoảnh lại như muốn nói lời cuối
- “Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”, ám chỉ khoảng thời
gian tươi đẹp, đó là tình yêu đầu, tình yêu trong trắng của tuổi học trò
mộng mơ và đầy ngờ nghệch. Nỗi nhớ ấy chính là sự cô động hóa về
những kỷ niệm hồn nhiên của năm tháng học trò lân lân khó tả. Để rồi
xung quanh lại tạo nên cho ta một cảm giác vấn vương, tạo ra cho ta một
thứ để nhớ thương trong dòng đời

You might also like