You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH – TỔ VẬT LÝ TRANG 1

ÔN TẬP GIÁO KHOA (Nhận biết & thông hiểu) KIỂM TRA HỌC KỲ 2
LÝ 12 – NĂM HỌC 2020-2021
Câu 1: Một mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện
có điện dung C. Chu kì dao động điện từ tự do của mạch dao động này có giá trị bằng:
1
A. 2 π √ LC B.
2 π √ LC
C.

D.
√ LC
√ LC 2π
Câu 2: Chọn phát biểu sai.
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ có thể gây ra giao thoa, nhiễu xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 3: Trong mạch dao động điện từ LC đang có dao động điện từ tự do. Nếu tăng độ tự cảm L của
cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động riêng của mạch:
A. không đổi. B. tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 4: Trong mạch dao động điện từ LC đang có dao động điện từ tự do. Nếu giảm điện dung của tụ
điện đi 2 lần thì chu kì dao động riêng của mạch:
A. không đổi. B. tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 5: Trong bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm và tím. Chiết suất của một môi trường có giá trị
như thế nào đối với bốn ánh sáng đơn sắc trên?
A. Như nhau với bốn ánh sáng đơn sắc trên.
B. Lớn nhất đối với ánh sáng màu đỏ.
C. Nhỏ nhất đối với ánh sáng màu tím.
D. Lớn đối với ánh sáng màu tím.
Câu 6: Chùm sáng trắng từ không khí tới mặt bên AB của lăng kính, chùm tia khúc xạ vào trong lăng
kính truyền tới mặt bên AC rồi ló ra ngoài không khí. Chùm tia ló bị tách ra thành một dải nhiều màu .
Kết luận nào sau đây là sai?
A. Có bốn màu đỏ, lam, chàm, tím.
B. Chùm tia ló bị tách ra thành một dải nhiều màu.
C. Tia tím bị lệch nhiều nhất.
D. Tia đỏ bị lệch ít nhất.
Câu 7: Chọn phát biểu sai.
A. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
B. Ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định.
C. Mỗi chùm tia đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc.
D. Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc.
Câu 8: Trong thí nghiệm I-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng vân giao thoa trên màn quan
sát sẽ tăng khi:
A. giảm hoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe S1; S2 đến màn quan sát.
B. thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu tím.
C. giảm khoảng cách giữa hai khe hẹp S1; S2.
D. tăng cường độ chùm sáng sử dụng trong thí nghiệm.
Câu 9: Ứng dụng của quang phổ liên tục là dùng để xác định:
A. bước sóng của ánh sáng. B. nhiệt độ của nguồn sáng.
C. thành phần cấu tạo của nguồn sáng. D. cường độ chùm sáng của nguồn.
Câu 10: Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì:
A. khác nhau về số lượng vạch và khác nhau về vị trí các vạch.
B. giống nhau về số lượng vạch và khác nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch.
C. khác nhau về vị trí các vạch và giống nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch.
TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH – TỔ VẬT LÝ TRANG 2

D. giống nhau về số lượng các vạch và khác nhau về vị trí các vạch.
Câu 11: Tia hồng ngoại:
A. không truyền được trong chân không.
B. có cùng bản chất với tia tử ngoại.
C. không được ứng dụng để sưởi ấm.
D. là bức xạ dùng để trị bệnh còi xương.
Câu 12: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là:
A. tác dụng nhiệt. B. tác dụng quang điện.
C. hủy diệt tế bào. D. đâm xuyên.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của tia tử ngoại?
A. Có thể gây ra hiệu ứng quang điện.
B. Có tác dụng lên phim ảnh.
C. Làm ion hóa không khí.
D. Bị lệch trong điện trường và từ trường.
Câu 14: Tia tử ngoại là bức xạ:
A. có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
B. đơn sắc có màu tím sẫm.
C. có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.
Câu 15: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
B. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
Câu 16: Tia Rơn-ghen:
A. do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
B. có cùng bản chất với tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
C. có rất nhiều trong ánh sáng của hồ quang điện.
D. là dòng các êlectron chuyển động trong từ trường.
Câu 17: Chọn phát biểu sai. Tia Rơn-ghen:
A. là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. B. không bị lệch trong điện trường.
C. không bị lệch trong từ trường. D. là dòng hạt mang điện tích.
Câu 18: Tia Rơn-ghen:
A. không bị lệch trong từ trường và điện trường.
B. có cùng bản chất với sóng vô tuyến.
C. do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
D. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
Câu 19: Gọi f là tần số của ánh sáng kích thích và f’ là tần số của ánh sáng huỳnh quang. Ta có thể kết
luận:
A. f > f’ B. f < f’ C. f = f’ D. f  f’
Câu 20: Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng
màu:
A. tím. B. lục. C. vàng. D. đỏ.
Câu 21: Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang:
A. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
D. do các chất rắn phát ra khi được chiếu sáng bằng ánh sáng thích hợp.
Câu 22: Chọn phát biểu sai. Theo quan điểm của thuyết lượng tử thì ta có thể kết luận:
A. chùm ánh sáng là chùm hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng.
B. năng lượng của mỗi phôtôn đều có cùng giá trị đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
C. chùm ánh sáng là chùm hạt, cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm.
TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH – TỔ VẬT LÝ TRANG 3

D. khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn không đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn.
Câu 23: Có thể giải thích hiện tượng quang điện bằng thuyết:
A. sóng ánh sáng. B. động học phân tử.
C. lượng tử ánh sáng. D. êlectron cổ điển.
Câu 24: Chiếu tới bề mặt của một kim loại bức xạ có bước sóng λ, giới hạn quang điện của kim loại
đó là λ0. Để có hiện tượng quang điện xảy ra thì:
hc
A. λ > λ0 . B. λ < ❑ .
0
hc
C. λ ≥ ❑ . D. λ ≤ λ0 .
0
Câu 25: Giới hạn quang điện của một kim loại phụ thuộc vào:
A. bước sóng của ánh sáng kích thích. B. bản chất của kim loại.
C. cường độ chùm ánh sáng kích thích. D. tần số của ánh sáng kích thích.
Câu 26: Gọi εĐ, εL, εT lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn
ánh sáng tím. Ta có thể kết luận:
A. εT > εL > εĐ B. εĐ > εL > εT
C. εT > εĐ > εL D. εL > εT > εĐ
Câu 27: Chọn phát biểu sai.
A. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng vàng lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng cam.
C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng chàm nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng tím.
D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng lục nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng lam.
Câu 28: Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng.
C. quang – phát quang. D. quang điện trong.
Câu 29: Quang điện trở hoạt động dựa vào:
A. hiện tượng nhiệt điện. B. hiện tượng quang điện trong.
C. hiện tượng quang điện. D. sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô?
A. Các vạch trong dãy Pasen đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. Các vạch trong dãy Banme đều nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Các vạch trong dãy Laiman đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. Dãy Pasen được tạo thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M.
Câu 31: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, gọi n là số nguyên với n = 0, ±1, ±2, ±
3… Bán kính các quỹ đạo dừng:
A. tỉ lệ thuận với √ n . B. tỉ lệ thuận với n.
C. tỉ lệ thuận với n2. D. tỉ lệ nghịch với n2.
Câu 32: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, nếu nguyên tử hiđrô phát xạ phôtôn thì
êlectron trong nguyên tử hidrô chuyển từ:
A. quỹ đạo N đến quỹ đạo O.
B. quỹ đạo L đến quỹ đạo M.
C. quỹ đạo K đến quỹ đạo M.
D. quỹ đạo N đến quỹ đạo L.
Câu 33: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, khi nguyên tử hiđrô nhận năng lượng
kích thích, êlectron trong nguyên tử hiđrô có thể chuyển động trên các quỹ đạo P, N, L, O. Trong các
quỹ đạo trên, quỹ đạo có bán kính lớn nhất là quỹ đạo:
A. O B. N
C. L D. P
Câu 34: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, khi nguyên tử hiđrô nhận năng lượng
kích thích, êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển lên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về quỹ đạo
dừng bên trong thì nguyên tử hiđrô sẽ phát ra:
A. 3 bức xạ. B. 4 bức xạ.
TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH – TỔ VẬT LÝ TRANG 4

C. 6 bức xạ. D. 7 bức xạ.

You might also like