You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT DTNT KIỂM TRA GIỮA HKII LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022

TỈNH LẠNG SƠN MÔN: VẬT LÝ


Thời gian làm bài: 45 phút;
ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm có 03 trang, 30 câu

Mã đề thi 135
Câu 1. Nhận định nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại?
A. Là bức xạ không nhìn thấy được có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
B. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
C. Tác dụng lên phim ảnh hồng ngoại.
D. Bản chất là sóng điện từ.
Câu 2. Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ
A. có tần số thấp hơn so với ánh sáng màu tím.
B. có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng màu tím.
C. có bước sóng lớn hơn so với bức xạ hồng ngoại.
D. có màu tím sẫm.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn.
B. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ.
C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được.
D. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra.
Câu 4. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe hẹp cách nhau 2 mm,
khoảng cách giữa hai khe đến màn là 3 m, ánh sáng dùng có bước sóng λ = 0,5 μm. Bề rộng
của trường giao thoa đối xứng là 1,5 cm. Số vân sáng (N1), vân tối (N2) có được là
A. N1 = 25, N2 = 24. B. N1 = 19, N2 = 18.
C. N1 = 21, N2 = 20. D. N1 = 23, N2 = 22.
Câu 5. Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?
A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại.
C. Ánh sáng nhìn thấy D. Tia X
Câu 6. Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng độ tự cảm của
cuộn cảm lên 4 lần thì tần số dao động của mạch
A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 7. Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia sáng đó sẽ tách thành chùm
tia sáng có màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là
A. tán sắc ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. khúc xạ ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
Câu 8. Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng được xác định bằng công thức
kλD 2kλD
x= x=
A. 2a . B. a . C. D.
Câu 9. Chọn câu đúng khi nói về tia X ?
A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 10. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm,
khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm.
Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở cùng bên so với vân sáng trung tâm là
Trang 1/3-Mã đề thi 135
A. 1,25 mm. B. 0,75 mm. C. 2 mm. D. 0,50 mm.
Câu 11. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra
A. điện trường xoáy. B. một dòng điện.
C. điện trường và từ trường biến thiên. D. từ trường xoáy.
Câu 12. Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, truyền trong chân không với tốc độ c thì nó có
tần số bằng
A. B. C. D.
−3
2.10
Câu 13. Một mạch dao động có tụ điện C = π (F) mắc nối tiếp với cuộn cảm có độ tự cảm L.
Để tần số dao động trong mạch bằng f = 500 Hz thì độ tự cảm L của cuộn dây phải có giá trị là
−3 −3
10 10
A. L = π (H). B. L = \f(π,500 (H). C. 2π (H). D. L =
5.10 (H).
–4

Câu 14. Tia X được ứng dụng nhiều nhất, là nhờ có


A. tác dụng làm đen phim ảnh. B. khả năng xuyên qua vải, gỗ, các cơ mềm.
C. tác dụng làm phát quang nhiều chất. D. tác dụng hủy diệt tế bào.
Câu 15. Chọn câu không đúng ?
A. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
B. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.
C. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
D. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
Câu 16. Trong mạch dao động LC lí tưởng, so với điện tích của mạch thì cường độ dòng điện
trong mạch biến thiên cùng tần số và

A. trễ pha góc . B. ngược pha. C. sớm pha góc . D. cùng pha.
Câu 17. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1 mm,
khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 μm. Vân sáng
bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng
A. 1,6 mm. B. 0,016 mm. C. 0,16 mm. D. 16 mm.
Câu 18. Hai khe I-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60
μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn đặt cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung
tâm 1,2 mm là
A. vân tối thứ 4. B. vân tối thứ 3.
C. vân sáng bậc 4. D. vân sáng bậc 3.
Câu 19. Mạch dao động LC gồm tụ C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc của mạch

A. ω = 200 rad/s. B. ω = 2000 rad/s.
C. ω = 5.104 rad/s. D. ω = 5.105 rad/s
Câu 20. Mạch dao động điện từ điều hoà LC có tần số
A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
B. không phụ thuộc vào L và C.
C. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
D. phụ thuộc vào cả L và C.
Câu 21. Một mạch dao động gồm có cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Hệ thức liên hệ giữa
cường độ dòng điện cực đại I0 trong mạch và điện tích cực đại trên bản tụ Q0 là

Trang 2/3-Mã đề thi 135


A. B. C. D.
Câu 22. Tia X là sóng điện từ có bước sóng
A. vài nm đến vài mm. B. nhỏ quá không đo được.
C. lớn hơn tia hồng ngoại. D. nhỏ hơn tia tử ngoại.
Câu 23. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với chu kỳ bằng

A. T = B. T = C. T = D. T = 2π
Câu 24. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 3 m; a = 1 mm, khoảng vân đo
được là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào hai khe là
A. 0,40 μm. B. 0,50 μm. C. 0,75 μm. D. 0,60 μm.
Câu 25. Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc
104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là Q 0 = 10–9 C. Khi cường độ dòng điện trong mạch
bằng i = 6.10–6 A thì điện tích trên tụ điện là
A. 2.10–10C. B. 6.10–10C. C. 8.10–10C. D. 4.10–10C.
Câu 26. Khi chiếu chùm sáng trắng hẹp vào một lăng kính thì chùm sáng màu tím bị lệch
nhiều nhấtvề phía đáy của lăng kính. Nguyên nhân là
A. chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng tím có giá trị nhỏ nhất.
B. chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng tím có giá trị lớn nhất.
C. ánh sáng tím là màu cuối cùng trong quang phổ của ánh sáng trắng.
D. ánh sáng tím bị hút về phía đáy của lăng kính mạnh hơn so với các màu khác.
Câu 27. Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt
khác thì
A. tần số thay đổi, vận tốc không đổi.
B. tần số không đổi, vận tốc thay đổi.
C. tần số thay đổi, vận tốc thay đổi.
D. tần số không đổi, vận tốc không đổi.
Câu 28. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng
A. có cùng tần số.
B. có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu của chúng không thay đổi.
C. đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm.
D. cùng pha.
Câu 29. Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là
A. chiếu sáng. B. sấy khô, sưởi ấm.
C. chữa bệnh. D. chụp ảnh ban đêm.
Câu 30. Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.

-----------------Hết---------------

Trang 3/3-Mã đề thi 135

You might also like