You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 12

MẠCH DAO ĐỘNG, SÓNG ĐIỆN TỪ


Câu 1: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và
cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn ngược pha nhau. B. luôn cùng pha nhau.
C. với cùng biên độ. D. với cùng tần số.
Câu 2: Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều
hòa và
A. ngược pha với cường độ dòng điện trong mạch.
B. lệch pha 0,5 so với cường độ dòng điện trong mạch.
C. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.
D. lệch pha 0,25 so với cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 3: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì
A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Câu 4: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động. Nếu gọi I0 là cường dòng điện cực đại trong mạch,
q0 là điện tích cực đại trên một bản tụ điện hệ thức đúng là
L C I0
A. q 0  I 0 LC . B. q 0  I0 . C. q 0  I0 . D. q 0  .
C L LC
Câu 5: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện
dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ
dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là
C 2
A. i 2  LC(U 02  u 2 ) . B. i 2  (U 0  u 2 ) .
L
L 2
C. i 2  LC(U 02  u 2 ) . D. i 2  (U 0  u 2 ) .
C
Câu 6: Một mạch dao động LC lí tưởng, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong
mạch có dao động điện từ tự do. Gọi U0, I0 lần lượt là hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện và cường độ
dòng điện cực đại trong mạch thì
I0 L C
A. U 0  . B. U0  I0 . C. U0  I0 . D. U 0  I 0 LC .
LC C L
Câu 7: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C.
Chu kì dao động riêng của mạch là
A. T   LC . B. T  2LC . C. T  LC . D. T  2 LC .
Câu 8: Trong mạch dao động điện từ tự do, năng lượng từ trường trong cuộn dây biến thiên điều hoà với tần số
góc
1 1
A.   2 . B.   . C.   2 LC . D.   LC .
LC LC
Câu 9: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10– 5 H và tụ điện có điện dung
2,5.10–6 F. Lấy  = 3,14. Chu kì dao động riêng của mạch là
A. 6,28.10–10 s. B. 1,57.10–5 s. C. 3,14.10–5 s. D. 1,57.10–10 s.
Câu 10: Muốn tăng tần số dao động riêng mạch dao động LC lí tưởng lên gấp 4 lần khi giữ nguyên điện dung
của tụ điện thì ta phải
A. tăng độ tự cảm của cuộn dây lên 4 lần. B. giảm độ tự cảm của cuộn dây xuống 4 lần.
C. tăng độ tự cảm của cuộn dây lên 16 lần. D. giảm độ tự cảm của cuộn dây xuống 16 lần.
Câu 11: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Mang năng lượng.
C. Khúc xạ. D. Truyền được trong chân không.
Câu 12: Sóng điện từ có bước sóng 21 m thuộc loại sóng nào dưới đây?
A. Sóng ngắn. B. Sóng trung. C. Sóng cực ngắn. D. Sóng dài.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính chất của sóng điện từ?
A. Có mang năng lượng. B. Là sóng ngang.
C. Truyền trong chân không có tốc độ bằng tốc độ ánh sáng.
D. Truyền được trong mọi môi trường, trừ chân không.
Câu 14: Chọn câu trả lời sai. Trong sơ đồ khối của máy thu vô tuyến điện, bộ phận có trong máy thu là
A. mạch tách sóng. B. mạch biến điệu. C. mạch khuếch đại. D. mạch chọn sóng.
Câu 15: Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn
A. có phương song song và cùng chiều. B. có phương song song và ngược chiều.
C. có phương vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
D. có phương trùng với phương truyền sóng.
Câu 16: Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li?
A. Sóng ngắn. B. Sóng cực ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài.
Câu 17: Sóng điện từ
A. là sóng dọc và truyền được trong chân không. B. là sóng ngang và truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.
Câu 18: Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình vệ tinh?
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng ngắn. C. Sóng dài. D. Sóng trung.
Câu 19: Một sóng điện từ có tần số f truyền trong chân không với tốc độ c. Bước sóng của sóng này là
c f 2f c
A.   . B.   . C.   . D.   .
f c c 2f
Câu 20: Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là
A. 300 m. B. 0,3 m. C. 30 m. D. 3 m.
Câu 21: Trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường
A. chỉ có máy phát sóng vô tuyến. B. chỉ có máy thu sóng vô tuyến
C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến. D. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
SÓNG ÁNH SÁNG
Câu 1: Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra
A. chỉ ở mặt phân cách một môi trường lỏng với không khí.
B. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng.
C. chỉ với lăng kính thuỷ tinh.
D. ở mặt phân cách hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau.
Câu 2: Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số tăng, bước sóng giảm. B. tần số không đổi, bước sóng tăng.
C. tần số không đổi, bước sóng giảm. D. tần số giảm, bước sóng tăng.
Câu 3: Hiện tượng cầu vồng được giải thích dựa vào hiện tượng nào sau ?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Hiện tượng phân cực ánh sáng. D. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 4: Chọn câu đúng. Một chùm sáng Mặt Trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể bơi và tạo ở đáy bể một
vệt sáng
A. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. có nhiều màu khi chiếu xiên và màu trắng khi chiếu vuông góc.
C. có màu trắng khi chiếu xiên và nhiều màu khi chiếu vuông góc.
D. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
Câu 5: Ánh sáng đơn sắc được đặc trưng nhất là
A. tốc độ truyền ánh sáng. B. tần số ánh sáng.
C. màu sắc của ánh sáng. D. chiết suất lăng kính đối với ánh sáng đó.
Câu 6: Ánh sáng trắng gồm
A. vô số các ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.
B. bảy màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
C. một loại ánh sáng màu trắng duy nhất.
D. ba màu sơ cấp đỏ, lục, lam.
Câu 7: Gọi nc, nl, nL, nv lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với các tia chàm, lam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự
nào dưới đây là đúng?
A. nc > nl > nL > nv. B. nc < nL < nl < nv. C. nc > nL > nl > nv. D. nc < nl < nL < nv.
Câu 8: Dưới ánh nắng Mặt Trời rọi vào, màng dầu trên mặt nước thường có màu sắc sặc sỡ là do hiện tượng
A. tán sắc. B. khúc xạ. C. nhiễu xạ. D. giao thoa.
Câu 9: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo
A. nhiệt độ của nguồn sáng. B. chiết suất của môi trường.
C. bước sóng của ánh sáng. D. tốc độ của ánh sáng.
Câu 10: Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng
A. ánh sáng có bản chất hạt. B. ánh sáng là sóng ngang.
C. ánh sáng là sóng điện từ. D. ánh sáng có bản chất sóng.
Câu 11: Gọi i là khoảng vân, khoảng cách từ vân chính giữa đến vân tối thứ 2 là
A. 1,5i. B. i. C. 2i. D. 2,5i.
Câu 12: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách giữa hai vân sáng cạnh nhau là
A.  /aD. B. a/D. C.  D/a. D. ax/D.

Câu 13: Quang phổ của các vật phát ra ánh sáng sau, quang phổ nào là quang phổ liên tục?
A. Đèn Natri. B. Đèn dây tóc nóng sáng.
C. Đèn hơi thủy ngân. D. Đèn Hiđrô.
Câu 14: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9 m đến 3,8.10-7 m là
A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại.
C. tia X. D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 15: Bức xạ có bước sóng = 600 nm
A. là tia hồng ngoại. B. là tia X.
C. là tia tử ngoại. D. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy
Câu 16: Chọn câu sai. Tia tử ngoại
A. không tác dụng lên kính ảnh. B. làm iôn hóa không khí.
C. kích thích một số chất phát quang. D. gây ra những phản ứng quang hóa.
Câu 17: Có thể nhận biết tia X bằng
A. chụp ảnh. B. tế bào quang điện.
C. màn huỳnh quang. D. các câu trên đều đúng.
Câu 18: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên lục?
A. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Quang phổ liên tục do các vật rắn, nóng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra.
D. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Câu 19: Chọn câu đúng. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. chỉ có tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt. B. chỉ có tia hồng ngoại làm đen kính ảnh.
C. không có các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.D. đều là sóng điện từ nhưng có tần số khác nhau.
Câu 20: Bức xạ hồng ngoại là bức xạ
A. có bước sóng nhỏ hơn 0,4 m . B. có bước sóng từ 0,75 m đến 10-3 m.
C. đơn sắc, không màu ở đầu đỏ của quang phổ. D. đơn sắc, có màu hồng.
Câu 21: Bức xạ có bước sóng  = 0,3m
A. là tia hồng ngoại. B. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. là tia tử ngoại. D. là tia X.
LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. MẪU NGUYÊN TỬ BO
Câu 1: Chọn câu sai.
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các photon.
B. Trong chân không tốc độ của photon là c = 3.108 m/s.
C. Ánh sáng đơn sắc có tần số f, mỗi photon có năng lượng h.f.
D. Số photon mà mỗi lần nguyên tử (hay phân tử) hấp thụ (hay bức xạ) tỉ lệ với cường độ chùm sáng.
Câu 2: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. điện trở của một kim loại giảm khi được chiếu sáng.
B. điện trở của một chất bán dẫn tăng khi được chiếu sáng.
C. điện trở của một chất bán dẫn giảm khi được chiếu sáng.
D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.
Câu 3: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 μm . Hiện tượng quang
điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là
A. 0,1 μm . B. 0,2 μm . C. 0,3 μm . D. 0,4 μm .
Câu 4: Quang electron bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng, nếu
A. bước sóng của ánh sáng rất lớn. B. tần số ánh sáng rất nhỏ.
C. cường độ của chùm sáng rất lớn. D. bước sóng nhỏ hơn hay bằng một giới hạn xác định.
Câu 5: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. cơ năng được biến đổi
Câu 6: Hiện tượng quang dẫn là
A. hiện tượng giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng vào.
B. sự truyền sóng ánh sáng bằng sợi cáp quang.
C. hiện tượng một chất phát quang khi bị chiếu bằng chùm electron.
D. hiện tượng một chất bị nóng lên khi chiếu ánh sáng vào.
trực tiếp thành điện năng.
Câu 7: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,36 μm . Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát
electron khỏi kim loại đó là
A. 5,52.10-19 J. B. 55,2.10-19 J. C. 0,552.10-19 J. D. 552.10-19 J.
Câu 8: Công thoát của kẽm là 3,55 eV. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kẽm

A. 0,30 μm . B. 0,40 μm . C. 0,35 μm . D. 0,26 μm .
Câu 9: Khi êlectrôn trong nguyên tử hiđrô ở một trong các mức năng lượng cao M, N, O,… nhảy về mức
năng lượng L thì nguyên tử hiđrô phát ra các vạch bức xạ thuộc dãy
A. Ban-me. B. Pa-sen. C. Lai-man. D. Brach-ket.
Câu 10: Các vạch quang phổ trong dãy ban me thuộc vùng
A. hồng ngoại và vùng ánh sáng nhìn thấy. B. hồng ngoại.
C. ánh sáng nhìn thấy. D. tử ngoại.

II. VẬT LÝ HẠT NHÂN

Câu 1: Chọn kết luận đúng khi nói về hạt nhân Triti ( 31 T ):
A. Hạt nhân Triti có 1 nơtrôn và 3 prôtôn. B. Hạt nhân Triti có 1 nơtrôn và 2 prôtôn.
C. Hạt nhân Triti có 3 nơtrôn và 1 prôtôn. D. Hạt nhân Triti có 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.
Câu 2: Cấu tạo của nguyên tử 12
6 C gồm
A. 6 prôtôn, 12 nơtrôn, 6 êlectrôn. B. 6 prôtôn, 6 nơtrôn.
C. 6 prôtôn, 12 nơtrôn. D. 6 prôtôn, 6 nơtrôn, 6 êlectrôn.

Câu 3: Số nơtrôn trong hạt nhân 238


92 U là bao nhiêu?
A. 92. B. 238. C. 146. D. 330.

Câu 4: Số nuclôn trong hạt nhân 222


86
Ra là bao nhiêu?
A. 308. B. 222. C. 136. D. 86.
Câu 5: Khối lượng hạt nhân 235
U là m = 234,9895 u, prôtôn là mp = 1,0073 u, mn = 1,0087 u. Năng lượng liên
92
kết của hạt nhân 235
92 U là
A. 987 MeV. B. 1794 MeV. C. 248 MeV. D. 2064 MeV.
Câu 6: Trong hạt nhân, bán kính tác dụng của lực hạt nhân vào khoảng
A. 10-15 m. B. 10-27 m. C. 10-19 m. D. 10-13 m.
Câu 7: Hạt nhân nguyên tử chì có 82 prôtôn và 125 nơtrôn. Hạt nhân nguyên tử này có kí hiệu là
82 207 82 125
A. 207 X. B. 82 X. C. 125 X. D. 82 X.

Câu 8: Biết các năng lượng liên kết của lưu huỳnh S32, crôm Cr52, urani U238 theo thứ tự là 270 MeV, 447
MeV, 1785 MeV. Hãy sắp xếp các hạt nhân ấy theo thứ tự độ bền vững tăng lên
A. U < S < Cr. B. S < U < Cr. C. Cr < S < U. D. S < Cr < U.
Câu 9: Khối lượng của hạt nhân được tính theo công thức nào sau đây?
A. m = Z.mp + N.mn. B. m = A(mp + mn ). C. m = mnt – Z.me. D. m = mp + mn.

Câu 10: Chọn câu đúng. Hạt nhân 12


6
C
A. mang điện tích -6e. B. mang điện tích 12e.
C. mang điện tích +6e. D. không mang điện tích.
Câu 11: Thông tin nào sau đây là sai khi nói về các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử?
A. Nơtron trung hoà về điện.
B. Prôtôn mang điện tích nguyên tố dương.
C. Các hạt prôtôn và nơtrôn có khối lượng bằng nhau.
D. Số nơtron và prôtôn trong hạt nhân có thể khác nhau.
Câu 12: Đơn vị khối lượng nguyên tử là
A. khối lượng của một nơtron. B. khối lượng của một prôtôn.
C. khối lượng của một nguyên tử hiđrô. D. khối lượng bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon.
Câu 13: Trong các đồng vị của caacbon, hạt nhân của đồng vị nào có số prôtôn bằng số nơtron?
11 12 13 14
A. 6 C B. 6 C C. 6 C. D. 6 C

Câu 14: Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân
A. có thể âm hoặc dương. B. càng lớn, thì càng kém bền vững.
C. càng nhỏ, thì càng bền vững. D. càng lớn, thì càng bền vững.
Câu 15: Cho hạt nhân nguyên tử đơteri D có khối lượng 2,0136 u. Cho biết mP = 1,0073 u; mn = 1,0087 u; 1u
= 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri bằng
A. 2,234 eV. B. 2,234 MeV. C. 22,34 MeV. D. 2,432 MeV
Câu 16: Trong phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn nào sau?
A. Định luật bảo toàn động năng. B. Định luật bảo toàn năng lượng nghỉ.
C. Định luật bảo toàn khối lượng. D. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.
Câu 17: Cho phản ứng hạt nhân sau4 : 4 Be +p  X + 63 Li . Hạt nhân X là
9

A. Triti. B. Đơteri. C. Hêli. D. Prôtôn.


Câu 18: Phản ứng hạt nhân thực chất là:
A. mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.
B. sự tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân.
C. quá trình phát ra các tia phóng xạ của hạt nhân.
D. quá trình giảm dần độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ.
Câu 19: Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau?
A. Định luật bảo toàn số hạt nuclôn. B. Định luật bảo toàn động lượng.
C. Định luật bào toàn số hạt prôtôn. D. Định luật bảo toàn điện tích.
Câu 20: Trong phản ứng hạt nhân: 4 Be  2 He  01 n  X hạt nhân X có:
9 4

A. 6 nơtrôn và 6 prôtôn. B. 6 nuclôn và 6 prôtôn.


C. 12 nơtrôn và 6 prôtôn. D. 6 nơtrôn và 12 prôtôn.
Câu 22: Khi êlectrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ qũy đạo M về qũy đạo L thì
A. nguyên tử phát ra phôtôn có năng lượng = EL – EM.
B. nguyên tử phát ra một vạch phổ thuộc dãy Ban-me.
C. nguyên tử phát phôtôn có tần số f (EM EN ) / h .
D. nguyên tử phát ra một vạch phổ có bước sóng ngắn nhất trong dãy Balmer.
Câu 24: Các vạch quang phổ trong dãy Lai-man thuộc vùng nào?
A. Vùng tử ngoại. B. Vùng hồng ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Một vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
Câu 25: Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Các chuyển
dời có thể xảy ra là
A. từ M về K. B. từ L và K.
C. từ M về L. D. Cả A, B, C đều đúng.

You might also like