You are on page 1of 10

BÀI TẬP THẤU KÍNH MỎNG NÂNG CAO

Câu 1. Cho một quang hệ gồm hai thấu kính hội tụ L1 và


L2 đồng trục, lần lượt có quang tâm O1 và O2, tiêu cự f1
= f0, f2 = 2f0. Một điểm sáng S đặt tại tiêu điểm vật của
thấu kính L1.
a. Đặt hai thấu kính L1 và L2 cách nhau một khoảng
3f0. Ảnh của điểm sáng S qua hệ thấu kính là S’. Thay thế
hệ thấu kính trên bằng một thấu kính hội tụ duy nhất L có
tiêu cự f sao cho ảnh của điểm sáng S có vị trí không thay
đổi. Xác định điều kiện của f để tìm được duy nhất một vị
trí đặt thấu kính L . Tìm vị trí đó.

b. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính sao cho khi một bản mặt song song đồng chất, chiết
suất n, bề dày h, đặt trong vùng giữa S và O1 hoặc giữa O2 và F2’ theo phương vuông góc với quang
trục thì ảnh của S qua quang hệ đều ở cùng một vị trí.

c. Đặt trong khoảng giữa hệ hai thấu kính L1


và L2 một bản mặt song song vuông góc với quang
trục để tạo thành một quang hệ mới. Bản mặt song
song có bề dày h, chiết suất n thay đổi theo quy luật
n=n0+k.y (n0, k là hằng số, k>0), với trục Oy vuông
góc với quang trục và cắt quang trục của hệ thấu kính.
Bỏ qua sự thay đổi chiết suất dọc theo đường truyền
của tia sáng trong bản mặt song song. Xác định vị trí
ảnh của S qua quang hệ.

Câu 2. Hai thấu kính O1, O2 có cùng trục chính cách nhau một khoảng l  30cm . Đặt một vật
AB trước O1, cách một khoảng 15cm, thì thu được một ảnh A'B' trên màn cách O2 12cm. Giữ vật
cố định rồi hoán vị hai thấu kính thì phải đặt một bản mặt song song (có mặt phẳng bản vuông
góc với trục chính thấu kính) bề dày 6cm, chiết suất n=1,5 phía sau thấu kính O1 mới thu ảnh rõ
trên màn. Xác định tiêu cự f1, f2 của hai thấu kính.

Page | 1
Câu 3. Xét một khối cầu thủy tinh tâm
O, bán kính R và chiết suất n đặt trong
I
không khí. (P) là một tiết diện thẳng chứa
đường kính AB, một điểm sáng S thuộc AB, S’ d d’
là ảnh của S tạo bởi các tia khúc xạ qua mặt cầu A S B S’
(hình 5). x O x’
1. Gọi I là một điểm tới bất kì;
SO  x ; S'O  x ' ; SI  d ; SI '  d ' .
d nx
Chứng tỏ rằng:  Hình 3
d' x'
2. Điểm sáng S cho ảnh rõ nét khi thỏa mãn điều kiện tương điểm. Tuy nhiên, có hai vị trí của
S (không trùng với O) thỏa mãn điều kiện tương điểm một cách tuyệt đối với mọi tia sáng phát ra
từ S. Tìm hai vị trí đó.
Câu 4. Một thấu kính mỏng phẳng-lồi tiêu cự f =15cm, chiết suất n =1,5 được
đặt cho trục chính thẳng đứng trong một chiếc cốc thủy tinh có đáy phẳng rất
mỏng (Hình vẽ). Một con kiến nhỏ A bò dọc theo sợi dây treo trùng với trục
chính của thấu kính. Người ta thấy có hai vị trí của con kiến cách nhau 20 cm A
cho ảnh của nó qua thấu kính, cách thấu kính những khoảng bằng nhau.
1. Xác định hai vị trí trên của con kiến.

2. Đổ một chất lỏng trong suốt chiết suất n’ vào trong cốc cho vừa đủ ngập
thấu kính. Với hai vị trí của con kiến tìm được trong Câu 1, hai ảnh của nó ở hai
bên thấu kính và có khoảng cách đến thấu kính gấp nhau 9 lần. Tính chiết suất n’ của chất lỏng.

Câu 5. Khi đặt thấu kính mỏng lồi trong môi trường đồng nhất, khoảng cách từ tâm O của thấu
kính tới tiêu điểm chính về 2 phía là bằng nhau. Nếu môi trường về hai phía của thấu kính trên có
chiết suất lần lượt là n1 và n2, thì mỗi phía thấu kính có một tiêu điểm chính là F1 và F2. Gọi f1 =
OF1 và f2 = OF2.
1. Đặt vật sáng phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính, cách thấu
kính đoạn d) thu được ảnh thật A'B' cách thấu kính đoạn d'. Lập công thức liên hệ d, d', f1, f2.
2. Chiếu tia sáng tới O tạo với trục chính góc nhỏ 1 . Tìm góc  2 tạo bởi tia ló và trục chính
theo n1, n2 và 1 .
3. Tìm hệ thức liên hệ f1, f2, n1, n2.

Câu 6. Hai thấu kính mỏng L1 và L2 có độ tụ tương ứng là D1 và D2 đặt đồng trục chính, cách
nhau một khoảng L. Một vật nhỏ AB đặt trước thấu kính L1 và vuông góc với trục chính. Hệ cho
ảnh thật cùng chiều với vật với số phóng đại k1. Nếu đổi chỗ hai thấu kính thì hệ vẫn cho ảnh thật
cùng chiều với vật nhưng có số phóng đại k2.
1. Mỗi thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì?
2. Tính hiệu D1 – D2 theo L, k1 và k2. Áp dụng: L = 25cm, k1 = 1, k2 = 4.
Câu 7. Cho quang hệ như hình . Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ tiêu cự f sao cho AB
vuông góc với trục chính  . Ngay sát phía trước thấu là một bản thủy tinh có hai mặt song song
độ dày e  5, 7cm , chiết suất n  1, 5 .

Page | 2
B n
M
A O

Giữ khoảng cách giữa vật AB và màn M cố định và bằng  , dịch chuyển thấu kính và bản thủy
tinh dọc theo trục chính (sao cho thấu kính và bản thủy tinh luôn ép sát nhau) thì người ta thấy có
một vị trí của thấu kính mà dù bản thủy tinh có đặt sát phía trước hay phía sau thấu kính thì ảnh
đều rõ nét trên màn. Khi tấm thủy tinh ở phía sau ảnh này cao 10mm , khi tấm thủy tinh ở phía
sau ảnh này cao 8,1mm . Tính f ; AB; 

Câu 8. Một cái chậu có đáy là gương phẳng G nằm ngang. Đặt
thấu kính L mỏng, dạng phẳng lồi, tiêu cự 10 cm, sao cho mặt
lồi hướng lên phía trên còn mặt phẳng thì nằm trên mặt phẳng
ngang qua miệng chậu. Điểm sáng S nằm trên trục chính của
thấu kính, trong khoảng giữa gương và thấu kính, khi đó ta thu
được hai ảnh thật của S cách nhau 20/3 cm. Đổ nước vào đầy
chậu thì hai ảnh vẫn là thật nhưng cách n hau 15 cm. Biết
chiết suất của nước n = 4/3.
a) Tìm độ sâu h của chậu và khoảng cách từ điểm sáng
S tới thấu kính.
b) Nước vẫn đầy chậu. Thay S bằng vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu
kính ta vẫn thu được hai ảnh của vật. Xác định khoảng cách từ AB đến thấu kính để hai ảnh đều
là ảnh thật và ảnh này cao gấp 3 lần ảnh kia.
Câu 9. Đặt một vật sáng AB vuông góc với một trục chính của thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự f2.
Trên màn E đặt cách vật AB một đoạn a = 7,2 f 2 , ta thu được ảnh của vật .
a) Giữa vật AB và qua màn E cố định . Tịnh tiến thấu kính L2 dọc theo trục chính đến vị trí
cách màn E 20 cm . Đặt thêm một thấu kinh L1 ( tiêu cự f1 ) đồng trục với L2 vào trong khoảng
giữa AB và L2 , cách AB một khoảng 16 cm thì thu được một ảnh cùng chiều và cao bằng AB
hiện lên trên màn E . Tìm các tiêu cự f1 và f2 .
b) Bây giờ giữ vật AB cố định , còn màn E thì tịnh tiến ra xa AB đến vị trí mới cách vị trí cũ 23
cm. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính và vị trí mới của chúng để qua hệ thấu kính vật cho
một ảnh hiện trên màn E có cùng chiều và cao gấp 8 lần vật AB.

Page | 3
Câu 10. Mặt cầu S có tâm nằm trên Ox, mặt cầu này ngăn cách hai môi y
trường quang học đồng chất có chiết suất là n và n’ (Hình 3.1). B
1. Các tia sáng song song với trục Ox (trục quang học) sau khi bị khúc O F
xạ qua mặt S giao nhau tại một điểm nằm trên Ox. S gọi là mặt khúc xạ lý x
(n’)
tưởng. Tìm phương trình của cung BB’ nếu các tia sáng hội tụ tại F (Hình (n)
B’
3.1), các giá trị n, n’, OF = f đã biết. Xét trường hợp n = n’ và phân tích kết
Hình 3.1
quả.

2. Mặt cầu của các thấu kính hội tụ ánh sáng tại một điểm nếu các tia sáng đi gần trục chính.
Nếu muốn hội tụ một chùm sáng rộng hơn thì phải dùng các mặt cầu khúc xạ y
lí tưởmg. Hãy xác định độ dày nhỏ nhất (ở phần tâm) của một thấu kính hội
O F
tụ phẳng – lồi có chiết suất n = 1,5; bán kính R = 5 cm (Hình 3.2) để có thể x
hội tụ tại F một chùm sáng rộng, song song với trục chính chiếu vuông góc
với phần mặt phẳng. Biết OF = f = 12 cm.
Hình
3. Hãy xác định độ dày nhỏ nhất (ở phần tâm) của của một thấu kính
phân kì phẳng – lõm có chiết suất n = 1,5; bán kính R = 2 cm, bề dày bờ d0
= 0,5 cm (Hình 3.3) để sao cho khi chiếu một chùm sáng rộng vuông góc y d0

với phía mặt phẳng, đường kéo dài của các tia ló hội tụ tại F với OF = 20 O
cm. F x

Hình
Câu 11. Một bể nhỏ hình hộp chữ nhật trong có
chứa nước. Thành bể phía trước là một tấm thủy
tinh có bề dày không đáng kể, thành bể phía sau
là một gương phẳng, khoảng cách giữa hai
thành bể này là GH = a = 32 cm. Chính
giữa bể có một vật phẳng nhỏ AB thẳng đứng.
Đặt một thấu kính hội tụ L trước bể và một màn
M để thu ảnh của vật thì thấy có hai vị trí của
màn cách nhau một khoảng d = 2cm
đều thu được ảnh rõ nét trên màn. Độ lớn của hai ảnh này lần lượt là 6cm và 4,5cm. Chiết suất của
nước là 4/3. Tính tiêu cự của thấu kính và độ cao của vật.
Câu 12. 1) Vật AB=10cm là một đoạn thẳng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ
mỏng tiêu cự f=20cm. B gần thấu kính và cách thấu kính
30cm. Khoảng cách AB tới trục chính của thấu kính là O
Δ ●
h=3cm. Vẽ ảnh, xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh (kết α
S
quả tính ra cm và lấy đến một chữ số thập phân).
2) Thấu kính hội tụ mỏng tiêu cự f=20cm, quang
tâm O, trục chính xx’ trùng với đường thẳng Δ. Điểm sáng S được cố định trên đường thẳng Δ,

Page | 4
cách O một đoạn OS=30cm. Ảnh của S cho bởi thấu kính là S’. Quay thấu kính quanh trục đi qua
O và vuông góc với mặt phẳng tới để trục chính của nó tạo với đường thẳng Δ một góc α=100 .
Ảnh S’ dịch chuyển như thế nào? Xác định quãng đường ảnh S’ đã dịch chuyển (kết quả tính ra
cm và lấy đến một chữ số thập phân).

Câu 13. Cho hệ 03 thấu kính (L 1 ), (L 2 ), ( L 3 ) đặt đồng trục và được sắp xếp như hình vẽ. Vật
sáng phẳng, nhỏ có chiều cao AB đặt vuông góc với trục
chính, ở trước (L 1 ) và chỉ tịnh tiến dọc theo trục chính.Hai
thấu kính (L 1 ) và ( L 3 ) được giữ cố định tại hai vị trí O 1 và
O 3 cách nhau 70 (cm). Thấu kính (L 2 ) chỉ tịnh tiến trong
khoảng O 1 O 3 . Các khoảng O 1 M = 45 (cm), O 1 N = 24 (cm).
a. Đầu tiên vật AB được đặt tại điểm M, thấu kính (L 2
) đặt tại vị trí cách (L 1 ) khoảng O 1 O 2 = 36 (cm), khi đó ảnh
cuối của vật AB cho bởi hệ ở sau ( L 3 ) và cách ( L 3 ) một khoảng bằng 255 (cm). Trong trường
hợp này nếu bỏ (L 2 ) đi thì ảnh cuối không có gì thay đổi và vẫn ở vị trí cũ. Nếu không bỏ (L 2 )
mà dịch chuyển nó từ vị trí đã cho về phía (L 3 ) một đoạn 10 (cm), thì ảnh cuối ra vô cực. Tìm các
tiêu cự f 1 , f 2 , f 3 của các thấu kính.

b. Tìm các vị trí của (L 2 ) trong khoảng O 1 O 3 mà khi đặt (L 2 ) cố định tại các vị trí đó thì
ảnh cuối có độ lớn luôn luôn không thay đổi khi ta tịnh tiến vật AB trước (L 1 ) .

Câu 14. Một điểm sáng A ban đầu ỏ vị trí P nằm ở trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng có
tiêu cự f, điểm P cách đều quang tâm 0 và tiêu điểm chính F của thấu kính. Tại thời điểm t = 0
người ta cho A chuyển động tròn xung quang tâm F thuộc mặt phẳng x0y với tốc độ góc không
đổi là , với 0x là trục chính thấu kính ( Hv2).
1. Viết phương trình quĩ đạo ảnh A/ của A qua thấu kính. Vẽ đồ thì biểu diễn quĩ đạo ảnh A/.
Từ đồ thị nhận xét tính chất, vị trí của ảnh A/ theo vị trí của A.
2. Biết f = 20cm,  = 2 rad/s. Tìm vị trí ảnh và vận tốc của ảnh A/ ở thời điểm 1,5 giây
chuyển động của A.
Câu 15. Hai kính thiên văn vật kính có cùng tiêu cự f0 và có cùng độ lớn độ bội giác khi ngắm vật
ở vô cùng là 19. Một kính thuộc loại Kepler có thị kính tiêu cự f1, một kính thuộc loại Galile có
thị kính tiêu cự f2. Khoảng cách từ vật kính đến thị kính của mỗi loại thứ tự là l1và l2.( Kính thiên
văn loại Kepler là hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục thường có thêm bộ phận đảo ảnh là hệ hai
lăng kính phản xạ toàn phần. Kính thiên văn loại Gali lê là hệ hai thấu kính đồng trục, vật kính
là một thấu kính hội tụ, thị kính là thấu kính phân kỳ).
l1
1.Tìm tỉ số chiều dài .
l2

2.Xét kính Kepler có chiều dài l1 không thay đổi, thay vật kính bằng một vật kính khác, sau đó đổ
đầy nước có chiết suất nn= 4/3 vào bên trong ống kính . Biết thị kính là một thấu kính có hai mặt
cùng bán kính, làm bằng chất có chiết suất n = 1,5. Xác định độ bội giác của kính khi có nước
trong trường hợp ngắm chừng ở vô cùng.

Page | 5
Câu 16. Một vật phẳng AB đặt trước một gương cầu lõm bán kính cong 40cm, cách gương 60cm,
vuông góc với trục chính của gương. Người ta giữ gương cố định, dịch chuyển tịnh tiến vật AB
dọc trục chính về phía gương với tốc độ v = 2.t (cm/s), biết 0 < t < 6,32s. Xác định tốc độ dịch
chuyển và gia tốc dịch chuyển của ảnh tại thời điểm t = 3s.
Câu 17. Hai thấu kính L1 và L2 đồng trục. Vật sáng nhỏ AB đặt trước L1 vuông góc với trục chính
cho ảnh rõ nét cao 1,8 cm trên màn E đặt
tại M0 sau L2. Nếu giữ nguyên AB và L1,
bỏ L2 đi thì phải đặt màn E tại M1 cách M0 A M2
M0 M 1
6 cm mới thu được ảnh thật của vật, cao B O1 O2
3,6 cm. Còn giữ nguyên AB và L2, bỏ L1
đi thì phải đặt màn E tại M2 sau M1 cách
M1 2 cm mới thu được ảnh thật cao 0,2 cm L1 L2
1. Xác định chiều cao của vật AB và
hai tiêu cự f1, f2.

2. Giữ nguyên AB và L1. Điều chỉnh để


khoảng cách giữa L1 và L2 là 30cm. Tìm độ
phóng đại của ảnh cho bởi hệ.

Câu 18. Cho hệ hai thấu kính mỏng: L1 là thấu kính hội tụ và L2 là thấu kính phân kỳ, cùng trục
chính Δ và được làm từ cùng một loại thủy tinh, có độ tụ lần lượt là D1 và D2 đặt cách nhau một
khoảng l. Chiếu một tia sáng mảnh song song với trục chính tới gặp thấu kính L1 cho tia ló khỏi
hệ hai thấu kính cắt trục chính tại điểm F (F gọi là tiêu điểm chính của hệ), và tia ló có phương
1
cắt phương tia tới tại M, dựng MH vuông góc với Δ tại H. Đặt HF = f và D = gọi là tiêu cự và
f
độ tụ của hệ.
1 1
a. Tính D theo D1, D2, l. Có nhận xét gì về độ tụ của hệ khi l = 0 và khi l = 
D1 D2

b. Tìm giá trị l để khi chiết suất của thủy tinh làm ra các thấu kính thay đổi thì độ tụ của
hệ không thay đổi.

Câu 19. Cho hệ quang học đồng trục chính Δ gồm hai thấu kính mỏng, thấu kính hội tụ L1, thấu
kính phân kì L2 được chế tạo cùng một loại thủy tinh có độ tụ lần lượt là D1 và D2, chúng được
đặt cách nhau một khoảng l. Chiếu một tia sáng hẹp song song với trục chính của hệ và gặp thấu
kính L1 trước sau đó gặp thấu kính L2 cho tia ló ra khỏi hệ cắt trục chính tại điểm F (F gọi là tiêu
điểm chính của hệ), tia ló có phương cắt phương tia tới tại M, dựng MH vuông góc với Δ tại H.
1
Đặt HF = f và D = gọi là tiêu cự và độ tụ tương đương của hệ.
f
a.Tính D theo D1, D2 và l. Biện luận cho hai trường hợp sau :
- Trường hợp l = 0.

Page | 6
1 1
- Trường hợp l =  .
D1 D2
b. Giá trị nào của l để khi chiết suất của hệ thấu kính thay đổi thì độ tụ của hệ không thay
đổi ?
Câu 20. Xét sơ đồ như trên hình. Một nguồn có dạng khe hẹp cần được tạo ảnh trên màn. Ánh
sáng được truyền song song giữa hai thấu kính. Chiết suất của lăng kính:
n(λ) = 1,5 + 0,02(λ – λ0)/λ0
trong đó: λ0 = 5000 A0. Hệ được điều chỉnh dùng cho ánh sáng 5000 A0.
a. Tính tiêu cự của các thấu kính?
b. Tính độ phóng đại dài và độ phóng đại góc của khe trên màn? Ảnh có bị đảo ngược không?
Dựng ảnh?
c. Tính độ dịch chuyển khỏi trục của ánh sáng phát từ nguồn λ = 5050 A0?
Có thể tính gần đúng ở những chỗ có thể.

10cm

α 10cm
25cm φ

Φ=0,1rad

Câu 21. Từ một khối đồng chất, trong suốt,


giới hạn bởi hai mặt song song, người ta cắt B
theo mặt chỏm cầu tạo thành hai thấu kính
O1 A O2
mỏng có quang tâm tương ứng là O1 và O2. Hai
thấu kính này được đặt đồng trục, hai quang
tâm cách nhau khoảng O1O2 = 30cm. Đặt vật Hình vẽ
sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính tại A
với O1A = 10cm, AO2 = 20cm (hình vẽ). Khi đó, ảnh của AB cho bởi hai thấu kính có vị trí trùng
nhau.
1. Xác định tiêu cự của các thấu kính.
2. Người ta tráng bạc mặt phẳng của thấu kính O1. Tìm tỉ số độ cao hai ảnh cuối cùng của AB
được tạo thành qua quang hệ.
Câu 22. - Vật kính O1 là một thấu kính mỏng, tiêu cự f1 = 0,5cm, đường kính đường rìa bằng
1cm.
- Thị kính là một hệ kép gồm hai thấu kính hội tụ mỏng đặt cố định và đồng trục, cách nhau 2cm.
Thấu kính phía trước O2 có tiêu cự 3cm, thấu kính phía sau có tiêu cự 1cm. Đường kính đường rìa
của các thấu kính O2 và O3 đều bằng 1,5cm. Hệ vật kính và thị kính được đặt đồng trục. Biết O1O2
= 17,5cm.
Người quan sát có mắt bình thường với Đ = 25 cm, quan sát một tiêu bản qua kính hiển vi, tiêu
bản đặt cách vật kính khoảng d1.

Page | 7
a) Tìm d1 và số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. Biết mắt đặt sát O3.
b) Để kính trên vẫn giữ nguyên số bội giác đối với người quan sát khi ngắm chừng ở vô cực, người
ta thay thị kính kép bằng một thấu kính mỏng.
- Tìm tiêu cự của thấu kính mới và khoảng cách giữa thấu kính đó với vật kính.
- Tính đường kính của vùng quan sát được trên tiêu bản khi mắt đặt tại vòng tròn thị kính. Biết
đường kính đường rìa của thấu kính mới bằng 1,2cm.
Câu 23. Khi sản xuất một bình đặc hình cầu bằng thủy tinh, người ta đặt một bông hoa hồng nhỏ
vào phía trong. Bình thủy tinh có bán kính R, chiết suất n.
1. Tìm vị trí đặt bông hoa để người quan sát luôn thấy hình ảnh rõ nét của bông hoa khi ngắm hoa
qua bình cầu từ mọi vị trí xung quanh bình cầu .
Xác định độ phóng đại ảnh khi đó.
Bình
Chú thích: kí hiệu ---------- : vị trí quan sát cầu
2. Tìm một vị trí khác (so với vị trí tìm được ở ý 1) để đặt bông hoa mà
người quan sát luôn thấy hình ảnh rõ nét của bông hoa khi ngắm hoa qua
bình cầu từ mọi vị trí quanh một nửa thích hợp của bình cầu. Xác định độ
phóng đại ảnh khi đó.
Chú thích: kí hiệu ---------- : vị trí quan sát Bình
cầu
3. Cho R=9cm; n=1,5 đặt bông hoa cách tâm cầu 2cm và người quan sát
đặt mắt sao cho mắt, tâm cầu và hoa gần như thẳng hàng với nhau. Xác
định vị trí ảnh và độ phóng đại ảnh.

Câu 24. Hai thấu kính hội tụ O1, O2 đặt cách nhau một khoảng l. Một vật AB = 8 cm, đặt trươc
O1 có một ảnh trên màn M: A 'B'  2cm , cùng chiều với AB. Đặt một bản mặt song song có
chiết suất n = 1,5, độ dày e = 9 cm giữa hai thấu kính, thì phải dịch chuyển màn ra xa O2 một
đoạn 3cm và ảnh cao 8 cm. Đặt bản đó giữa vật và O1, thì phải dịch chuyển màn 1 cm. Tính tiêu
cự f1, f2 của hai thấu kính.
Câu 25. Người ta cắt từ một quả cầu làm bằng thủy tinh chiết suất n  1,5 bán kinh R = 10cm lấy
hai chỏm cầu mỏng, để nhận được hai thấu kính phẳng lồi với đường kính là 1cm và 2cm. Các
thấu kính được dán đồng trục với nhau. Trên trục chính và cách hệ thấu kính 1m đặt một nguồn
sáng điểm và ở phía bên kia của hệ đặt một màn cũng vuông góc trục chính. Hỏi phải đặt màn
như thế nào để kích thước vết sáng trên màn là nhỏ nhất? Và kích thước ấy bằng bao nhiêu?
Câu 26. Hình vẽ là mô hình đơn giản của hệ thống dẫn tên lửa. Cơ sở của hệ là hai thấu kính
(TK) hội tụ L1 và L2 có tiêu cự bằng F1 và F2. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của hai thấu kính
là b. Trục chính của TK thứ hai song song với trục chính của TK thứ nhất và cách nó một khoảng
bằng a. Ánh sáng từ bia phát ra đi vào TK L1, còn TK L2 chiếu ảnh lên màn S.

Page | 8
a) Trong trường hợp lý tưởng khi tên lửa chuyển dộng thẳng tới bia, tia sáng đi song song với trục
chính của L1 . Cần phải đặt màn cách quang tâm TK thứ hai một khoảng f bằng bao nhiêu để nhận
được ảnh rõ nét. Ảnh đó sẽ nằm cách trục chính của hệ (tức trục chính của L1) một khoảng r0 bằng
bao nhiêu?
b) Thấu kính L2 quay với một vận tốc góc 𝜔 nào đó sao cho trục của nó vẽ lên trên màn một vòng
tròn bán kính a, nhưng vẫn còn song song với trục chính của TK thứ nhất. Khi đó, trong trường
hợp tên lửa bay thẳng tới bia, ảnh sẽ vẽ lên trên màn một vòng tròn bán kính r0. Khi tên lửa bay
lệch khỏi mục tiêu một góc 𝛼 thì ảnh trên màn sẽ bị méo đi.
Coi góc α là nhỏ, xác định khoảng cách cực tiểu và cực đại từ tâm màn đến ảnh.
c) Chuyển động của ảnh sẽ vẽ lên một quỹ đạo như thế nào? Tại sao? Vẽ quỹ đạo chuyển động.
Coi mục tiêu lệch hẳn về phía trục Oy.
Câu 27. Thấu kính mỏng 2 mặt lồi R1, R2 làm từ thủy tinh. Bề dày thấu kính là d = 4 mm. Đường
kính D = 4 cm.Đặt thấu kính sao cho trục chính thẳng đứng, một phần ngập trong nước với
quang tâm nằm ngay trên mặt nước. Khi mặt trời lên đỉnh đầu, ảnh của nó qua thấu kính xuất
20
hiện ở độ sâu h1= 20cm so với mặt nước. Nếu đảo ngược thấu kính lại thì h2= cm. Biết
3
4
nH 2 0  . Xác định nTK; R1; R2 ?
3

Câu 28. Một quả cầu đặc, đồng chất, làm bằng thủy tinh hữu cơ có
chiết suất 1,5 và có bán kính 10 cm đặt trong không khí.
a) Đặt một điểm sáng S cách tâm O của quả cầu đoạn 50 cm. Xác S
định ảnh của S tạo bởi quả cầu.
b) Người ta cắt quả cầu trên lấy hai chỏm cầu để nhận được hai thấu
kính mỏng, phẳng lồi với đường kính rìa là 2 cm và 1 cm. Các thấu E
kính được áp sát nhau đồng trục chính. Trên trục chính và cách hệ Hình 3
thấu kính 1 m, có đặt một nguồn sáng điểm S, màn E vuông góc với trục chính như hình 3. Xác
định vị trí đặt màn để thu được vệt sáng có diện tích nhỏ nhất. Tìm diện tích nhỏ nhất đó của vệt
sáng.

Page | 9
Câu 29. Cho một thấu kính hội tụ lõm - lồi, bằng thuỷ tinh,
chiết suất n = 1,5 như hình 3. Mặt lõm có bán kính R1 = 5,5 cm và
có đỉnh tại O1. Mặt lồi có bán kính R2 = 3 cm và đỉnh tại O2. Khoảng α
S O1 O2
cách O1O2 = 0,5 cm.
1. Cho R1 = 5,5 cm; R2 = 3 cm; khoảng cách O1O2 = 0,5 cm. Một
Hình 3
điểm sáng S được đặt tại đúng tâm của mặt lõm và chiếu một chùm tia
có góc rộng 2α =30o vào mặt thấu kính. Hãy xác định vị trí điểm đầu và điểm cuối của dải giao
điểm của phương các tia sáng ló ra khỏi thấu kính với trục chính.

2. Cho R1 = 50 cm; R2 = 30 cm; O1O2 << R1, R2. Mặt lồi O2 được tráng bạc. Thấu kính tương
đương với một gương cầu lõm. Tính tiêu cự của gương này.

Câu 30. a. Một chùm sáng song song hẹp, hình trụ tròn xoay được chiếu vào một thấu kính mỏng.
Trục của chùm sáng trùng với trục chính của thấu kính. Đường kính tiết diện thẳng của chùm
sáng là d. Chùm tia ló là chùm hội tụ có góc mở là . Tìm biểu thức độ tụ D của thấu kính theo d
và .
b. Thị kính kép là một hệ có độ tụ D dương và gồm hai thấu kính mỏng, làm bằng cùng một loại
thuỷ tinh, có độ tụ lần lượt là D1 và D2, đặt đồng trục và cách nhau một khoảng e.
Một chùm sáng tới song song, hẹp, hình trụ tròn xoay, đường kính tiết diện thẳng là d được
chiếu vào hệ. Chùm tia ló là một chùm hội tụ có góc mở là . Như vậy, thị kính kép có tác dụng
như một thấu kính mỏng có độ tụ D bằng độ tụ của chính thị kính. Tìm biểu thức độ tụ D của thị
kính theo D1, D2 và e. Biện luận kết quả thu được trong một số trường hợp đặc biệt.
c. Ưu điểm của thị kính kép là nếu chọn khoảng cách e thích hợp thì độ tụ D của thị kính hầu như
không phụ thuộc vào chiết suất của thuỷ tinh làm thấu kính và như thế sẽ tránh được hiện tượng
sắc sai. Hãy tìm điều kiện này về e.

Page | 10

You might also like