You are on page 1of 2

BÀI TẬP QUANG HỌC 8

Bài 1
Vật sáng AB cách màn ảnh một khoảng a  160 cm . Trong khoảng giữa vật và màn ảnh, đặt một
thấu kính hội tụ L song song với vật AB. Di chuyển L dọc theo trục chính, thấy có hai vị trí của
L cách nhau một khoảng b  40 cm đều cho ảnh của vật AB hiện rõ nét trên màn. Biết vật sáng đặt
cách thấu kính (có tiêu cự f ) một khoảng d cho ảnh thật cách thấu kính khoảng d ' thì mối liên
1 1 1
hệ giữa f , d , d ' là:  
f d d'
a) Tính tiêu cự của thấu kính L.
b) Phải đặt màn ảnh cách vật bao nhiêu thì chỉ có một vị trí của L cho ảnh rõ nét trên màn.
c) Di chuyển điểm sáng S dọc theo trục chính của L với vận tốc v1  1 m / s từ vị trí cách L đoạn d1  150 cm
đến vị trí cách L đoạn d 2  100 cm . Ảnh của S di chuyển với vận tốc trung bình bằng bao nhiêu?

Bài 2
Cho thấu kính phân kì L1 có tiêu
cự f1 = 18 cm và thấu kính hội tụ
L2 có tiêu cự f2 = 24 cm, đặt cùng B
trục chính, cách nhau một L1 L2
khoảng l. Một vật sáng AB đặt A
vuông góc với trục chính trước
thấu kính L1, cách L1 một khoảng
d1, qua hệ hai thấu kính cho ảnh
l
sau cùng là A2B2.
a. Cho d1 = 18 cm. Xác định l để
ảnh A2B2 là ảnh thật.
b. Tìm l để A2B2 có độ lớn không thay đổi khi cho AB di chuyển dọc theo trục chính.
c. Bây giờ người ta đưa vật AB vào khoảng giữa hai thấu kính, hỏi vật AB phải ở vị trí nào để
ảnh của vật qua hai thấu kính trùng nhau. Biết khoảng cách giữa hai thấu kính lúc này là l = 60
cm.

ngochung.hoang@gmail.com
BÀI TẬP QUANG HỌC 8

Bài 3
Điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự là f, cách tiêu điểm gần nó
40
nhất một khoảng 1,5f cho ảnh thật S' cách tiêu điểm gần S' nhất là cm.
3
a. Xác định vị trí ban đầu của S đối với thấu kính và tiêu cự f của thấu kính.
b. Cho điểm sáng S nằm trên trục chính, ngoài tiêu điểm và cách thấu kính một khoảng là d. Khi
S chuyển động theo phương lập với trục chính một góc α = 60o theo hướng tiến lại gần thấu kính
thì phương chuyển động của ảnh thật lập với trục chính một góc β = 30o . Tính d.
c. Đặt thấu kính trên trong khoảng giữa hai điểm sáng A và B sao cho A, B nằm trên trục chính
của thấu kính, cách nhau một đoạn 72 cm và ảnh A' của A trùng với ảnh B' của B. Sau đó, cố
định vị trí của A, B và tịnh tiến thấu kính theo phương vuông góc với trục chính với tốc độ không
đổi v = 4 cm/s. Xác định tốc độ chuyển động tương đối của A' so với B' .
Bài 4
Cho các dụng cụ sau:
- Một đèn sáng nhỏ, pin, dây dẫn.
- Một thấu kính hội tụ.
- Một thấu kính phân kỳ.
- Một thước đo có vạch chia độ tới milimet và một màn hứng M.
Hãy trình bày và giải thích một phương án thực nghiệm để xác định tiêu cự của hai thấu kính nói
trên.

Bài 5
Một thấu kính hội tụ tiêu cự f. Điểm sáng A đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ cách thấu
kính một khoảng OA = 60cm. Tiêu cự của thấu kính f = 40cm. Cho điểm sáng A chuyển động
trong thời gian 16 giây với vận tốc 0,5cm/s theo phương hợp với trục chính một góc α = 600 lại
gần về phía thấu kính. Xác định vận tốc trung bình của ảnh và góc β hợp bởi phương chuyển động
của ảnh với trục chính.

ngochung.hoang@gmail.com

You might also like