You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA CUỐI KÌ II LỚP 9 NĂM HỌC 2021 – 2022

I. Phần lý thuyết
Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
Câu 3: Trình bày tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
phát triển tổng hợp kinh tế biển
Câu 4: Nêu tên tỉnh, thành phố và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
II. Phần thực hành
- Khai thác kiến thức từ lược đồ, atlat Địa lí Việt Nam.
- Kĩ năng nhận dạng biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý
Câu 1: Cảng Cái Lân thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.
Câu 2: Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Đồng Nai B. Bình Định C. Hải Dương D. Bến Tre.
Câu 3: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.
Câu 4: Vịnh biển nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên
Thế Giới?
A. Vịnh Bắc Bộ B. Vịnh Văn Phong
C. Vịnh Cam Ranh. D. Vịnh Hạ Long.
Câu 5 : Các tỉnh/thành phố nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long?
A. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu B. Cà Mau, Đồng Tháp.
C. Bình Dương, Bình Phước. D. Tây Ninh, Đồng Nai.
Câu 6: Các hòn đảo Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo có đặc điểm gì chung?
A. Đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ. B. Đảo nằm trong vịnh Thái Lan.
C. Đảo đá vôi. D. Đảo phát triển tổng hợp kinh tế
biển.
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi sông
A. Đồng Nai. B. Mê Công. C. Thái Bình. D. Hồng
Câu 8: Ngư trường nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Hải Phòng – Quảng Ninh.
B. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu.
C. Hoàng Sa, Trường Sa.
D. Cà Mau – Kiên Giang
Câu 9: Khoáng sản nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. than bùn. B. dầu khí. C. than nâu. D. bôxit.
Câu 10: Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Cần Thơ B. Kiên Giang C. Long An. D. Đồng
Tháp.
Câu 11: Vùng Đồng bằng Sông Cửu long, đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở
A. ven biển. B. bán đảo Cà Mau.
C. ven sông Tiền và sông Hậu. D. giáp Cam-pu-chia.
Câu 12 : Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam là:
A. than đá và sắt. B. nước khoáng và vàng.
C. dầu mỏ và khí đốt. D. đá vôi và than bùn.
Câu 13: Vùng biển nước ta có diện tích khoảng
A. 1 triệu km2 B. 2,3 triệu km2 C. 10 triệu km2 D. 0,5 triệu km2
Câu 14: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới
vừa có đường bờ biển?
A. Bến Tre. B. An Giang. C. Sóc Trăng. D.
Kiên Giang.
Câu 15: Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh
A. Ninh Thuận. B. Bình Thuận. C. Khánh Hòa. D. Quảng
Nam.
Câu 16: Khó khăn nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
B. Thiếu nước trong mùa khô.
C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
D. Bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 17: Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng
sông Cửu Long là
A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thủy
triều.
B. đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.
D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ
giới hóa.
Câu 18: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long là
A. nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. mùa khô không rõ rệt.
D. nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Câu 19: Nhân tố nào không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng
sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một nước ta?
A. Có tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.
B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn.
D. Có sông ngòi và kênh rạch dày đặc.
Câu 20: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là
A. nước ngọt. B. phân bón.
C. bảo vệ rừng ngập mặn. D. cải tạo giống.
Câu 21: Đất Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa hệ thống sông
Tiền, sông Hậu, được bồi đắp thường xuyên, màu mỡ nhất cả nước, là điều kiện
thuận lợi để
A. phát triển lâm nghiệp. B. phát triển công nghiệp.
C. phát triển ngư nghiệp D. phát triển nông nghiệp.
Câu 22: Rừng ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long không có vai trò
A. chắn sóng, chắn gió, hạn chế xâm nhập mặn
B. tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.
C. phòng hộ đầu nguồn.
D. tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Câu 23: Hạn chế về mặt khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát
triển nông nghiệp là
A. mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
C. thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
D. đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.
Câu 24: Ý nào sau đây không phải là khó khăn về tự nhiên của Đồng bằng sông
Cửu Long đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
A. Lũ lụt vào mùa mưa, mùa khô kéo dài làm tăng độ mặn của đất, diện tích
đất nhiễm mặn, đất phèn rất lớn .
B. Thủy triều xâm nhập sâu vào nội địa gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
C. Nguồn lợi thủy sản phong phú.
D. Khoáng sản ít, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
Câu 25:Cho biểu đồ sau đây:
100%
13.2 15
90%
0.4
80% 16.4
70% 55.2
60%
50%
40% 6.7 81.6
70.4
30%
20% 38.1
10% Các
loại
0% hải sản
Cá biển khai thác Cá nuôi Tôm nuôi

ĐBSCL ĐBSH Các vùng khác

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH so với cả
nước năm 2016.
B. Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH
so với cả nước năm 2016.
C. Quy mô, sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH
so với các vùng khác năm 2016.
D. Quy mô và cơ cấu cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH
so với các vùng khác năm 2016.
Câu 26: Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
giai đoạn 1995 – 2016
Đơn vị: nghìn tấn

Năm 1995 2000 2005 2010 2013 2016


Đồng bằng sông Cửu 819,2 1169,1 1846,3 2999,1 3439,7 3863,3
Long
Cả nước 1584,4 2250,5 3466,8 5142,7 6019,7 6870,7
Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của Đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước giai đoạn trên là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ miền.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, hãy cho biết vào năm 2007,
các tỉnh thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long đều có
A. giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu.
B. giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu.
C. giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
D. giá trị xuất khẩu lớn gấp 2 lần giá trị nhập khẩu.
Câu 28: Vào năm 2016, số dân Đồng bằng Sông Cửu Long là 17660,7 nghìn
người; diện tích của vùng là 40816,3 km2; mật độ dân số là
A. 334 người/km2 B. 343 người/km2
C. 433 người/km2 D. 435 người/km2
Câu 29: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm

Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn)


Vùng
2005 2014 2005 2014
Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7 6398,4 7175,2
Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5 19298,5 25475,0
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và 2014?
A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng.
B. Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng.
D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
Câu 30: Ý nghĩa của các đảo đối với quốc phòng an ninh nước ta là
A. có nhiều nguồn tài nguyên hải sản.
B. có nhiều thuận lợi phát triển du lịch.
C. thuận lợi phát triển giao thông biển.
D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Câu 31: Ba cảng lớn nhất nước ta là:
A. Hải Phòng, Cam Ranh, Sài Gòn. B. Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Nẵng.
C. Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng. D. Nha Trang, Dung Quất, Hải Phòng.
Câu 32: Quần đảo nào nằm xa đất liền nhất nước ta?
A. Quần đảo Nam Du. B. Quần đảo Cô Tô.
C. Quần đảo Hoàng Sa. D. Quần đảo Trường Sa.
Câu 33: Quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Phú Yên. D. Khánh
Hòa.
Câu 34: Biện pháp nào sau đây là phương châm thích nghi với điều kiện tự
nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Chủ động sống chung với lũ và khai thác lợi thế vùng sông nước.
B. Nâng cao trình độ dân trí.
C. Tích cực thau chua, rửa mặn, cải tạo đất.
D. Phát triển hệ thống thủy lợi.
Câu 35: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là
A. chè B. cà phê C. cao su D. hồ tiêu

You might also like