You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ II – LỊCH SỬ

Đề thi 32 câu nằm trong 4 giai đoạn lịch sử sau:


- Phong trào cách mạng 1930 – 1935.
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939.
- Cuộc vận động trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1939 – 1945.
- Giai đoạn từ sau ngày 2/9/1945 đến cuộc kháng chiến chống Pháp kết
thúc (1954).

MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý:


* 1930 - 1931
1. Đỉnh cao của phong trào công nhân và nông dân trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh nhất
ở địa phương nào?
A. Thanh Hóa, Nghệ An. C. Nghệ An, Hà Tĩnh.
B. Hà Tĩnh, Quảng Bình. D. Quảng Bình, Quảng Trị.
2. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A. Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm đời sống nhân dân cơ cực.
3. Phong trào cách mạng nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
B. Phong trào cách mạng 1936 -1939.
C. Phong trào cách mạng 1939 -1945.
D. Cao trào kháng Nhật cứu từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945.
4. Thành quả lớn nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
B. hình thành khối liên minh công nông.
C. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng
D. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
5. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930

A. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
B. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia..
D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo

* 1936 – 1939:
1. Kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 là
A. bọn phản động Pháp và tay sai. C. thực dân Pháp nói chung.
B. địa chủ phong kiến. D. các quan lại của triều đình Huế.
2.Vì sao trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương, Đảng có sự điều chỉnh về đường lối và phương
pháp đấu tranh?
A. Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn.
B. Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước.
C. Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
3. Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong những năm 1936 - 1939 là kết hợp
hình thức đấu tranh
A. công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
B. bí mật và bất hợp pháp.
C. chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
4. Mục tiêu đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?
A. Đánh đổ đế quốc - phát xít. C. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
B. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
5. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
A. chính quyền của giai cấp tư sản. C. chủ nghĩa thực dân.
B. chủ nghĩa phát xít. D. bộ phân cầm quyền của chủ nghĩa đế quốc ở các thuộc địa.

* 1939 – 1945:
1. Từ năm 1940, nhân dân Đông Dương nằm dưới ách thống trị của
A. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật.
B. thực dân Pháp và phát xít Đức. D. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
2. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam có nguồn gốc từ sự kiện nào sau đây?
A. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập (1940).
B. Trung đội Cứu quốc quân được thành lập (1941).
C. Đội Việt Nam quyên truyền giải phóng quân được thành lập (22/12/1944).
D. Đội Việt Nam giải phóng quân được thành lập (6/1945).
3. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941 tại Pác Bó – Cao
Bằng) đã đặt nhiệm vụ cách mạng nào lên hàng đầu?
A. Giải phóng dân tộc. C. Cách mạng ruộng đất.
B. Thành lập mặt trận Việt Minh. D. Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
4. Mặt trận nào giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
5. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) C. Binh biến Đô Lương (1941)
B. Khởi nghĩa Nam Kì (1940) D. Tồng khởi nghĩa 8-1945
6. Điều kiện khách quan thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập dân tộc trong tháng
8/1945 là
A. sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu.
B. sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức.
C. sự tan rã của phát xít Đức và đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức.
D. quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
7. Những tỉnh lị giành được chính quyền đầu tiên trong cách mạng tháng Tám là
A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn. C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế. D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
8. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14 – 15/8/1945) đã có quyết định quan trọng nào sau
đây?
A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.
C. Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
D. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
9. Sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra vào ngày 2-9-1945 ở nước ta là
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
B. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì họp.
D. Công bố chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhay và hành động của chúng ta”.
10. Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội.
B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
C. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế.
D. Cách mạng tháng Tám bùng nổ.
11. Ngày 19/8/1945 đã diễn ra sự kiện nào sau đây trong Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Hà Nội giành chính quyền.
B. Huế giành chính quyền.
C. Sài Gòn giành chính quyền.
D. Vua Bảo Đại thoái vị.
12. Vì sao thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
Việt Nam?
A. Đã lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật - Pháp và tay sai.
B. Đã lật đổ sự tồn tại hàng ngàn năm của chế độ phong kiến.
C. Đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Đã đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
13. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật là
A. Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân. C. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
B. Góp phần vào thắng lợi của cách mạng châu Á. D. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ.

* 1945 – 1954:
1. Kẻ thù chính của dân tộc ta sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công là
A. 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh, nuôi âm mưu lật đổ chính quyền cách
mạng.
B. thực dân Pháp với âm mưu xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn.
C. 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, có một bộ phận theo lệnh quân Anh chống lại lực lượng của ta, tạo
điều kiện cho Pháp mở rộng vùng chiếm đóng.
D. hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương
2. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động Toàn quốc kháng chiến chống
thực dân Pháp?
A. Hội nghị trù bị ở Đà Lạt giữa ta và Pháp thất bại.
B. Quân Pháp sát hại nhân dân ở phố hàng Bún – Hà Nội.
C. Pháp đánh chiếm các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn, Nam Định.
D. Pháp gửi 2 bản tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
3. Đường lối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là
A. kháng chiến toàn dân, toàn diện.
B. kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính.
4. Câu “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” được trích trong văn bản nào?
A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (Hồ Chí Minh).
B. “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh).
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (Trường Chinh).
D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (Ban Thường vụ trung ương Đảng).
5. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
A. toàn dân đoàn kết, chiến đấu dũng cảm.
B. tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Đông Dương.
C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
D. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN.
6. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là
A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16.200 tên địch.
B. là chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
7. Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về vấn đề Đông Dương là
A. thất bại của Pháp sau cuộc tiến công lên Việt Bắc 1947.
B. thắng lợi của ta trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
C. thắng lợi của ta sao chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954.
D. cuộc kháng chiến của ta giành nhiều thắng lợi với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
8. Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận
A. quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
B. quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.
C. các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
9. Ngày 7-5-1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu.
B. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
10. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng” là phương châm của ta trong
chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
B. Chiến dịch Đông – Xuân 1953-1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
13. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn đối với dân tộc Việt Nam vì
A. miền Bắc độc lập nhưng miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai.
B. các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam chưa được các nước công nhận.
C. lực lượng kháng chiến của Việt Nam không có vùng tập kết, phải phục viên tại chỗ.
D. thực hiện ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn được phép duy trì lực lượng quân sự tại Việt Nam.
14. Chiến dịch Biên giới 1950 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vì
A. đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn, đông dân.
B. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. bộ đội chủ lực trưởng thành, khai thông biên giới Việt - Trung.
D. đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp có sự can thiệp của Mĩ.
15. Sau thất bại ở Việt Bắc thu – đông 1947, Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang
A. đánh lâu dài. B. đàm phán với ta. C. đánh chắc thắng chắc. D. chắc thắng mới đánh.
16. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bùng nổ vào
A. ngày 2/9/1945 B. đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945.
C. ngày 12/12/1946. D. ngày 19/12/1946.
17. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là
A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
C. nắm vừng ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. không ngừng cùng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

You might also like