You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYÊN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

BẮC NINH NĂM HỌC 2021 – 2022


MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi 02 trang)

Câu 1. (1,0 điểm)


a. Khi lại hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam
bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành thể tam bội đó.
b) Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì với chọn giống và tiến hóa ? Vì sao ở các loài sinh sản
giao phối, biên dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
Câu 2. (1,0 điểm)
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân
tử ? Điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm trong quá trình nhân đôi ADN và
tổng hợp mARN? Giải thích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm
sắc thể. Trong đó nhiễm sắc thể A tương đồng với nhiễm sắc thể a, nhiễm sắc thể B tương
đồng với nhiễm sắc thể b.
Hai tế bào trên đang ở kỳ nào của quá trình phân bào ? Giải thích. Xác định bộ nhiễm
sắc thể lưỡng bội của mỗi tế bào.
Câu 4. (1,0 điểm)
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15
sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp tạo
ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường
chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa.
a) Tính số phân tử ADN ban đầu.
b) Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là bao
nhiêu?
Câu 5. (1,5 điểm)
Một tế bào sinh dục chứa cặp gen dị hợp dài 5100AO nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng. Gen trội (B) nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có 1200 Ađênin, gen lặn (b) nằm
trên nhiễm sắc thể thứ hai có 1350 Ađênin.
a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b) Khi tế bào ở vào kì giữa I của giảm phân, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen đó
trong tế bào bằng bao nhiêu?
c) Khi tế bào kết thúc lần giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong
mỗi tế bào con bằng bao nhiêu?
Câu 6. (1,0 điểm)
Cho sơ đồ phả hệ dưới đây.

Biết rằng, gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên
các nhiễm sắc thể thường khác nhau và không xảy ra đột biến mới.
a) Xác định tính trội lặn của mỗi tính trạng.
b) Nếu cặp vợ chồng 8 – 9 quyết định sinh thêm người con thứ ba, xác suất đứa con này
là con trai có tóc quăn và thuận tay trái là bao nhiêu?
Câu 7. (1,5 điểm)
Ở một loài thực vật, khi lại cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa
trắng được Fị đều có thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thu
được F2 gồm 2368 cây thân cao, hoa đỏ và 789 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết mỗi gen quy định
một tính trạng.
a) Xác định kiểu gen của cây F1 và cây đem lai.
b) Có thể dùng phép lai nào để xác định chính xác kiểu gen của cây F1?
Câu 8. (1,0 điểm)
Cho các giống có kiểu gen như sau:
– Giống số 1: AABbDdEe – Giống số 2: AAbbDDEE
– Giống số 3: aaBBddee – Giống số 4: AabbDdEe
a) Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích.
b) Muốn tạo giống lai có ưu thế lại cao thì phải cho những giống nào lại với nhau.
c) Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?
d) Tại sao các giống cây như đậu Hà Lan thường sinh sản bằng cách tự thụ phấn lại
không bị thoái hóa?
Câu 9. (1,0 điểm)
Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo
phồng lên tạo nhiều khoảng trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài
dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên
cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Trong các mối quan hệ sinh thái giữa:
dây leo và cây gỗ, dây leo và kiến, kiến và sâu đục thân, sâu đục thân và cây gỗ, quan hệ nào
là hỗ trợ và đối địch giữa các loài sinh vật.

You might also like