You are on page 1of 3

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Viết phương trình phản ứng hoàn thành chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng)
H2S → S → SO2 → H2SO4 → CuSO4 → CuCl2
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt của các chất sau: BaCl 2,
HCl, Ba(NO3)2, H2SO4.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được
10,08 lít H2 (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.
c. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 4: Hòa tan hết 12 gam FeS2 và 16 gam Cu2S trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít
SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp Cu và Fe trong lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 98% (nóng) thu
được 8,4 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.
c. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch sau phản ứng.
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Cho các cặp chất sau phản ứng ở điều kiện thích hợp, viết phương trình hóa học của phản ứng
a. H2S + O2 (thiếu) b. FeS + H2SO4 loãng c. S + H2SO4 đặc d. S + Hg
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt của các chất sau: NaCl,
HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2.
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít SO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo
thành sau phản ứng.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72
lít H2 (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đktc, sản
phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V.
Câu 5: Hòa tan hết 6,426 gam một oxit của kim loại R (hóa trị III) cần dùng 126 gam dung dịch H2SO4
14,7%. Xác định kim loại R.
Câu 6:
a. Dẫn khí SO2 vào dung dịch brom có màu vàng nhạt. Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học của
phản ứng và xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
b. Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 có thể sản xuất được m tấn dung dịch H2SO4 98%. Biết hiệu
suất của toàn quá trình là 90%, tính giá trị của m.
ĐỀ 6
Câu 1: Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 người ta sản xuất được bao nhiêu tấn H2SO4 98%, biết
rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 10%.
A. 320 tấn. B. 360 tấn. C. 400 tấn. D. 420 tấn.
Câu 2: Cần bao nhiêu tấn quặng pirit sắt chứa 35,6% FeS2 để sản xuất 700 tấn H2SO4 70%, biết rằng hao
hụt trong quá trình sản xuất là 40%.
A. 1404,5 tấn. B. 1360,2 tấn. C. 1400,8 tấn. D. 4200,5 tấn.
Câu 3: Từ 2 tấn quặng pirit sắt chứa 75% FeS2 nguyên chất còn lại là các tạp chất không chứa lưu huỳnh
người ta đã điều chế được 2 tấn dung dịch H2SO4 98%. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế.
A. 70%. B. 80%. C. 90%. D. 100%.
Câu 4: Một loại quặng có chứa 80% lưu huỳnh. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (D=1,84gam/ml) được
điều chế từ 3,2 tấn quặng trên. Biết hiệu suất của phản ứng điều chế là 80%.
A. 4347,8 lít. B. 4380,8 lít. C. 6358,8 lít. D. 8963,8 lít.
Câu 5: Từ 1,6 tấn quặng pirit sắt chứa 60% FeS2 nguyên chất còn lại là các tạp chất không chứa lưu huỳnh
có thể sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 60%.
A. 0,96 tấn.* B. 0,98 tấn. C. 0,90 tấn. D. 0,88 tấn.
Câu 6: Có một loại quặng pirit sắt chứa 96% FeS2 nguyên chất. Mỗi ngày người ta cần sản xuất 100 tấn
dung dịch H2SO4 98%. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%. Khối lượng quặng pirit sắt đã là
A. 69,44 tấn.* B. 68,44 tấn. C. 67,44 tấn. D. 70,44 tấn.
Câu 7: Dẫn 1,12 lít khí H2S (đktc) qua 75 ml dd NaOH 1M. sản phẩm thu được sau phản ứng là
A. Na2S và NaHS. B. Na2S và NaOHdư C. NaHS và H2S dư. D. Na2S.
Câu 8: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3. B. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl.
C. 2H2S + 3O2 ⎯⎯ → 2SO2 + 2H2O. D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
o
t C

Câu 9: Cho các chất sau: Cu, NaOH, Al, C, ZnO, NaCl, HF. Số chất khi phản ứng với axit Sunfuric đặc
nóng sinh ra khí SO2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Để loại bỏ SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2 ta có thể cho hỗn hợp đi chậm qua dung dịch nào sau
đây?
A. dd Ba(OH)2 dư. B. dd Br2 dư. C. dd NaCl dư. D. dd BaCl2 dư.
Câu 11: Lưu huỳnh có tính oxy hóa và tính khử khi lần lượt tác dụng với:
A. hiđro và oxy B. kim loại và hiđro sunfua
C. hiđro và kim loại D. hiđro sunfua và axit sunfuric
Câu 12: Trong các hợp chất hoá học, số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là:
A. -2, +4,+6 B. -1,0,+4,+6 C. -2,0,+2,+4,+6 D. -2,0,+4,+6
Câu 13: Cho phản ứng hoá học sau : 2H2S + SO2 → 3S + 2 H2O. Câu nào sau đây giải thích đúng tính
chất của phản ứng?
A. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa. B. SO2 là chất bị khử , H2S là chất oxi hóa.
C. S là sản phẩm của phản ứng kết hợp. D. SO2 là chất bị khử, H2S là chất bị oxy hóa.
Câu 14: Cho các chất sau: O2, SO2, S, H2SO4. Số chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. (NH4)2SO4. B. NaHCO3. C. CaCO3. D. KMnO4.
Câu 16: Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 +H2O → K2SO4 + MnSO4 +H2SO4. Sau khi cân bằng hệ số của chất
oxi hoá và chất khử là:
A. 3 và 2 B. 5và 2 C. 2 và 2 D. 2 và 5
Câu 17: Câu nào diễn tả không đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh?
A. Trong các phản ứng, lưu huỳnh có thể bị oxi hóa hoặc bị khử.
B. Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa mạnh và tính axit.
C. H2S có tính axit và tính khử mạnh.
D. Khí sunfurơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. H2S có tính khử và tính axit. B. H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng.
C. Kết tủa BaSO4 không tan trong dd HCl. D. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
Câu 19: Cho các phản ứng sau:
(1) 2SO2 + O2 2SO3 (2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
(3) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (4) SO2 +NaOH → NaHSO3
Các phản ứng trong đó SO2 có tính khử là
A. 1, 2, 3. B. 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3.
Câu 20: Hòa tan 10,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được một khí X và 4,9
gam chất rắn B .Thể tích của khí X ở đktc là
A. 3,36 lit. B. 4,48 lit. C. 2,24 lit. D. 1,12 lit.
----------------------------------------
----------- HẾT ----------

You might also like