You are on page 1of 2

BÀI TẬP TỔNG HỢP

Câu 1: Cho 5,6g Fe vào 200ml dung dịch HCl, sau 1 thời gian thấy có 1,12 lít khí không
màu thoát ra. Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã tham gia phản ứng
Câu 2: Cho 1 thanh sắt vào dung dịch CuSO4 2M, sau 1 thời gian đem thanh sắt ra cân lại
thấy khối lượng tăng 0,8g. Tính thể tích dung dịch CuSO4 ban đầu
Câu 3: Cho 1 miếng đồng vào 200g dung dịch AgNO3 8,5%, sau khi kết thúc phản ứng
thấy miếng đồng tan hết đồng thời xuất hiện 5,4 g kim loại bạc. Tính nồng độ phần trăm các
chất tan có trong dung dịch sau phản ứng
Câu 4: Sục 3,36l khí CO2 vào 250ml dung dịch Ca(OH)2 0,4M phản ứng hoàn toàn. Sau
phản ứng lọc tách kết tủa, giữ lại phần nước lọc
a. Tính nồng độ mol các chất có trong dd sau pư
b. Đem phần kết tủa thu được tác dụng với dung dich HCl dư. Tính thể tích khí thoát ra
Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48l khí
H2 và 1,2g chất rắn. Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A. Biết khối lượng
hỗn hợp A là 12g
Câu 6: Cho 10g hồn hợp gồm Fe, Cu vào dd H2SO4 đặc nguội, Sau phản ứng thấy có 2,24
lít khí thoát ra. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Câu 7: Hòa tan 5,4g Al vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 3,36l H2 thoát ra.
Tính thể tích dung dịch NaOH ban đầu
Câu 8: Hòa tan 27,45g hỗn hợp gồm Na, Ba vào nước thu được 200g dung dịch A và 6,72l
H2 thoát ra.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính C% các chất trong A
Câu 9: Cho hơi nước đi qua than (cacbon) nóng đỏ thu được 8,96l hỗn hợp A gồm CO,
H2,CO2. Sục khí CO2 trong A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa trắng.
a. Tính khối lượng C ban đầu
b. Tính % số mol mỗi khí trong A
Câu 10: Sục khi H2 dư vào 30g hỗn hợp chất rắn A gồm MgO, Fe2O3, CuO nung nóng.
Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
2,24l khí H2, dung dịch C và chất rắn D. Cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư
thu được 4,48l khí E.
a. Xác định các chất có trong A,B,C,D,E
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong A
c. Tính C% các chất trong C biết khối lượng dd C là 500g
Câu 11: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2,
CO, H2; tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,8. Cho toàn bộ V lít hợp khí X ở trên khử vừa đủ 24
gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 nung nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào
dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H2 bay ra (đktc). Tìm V
Câu 12: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO,
CO2, H2 có tỉ khối so với heli là 3,875. Dẫn toàn bộ X đi qua bột CuO (dư) nung nóng, sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 8 gam. Tìm V
Câu 13: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm
CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất
rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc). Tính % thể tích khí CO trong X
Câu 14: Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí
nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào
dung dịch A được 3,94 gam kết tủa và dung dịch C. Tìm x
Câu 15: Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí
CO2 ( ở đktc). Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được
2,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa.
Tìm V và a
Câu 16: A là hh khí gồm CO2, SO2, d(A/H2) = 27. Dẫn 0,2 mol hh khí A qua bình đựng 1
lít dd NaOH 0,3M. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dd thu được m gam muối khan. Tìm m
Câu 17: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối
kim loại M hoá trị I. Xác định kim loại M
Câu 18: Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí clo dư, sau phản ứng thấy khối
lượng khí clo giảm 28,4 gam. Tính khối lượng muối clorua khan thu được
Câu 19: Lấy 2 lít khí H2 cho tác dụng với 3 lít khí Cl2. Hiệu suất phản ứng là 90%. Thể tích
hỗn hợp sau phản ứng là (giả sử các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị II không đổi trong hợp chất)
trong hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn
hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Xác định kim loại M
Câu 21: Đun nóng 11,2 gam Fe trong lưu huỳnh dư. Tính khối lượng muối thu được sau
phản ứng
Câu 22: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 150ml dung dich H2SO4 1M. Hỏi sau khi
phản ứng kết thúc khôi lượng muối thu được là bao nhiêu?
Câu 23: Cho 80 gam SO3 vào một cốc nước sau đó thêm nước vào đến vạch 0,5 lít thì dừng
(gọi là dung dịch A).
a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch A.

b) Cho 20 ml dung dịch A vào dung dịch BaCl2 dư. Hãy tính khối lượng kết tủa thu được.

c) Để trung hòa 20ml dung dịch KOH thì cần 10ml dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của
dung dịch KOH.

Câu 24: Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97 gam Al và 4,08 gam S trong môi trường kín
không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu
được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu
chuẩn

You might also like