You are on page 1of 4

I- HÓA VÔ CƠ

1. Oxi và lưu huỳnh là 2 nguyên tố ở cùng nhóm VIA. Nhưng ở điều kiện thường, oxi là chất khí, tồn
tại ở dạng phân tử O2; còn lưu huỳnh là chất rắn, tồn tại ở dạng phân tử S8 mà không tồn tại phân
tử S2 như oxi?

2. -Carbon và Silic là 2 nguyên tố cùng nhóm IVA, ở điều kiện thường CO2 là chất khí còn SiO2 là
chất rắn có nhiệt độ nóng chảy rất cao, giải thích?

- Sục khí Clo qua dung dịch Kali Iotua một thời gian dài, sau đó người ta cho hồ tinh bột vào thì
không thấy xuất hiện màu xanh. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa.

3. Hợp chất của nitrogen:

- Trình bày cấu tạo của phân tử NO2. Từ đó cho biết tại sao phân tử NO2 có khả năng trùng hợp
thành phân tử Dimer N2O4.

- Tại sao axit HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng trong thực tế thường có màu vàng?

- Hoàn thành một số phương trình phản ứng sau:

4. Phân tử F2O có góc liên kết bằng 103,20. Tìm giá trị momen lưỡng cực của liên kết F-O, biết
monen lưỡng cực của phân tử F2O là 0,67D

5. Sắp xếp C3O2, N2, NO và CO theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích ngắn gọn. Biết với các chất
trên thì nhiệt độ sôi phụ thuộc vào lực Van Der Waals, lực này tỉ lệ thuận với khối lượng phân tử,
sự phân cực và sự phân cực hóa phân tử.

6.Đun nóng đến 2000C hỗn hợp X gồm bốn muối A, B, C, D của Na, mỗi muối 1 mol thấy có khí E
không cháy được thoát ra và một hỗn hợp Y có khối lượng giảm 12,5% so với khối lượng của X và
chứa: 1,33 mol A, 1,67 mol C và 1 mol D. Nếu tăng nhiệt độ lên 4000C thì thu được hỗn hợp Z chỉ có
A và D, còn tăng đến 6000C thì chỉ còn lại A. Thành phần phần trăm khối lượng của Natri trong
muối nhị tố A nhỏ hơn thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố phi kim T là 21,4%. Xác
định A, B, C, D và T. Viết các phương trình phản ứng.

7. Khí X dễ cháy là thành phần chính của khí thiên nhiên. Khí X phản ứng ở nhiệt độ cao với nguyên
tố Y màu vàng ở dạng nóng chảy tạo thành hợp chất Z và R trong đó R có mùi trứng thối. Hợp chất
Z phản ứng với khí T màu vàng lục nhạt thu được sản phẩm cuối cùng là hợp chất V và nguyên tố
Y.Hợp chất V cũng có thể được tạo ra bằng phản ứng trực tiếp giữa X và T. Xác định công thức hóa
học của các hợp chất trên.

8. Sục khí (A) vào dung dịch (B) có màu nâu vàng thu được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch (D).
Khí (X) có màu vàng lục tác dụng với khí (A) tạo ra (C) và (F). Nếu (X) tác dụng với khí (A) trong
nước tạo ra (Y) và (F), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung
dịch chất (G) là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất
lỏng (I) màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản
ứng.
9.. 1. Cho 3 gam kim loại M có hoá trị 2 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Khí tạo thành
cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH vừa đủ , thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X rồi
nhiệt phân hoàn toàn chất rắn thu được trong môi trường trơ thì được chất Y. Lượng chất Y này
làm mất màu vừa hết 0,5 lit dung dịch KMnO4 0,2M trong môi trường H2SO4.
a) Xác định kim loại M.
b) Viết các phương trình phản ứng.
2. Trong điều kiện thường, NF3 là chất khí không màu, hóa lỏng ở -129 độ C, hóa rắn ở -2090C. Còn
NH3 cũng là chất khí nhưng hóa lỏng ở -33,350C, hóa rắn ở -77,750C. Amoniac dễ tham gia phản ứng
cộng, có tính khử, còn NF3 thì không có những tính chất này.
a) So sánh góc HNH và góc FNF, giải thích ?
b) Dựa vào cấu trúc phân tử, hãy giải thích sự khác nhau về các hiện tượng thực nghiệm trên.
10. Trộn 10,00 mL dung dịch CH3COOH 0,20 M với 10,00 mL dung dịch H3PO4, thu được dung dịch
A có pH = 1,50.
1. Tính CH3PO4 trong dung dịch H3PO4 trước khi trộn.
2. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.
Cho biết: H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; CH3COOH: pKa = 4,76;
11. Trộn các thể tích bằng nhau của các dung dịch sau: CH3COOH 0,04M; HCOOH 0,08M; NaHSO4
0,16M; NH3 0,4M thu được dung dịch A.
a, Xác định thành phần giới hạn của dung dịch A
b, Tính pH của dung dịch.
Cho biết: pKaCH3COOH = 4,76; pKaHCOOH = 3,75; pKaNH4+ = 9,24; pKa2H2SO4= 2.
12.

13. Cho cân bằng nằm trong một xylanh chân không bằng thủy tinh, trong suốt được đóng kín bởi

một piston được giữ cố định sau:

Hãy cho biết cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào khi:

a, Piston được dịch chuyển đột ngột, làm thể tích khí trong xylanh tăng gấp đôi

b, Thêm N2O4 vào xylanh.

c, Thêm NO2 vào xylanh.

d, Tăng nhiệt độ của xylanh lên.

Biết phản ứng trên thu nhiệt.

14. Để nhận biết ion Sulfite (SO32-), người ta cho vào một ông nghiệm 1 đến 2 giọt dung dịch Iot, 3

đến 4 giọt dung dịch A có chứa ion Sulfite (1). Sau đó cho tiếp vào đó 2-3 giọt dung dịch HCl và vài

giọt dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa B (2).

a, Nêu hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn 1, 2 của thí nghiệm và viết phương trình hóa học để

minh họa.
b, Cho biết tại sao thí nghiệm nhận biết ion Sulfite nêu trên thường được tiến hành trong môi trường

axit hoặc môi trường trung hòa, không được tiến hành trong môi trường bazo.

You might also like